Bạn đang xem bài viết Vấn Đề Pháp Lý Về Người Nước Ngoài được cập nhật mới nhất trên website 2atlantic.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
1.Khái niệm về người nước ngoài Người nước ngoài, tức là người có quốc tịch nước ngoài, là quốc tịch của một nước khác không phải là Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Do chính sách mở cửa của nước ta hiện nay nên số lượng người nước ngoài vào nước ta có nhiều loại với những mục đích khác nhau nhưng nhìn chung có thể phân thành: – Người nước ngoài tạm trú tức là người cư trú có thời hạn tại Việt Nam. – Người nước ngoài thường trú tức là người nước ngoài cư trú không thời hạn ở Việt Nam
Ngoài ra, còn có những trường hợp người nước ngoài quá cảnh, người nước ngoài nhập cảnh nhưng thời gian lưu ở Việt Nam không quá 48 tiếng; hoặc người nước ngoài mượn đường vào Việt nam không quá 3 ngày (72 tiếng) vv… Ở nước ta không có sự phân biệt đối xử giữa người nước ngoài. Họ đều được làm ăn sinh sống, quyền cư trú, đều chịu sự tác động của cùng một quy chế pháp lý hành chính.
2.Đặc điểm về quy chế pháp lý của người nước ngoài
– Tất cả những người nước ngoài cư trú, làm ăn và sinh sống tại Việt Nam đều bình đẳng về năng lực pháp luật hành chính, không phân biệt dân tộc, màu da, tôn giáo, nghề nghiệp;
– Quy chế pháp lý của người nước ngoài có những hạn chế nhất định so với công dân Việt Nam xuất phát từ nguyên tắc quốc tịch được quy định trong luật quốc tịch của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
– Người nước ngoài cư trú tại Việt Nam phải chịu sự tài phán của hai hệ thống pháp luật là hệ thống pháp luật Việt Nam và hệ thống pháp luật của nước mà họ mang quốc tịch.
3. Quyền và nghĩa vụ của người nước ngoài
Người nước ngoài phải chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật của nhà nước Việt Nam. Họ không có quyền bầu cử và ứng cử vào các cơ quan quyền lực nhà nước và cũng không phải thực hiện nghĩa vụ quân sự. Người nước ngoài có công với nhà nước Việt Nam được xét khen thưởng, còn người vi phạm pháp luật Việt Nam sẽ bị xử lý theo pháp luật Việt Nam. Theo pháp luật Việt nam, chế độ pháp lý dành cho người nước ngoài bao gồm các vấn đề cơ bản sau:
a, Về vấn đề tạm trú
– Người nước ngoài được cơ quan quản lý xuất nhập cảnh tại cửa khẩu cấp giấy chứng nhận tạm trú trên lãnh thổ Việt nam khi có đăng kí tạm trú phù hợp với mục đích nhập cảnh trên lãnh thổ Việt nam. Thời hạn tối đa được chứng nhận tạm trú là 12 tháng;
– Người nước ngoài chỉ có thể đi vào nơi cấm người nước ngoài cư trú khi được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
– Người nước ngoài có thể đi lại không phải xin phép trong phạm vi tỉnh, thành phố thuộc trung ương hoặc các địa phương khác nếu mục đích đi lại phù hợp với mục đích tạm trú.
b) Về vấn đề thường trú
– Trong thời hạn 48 tiếng kể từ khi nhập cảnh, người nước ngoài phải đăng kí cư trú (thường trú) tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Nơi đăng kí thường trú là Phòng Quản lý xuất nhập cảnh thuộc công an nơi thường trú.
– Trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày nhận đủ thủ tục hợp lệ, Phòng quản lý xuất nhập cảnh thuộc công an tỉnh cấp giấy chứng nhận thường trú. Trường hợp người nước ngoài muốn đăng kí, thay đổi nghề nghiệp, địa chỉ đã đăng kí hoặc thay đổi nơi thường trú phải làm thủ tục sửa đổi, bổ sung tại Phòng quản lý xuất nhập cảnh thuộc Công an tỉnh nơi cư trú.
– Ðối với người dưới 14 tuổi sống chung với cha mẹ hoặc người đỡ đầu là người nước ngoài thường trú tại Việt nam được cha hoặc mẹ đỡ đầu khai chung vào bản khai thường trú.
– Giấy chứng nhận thường trú có giá trị không thời hạn chỉ được cấp cho người có đủ các yêu cầu luật định và phải từ đủ 14 tuổi trở lên.
c) Về vấn đề trục xuất
Người nước ngoài có thể bị trục xuất nếu thuộc 1 trong các trường hợp sau:
– Có hành vi xâm phạm an ninh quốc gia;
– Bản thân là mối đe doạ tính mạng, sức khoẻ của những người khác tại Việt nam
– Ðã bị Toà án Việt nam kết án về tội hình sự và đã chấp hành xong hình phạt hoặc không còn nghĩa vụ chấp hành hình phạt;
d) Về vấn đề cư trú
Ðược quyền cư trú, đi lại trên lãnh thổ Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam.
