Xu Hướng 3/2023 # Xâm Lược Là Gì? Các Hành Vi Nào Gọi Là Xâm Lược? # Top 4 View | 2atlantic.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Xâm Lược Là Gì? Các Hành Vi Nào Gọi Là Xâm Lược? # Top 4 View

Bạn đang xem bài viết Xâm Lược Là Gì? Các Hành Vi Nào Gọi Là Xâm Lược? được cập nhật mới nhất trên website 2atlantic.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

TÁC GIẢ: PHẠM MINH TRÍ( CN KHOA HỌC CHÍNH TRỊ)

NGHỊ QUYẾT 3314 TRONG TUYÊN BỐ 1974 VỀ ĐỊNH NGHĨA XÂM LƯỢC.

I. XÂM LƯỢC LÀ GÌ?

– 

Theo Điều 1 của 

Nghị quyết 3314 nhằm định nghĩa về Xâm lược của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc năm 1974

Xâm lược

 là việc sử dụng 

lực lượng vũ trang

 hoặc là bất kỳ hành động nào trái với Hiến chương Liên Hiệp Quốc của một quốc gia hay liên minh các quốc gia nhằm chống lại chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ hay sự độc lập về chính trị của một quốc gia khác hoặc của 1 liên minh các quốc gia khác

– Hành động xâm lược có nhiều mục đích như mở rộng lãnh thổ, tạo ra điều kiện để mặc cả trên bàn đàm phán và để thực hiện các mục đích chính trị khác nhau. Theo Nghị quyết 3314 nhằm định nghĩa về Xâm lược của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc năm 1974, xâm lược là một sự kiện diễn ra giữa các quốc gia với nhau, các cuộc chiến giữa các phe phái trong cùng một quốc gia không được coi là các hành động xâm lược.

Hành động xâm lược bị coi là hành động chống lại nền hòa bình quốc tế, những vùng lãnh thổ có được nhờ xâm lược không được pháp luật thừa nhận. Không có bất kỳ lý do tự nhiên, kinh tế, chính trị hay những lý do khác để biện minh cho hành động xâm lược. Việc điều động quân sự vì mục đích nhân đạo không bị coi là xâm lược.

II. CÁC HÀNH VI NÀO LÀ XÂM LƯỢC ?

Hành động xâm lấn hoặc tấn công được thực hiện bởi các lực lượng vũ trang của một quốc gia hay liên minh các quốc gia nhằm vào một quốc hoặc một liên minh các quốc gia khác hoặc là hành vi chiếm đóng quân, dù cho chỉ là tạm thời hoặc là sau khi thực hiện hành vi xâm lấn hoặc tấn công hay bất kỳ sự sáp nhập thông qua việc sử dụng lực lượng vũ trang tại chỗ hoặc một phần của lực lượng tại chỗ của một quốc hoặc một liên minh các quốc gia khác được nói ở trên.

Hành vi bắn phá, pháo kích, cường kích hoặc ném bom được thực hiện bởi các lực lượng vũ trang của một quốc gia hoặc một liên minh quốc gia nhằm vào lãnh thổ của một quốc gia khác hoặc một liên minh quốc gia khác hoặc việc sử dụng bất kỳ loại vũ khí nào của một quốc gia hoặc một liên minh quốc gia nhằm vào lãnh thổ của một quốc gia khác hoặc một liên minh quốc gia khác.

Hành vi phong tỏa các cảng hay bờ biển được của một quốc gia hoặc một liên minh quốc gia được thực hiện bởi lực lượng vũ trang của một quốc gia khác hoặc một liên minh quốc gia khác.

Một cuộc tấn công trên bờ, trên biển hoặc trên không của một quốc gia hoặc một liên minh các quốc gia được thực hiện bởi lực lượng vũ trang hoặc lực lượng không quân hoặc lực lượng hải quân hoặc lực lượng không quân của hải quân của một quốc gia khác hoặc một liên minh các quốc gia khác.

Việc sử dụng lực lượng vũ trang của một quốc gia hoặc một liên minh các quốc gia mà lực lượng vũ trang này ở trong lãnh thổ của một quốc gia khác hoặc một liên minh các quốc gia khác không dựa theo thỏa thuận của quốc gia hoặc liên minh quốc gia tiếp nhận, bao gồm việc sử dụng lực lượng vũ trang này vi phạm các điều khoản có trong thỏa thuận hoặc bất kỳ việc kéo dài sự hiện diện ở những khu vực như trên vượt quá thời hạn có trong thỏa thuận.

Hành động của một quốc gia hoặc một liên minh các quốc gia ở trong vùng lãnh thổ được cho phép, điều đã bị bác bỏ bởi một quốc gia khác hoặc một liên minh các quốc gia khác, được thực hiện bởi một quốc gia hoặc một liên minh các quốc gia nói ở vế đầu nhằm vi phạm một đạo luật về hành động xâm lược công lại một quốc gia thứ 3 hoặc một liên minh các quốc gia thứ 3.

Việc triển khai quân được thực hiện bởi hai đại diện cho một quốc gia hoặc một liên minh các quốc gia do những lực lượng, những nhóm có vũ trang hoặc lực lượng không chính quy hoặc lính đánh thuê thực hiện mà tạo ra những hoạt động vũ trang chống lại một quốc gia khác hoặc một liên minh các quốc gia khác gây ra những thiệt hại như những hành động được nói ở trên hoặc sự can dự trong trường hợp này gây ra những thiệt hại đáng kể.

XÂM LƯỢC BAO: ĐẤT LIỀN, TRÊN BIỂN, TRÊN KHÔNG

Xâm lược trên đất liền là sự tấn công trực tiếp của lực lượng vũ trang vào vùng đất liền tiếp giáp giữa các nước, thường là xuyên qua biên giới hoặc các vùng đã được phân định như là vùng phi quân sự, vượt qua các công trình các địa điểm phòng ngự. Mặc dù chiến thuật này thường đưa đến kết quả là nhanh chóng chiến thắng nhưng việc di chuyển lực lượng tương đối chậm và dễ bị đổ vỡ bởi địa hình và thời tiết. Hơn nữa phương pháp xâm lược này cũng khó giữ được bí mật đồng thời các nước đều bố trí các công trình, các pháo đài phòng ngự ở những vị trí xung yếu như đã nói đến ở trên.

Thực Dân Pháp Xâm Lược Việt Nam Là Khai Hóa Văn Minh

Hiện nay, có luận điệu cho rằng, “thực dân Pháp xâm lược Việt Nam là sự khai hóa văn minh”. Đây hoàn toàn là sự ngộ nhận, tuyên truyền xuyên tạc lịch sử, nhằm hạ thấp, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, cần phải kiên quyết đấu tranh, bác bỏ.

