Bạn đang xem bài viết Vai Trò Của Gia Đình Trong Việc Hình Thành Và Giáo Dục Nhân Cách Con Người Việt Nam được cập nhật mới nhất trên website 2atlantic.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
PTO- Con người, bất cứ ai cũng được sinh ra và lớn lên trong một gia đình. Gia đình bao gồm những người sống chung dưới một mái nhà, có lợi ích kinh tế chung và có trách nhiệm với nhau trong cuộc sống. Gia đình là tổ ấm tràn đầy tình yêu thương nuôi dưỡng mỗi con người lớn lên và trưởng thành. Gia đình là điểm tựa tinh thần vô cùng lớn lao cho mỗi người, là nơi khơi nguồn mọi sáng tạo và thành công. Gia đình vừa là nơi đáp ứng nhu cầu riêng tư vừa thực hiện chức năng phát triển nòi giống và là trường học đầu tiên hình thành, phát triển nhân cách con người.
Sự hình thành và phát triển nhân cách con người không chỉ là thể hiện tình cảm đạo đức, đạo lý của dân tộc đối với nguồn nhân lực của đất nước, mà còn là trách nhiệm, nghĩa vụ của toàn xã hội, của tất cả các tổ chức chính trị – xã hội, đoàn thể, gia đình và mỗi cá nhân. Trong đó, gia đình có vai trò hết sức quan trọng. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn “gia đình tốt thì xã hội mới tốt, xã hội tốt thì gia đình càng tốt hơn. Hạt nhân của xã hội là gia đình”. Trong bối cảnh đất nước và quốc tế đang có những thay đổi diện mạo về mọi mặt, đặc biệt từ khi đất nước ta bước vào thời kỳ đổi mới, hội nhập quốc tế, thực hiện CNH-HĐH đất nước, gia đình Việt Nam ngày càng có vai trò quan trọng trong việc thực hiện chức năng cơ bản của mình, trong đó đề cao và nhấn mạnh chức năng xã hội hóa cá nhân hình thành nhân cách con người. Chức năng này được gia đình thực hiện ngay từ khi con người ở thời kỳ mới lọt lòng, còn là đứa trẻ.
Giáo dục và nuôi dưỡng là hai yếu tố then chốt quyết định tạo nên tài năng và tính cách của mỗi con người. Sự nuôi dạy con trẻ sát nhất là gia đình, tiếp đến là làng xóm và xã hội. Nhân cách con người bắt đầu hình thành từ lúc còn nằm trong bụng mẹ cho đến khi trưởng thành vẫn chưa dừng lại. Lứa tuổi ấu thơ là giai đoạn quan trọng trong quá trình hình thành nhân cách của trẻ. Nhân cách mặc dù chưa được thể hiện rõ ràng nhưng thông qua hành vi bắt chước hành động của người lớn, trẻ em bắt đầu thu nhận tất cả các tương tác nhân – sinh – quan để hình thành nhân cách của mình.
Trong mỗi gia đình vai trò của bố mẹ có vị trí quan trọng nhất. Theo truyền thống Việt Nam, đàn ông thường là chủ của gia đình. Người cha là trụ cột, là biểu hiện của nhân cách văn hóa cao đẹp nhất để con cái học tập và noi theo. Còn người mẹ là chỗ dựa, là hạt nhân tâm lý chủ đạo, nguồn lửa sưởi ấm yêu thương trong gia đình, nguồn tình cảm vô tận cho các con. Cho nên gia đình là cái nôi văn hóa đầu tiên hình thành nhân cách cho trẻ.
