Xu Hướng 6/2023 # Viết Mục Tiêu Bài Học # Top 7 View | 2atlantic.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # Viết Mục Tiêu Bài Học # Top 7 View

Bạn đang xem bài viết Viết Mục Tiêu Bài Học được cập nhật mới nhất trên website 2atlantic.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

“Mục tiêu” được sử dụng rất nhiều trong cuộc sống cũng như trong hoạt động giáo dục. Tuy vậy, không phải ai cũng hiểu (trình bày được) và thực hiện được việc viết mục tiêu tốt (ở đây giới hạn trong lĩnh vực giáo dục).

Để viết mục tiêu tốt, ngoài việc hiểu (trình bày được) còn cần kinh nghiệm. Bài viết này chỉ trình bày về mặt kiến thức và một số ví dụ mà tôi đọc được. Về phần kinh nghiệm có lẽ chỉ có tự trải nghiệm mới tích lũy được (bản thân tôi không phải là một chuyên gia về vấn đề này). Thực tế, nhiều khi người ta cũng chỉ viết đối phó nên cũng không cần tốt!?

Mục tiêu là gì?

Theo từ điển tiếng Việt:

Mục tiêu (danh từ) là: chỗ, điểm để nhắm vào

Ví dụ: bắn trúng mục tiêu; phát hiện đúng mục tiêu

Theo từ điển Hán – Nôm (Trung tâm Công nghệ Thông tin Thừa Thiên Huế):

1. Cái đích nhắm. 2. Tiêu chuẩn (muốn đạt tới, trong công việc hoặc kế hoạch). 3. Địa khu hoặc địa điểm mà quân đội muốn tiêu diệt hoặc đánh chiếm.

Như vậy có thể hiểu: Mục tiêu trong giáo dục là cái đích nhắm đến của hoạt động giáo dục.

Mục tiêu khác với mục đích: mục đích thường chỉ cái chung chung, không rõ ràng – trong khi mục tiêu là cụ thể, rõ ràng.

Theo Robert F. Mager [1], bản chất của mục tiêu trong giáo dục là “những gì người học có thể làm được”, tức là kết quả đầu ra (outcomes). Mà theo Benjamin S. Bloom [2] thì gồm: kiến thức, kỹ năng, thái độ của học sinh, tức là mục tiêu giáo dục được mô tả bởi ba lĩnh vực là kiến thức, kỹ năng, thái độ.

Lưu ý rằng: mục tiêu giáo dục là những gì người học có thể làm được sau khi học, chứ không phải nội dung khóa học hay những gì giáo viên dự định sẽ làm.

Cấp độ mục tiêu trong giáo dục

Mục tiêu tổng quát: Mục tiêu của chương trình đào tạo

Mục tiêu trung gian: Mục tiêu của môn học/mô-đun

Mục tiêu cụ thể: Mục tiêu phần/bài học

Tại sao cần viết đúng mục tiêu?

Giúp học sinh định hướng học tập.

Giúp giáo viên xác định chính xác nội dung giảng dạy (thống nhất).

Giúp đảm bảo chất lượng đào tạo (đánh giá đúng, đủ đối với học sinh và giáo viên).

Mục tiêu gồm có những gì?

Theo Robert F. Mager [1]: Mục tiêu gồm ba thành phần là:

Một hoạt động (a performance): thực hiện bởi người học.

Các điều kiện (conditions): trong các điều kiện đó người học thực hiện hoạt động trên.

Tiêu chí đánh giá (criteria): các tiêu chí đánh giá kết quả thực hiện hoạt động trên, hay nói cách khác là người học thực hiện hoạt động trên ở mức độ nào.

Như vậy, mục tiêu trả lời ba câu hỏi:

Người học sẽ thực hiện được hoạt động gì (sau khi học xong)?

Người học thực hiện hoạt động đó trong điều kiện nào?

Kết quả thực hiện của người học như thế nào (ở mức độ nào)?

Mager cũng cho rằng: không nhất thiết phải có đặc tính thứ hai (điều kiện) và thực tế không phải lúc nào cũng cần phải chỉ ra đặc tính thứ ba (tiêu chí đánh giá) nhưng nếu có đầy đủ thì mục tiêu sẽ tốt hơn.

