Bạn đang xem bài viết Yêu Cầu Về Tính Thống Nhất Của Hệ Thống Pháp Luật được cập nhật mới nhất trên website 2atlantic.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Nhận thức sâu sắc về vai trò của pháp luật trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa (XHCN), tạo nền tảng vững chắc để Việt Nam hội nhập với thế giới, Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định: “Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật đồng bộ, thống nhất, khả thi, công khai, minh bạch, trọng tâm là hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN, xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân”1. Chính vì vậy, hệ thống pháp luật Việt Nam từ thập niên 90 của thế kỷ XX trở lại đây đã có sự phát triển mạnh mẽ, với nhiều thành tựu to lớn. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, hệ thống pháp luật Việt Nam cũng đã và đang bộc lộ những khiếm khuyết, trong đó có vấn đề thiếu tính thống nhất trong pháp luật.
1. Những điểm hạn chế cơ bản của hệ thống pháp luật
Bằng các nỗ lực lập pháp của cả bộ máy nhà nước và của toàn dân, trong thời gian qua, hệ thống pháp luật nước ta đã ngày càng đầy đủ, hệ thống và mang tính khả thi cao. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu lớn, hệ thống pháp luật nước ta còn những điểm hạn chế cơ bản sau:
Thứ nhất, hệ thống pháp luật Việt Nam đa dạng về thể loại văn bản và lớn về số lượng văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL). Trước thời điểm ban hành Luật Ban hành VBQPPL (Luật BHVBQPPL) năm 2008, hệ thống pháp luật có 26 loại văn bản được xác định là VBQPPL2. Sự ra đời của Luật BHVBQPPL năm 2008 là một bước tiến đáng kể trong việc giảm các loại VBQPPL, nhưng theo quy định tại Điều 2 của Luật này, các loại văn bản cũng còn tới 19 loại. Theo số liệu do Cơ sở dữ liệu pháp luật Bộ Tư pháp cung cấp, tính từ ngày 01/01/1987 đến 30/11/2008, chỉ tính riêng văn bản pháp luật do các cơ quan trung ương ban hành thì hệ thống pháp luật Việt Nam đã có tới 19.126 văn bản, trong đó có 208 luật, bộ luật, 192 pháp lệnh, 2.097 nghị định, 267 nghị quyết và 36 thông tư, 1213 thông tư liên tịch3… Số lượng các VBQPPL như vậy là nhiều và vẫn quá đa dạng.
Thứ ba, tuổi đời của các VBQPPL ở Việt Nam thường không dài bởi cả nguyên nhân khách quan và chủ quan. Về nguyên nhân khách quan, việc chuyển từ cơ chế kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang kinh tế thị trường dẫn tới việc các quan hệ xã hội thay đổi nhanh chóng. Theo đó, các quy phạm pháp luật thường nhanh lạc hậu so với thực tiễn. Về nguyên nhân chủ quan, do thiếu một cơ chế phối hợp toàn diện, nên khi xây dựng các VBQPPL, trong một số trường hợp, lợi ích ngành, lợi ích nhóm, lợi ích địa phương… được đặt lên trên, hệ quả là các quy phạm pháp luật được ban hành trong những trường hợp như vậy không đáp ứng được yêu cầu điều chỉnh các quan hệ xã hội. Ở khía cạnh khác, còn có nguyên nhân từ sự e ngại, né tránh với những vấn đề mới, thiếu vắng những tầm nhìn và quan điểm chiến lược cho sự phát triển các lĩnh vực kinh tế – xã hội cụ thể và từ đó, của cả hệ thống pháp luật. Chính vì vậy, nhiều văn bản pháp luật tuổi thọ rất ngắn, thậm chí mới ban hành đã phải tạm hoãn thực hiện hoặc phải sửa đổi, bổ sung. Cá biệt, có đạo luật được ban hành nhưng không thấy áp dụng trong thực tiễn, như Luật Thanh niên. Pháp luật thường xuyên bị thay đổi sẽ dẫn những khó khăn đáng kể trong việc thực hiện và tác động xấu đến sự ổn định của các quan hệ xã hội, nhất là đối với các quan hệ kinh tế.
Thứ tư, nhiều VBQPPL có tính quy phạm thấp. Bản chất của quy phạm pháp luật là để xác định mô hình hành vi, xác định những quy tắc xử sự cụ thể mà chủ thể phải thực hiện. Nhưng trên thực tế, có những văn bản chứa đựng những quy định mang tính tuyên ngôn hơn là quy phạm pháp luật.
Thứ năm, tính hệ thống của pháp luật còn rất hạn chế. Các văn bản luật, các văn bản có giá trị pháp lý thấp hơn luật chưa thực sự tạo thành một chỉnh thể với những nguyên tắc chỉ đạo xuyên suốt mang tính chuyên ngành hoặc liên ngành. Những mâu thuẫn giữa Luật Nhà ở, Luật Đất đai, Bộ luật Dân sự về một số vấn đề (như: hiệu lực các giao dịch, về căn cứ xác định sở hữu, đăng ký quyền sở hữu) là ví dụ cho tính hệ thống thấp của pháp luật hiện hành ở nước ta. Theo thống kê của Bộ Tư pháp, “qua kiểm tra 1.506 văn bản pháp luật đã ban hành của cấp bộ và địa phương trong năm 2007, phát hiện 320 văn bản có dấu hiệu trái pháp luật. Năm 2008, kiểm tra 1.968 văn bản thì phát hiện 490 văn bản có dấu hiệu trái pháp luật (trong đó có 93 văn bản cấp bộ và 397 văn bản của địa phương). Như vậy, khoảng từ 20-25% số văn bản được kiểm tra có dấu hiệu vi phạm”6.
Thứ sáu, tính kịp thời của hệ thống pháp luật còn thấp, một số lĩnh vực của Việt Nam chưa có luật điều chỉnh. Như luật trong lĩnh vực bảo vệ người tiêu dùng, lĩnh vực chuyển đổi giới tính…
2. Các tiêu chí về tính thống nhất trong hệ thống pháp luật
Để đáp ứng được các đòi hỏi của xã hội, hệ thống pháp luật phải bảo đảm tính khoa học, phải thỏa mãn các tiêu chí về tính ổn định, tính thống nhất, tính minh bạch, tính quy phạm, tính không hồi tố. Ở đây, chúng tôi chỉ đề cập đến tính thống nhất của hệ thống pháp luật. Vậy, một hệ thống pháp luật như thế nào là hệ thống pháp luật thống nhất?
Theo Từ điển tiếng Việt do Viện Khoa học xã hội Việt Nam ấn hành thì “thống nhất là làm cho phù hợp với nhau, không mâu thuẫn nhau7”. Trên cơ sở này, tính thống nhất của hệ thống pháp luật được hiểu là sự phù hợp, sự đồng bộ trong các quy định của pháp luật. Với cách hiểu này, tính thống nhất của pháp luật phải được xem xét trên cả hai phương diện hình thức và nội dung.