Để trẻ trở thành một người có nhân cách tốt thì việc giáo dục đóng vai trò chủ đạo. Giáo dục con cái không thể chỉ bằng lời nói mà phải bằng những công việc cụ thể, mọi hành vi, thái độ, lối sống của người lớn có tác động trực tiếp tới việc hình thành, phát triển nhân cách của trẻ. Trẻ em sẽ không tôn trọng người lớn nếu chúng thấy cha mẹ mình thể hiện sự thiếu tôn trọng lẫn nhau. Những bậc cha mẹ luôn quan tâm đến con cái sẽ chú trọng đến việc giáo dục hình thành nhân cách cho trẻ, dạy con phải biết nghe lời ông bà, cha mẹ, không được nói dối người lớn, phải thật thà và biết xin lỗi, nhìn nhận khuyết điểm, biết cảm ơn khi được cho quà. Nhưng cũng có nhiều gia đình thiếu quan tâm đến việc giáo dục con cái, người lớn đối xử với nhau bằng lời nói, cử chỉ, hành động thiếu văn hóa…, những hành động xấu đó đã phản chiếu vào tâm hồn non nớt của trẻ em, làm cho các em trở nên cộc cằn, thô lỗ. Môi trường gia đình có vai trò quyết định đến sự phát triển của trẻ em. Những mâu thuẫn, lục đục trong gia đình, gia đình tan vỡ hay cha mẹ mải lo kiếm tiền không chú ý đúng mức đến việc giáo dục con cái đã đẩy nhiều trẻ em rơi vào tình trạng hụt hẫng về mọi phương diện, nhiều em không đủ ý chí để vượt qua khó khăn này đã mắc các bệnh như trầm cảm, rối loạn tâm lý hoặc bỏ nhà đi lang thang, phạm tội khi bị kẻ xấu rủ rê, lôi kéo. Do vậy, cha mẹ cần phải yêu thương, quan tâm, gần gũi trẻ để nắm bắt được tâm tư, tình cảm của trẻ. Nhưng yêu thương không có nghĩa là nuông chiều. Nếu cha mẹ quá nuông chiều, thỏa mãn mọi nhu cầu của con cái, thói quen đòi gì được nấy sẽ khiến trẻ hình thành tính ỷ lại, dựa dẫm, sống ích kỷ, lười nhác, không ý thức về trách nhiệm, quen được phục vụ, hưởng thụ. Đến một lúc nào đó, khi gia đình không thỏa mãn được hoặc không có điều kiện phục vụ thì con cái trở nên bất mãn, thậm chí thù ghét bố mẹ, chúng thường bỏ nhà đi bụi, tụ tập với bạn bè hư. Nhiều trẻ trộm cắp tài sản của chính bố mẹ mình hoặc của người khác để thỏa mãn những nhu cầu không chính đáng như đua đòi ăn diện, chơi game, đánh bạc, hút chích…
Ngày nay, với những biến đổi của nền kinh tế hàng hóa và cơ chế thị trường, văn hóa gia đình đang có biểu hiện xuống cấp vì những tác động xấu của đời sống xã hội. Với ảnh hưởng của mặt trái nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế đã kích thích nhu cầu ham muốn vật chất, ít chú trọng đời sống tình cảm tinh thần, tình trạng xung đột gia đình dẫn đến đổ vỡ và ly hôn ngày càng gia tăng, làm cho gia đình không được bền vững. Do đó chúng ta cần đặc biệt chú trọng giải quyết vấn đề gốc rễ là giáo dục con trẻ trong gia đình. Người xưa thường nói “dạy con từ thuở còn thơ”, các bậc cha mẹ cần thường xuyên giáo dục con trẻ thái độ, cử chỉ, ăn nói lễ phép, kính trên nhường dưới, tôn sư trọng đạo để khi trưởng thành con cái biết ơn sinh thành, nuôi dưỡng, chăm sóc ông bà, cha mẹ. Cha mẹ cũng cần uốn nắn, phê phán, ngăn chặn thái độ, cử chỉ bất nhã, bất hiếu của con cái. Kết hợp giữa giáo dục truyền thống và hiện đại. Mặt khác, từng bước xây dựng nếp sống khoa học trong gia đình: Rèn cho con nền nếp học tập và đức tính tốt, như tự suy nghĩ, tìm tòi, sinh hoạt đúng giờ, gọn gàng ngăn nắp. Cha mẹ cũng cần giáo dục các nội dung văn hóa khác cho trẻ, như văn hóa lao động, văn hóa sinh hoạt, văn hóa tiêu dùng, văn hóa giao tiếp… qua đó giúp con mình hình thành nhân cách, sớm ý thức được mình vì mọi người và mọi người vì mình trong gia đình. Ngoài ra, cha mẹ cần có kế hoạch, thời gian dành cho vui chơi, học tập của con phù hợp với sinh hoạt của gia đình.
