Bạn đang xem bài viết William Henry Keeler – Du Học Trung Quốc 2022 được cập nhật mới nhất trên website 2atlantic.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Vốn là một giáo sĩ trong vai trò lãnh đạo giáo hội địa phương, ông từng đảm trách nhiều vai trò tại Hoa Kỳ trước khi tiến đến trở thành Tổng giám mục Baltimore như: Giám mục phụ tá Giáo phận Harrisburg (1979 – 1983), Giám quản Tông Tòa Giáo phận Harrisburg (1983), Giám mục chính tòa Harrisburg (1983 – 1989); ngoài ra, ông cũng từng đảm nhiệm vai trò Giám quản Tông Tòa Giáo phận Richmond (2003 – 2004). Ngoài lãnh đạo các giáo phận được bổ nhiệm, ông còn đám nhận nhiều vị trí quan trong tại Hội đồng giám mục quốc gia như: Phó Chủ tịch Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ (1989 – 1992), Chủ tịch Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ (1992 – 1995). Ông được vinh thăng Hồng y ngày 26 tháng 11 năm 1994, bởi Giáo hoàng Gioan Phaolô II . [1]
Hồng y William Henry Keeler sinh ngày 4 tháng 3 năm 1931 tại San Antonio, bang Texas, Hoa kỳ. Sau quá trình tu học dài hạn tại các cơ sở chủng viện theo quy định của Giáo luật, ngày 17 tháng 7 năm 1955, Phó tế Keeler, 24 tuổi, tiến đến việc được truyền chức linh mục. Cử hành nghi thức truyền chức cho tân linh mục là Tổng giám mục Luigi Traglia, Phó Giám quản Giáo phận Rôma.[2]
Sau 24 năm thi hành các công việc mục vụ với thẩm quyền và cương vị của một linh mục, ngày 24 tháng 7 năm 1979, Tòa Thánh loan tin Giáo hoàng đã quyết định tuyển chọn linh mục William Henry Keeler, 48 tuổi, gia nhập Giám mục đoàn Công giáo Hoàn vũ, với vị trí được bổ nhiệm là Giám mục phụ tá Giáo phận Harrisburg, Pennsylvania, danh nghĩa Giám mục hiệu tòa Ulcinium. Lễ tấn phong cho vị giám mục tân cử được tổ chức sau đó vào ngày 21 tháng 9 cùng năm, với phần nghi thức chính yếu được cử hành cách trọng thể bởi 3 giáo sĩ cấp cao, gồm chủ phong là giám mục Joseph Thomas Daley, chính tòa Harrisburg; hai vị giáo sĩ còn lại, với vai trò phụ phong, gồm có giám mục Francis Joseph Gossman, giám mục chính tòa Giáo phận Raleigh, Bắc Carolina và Giám mục Martin Nicholas Lohmuller, giám mục phụ tá Tổng giáo phận Philadelphia, Pennsylvania.[2] Tân giám mục chọn cho mình châm ngôn:OPUS FAC EVANGELISTÆ.[1]
Từ ngày 3 tháng 9 năm 1983, ông đảm nhiệm vai trò Giám quản Tông Tòa Giáo phận Harrisburg. Không lâu sau đó, ngày 11 tháng 10 cùng năm, Tòa Thánh ra quyết định bổ nhiệm Giám mục Keeler đảm nhiệm vai trò Giám mục chính tòa Harrisburg.[2]
Sau khoảng thời gian 6 năm cai quản Harrisburg, Giám mục William Henry Keeler được Tòa Thánh thăng Tổng giám mục, qua việc bổ nhiệm giám mục này làm Tổng giám mục đô thành Tổng giáo phận Baltimore, Maryland. Thông báo về việc bổ nhiệm này được công bố cách rộng rãi vào ngày 6 tháng 4 năm 1989.[2]
Bằng việc tổ chức công nghị Hồng y năm 1994 được cử hành chính thức vào ngày 26 tháng 11, Giáo hoàng Gioan Phaolô II đưa ra quyết định vinh thăng Tổng giám mục William Henry Keeler tước vị danh dự, Hồng y. Tân Hồng y thuộc Đẳng Hồng y Linh mục và Nhà thờ Hiệu tòa được chỉ định là Nhà thờ S. Maria degli Angeli.[2]