Chủ nghĩa thực dân là một “vết nhơ”, một lực cản sự tiến bộ trong lịch sử nhân loại. Mặc dù vậy, vẫn có những người do vô tình (thiếu thông tin), hoặc cố ý xuyên tạc thực tế lịch sử, khi biện minh, “ngợi ca” sự thống trị, “những đóng góp to lớn” của chủ nghĩa thực dân phương Tây đối với các nước thuộc địa ở châu Á, châu Phi và khu vực Mỹ la-tinh. Đối với nước ta, họ rêu rao rằng, thực dân Pháp xâm lược Việt Nam là sự “khai hóa văn minh” cho một dân tộc lạc hậu và lập luận rằng: “Thời Pháp thuộc, có thể Việt Nam chưa giàu có, nhưng trước đó Việt Nam cũng đã sung sướng đâu?”; hoặc, các công trình, đường sá,… Việt Nam hiện nay đang sử dụng đều do Pháp xây dựng, chứ Đảng Cộng sản đã làm được gì đâu!, v.v. Đây hoàn toàn là luận điệu xuyên tạc, hòng phủ nhận sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, hạ thấp, xem thường dân tộc Việt Nam của những kẻ ngộ nhận, thế lực thù địch, phản động.

Phu mỏ người Việt làm việc trong các hầm lò thời kỳ Pháp “khai hóa văn minh”. Ảnh tư liệu

Trên thực tế, việc phê phán, lên án và vạch trần bản chất của chủ nghĩa thực dân phương Tây nói chung, thực dân Pháp nói riêng đã được lịch sử nhân loại làm rõ. Chủ tịch Hồ Chí Minh tố cáo thực chất cái gọi là “khai hóa văn minh” của chủ nghĩa thực dân Pháp ở Việt Nam: đó chỉ là bình phong để họ áp đặt sự thống trị, thực hiện công cuộc khai thác ở một nước thuộc địa.

Về chính trị, pháp lý, sau khi xâm chiếm Việt Nam, “văn minh” của thực dân Pháp được thể hiện ở chỗ, họ đã không áp dụng những thành tựu của cuộc Đại cách mạng Pháp năm 1789 để thủ tiêu chế độ phong kiến chuyên chế đã lỗi thời, thay bằng một chế độ chính trị mới tiến bộ hơn, được soi chiếu bởi tư tưởng của những nhà khai sáng dân chủ tư sản; trái lại, những “nhà khai hóa” lại duy trì chế độ phong kiến làm tay sai cho bộ máy thống trị thực dân. Đặc biệt, thực dân Pháp thi hành ở Việt Nam chính sách pháp luật hết sức phản động, phân biệt đối xử giữa người da trắng và người bản địa. Trong tác phẩm ” Bản án chế độ thực dân Pháp” (năm 1925), Hồ Chí Minh (Nguyễn Ái Quốc) viết: “Về hành chính và pháp lý: cả một vực thẳm cách biệt người Âu với người bản xứ. Người Âu hưởng mọi tự do và ngự trị như người chủ tuyệt đối; còn người bản xứ thì bị bịt mõm và bị buộc dây dắt đi, chỉ có quyền phải phục tùng, không được kêu ca, vì nếu anh ta dám phản đối thì anh ta liền bị tuyên bố là kẻ phản nghịch hoặc là một tên cách mạng, và bị đối xử đúng với tội trạng ấy” 1.

Để duy trì ách thống trị của mình, thực dân Pháp còn thi hành chính sách “chia để trị”, hòng “làm nguội được tình đoàn kết, nghĩa đồng bào trong lòng người An Nam và tạo ra những mối xung khắc giữa anh em ruột thịt với nhau” 2. Về công lý thì càng không được thực thi, “lẽ phải” đương nhiên thuộc về người da trắng, vì thế mà bất cứ tên thực dân nào cũng có thể giết chết, tàn sát hoặc cưỡng dâm người bản xứ; nếu có bị đưa ra tòa thì cũng được tha bổng. “Đó là việc áp dụng nguyên tắc nhằm bảo tồn bằng mọi cách uy tín của người da trắng trước bọn da vàng” 3. Càng mỉa mai hơn khi những “nhà khai hóa” đã bộc lộ rõ bộ mặt lừa dối và tàn bạo khi thực hiện “chế độ lính tình nguyện” bằng cách tiến hành những cuộc lùng ráp lớn về nhân lực trên toàn cõi Đông Dương, đẩy hàng chục vạn người dân Việt Nam phải bỏ mạng nơi đất khách quê người, trở thành người đóng “thuế máu” cho chúng. Thậm chí, chính quyền thực dân đã hành hạ, tra tấn những người trong gia đình họ, cho đến khi những người trốn lính buộc phải nhận “tình nguyện” tham gia quân đội.

Không những thủ tiêu các quyền tự do, dân chủ của người dân, thực dân Pháp còn thẳng tay chém giết những người Việt Nam yêu nước dám đứng lên chống lại sự thống trị tàn bạo của chúng, tắm các cuộc khởi nghĩa, các phong trào đấu tranh yêu nước trong biển máu. Các nhà tù khổ sai ở Guyan, Tân Calêđôni, Côn Đảo,… đều đầy ắp tù chính trị người bản xứ sau những cuộc đàn áp. Súng liên thanh và máy chém đều chóng vánh buộc những ai “bướng bỉnh”, dám phản kháng lại sự “khai hóa văn minh” kiểu thực dân phải im hơi lặng tiếng. Đó có phải là khai hóa văn minh? Phải chăng, sự “khai hóa văn minh” được thể hiện ở phương châm: “Đối với cái giống nòi Annamít ấy, chỉ có một cách tốt để cai trị nó – đó là ách thống trị bằng sức mạnh…” 4.

Trong lĩnh vực kinh tế, nhằm vơ vét tài nguyên, khoáng sản, làm giàu cho chính quốc, thực dân Pháp đã đẩy mạnh công cuộc khai thác thuộc địa, đỉnh cao là cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 – 1914) và lần thứ hai (1919 – 1929), làm khánh kiệt tài nguyên của đất nước. Đi kèm với đó, hệ thống giao thông (đường bộ, đường sắt, đường thủy, cảng biển,…) phục vụ cho việc khai thác thuộc địa được mở mang; một số công trình dân sinh phục vụ cho nhu cầu của giới thực dân được xây dựng, chứ không nhằm đem lại cuộc sống tốt đẹp cho người dân bản xứ.