Về mặt nội dung, trước tiên, tính thống nhất của pháp luật đòi hỏi pháp luật phải bảo đảm sự nhất quán. Điều này thể hiện ở chỗ các văn bản pháp luật trong cùng một lĩnh vực, hoặc trong nhiều lĩnh vực khác nhau, đều thống nhất trong việc xác lập mô hình hành vi. Tránh tình trạng văn bản luật thì cho phép nhưng xuống đến văn bản hướng dẫn thi hành luật lại không cho phép, đồng thời, văn bản luật và văn bản có giá trị pháp lý thấp hơn luật đều phải phù hợp với Hiến pháp. Mặt khác, pháp luật phải bảo đảm thực hiện quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của chủ thể. Ví dụ, quyền sở hữu của công dân được Hiến pháp quy định phải được bảo đảm bởi các luật và văn bản có giá trị pháp lý dưới luật. Các văn bản pháp luật phải quy định trách nhiệm cho các cơ quan nhà nước tạo mọi điều kiện thuận lợi để người dân thực hiện được quyền sở hữu những gì mà pháp luật không cấm. Minh chứng cho vấn đề này việc thành phố Hà Nội đưa ra quy định hạn chế công dân sở hữu xe máy, xe ô tô những năm trước đây là không bảo đảm tính nhất quán của hệ thống pháp luật.
Về phương diện hình thức, tính thống nhất của hệ thống pháp luật còn được thể hiện qua cấu trúc, cách sắp xếp, phân loại thứ bậc, hiệu lực của quy phạm pháp luật. Cũng là các quy phạm cùng điều chỉnh về một quan hệ, nhưng tính thống nhất đòi hỏi những quy phạm pháp luật được quy định trong Hiến pháp phải có giá trị pháp lý cao nhất, sau với đến những quy phạm pháp luật được chứa đựng trong các bộ luật và luật, thứ nữa mới đến các quy phạm pháp luật chứa đựng trong các VBQPPL khác. Như vậy, dưới góc độ này, tính thống nhất của pháp luật phải bảo đảm trên hai mức độ: i) sự thống nhất trong chính VBQPPL đó và; ii) tính thống nhất trong toàn bộ hệ thống pháp luật.
Ở phương diện khác, khi xem xét tính thống nhất, cần đặt VBQPPL trong mối tương quan với toàn bộ hệ thống pháp luật. Khi xem xét tính thống nhất của hệ thống pháp luật, cần xem xét tính thống nhất giữa các quy phạm pháp luật, các chế định pháp luật trong cùng một ngành luật và với các ngành luật khác. Điều này là hết sức cần thiết, bởi lẽ dù pháp luật Việt Nam được chia ra thành các ngành luật nhưng trên thực tế, xã hội là tổng hòa các mối quan hệ xã hội, nên giữa các quy phạm pháp luật luôn có mối liên hệ mật thiết với nhau, dù thuộc về các ngành luật khác nhau.
Tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật còn được xem xét trong mối quan hệ giữa luật chung và luật chuyên ngành, luật nội dung và luật hình thức,… Bởi vậy, việc xem xét về tính thống nhất của hệ thống pháp luật đòi hỏi phải có một cái nhìn bao quát, toàn diện ở nhiều góc độ, nhiều cấp độ khác nhau. Tính thống nhất của hệ thống pháp luật đòi hỏi phải loại bỏ mâu thuẫn, trùng lặp hay chồng chéo ngay trong bản thân hệ thống, trong mỗi ngành luật, mỗi chế định pháp luật và giữa các quy phạm pháp luật với nhau, xác định ranh giới giữa các ngành luật và định ra một hệ thống quy phạm pháp luật đồng bộ. Nếu một hệ thống pháp luật không thống nhất, giữa các bộ phận của nó chứa đựng mâu thuẫn, chồng chéo, thì hệ thống ấy không thể tạo ra sự điều chỉnh pháp luật một cách toàn diện, đồng bộ và hiệu quả.
Tính thống nhất của hệ thống pháp luật còn phải được thể hiện trong tính thứ bậc của hệ thống văn bản pháp luật. Luật, pháp lệnh cũng như các VBQPPL khác đều phải phù hợp với Hiến pháp, những văn bản luật vi hiến đều sẽ không có giá trị pháp lý.
Muốn pháp luật là cơ sở để hướng dẫn hành vi, thống nhất hành vi của các chủ thể khi tham gia vào các quan hệ pháp luật, tạo lập trật tự, hệ thống pháp luật của một quốc gia nói chung, pháp luật phải bảo đảm tính thống nhất. Chỉ trong điều kiện hệ thống pháp luật bảo đảm sự thống nhất mới tránh được việc các chủ thể lựa chọn hành vi nào có lợi cho mình khi họ tham gia vào các quan hệ pháp luật và điều này tạo nên sự xung đột trong hành vi xử sự của các chủ thể pháp luật, là căn nguyên của sự xung đột pháp luật. Tính thống nhất của hệ thống pháp luật phản ánh tính thống nhất của hệ thống khách thể mà chúng điều chỉnh, rộng hơn là phản ánh sự thống nhất của thị trường, sự thống nhất của một quốc gia.
Công cuộc xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN đòi hỏi phải có một hệ thống pháp luật khoa học, đồng bộ và thống nhất. Để có hệ thống pháp luật đáp ứng các yêu cầu trên cần phải chú trọng hoạt động xây dựng pháp luật. “Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật đồng bộ, thống nhất, khả thi, công khai, minh bạch, trọng tâm là hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN, xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân; đổi mới căn bản cơ chế xây dựng và thực hiện pháp luật; phát huy vai trò và hiệu lực của pháp luật để góp phần quản lý xã hội, giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế, hội nhập quốc tế, xây dựng Nhà nước trong sạch, vững mạnh, thực hiện quyền con người, quyền tự do, dân chủ của công dân”8. Ngay từ giai đoạn soạn thảo, ban hành VBQPPL, mà trước hết là các đạo luật, pháp lệnh, tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất của hệ thống pháp luật đối với các dự án, dự thảo VBQPPL phải được bảo đảm. Đây phải được coi là một nguyên tắc, một yêu cầu quan trọng trong quy trình lập pháp, lập quy. Bởi lẽ, việc chỉnh lý những sai sót, những mâu thuẫn của các dự án, dự thảo đang trong giai đoạn soạn thảo sẽ dễ dàng hơn. Hơn nữa, việc bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất của hệ thống pháp luật sẽ hạn chế tối đa khả năng gây thiệt hại cho Nhà nước và xã hội, xâm hại các quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân do việc cho ra đời những VBQPPL mâu thuẫn, trái hiến pháp, pháp luật.
ThS. Lê Thị Nga – Khoa Luật, Đại học Huế.
www.toaan.gov.vn
(1) Nghị quyết số 48/2005/NQ/TW của Bộ Chính trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020.
(2) 26 loại văn bản pháp luật theo Điều 13-19 Luật BHVBQPPL năm 2002:
Hiến pháp, bộ luật, luật, nghị quyết của Quốc hội
Pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội Quốc hội
Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước
Nghị định, nghị quyết Chính phủ
Quyết định, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ
Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán , Quyết định, chỉ thị, thông tư của Viện kiểm sát nhân dân tối cao
Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
Quyết định, chỉ thị, thông tư của các bộ
Văn bản liên tịch giữa các bộ, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, tổ chức xã hội
Nghị quyết, chỉ thị của Ủy ban nhân dân tỉnh
Nghị quyết của Hội đồng nhân dân huyện, quận, thị xã và thành phố thuộc tỉnh
Nghị quyết của Hội đồng nhân dân xã, phường, thị trấn
Quyết định, chỉ thị của Ủy ban nhân dân huyện
Quyết định, chỉ thị của Ủy ban nhân dân xã.