Ngoài lãnh đạo các giáo phận được bổ nhiệm, ông còn đám nhận nhiều vị trí quan trong tại Hội đồng giám mục quốc gia như: Phó Chủ tịch Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ, từ năm 1989 cho đến khi được bầu chọn làm Chủ tịch Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ năm 1992. Ông giữ chức vụ này đến năm 1995.[1]
Trong khoảng thời gian ngắn từ ngày 16 tháng 9 năm 2003 đến ngày 31 tháng 3 năm 2004, ông còn kiêm nhiệm thêm vai trò Giám quản Tông Tòa Giáo phận Richmond.[1]
Ngày 12 tháng 7 năm 2007, Tòa Thánh chấp thuận đơn xin hồi hưu của ông, theo Giáo luật. Ông qua đời sau đó vào ngày 23 tháng 3 năm 2017, thọ 86 tuổi.[2]
Hạt Dưa – Du Học Trung Quốc 2022
Hạt dưa là một món ăn nhâm nhi trong ngày Tết của người Việt Nam, đây là món chủ nhà đãi khách trong dịp Tết. Nguyên liệu chính của món hạt dưa đơn giản là chỉ từ những hạt của các loại dưa nhưng chủ yếu là dưa gang. Hạt dưa gang được tách ra và nướng lên làm phần bên trong hạt chín. Khi thưởng thức, người ta sẽ dùng răng (thường là răng cửa) cắn mạnh vào đầu hạt dưa và tách làm đôi hạt dưa để ăn phần lõi màu vàng bên trong gọi là chíp hạt dưa hay cúp hạt dưa. Thực khách vừa nhâm nhi hạt dưa vừa uống trà, trò chuyện giúp không khí Tết thêm sinh động.
Hạt dưa (màu đỏ và màu đen) trong khay bánh mứt ngày Tết
Nhân hạt dưa có vị béo, thơm khá đặc trưng. Ngoài hạt dưa hấu là chủ yếu còn có hạt bí, hạt hướng dương. Hạt dưa thường được tẩm màu đỏ hay màu đen bên ngoài, màu đỏ của hạt dưa tượng trưng cho sự may mắn.[1] Màu hồng đỏ của hạt dưa nhuộm bằng phẩm màu thực phẩm thường đem lại sắc hồng tươi thắm cho đôi môi. Đây cũng là một nét văn hóa đặc sắc của người Việt Nam.[2] Không chỉ lễ Tết, ngày nào trong năm cũng có hạt dưa đỏ để ăn. Vào quán trà chén ven đường phố cũng có món hạt dưa, vào các nhà hàng cũng có món hạt dưa. Sinh nhật, cưới hỏi, người ta vẫn cúp hạt dưa.[3]
Một số công dụng
Hạt dưa là một loại thực phẩm giàu dinh dưỡng và rất hữu ích với người bị viêm gan, rối loạn lipid máu… Ăn hạt dưa thường xuyên giúp tăng cường trí nhớ và chức năng não-thần kinh, phục hồi nhanh sức hoạt động của tế bào não. Hạt dưa chứa nhiều chất dinh dưỡng như protid, glucid, lipid, vitamin B1, B2, E, PP, calci, sắt, kẽm, phosphor, selen… Trong đó, protid của hạt dưa là chất đạm không thể thiếu cho thần kinh, cơ bắp, huyết dịch, nội tạng, xương khớp. Chất glucid trong hạt dưa là thành phần chính cấu tạo tế bào và thần kinh.[4]
Theo Đông y, hạt dưa có vị ngọt, tính mát khi chưa rang chín, sau khi rang có tính bình, tác dụng hạ nhiệt, lợi tiểu, hạ huyết áp, tăng cường sinh lực. Nếu dùng chữa bệnh thì dùng hạt dưa luộc tốt hơn hạt dưa rang. Y học cổ truyền cho rằng hạt dưa làm mát phổi, tan đàm, điều hòa hệ tiêu hóa. Người bị ho do phổi nóng, đàm nhiều, ăn uống kém nên dùng.[4] Có nghiên cứu ghi nhận hạt dưa có tác dụng giúp ổn định men gan và lượng lipid huyết thanh rất có ích cho người bị viêm gan và những người bị rối loạn lipid máu (mỡ trong máu cao), giúp phòng ngừa xơ vữa động mạch.[2] Cũng có các nghiên cứu cho thấy, hạt dưa giúp tăng cường trí nhớ, nâng cao chức năng não-thần kinh, nhanh chóng phục hồi sức hoạt động của tế bào não. Chất béo trong hạt dưa, phần nhiều là acid béo không bão hòa, sẽ giúp ích trong việc phòng ngừa xơ cứng động mạch, bệnh mạch vành, chứng cao mỡ máu…[4]
