Bạn đang xem bài viết Vài Nét Về Lễ Trao Giải Asia Artist Awards 2023 được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website 2atlantic.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Vài Nét Về Lễ Trao Giải Asia Artist Awards 202327/09/2023
AAA là gì?
AAA là viết tắt của Asia Artist Awards – lễ trao giải Nghệ sĩ Châu Á đình đám được tổ chức bởi tờ báo kinh doanh “Money Today” cùng với thương hiệu truyền thông toàn cầu StarNews và MTN. Giải thưởng tôn vinh các nghệ sĩ Hàn Quốc nói riêng và châu Á nói chung có những thành tựu và đóng góp xuất sắc trong lĩnh vực điện ảnh và âm nhạc
Buổi lễ đầu tiên đã được tổ chức vào ngày 16 tháng 11 năm 2023 tại Grand Peace Hall, Đại học Kyung Hee và đã được phát sóng trực tiếp qua vệ tinh khắp Châu Á. Đến nay, AAA đã có 3 năm tổ chức và thu hút hơn 150 nghệ sĩ Hàn Quốc tham dự với lượng fan “hùng hậu” trên khắp thế giới như Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Singapore, Indonesia,…
AAA được tổ chức ở đâu?
Năm 2023, lần đầu tiên Lễ trao giải thưởng AAA được tổ chức tại nước ngoài sau 3 năm hoạt động tại Hàn Quốc, Việt Nam là quốc gia đã giành quyền đăng cai sau khi vượt qua Thái Lan và Đài Loan. Theo đó, sự kiện đặc biệt này được ấn định tổ chức vào ngày 26/11 tại sân vận động quốc gia Mỹ Đình, Hà Nội. Thông tin trên đã thu hút nhiều sự quan tâm từ người hâm mộ, đặc biệt là cộng đồng Kpop trên khắp cả nước
Sân vận động Mỹ Đình – nơi diễn ra sự kiện AAA 2023
Ban tổ chức AAA 2023 hi vọng chương trình sẽ trở thành cầu nối văn hóa của hai nước Hàn Quốc và Việt Nam
Các hoạt động chính trong AAA 2023
Chương trình tổ chức với nhiều hoạt động như: sự kiện thảm đỏ, lễ tôn vinh các nghệ sĩ đạt giải thưởng danh giá, đêm nhạc hội với những màn trình diễn công phu hoành tráng
Dàn sao “khủng” quy tụ tại AAA
Asia Artist Awards ra mắt đầu tiên vào năm 2023 và nhanh chóng trở thành một trong những sự kiện trao giải nghệ thuật uy tín được mong đợi nhất trong năm. Cũng từ năm 2023, đơn vị tổ chức đã thể hiện được sự chuyên nghiệp cũng như quy mô với sự góp mặt của đông đảo không chỉ sao Hàn mà còn cả các gương mặt ở các nước châu Á, trong đó có Việt Nam
Vào năm đầu tiên tổ chức, lễ trao giải có sự góp mặt của nhiều thần tượng và diễn viên như EXO, Gummy, Yoona, BTS, TWICE, Park Shin-hye, Park Bo-gum, SEVENTEEN, Block B, AOA, BLACKPINK, NCT 127, Mamamoo, VIXX,…
Năm 2023, AAA tiếp tục duy trì độ “hot” của mình khi quy tụ dàn sao như EXO, Super Junior, Crush, SEVENTEEN, Wanna One, Apink, ASTRO, PRISTIN, DIA, SNUPER, Ailee, MAMAMOO, JBJ, Zico, Bolbbalgan4, MOMOLAND, VIXX, MONSTA X, NU’EST W, Park Seo Joon, Suzy, Lee Seung Gi, Kim Tae Ri…
Năm 2023, chương trình có sự góp mặt của dàn line-up như Lee Byung Hun, IU, Lee Seung Gi, BTS, Twice, iKON, Jung Hee In, Cha Eun Woo, GOT7, Wanna One, Sunmi…
Trải qua 3 năm hoạt động, AAA 2023 hứa hẹn sẽ diễn ra sôi nổi hơn với sự góp mặt của nhiều thần tượng và diễn viên đến từ Hàn Quốc, Việt Nam và một số nước Châu Á