Như vậy gia đình trở thành môi trường văn hóa đầu tiên, nơi mà mỗi cá nhân khi chào đời và quá trình phát triển, liên tục được tiếp nhận những tình cảm tốt đẹp từ các thành viên trong gia đình. Gia đình truyền thụ cho các cá nhân những giá trị văn hóa truyền thống, cũng như những giá trị văn hóa hiện đại tạo nên giá trị xã hội và nhân cách văn hóa của mỗi con người. Trong nền kinh tế thị trường, phát triển xã hội theo hướng CNH-HĐH, hội nhập quốc tế cần phải phát huy tốt những truyền thống tốt đẹp của giáo dục gia đình góp phần hình thành nên nhân cách con người Việt Nam hoàn thiện và đúng chuẩn, làm sao để nguồn nhân lực của đất nước phải có đủ hai phẩm chất “vừa hồng, vừa chuyên” – tức là phải có đủ đức và tài. Tuy nhiên để làm được điều đó, thì gia đình phải là nơi nuôi dưỡng đạo đức và gieo mầm tài năng. Các bậc cha mẹ cần nhận thức đúng trách nhiệm của mình đồng thời thiết lập mạng lưới giữa gia đình, nhà trường, xã hội trong việc hình thành nhân cách cho trẻ để giữ gìn hạnh phúc gia đình, xây dựng gia đình văn hóa: No ấm, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc.
Thùy Linh
Vai Trò Của Giáo Dục Đối Với Sự Hình Thành Phát Triển Nhân Cách
77995
VAI TRÒ CỦA GIÁO DỤC ĐỐI VỚI SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH
Giáo dục định hướng và tổ chức dẫn dắt quá trình hình thành, phát triển nhân cách của cá nhân
Giáo dục can thiệp, điều chỉnh các yếu tố khác nhằm tạo sự thuận lợi cho quá trình phát triển nhân cách
I. NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN
Định nghĩa: Hiện nay có nhiều định nghĩa về nhân cách nhưng nhìn chung, nhân cách thường được xác định như là một hệ thống các quan hệ của con người đối với thế giới xung quanh và đối với bản thân mình. Theo đó, ” Nhân cách là tổ hợp những thuộc tính tâm lý của cá nhân biểu hiện ở bản sắc và giá trị xã hội của người ấy.”
Qua những phân tích trên có thể thấy nhân cách có một số đặc điểm sau:
Nhân cách không phải là tất cả các đặc điểm cá thể của con người mà chỉ bao hàm những đặc điểm quy định con người như là một thành viên của xã hội, nói lên bộ mặt tâm lý xã hội, giá trị và cốt cách làm người của mỗi cá nhân. Tuy nhiên nhân cách không phải là một nét, một phẩm chất tâm lý riêng lẻ mà là một cấu tạo tâm lý mới. Do đó không phải con người sinh ra đã có nhân cách. Ngoài ra, nhân cách còn quy định bản sắc, cái riêng của cá nhân trong sự thống nhất biện chứng với cái chung, cái phổ biển của cộng đồng mà cá nhân đó là đại biểu. Ví dụ: mỗi sinh viên Việt Nam đều là nhân cách duy nhất với tất cả những đặc điểm riêng biệt của mình, song đều có cái chung của con người Việt Nam là tình yêu làng xóm, yêu quê hương Việt Nam.
– Tính thống nhất: thống nhất giữa việc nói và việc làm, giữ ý thức và hành động, giữa đức và tài..
– Tính ổn định: nhân cách con người là quá trình hình thành từ từ, nhân cách là tổ hợp các thuộc tính ổn định, tiềm tàng của cá nhân, nó khó hình thành mà cũng khó mất đi.
– Tính tích cực: nhân cách con người là chủ thể của hoạt động và giao lưu các mối quan hệ giữa người này với người khác
– Tính giao lưu: Nhân cách chỉ có thể hình thành, phát triển, tồn tại và thể hiện trong hoạt động và trong mối quan hệ giao tiếp với những cá nhân khác. Thông qua quan hệ giao tiếp với người khác, con người gia nhập các quan hệ xã hội, lĩnh hội các chuẩn mực đạo đức và hệ thống giá trị xã hội; được đánh giá, được nhìn nhận theo quan hệ xã hội. Điều quan trọng là thông qua giao tiếp, con người còn đóng góp các giá trị nhân cách của mình cho người khác, và cho xã hội.
Giáo dục là quá trình tổ chức có ý thức, hướng tới mục đích khơi gợi hoặc biến đổi nhận thức, năng lực, tình cảm, thái độ của ngời dạy và người học theo hướng tích cực. Nghĩa là góp phần hoàn thiện nhân cách người học bằng những tác động có ý thức từ bên ngoài, góp phần đáp ứng các yêu cầu tồn tại và phát triển của con người trong xã hội đương đại.