đ) Vấn đề lao động và nghề nghiệp
– Người nước ngoài có quyền lao động nhưng không được tự lưa chọn nghề nghiệp như công dân Việt Nam. Hiện nay, có một số nghề kinh doanh mà người nước ngoài không được thực hiện là:
+ Nghề in và sao chụp;
+ Nghề cho thuê nghỉ trọ;
+ Nghề giải phẫu thẩm mỹ
+ Nghề khắc con dấu;
+ Nghề kinh doanh có sử dụng đến chất nổ, chất độc mạnh, chất phóng xạ;
+ Nghề sản xuất và sửa chửa súng săn, sản xuất đạn súng săn và cho thuê súng săn;
Ngoài những ngành nghề quy định chung nếu muốn làm những ngành nghề khác hoặc xin vào làm trong các xí nghiệp, cơ quan thì người nước ngoài phải được cơ quan công an nơi cư trú cho phép và cơ quan quản lý lao động hoặc quản lý ngành nghề đó chấp thuận.
e) Vấn đề y tế và giáo dục
– Ðược khám và chữa bệnh tại các cơ sở y tế của Việt Nam và phải chịu mọi chi phí về khám chữa bệnh theo quy định của nhà nước Việt Nam;
g) Vấn đề các quyền khác về xã hội
– Có nghĩa vụ lao động công ích và được hưởng phúc lợi xã hội theo quy định của pháp luật Việt Nam. Nếu là công nhân trong các cơ quan nhà nước thì người nước ngoài, người không quốc tịch cũng được hưởng các khoản trợ cấp như công nhân viên chức Việt Nam;
– Có quyền tư do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, quyền được bảo đảm bí mật về thư tín, điện tín, điện thoại, quyền được bảo hộ về tài sản, tính mạng, danh dự và nhân phẩm. Ðược nhà nước Việt Nam bảo hộ tính mạng, tài sản và quyền lợi hợp pháp khác trên cơ sở pháp luật Việt Nam và Ðiều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia.
Vấn Đề Ly Hôn Có Yếu Tố Nước Ngoài
VẤN ĐỀ LY HÔN CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI
A. Khái niệm chung
Khái niệm về hôn nhân và quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài được quy định tại Luật hôn nhân và gia đình 2014:
1. Hôn nhân là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi kết hôn.
Nghị định 138/2006/NĐ-CP về Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài quy định:
2. “Người nước ngoài” là người không có quốc tịch Việt Nam, bao gồm người có quốc tịch nước ngoài và người không quốc tịch.
3. “Người Việt Nam định cư ở nước ngoài” là người có quốc tịch Việt Nam và người gốc Việt Nam đang cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài ở nước ngoài.
Khái niệm Ly hôn và Ly hôn có yếu tố nước ngoài được quy định tại Luật hôn nhân gia đình 2014:
Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng trước pháp luật. Dưới mỗi thời kỳ, việc ly hôn được quy định khác nhau. Theo đó Khoản 14 Điều 3 Luật hôn nhân gia đình 2014 quy định: “Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án”.
Điều 127. Ly hôn có yếu tố nước ngoài
1. Việc ly hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, giữa người nước ngoài với nhau thường trú ở Việt Nam được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam theo quy định của Luật này.
2. Trong trường hợp bên là công dân Việt Nam không thường trú ở Việt Nam vào thời điểm yêu cầu ly hôn thì việc ly hôn được giải quyết theo pháp luật của nước nơi thường trú chung của vợ chồng; nếu họ không có nơi thường trú chung thì giải quyết theo pháp luật Việt Nam.
3. Việc giải quyết tài sản là bất động sản ở nước ngoài khi ly hôn tuân theo pháp luật của nước nơi có bất động sản đó.
Ly hôn và công nhận ly hôn chính là việc Tòa án ra quyết định nhằm gỡ bỏ những ràng buộc pháp lý giữa các bên trong quan hệ hôn nhân gia đình. Ly hôn không hoàn toàn mang ý nghĩa tiêu cực, mặt khác, còn là phương án để các bên tìm lại được cuộc sống mới khi mối quan hệ đã hoàn toàn chấm dứt, các bên không còn tôn trọng yêu thương lẫn nhau.
B. Ly hôn có yếu tố nước ngoài
Điều 127. Ly hôn có yếu tố nước ngoài
1. Việc ly hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, giữa người nước ngoài với nhau thường trú ở Việt Nam được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam theo quy định của Luật này.
2. Trong trường hợp bên là công dân Việt Nam không thường trú ở Việt Nam vào thời điểm yêu cầu ly hôn thì việc ly hôn được giải quyết theo pháp luật của nước nơi thường trú chung của vợ chồng; nếu họ không có nơi thường trú chung thì giải quyết theo pháp luật Việt Nam.
3. Việc giải quyết tài sản là bất động sản ở nước ngoài khi ly hôn tuân theo pháp luật của nước nơi có bất động sản đó.
Như vậy, việc ly hôn có yếu tố nước ngoài được giải quyết theo pháp luật Việt Nam. Luật cũng tôn trọng việc giải quyết ly hôn theo pháp luật của các nước khác trong trường hợp hai bên là công dân Việt Nam nhưng không thường trú tại Việt Nam thì giải quyết ly hôn ở nước nơi họ thường trú, và bất động sản của họ được giải quyết theo quy định tại nơi có bất động sản đó.