Vừa qua, BTC Lễ trao giải AAA 2023 đã công bố những cái tên chính thức có mặt tại Hà Nội để tham gia chương trình trong thời gian tới. Theo đó, dàn lineup này bao gồm các nhóm nhạc, nghệ sĩ, diễn viên nam-nữ như: Super Junior, GOT7, Red Velvet, TWICE, (G)-IDLE, Yoona, Park Min Young, Jang Dong Gun, Ji Chang Wook,…cùng dàn MC nổi bật: Leeteuk (Super Junior), Nancy (Momoland), Lim Ji Yeon, Ahn Hyo Seop
Trong suốt 3 tháng qua kể từ sau ngày công bố chính thức, AAA 2023 luôn là từ khóa được đông đảo người hâm mộ Kpop và nhiều bạn trẻ quan tâm, đặc biệt sau khi dàn lineup hùng hậu và nổi tiếng được công bố chính thức
Hình thức: Những nghệ sĩ đạt giải thông qua việc bỏ phiếu của hội đồng Ban Tổ chức giải thưởng nghệ sĩ Châu Á và lượt bình chọn từ khán giả
Vì vậy, để tạo điều kiện cho các tài khoản tham gia có thể tích được nhiều vote hơn cho thần tượng và diễn viên yêu thích của mình mà không phải tốn quá nhiều chi phí, Utop đã cho ra mắt chương trình “Vote cùng Utop – Idol lên Top”, người dùng sẽ có cơ hội nhận ngay hàng triệu lượt bình chọn khi chơi game Utop Blox trên app
Utop
Chia sẻ :
Vài Nét Về Thể Loại Sử Thi
I. KHÁI NIỆM SỬ THI
– Sử thi là khái niệm được tiếp nhận từ các nền học thuật chịu ảnh hưởng quan niệm văn học và mỹ học thuộc truyền thống châu Âu.
– Sử thi là những tác phẩm tự sự dân gian có quy mô lớn, sử dụng ngôn ngữ có vần, nhịp, xây dựng những hình tượng nghệ thuật hoành tráng, hào hùng để kể về một hay nhiều biến cố lớn diễn ra trong đời sống cộng đồng của cư dân thời cổ đại.
II. ĐẶC TRƯNG SỬ THI
1. Cốt truyện của sử thi
– Cốt truyện đa dạng, phức tạp hơn cốt truyện thần thoại và truyền thuyết. Nó là dạng cốt truyện kết hợp giữa thần thoại và truyền thuyết nên có hai cách xây dựng cốt truyện.
– Phạm vi miêu tả sử thi bao trùm lên toàn bộ cuộc sống cộng đồng (Truyền thuyết Họ Hồng Bàng có đặc điểm của sử thi anh hùng) chứ không dừng lại ở một mặt, một mảng cuộc sống như truyền thuyết
2. Đặc trưng nhân vật sử thi
– Nhân vật trung tâm của sử thi là nhân vật anh hùng: Anh hùng văn hóa và anh hùng chiến trận. So với thần thoại và truyền thuyết, nhân vật sử thi có nhiều lớp người, nhiều thế hệ.
– Nhân vật chính của sử thi anh hùng là anh hùng chiến trận. Phẩm chất cao quí của nhân vật là lòng dũng cảm xả thân vì cộng đồng trong việc chiến đấu chống kẻ thù và chinh phục thiên nhiên. Con người anh hùng có vẻ đẹp cường tráng của thể chất. Nhân vật anh hùng là hiện thân của ý chí và sức mạnh cộng đồng. Đó là hình tượng khái quát hóa, lý tưởng hóa nhưng cũng mang đậm tính cá thể.
– Nhân vật nữ tuy không phải là nhân vật chính trong sử thi anh hùng nhưng có vai trò quan trọng trong sự phát triển cốt truyện. Họ là những cô gái đẹp, giàu sang, nắm quyền quyết định kinh tế và quyền lực trong gia đình.
– Nhân vật thần là nhân vật phụ nhưng có ảnh hưởng đến tiến trình phát triển cốt truyện. Trong sử thi thần thoại, nhân vật thần và người sống lẫn lộn, quan hệ chi phối lẫn nhau.