Hoạt động (performance)

Mager lưu ý: hoạt động (performance) nêu ra ở đây phải là hoạt động mà người khác có thể chứng kiến được (là người học thực hiện được hay không). Mager đưa ra hai hoạt động sau:

Có thể viết một bài báo

Có thể phát triển sự đánh giá âm nhạc

Hoạt động 1 là một hoạt động phù hợp trong viết mục tiêu vì người khác có thể thấy được người học thực hiện được hoạt động này hay không. Hoạt động 2 là một hoạt động mà người khác không thể thấy được người học có đạt được hay không (làm sao ta biết một người khác đã phát triển khả năng đánh giá âm nhạc của họ hay không?)!

Điều kiện (conditions)

Điều kiện cho người học biết rằng (nguyên văn của Magner):

Tôi có thể dùng những gì để thực hiện hoạt động trên? Ví dụ: Cho 100 que tăm và một tuýp keo, hãy làm một cái cầu treo.

Những gì tôi không được phép dùng? Ví dụ: Viết bảng cửu chương mà không dùng máy tính.

Thực hiện hoạt động đó trong hoàn cảnh nào? Ví dụ: Chạy 100m trên một cánh đồng lầy lội.

Mager cũng lưu ý: Không nhất thiết luôn phải có điều kiện, nhưng nếu có thì tốt hơn.

Tiêu chí đánh giá (criteria)

Mô tả mức độ thực hiện hoàn thành hoạt động của người học. Ví dụ:

Xác định được 4 trong số 5 khuyết tật sản phẩm trên dây chuyền  sản xuất đang hoạt động.

Đóng được 10 hộp trong 1 phút.

Mager cũng lưu ý: Thực tế không nhất thiết luôn phải có tiêu chí đánh giá, nhưng nếu có thì tốt hơn.

Mức độ thực hiện hoạt động

Theo Benjamin S. Bloom[3], một hoạt động  (cần đánh giá) có thể mô tả qua ba lĩnh vực: kiến thức, kỹ năng và thái độ.

Từ tiếng Anh gốc của B. Bloom là: 1) cognitive – nhận thức (about knowing); 2) affective – tình cảm, cảm xúc (about attitudes, feelings); 3) psychomotor – tâm vận (about doing).

MỨC ĐỘ THỰC HIỆN

Kiến thức Thái độ Kỹ năng

Đánh giá (evaluation) Tập hợp giá trị (characterization by a value complex) Tự nhiên hóa (naturalization)

Tổng hợp (synthesis)

Phân tích (analysis) Tổ chức (organisation) Liên kết (articulation)

Vận dụng (application) Hình thành giá trị (valuing) Làm chuẩn xác (precision)

Thông hiểu (comprehension) Đáp ứng (responding) Thao tác (manipulation)

Nhận biết (knowledge) Tiếp thu (receiving) Bắt chước (imitation)

Vài gợi ý sử dụng động từ khi viết mục tiêu [4]

1/ Đối với kiến thức: 

Mức nhận biết: nêu lên; trình bày; phát biểu; kể lại; liệt kê; nhận biết; chỉ ra; mô tả; định nghĩa; gọi tên;…

Mức thông hiểu: xác định; so sánh; phân biệt; phát hiện; phân tích; tóm tắt; đánh giá; cho ví dụ;…

Mức vận dụng: giải thích; chứng minh; liên hệ; vận dụng; xây dựng; giải quyết;…

2/ Đối với kỹ năng: viết được, vẽ được, đo được; lập được, tính được; làm được; thực hiện được; tổ chức được; thu thập được; làm thí nghiệm; phân loại được;…

Một vài ví dụ viết mục tiêu (sưu tầm)

Bài lý thuyết “Một số chất dinh dưỡng có trong thức ăn và vai trò của chúng đối với cơ thể” (sách hướng dẫn dạy môn Khoa học lớp 4 giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ): Học xong bài này người học sẽ có khả năng: – Sắp xếp được thức ăn hằng ngày vào nhóm thức ăn có nguồn gốc động vật hoặc nhóm thức ăn có nguồn gốc thực vật; – Phân loại được thức ăn dựa vào lượng các chât dinh dưỡng chứa trong mỗi loại thức ăn; – Kể được tên những thức ăn có chứa nhiều chất đạm, chất bột đường, chất béo, các vi-ta-min, chất khoáng, chất xơ. – Trình bày được vai trò của chất đạm, chất bột đường, chất béo, các vi-ta-min, chất khoáng, chất xơ và nước đối với cơ thể.