** Hiện nay pháp luật Việt Nam chưa có quy định nào cụ thể về vấn đề ly hôn có yếu tố nước ngoài. Chỉ có Nghị quyết 01/2003/NQ-HĐTP ngày 16 tháng 04 năm 2003 hướng dẫn áp dụng pháp luật trong việc giải quyết một số loại tranh chấp dân sự, hôn nhân gia đình – Mục 2 – Khoản 2 có quy định về Ly hôn có yếu tố nước ngoài.
Theo đó, Điều 2.1 Nghị quyết 012003/NQ-HĐTP quy định như sau:
2.1. Đối với trường hợp công dân Việt Nam ở trong nước xin ly hôn với công dân Việt Nam đã đi ra nước ngoài
Khi giải quyết loại việc này, cần phân biệt như sau:
a. Đối với những trường hợp uỷ thác tư pháp không có kết quả vì lý do bị đơn sống lưu vong, không có cơ quan nào quản lý, không có địa chỉ rõ ràng nên không thể liên hệ với họ được, thì Toà án yêu cầu thân nhân của bị đơn đó gửi cho họ lời khai của nguyên đơn và báo cho họ gửi về Toà án những lời khai hoặc tài liệu cần thiết cho việc giải quyết vụ án. Sau khi có kết quả, Toà án có thể căn cứ vào những lời khai và tài liệu đó để xét xử theo thủ tục chung.
b. Trường hợp bên đương sự là bị đơn đang ở nước ngoài không có địa chỉ, không có tin tức hoặc giấu địa chỉ nên nguyên đơn ở trong nước không thể biết địa chỉ, tin tức của họ, thì giải quyết như sau:
– Nếu bị đơn ở nước ngoài không có địa chỉ, không có tin tức gì về họ (kể cả thân nhân của họ cũng không có địa chỉ, tin tức gì về họ), thì Toà án ra quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 45 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự và giải thích cho nguyên đơn biết họ có quyền khởi kiện yêu cầu Toà án cấp huyện nơi họ thường trú tuyên bố bị đơn mất tích hoặc đã chết theo quy định của pháp luật về tuyên bố mất tích, tuyên bố chết.
– Nếu thông qua thân nhân của họ mà biết rằng họ vẫn có liên hệ với thân nhân ở trong nước, nhưng thân nhân của họ không cung cấp địa chỉ, tin tức của bị đơn cho Toà án, cũng như không thực hiện yêu cầu của Toà án thông báo cho bị đơn biết để gửi lời khai về cho Toà án, thì coi đây là trường hợp bị đơn cố tình giấu địa chỉ, từ chối khai báo, từ chối cung cấp những tài liệu cần thiết. Nếu Toà án đã yêu cầu đến lần thứ hai mà thân nhân của họ cũng không chịu cung cấp địa chỉ, tin tức của bị đơn cho Toà án cũng như không chịu thực hiện yêu cầu của Toà án thông báo cho bị đơn biết, thì Toà án đưa vụ án ra xét xử vắng mặt bị đơn theo thủ tục chung. Sau khi xét xử Toà án cần gửi ngay cho thân nhân của bị đơn bản sao bản án hoặc quyết định để những người này chuyển cho bị đơn, đồng thời tiến hành niêm yết công khai bản sao bản án, quyết định tại trụ sở Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi bị đơn cư trú cuối cùng và nơi thân nhân của bị đơn cư trú để đương sự có thể sử dụng quyền kháng cáo theo quy định của pháp luật tố tụng.
C. Thực trạng ly hôn có yếu tố nước ngoài
Khi tiến hành giải quyết vụ việc ly hôn có yếu tố nước ngoài tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam xuất hiện rất nhiều khó khăn trong thực tiễn, đặc biệt là trong hoạt động ủy thác tư pháp trong một số công việc như ghi lời khai, tống đạt giấy tờ, thu thập chứng cứ, xác minh địa chỉ, trưng cầu giám định.
Mặc khác, còn chưa kể đến các đương sự cố tình kéo dài thời gian giải quyết vụ án thậm trí cố tình làm cho vụ án không thể giải quyết được.
Trong những năm gần đây, số vụ ly hôn ngày càng tăng, thủ tục giải quyết các vụ án ly hôn có yếu tố nước ngoài còn nhiều vướng mắc. Do vậy, trong tương lai Tòa án cần có những văn bản hướng dẫn để giải quyết những trường hợp trên, để đảm bảo hoạt động tố tụng được giải quyết thống nhất trong từng vụ việc.
Tổ Chức Nhà Nước Và Vấn Đề Hiến Pháp
Sự ra đời của Hiến pháp với tính chất là luật cơ bản gắn liền với thời kỳ giai cấp tư sản giành chính quyền trong cuộc đấu tranh chống lại Nhà nước chuyên chế phong kiến để thành lập ra một nhà nước dân chủ, mà ở đó quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân.