III. PHÂN LOẠI
1. Sử thi anh hùng dân gian
– Sử thi anh hùng dân gian nảy sinh trên cơ sở truyền thống các sử thi thần thoại kể về những bậc thủy tổ – những anh hùng văn hóa, về các tích truyện dũng sĩ; xa xưa hơn nữa là các truyền thuyết lịch sử, các bài tụng ca.
– Ở dạng cổ xưa nhất của sử thi, tính anh hùng còn hiện diện trong vỏ bọc thần thoại hoang đường (các dũng sĩ không chỉ có sức mạnh chiến đấu mà còn có năng lực siêu nhiên, ma thuật, kẻ địch thì luôn hiện diện dưới dạng quái vật giả tưởng).
– Những đề tài chính được sử thi cổ xưa miêu tả: chiến đấu chống quái vật (cứu người đẹp và dân làng), người anh hùng đi hỏi vợ, sự trả thù của dòng họ.
2. Sử thi cổ điển
– Các dạng cổ điển của sử thi có nhân vật thường là các dũng sĩ kiêm thủ lĩnh và các chiến binh đại diện dân tộc ở tầm lịch sử; các kẻ thù của họ thường được đồng nhất với bọn xâm lược, những kẻ áp bức, ngoại bang và dị giáo (như người Turk, người Tartar với sử thi Slavơ).
– Thời gian sử thi ở đây khác với sử thi dân gian, không còn là thời đại sáng chế các thần thoại, mà là quá khứ vinh quang trong buổi bình minh của lịch sử dân tộc.
– Được ca ngợi trong các dạng sử thi cổ điển là các nhân vật và biến cố lịch sử (hoặc ngụy lịch sử), mặc dù bản thân sự miêu tả các chất liệu lịch sử bị phụ thuộc vào sơ đồ cốt truyện truyền thống, đôi khi còn sử dụng cả mô hình nghi lễ thần thoại.
– Các nền sử thi thường là các cuộc đấu tranh của hai bộ lạc hoặc bộ tộc, sắc tộc ít nhiều tương ứng với sự thật lịch sử (như cuộc chiến Troia trong Iliad, việc tranh đoạt Sampo trong Kalevala).
– Quyền lực được tập trung trong các nhân vật trung tâm có hành động tích cực là các ông vua của thế giới sử thi (như Karl Đại Đế trong bản Anh hùng ca Roland), hay các dũng sĩ.
3. Anh hùng ca
– Những anh hùng ca, với tư cách là các tác phẩm sử thi anh hùng cỡ lớn, thể hiện sự tương quan giữa yếu tố cá nhân anh hùng và yếu tố sử thi tập thể rõ rệt, đủ để bộc lộ tính tích cực cá nhân, đã trở thành công cụ đắc lực cho sự biểu hiện yếu tố toàn dân, và dân tộc.
Toàn Cảnh Lễ Trao Giải Mai Vàng Lần Thứ 26
Lễ trao giải Mai Vàng lần thứ 26 năm 2023 đã diễn ra tại Nhà hát Thành phố tối 14-1 với nhiều tiết mục nghệ thuật độc đáo, vinh danh các nghệ sĩ tạo nhiều dấu ấn trong năm qua
Lễ trao Giải Mai Vàng 26-2023 do Báo Người Lao Động tổ chức diễn ra tại Nhà hát Thành phố (TP HCM) vào lúc 20 giờ ngày 14-1, được truyền hình trực tiếp trên VTV9, trực tuyến trên Fanpage, Youtube, Báo Người Lao Động Online.
Các vị lãnh đạo, khách mời và các nghệ sĩ chụp hình lưu niệm
Ba giải Mai Vàng 2023 đã được công bố trước đó vào ngày 12-1 gồm: Vở diễn sân khấu, Bộ phim và Chương trình truyền hình được yêu thích nhất.
10 hạng mục còn lại sẽ công bố lần lượt trong đêm trao giải tối 14-1 gồm: Nam/ Nữ ca sĩ, Ca sĩ hát nhạc âm hưởng dân ca, Nhóm (ban) nhạc, Nam/ Nữ diễn viên sân khấu, Diễn viên hài, Nam/ Nữ diễn viên phim, Người dẫn chương trình (MC).