Bài lý thuyết: “Đảng công sản Việt Nam ra đời” (sách hướng dẫn dạy học môn Lịch sử lớp 5 giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ): Học xong bài này người học sẽ có khả năng: – Nêu được bối cảnh lịch sử dẫn đến sự thành lập của Đảng Công sản Việt Nam; – Nêu được vai trò của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trong quá trình thành lập Đảng; – Trình bày được ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng; – Có tình cảm và lòng biết ơn đối với lãnh tụ Nguyễn Ái quốc, có niềm tin vào vai trò lãnh đạo của Đảng trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước.

Bài lý thuyết “Nước” (sách hướng dẫn dạy môn Hóa học lớp 8 bổ túc THCS): Học xong bài này người học có thể: – Trình bày được thành phần định tính, định lượng của nước; – Trình bày được tính chất vật lý của nước; – Viết được các phương trình hóa học thể hiện tính chất của nước; – Trình bày được các nguyên nhân làm ô nhiễm nguồn nước và biện pháp phòng, chống ô nhiễm; – Có ý thức sử dụng nguồn nước ngọt và giữ cho nguồn nước không bị ô nhiễm.

Bài thực hành “Đo huyết áp” (nghề Điều dưỡng): Học xong bài này người học sẽ có khả năng: – Đo huyết áp của bệnh nhân thật (hoặc bệnh nhân giả định) trong tua thăm bệnh nhân thường lệ, trong thời gian 5 phút. Kết quả đo phải trong phạm vi sai số ±2 mmHg so với kết quả đo của giáo viên; – Huyết áp ngoài phạm vi bình thường phải báo ngay cho y tá trưởng; – Kết quả đo huyết áp phải được ghi rõ ràng trên phiếu bệnh nhân.

Bài tích hợp “Chiết cành”: Học xong bài này người học sẽ có khả năng: – Trình bày được trình tự thao tác chiết cành; – Nêu được tác dụng của một số loại thuốc kích thích ra rễ đối với cành chiết; – Chiết được cành cho 2 loài cây ăn quả theo đúng qui trình và đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật đã nêu trong phiếu “Tiêu chuẩn thực hiện công việc”.

Việc viết mục tiêu bài học không dễ, hy vọng rằng bài viết này cung cấp được một phần nào đó kiến thức cho việc viết mục tiêu bài học (được tốt hơn).

[1] https://www.convergencetraining.com/blog/robert-magers-performance-based-learning-objectives [2] http://tusach.thuvienkhoahoc.com/wiki/H%E1%BB%87_th%E1%BB%91ng_ph%C3%A2n_lo%E1%BA%A1i_c%C3%A1c_m%E1%BB%A5c_ti%C3%AAu_c%E1%BB%A7a_Bloom [3] https://lvluat.wordpress.com/2014/02/23/he-thong-phan-loai-cac-muc-tieu-cua-bloom-st/ [4] Nguyễn Đăng Trụ (viện Chiến lược và Chương trình giáo dục, Bộ GD&ĐT), bài giảng Biên soạn mục tiêu bài dạy, https://nvspdn.files.wordpress.com/2013/11/bien-soan-muc-tieu-bai-day.pdf. [5] Nguyễn Hương Lan, Nguyễn Thị Bích Liên (2016), Nâng cao năng lực lập kế hoạch dạy học của giáo viên giáo dục thường xuyên,  NXB Giáo dục.

[1] http://www.cdkttctn.edu.vn/kinhte-taichinh-thainguyen/tin-tuc/tabid/89/CatID/147/ArticleID/2527/Default.aspx [2] http://cdhh.edu.vn/?p_id=tin&id=ky-thuat-viet-muc-tieu-bai-giang-508 [3] https://tusach.thuvienkhoahoc.com/wiki/L%E1%BB%B1a_ch%E1%BB%8Dn_c%C3%A1ch_d%E1%BA%A1y_th%C3%ADch_h%E1%BB%A3p

Chia sẻ:

Facebook

Twitter

Like this:

Số lượt thích

Đang tải…

Soạn Giáo Án: Mục Tiêu Bài Học

Mục tiêu

Trong phần mục tiêu của giáo án, hãy viết các mục tiêu một cách chính xác và rõ ràng về những gì bạn muốn học sinh của mình đạt được sau khi kết thúc bài học. Đây là một ví dụ: khi bạn soạn giáo án dạy về dinh dưỡng. Đối với giáo án này, mục tiêu của bạn cho bài học là học sinh có thể gọi tên của một vài nhóm thực phẩm, xác định các nhóm thực phẩm và hiểu về kim tự tháp thực phẩm. Tuy nhiên mục tiêu của bạn phải cụ thể và có thể sử dụng các con số khi thích hợp. Điều này sẽ giúp bạn sau khi bài học kết thúc xác định xem bạn có đạt được mục tiêu của mình hay không.