Chính hình thức tồn tại dưới dạng bất thành văn này là cơ sở cho việc lạm dụng Nhà nước mà vi phạm đến quyền lợi nhiều người dân khác của giai cấp thống trị, giữ vai trò điều hành và quản lý đất nước. Phù hợp với thời kỳ này người ta giải thích quyền lực Nhà nước là “thẩm quyền”, do đấng “siêu nhân” tạo ra: Ai, dòng họ nào được quyền đứng trên các dòng họ, các thần dân khác thay mặt cho đấng “siêu nhân” cai quản thống trị xã hội; Quyền lực Nhà nước đáng lý ra là của nhân dân được họ sử dụng như một thứ của cải, sở hữu riêng, và họ có đặc quyền được hưởng suốt đời, và được truyền cho con cháu. Mọi người dân sống trong cộng đồng không được hưởng quyền gì, trừ nghĩa vụ phải tuân theo những gì mà giai cấp thống trị yêu cầu, được gọi là các “thần dân”. Họ phải cam chịu, phải thuần phục giai cấp thống trị thành một lẽ đương nhiên, như sinh ra giữa trời đất, phải cam chịu một cách tự nhiên, như thời tiết, như thời gian, không gian… không còn cách nào khác.
Với sự phát triển của xã hội, loài người đã nhận ra không phải việc tổ chức Nhà nước là thần bí như vậy, mà xuất phát từ nhân dân, những người sống trong cộng đồng xã hội tạo nên. Do nhu cầu phải tồn tại, phải phát triển các cá nhân không sống một cách biệt lập, phải liên kết nhau thành một cộng đồng dân tộc, dưới sự quản lý của một tổ chức nhất định, đó là Nhà nước. Đúng như nhận định của nhà Triết học người Anh cách đây hơn một nửa thiên kỷ:
Bên cạnh việc nhà nước có chức năng phải duy trì và bảo đảm cho cuộc sống của con người trước những thiên tai, trước những sự xâm phạm của các chủ thể khác, thì cũng chính nhà nước lại là một chủ thể nguy hiểm cho việc xâm phạm đến con người. Vì nhà
nước xét cho cùng cũng chính do con người tạo nên, nên nhà nước cũng mang theo những bản tính tốt và xấu của con người.
Vậy mục tiêu của sinh ra Hiến pháp là gì? Phải chăng không phải là những tuyên bố chứ đựng trong Tuyên ngôn Độc lập của nước Mỹ năm 1776, và sau này cũng được Hồ Chí Minh nhắc lại trong bản Tuyên ngôn Độc lập cho nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa năm 1945:
Chúng ta thừa nhận những chân lý tự nhiên rằng tất cả mọi người đều sinh ra bình đẳng, rằng tạo hoá trao cho họ những quyền không thể tước đoạt, đó là quyền sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc.
Để đảm bảo những quyền này, các chính phủ được lập ra trong nhân dân và có được những quyền lợi chính đáng trên cơ sở nhất trí của nhân dân, rằng bất cứ khi nào một thể chế chính quyền đó phá vỡ những mục tiêu này, thì nhân dân có quyền thay đổi hoặc loại bỏ chính quyền đó và lập nên một chính quyền mới, đặt trên nền tảng những nguyên tắc cũng như tổ chức thực thi quyền hành theo một thể thức sao cho có hiệu quả tốt nhất đối với an ninh và hạnh phúc của họ.
Tuyên ngôn Độc lập Hoa kỳ, 1776
“Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy , có quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”.
Lời bất hủ ấy trong bản Tuyên ngôn độc lập năm 1776 của nước Mỹ. Suy rộng ra , câu ấy có nghĩa là: Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do.
Hồ Chí Minh, Tuyên Ngôn Độc lập, 2- 9 năm 1945
Muốn tránh khỏi những sự lạm dụng quyền lực Nhà nước và sự sử dụng quyền lực nhà nước một cách tùy tiện như trước đây, phải có một khế ước giữa những người dân sống trong cộng đồng với những người đại diện thay mặt cho nhân dân, đứng trên nhân dân, để quản lý xã hội. Bản khế ước này sau này được gọi là Hiến pháp.
Thuật ngữ Hiến pháp có nguồn gốc tiếng La tinh là từ “constitutio” đã tồn tại rất lâu trong lịch sử. Trong Nhà nước La Mã cổ đại, một số hoàng đế đã dùng thuật ngữ này chỉ cho các quyết định của mình. Thuật ngữ này chỉ có nghĩa như ngày nay, kể từ khi có cách mạng tư sản.
Trong xã hội phong kiến ở một số quốc gia, nhất là ở phương Tây cũng đã tồn tại một số văn bản pháp luật kiểu hiến pháp thường được gọi là “Hiến chương”, thể hiện sự thỏa hiệp giữa các vương triều chuyên chế với một số lãnh địa, lãnh chúa thừa nhận một số quyền của một số lãnh địa, thành thị… Nhưng bản thân từ “Hiến pháp” thì không được sử dụng. Nếu trong xã hội phong kiến phương Tây như vậy, thì trong xã hội phong kiến phương Đông, thuật ngữ này càng không được nhắc tới.