Theo nghĩa rộng, giáo dục là toàn bộ sự tác động của gia đình, nhà trường, xã hội (bao gồm cả dạy học và các tác động giáo dục khác) đến con người.
Theo nghĩa hẹp, giáo dục có thể xe, như quá trình tác động đến tư tưởng, đạo đức, hành vi con người (giáo dục đạo đức, giáo dục lao động, giáo dục lối sống, hành vi)
II. VAI TRÒ CỦA GIÁO DỤC ĐỐI VỚI SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH
Vai trò chủ đạo của giáo dục đối với sự phát triển nhân cách thể hiện:
1. Giáo dục định hướng và tổ chức dẫn dắt quá trình hình thành, phát triển nhân cách của cá nhân
– Xác định mục đích giáo dục cho cả hệ thống, cho từng bậc học, cấp học, trường học và từng hoạt động giáo dục cụ thể
– Xây dựng nội dung, chương trình, kế hoạch dạy học và giáo dục, lựa chọn phương pháp, phương tiện và hình thức giáo dục đáp ứng mục đích giáo dục, phù hợp với nội dung và đối tượng, điều kiện giáo dục cụ thể.
– Tổ chức các hoạt động, giao lưu
– Đánh giá, điều chỉnh nội dung, phương pháp, hình thức gíao dục…
Sự định hướng của giáo dục không chỉ thích ứng với những yêu cầu của xã hội hiện tại mà còn phải thích hợp với yêu cầu phát triển của tương lai để thúc đẩy sự tiến bộ của xã hội. Vì vậy, giáo dục phải đi trước, đón đầu sự phát triển. Muốn đi trước, đón đầu sự phát triển, giáo dục căn cứ trên những dự báo về gia tốc phát triển của xã hội, thiết kế nên mô hình nhân cách của con người thời đại với hệ thống định hướng giá trị tương ứng.
2. Giáo dục can thiệp, điều chỉnh các yếu tố khác nhằm tạo sự thuận lợi cho quá trình phát triển nhân cách
* Đối với di truyền
Các yếu tố bẩm sinh – di truyền, môi trường và hoạt động các nhân đều có ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách ở các mức độ khác nhau, tuy nhiên yếu tố giáo dục lại có thể tác động đến các yếu tố này để tạo điều kiện thuận lợi hơn cho sự phát triển nhân cách.
– Giáo dục tạo điều kiện thuận lợi để những mầm mống của con người có trong chương trình gène được phát triển. Chẳng hạn, trẻ được di truyền cấu tạo cột sống, bàn tay và thanh quản … nhưng nếu không được giáo dục thì trẻ khó có thể đi thẳng đứng bằng hai chân, biết sử dụng công cụ hay phát triển ngôn ngữ…
– Giáo dục rèn luyện, thúc đẩy sự hoàn thiện của các giác quan và vận động cơ thể.
– Giáo dục phát hiện những tư chất của cá nhân và tạo điều kiện để phát huy năng khiếu thành năng lực cụ thể.
* Đối với môi trường
– Giáo dục tìm cách khắc phục những khiếm khuyết cơ thể để hạn chế những khó khăn của người khuyết tật trong sự phát triển nhân cách (phục hồi chức năng hoặc hướng dẫn sử dụng công cụ hỗ trợ). Ngoài ra giáo dục còn góp phần tăng cường nhận thức trong xã hội về trách nhiệm của cộng đồng đối với người khuyết tật và tổ chức cho toàn xã hội chia sẻ, hỗ trợ người khuyết tật vượt qua khó khăn và sự bất hạnh của mình.
– Giáo dục tác động đến môi trường tự nhiên qua việc trang bị kiến thức và ý thức bảo vệ môi trường của con người, khắc phục được sự mất cân bằng sinh thái, làm cho môi trường tự nhiên trở nên trong lành, đẹp đẽ hơn.
– Giáo dục tác động đến môi trường xã hội lớn thông qua các chức năng kinh tế – xã hội, chức năng chính trị – xã hội, chức năng tư tưởng – văn hóa của giáo dục.
– Giáo dục còn làm thay đổi tính chất của môi trường xã hội nhỏ như gia đình, nhà trường và các nhóm bạn bè, khu phố…, để các môi trường nhỏ tạo nên những tác động lành mạnh. tích cực đến sự phát triển nhân cách con người. Hiện nay công tác giáo dục xã hội đang chú tâm xây dựng gia đình là một mái ấm dân chủ, bình đẳng, ấm no, hạnh phúc; nhà trường là một môi trường thân thiện đối với học sinh, cộng đồng dân cư là khu vực văn hóa của một xã hội văn minh tiến bộ.