Để xác định mục tiêu bài học của bạn, hãy xem xét việc tự hỏi mình những câu hỏi sau:

Học sinh sẽ làm gì trong bài học này?

Cụ thể đến mức nào (tức là độ chính xác 75%) khi mà học sinh thực hiện một nhiệm vụ nhất định để bài học được coi là hoàn thành thỏa đáng?

Chính xác làm thế nào học sinh sẽ cho thấy rằng chúng hiểu và đạt được các mục tiêu bài học? Điều này được biểu hiện thông qua phiếu kết quả, làm việc nhóm, trình bày, minh họa, vv?

Ngoài ra, bạn cũng phải đảm bảo rằng mục tiêu của bài học phù hợp với chuẩn kiến thức và kỹ năng cho cấp lớp của bạn. Bằng việc suy nghĩ rõ ràng và kỹ lưỡng về các mục tiêu của bài học, bạn hãy đảm bảo rằng bạn đang tận dụng tối đa thời gian giảng dạy của mình.

Khi học về dinh dưỡng, học sinh sẽ được tìm hiểu một tạp chí thực phẩm dạy cách tạo ra một bữa ăn cân bằng bằng cách sử dụng kim tự tháp thực phẩm: Học sinh viết được một công thức cho một bữa ăn nhẹ lành mạnh, gọi tên tất cả các nhóm thực phẩm và những thực phẩm tương quan với chúng.

Khi tìm hiểu về chính quyền địa phương, mục tiêu của bài học này là: học sinh xác định được các thành phần của chính quyền địa phương và có thể tạo ra bốn đến sáu câu bằng cách sử dụng các sự kiện và từ vựng của chính quyền địa phương.

Khi học sinh tìm hiểu về mô hình tiêu hóa, đến cuối bài học: Học sinh có thể chỉ ra được các khu vực của đường tiêu hóa, biết cơ chế thấp thu những chất dinh dưỡng mà cơ thể cần từ thức ăn.

Janelle Cox biên tập

Hướng Dẫn Viết Mục Tiêu Theo Công Thức Smart

Chắc chắn không có điều gì có thể làm hài lòng bạn hơn cảm giác hoàn thành một mục tiêu nào đó.

Khi bạn không theo đuổi một mục tiêu rõ ràng, công việc mà bạn đang làm có thể hình dung như một sự nghiền ngẫm kéo dài không bao giờ có hồi kết. Việc không thiết lập mục tiêu dễ bạn khiến bạn cảm thấy công việc bạn đang làm là không đủ, hoặc tệ hơn, bạn đang đặt mình vào công việc không tạo ra lợi nhuận cho công ty.

Tải mẫu thiết lập mục tiêu Marketing miễn phí. Tại đây

Thiết lập mục tiêu theo nguyên tắc SMART là một phương pháp hiệu quả để làm sáng tỏ động lực của bạn, định hướng rõ ràng cho bạn và các thành viên trong công ty, trong nhóm của bạn và đảm bảo bạn có thể ăn mừng chiến thắng khi đạt được mục tiêu.

Để giúp bạn viết các mục tiêu SMART, chúng tôi đã tạo một mẫu miễn phí với tất cả các công cụ cần thiết để giúp bạn bắt đầu. Nhưng trước tiên – chính xác mục tiêu SMART là gì và nó khác với mục tiêu thông thường như thế nào?

Mục tiêu SMART có nghĩa là gì?

Specific: Xác lập mục tiêu cụ thể, rõ ràng

Measurable: Đặt mục tiêu có thể đo lường được

Attainable: Mục tiêu phải có tính khả thi

Realistic: Đặt mục tiêu có tính thực tế

Time-Bound: Mục tiêu có thời hạn

Việc thiết lập mục tiêu theo nguyên tắc SMART cho phép bạn hình dung được các công việc và mục tiêu trong tâm trí để bạn biết được mình đã đi được bao xa và con bao xa nữa bạn sẽ đạt được mục tiêu.