Lâm Ngữ Đường, một nhà nghiên cứu văn hoá Trung quốc, trong tác phẩm nổi tiếng “My country and my people,” cũng mạnh dạn cho rằng, nội dung cơ bản của hiến pháp là phải có quy định ngăn ngừa bản tính xấu vốn có của con người cầm quyền lực. Khác với các đạo luật bình thường khác, Hiến pháp phải có những quy định thể hiện tâm lý của hành vi của con người. Ông viết:
“Theo tiêu chuẩn quốc gia, nền chính trị của chúng ta (Trung Quốc – NĐD) có những đặc điểm rõ ràng là thiếu một hiến pháp và thiếu quan niệm về quyền lợi của công dân. Những đặc điểm đó mà tồn tại là do nền triết lý chính trị và một tình trạng đặc thù vậy. Một triết lý dung hoà đạo đức khác hẳn với một triết lý hiệu lực. Nền triết lý pha trộn đạo đức vào chính trị tạo ra một khái niệm căn bản của hiến pháp trong đó đã dự định bọn người thống trị có thể trở nên những người đồi bại; nếu họ lạm dụng quyền lực làm tổn hại đến quyền lợi của chúng ta, lúc đó ta có thể trông cậy vào hiến pháp làm vũ khí để bảo vệ quyền lợi của mình. Khái niệm đối với Chính phủ của người Trung Quốc khác hẳn với khái niệm dự đoán nói trên. Họ chỉ biết rằng chính phủ là cha mẹ của dân, có thể gọi nó là phụ mẫu chính phủ” hay chính phủ hiền năng”. Cái chính phủ soi xét đến quyền lợi của người dân hệt như cha mẹ lo liệu cho con cái vậy. Vì thế, nhân dân ta (Trung Quốc – NĐD) lấy quyền “tiện nghi hành sự” (tuỳ ý nên làm sao làm vậy) giao phó cho chính phủ, lại còn cho một tín nhiệm vô thời hạn nữa”.
Hiến pháp với nhân quyền với dân chủ, với nền kinh tế thị trường như những cặp phạm trù căn bản của nhà pháp quyền. Cũng chính Lâm Ngữ Đường còn chỉ ra rằng, sự ngăn ngừa trên là một biểu hiện của nền pháp trị, nó khác hẳn với chính trị nhân trị của Khổng Tử, Ông viết tiếp:
“Khái niệm chính trị của Khổng Tử cho rằng, mỗi kẻ trong guồng máy thống trị là một bậc quân tử hiền đức, bởi vậy mới lấy lễ của người quân tử để đối với họ. Khái niệm chính trị của chế độ pháp trị cho rằng mỗi kẻ trong guồng máy thống trị là một kẻ đồi bại, bởi vậy phải định trước những điều khoản để ngăn ngừa đối với họ,trước khi họ có ý định làm bậy. Thật rõ ràng ý kiến thứ nhất là truyền thống của Trung quốc từ xưa tới nay, ý kiến thứ nhì là ý kiến của Âu Châu, mà cũng là ý kiến của Hàn Phi Tử vậy. Hiển nhiên ông đã nói rằng: “Bậc thánh nhân trị quốc, không trông cậy vào người ta làm điều thiện giúp mình, mà phải làm sao khiến họ không làm bậy được. (Thánh nhân chi trị quốc, bất thị nhân chi vi ngô thiện dã, nhi dụng kỳ bất đắc vi phi dã). Câu nói này là điểm nền móng đạo đức quan của triết học pháp gia. Nói khác đi, chúng ta không thể coi bọn người cầm quyền cai trị là quân tử và mong họ làm theo đạo nhân nghĩa được, phải coi họ là những người có thể thành những tên tù phạm và phải trù liệu những thủ đoạn và những phương pháp để ngăn ngừa những hành vi tội ác của họ có thể làm được như bóc lột quyền lợi của nhân dân hay bán nước. Đến đây ta có thể nhận ngay rằng chế độ pháp trị có thể dễ dàng thu được hiệu quả thực sự, hiệu năng ngăn chặn hủ hoá chính trị rõ ràng là mạnh hơn thái độ yên lặng ngồi đợi bọn hiền nhân quân tử nói trên làm theo lương tâm vậy”.
Sự ra đời của Hiến pháp với tính chất là luật cơ bản gắn liền với thời kỳ giai cấp tư sản giành chính quyền trong cuộc đấu tranh chống lại Nhà nước chuyên chế phong kiến để thành lập ra một nhà nước dân chủ, mà ở đó quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Đây là cuộc đấu tranh rất dai dẳng giữa một lực lượng tư sản tiến bộ muốn giành chính quyền về tay mình với giai cấp phong kiến cổ hổ đang cầm quyền. Trong cuộc đấu tranh này giai cấp tư sản đã đạt được sự liên minh với nhiều tầng lớp nhân dân lao động. Cuộc đấu tranh giai cấp diễn ra một cách rất lâu dài và phức tạp, lúc đầu sự thành công được thể hiện ở sự hạn chế quyền lực của vương triều bằng việc thành lập một cơ quan gọi là nghị viện, tồn tại bên cạnh vua hoặc thành lập một chế độ cộng hoà thừa nhận các quyền của các công dân có của, cùng với việc quy định các cách thức tổ chức và hoạt động của chính bản thân các cơ quan nhà nước. Rồi dần dần cuối cùng bằng việc lật đổ, xóa bỏ hoàn toàn sự cầm quyền của giai cấp phong kiến, thiết lập chế độ quyền lực thuộc về nhân dân. Khái niệm nhân dân thuở ban đầu chỉ bao gồm những người đàn ông da trắng có tài sản. Hiến pháp là bản văn ghi nhận thành quả của cuộc đấu tranh này, cùng với việc quy định cách thức thực hiện quyền lực của giai cấp tư sản, những người đàn ông da trắng có tài sản.