Đáng nói hơn là, nhằm nô dịch, đầu độc, bóc lột dân ta, chính quyền thuộc địa đã áp dụng chính sách độc quyền, khuyến khích tiêu thụ rượu, thuốc phiện. “Lúc ấy, cứ một nghìn làng thì có đến một nghìn năm trăm đại lý bán lẻ rượu và thuốc phiện. Nhưng cũng trong số một nghìn làng đó lại chỉ có vẻn vẹn mười trường học” 5. Từ năm 1900 đến năm 1910, chính quyền thuộc địa thu về 45 triệu tiền lời từ rượu. Đồng thời, sử dụng nhiều biện pháp khuyến khích, ép buộc người dân sử dụng thuốc phiện. Chế độ đó đã làm hại giống nòi Việt Nam nhưng đem lại nguồn thu không nhỏ cho những tên thực dân. Trong thời kỳ 1900 – 1907, ngân sách thu được từ thuốc phiện là 54 triệu đồng, bình quân mỗi năm Đông Dương thu được xấp xỉ 6,8 triệu đồng và năm 1911 thu về là 9 triệu đồng. Điều này đã được chính toàn quyền Đông Dương viết trong thư gửi cho những người thuộc quyền: “Kính gửi ông Công sứ, Tôi trân trọng yêu cầu ông vui lòng giúp đỡ những cố gắng của Nha Thương chính trong việc đặt thêm đại lý bán lẻ thuốc phiện và rượu, theo chỉ thị của ông Tổng Giám đốc Nha Thương chính Đông Dương. Để tiến hành việc đó, tôi xin gửi ông một bản danh sách những đại lý cần đặt trong các xã đã kê tên; phần lớn các xã này, vẫn hoàn toàn chưa có rượu và thuốc phiện” 6. Cùng với đó, thực dân Pháp còn thực hiện chế độ cho vay nặng lãi, sưu cao, thuế nặng, với nhiều loại thuế, chỉ tính “từ năm 1890 đến năm 1896, thuế trực thu tăng gấp đôi; từ năm 1896 đến năm 1898 lại tăng lên gấp rưỡi” 7. Điều đó làm cho đời sống người dân vốn đã cơ cực lại càng cơ cực, nhiều người vì gánh nặng nợ nần đã phải “bán vợ, đợ con” và nhà cửa, ruộng vườn để thoát nợ nần, tù tội.

Nói về “công lao khai hóa” của thực dân Pháp, Hồ Chí Minh đã chỉ ra: “Sự tương phản càng nổi bật không kém trong lĩnh vực kinh tế. Một bên là những người bản xứ,… họ phải đổ mồ hôi sôi nước mắt trong những lao tác nặng nhọc nhất và bạc bẽo nhất để kiếm sống một cách chật vật, và hầu như chỉ bằng sức của họ thôi, để nuôi mọi ngân quỹ của chính quyền. Một bên là những người Pháp và người nước ngoài: họ đều đi lại tự do, tự dành cho mình tất cả các tài nguyên của đất nước, chiếm đoạt toàn bộ xuất nhập khẩu và tất cả các ngành nghề béo bở nhất, bóc lột trâng tráo trong cảnh dốt nát và nghèo khốn của nhân dân” 8. Người còn vạch trần thực chất “công cuộc khai hóa văn minh” của chủ nghĩa thực dân khi chỉ ra rằng, chính quyền thực dân Pháp đã không những không thủ tiêu chế độ ruộng đất phong kiến, mà còn tiếp tay, dung dưỡng cho nhiều tên địa chủ thực dân và địa chủ tay sai cướp đoạt ruộng đất của các làng xã, của người nông dân và duy trì phương thức kinh doanh phát canh thu tô lạc hậu, nhưng lại rất an toàn. Trên thực tế, có những tên tư bản sau khi sang Đông Dương và Việt Nam đã biến thành những tên địa chủ theo đúng nghĩa. Đó là “công lao” quay ngược bánh xe lịch sử tiến hóa. Do đó, nền kinh tế Việt Nam thời thực dân thực tế vẫn là một nền kinh tế lạc hậu, què quặt và để lại di chứng lâu dài đối với sự phát triển kinh tế – xã hội Việt Nam sau này.

Vì vậy, trong Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lên án những chính sách kinh tế thời kỳ chế độ thực dân: “Về kinh tế – Chúng bóc lột dân ta đến tận xương tủy, khiến cho dân nghèo nàn, thiếu thốn, nước ta xơ xác, tiêu điều. Chúng cướp không ruộng đất, rừng mỏ, nguyên liệu… Chúng đặt ra hàng trăm thứ thuế vô lý, làm cho dân ta, nhất là dân cày và dân buôn trở nên bần cùng. Chúng không cho các nhà tư sản ta được giầu lên. Chúng bóc lột công nhân ta một cách vô cùng tàn nhẫn” 9. Đó phải chăng là sự khai hóa văn minh của thực dân Pháp ở Việt Nam?

Trong lĩnh vực văn hóa – xã hội, thực dân Pháp đã thể hiện sự “khai hóa” bằng “chính sách ngu dân” để trị. Tuy người Pháp có mở một số trường dạy chữ, dạy nghề, nhưng không phải vì mục tiêu nâng cao dân trí, mà chủ yếu nhằm đào tạo ra một đội ngũ người Việt có thể giúp việc đắc lực cho việc khai thác, bóc lột và duy trì lâu dài nền thống trị thuộc địa của mình. Điều này được Hồ Chí Minh dẫn ý kiến của ngay chính những người Pháp có “tâm địa thực dân” về nền giáo dục ở Đông Dương và Việt Nam: “Truyền học vấn cho bọn Annamít hoặc cho phép chúng tự chúng có học vấn, tức là một mặt cung cấp cho chúng những súng bắn nhanh để chống chúng ta, và mặt khác đào tạo những con chó thông thái gây rắc rối hơn là có ích…” 10, hoặc “Chúng ta chỉ cần dạy tiếng Pháp cho người An Nam, dạy cho họ biết đọc, biết tính toán chút ít thôi; biết hơn nữa chỉ là thừa vô ích” 11. Với mục đích hạn chế thanh thiếu niên Việt Nam đến trường, chính quyền thực dân quy định, hệ tiểu học gồm 5 lớp từ thấp đến cao, học sinh phải thi lấy bằng Sơ học yếu lược sau khi học được 3 năm và phải học bằng tiếng Pháp ở hai năm cuối. Các quy định khắt khe đó đã khiến nhiều học sinh nông thôn bỏ học, nên tình trạng mũ chữ vẫn là phổ biến trong dân chúng. Theo thống kê năm 1914, bình quân cả ba xứ, chỉ có 20% số trẻ em đến tuổi đi học được đến trường, 80% trẻ em Việt Nam bị thất học 12.