Khi bạn đạt được cột mốc mà bạn đã nêu trong mục tiêu SMART của mình, bạn hoàn toàn có cơ sở để ăn mừng vì đă hoàn thành được một điều gì đó hữu hình và có tác động chung đến kế hoạch tổng thể.

Bạn nên tải xuống mẫu để theo dõi trong suốt phần còn lại của bài đăng này. Tiếp theo, hãy đi sâu vào tầm quan trọng của từng khía cạnh của từ viết tắt SMART.

Mỗi khía cạnh của từ viết tắt SMART thực sự có nghĩa là gì? Mặc dù chúng tôi chạy theo định nghĩa đằng sau từng từ của SMART, chúng ta sẽ áp dụng cho một ví dụ trong thực tế. Bạn có thể tải xuống mẫu để theo dõi (nhập mục tiêu bắt đầu của bạn vào ô F8) hoặc chỉ cần viết mục tiêu bắt đầu của bạn lên một tờ giấy.

Hãy bắt đầu với một mục tiêu cơ bản, không SMART như ví dụ sau – “Tôi muốn trở nên thon gọn hơn.”

1. Specific

“Trở nên thon gọn hơn” là một mục tiêu mơ hồ. Có vô số cách để có được vóc dáng cân đối hơn, và mọi người đều có định nghĩa riêng về thể dục – ví dụ, bạn đang muốn giảm cân? Thực hiện nhiều động tác chống đẩy?…

Khi một mục tiêu không cụ thể, không có cách nào để biết liệu những hành động bạn đang thực hiện có giúp bạn đạt được mục tiêu đó hay không. Nếu mục tiêu tập thể dục cụ thể của bạn thực sự là tăng số lần chống đẩy bạn có thể làm cùng một lúc, thì việc tuân theo kế hoạch chạy sẽ không hữu ích trong việc đưa bạn đến mục tiêu thực sự.

Một mục tiêu cụ thể là một mục tiêu làm cho các bước tiếp theo của bạn rõ ràng – hoặc, ít nhất, có thể thu hẹp các bước tiếp theo mà bạn có thể thực hiện.

Để làm mọi thứ rõ ràng hơn, chúng ta sẽ thay đổi “Tôi muốn thon gọn hơn”, tôi sẽ thay đổi mục tiêu ví dụ của chúng tôi để đọc, “Tôi muốn có thể thực hiện nhiều động tác chống đẩy hơn.”

Nếu bạn đang theo dõi trong mẫu, hãy đặt mục tiêu của bạn cụ thể hơn và nhập nó vào ô trong Bước 1.

2. Measurable

Khi một mục tiêu có thể đo lường được, bạn có thể dễ dàng theo dõi tiến trình của mình. Thông thường, điều này có nghĩa là bạn sẽ gắn một con số cụ thể vào mục tiêu của mình.

Một mục tiêu gắn liền với những con số sẽ có giá trị hơn rất nhiều. Ngoài việc mang đến cho bạn một điều gì đó để phấn đấu, bạn sẽ có thể ăn mừng chiến thắng khi bạn đạt được điểm chuẩn cuối cùng.

Ví dụ, nếu bạn nói rằng bạn chỉ muốn thực hiện nhiều động tác chống đẩy hơn”, điều đó có nghĩa là bạn muốn tăng thêm 1 cái trong mỗi lần chống đẩy hay bạn muốn tăng gấp đôi số lượng chống đẩy trong mỗi lần chống đẩy? Hai mục tiêu hoàn toàn khác nhau và cần sự nỗ lực khác nhau để hoàn thành

Hãy nói rằng tôi có thể hoàn thành 10 lần chống đẩy ngay bây giờ để cho phép chúng ta đo lường quá trình thực hiện và biết được rằng khi nào chúng ta đạt được mốc mục tiêu đó. Vậy chúng ta sẽ chỉnh sửa lại mục tiêu một chút: “Tôi muốn có thể thực hiện 25 lần chống đẩy liên tiếp”

3. Attainable

Có tham vọng và khát vọng lớn là điều đáng ngưỡng mộ nhưng việc cân bằng giữa mục tiêu dài hạn và mục tiêu ngắn hạn quan trọng hơn rất nhiều.