Bản văn có dấu hiệu mang tính hiến pháp đầu tiên của thế giới là bản Magna Charta. Đây là một bản Đại Hiến chương của nước Anh. Đây là Hiến chương về các quyền tự do mà giới quý tộc Anh thúc ép Quốc vương John ban hành năm 1215. Hiến chương này được coi là sự khởi đầu của một Chính phủ hạn chế và pháp trị ngược với nền quân chủ chuyên chế, nên nó được coi là tiên báo quan trọng đối với Hiến pháp Hoa kỳ.1 (American government and politics. Copyright 1993).
Văn bản có tính chất Hiến pháp đầu tiên là của cách mạng tư sản Anh (1640 – 1654), tức là văn bản quy định “Hình thức cai quản Nhà nước Anh, Xcotlen, Ailen…” (1653).
Sau khi Hợp chủng quốc Hoa Kỳ (nước Mỹ) được thành lập, năm 1787 bản Hiến pháp của Nhà nước Mỹ đã ra đời. Đó cũng là bản Hiến pháp đầu tiên trong lịch sử được hiểu theo nghĩa phổ biến ngày nay. Những bản Hiến pháp tiếp theo ra đời ở châu Âu: Hiến pháp Ba Lan năm 1791, và Hiến pháp nước Pháp 1791 trong thời kỳ cách mạng tư sản Pháp.
Xét về mặt bản chất, theo quan điểm của chủ nghĩa Mác, Hiến pháp là một loại văn bản pháp lý đặc thù mang nội dung giai cấp một cách rất rõ rệt. Bản chất của kiểu Hiến pháp nói riêng, pháp luật nói chung đó đã được Mác-Ăng ghen nêu trong “Tuyên ngôn Đảng cộng sản” nổi tiếng: “Pháp luật của các ông chủ chỉ là ý chí của giai cấp các ông được nâng lên thành luật, cái ý chí mà nội dung là do những điều kiện vật chất và đời sống của giai cấp các ông quyết định.”
Phải nói rằng, việc xem xét Hiến pháp cũng như mọi hiện tượng Nhà nước – pháp luật từ lập trường giai cấp là một trong các phát kiến vĩ đại của Mác – Ăng ghen, đưa lại cho học thuyết của hai ông tính cách mạng và tính khoa học sâu sắc. Mác – Ăng ghen chỉ ra rõ ràng mối quan hệ chặt chẽ giữa Hiến pháp và đời sống chính trị của một số nước.
Từ thực tế lịch sử của xã hội tư bản Pháp những năm 1848 -1851, Mác đã vạch rõ rằng Hiến pháp là kết quả của sự vận động của đời sống chính trị, không những nội dung mà cả hình thức của Hiến pháp đều chịu sự tác động trực tiếp của tiến trình đấu tranh giai cấp. khi xem xét Hiến pháp của nước Pháp (1848) Mác dã đưa ra một nhận xét mang tính tổng kết, khái quát cao có ý nghĩa chỉ đạo đối với cả việc xem xét tất cả các bản Hiến pháp khác. Theo Mác Hiến pháp1848 chỉ là sự ghi chép dưới hình thức một biên bản các sự kiện đang tồn tại, rằng Hiến pháp đó đã ghi nhận sự việc thành lập một nền cộng hòa, sự kiện về quyền phổ thông đầu phiếu, về quốc hội thống nhất có chủ quyền.
Về vấn đề bản chất của các loại Hiến pháp sau này cũng được Lênin khẳng định: “Các bản Hiến pháp là kết quả của cuộc đấu tranh giai cấp lâu dài và vất vả giữa một bên là chế độ phong kiến, chế độ chuyên chế và một bên là giai cấp tư sản, nông dân, công nhân. Các Hiến pháp thành văn và không thành văn… đều là bản ghi chép thành quả đấu tranh thu được sau hàng loạt thắng lợi giành giật được một cách khó khăn của chế độ mới chống lại chế độ cũ mà hàng loạt thất bại mà chế độ cũ chống trả chế độ mới gây nên”.
Trong thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản sang chủ nghĩa cộng sản vẫn còn nhà nước. Vì vậy, việc tổ chức nhà nước vẫn còn, cho nên dưới chế độ xã hội chủ nghĩa Hiến pháp vẫn cần, nhưng nó mang một bản chất hoàn toàn khác trước đây. Trong xã hội xã hội chủ nghĩa, Hiến pháp vẫn là văn bản quy định việc tổ chức Nhà nước, nhưng với bản chất khác hơn, thể hiện quyền lực thực sự thuộc về nhân dân không phân biệt đẳng cấp, giàu nghèo, tôn giáo, tín ngưỡng, nam nữ…
Nền tảng chính xây dựng nên một chính phủ dân chủ đó là hiến pháp – đó là sự tuyên bố chính thức các qui định, các giới hạn, các thủ tục và các định chế. Hiến pháp của một quốc gia là bộ luật tối cao của lãnh thổ đó, và tất cả mọi công dân, từ thủ tướng tới người dân đều chịu sự chi phối của nó. Ở mức độ tối thiểu, hiến pháp ( thường được hệ thống hóa thành một văn bản duy nhất) xây dựng quyền lực cho chính phủ quốc gia, mang lại sự đảm bảo cho các quyền cơ bản của con người và đưa ra các thủ tục hoạt động cơ bản cho chính phủ.