Tiêu điểm sự kiện
Hiển thị tin mới ở trên Hiển thị tin cũ ở trên
22:07 ngày 14/01/2023
Ca khúc “Việt Nam trong tôi là” (sáng tác: nhạc sĩ Yến Lê, biên đạo múa: Hồ Quang Vinh) được thể hiện qua tiếng hát của ca sĩ Noo Phước Thịnh đem đến những cảm xúc lay động trái tim khán giả.
Tiếp đó, các khán giả được thưởng thức ca khúc “Như hoa mùa xuân” (sáng tác: Châu Đăng Khoa, biên đạo: Lý Huỳnh Phương) do MC Quỳnh Hoa, MC Vũ Mạnh Cường, Câu lạc bộ sân khấu Lạc Long Quân và Vũ đoàn ABC thể hiện.
Các vị lãnh đạo, các vị đại biểu, các nghệ sĩ cùng chụp ảnh lưu lại khoảnh khắc đáng nhớ của lễ trao giải Mai Vàng 26-2023.
21:58 ngày 14/01/2023
Khán phòng vỡ oà khi Jack, Vũ Cát Tường được vinh danh
Ca sĩ – MC Ngô Kiến Huy và diễn viên điện ảnh Minh Hằng trao giải nhóm hát được yêu thích nhất.
Nhóm nhạc Da LAB được vinh danh ở hạng mục này. Do không thể đến tham dự lễ trao giải nên nhạc sĩ Hoàng Tâm đã thay mặt nhận giải thưởng này.
Hai ca sĩ Hồng Nhung và Noo Phước Thịnh công bố và trao giải cho hạng mục Nam – nữ ca sĩ được yêu thích nhất.
Trong chiếc đầm dạ hội xanh quyến rũ, nữ ca sĩ Hồng Nhung dành nhiều lời trân trọng cho giải thưởng Mai Vàng và khâm phục chặng đường 26 năm mà giải thưởng này đã vinh danh, ghi nhận thành quả lao động nghệ thuật của biết bao thế hệ nghệ sĩ.
Khán phòng như vỡ òa trong tiếng vỗ tay khi Jack được xướng tên nam ca sĩ được yêu thích nhất. Jack bày tỏ lòng biết ơn với fanclub và gia đình đồng thời gửi lời chúc sức khỏe, may mắn đến mọi người.
Ở hạng mục nữ ca sĩ được yêu thích, Vũ Cát Tường là ca sĩ giành chiến thắng.
21:49 ngày 14/01/2023
Trao giải Ca sĩ hát nhạc âm hưởng dân ca được yêu thích nhất
Ở hạng mục Ca sĩ hát nhạc âm hưởng dân ca được yêu thích nhất, ca sỹ Quang Linh và ca sĩ Cẩm Ly công bố và trao giải.
Phương Anh, nữ ca sĩ trẻ với ca khúc “Thương lắm miền Trung ơi”, đã xuất sắc giành Giải thưởng Mai Vàng ở hạng mục này. Với Phương Anh, giải thưởng là một sự bất ngờ vì giải thưởng danh giá này luôn là niềm ao ước mà cô vô cùng vinh dự khi được đón nhận.
21:43 ngày 14/01/2023
Ngô Kiến Huy – Người dẫn chương trình được yêu thích nhất
Hai khách mời trao giải cho hạng mục Người dẫn chương trình được yêu thích nhất là diễn viên điện ảnh Anh Dũng và diễn viên điện ảnh Trương Ngọc Ánh.
Giải thưởng MC được yêu thích nhất thuộc về Ngô Kiến Huy. Chàng Bắp có lượng fan đông đảo đặc biệt qua các chương trình truyền hình thực tế và gameshow.
Ngô Kiến Huy xúc động và cảm thấy may mắn khi được vinh danh ở hạng mục này.
21:41 ngày 14/01/2023
Văn Phượng bật khóc khi nhận giải
NSƯT Trần Lực và NSND Lê Khanh công bố và trao giải hạng mục nam/nữ diễn viên được yêu thích nhất.
Cả hai bày tỏ niềm xúc động và vinh hạnh khi được sống trong cảm xúc “trở về” vì đã từng góp mặt ở Giải Mai Vàng.
Diễn viên Nhan Phúc Vinh đạt giải Mai Vàng hạng mục Nam diễn viên được yêu thích nhất, Văn Phượng đạt giải Mai Vàng hạng mục Nữ diễn viên được yêu thích nhất.