Việc đặt ra một mục tiêu có tính khả thi có nghĩa bạn phải xem xét tất cả các công việc các yếu tố bạn đã làm được cho đến thời điểm hiện tại từ đó điều chỉnh mục tiêu cho phù hợp với những điểm chuẩn đó.

Để xem xét vấn đề cụ thể hơn, hãy nghĩ về tốc độ tăng trưởng kinh doanh – nếu công ty của bạn đã bán thêm 2% sản phẩm mỗi tháng trong 12 tháng qua, mục tiêu bán thêm 15% sản phẩm vào tháng tới sẽ là một mục tiêu không thực tế. Hãy nhớ rằng tăng trưởng 2% là hiện trạng – vì vậy mục tiêu kéo dài tốt có thể là bán thêm 3 hoặc 4% sản phẩm vào tháng tới. Bán thêm 4% sản phẩm vẫn sẽ tăng gấp đôi mức tăng trưởng hàng tháng của bạn.

Mục tiêu mang tính khả thi rất quan trọng. Có thể cực kỳ nản lòng khi bỏ lỡ các mục tiêu lớn, trong khi việc kiếm được những khoản lợi nhỏ sẽ khuyến khích bạn tiếp tục mang lại chiến thắng.

Mỗi tháng, bạn sẽ nhắm đến sự hài lòng quen thuộc khi đạt được mục tiêu của mình thay vì lo sợ bỏ lỡ một mục tiêu lớn khác.

4. Relevant

Các mục tiêu thực tế là những mục tiêu sẽ giúp bạn đi theo hướng bạn thực sự mong muốn. Bạn có thể phân bổ thời gian của mình cho một lượng hoạt động vô hạn, nhưng hoạt động nào thực sự sẽ đẩy bạn gần nhất với mục tiêu cuối cùng của bạn?

Chúng ta thường bị rơi vào cái bẫy có cảm giác như chúng ta đang làm việc khi mình bận rộn, ngay cả khi các hoạt động của chúng ta không tạo ra một tác động có ý nghĩa nào.

Chúng ta sẽ điều chỉnh mục tiêu ví dụ của chúng ta như sau: “Tôi muốn có thể thực hiện 20 lần hít đất liên tiếp để cải thiện thể lực cơ bắp của mình”

5. Time – Bound

Bạn nên luôn luôn nhắm đến việc hoàn thành mục tiêu của mình trong một khoảng thời gian cụ thể. Thêm vào khung thời gian sẽ không chỉ thúc đẩy bạn thực hiện các bước mỗi ngày cho mục tiêu của mình, mà còn cho phép bạn theo dõi sự tiến bộ bạn đã đạt được so với mục tiêu của mình so với thời gian đã qua.

Nếu tôi đạt được mục tiêu tăng số lần đẩy mà tôi có thể làm được mười lần trong hai tháng, tôi có thể đặt một cột mốc trung điểm là thêm năm lần đẩy trong tháng đầu tiên. Nếu một tháng trôi qua và tôi chỉ tăng số lượng lên ba, tôi sẽ biết rằng tôi cần tăng cường nỗ lực của mình, đánh giá lại chiến lược của mình để tăng sức mạnh đẩy lên hoặc điều chỉnh khung thời gian tôi chọn ban đầu.

Ngoài ra, khung thời gian có thể giúp bạn lập biểu đồ tiến trình của mình. Tôi sẽ thực hiện mục tiêu ví dụ của chúng tôi theo thời gian bằng cách nói, “Tôi muốn có thể thực hiện 20 lần hít đất liên tiếp hai tháng kể từ hôm nay để cải thiện thể lực cơ bắp tổng thể của tôi.” Bây giờ, chúng ta đã có rõ ràng mục tiêu và thời gian mà chúng ta cần hoàn thành.

Trong tab cuối cùng của mẫu mục tiêu SMART, bạn sẽ có thể ghi lại các rào cản để đạt được mục tiêu mà bạn dự đoán và lập kế hoạch hành động để vượt qua các rào cản đó.

Mục Tiêu Học Tập: 7 Bước Xác Định

Mục tiêu học tập là gì? Làm thế nào để con tự giác học? Làm thế nào để con học tập một cách đầy hứng thú? Làm thế nào để con chủ động hơn trong việc học của mình?… Đó có lẽ là nỗi trăn trở của bất kì phụ huynh nào.