Thạc sỹ Phạm Ngọc Minh – Khoa Luật Trường Đại học Hòa Bình
Liên kết đào tạo và hợp tác việc làm giữa Trường Đại học Hòa Bình và Công ty Luật TNHH Everest là hoạt động cần thiết để giải quyết thực trạng chênh lệch giữa nhu cầu của doanh nghiệp và sự đáp ứng của nhà trường. Hướng đến mục tiêu đào tạo 100% sinh viên có việc làm sau khi trường, Trường Đại học Hòa Bình triển khai liên kết chặt chẽ với Công ty Luật TNHH Everest trong công tác đào tạo sinh viên và tạo điều kiện việc làm cho sinh viên mới ra trường. Để được tư vấn pháp luật, Quý khách vui lòng gọi tới tổng đài 19006198.
Quản Lý Thuế: Những Vấn Đề Pháp Lý Cần Quan Tâm
Quản lý thuế là khâu tổ chức, phân công trách nhiệm cho các bộ phận trong cơ quan thuế; xác lập mối quan hệ phối hợp giữa các bộ phận một cách hữu hiệu trong việc thực thi các chính sách thuế.
– Quản lý thuế là như thế nào?
Quản lý nhà nước đối với nền kinh tế là sự tác động có tổ chức và bằng pháp quyền của Nhà nước lên nền kinh tế quốc dân, nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn lực kinh tế trong và ngoài nước, các cơ cấu có thể có để đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế đất nước đặt ra, trong điều kiện hội nhập và mở rộng giao lưu quốc tế. Trong khi đó quản lý tài chính công là quá trình Nhà nước hoạch định, xây dựng chính sách, chế độ; sử dụng hệ thống các công cụ và phương pháp thích hợp tác động đến các hoạt động của tài chính công, làm cho chúng vận động phù hợp với yêu cầu khách quan của nền kinh tế-xã hội, nhằm phục vụ tốt nhất cho việc thực hiện các chức năng do Nhà nước đảm nhận.
Quản lý thuế rõ ràng là một nội dung của quản lý nhà nước về kinh tế. Ngoài ra, nó là một nhánh quan trọng của quản lý tài chính công. Do vậy, khái niệm quản lý thuế cũng có một số nét tương đồng với hai khái niệm trên. “Quản lý thuế là những biện pháp nghiệp vụ do cơ quan có chức năng thu ngân sách nhà nước (NSNN) thực hiện”… “Đó là những hoạt động thường xuyên của cơ quan thu hướng về phía đối tượng nộp nhằm đảm bảo thu thuế đầy đủ, kịp thời và đúng luật định”. Với quan niệm như vậy, quản lý thuế là quản lý thu thuế. Nó bao gồm xây dựng kế hoạch thu thuế, tổ chức các biện pháp hành thu và tổ chức bộ máy ngành thuế. Trong hoạt động quản lý, các vấn đề về chủ thể quản lý, đối tượng quản lý, công cụ và phương pháp quản lý, mục tiêu quản lý là những yếu tố trung tâm đòi hỏi phải được xác định đúng đắn.
Đối tượng của quản lý thuế là các quan hệ phát sinh trước, trong và sau quá trình triển khai tổ chức thu nộp thuế cho nhà nước. Các quan hệ này có thể diễn ra giữa cơ quan thuế với người nộp thuế, giữa người nộp thuế với nhau, giữa nội bộ cơ quan thuế, thậm chí giữa cơ quan thuế trong nước với cơ quan thuế các nước khác… Vì vậy, nó hết sức đa dạng và phức tạp đòi hỏi phải có các công cụ và phương pháp quản lý thích hợp.
– Công cụ và phương pháp quản lý thuế
Công cụ của quản lý thuế là pháp luật, là kế hoạch, chính sách và một số công cụ khác. Pháp luật là công cụ quản lý thuế có tính định hướng và điều tiết quan trọng nhất. Nó tạo tiền đề để điều chỉnh các quan hệ kinh tế, duy trì sự ổn định lâu dài của nền kinh tế quốc dân nhằm thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế bền vững. Nó tạo cơ chế pháp lý hữu hiệu để thực hiện sự bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ về thuế giữa các chủ thể kinh tế. Pháp luật thể hiện chủ yếu ở các văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban nhân dân, Hội đồng nhân dân…ban hành.
Đó có thể là Luật Quản lý thuế, các Luật thuế, Luật Hải quan, các văn bản dưới Luật… Kế hoạch cũng là một công cụ không thể thiếu trong quản lý thuế. Nếu quản lý thuế không lên kế hoạch ngắn hạn, trung và dài hạn một cách cụ thể thì không thể đánh giá so sánh được chất lượng hiệu quả của quản lý thuế qua các từng giai đoạn, không rút ra được những kinh nghiệm bổ ích phục vụ công tác quản lý thuế. Đặc biệt trong nền kinh tế thị trường hiện nay, với nhiều nhân tố tác động đến quản lý thuế từ trong và ngoài nước, công tác lập kế hoạch và quản trị chiến lược trong quản lý thuế càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.