Nhan Phúc Vinh chân thành cảm ơn công chúng, bày tỏ niềm vui lớn và xem giải thưởng Mai Vàng là sự đồng hành quý báu cho mình để tiếp tục làm nghề nghiêm túc và nỗ lực hơn nữa.
21:29 ngày 14/01/2023
NS Hoài Linh, MC Đại Nghĩa được vinh danh NS vì cộng đồng
Năm 2023 là năm đặc biệt, nhiều nghệ sĩ đã tích cực tham gia các hoạt động vì cộng đồng. Từ các đợt phòng chống dịch bệnh Covid -19 đến những đợt cứu trợ đồng bào miền Trung sau cơn bão lũ, các nghệ sĩ đã góp phần cùng toàn xã hội giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn.
Giải thưởng “Nghệ sĩ vì cộng đồng” sẽ được bắt đầu từ năm nay như một sự khích lệ nhằm vinh danh nghệ sĩ đã hết lòng với hoạt động thiện nguyện.
Hai nghệ sĩ được bạn đọc Báo Người Lao Động bình chọn và trao giải “Vì cộng đồng” năm 2023, đó là NSƯT Hoài Linh và MC Đại Nghĩa.
Ông Dương Anh Đức – Phó Chủ tịch UBND TP HCM – theo dõi chương trình
21:26 ngày 14/01/2023
Ca cảnh “Ai ơi nhớ về miền Trung” của nhạc sĩ Tiến Luân, kịch bản và dàn dựng: Nhà báo, đạo diễn Thanh Hiệp, do NSƯT Lê Thiện và NSƯT Vân Khánh cùng các diễn viên kịch CLB Sân khấu Lạc Long Quân thể hiện.
Các nghệ sĩ thích thú theo dõi chương trình
21:15 ngày 14/01/2023
Huỳnh Lập là diễn viên hài được yêu thích nhất
Hai nghệ sĩ hài từng đoạt giải Mai Vàng là NSND Ngọc Giàu và danh hài Tấn Beo được mời công bố và trao giải cho diễn viên hài đoạt giải năm nay.
Xuất hiện trong trang phục ấn tượng, bắt mắt trên sân khấu với những màn tung hứng duyên dáng, hai khách mời Ngọc Giàu và Tấn Beo đã mang đến tiếng cười rộn rã cho khán giả.
Nghệ sĩ được vinh danh cho hạng mục này chính là diễn viên trẻ Huỳnh Lập. Do Huỳnh Lập vướng lịch quay phim, NSND Ngọc Giàu đã thay anh nhận giải thưởng này. Nữ nghệ sĩ không quên dành những lời khen “có cánh” cho diễn viên Huỳnh Lập.
21:06 ngày 14/01/2023
Tiết mục nhạc kịch thể hiện tinh thần đoàn kết đẩy lùi bệnh dịch mang tên “Chung tay đánh bay corona” của đạo diễn Nguyễn Khắc Duy do nhóm nhạc kịch Buffalo biểu diễn.
Các nghệ sĩ và khán giả theo dõi chương trình
21:05 ngày 14/01/2023
Võ Minh Lâm, Tú Sương – nam, nữ NS sân khấu được ưa thích nhất
NSƯT Tú Sương và Võ Minh Lâm đoạt giải Mai Vàng
Hai nghệ sĩ gạo cội của làng sân khấu phía Nam, từng nhiều lần đoạt Giải Mai Vàng là NSND Minh Vương và NSND Lệ Thủy đã công bố và trao giải cho hạng mục Nam – nữ diễn viên sân khấu được yêu thích nhất.
Kết quả Nam diễn viên sân khấu được yêu thích nhất thuộc về nghệ sĩ Võ Minh Lâm, nữ diễn viên sân khấu được yêu thích nhất thuộc về NSƯT Tú Sương.
Nghệ sĩ Lệ Thuỷ và Minh Vương trao giải cho Võ Minh Lâm và Tú Sương
Phát biểu trong giây phút vinh danh, nghệ sĩ Võ Minh Lâm gửi lời tri ân đến các nghệ sĩ tiền bối, đặc biệt là soạn giả Hoàng Song Việt và khán giả luôn yêu thương. NSƯT Tú Sương xúc động cho biết đây là niềm khích lệ lớn tiếp thêm động lực trên con đường nghệ thuật truyền thống.