Thông thường, để hỗ trợ con học tập, chúng ta tìm những trường tốt, lớp tốt, thầy cô giỏi cho con. Nhưng thực sự, mọi thứ phải bắt đầu từ chính nhu cầu và động cơ của con. Và việc cùng con xác định MỤC TIÊU HỌC TẬP là một hoạt động không thể thiếu nếu chúng ta mong muốn con mình tự giác và say mê học tập.

7 BƯỚC XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU HỌC TẬP

Bước 1: Thiết kế cuộc sống mà con mơ ước

Mọi mục tiêu học tập sẽ trở nên vô nghĩa khi con không hình dung được trong đầu: Con đạt mục tiêu đó để làm gì? Bởi vậy, việc đầu tiên chúng ta cần làm cùng con là THIẾT KẾ CUỘC SỐNG mà con mơ ước.

Chúng ta có thể cùng con tìm hiểu cuộc đời những thần tượng của con, những bạn trẻ thành công, nghề nghiệp mà con mơ ước, những địa danh con muốn tới thăm…

Bước 2: Viết ra những mục tiêu học tập mà con mong muốn

Khi đã hình dung trong đầu về cuộc sống mà con mong muốn, con sẽ thấy được ý nghĩa của những mục tiêu học tập ngày hôm nay: Con muốn học tốt những môn nào? Con muốn rèn thêm những kỹ năng gì?

Các mục tiêu cần phải cụ thể, ví dụ: Tôi muốn đạt điểm 10 môn Toán trong kì thi học kì 2; Tôi muốn đạt 9 điểm môn Tiếng Anh trong kì thi giữa học kì 2…

Có thể con sẽ e dè khi đưa ra mục tiêu vì sợ bản thân không làm được. Chúng ta sẽ khích lệ con bằng cách: Tác dụng lớn nhất của mục tiêu là giúp con không ngừng nỗ lực để tốt hơn con của ngày hôm nay, như thế đã là một thành công rất lớn rồi.

Bước 3: Liệt kê tất cả những lợi ích và những lý do cho việc đạt mục tiêu học tập

Con sẽ có động lực rõ ràng khi chúng ta cùng con xác định rõ nguyên nhân và lợi ích của việc đạt được mục tiêu. Lý do này phải xuất phát từ chính con và khiến cho con cảm thấy hạnh phúc.

Xác định mục tiêu học tập sẽ không thúc đẩy con, trừ khi con có lý do chính đáng của bản thân cho mục tiêu đó. Hãy kiên trì lắng nghe và hướng dẫn con.

Bước 4: Lên kế hoạch hành động

Cùng con lên kế hoạch hành động cụ thể trong một cuốn sổ tay. Ví dụ: “Kế hoạch của tôi là làm các bài kiểm tra Toán của những năm trước. Việc này tôi sẽ làm vào thứ 3 và thứ 5 hàng tuần.”

Giúp con hiểu rằng: Việc xác định thời hạn sẽ giúp con tập trung và làm việc hiệu quả hơn. Con cần ghi rõ: Con muốn đạt mục tiêu vào ngày, tháng, năm nào?

Bước 6: Tiếp thêm cảm xúc cho mục tiêu học tập

Bước 7: Lấy đà bằng việc hành động ngay tức khắc

Sau khi con đã có mục tiêu học tập, chúng ta khuyến khích con bằng việc hành động ngay “lấy hên”. Đó có thể chỉ là lấy sách ra xem một vài trang, hay làm một vài bài tập. Việc lấy đà ngay lập tức có tác dụng giúp con hành động kiên định tiến về phía trước.

Bạn cần một giải pháp gia sư chất lượng cho con?

Gia Sư Nam Long – Tổ chức giáo dục hàng đầu Việt Nam; luôn đồng hành cùng các bậc phụ huynh, với các lớp kèm 1-1, kèm theo nhóm tất cả các môn. Hình thức học phong phú: kèm tại nhà, kèm tại trung tâm, kèm trực tuyến; Tất cả đều kết hợp hệ thống quản trị học tập LMS – Elearning. Giúp học viên chủ động trong học tập, phát triển tư duy, kỹ năng công nghệ thời đại mới, với mức chi phí hợp lý..Đăng ký tại https://giasunamlong.com/dang-ky-tim-gia-su/Liên hệ Hotline: 0888766377

Cập nhật thông tin chi tiết về Viết Mục Tiêu Bài Học trên website 2atlantic.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!