* Đối với hoạt động cá nhân
– Giáo dục tổ chức nhiều loại hình hoạt động giao tiếp bổ ích, lành mạnh nhằm phát huy những phẩm chất và năng lực cá nhân (sân chơi ở các nhà văn hóa cho mọi lứa tuổi, các câu lạc bộ xây dựng gia đình hạnh phúc tại địa phương, …); xây dựng những động cơ đúng đắn của cá nhân khi tham gia hoạt động, giao tiếp đồng thời hướng dẫn cá nhân lựa chọn các hoạt động và giao tiếp phù hợp với khả năng của bản thân. Đặc biệt công tác giáo dục luôn xây dựng các mối quan hệ giao tiếp tích cực giữa thầy trò, giữa bạn bè với nhau đồng thời tổ chức và định hướng cho trẻ tham gia vào các hoạt động chủ đạo ở từng giai đoạn lứa tuổi để thúc đẩy sự phát triển nhân cách.
– Giáo dục tạo tiền đề cho tự giáo dục của cá nhân. Tự giáo dục thể hiện tính chủ thể của cá nhân khi con người đáp ứng hoặc tự vận động nhằm chuyển hóa các yêu cầu của giáo dục thành phẩm chất và năng lực của bản thân. Nếu cá nhân thiếu khả năng tự giáo dục thì các phẩm chất và năng lực của họ sẽ hình thành ở mức độ thấp hoặc thậm chí không thể hình thành. Trình độ, khả năng tự giáo dục của cá nhân phần lớn bắt nguồn từ sự định hướng của giáo dục. Giáo dục đúng đắn và đầy đủ sẽ giúp con người hình thành khả năng tự giáo dục, đề kháng trước những tác động tiêu cực của xã hội để phát triển nhân cách mạnh mẽ. “Chỉ có những người biết tự giáo dục mới là những người thực sự có giáo dục.”
III. LIÊN HỆ THỰC TẾ VỀ VAI TRÒ CỦA GIÁO DỤC ĐỐI VỚI SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH
Giáo dục giữ vai trò quan trọng trong việc hành thành và phát triển nhân cách con người. Giáo dục có tính tiên tiến và có thể đi trước vạch đường cho nhân cách do vậy nếu được giáo dục một cách tốt nhất ngay từ trong nhà trường sẽ giúp cho thế hệ trẻ có những định hướng giá trị nhân cách đúng đắn, có nhận thức và thái độ hành vi hợp lý,..
Giáo dục có thể bù đắp những thiếu hụt do khuyết tật bẩm sinh hoặc bệnh tật đem lại cho con người như trường hợp của thầy Nguyễn Ngọc Ký tuy không còn đôi tay nhưng vẫn trở thành giáo viên, hay như nghệ sỹ ghi ta tài năng Văn Vượng bị mù từ bé nhưng nhờ có phương pháp giáo dục đúng đắn mà trở thành tài năng ấm nhạc… Đây là cơ sở để tổ chức các trường dạy trẻ em khuyết tật, trẻ em thiệt thòi … Ngoài ra giáo dục còn giúp các e có tư chất tốt phát triển : như các trường năng khiếu, trường đào tạo chất lượng cao…
Môi trường xã hội ngoài những ảnh hưởng tích cực, còn gây ra những tiêu cực. Giáo dục có khả năng giúp học sinh phòng ngừa, loại bỏ những ảnh hưởng tiêu cực, động viên được tính tự giác rèn luyện học tập của học sinh.
Giáo dục nhân cách không thể chỉ bằng lời nói mà phải bằng những công việc cụ thể, mọi hành vi thái đọ, lối sống của người lớn có tác động trực tiếp đến hình thành nhân cách trẻ nhỏ, từ đó ảnh hưởng tới tương lai. Do đó, ngoài giáo dục trong nhà trường, giáo dục trong gia đình là rất cần thiết.
IV. KẾT THÚC VẤN ĐỀ
Nhân cách là một vấn đề vô cùng phức tạp và rất khó lý giải nhưng nó lại hiện diện quanh chúng ta từng ngày từng giờ. Trong thời kỳ phát triển hiện nay, khi mà một bộ phận không nhỏ giới trẻ đang có những biểu hiện của việc suy thoái nhân cách thì việc nghiên cứu, tìm hiểu những yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển nhân cách của con người lại càng được quan tâm, chú trọng nhiều hơn.