20:48 ngày 14/01/2023
Trao đổi quyền lưu giữ “kiệt tác” Nhành Mai Vàng
Ông Tô Đình Tuân – Tổng Biên Tập Báo Người Lao Động – Trưởng Ban chỉ đạo Giải Mai Vàng 26 – lên sân khấu trao biểu tượng “Nhành Mai Vàng” cho ông Trần Ngọc Tâm – Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Nam Á, đơn vị sở hữu “Nhành Mai Vàng”.
NSND Kim Cương đại diện văn nghệ sĩ tiếp nhận bảng tượng trưng số tiền 1 tỉ đồng do ông Trần Ngọc Tâm – Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Nam Á Ngân hàng TMCP Nam Á trao.
Ông Tô Đình Tuân – Tổng Biên Tập Báo Người Lao Động – trao tặng hoa và kỷ niệm chương, cảm ơn ông Trần Ngọc Tâm – Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Nam Á đã đồng hành với chương trình Lễ trao giải Mai Vàng 26 -2023
20:39 ngày 14/01/2023
Trao 300 triệu đồng cho Khu dưỡng lão Nghệ sĩ TP HCM
Kể từ lần tổ chức thứ 25, Giải Mai Vàng có thêm một hoạt động vô cùng ý nghĩa là Chương trình “Mai Vàng nhân ái”.
Năm 2023, “Mai vàng Nhân ái” đã nhận được sự đồng hành của Ngân hàng TMCP Nam Á với số tiền 1 tỉ đồng và đã hỗ trợ 100 văn nghệ sĩ có đời sống khó khăn tại TP HCM, Hà Nội, Long An, Cần Thơ, Bến Tre, Thừa Thiên – Huế, Quảng Bình, Bạc Liêu.
Dịp này, Ban tổ chức Giải Mai Vàng đã trao tặng 300 triệu đồng cho Khu dưỡng lão Nghệ sĩ TP HCM.
NSƯT Trịnh Kim Chi – Phó chủ tịch Hội Sân khấu TP HCM – lên tiếp nhận bảng tượng trưng số tiền này từ ông Bùi Thanh Liêm – Phó Tổng Biên tập Báo Người Lao Động – Trưởng Ban Tổ Chức Giải Mai Vàng lần thứ 26 -2023 – nhằm chăm sóc sức khỏe cho 16 nghệ sĩ lão thành đang sinh sống tại Khu dưỡng lão Nghệ sĩ.
20:31 ngày 14/01/2023
Lệ Thuỷ, Kim Tử Long, Thoại Mỹ.. ca “Thắm mãi màu cờ Tổ quốc”
Trước khi đến với phần trao giải của 10 hạng mục này, ca cảnh “Thắm mãi màu cờ Tổ quốc” đã lay động cảm xúc đặc biệt của khán giả. Đây là sáng tác của soạn giả Hoàng Song Việt với phần tân nhạc là ca khúc “Giương cao ngọn cờ trước biển” của nhạc sĩ Hoàng Tâm.
Từng tràng pháo tay vang lên không ngớt khi NSƯT Kim Tử Long, NSƯT Thoại Mỹ, Thanh Hằng, Võ Minh Lâm, Minh Trường, Nhã Thy, nhóm AYOR và đặc biệt là NSND Lệ Thủy xuất hiện trên sân khấu.
Hơn một năm qua, chương trình “Một triệu lá cờ Tổ quốc cùng ngư dân bám biển” do Báo Người Lao Động tổ chức đã trao gần 400.000 lá cờ Tổ quốc kết nối triệu tấm lòng của bạn đọc, người dân cả nước, đồng hành cùng tàu đánh bắt cá của ngư dân trên khắp các vùng biển.
Nghệ sĩ Thoại Mỹ
20:24 ngày 14/01/2023
Hạng mục Bộ phim được yêu thích nhất gọi tên “Ròm”
MC Vũ Mạnh Cường và MC Quỳnh Hoa
Trao 3 giải thưởng đã được công bố từ trước
Đầu tiên là phần trao giải cho các tác phẩm và chương trình truyền hình đoạt Giải Mai Vàng 2023 đã được ban tổ chức công bố.