Việc giảng dạy được thực hiện bằng tiếng Pháp và chương trình mang tính nhồi sọ, nô dịch và ngu dân, làm sai lệch lịch sử dân tộc Việt Nam, nghiêng hẳn về tuyên truyền cho nền văn hóa Pháp, phủ nhận sự tồn tại độc lập của nền văn minh bản địa, nhằm làm lạc hướng, tạo ra trong thanh thiếu niên tư tưởng lệ thuộc Pháp, khiếp sợ trước sức mạnh vật chất của chính quốc, hàm ơn đối với “công khai hóa” của chủ nghĩa thực dân và do đó sẵn lòng phục tùng Pháp, biến họ thành những kẻ mất gốc, quên đi nguồn gốc dân tộc và lịch sử nước mình. Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “Ngoài mục đích giáo dục để đào tạo tùy phái, thông ngôn và viên chức nhỏ đủ số cần thiết phục vụ cho bọn xâm lược – người ta đã gieo rắc một nền giáo dục đồi bại, xảo trá và nguy hiểm hơn cả sự dốt nát nữa, vì một nền giáo dục như vậy chỉ làm hư hỏng mất tính nết của người đi học, chỉ dạy cho họ một lòng “trung thực” giả dối, chỉ dạy cho họ biết sùng bái những kẻ mạnh hơn mình, dạy cho thanh niên yêu một Tổ quốc không phải là Tổ quốc của mình và đang áp bức mình. Nền giáo dục ấy dạy cho thanh thiếu niên khinh rẻ nguồn gốc dòng giống mình” 13. Ngay cả người Pháp cũng nhận xét: “Về phương diện tinh thần, người Pháp không tổ chức một nền giáo dục mới thay thế cho nền giáo dục An Nam mà họ đã bỏ đi. Họ chỉ xây dựng được một ít trường học để đào tạo ra những con vẹt, những người vong bản thiếu đạo đức và thiếu cả kiến thức phổ thông” 14. Không chỉ vậy, thực dân Pháp còn tăng cường kiểm soát các ấn phẩm, nhất là báo chí, sử dụng phương tiện văn hóa để tuyên truyền cho chủ nghĩa thực dân, công kích tư tưởng tiến bộ, phong trào cách mạng trên thế giới. Họ “cấm học sinh đọc tác phẩm của Huygô, Rútxô và Môngtexkiơ” 15, vì lo sợ tư tưởng của các nhà khai sáng sẽ tác động đến thanh niên. Đi cùng với chính sách ngu dân, thực dân Pháp tăng cường thực hiện chính sách đầu độc, trụy lạc đối với người dân, nhất là đối với thanh niên; nạn cờ bạc, mại dâm, mê tín, thói hư, tật xấu,… được chính quyền các cấp dung túng, cho phát triển, trở thành ung nhọt, gây nhức nhối trong xã hội Việt Nam, v.v.

Còn trên lĩnh vực y tế, hầu như người dân không được hưởng sự chăm sóc y tế, thường xuyên đối mặt với các loại dịch bệnh, đặc biệt là các loại bệnh truyền nhiễm có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và khả năng gây tử vong.

Rõ ràng, với những tư liệu sinh động, thuyết phục trên, nhất là những chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đã vạch trần bản chất của chủ nghĩa thực dân là khai thác kinh tế. Còn chiêu bài “khai hóa”, “bình đẳng, bác ái” chỉ là bình phong để họ thực hiện mục đích của mình. Đó là sự thật lịch sử, mà không ai có thể phủ nhận.

1 – Hồ Chí Minh – Toàn tập, Tập 1, Nxb CTQG, H. 2011, tr. 11

2 – Sđd, Tập 2, tr. 125.

3, 4 – Sđd, Tập 1, tr. 11-12, 11.

5, 6, 7 – Sđd, Tập 2, tr. 40, 39, 81.

8 – Sđd, Tập 1, tr. 12.

9 – Sđd, Tập 4, tr. 2.

10, 11 – Sđd, Tập 1, tr. 11, 424.

12 – Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Viện Lịch sử – Lịch sử Việt Nam, Tập 7 (từ năm 1897 – 1918), Nxb Khoa học xã hội, H. 2013, tr. 172.

13, 14, 15 – Hồ Chí Minh – Toàn tập, Tập 1, Nxb CTQG, H. 2011, tr. 424.

Tội Xâm Phạm An Ninh Quốc Gia Là Gì ? Dấu Hiệu Tội Xâm Phạm An Ninh Quốc Gia, Xâm Phạm Lãnh Thổ ?

Điều 111, bộ luật hình sự năm 2015, Bộ luật hình sự sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định về tội xâm phạm an ninh lãnh thổ, cụ thể:

Người nào xâm nhập lãnh thổ, có hành động làm sai lệch đường biên giới quốc gia hoặc có hành động khác nhằm gây phương hại cho an ninh lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thì bị phạt như sau:

1. Người tổ chức, người hoạt động đắc lực hoặc gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân;

2. Người đồng phạm khác, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 15 năm;

3. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

Còn theo quy định tại Điều 81, luật hình sự năm 1999 quy định tội danh:

Tội xâm phạm an ninh lãnh thổ

Người nào xâm nhập lãnh thổ, có hành động làm sai lệch đường biên giới quốc gia hoặc có hành động khác nhằm gây phương hại cho an ninh lãnh thổ của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thì bị phạt như sau:

1. Người tổ chức, người hoạt động đắc lực hoặc gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân;

2. Người đồng phạm khác thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm.

.

PHÂN TÍCH MỘT SỐ QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT LIÊN QUAN ĐẾN TỘI DANH: 1. Tội xâm phạm an ninh lãnh thổ (Điều 111 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017)

An ninh lãnh thổ là một nội dung quan trọng của an ninh quốc gia. Do vậy, hành vi xâm phạm an ninh lãnh thổ được coi là một dạng hành vi phạm tội xâm phạm an ninh quốc gia. Hành vi này vi phạm nguyên tắc bất khả xâm phạm và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia của luật quốc tế. Tội xâm phạm an ninh lãnh thổ được quy định là “xâm nhập lãnh thổ, cỏ hành động làm sai lệch đường biên giới quốc gia hoặc có hành động khác nhằm gây phương hại cho an ninh lãnh thổ của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.

* về trường hợp phạm tội thứ nhất’. Xâm nhập lãnh thố Việt Nam nhằm gây phương hại cho an ninh lãnh thổ của nước Cộng hoàXHCNViẹt Nam

Đây là trường hợp chủ thể CÓ hành vi vượt biên giới (trên đất liền, trên biển, trên không) vào lãnh thổ Việt Nam một cách vực biên giới V.V.. Lỗi của chủ thể là lỗi cố ý và với mục đích gây phương hại cho an ninh lãnh thổ của Việt Nam.

Khung hình phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân được quy định cho người tổ chức, người hoạt động đắc lực hoặc gây hậu quả nghiêm trọng.(1)

Khung hình phạt tù từ 05 năm đến 15 năm được quy định cho những người đồng phạm khác.

Khung hình phạt tù từ 01 năm đến 05 năm được quy định cho chuẩn bị phạm tội.

Các tội xâm phạm an ninh quốc gia là những tội phạm mang tính nguy hiểm đặc biệt cao vì nó xâm phạm tới những quan hệ xã hội có tầm quan trọng đặc biệt. Đó là độc lập chủ quyền thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, chế độ xã hội, chế độ nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống các tội xâm phạm an ninh quốc gia thì việc xây dựng, hoàn thiện các quy định về loại tội phạm này có ý nghĩa vô cùng quan trọng.