Với vai trò chủ đạo trong việc hình thành nhân cách, giáo dục là phương pháp tốt nhất giúp con người hướng đến những chuẩn mực đạo đức lối sống văn hó xã hội của quê hương đất nước. Từ đó vấn đề giáo dục không chỉ đặt ra cho nhà trường mà còn cả trong gia đình xã hội, để giáo dục nhân cách trẻ ngay từ lúc nhỏ, tương lai sẽ là những trụ cột của đất nước.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Giáo trình Tâm lý học đại cương, Nxb Công an nhân dân, 2008.
Giáo trình tâm lý học đại cương, Nxb Đại học sư phạm, 2008.
Vai Trò Của Gia Đình, Người Thân Trong Việc Chăm Sóc Người Bệnh Ung Thư
Ngày nay, nhiều người bệnh ung thư được chăm sóc tại nhà. Việc chăm sóc này thường được thực hiện bởi những người chăm sóc trong nhà như vợ chồng, con cái, họ hàng hoặc bạn bè.
1. Người chăm sóc bệnh nhân ung thư tại nhà là ai?
Người chăm sóc có thể là vợ hoặc chồng, con cái, họ hàng hoặc bạn bè có thể giúp người bệnh với những sinh hoạt hàng ngày và nhu cầu chăm sóc tại nhà. Người chăm sóc nên là một “thành viên” của đội chăm sóc ngay từ khi phát hiện bệnh.
Ngày nay, nhiều người bệnh ung thư được chăm sóc tại nhà. Thời gian nằm viện được rút ngắn và có nhiều phương pháp điều trị không cần người bệnh phải nằm viện hoặc có thể được thực hiện ngoại viện. Việc chăm sóc bệnh nhân ung thư tại nhà thường được thực hiện bởi những người chăm sóc trong nhà như vợ chồng, con cái, họ hàng hoặc bạn bè.
Người tham gia chăm sóc người bệnh cùng với đội nhân viên y tế có một vai trò quan trọng trong việc cải thiện sức khoẻ và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân ung thư. Việc chăm sóc bao gồm hỗ trợ người bệnh với những sinh hoạt hàng ngày như nhắc nhở người bệnh uống thuốc, ăn uống, và các vấn đề bảo hiểm. Việc chăm sóc cũng bao gồm hỗ trợ tinh thần như việc giúp người bệnh đối mặt với cảm xúc của mình và đưa ra những quyết định khó khăn.
Người chăm sóc có vai trò rất quan trọng trong việc quan sát những thay đổi trong tình trạng bệnh khi chăm sóc người bệnh tại nhà lâu dài, có thể hỗ trợ xây dựng kế hoạch điều trị, đưa ra các quyết định, và thực hiện một số phần của việc điều trị.
2. Từ góc nhìn của người chăm sóc
Những người chăm sóc bệnh nhân ung thư cũng cần hỗ trợ về mặt tinh thần. Vai trò của người của người chăm sóc có thể thay đổi khi nhu cầu của người bệnh thay đổi trong và sau việc điều trị ung thư:
Tại thời điểm nhận chẩn đoán bệnh
Trong quá trình điều trị tại bệnh viện
Trong quá trình điều trị tại nhà
Sau khi việc điều trị kết thúc
Ở giai đoạn cuối của cuộc đời
Người chăm sóc có cách thức đối mặt với chẩn đoán và tiên lượng của người bệnh ung thư theo cách riêng của họ. Họ có thể cảm thấy những cảm xúc mạnh mẽ hơn cả người bệnh.
Cuộc sống hàng ngày của một người chăm sóc có thể thay đổi rất nhiều khi chăm sóc người bệnh ung thư. Những thay đổi này ảnh hưởng đến hầu hết các khía cạnh của cuộc sống và tiếp tục có sự ảnh hưởng sau khi việc điều trị kết thúc.