(3) Cơ sở dữ liệu pháp luật http://www.vbqppl.moj.gov.vn.
(4) TS. Phạm Duy Nghĩa, Luật pháp trước sức ép, Thời báo kinh tế Sài Gòn, 8-2007 (844), ngày 15/2/2007.
(5) Thái Sơn, 7 bộ và 13 tỉnh, thành ban hành văn bản trái luật nhưng không sửa, www://thanhnien.com.vn, ngày 23/09/2010.
(6) Đặng Huyền, Những quy định cười ra nước mắt, Báo điện tử chúng tôi 23/06/2009.
(7) Từ điển tiếng Việt, Viện Khoa học xã hội Việt Nam, Trung tâm Từ điển ngôn ngữ, Hà Nội, 1992.
(8) Nghị quyết số 48/2005/NQ-TW của Ban Bí thư trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.
Hệ Thống Bus Là Gì? Các Loại Bus Hệ Thống? Tính Năng Của Bus Hệ Thống?
Bus còn được gọi là bus địa chỉ, bus dữ liệu hoặc bus cục bộ. Bus là đường truyền tín hiệu điện, kết nối các thiết bị khác nhau trong một hệ thống máy tính.
Một bus là một đường dẫn chung từ bên này sang bên kia; mà dữ liệu có thể di chuyển trong phạm vi máy tính. Đường dẫn này được sử dụng cho liên lạc ;và có thể được thiết lập giữa hai hay nhiều yếu tố máy tính.
Bus có nhiều dây dẫn được gắn trên bo mạch chủ. Trên các dây dẫn này có các đầu nối đưa ra; chúng được sắp xếp và cách nhau theo khoảng các quy định để có thể cắm vào đó những I/O board hay board bộ nhớ ( hệ thống bus).
Ví dụ, một bus mang dữ liệu giữa CPU và bộ nhớ hệ thống qua bo mạch chủ .
Bus là một bus song song hoặc nối tiếp; và là bus nội bộ (cục bộ) hoặc bus ngoài ( bus mở rộng).
Căn cứ theo cấu hình của các thiết bị nối vào bus, người ta phân chúng thành 3 nhóm như sau:
– Output cấp số liệu cho bus.
– Input nhận số liệu từ bus.
– In/ Out khi là input, khi là output.
Các bus trong hệ thống máy tính sẽ có những bus dùng cho mục đích riêng.
Vì có rất nhiều các bộ phận, khối riêng lẻ trong bản thân các Chip và các đường truyền số liệu rất đa dạng. Do đó ta không thể thực hiện các đường nối giữa các bộ phận; khối từng đôi một với nhau mà nối chung tất cả các lối vào/lối ra của các khối riêng rẽ với nhau lên một hệ thống đường dẫn chung. Hệ thống được gọi là bus.
Thường có nhiều thiết bị nối với bus; một số thiết bị là tích cực (active) có thể đòi hỏi truyền thông trên bus. Trong khi đó có các thiết bị thụ động chờ yêu cầu từ các thiết bị khác. Các thiết bị tích cực được gọi là chủ (master) còn thiết bị thụ động là tớ (slave). Ví dụ: khi CPU ra lệnh cho bộ điều khiển đĩa đọc/ghi một khối dữ liệu thì CPU là master, còn bộ điều khiển đĩa là slave. Tuy nhiên, bộ điều khiển ra lệnh cho bộ nhớ nhận dữ liệu thì nó sẽ giữ vai trò là master.
2. Bus Driver và Bus Receiver.
Khi bus khá dài và có nhiều thiết bị nối với nó thì tín hiệu điện trong máy tính phát ra thường sẽ không đủ để điều khiển bus. Chính vì thế mà hầu hết các bus master được nối với bus thông qua 1 Chip gọi là bus driver; về cơ bản nó là một bộ khuếch đại hiệu số. Tương tự, hầu hết các slave được nối với bus thông qua bus receiver.
3. Bus đồng bộ ( Synchronous bus).
Bus đồng bộ có một đường dây điều khiển bởi một bô dao động thạch anh, tín hiệu trên đường dây này có dạng sóng vuông, với tần số thường nằm trong khoảng 5MHz – 50 MHz.
4. Bus không đồng bộ (Asynchnous bus).
Bus bất đồng bộ không sử dụng xung clock đồng hồ, chu kỳ của nó có thể kéo dài tùy ý; và có thể khác nhau đối với các cặp thiết bị khác nhau.
Dùng cho hệ thống chỉ được điều khiển bởi 1 CPU trên bảng mạch chính; tức là tất cả các chương trình và thiết bị đều chỉ được điều khiển bởi CPU đó. Tần số làm việc cực đại là 8.33 MHz ( tốc độ chuyển tải cực đại là 16.66 MBps với số liệu 2 bytes). Bề rộng dữ liệu là 8 hay 16 bits. ISA có 24 đường địa chỉ nên quản lý được 16 MB bộ nhớ. Nó tương thích 90% với bus AT.
Sử dụng cho các CPU 32 bits ( số liệu và đường địa chỉ) từ 80386 trở đi. Bus MCA phục vụ cho hệ thống IBM PS/2 không tương thích với bus ISA; có thể hoạt động với 16 hay 32 bits dữ liệu. Nó có nhiều đường dẫn hơn ISA; thiết kế phức tạp cho phép giảm bớt các nhiễu cao tần của PC tới các thiết bị xung quanh. Tốc độ truyền dữ liệu có thể lên đến 160 MBps.
Đây là chuẩn mở rộng của ISA để bố trí các dữ liệu 32 bits; nhưng vẫn giữ được sự tương thích với mạch nối ghép cũ. Bus EISA có 2 nấc, các tín hiệu ISA được gửi qua nấc trên; các tín hiệu phụ trợ EISA thì gửi qua nấc dưới. Các đặc điểm của EISA:
+ Về mặt cơ khí: có nhiều chân cấm hơn nhưng vẫn tương thích với ISA.
+ Độ rộng dữ liệu: có thể truy xuất 2 đường 8 bits ( tương thích với ISA); 2 đường 16 bits. Do đó, đơn vị quản lý bus 32 bits có thể chuyển tải 4 byte với bộ nhớ hoặc thiết bị ngoại vi. Điều này giúp tăng tốc độ truyền tải lên 33 MBps so với 16.66 MBps của ISA.
+ Độ rộng địa chỉ: ngoài 24 đường giống như ISA, còn thêm 8 đường bỗ sung nữa. Do đó, có thể định địa chỉ trong 4 GB bộ nhớ.
+ Phần cứng được thiết kế theo hệ thống EISA phức tạp hơn so với ISA. Bởi vì nó cũng phải thực hiện các chu kỳ tương thích với ISA. EISA có thể thực hiện phân xử bus; nó cho phép vi xử lý nằm ngoài bảng mạch chính có thể điều khiển toàn bộ bus.