Trong Bộ luật hình sự năm 1999, các tội xâm phạm an ninh quốc gia được quy định tại chương đầu tiên của phần các tội phạm – chương XI (từ Điều 78 đến Điều 92). Nhìn chung, các quy định trong chương này đã được xây dựng một cách khoa học, phù hợp với thực tiễn, song vẫn còn một số quy định chưa hợp lí, chưa lô gíc và khoa học về mặt kĩ thuật lập pháp. Cụ thể như sau:

2. Về Tội Phản bội Tổ quốc (Điều 78 Bộ luật hình sự) và Tội Gián điệp (Điều 80 Bộ luật hình sự)

Theo quy định tại Điều 78, “Công dân Việt Nam nào câu kết với nước ngoài nhằm gây nguy hại cho độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, lực lượng quốc phòng, chế độ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam” thì bị xử lý về Tội phản bội Tổ quốc.

Khoản 1 – Điều 80 quy định về Tội gián điệp: “Người nào có một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:

a) Hoạt động tình báo, phá hoại hoặc gây cơ sở để hoạt động tình báo, phá hoại chống nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

b) Gây cơ sở để hoạt động tình báo, phá hoại theo sự chỉ đạo của nước ngoài; hoạt động thám báo, chỉ điểm, chứa chấp, dẫn đường hoặc thực hiện hành vi khác giúp người nước ngoài hoạt động tình báo, phá hoại;

c) Cung cấp hoặc thu thập nhằm cung cấp bí mật Nhà nước cho nước ngoài; thu thập, cung cấp tin tức, tài liệu khác nhằm mục đích để nước ngoài sử dụng chống nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.”

Từ quy định tại Khoản 1 – Điều 80 Bộ luật hình sự, có thể thấy Điểm b và Điểm c quy định hành vi khách quan của chủ thể là công dân Việt Nam. Qua việc sử dụng các cụm từ “theo sự chỉ đạo của nước ngoài”, “giúp người nước ngoài”, “cho nước ngoài”, “để nước ngoài sử dụng”, các nhà làm luật cho rằng đối với chủ thể là công dân Việt Nam thì hành vi phạm tội chỉ cấu thành tội gián điệp nếu xuất hiện “yếu tố nước ngoài”.

Trong khi đó, đặc trưng của Tội Phản bội Tổ quốc (Điều 78) cũng là yếu tố chủ thể (công dân Việt Nam) và hành vi khách quan gắn với “yếu tố nước ngoài”, cụ thể là hành vi “câu kết với nước ngoài”.

Về vấn đề này, đã có nhiều nhà nghiên cứu đã đưa ra những giải thích để chứng minh “yếu tố nước ngoài” trong hai tội là khác nhau, song thực tế cho thấy công dân Việt Nam bằng một trong những hành vi “Gây cơ sở để hoạt động tình báo, phá hoại theo sự chỉ đạo của nước ngoài; hoạt động thám báo, chỉ điểm, chứa chấp, dẫn đường hoặc thực hiện hành vi khác giúp người nước ngoài hoạt động tình báo, phá hoại” (điểm b – khoản 1 – Điều 80) hay “Cung cấp hoặc thu thập nhằm cung cấp bí mật Nhà nước cho nước ngoài; thu thập, cung cấp tin tức, tài liệu khác nhằm mục đích để nước ngoài sử dụng chống nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.” (điểm c – khoản 1 – Điều 80) để thực hiện tội phạm thì không thể nói là không có sự liên hệ chặt chẽ (câu kết) với nước ngoài.

Từ sự phân tích trên, thiết nghĩ các nhà làm luật nên nghiên cứu để mở rộng phạm vi cấu thành tội phạm Tội phản bội Tổ quốc theo hướng: bất kỳ hành vi nào của công dân Việt Nam có sự liên hệ với nước ngoài nhằm gây phương hại cho nền an ninh quốc gia đều bị xử lý về Tội phản bội Tổ quốc. Theo đó, kể cả hành vi gây cơ sở để hoạt động tình báo, phá hoại theo sự chỉ đạo của nước ngoài; hoạt động thám báo, chỉ điểm, chứa chấp, dẫn đường hoặc thực hiện hành vi khác giúp người nước ngoài hoạt động tình báo, phá hoại, cung cấp hoặc thu thập nhằm cung cấp bí mật Nhà nước cho nước ngoài, thu thập, cung cấp tin tức, tài liệu khác nhằm mục đích để nước ngoài sử dụng chống nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng là hành vi khách quan của Tội phản bội Tổ quốc. Vì thế mà chủ thể của Tội gián điệp chỉ có thể là người nước ngoài với các hành vi đặc trưng của Tội gián điệp là: điều tra, thu thập tin tức tình báo chống lại nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

3. Về Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân (Điều 79 Bộ luật hình sự)

Điều 79 Bộ luật hình sự quy định hành vi khách quan của tội phạm là “hoạt động thành lập hoặc tham gia tổ chức nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”. Từ quy định này có thể thấy chỉ phạm tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân nếu người phạm tội đã có một trong hai hành vi:

– Hành vi thành lập tổ chức nhằm lật đổ chính quyền nhân dân: là hành vi của những người đề xướng chủ trương, đường lối, vạch kế hoạch hoạt động của tổ chức hoặc viết cương lĩnh, điều lệ, hiệu triệu, tuyên truyền, lôi kéo người khác vào tổ chức nhằm lật đổ chính quyền.

– Hành vi tham gia tổ chức nhằm lật đổ chính quyền nhân dân: là hành vi gia nhập tổ chức khi biết rõ tổ chức ấy có mục đích lật đổ chính quyền, xoá bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa, tán thành và tích cực hoạt động theo mục tiêu, kế hoạch của tổ chức đó.

Như vậy, nếu dùng tên của điều luật là “Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” thì hành vi khách quan sẽ còn bao gồm nhiều hành vi khác nữa bởi “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” được hiểu là tất cả các hành vi (chứ không chỉ riêng hai hành vi thành lập và tham gia tổ chức) nhằm thực hiện mục đích cuối cùng là lật đổ chính quyền nhân dân. Điều đó có nghĩa là nội dung và tên gọi của Điều 79 đã có sự mâu thuẫn. Để khắc phục vấn đề này, nên đổi tên Điều 79 Bộ luật hình sự hiện hành thành “Tội thành lập hoặc tham gia tổ chức nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”.