3. Chăm sóc bệnh nhân ung thư tại thời điểm nhận chẩn đoán bệnh
4. Chăm sóc bệnh nhân ung thư trong quá trình điều trị tại bệnh viện
Người bệnh có thể mong muốn người chăm sóc trực tiếp trao đổi với đội chăm sóc và đưa ra các quyết định quan trọng. Mối quan hệ giữa người bệnh và người chăm sóc có thể làm cho quá trình này suôn sẻ hoặc khó khăn. Việc bất đồng giữa hai bên có thể gây nên khó khăn trong việc đưa ra các quyết định quan trọng về kế hoạch điều trị. Ngoài việc trao đổi với các nhân viên y tế, người chăm sóc còn có thể làm những điều sau đây:
Là người đồng hành cùng bệnh nhân trong quá trình điều trị
Nhắc nhở người bệnh uống thuốc và ăn uống đầy đủ
Đặt hẹn khám, đưa đón bệnh nhân tới các nơi khám và chữa bệnh
Xử trí trong những trường hợp cấp cứu
5. Chăm sóc bệnh nhân ung thư sau khi việc điều trị kết thúc
Một số người bệnh và người chăm sóc hy vọng rằng cuộc sống sẽ trở lại như cũ, nhưng điều này có thể sẽ không xảy ra. Người chăm sóc có thể sẽ tiếp tục cảm thấy mệt mỏi và áp lực và một số thường gặp khó khăn để thích ứng một năm sau khi việc điều trị kết thúc. Điều này có thể được gây nên bởi cảm giác lo lắng rằng căn bệnh sẽ tái phát. Một số vấn đề thích ứng có thể xảy ra lâu dài bao gồm:
Vấn đề về quan hệ giữa người bệnh và người chăm sóc
Sự giao tiếp kém giữa người bệnh và người chăm sóc
Thiếu sự hỗ trợ của cộng đồng, gia đình và bạn bè xung quanh
6. Chăm sóc bệnh nhân ung thư ở giai đoạn cuối của cuộc đời
Việc chăm sóc người bệnh tại nhà ở giai đoạn cuối của cuộc đời mang đến những thử thách mới đối với người chăm sóc. Các triệu chứng của người bệnh có thể gây khó khăn trong việc xử trí và người bệnh có thể phụ thuộc vào người chăm sóc nhiều hơn. Điều này có thể làm cho người chăm sóc cảm thấy áp lực và không có đủ khả năng chăm sóc người bệnh.
Một số bệnh viện hoặc chương trình chăm sóc giảm nhẹ cung cấp các dịch vụ chăm sóc cuối đời để cải thiện chất lượng cuộc sống của cả người bệnh và người chăm sóc. Một số dịch vụ chăm sóc cuối đời bao gồm:
Một cách tiếp cận giúp người bệnh và người nhà về các nhu cầu thể chất, tinh thần và kinh tế nhằm cải thiện chất lượng cuộc của người bệnh và người chăm sóc
Trao đổi với người chăm sóc về các quyết định quan trọng và điều trị các triệu chứng của người bệnh
Quan sát các dấu hiệu căng thẳng của người chăm sóc và hỗ trợ họ với những gì họ cần
Những người chăm sóc thường bắt đầu thực hiện chăm sóc người bệnh khi chưa qua đào tạo và được kỳ vọng sẽ đáp ứng nhiều nhu cầu mà không có nhiều sự giúp đỡ. Người chăm sóc thường không quan tâm đến chất lượng cuộc sống của mình và thường đặt nhu cầu của người bệnh lên hàng đầu. Khi người chăm sóc cảm thấy không khoẻ mạnh, điều này cũng có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ của người bệnh. Việc hỗ trợ người chăm sóc cũng góp phần làm cho quá trình điều trị của người bệnh suôn sẻ hơn.
Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký trực tuyến TẠI ĐÂY.
Vai Trò Của Giáo Dục Tại Việt Nam Trong Giai Đoạn Hiện Nay
Như chúng ta đã biết trong thời đại hội nhập như hiện nay, khoa học công nghệ bùng nổ thì càng không thể thiếu vai trò của người dân có trình độ công nghệ cao. Theo Becker (1964), nhà kinh tế đoạt giải Nobel năm 1992, không có đầu tư nào mang lại nguồn lợi lớn như đầu tư vào nguồn nhân lực, đặc biệt là đầu tư vào giáo dục.
Việc thực hiện những mục tiêu cải cách giáo dục đã thực sự đem lại những chuyển biến về trình độc học vấn trong cộng đồng người dân, đây là một yếu tố thuận lợi mang tính nội sinh trong việc đẩy mạnh các hoạt động đào tạo nghề cũng như giải quyết việc làm cho người dân.