Nhược điểm của các bus chuẩn trên là mặc dù xung clock của CPU rất cao; nhưng cũng chỉ làm việc với các ngoại vi với tốc độ truyền tải không quá 33 MBps. Điều này không thể đáp ứng được tốc độ của các card đồ họa cắm vào khe cắm của bus mở rộng trong chế độ đồ họa. Chuẩn các bus cục bộ tạo thêm các khe cắm mở rộng nối trực tiếp vào bus cục bộ (bus nối giữa CPU và các bộ đệm). Do đó, bus mở rộng loại này cho phép truy xuất lên trên 32 bits ; cũng như tận dụng được tốc độ xung clock của CPU, tránh được rào cản 8.33 MHz của bus hệ thống.
Bus PCI là bus của i486 trong đó dữ liệu và địa chỉ được gửi đi theo cách dồn kênh. Các đường địa chỉ và dữ liệu được dồn chung trên các đường của PCI. Cách này tiết kiệm được số chân của PCI nhưng lại hạn chế tốc độ; vì cần 2 xung clock cho 1 quá trình truyền dữ liệu (1 cho địa chỉ và 1 cho dữ liệu).
Khi nối giữa CPU, bộ nhớ chính và bus PCI bằng cầu chì PCI; khi đó bus PC sẽ phục vụ cho tất cả các đơn vị của bus PCI. Tối đa có 10 thiết bị được nối với bus PCI , trong đó cầu chì là một. Chu kỳ của bus PCI đạt gâng bằng tốc độ chu kỳ của bus i486. Nó có thể hoạt động với độ rộng 32 bits dữ liệu và tốc độ 33 MHz ( có thể đạt 64 bits với tốc độ 66 MHz).
Điểm mạnh của bus PCI là dữ liệu được truyền tải theo kiểu cụm, trong đó địa chỉ chỉ truyền đi 1 lần ; sau đó nó sẽ được hiểu ngầm bằng cách cho các đơn vị phát hoặc thu đếm lên trong mỗi xung clock. Do đó, bus PCI hầu như được lấp đầy bởi dữ liệu. Tốc độ truyền tối đa trong kiểu burst có thể lên đến 120MBps.
Giống như PCI, bus VL cũng phân cách giữa hệ CPU, bộ nhớ chính và bus mở rộng chuẩn. Nó có thể điều khiển tối đa 3 thiết bị ngoại vi, thông qua bus cục bộ trên board mạch chính. Khe cắm VL có 116 tiếp điểm. Bus VL chạy với xung clock bên ngoài CPU, do vậy trong các máy DX2 thì tần số này chỉ bằng một nữa clock CPU.
Universal Serial Bus : Bus USB là một công nghệ bus mới đầy triển vọng, được phổ biến nhanh chóng trong các thế hệ máy tính ngày nay. Chủ yếu là bus USB cho phép nối được 127 thiết bị bằng cách sử dụng chuỗi xích. Tuy nhiên nó truyền dữ liệu không nhanh bằng FireWire, ở tốc độ 12MBs nó có khả năng đáp ứng cho hầu hết các thiết bị ngoại vi.
Một ưu điểm nổi bật của USB là những thiết bị ngoại vi tự nhận dạng, một đặc trưng hết sức thuận lợi cho việc cài đặt, xác lập các thiết bị ngoại vi. Đặc trưng này hoàn toàn tương thích với những công nghệ PnP và cung cấp tiêu chuẩn công nghệ cho kết nối tương lai. Hơn nữa, những thiết bị USB có khả năng cắm nóng.
Bus bên trong cho phép giao tiếp giữa các thành phần bên trong, ví dụ như thẻ video và bộ nhớ. Còn bus bên ngoài thì có khả năng giao tiếp với các thành phần bên ngoài, ví dụ như USB, SCSI.
Một bus máy tính có thể truyền dữ liệu của nó bằng phương thức truyền thông song song hoặc nối tiếp. Với một bus song song, dữ liệu được truyền một số bit tại một thời điểm. Tuy nhiên với một bus nối tiếp, dữ liệu được truyền từng bit một.
Tốc độ bus
Tốc độ bus của máy tính hoặc thiết bị được đo bằng MHz, ví dụ: FSB có thể hoạt động ở tần số 100 MHz. Các thông của một chiếc xe buýt được đo bằng bit/giây hoặc MB mỗi giây .
Khái Niệm Pháp Luật Trong Hệ Thống Khoa Học Pháp Lý
Khái niệm pháp luật trong hệ thống khoa học pháp lý
Các quan điểm hiện đại đều cho rằng, pháp luật công cụ pháp lý xã hội ra đời khi xã hội đã phát triển đến một trình độ nhất định, xã hội trở nên phức tạp, đặc biệt một trình đọ nhất định, xã hội trở nên phức tạp, đặc biệt là khi trong xã hội có sự phân hóa thành các giai cấp có lợi ích đói lập nhau, các công cụ pháp lý xã hội khác như tập quán, đạo đức, tính điều tôn giáo … không còn đủ khả năng duy trì được trật tự xã hội và bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị. Trong những điều kiện như vậy, nhà nước đã ban hành ra pháp luật (thừa nhận những quy định đã có trong xã hội là pháp luật và bảo đảm cho chúng được thực hiện, nhà nước còn tiến hành đặt ra những quy định pháp luật mới) để tổ chức và quản lý xã hội vừa để bảo vệ lợi ích của xã hội vừa để bảo vệ lợi ích của giai cấp cầm quyền.
Theo nghĩa hẹp, pháp luật gồm các quy định mà phần lớn là các quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành để điều chỉnh các quan hệ xã hội vì lợi ích cảu cả xã hội và vì lợi ích của giai cấp thống trị.
Theo nghĩa rộng, pháp luật không chỉ gồm các quy tắc xử sự chung mà còn bao hàm cả các nguyên tắc xử sự, các tư tưởng, học thuyết pháp lý … được thể hiện ở các loại nguồn pháp luật khác nhau.
Thông thường, pháp luật được hiểu khái quát như sau:
Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung, do nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện, thể hiện ý chí của nhà nước, là công cụ điều chỉnh các quan hệ xã hội vì sự tồn tại và phát triển của cả xã hội, đồng thời vì lợi ích, mục đích của giai cấp thống trị.
Triết Học Pháp Luật Trong Hệ Thống Các Khoa Học Pháp Lý
Trong hệ thống các khoa học pháp lý, triết học pháp luật có vị trí, vai trò quan trọng trên cấp độ chung và cấp độ chuyên ngành. Nói một cách đơn giản nhất, triết học pháp luật chính là cách tiếp cận triết học các vấn đề pháp luật và các vấn đề nhà nước trong mối quan hệ với pháp luật. Ở nước ta, trong những năm gần đây đã bắt đầu có sự quan tâm nghiên cứu, bàn luận về triết học pháp luật. Tuy vậy, so với tầm vóc và ý nghĩa của bộ môn khoa học pháp lý này cũng như sự phát triển của nó trên thế giới, việc nghiên cứu ở nước ta về triết học pháp luật vẫn còn rất khiêm tốn, cả trong lý luận hàn lâm và lý luận giảng đường.