3. Về Tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân (Điều 84 Bộ luật hình sự)

Điều 84 Bộ luật hình sự quy định: “Người nào nhằm chống chính quyền nhân dân mà xâm phạm tính mạng của cán bộ, công chức hoặc công dân…”

Đây là một trong những điều luật đã bộc lộ lỗi về kỹ thuật lập pháp, thể hiện sự rườm rà trong lối diễn đạt. Cụ thể là: khi mô tả đối tượng tác động của tội phạm, các nhà làm luật đã xác định đó là “cán bộ, công chức hoặc công dân”. Dễ nhận thấy rằng khái niệm “công dân” đã bao hàm cả “cán bộ, công chức”. Do đó, thay vì quy định đối tượng tác động của tội khủng bố là “cán bộ, công chức hoặc công dân” nên sử dụng ngắn gọn là “con người”, theo đó điều luật sẽ là: “Người nào nhằm chống chính quyền nhân dân mà xâm phạm tính mạng của con người…”

4. Về Tội phá hoại chính sách đoàn kết (Điều 87) và Tội tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Điều 88)

Theo quy định tại Điều 87 Bộ luật hình sự, hành vi khách quan của Tội phá hoại chính sách đoàn kết gồm bốn hành vi sau:

– Gây chia rẽ giữa các tầng lớp nhân dân, giữa nhân dân với lực lượng vũ trang, với chính quyền nhân dân, với các tổ chức xã hội;

– Gây hằn thù, kỳ thị, chia rẽ dân tộc, xâm phạm quyền bình đẳng trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam;

– Gây chia rẽ người theo tôn giáo với người không theo tôn giáo, chia rẽ các tín đồ tôn giáo với chính quyền nhân dân, với các tổ chức xã hội;

– Phá hoại việc thực hiện chính sách đoàn kết quốc tế.

Theo quy định tại Điều 88 Bộ luật hình sự, hành vi khách quan của Tội tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam gồm ba hành vi sau:

– Tuyên truyền xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân;

– Tuyên truyền những luận điệu chiến tranh tâm lý, phao tin bịa đặt, gây hoang mang trong nhan dân;

– Làm ra, tàng trữ, lưu hành các tài liệu văn hoá phẩm có nội dung chống Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Thực tế đấu tranh phòng, chống tội phạm cho thấy: để phá hoại chính sách đoàn kết (thông qua việc thực hiện một trong các hành vi: gây chia rẽ giữa các tầng lớp nhân dân, giữa nhân dân với lực lượng vũ trang, với chính quyền nhân dân, với các tổ chức xã hội; gây hằn thù, kỳ thị, chia rẽ dân tộc, xâm phạm quyền bình đẳng trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam; gây chia rẽ người theo tôn giáo với người không theo tôn giáo, chia rẽ các tín đồ tôn giáo với chính quyền nhân dân, với các tổ chức xã hội; phá hoại việc thực hiện chính sách đoàn kết quốc tế), người phạm tội phải sử dụng các thủ đoạn tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam giống như những biểu hiện về hành vi trong Tội tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (tức là tuyên truyền hoặc là làm ra, tàng trữ, lưu hành các tài liệu có nội dung phá hoại chính sách đoàn kết). Điều này có nghĩa là: người nào thực hiện hành vi tuyên truyền chống nhà nước để phá hoại chính sách đoàn kết thì xử lý về Tội phá hoại chính sách đoàn kết (Điều 87 Bộ luật hình sự), nếu không xác định được mục đích này thì mới xử lý về Tội tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Điều 88 Bộ luật hình sự). Thiết nghĩ, các nhà làm luật nên xoá bỏ Tội phá hoại chính sách đoàn kết bởi vì tội này chỉ là một trong những hình thức biểu hiện của Tội tuyên truyền chống nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Ngoài những vấn đề đã trình bày trên, thực tiễn đấu tranh phòng, chống các tội xâm phạm an ninh quốc gia của các lực lượng chức năng còn gặp những vướng mắc do chưa có sự thống nhất về cách hiểu đối với một số thuật ngữ được sử dụng để mô tả các tội xâm phạm an ninh quốc gia ở Chương XI Bộ luật hình sự. Chẳng hạn như cụm từ “nước ngoài” được sử dụng trong Điều 78, Điều 80 cho đến nay vẫn chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể khiến cho xuất hiện nhiều ý kiến khác nhau khi giải thích (là người nước ngoài, là cơ quan tình báo nước ngoài, là chính phủ nước ngoài, là tổ chức phi chính phủ nước ngoài, là các tổ chức phản động lưu vong ở nước ngoài… hay là tất cả các chủ thể đó). Hoặc khái niệm “cơ sở vật chất – kỹ thuật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” cũng chưa được hướng dẫn một cách rõ ràng khiến cho có nhiều cách hiểu khác nhau.

Tóm lại, để góp phần hoàn thiện pháp luật hình sự nói chung, quy định về các tội xâm phạm an ninh quốc gia nói riêng, các nhà làm luật cần nghiên cứu sửa đổi, bổ sung theo hướng:

Một là, khắc phục sự giao thoa, chồng chéo về nội dung của một số điều luật bằng cách lược bỏ một số hành vi (như trong Tội gián điệp), thậm chí lược bỏ cả những tội danh (như Tội phá hoại chính sách đoàn kết) mà nội dung của điều luật khác đã bao hàm trong đó.

Hai là, đổi tên Điều 79 Bộ luật hình sự từ “Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” thành “Tội thành lập hoặc tham gia tổ chức nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” cho phù hợp với nội dung được quy định trong điều luật.

Ba là, thay cụm từ “cán bộ, công chức hoặc công dân” khi mô tả đối tượng tác động của tội Khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân (Điều 84 Bộ luật hình sự) bằng cụm từ “con người” cho đảm bảo tính khoa học, súc tích của một văn bản pháp luật.

Bốn là, ban hành các văn bản giải thích một số thuật ngữ được sử dụng để mô tả các tội xâm phạm an ninh quốc gia mà trên thực tế đang còn nhiều tranh cãi sao cho cả việc nhận thức và áp dụng các quy định của Bộ luật hình sự về các tội xâm phạm an ninh quốc gia được thống nhất và chính xác hơn.

Trân trọng cảm ơn!

Chiến Lược Giá Là Gì? Các Chiến Lược Giá Phổ Biến Trong Marketing

Khái niệm chiến lược giá (Pricing Strategy)

Chiến lược giá (Pricing Strategy) là gì?

Chiến lược giá là chiến lược hay chiến thuật vạch ra các phương hướng về giá của sản phẩm/dịch vụ giúp doanh nghiệp, cửa hàng cá nhân đạt được một hay nhiều mục tiêu marketing (gia tăng thị phần, doanh số bán hàng, tối đa lợi nhuận…) chủ yếu thông qua việc áp dụng một mức giá hợp lý cho sản phẩm /dịch vụ tại một thời điểm xác định.

Phân biệt giữa chiến lược giá và phương pháp định giá?

Chiến lược giá Phương pháp định giá

– Vạch ra các phương hướng về giá trong một thời kỳ xác định để doanh nghiệp đạt được mục tiêu Marketing

– Đại diện là chiến lược giá hớt ván sữa, chiến lược giá thâm nhập thị trường…

– Là phương pháp giúp doanh nghiệp xác định mức giá cụ thể của sản phẩm.

– Đại diện là phương pháp định giá Mark-up Pricing, Break-even Point Pricing…

Các chiến lược giá trong Marketing

Có bao nhiêu chiến lược giá trong Marketing?