Nguy cơ
Tuy hạt dưa là món ăn ngon và vui trong ngày Tết tuy nhiên trước đây khá lâu cũng có nhiều cảnh báo về những nguy cơ khi ăn hạt dưa như một số nơi phát hiện hạt dưa có chất gây ung thư bởi tính chất độc hại của phẩm màu công nghiệp được dùng để nhuộm hạt dưa. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, màu công nghiệp Rhodamin B là chất độc có thể gây ngộ độc hoặc gây ung thư nếu dùng lâu dài nên bị cấm sử dụng trong thực phẩm. Rhodamin B là một hợp chất hóa học thường được sử dụng như thuốc nhuộm đánh dấu vết để xác định hướng và lưu tốc của dòng chảy. Thuốc nhuộm rhodamin phát huỳnh quang, do đó có thể phát hiện dễ dàng bằng huỳnh quang kế. Do giá thành thấp, giúp màu sắc tươi tắn, sặc sỡ, bền màu nên trước đây các cơ sở sản xuất hạt dưa thường chọn phẩm màu này để nhuộm màu mà không biết rằng nó là một chất độc hại. Tuy nhiên ngày nay khi các thông tin về chất này được phổ biến rộng rãi thì không ai sử dụng nó trong chế biến hạt dưa nữa. Bên cạnh việc quản lý xuất xứ hàng hóa và các chỉ tiêu an toàn vệ sinh thực phẩm được các cơ quan chức năng giám sát chặt chẽ thì nhận thức của người tiêu dùng cũng đã được nâng cao nên nếu hạt dưa nhuộm phẩm màu thì không thể tiêu thụ được do đó các cơ sở sản xuất ngày nay không ai dùng phẩm màu để nhuộm hạt dưa mà tất cả đều để nguyên màu tự nhiên của hạt dưa khi chế biến. Bên cạnh đó các biện pháp quản lý chất lượng sản phẩm cũng được các cơ sở sản xuất thực hiện một cách nghiêm chỉnh theo tiêu chuẩn GMP nên các sản phẩm hạt dưa ngày nay đang lưu thông trên thị trường có nhãn mác và số hiệu đăng ký, mã vạch, tên cơ sở sản xuất, địa chỉ sản xuất rõ ràng đều là những sản phẩm đảm bảo độ an toàn cao cho người sử dụng.
Chú thích
Định Luật Malus – Du Học Trung Quốc 2022
Định luật Malus, được đặt theo tên của Étienne-Louis Malus, phát biểu rằng: khi ánh sáng truyền qua bản phân cực là phân cực hoàn toàn, cường độ I của ánh sáng truyền qua các bản phân cực sẽ tỉ lệ thuận với bình phương cosin của góc giữa trục truyền của hai bản phân cực:
I = I 0 cos 2 θ i , {displaystyle I=I_{0}cos ^{2}theta _{i},}
[1]
Định Luật Beer–Lambert – Du Học Trung Quốc 2022
Định luật Lambert-Beer , hay Beer-Lambert , Beer–Lambert–Bouguer , là một định luật có nhiều ứng dụng trong hoá học và vật lý. Định luật này được dựa trên hiện tượng hấp thụ bức xạ điện từ của một dung dịch. Định luật này được sử dụng nhiều trong hoá phân tích hữu cơ và vật lý quang học. Định luật này được tìm ra lần đầu bởi nhà khoa học người Pháp Pierre Bouguer , tuy nhiên những đóng góp quan trọng lại thuộc về Johann Heinrich Lambert và August Beer .