1. Ba con đường – ba cách thức – ba hướng cơ bản về tiếp cận pháp luật
Trong khoa học từ xa xưa đã hình thành nên ba con đường hay ba cách thức cơ bản về tiếp cận pháp luật, nhà nước: lý luận pháp luật, triết học pháp luật và xã hội học pháp luật. Đó cũng chính là ba hướng tiếp cận pháp luật cần được quan tâm triển khai ở nước ta trong thời kỳ đổi mới. Có làm được điều này thì chúng ta mới có thể khắc phục nhanh chóng được sự lạc hậu và chủ động tham gia hội nhập, trong đó có hội nhập về tư tưởng, về khoa học và đào tạo luật học. Cũng cần phải nhấn mạnh thêm, ngoài ra còn một số cách tiếp cận khác về nhà nước, pháp luật như: tâm lý học pháp luật, kinh tế học pháp luật, nhân chủng học pháp luật v.v… Nhưng với tư cách là những cách thức, hướng tiếp cận có tính liên ngành, chung và cơ bản nhất vẫn là: triết học pháp luật, lý luận pháp luật và xã hội học pháp luật.
Ba cách thức – ba hướng tiếp cận các vấn đề pháp lý không phải hoàn toàn tách biệt nhau mà luôn có sự tích hợp trong việc nghiên cứu lý luận và thực tiễn. Về phương diện này những năm gần đây ở nước ta bước đầu đã được triển khai nghiên cứu tuy chưa thường xuyên và sâu sắc. Ví như vấn đề triết lý của luật thương mại, triết lý của quan hệ lao động, triết lý lập pháp, mối quan hệ giữa xã hội và pháp luật; mối quan hệ giữa pháp luật và tập quán, luật tục, hương ước, tôn giáo, đạo đức v.v… Không chỉ trong các ấn phẩm khoa học mà cả trong công tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học ở các cơ sở đào tạo luật, đặc biệt là tại Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội, trong nhiều môn học đã có sự tích hợp ba cách tiếp cận pháp luật này – lý luận pháp luật, triết học pháp luật và xã hội học pháp luật.
Lý luận pháp luật nghiên cứu nội dung bên
trong và mối quan hệ của các quy phạm pháp luật, quan hệ pháp luật. Lý luận pháp luật có hai cấp độ cơ bản: lý luận chung về pháp luật và lý luận pháp luật chuyên ngành – lĩnh vực pháp luật như lý luận luật hình sự, lý luận luật hành chính, luật lao động, luật dân sự v.v… Lý luận pháp luật có đặc trưng tiêu biểu là nghiên cứu các khái niệm, các phạm trù, các nguyên tắc pháp luật, hệ thống pháp luật thực định, đương nhiên không chỉ nghiên cứu bản thân hệ thống pháp luật thực định mà cả những nguyên lý tạo thành, áp dụng, vận động và phát triển của pháp luật. Như vậy, thực chất cũng đã có sự tích hợp một số cách tiếp cận triết học pháp luật vào lý luận pháp luật. Xét trên bình diện tổng thể, đến lượt mình, bản thân lý luận pháp luật đích thực cũng đã phải bao hàm các cấp độ của triết học pháp luật, xã hội học pháp luật, kinh tế học pháp luật và lý luận pháp luật. Nhưng nếu chỉ d ng lại ở sự tích hợp triết học pháp luật vào nội dung của lý luận pháp luật như là phần bổ sung không thôi thì cũng chưa đầy đủ mà cần hình thành và phát triển một hướng nghiên cứu mang tính độc lập tương đối về triết học pháp luật với tư cách là một hướng, một cách thức tiếp cận pháp luật chuyên sâu. Tại các quốc gia có nền văn hoá pháp luật lâu đời và tiên tiến, triết học pháp luật luôn được quan tâm trong giảng dạy, nghiên cứu và ứng dụng. Hiệp hội triết học pháp luật của nhiều nước châu Âu vẫn được nhóm họp hàng năm để hợp tác các hoạt động nghiên cứu chung.
Xã hội học pháp luật có đối tượng nghiên cứu đó là những gì phát sinh và phát triển, gây ảnh hưởng và tác động đến pháp luật, tức là xem xét cơ sở xã hội của pháp luật, tính bị quy định về xã hội của pháp luật [1, tr.448]. Đối tượng nghiên cứu của xã hội học pháp luật cần xác định rõ để không lẫn lộn với phương pháp xã hôi học trong nghiên cứu của lý luận về pháp luật – nghiên cứu pháp luật trong đời sống thực tiễn. Tính quy định xã hội của pháp luật chính là vấn đề cơ bản nhất của xã hội học pháp luật. Theo đấy, xã hội học pháp luật tập trung nghiên cứu (lý thuyết và ứng dụng, thực nghiệm) sự tác động của các nhân tố tâm lý – xã hội – công nghệ – kỹ thuật đối với các hiện tượng của đời sống pháp luật và nhà nước. Sự tác động trở lại của pháp luật đối với đời sống xã hội cũng là nội dung quan trọng của xã hội học pháp luật như vấn đề hiệu quả của pháp luật trong các lĩnh vực xã hội: kinh doanh, lao động, việc làm; trật tự an toàn giao thông, hiệu quả của các loại hình dịch vụ pháp lý vv…
Triết học pháp luật (THPL) xuất hiện từ thời cổ đại như là khát vọng mong muốn đạt được nhận thức quy luật tồn tại của pháp luật, mục đích và nhiệm vụ, khả năng, ưu điểm và hạn chế của pháp luật. Với tư cách là khoa học pháp lý độc lập, THPL có nhiệm vụ thực hiện những chức năng khoa học chung, có tính chất phương pháp luận, nhận thức luận và là bộ môn khoa học liên ngành của luật học và triết học. THPL nghiên cứu ý nghĩa, bản chất, khái niệm pháp luật, các cơ sở tồn tại và vị trí của pháp luật trong xã hội, giá trị và tầm quan trọng của pháp luật, vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội. THPL có nhiệm vụ tìm kiếm chân lý trong pháp luật, tính công bằng, nhân văn của pháp luật. THPL không chỉ nghiên cứu pháp luật, mà còn nghiên cứu cả nhà nước, mặc dù trọng tâm là pháp luật. Trong THPL của mình, Hêghen cũng có cách tiếp cận như vậy: “Hệ thống các học thuyết về nhà nước, pháp luật, xã hội chính là triết học pháp quyền của Hêghen”[2, tr.46]. Cách tiếp cận triết học pháp luật của Mônteskiơ cũng được thể hiện rõ, trong tác phẩm “Tinh thần pháp luật” – ông nghiên cứu cả Nhà nước trong mối tương quan với pháp luật và ngược lại.