Có vô số chiến lược giá trong Marketing đã và đang tồn tại trong cộng đồng doanh nghiệp. Sẽ rất chủ quan và phiến diện nếu chỉ định 1 con số chính xác về số lượng chiến lược giá đó, bởi lẻ mỗi chiến lược giá được doanh nghiệp áp dụng và triển khai theo nhiều cách khác nhau, cũng như có những chiến lược giá chỉ được áp dụng bởi một số ít doanh nghiệp, rất khó để có thể đưa vào thống kê. Trong bài viết này, chúng tôi đưa ra tổng cộng 10 chiến lược giá được áp dụng phổ biến trong cộng đồng doanh nghiệp.

A. Nhóm chiến lược giá cho sản phẩm mới

1. Chiến lược giá hớt ván sữa (Market-Skimming Pricing)

Nguyên tắc chung của chiến lược giá hớt ván sữa là tại thời điểm sản phẩm vừa được tung vào thị trường, doanh nghiệp sẽ định một mức giá cao nhất có thể để tối đa hoá lợi nhuận thu được từ phân khúc khách hàng sẵn sàng chi tiền để có được sản phẩm đó.

Bản chất của chiến lược giá hớt ván sữa đúng với tên gọi của nó, “hớt ván sữa”, chiến lược hướng đến một đối tượng nhỏ khách hàng, mặc dù số lượng bán ra ít nhưng lợi nhuận thu về là vô cùng lớn.

Chiến lược này thường được áp dụng đối với những sản phẩm thuộc lĩnh vực công nghệ, với chu kỳ sống ngắn, và doanh nghiệp sản xuất là những nhà nghiên cứu, phát triển, đưa các công nghệ mới vào ứng dụng cuộc sống.

Ví dụ điển hình: Dòng sản phẩm Iphone của Apple.

Trở lại thời điểm tháng 06/2007, khi Steve Jobs cầm trên tay chiếc Iphone đầu tiên trong buổi sự kiện ra mắt sản phẩm. Giới công nghệ đã được một phen sững sốt khi trên tay Steve Jobs là chiến điện thoại chỉ có màn hình cảm ứng, phím home ở mặt trước, phím nguồn và tăng giảm âm lượng ở bên hông. Không có bất kỳ sự xuất hiện của các phím số hay phím qwerty vật lý nào. Tất cả đều được thay thế bằng thao tác trên màn hình cảm ứng. Đây được xem là một cuộc đại cách mạng trong ngành công nghiệp smartphone. Giá niêm yết của mỗi chiếc Iphone thời điểm đó là $599. Đây là một mức giá không hề dễ chịu tại thời điểm này, vượt xa cả những chiếc “flagship” của các hãng điện thoại thông minh nổi tiếng như Nokia, Blackberries, Môtrola… Tuy nhiên, vẫn có một số lượng không nhỏ người tiêu dùng chấp nhận trả mức giá này để được sở hữu chiếc điện thoại này, bất chấp lời khen tiếng chê từ những đối thủ cạnh tranh. Theo cách này, Apple đã thu về một khoảng lợi nhuận khá lớn. Dĩ nhiên, sau một thời gian, giá của sản phẩm này bắt đầu giảm dần theo sự phát triển của môi trường công nghệ cho đến khi nó đượt rút ra khỏi thị trường. Sau lần thành công ấy, các dòng Iphone thế hệ tiếp theo khi ra mắt cũng được áp dụng chiến lược giá tương tự.

2. Chiến lược giá thâm nhập thị trường (Market-penetration Pricing)

Nguyên lý của chiến lược giá thâm nhập thị trường hoàn toàn trái ngược với nguyên lý của chiến lược giá hớt ván sữa vừa nêu trên. Doanh nghiệp áp dụng một mức giá thấp nhất có thể khi tung một sản phẩm mới ra trường với mục tiêu chiếm được thị phần càng nhiều càng tốt.

Doanh nghiệp sẵn sàng chịu lỗ trong thời gian này để đạt được mục tiêu thị phần, sau đó dần đưa giá sản phẩm về lại mức có thể giúp doanh nghiệp có lãi.

Chiến lược này thích hợp cho những sản phẩm thuộc nhóm tiêu dùng phổ thông như thực phẩm, bột giặt, dầu gội, sữa tắm… có vòng đời sản phẩm tương đối dài, và cầu thị trường luôn có xu hướng tăng trưởng.

Ví dụ điển hình: Sản phẩm nước giải khát CocaCola

CocaCola là một trong những hãng sản xuất nước giải khát đứng đầu trên thế giới, khi sản phẩm có mặt ở tất mọi quốc gia ngoại trừ Cuba và Bắc Triều Tiên. Theo thống kê từ trang chúng tôi giá trị thương hiệu Coca-cola ước tính đạt mốt 84 tỷ USD vào tháng 8/2020.

Trở về thời điểm tháng 02/1994 đánh dấu mốc CocaCola trở lại Việt Nam và bắt đầu quá trình kinh doanh lâu dài, kể từ khi khi CocaCola lần đầu được giới thiệu tại Việt Nam vào năm 1960. Lúc này Pepsi đã đến trước và chiếm ưu thế lớn trên thị trường giải khát. Vào thời điểm đó, CocaCola không đặt mục tiêu lợi nhuận, mà là mục tiêu thị phần, bằng cách hạ giá bán xuống thật thấp để giới thiệu “khẩu vị” của nó đến khách hàng mục tiêu, chủ yếu là thông qua các xe đẩy của những người bán hàng rong. Trong một số các bài nghiên cứu khoa học có ghi lại, giá của 1 chai CocaCola vào thời điểm đó là 2.000, trong khi giá của 1 chai Pepsi là 5.000 ở các quán cà phê và 9.000 ở các nhà hàng.

1. Chiến lược giá theo dòng sản phẩm (Product line Pricing)

Để khách hàng có nhiều sự lựa chọn hơn, một số doanh nghiệp đã tùy biến một sản phẩm/dịch vụ gốc thành nhiều phiên bản khác nhau, thường được xếp từ phiên bản có giá trị thấp nhất đến phiên bản có giá trị cao nhất. Trong trường hợp này, tất cả các phiên bản được gọi chung là product line. Căn cứ vào giá trị tăng dần của sản phẩm/dịch vụ, doanh nghiệp cũng sẽ định những mức giá tăng dần tương ứng.

Ví dụ điển hình: Quicken – Đơn vị cung cấp phần mềm quản lý tài chính cho các doanh nghiệp

Quicken cung cấp phần mềm dưới dạng các phiên bản khác nhau, với số lượng chức năng và tính năng và dịch vụ hỗ trợ tăng dần, bao gồm Starter, Deluxe, Premier, Home & Business, Rental Property Manager, với mức giá tương ứng là $29.99, $64.99, $ $94.99, $104.99 và  $154.99.

Ví dụ khác:

Các gói đường truyền Internet của các nhà mạng có tốc độ khác nhau với một mức giá khác nhau.

Các gói dịch vụ tại các tiệm cắt tóc có mức giá từ thấp đến cao, tương ứng với số bước thực hiện trong quy trình dịch vụ cũng tăng dần.