Điều đó cho chúng ta thấy khi người dân đạt được một trình độ học vấn nhất định họ sẽ có khả năng tiếp thu thông tin cũng như khả năng phát huy chuyên môn của mình một cách tốt nhất. Vì vậy, những người có trình độ học vấn càng cao thì cơ hội họ tìm được một công việc tốt và thích hợp sẽ dễ dàng hơn so với những người khác.
Mặt khác, một điều mà chúng ta dễ dàng nhận ra đó là việc đầu tư cho giáo dục sẽ làm tăng năng suất cho chính bản than họ. Từ đó sẽ làm nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân (Becker, 1964).
Người dân là nhân tố sang tạo ra kỹ thuật công nghệ và trực tiếp sử dụng chúng vào quá trình phát triển kinh tế. Do đó ta có thể nhận thấy việc nâng cao trình độ học vấn và trang bị kiến thức chuyên môn cho người dân sẽ làm tăng năng suất và hiệu quả cao.
Ở phạm vi vĩ mô, giáo dục làm tăng kỹ năng lao động, tăng năng suất và dẫn đến thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Do vậy, giáo dục được xem như là một hoạt động đầu tư làm tăng vốn nhân lực, có ích cho tăng trưởng kinh tế trong dài hạn (Trần Nam Bình, 2002). Chính vì thế, giáo dục được coi là quốc sách.
Nhiều nghiên cứu ở các nước phát triển chỉ ra rằng ở những quốc gia mà người dân có trình độ học vấn cao thường có trình độ phát triển cao hơn (Becker 1964, Mincer 1974, Krueger và cộng sự 2001, Aghion và cộng sự 2009). Các học giả đều cho rằng đào tạo là yếu tố sản xuất quan trong trong hàm sản xuất của nền kinh tế. Sự đầu tư cho giáo dục sẽ làm tăng chất lượng lao động và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Phát triển giáo dục luôn là một động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, là điều kiện phát huy nguồn nhân lực con người, yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững “Nguồn nhân lực là nguồn lực con người của một quốc gia, một vùng lãnh thổ, là một bộ phận của các nguồn lực, có khả năng huy động, tổ chức để tham gia vào quá trình phát triển kinh tế xã hội” (Nguyễn Hữu Long, 2004).
Phát triển nguồn nhân lực là quá trình tạo ra sự biến đổi về số lượng và chất lượng nguồn nhân lực, biểu hiện ở sự hình thành và hoàn thiện từng bước về thể lực, kiến thức, kỹ năng, trình độ và nhân cách nghề nghiệp, đáp ứng nhu cầu hoạt động, lao động cá nhân và sự phát triển của xã hội.
Giáo dục nâng cao chất lượng của lao động, được thể hiện qua việc tích lũy vốn, tăng thu nhập người lao động. Giáo dục cũng là công cụ để thế hệ trước truyền lại cho các thế hệ sau các tư tưởng và tiến bộ khoa học công nghệ. Giáo dục đào tạo thực hiện mục đích “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài” hình thành đội ngũ có tri thức, có tay nghề, có năng lực thực hành, tự chủ năng động sáng tạo, có đạo đức cách mạng, tinh thần yêu nước và yêu chủ nghĩa xã hội.
Giáo dục gắn liền với học hành, những điều học sinh học trong nhà trường sẽ gắn với nghề nghiệp và cuộc sống trong tương lai của họ. Giáo dục đào tạo lớp người có kiến thức cơ bản, làm chủ kỹ năng nghề nghiệp, có ý thức vươn lên về khoa học, công nghệ, xây dựng đội ngũ công nhân lành nghề, đào tạo các chuyên gia, các nhà khoa học, nhà văn hóa, nhà kinh doanh quản lý nhằm phát huy mọi tiềm năng của đội ngũ trí thức để tạo nguồn lực trí tuệ và nhân tài cho đất nước.
Sự gia tăng trình độ học vấn dẫn tới mức năng suất cao, ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế. Vì vậy các nhà chính trị và hoạch định chính sách đều cố gắng hành động nhằm nâng cao trình độ học vấn của người dân. Các tranh luận rằng Chính phủ nên hỗ trợ nhiều cho giáo dục vì giáo dục cần và tốt cho tăng trưởng kinh tế và phát triển giáo dục.
Cập nhật thông tin chi tiết về Vai Trò Của Gia Đình Trong Việc Hình Thành Và Giáo Dục Nhân Cách Con Người Việt Nam trên website 2atlantic.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!