THPL là một khoa học liên ngành giữa luật học và triết học. Cả khoa học pháp lý và triết học đều cần tìm kiếm chân lý pháp luật đều cần đến một ngành khoa học. Chính bản thân lĩnh vực pháp lý có mối quan tâm đến phương diện triết học chứ không phải là một sự ghán ghép, áp đặt. Ví dụ như vấn đề triết học trong lĩnh vực pháp luật lao động, trong lĩnh vực tội phạm và hình phạt, xu hướng vận động của tội phạm cũng như hình phạt, mối quan hệ biện chứng giữa tự do và trách nhiệm trong trách nhiệm hình sự v.v… Hoặc, trong lĩnh vực luật hiến pháp, tư duy triết học là cơ sở khoa học cho các nguyên tắc và quy tắc hiến pháp. Ngay bản thân Nhà nước pháp quyền, trên phương diện tư tưởng, học thuyết thì đây đích thực là một học thuyết triết học – chính trị – pháp lý về nhà nước, pháp luật. Nguyên tắc phân chia quyền lực trong tổ chức quyền lực nhà nước cũng vậy, tiếp cận triết học pháp luật sẽ cho phép nhận thức đúng bản chất và từ đó mới có sự áp dụng đúng đắn trên thực tiễn nguyên tắc phân chia quyền lực. Phải nhận thức vấn đề phân chia quyền lực – sự thống nhất của các mặt đối lập, thống nhất là tuyệt đối, độc lập, phân chia là tương đối trong thể thống nhất về quyền lực nhà nước, quyền lực nhà nước về bản chất là thống nhất. Những sự kiện trên thế giới trong hơn nửa thế kỷ qua đã làm tăng thêm tính đa dạng, phong phú, sinh động, phức tạp và mới trong đời sống chính trị – pháp lý toàn cầu, những sự kiện như: một quốc gia hai chế độ, sự thành lập và củng cố các liên minh nhà nước, quốc hội, hiến pháp chung của các thiết chế này v.v… Đó là những điều cần phải được lý giải dưới góc độ của THPL.
Mối quan tâm chính của THPL là ý nghĩa, vị trí, vai trò của pháp luật và luật học trong thế giới quan triết học, trong hệ thống các học thuyết triết học về thế giới, về xã hội, con người, hình thức và quy phạm của đời sống xã hội, về con đường và phương pháp nhận thức, về hệ thống các giá trị pháp luật, giá trị đạo đức, giá trị tôn giáo v.v… THPL nói một cách đơn giản nhất là sự tiếp cận pháp luật từ phương diện triết học – hay những vấn đề triết học của pháp luật. Theo Hêghen, tác giả của tác phẩm nổi tiếng: “Triết học pháp quyền” thì triết học pháp quyền nghiên cứu tư tưởng của pháp luật. Nhiệm vụ chủ yếu của triết học pháp quyền là tìm hiểu những tư tưởng chủ đạo nằm trong pháp luật tạo nên tinh thần pháp luật [3, tr.59]. Tư tưởng triết học pháp quyền của Hêghen thực chất là tư tưởng về nguyên tắc và tính chất của pháp luật [4, tr.13].
THPL nghiên cứu bản chất, vai trò, giá trị của pháp luật, lý luận pháp luật nghiên cứu nội dung bên trong và mối tương quan của các quy phạm pháp luật, các quan hệ pháp luật; các kỹ năng áp dụng pháp luật, còn xã hội học pháp luật – chính là thực tiễn pháp luật, là mối tương tác đa chiều giữa pháp luật và các nhân tố xã hội. Cả ba lĩnh vực trên ở mức độ này hay mức độ khác đều có thể được xem là những lĩnh vực tri thức khoa học độc lập, có mối quan hệ hữu cơ với nhau trong việc xem xét các vấn đề pháp lý. THPL, xã hội học pháp luật và lý luận pháp luật là ba cách, ba con đường, ba hướng tiếp cận pháp luật. Mỗi một vấn đề pháp lý thuần tuý luôn luôn chịu sự chi phối, tác động của các vấn đề xã hội. Đó là hướng – cấp độ nghiên cứu pháp luật của xã hội học pháp luật. Trong việc nghiên cứu các vấn đề pháp lý dù ở cấp độ chung, khái quát hay chuyên ngành cụ thể, chúng ta đều không thể bỏ qua, không thể lẩn tránh được các vấn đề của triết học pháp luật và xã hội học pháp luật. Các vấn đề triết học về nhà nước và pháp luật. Vấn đề quyền con người cũng phải tiếp cận từ phương diện triết học pháp luật, trong đó có mối quan hệ giữa quyền con người và sự giới hạn quyền lực nhà nước, giới hạn cả bản thân quyền con người, tương quan giữa quyền con người và lợi ích công cộng…
Bất kỳ một hiện tượng pháp luật nào, một loại hành vi pháp luật – hợp pháp hay không hợp pháp về nguyên tắc đều phải được tiếp cận theo cả ba cách thức: lý luận pháp luật, triết học pháp luật và xã hội học pháp luật. Chỉ có điều, tuỳ thuộc vào yêu cầu, mục đích của việc nghiên cứu cụ thể mà hàm lượng và tỷ lệ tương quan giữa chúng được phân bổ hợp lý. Ví như trong nghiên cứu hiện tượng tham nhũng, bên cạnh việc nghiên cứu các quy phạm pháp luật hiện hành về xử lý hành vi tham nhũng, cần thiết phải nghiên cứu các vấn đề triết học và xã hội học của tham nhũng như sự tác động của các nhân tố tâm lý – xã hội đến tham nhũng, xu hướng vận động của hiện tượng này. Có như vậy mới có sự đánh giá một cách khách quan, toàn diện, có hệ thống về tham nhũng và trên cơ sở đó có thể đề xuất những giải pháp hữư hiệu để hạn chế đến mức thấp nhất loại tội phạm này này. Vấn đề tham nhũng theo đấy được nghiên cứu trong nhiều ngành khoa học, ngay trong luật học cũng cần được nghiên cứu từ góc độ lý luận chung về pháp luật và lý luận của các chuyên ngành luật học.
Lâu nay giữa các nhà chính trị học, nhà luật học thay vì liên kết, hợp tác chặt chẽ họ lại riêng rẽ trong việc nghiên cứu các vấn đề nhà nước, pháp luật và xã hội. Mỗi khoa học thường chỉ theo đuổi mục đích, đặc thù nghiên cứu riêng của mình. Nhà luật học, chẳng hạn thường là ít hoặc không quan tâm đến các qúa trình chính trị, kinh tế, văn hoá xã hội của quốc gia và nhân loại. Còn nhà chính trị học lại ít quan tâm đến các vấn đề pháp luật, áp dụng pháp luật… Trong khi đó, pháp luật, sự ban hành và áp dụng pháp luật lại là những vấn đề xã hội, phụ thuộc vào những điều kiện khách quan của xã hội, chỉ có thể lý giải và minh chứng từ chính các quá trình xã hội. Trong trường hợp đó, THPL là khoa học nghiên cứu, liên kết cả hai. Sự tách biệt giữa hai khoa học này – chính trị học và luật học cần được khắc phục cũng chính như sự độc lập tương đối của bản thân các vấn đề chính trị và pháp luật. Khoa học triết học pháp luật có thể làm nhiệm vụ đó.