Dòng Iphone 11 tung ra thị trường gồm phiên bản dung lượng khác nhau (64GB, 128GB, 256GB) với mức giá khác nhau.

2. Chiến lược giá sản phẩm đi kèm tùy chọn (Optional-product Pricing)

Chiến lược giá tùy chọn nhắm vào các sản phẩm phụ đi kèm nhưng không bắt buộc (có cũng được, không có cũng không sao), với mức giá thấp hơn khi khách hàng mua một sản phẩm chính nào đó. Chiến lược này nhằm tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm chính, cũng như đẩy mạnh thanh lý lượng hàng tồn kho đối với các sản phẩm phụ tùy chọn.

Ví dụ điển hình:

Một khách hàng vào cửa hàng Phong Vũ để mua một chiếc laptop. Sau khi đã quyết định chọn mua một chiếc laptop, nhân viên của cửa hàng giới thiệu cho khách hàng mua một chiếc balo đi kèm với mức giá chỉ bằng 50% so với mức bình thường.

Ví dụ khác:

Khi khách hàng vào các cửa hàng mua điện thoại, nhân viên đôi khi sẽ gợi ý khách hàng mua các phụ kiện đi kèm bao gồm cáp sạc, củ sạc, tai nghe với mức giá thấp hơn bình thường.

3. Chiến lược giá sản phẩm đi kèm bắt buộc (Captive product pricing)

Chiến lược giá sản phẩm chính – phụ áp dụng cho các trường hợp cho những sản phẩm phụ đi kèm nhưng bắt buộc phải sử dụng cùng với sản phẩm chính mới có thể phát huy công dụng của nó.

4. Chiến lược giá combo (Product bundle pricing/Combo pricing)

Một số doanh nghiệp, cửa hàng bán lẻ, cửa hàng dịch vụ có thể kết hợp các sản phẩm/dịch vụ lại với nhau để bán theo dạng combo (gói), với mức giá thấp hơn tổng giá niêm yết của các sản phẩm nằm trong combo.

Ví dụ:

1 Combo phần ăn tại Dominos Pizza

Combo dịch vụ làm đẹp tại 1 spa

C. Nhóm chiến lược/chiến thuật hiệu chỉnh giá

1. Chiến thuật giá tâm lý (Psychological pricing)

Có khá nhiều lý do khiến doanh nghiệp định mức giá cho sản phẩm/dịch vụ của mình cao hơn so với mức giá của sản phẩm cùng loại đến từ những đối thủ. Một trong các lý do là chiến thuật đánh vào tâm lý khách hàng, chứ không phải vì căn cứ vào giá trị của sản phẩm/dịch vụ.

Ví dụ: Giá sử bạn đang có nhu cầu thuê luật sư, và được giới thiệu 2 vị luật sư có mức giá dịch vụ khác nhau là $50/giờ và $200/giờ. Tuy rằng có thể bạn sẽ chưa đưa ra sự lựa chọn ngay, nhưng hầu hết cảm nhận ban đầu của chúng ta là lựa chọn vị luật sư có mức giá cao hơn sẽ tốt hơn.

2. Chiến lược giá phân khúc (Segmented pricing)

Tuy cùng một sản phẩm/dịch vụ, một số doanh nghiệp hay cửa hàng đưa ra nhiều mức giá khác nhau đối với nhiều đối tượng khách hàng khác nhau.

Ví dụ:

Các hãng xe bus, một số rạp chiếu phim, công viên giải trí áp dụng mức giá thấp hơn đối với đối tượng học sinh và sinh viên.

Một số hãng hàng không áp dụng mức giá ưu đãi cho các thành viên có thứ hạng cao, hoặc giáo viên, công nhân viên chức.

3. Chiến thuật giá khuyến mãi (Promotional pricing)

Có nhiều doanh nghiệp, cửa hàng giảm giá mạnh đối với một số mặt hàng trong một khoảng thời gian ngắn trong một dịp nào đó (sự kiện, lễ, tết…) để đẩy mạnh doanh số. Các thời điểm giảm giá này thường được gọi bằng thuật ngữ “flash sales”.

Ví dụ:

Các doanh nghiệp, cửa hàng thời trang giảm giá mạnh vào ngày Black Friday

4. Chiến lược giá trả sau (Credit-term pricing)

Xu hướng trả góp, trả sau đang dần phổ biến dần trong xã hội ngày nay. Nhiều doanh nghiệp, cửa hàng áp dụng hình thức trả góp và trả sau đối cho các khách hàng khi họ muốn mua một món hàng nhưng chưa đủ khả năng tài chính hoặc đơn giản là trì hoãn thời gian thanh toán của mình.

Ví dụ:

Hình thức mua hàng trả góp tại thegioididong.com

Hình thức mua hàng trả sau trên các trang mua hàng trực tuyến

Làm thế nào để có thể lựa chọn chiến lược giá thích hợp để áp dụng cho sản phẩm?

Việc lựa chọn chiến lược giá thích hợp sẽ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố bao gồm cả chủ quan lẫn khách quan. Tuy nhiên trong đa số các trường hợp, doanh nghiệp cần xác định rõ các yếu tố sau đây:

Khả năng tài chính của khách hàng mục tiêu: Khả năng chi trả của các khách hàng mục tiêu tối đa và tối thiểu là bao nhiêu?

Khả năng tài chính của chính doanh nghiệp: Liệu rằng doanh nghiệp có thể gánh lỗ trong khoảng thời gian bao lâu? Các nhà đầu tư, cổ đông có sẵn sàng rót vốn thêm cho doanh nghiệp?

Giai đoạn trong chu kỳ sống của sản phẩm: Sản phẩm của doanh nghiệp hiện đang ở giai đoạn nào (thâm nhập, tăng trưởng, bão hòa hay suy thoái)?

Định vị sản phẩm: Doanh nghiệp định vị sản phẩm của mình nằm ở vị trí nào so với các đối thủ?

Mức độ cạnh tranh: Có bao nhiêu đối thủ trên thị trường cung cấp sản phẩm tương tự có thể thỏa mãn nhu cầu của cùng khách hàng mục tiêu với doanh nghiệp?

Sau khi đã làm rõ các vấn đề trên, chắc hẳn doanh nghiệp có 70% về khả năng lựa chọn được chiến lược giá phù hợp cho sản phẩm của mình. 30% còn lại sẽ phụ thuộc vào những yếu tố khác như sự thay đổi trong môi trường vĩ mô (môi trường tự nhiên, chính trị, xã hội, văn hóa, công nghệ, nhân khẩu học).

Thế giới Marketing rất đa dạng về chiều ngang lẫn chiều sâu, luôn biến động, thay đổi không ngừng hằng ngày. Chính vì thế, người làm Marketing cần nắm bắt được thực trạng và xu hướng thay đổi trong môi trường kinh doanh để có thể lựa chọn các chiến lược giá phù hợp.

Cập nhật thông tin chi tiết về Xâm Lược Là Gì? Các Hành Vi Nào Gọi Là Xâm Lược? trên website 2atlantic.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!