Độ hấp thụ ( A ) của một mẫu được định nghĩa là số đối của logarit của độ truyền qua.
Chiếu một chùm tia tới có cường độ Pₒ đi qua 1 dung dịch có màu, trong suốt, thu được chùm tia ló có cường độ P luôn thoả mãn P
Độ truyền quang ( T ) là tỉ lệ giữa lượng ánh sáng đi qua một mẫu ( P ) so với lượng ánh sáng ban đầu được chiếu vào mẫu (ánh sáng tới, Pₒ )
Mối quan hệ giữa độ hấp thụ và độ dày truyền ánh sáng
Năm 1760, trong cuốn Photometria[1], Lambert đã trích dẫn một số nội dung từ cuốn Essai d’optique sur la gradation de la lumière[2] của Pierre Bouguer, nêu lên rằng độ hấp thụ quang tỉ lệ thuận với độ dày truyền ánh sáng (ℓ):
A ∝ ℓ {displaystyle Apropto ell }
2 ống nghiệm chứa cùng một chất, có nồng độ bằng nhau. Tuy nhiên, ta nhìn thấy màu ở ồng nghiệm lớn hơn đậm hơn là bởi vì đường kính ống nghiệm này lớn dẫn đến độ dày truyền ánh sáng lớn nên ánh sáng vàng bị dung dịch hấp thụ nhiều hơn, màu tím của dung dịch lại càng được thể hiện ra nổi bật hơn. (Dung dịch có màu tím do ánh sáng vàng là màu bổ sung với tím bị hấp thụ, khi 2 màu này đi với nhau thì chúng triệt tiêu nhau, còn nếu một màu bị hấp thụ thì màu kia sẽ phản xạ lại mắt ta tạo thành màu của vật thể.
Mối quan hệ giữa độ hấp thụ và nồng độ mẫu dung dịch
Năm 1852, gần 100 năm sau nghiên cứu của J.H Lambert, August Beer mới tìm ra một mối quan hệ nữa để hoàn thiện định luật. Ông nhận ra rằng độ hấp thụ của một mẫu thì tỉ lệ thuận với nồng độ (c) của chất chứa trong mẫu đó:
A ∝ c {displaystyle Apropto c}
Ống nghiệm có nồng độ thấp hơn có màu nhạt hơn do độ hấp thụ nhỏ hơn
Phát biểu định luật
Kết hợp công trình của J.H.Lambert và A.Beer, ta có phương trình Beer-Lambert, được phát biểu như sau:
Độ hấp thụ quang của một dung dịch đối với một chùm sáng đơn sắc tỉ lệ thuận với độ dày truyền quang và nồng độ chất tan trong dung dịch.
hay
A ∝ ℓ × c {displaystyle Apropto ell times c}
Công thức
A = ϵ × ℓ × c {displaystyle A=epsilon times ell times c} ,
trong đó:
A {displaystyle A} là độ hấp thụ quang của mẫu, không có thứ nguyên
ℓ {displaystyle ell } là độ dày truyền quang (cm)
c {displaystyle c} là nồng độ mẫu (mol/L)
ϵ {displaystyle epsilon } là hằng số tỉ lệ, độ hấp thụ quang riêng, tính theo L/mol•cm. Hằng số này không thể được tính toán trên giấy, nó được đo bằng thực nghiệm và dữ liệu sẽ được lưu lại để dùng sau này. Hằng số này là khác nhau cho mỗi chất khác nhau.
Chú ý
Định luật này không nên áp dụng cho các mẫu dung dịch có nồng độ quá cao, do nồng độ càng cao thì ảnh hưởng ủa các yếu tố khác càng lớn, gây ra các sai số đáng kể.
Khi đo độ hấp thụ quang, sử dụng dữ liệu của bước sóng bị hấp thụ nhiều nhất để tăng độ chính xác.
Cập nhật thông tin chi tiết về William Henry Keeler – Du Học Trung Quốc 2022 trên website 2atlantic.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!