Triết học pháp luật có nhiệm vụ tìm kiếm chân lý trong pháp luật. Đã đành rằng pháp luật do công quyền quy định, người đại diện chính thức cho toàn xã hội, song nói đến pháp luật còn phải xem xét đến tính chân lý, công bằng, tính đúng đắn, tính nhân văn. Trong lý luận pháp luật thường có sự đồng nhất giữa Luật và Pháp luật. Quan điểm tiếp cận này về pháp luật, coi pháp luật nói chung là pháp luật khách quan, pháp luật thực định tức đã đồng nhất pháp luật với luật. Điều đặc trưng cho lý thuyết pháp luật nói chung là quy về quy phạm học, cách quan niệm này cho rằng chân lý của pháp luật ở chính trong pháp luật và được giới hạn ở ý chí của nhà làm luật, quan điểm và ý kiến của người cầm quyền chính là pháp luật khách quan. Quan điểm này tất nhiên không hoàn toàn phù hợp với bản chất và yêu cầu của chân lý, pháp luật chân chính không phải được dựa trên ý chí chủ quan của một thế lực nào mà là dựa trên chân lý, lẽ phải. Đó là những vấn đề thuộc phạm vi nghiên cứu của THPL. Trong THPL có một phần quan trọng đó là lý luận nhận thức pháp luật, mà cơ sở của nó là vấn đề sự khác biệt và tương quan giữa pháp luật và luật.
Một trong những nội dung nghiên cứu của THPL là pháp luật trong sự khác biệt và tương quan với các loại quy tắc điều chỉnh xã hội khác. Theo đấy, có những mối quan hệ thường trực như mối quan hệ giữa pháp luật với đạo đức, tôn giáo và ngay chính với nhà nước. Xét về cơ cấu, triết học pháp luật có hai phần: phần chung của THPL là những vấn đề triết học của pháp luật như bản chất, vai trò, giá trị xã hội của pháp luật; mối quan hệ giữa pháp luật với các loại công cụ điều chỉnh quan hệ xã hội khác, mối quan hệ biện chứng giữa nhà nước và pháp luật, giữa Nhà nước pháp quyền và xã hội dân sự; giữa nội dung và hình thức nhà nước; mối quan hệ của cá nhân và pháp luật; v.v… Phần riêng của THPL là những tư tưởng truyền thống và hiện đại của THPL. Theo đấy là những quan điểm cơ bản về pháp luật và nhà nước trong mối quan hệ với pháp luật, cá nhân trong mối quan hệ với nhà nước và pháp luật trong các hệ tư tưởng pháp luật của nhân loại qua các chặng đường lịch sử.
Trong tương quan giữa xã hội học pháp luật và triết học pháp luật, nếu xã hội học pháp luật quan tâm đến hành vi thực tế, đến thực tại pháp luật thì triết học pháp luật cung cấp khả năng về nhận thức – những nhận thức về vai trò giá trị xã hội của pháp luật, vị trí, ý nghĩa sự điều chỉnh pháp luật, giá trị của pháp luật đối với thang giá trị xã hội nói chung.
2. Một số vấn đề cơ bản thuộc đối tượng nghiên cứu của THPL trong bối cảnh hiện nay
Nhiệm vụ và vai trò của THPL là rất to lớn, đối tượng nghiên cứu của THPL do vậy cũng bao gồm nhiều vấn đề. Bước đầu có thể nêu một số vấn đề, một số hướng chủ yếu trong THPL hiện nay như sau.
2.1. Về nhận thức – quan niệm pháp luật
Một trong những vấn đề đã và đang thu hút sự quan tâm đặc biệt của giới lý luận đó là nhận thức về pháp luật, pháp luật là gì, nên hiểu như thế nào và đến giới hạn nào về pháp luật. Từ xa xưa triết gia người Đức Kantơ đã nhận xét: các luật gia luôn đi tìm một định nghĩa về pháp luật, câu nói đó vẫn còn nguyên giá trị cho đến thời đại ngày nay. Pháp luật là sự phản ánh cái đang tồn tại, cái hiện thực, cái có sẵn hay pháp luật là cái cần phải có… Trong lịch sử đã từng tồn tại các qu n niệm khác nhau về pháp luật, tạo nên những trường phái đặc thù như: trường phái tôn giáo về pháp luật, pháp luật tự nhiên, pháp luật thực định: xã hội học pháp luật, triết học pháp luật, tâm lý pháp luật; quan niệm giai cấp về pháp luật. Hiện nay quan niệm pháp luật là đại lượng của tự do, công bằng đang là xu thế thời đại. Quan niệm triết học về pháp luật, về nguyên tắc của tự do: pháp luật được xác định các điều kiện, trong đó con người có thể hành động một cách tự do, có nghĩa là xác định lĩnh vực hay là giới hạn, khuôn khổ – đại lượng tự do cá nhân. Dovậy, cần đi sâu nghiên cứu về pháp luật, bản chất, giá trị, công năng, các thuộc tính và mối quan hệ với các công cụ điều chỉnh hành vi khác.
2.2. Nghiên cứu mối quan hệ giữa đạo đức, pháp luật, dân chủ và tự do
Trong điều kiện Nhà nước pháp quyền dân chủ và xã hội dân sự, các vấn đề chi phối sự quan tâm của mỗi cá nhân, cộng đồng, quốc gia, dân tộc và thời đại đó là tương quan giữa đạo đức, pháp luật, dân chủ và tự do. Những vấn đề này về nguyên tắc cũng đã được thể chế hoá trong pháp luật. Sự nhận thức, thực hành các giá trị này vốn đã phức tạp nay lại càng phức tạp hơn trong xã hội hiện đại. Tiếp cận THPL sẽ cho phép lý giải nhiều vấn đề cơ bản của mối quan hệ đa chiều giữa các phạm trù đạo đức, pháp luật, dân chủ và tự do.
2.3. Nghiên cứu mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức trong nhận thức và hoạt động thực tiễn
Pháp luật chỉ quan hệ với tự do có giới hạn, tự do của một người bị giới hạn bằng tự do của người khác. Trong điều kiện Nhà nước pháp quyền, tự do được mở rộng đối với mỗi cá nhân, tự do được làm tất cả những gì pháp luật không cấm. Các nhà tư tưởng lỗi lạc của nhân loại đã lý giải và xây dựng những đề án về tự do: “Tự do được thừa nhận về mặt pháp lý tồn tại trong nhà nước dưới hình thức pháp luật. Luật pháp là những tiêu chuẩn khẳng định tích cực, rõ ràng, phổ biến trong đó tự do có được sự tồn tại không phụ thuộc vào sự tuỳ tiện của cá nhân riêng lẻ. Bộ luật là kinh thánh tự do của nhân dân”. Từ J.Lôcke đến Montesquieu với tác phẩm bất hủ vượt thời gian “Tinh thần pháp luật”, đã xây dựng lí thuyết phân chia quyền lực và khẳng định, ở đâu không có pháp luật thì cũng không có tự do, bởi vì pháp luật là công cụ cơ bản quyết định việc giữ gìn và mở rộng tự do cá nhân, đồng thờibảo đảm cho cá nhân tránh khỏi sự tuỳ tiện và ý chí độc đoán của những người cầm quyền [5, tr.100-101].