Trong hệ thống các công cụ quản lý, các chính sách là bộ phận năng động nhất, có độ nhạy cảm cao trước những biến động trong đời sống kinh tế xã hội của đất nước. Các chính sách về kinh tế rất đa dạng nhiều loại, trực tiếp hoặc gián tiếp tác động tới quản lý thuế. Những chính sách chủ yếu tác động tới quản lý thuế gồm có chính sách kinh tế đối ngoại, chính sách cơ cấu kinh tế, chính sách thuế. Chính sách kinh tế đối ngoại thay đổi theo hướng mở cửa, hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới thì công tác quản lý thuế trở nên khó khăn, phức tạp hơn, phải đối mặt với những vấn đề mới phát sinh như thuế trùng, giá chuyển nhượng, cạnh tranh thuế…
Chính sách cơ cấu kinh tế thay đổi theo hướng chuyển dịch từ nông nghiệp, công nghiệp sang dịch vụ thì cơ cấu nguồn thu từ thuế cũng có sự thay đổi. Chính sách thuế thay đổi để phù hợp với yêu cầu của hội nhập như cắt giảm thuế quan và tuân theo các nguyên tắc quốc tế thì nguồn thu từ thuế xuất nhập khẩu cũng bị ảnh hưởng. Ngoài ra, nó có thể tác động tới bộ máy quản lý thuế, chu trình quản lý thuế. Bộ máy quản lý thuế phải hình thành thêm những phòng chức năng mới, chu trình quản lý thuế phải thiết kế phù hợp với chuẩn mực quốc tế. Với những lý do trên, hệ thống các chính sách kinh tế là công cụ vô cùng quan trọng cần được xây dựng phù hợp với đặc điểm của nền kinh tế trong nước và xu thế toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế đang ngày càng gia tăng.
Phương pháp quản lý thuế gồm có phương pháp hành chính, phương pháp kinh tế, phương pháp giáo dục… Phương pháp hành chính được sử dụng khi các chủ thể của quản lý thuế muốn các đòi hỏi của mình phải được khách thể quản lý tuân thủ một cách bắt buộc, vô điều kiện. Quản lý thuế bằng phương pháp hành chính cần tránh kiểu quản lý hành chính quan liêu, lạm dụng quyền hành. Sử dụng phương pháp này chỉ có hiệu quả khi các quyết định mà chủ thể quản lý thuế đưa ra có căn cứ khoa học, được luận chứng đầy đủ về mặt kinh tế.
Sử dụng phương pháp hành chính phải gắn chặt quyền hạn và trách nhiệm của cấp ra quyết định, mỗi bộ phận, mỗi cán bộ khi sử dụng các quyền hạn đó. Phương pháp kinh tế được sử dụng thông qua việc dùng lợi ích vật chất để kích thích tính tích cực của các khách thể quản lý, tức là tác động tới các tổ chức và cá nhân đang thực hiện các hoạt động quản lý thuế. Phương pháp kinh tế trong quản lý thuế thể hiện dưới hình thức khoán, thưởng, ưu đãi…Phương pháp giáo dục trong quản lý thuế được sử dụng thông qua việc Nhà nước tác động vào nhận thức và tình cảm của khách thể quản lý nhằm nâng cao tính tự giác, tính tích cực của họ trong việc thực hiện các nghĩa vụ đối với Nhà nước. Nhà nước có thể sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng như sách, báo, đài phát thanh, truyền hình,…sử dụng các đoàn thể, các hoạt động có tính xã hội để thực hiện tuyên truyền, giáo dục.
– Mục tiêu của quản lý thuế
Tùy vào đặc điểm của từng nước mà quản lý thuế sẽ có các mục tiêu khác nhau. Song nhìn chung quản lý thuế ở các nước thường nhằm vào các mục tiêu:
Ba là, phát huy tối đa vai trò của thuế trong nền kinh tế. Vai trò của thuế mang tính toàn diện trên nhiều lĩnh vực. Thuế là nguồn thu chủ yếu của NSNN, là công cụ điều tiết kinh tế vĩ mô, điều tiết thu nhập, giảm bớt chênh lệch giàu nghèo, thuế góp phần kiểm tra, giám sát các hoạt động sản xuất kinh doanh. Song, những vai trò đó không mang tính khách quan, mà nó là kết quả của những tác động từ phía con người. Những tác động này được thực hiện thông qua những nội dung, những công việc cụ thể của công tác quản lý thuế.
Bốn là, tăng cường ý thức chấp hành pháp luật cho các tổ chức kinh tế và dân cư. Quản lý thuế là một trong những nội dung cơ bản của quản lý tài chính nhà nước. Giống như các hoạt động quản lý khác, quản lý thuế cũng phải thông qua công cụ luật pháp, chính sách để điều chỉnh hành vi của các cá nhân, các tổ chức kinh tế. Đồng thời, trong quá trình triển khai thực hiện các chính sách đó, bằng công tác thanh tra, kiểm tra đối tượng nộp thuế, ý thức chấp hành pháp luật thuế của người dân được nâng cao. Ý thức chấp hành pháp luật biểu hiện một xã hội văn minh, hiện đại. Nhà nước phải quản lý bằng luật pháp, mọi người dân trong nước phải sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật…
– Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest
Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
Cập nhật thông tin chi tiết về Vấn Đề Pháp Lý Về Người Nước Ngoài trên website 2atlantic.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!