2.4. Nghiên cứu mối quan hệ giữa nhà nước và pháp luật
Giữa đạo đức và pháp luật có sự thống nhất bao hàm sự khác biệt, không đồng nhất, không thay thế nhau và loại trừ nhau mà luôn tồn tại trong một thể thống nhất. Pháp luật hay đạo đức, dân chủ hay tự do thì cũng đều phải giải quyết vấn đề lợi ích, vấn đề tương quan giữa quyền và nghĩa vụ, sự tôn trọng và bảo đảm, bảo vệ, tôn vinh các giá trị, các quyền con người. Đây là những điều kiện thiết yếu để thực hành đạo đức, dân chủ, tự do và pháp luật. Về nguyên tắc, không phải pháp luật phán xét đạo đức mà ngược lại, đạo đức mới có quyền phán xét pháp luật. Trong lịch sử và mãi mãi, pháp luật chưa bao giờ lấn át được đạo đức. Các nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức luôn là tiêu chí tác động đến nội dung của các quy phạm pháp luật, được tính đến khi xem xét các vấn đề pháp lý và ngược lại, trong từng vấn đề của đạo đức đều phải xem xét cả phương diện pháp lý.
2.5. Nghiên cứu mối quan hệ giữa Nhà nước pháp quyền và xã hội dân sự, Nhà nước pháp quyền và quyền con người
Trong việc nghiên cứu mối quan hệ giữa nhà nước và pháp luật không chỉ phải quan tâm đến sự thống nhất nội tại, sự cần thiết có nhau của nhà nước và pháp luật mà còn phải xem xét đến sự khác biệt, sự không tương thích, hay những mâu thuẫn tất yếu của nhà nước và pháp luật. Sự không tương xứng với nhau của nhà nước và pháp luật được thể hiện ở rất nhiều vấn đề cụ thể, ví như sự không phù hợp giữa hoạt động tổ chức của nhà nước với hoạt động xây dựng pháp luật hay nhận thức, đạo đức nghề nghiệp của cán bộ áp dụng pháp luật nhiều khi lạc hậu so với các lý luận khoa học và thực tiễn, thậm chí với chính các quy định pháp luật mới. Sự thống nhất bao hàm sự khác biệt, không đồng nhất, không thay thế nhau và loại trừ nhau, nhà nước và pháp luật luôn luôn tồn tại trong một thể thống nhất. Bất kỳ một sự thống nhất nào cũng không có nghĩa là đồng nhất. Đó chính là biện chứng của nhà nước và pháp luật trong mối quan hệ sinh tồn của chúng.
Một Nhà nước pháp quyền đích thực phải được tồn tại trong môi trường có sự phát triển lành mạnh của xã hội dân sự và ngược lại. Hai loại thực thể này trên phương diện triết học vừa đối lập vừa nằm trong một thể thống nhất, phụ thuộc, nương tựa, ảnh hưởng lẫn nhau và cũng phải tự phân định phạm vi giới hạn chủ quyền của nhau và phạm vi của sự hợp tác. Trong xã hội dân sự, hoạt động của nhà nước cần được tiến hành trong các hình thức pháp lý dân chủ để bảo vệ các quyền con người và các giá trị nhân đạo khác. Xã hội dân sự là điều kiện thiết yếu để hình thành và phát triển Nhà nước pháp quyền. Cần phải xây dựng trong lòng xã hội dân sự ý thức tôn trọng pháp quyền, tính chất pháp quyền phải có mặt trong tất cả các quan hệ pháp luật. Chỉ có nhờ vào xã hội dân sự thì nhà nước mới không rơi vào tình trạng độc tài, mới thực sự vì lợi ích chính đáng của con người. Và ngược lại, Nhà nước pháp quyền đảm bảo an toàn cho xã hội dân sự vận hành. Tiếp cận THPL cho phép nhận diện một cách toàn diện, có hệ thống về mối quan hệ giữa Nhà nước pháp quyền và xã hội dân sự.
2.6. Những vấn đề triết học cơ bản khác thuộc các lĩnh vực pháp luật chuyên ngành
Mối quan hệ giữa Nhà nước pháp quy n, xã hội dân sự và quyền con người cũng là một trong những vấn đề cơ bản của THPL. Bởi lẽ, không chỉ đơn thuần là việc quy định trong pháp luật các quyền con người hay việc thực thi chúng trong thực tiễn mà còn là vấn đề mang tính nguyên tắc chung hơn ví như vấn đề tự do đối với cả hai phía – cá nhân mỗi con người và nhà nước. Giới hạn của quyền lực nhà nước nhìn từ một phương diện đó chính là quyền con người. Nhưng đến lượt mình, bản thân quyền con người và sự giới hạn tất yếu của nó cũng là lợi ích xã hội, lợi ích chung mà pháp luật nhà nước là một trong những cách thức, một trong những công cụ thể chế hoá và thực hiện trong đời sống xã hội. Những vấn đề đại để như vậy cần phải được tiếp cận từ phương diện triết học, coi đó là cơ sở để xâm nhập một cách tự tin vào các quy định pháp luật, vào hệ thống các thiết chế và các biện pháp pháp lý.
Ngoài những vấn đề chung có tính liên ngành nêu trên, triết học pháp luật còn cần được triển khai trên quy mô của các lĩnh vực pháp luật chuyên ngành. Điều này trước hết xuất phát từ chính mối quan hệ hữu cơ của các lĩnh vực pháp luật chuyên ngành, không thể biệt lập các lĩnh vực pháp luật chuyên ngành được kể cả trong văn bản pháp luật, kể cả trong thực tiễn nhận thức và áp dụng. Những nguyên lý hình thành, biến đổi của hệ thống pháp luật trong các lĩnh vực cần được tiếp cận từ phương diện triết học pháp luật, triết học văn hoá – đạo đức. Ví như, tương quan giữa tội phạm và hình phạt, xu hướng vận động của các loại hình phạt qua các không gian và thời gian; vấn đề pháp lý và đạo đức của án tử hình v.v… đều thuộc phạm vi những vấn đề triết học của pháp luật – của THPL. Ngay cả những vấn đề thường nhật như trách nhiệm bồi thường thiệt hại tinh thần và vật chất, vấn đề lỗi cùng tính bắt buộc hay không bắt buộc của nó trong các quan hệ không chỉ lĩnh vực luật tư mà cả lĩnh vực luật công cũng cần được nhận thức và thực hành như thế nào cho hợp lý tối ưu nhất… đều thuộc vùng phủ sóng của THPL.
Xuất phát từ vị trí, vai trò của THPL và phù hợp với hội nhập quốc tế về đào tạo và nghiên cứu pháp luật, việc triển khai nghiên cứu THPL ở nước ta hiện nay có thể tiến hành song song trên cả hai phương diện: tích hợp ngay trong nghiên cứu lý luận pháp luật truyền thống cùng với xã hội học pháp luật và, xây dựng triết học pháp luật như là một bộ môn khoa học pháp lý độc lập trong hệ thống các khoa học pháp lý nước nhà.
[1] Đào Trí Úc, Nhà nước và pháp luật của chúng ta trong sự nghiệp đổi mới, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1997.
[2] Montesquieu, Tinh thần pháp luật, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1996.
[3] Hêgen, Triết học pháp quyền, NXB Bek, Maxcơva, 1990 (bản tiếng Nga).
SOURCE: TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI SỐ 23 (2007), TR 49 – 56
[4] Nguyễn Trọng Chuẩn, Triết học pháp quyền của Hêghen, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002. [5] V.X. Nhersexian, Triết học pháp quyền, NXB Bek, Maxcơva, 1998 (bản tiếng Nga).
Cập nhật thông tin chi tiết về Yêu Cầu Về Tính Thống Nhất Của Hệ Thống Pháp Luật trên website 2atlantic.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!