Ở Hạng mục Bộ phim được yêu thích nhất, giải Mai vàng lần thứ 26 thuộc về Bộ phim “Ròm” của đạo diễn Trần Thanh Huy.
Hạng mục Vở diễn sân khấu được yêu thích nhất thuộc về vở diễn Cải lương “Áo cưới trước cổng chùa” – tác giả Kiên Giang, đạo diễn NSND Trần Ngọc Giàu – đơn vị thực hiện: Nhà hát cải lương Trần Hữu Trang và sân khấu xã hội hóa NSND Thanh Ngân.
Hạng mục Chương trình truyền hình được yêu thích nhất thuộc về chương trình “Siêu trí tuệ Việt Nam” (HTV2).
Ông Phan Nguyễn Như Khuê – Uỷ viên Ban Thường vụ Thành uỷ, Trưởng Ban Tuyên giáo Thành uỷ TP HCM; bà Nguyễn Thị Thu Hà – Nguyên Uỷ viên BCH Trung ương Đảng, Nguyên Phó Bí thư Thành uỷ TP HCM; ông Dương Anh Đức – Phó Chủ tịch UBND TP HCM đã trao các giải thưởng này cho các văn nghệ sĩ
20:16 ngày 14/01/2023
Phó Tổng Biên tập Báo Người Lao Động Bùi Thanh Liêm phát biểu
Khán phòng Nhà hát Lớn Thành phố chật kín các văn nghệ sĩ, báo giới và khán giả. Nhiều năm nay, mỗi dịp Tết đến Xuân về, Lễ trao giải Mai vàng đã trở thành điểm hẹn ý nghĩa cho những người hoạt động nghệ thuật và công chúng.
Ông Bùi Thanh Liêm – Phó Tổng Biên tập Báo Người Lao Động, Trưởng Ban tổ chức Giải Mai Vàng lần thứ 26
Phát biểu khai mạc tại lễ trao giải, ông Bùi Thanh Liêm – Phó Tổng Biên tập Báo Người Lao Động, Trưởng Ban Tổ chức Giải Mai Vàng lần thứ 26 – khẳng định: Một năm qua thật sự khó khăn và thách thức, khi cả nước đứng trước tình hình dịch bệnh Covid-19. Những biện pháp chống dịch hết sức quyết liệt và bài bản với quyết tâm cao nhất của cả hệ thống chính trị đã được triển khai thực hiện.
Trong sự khó khăn và phức tạp của đại dịch, việc duy trì giải thưởng Mai Vàng là một nỗ lực rất lớn của Báo Người Lao Động, thể hiện bản lĩnh, quyết tâm cùng với người dân cả nước chung tay đẩy lùi dịch bệnh.
Ở mùa giải năm nay, Hội đồng Nghệ thuật đã đánh giá, nhận xét và bỏ phiếu chọn các ứng viên vào vòng bầu chọn dựa trên kết quả phiếu bầu vòng đề cử từ bạn đọc ở các hạng mục.
Qua đó, Hội đồng Nghệ thuật nhất trí bỏ 2 hạng mục: “Ca khúc được yêu thích nhất” và “Video ca nhạc (MV) được yêu thích nhất”, vì không thỏa mãn các yêu cầu về chất lượng sáng tạo đặt ra của giải.
Trong những nghệ sĩ được bạn đọc đề cử tranh giải năm nay, có người vinh dự đoạt giải, có người chưa được giải nhưng tất cả đều xứng đáng được tôn vinh bởi sự nỗ lực trong sáng tạo nghệ thuật suốt năm qua.
20:07 ngày 14/01/2023
Chương trình lễ trao giải Mai Vàng lần thứ 26 – năm 2023 mở đầu bằng tiết mục nhạc múa “Những dấu son mùa xuân” sáng tác Đạt Kìm, biên đạo múa Trọng Phước dàn dựng với sự tham gia biểu diễn của các diễn viên múa Trung tâm Ca nhạc nhẹ TP HCM.
Tiết mục múa mở màn “Những dấu son mùa xuân”
Các khách mời tham dự lễ trao giải Mai Vàng 26-2023 gồm có:
Ông Phan Nguyễn Như Khuê – Uỷ viên Ban Thường vụ Thành uỷ, Trưởng Ban Tuyên giáo Thành uỷ TP HCM; bà Nguyễn Thị Thu Hà – Nguyên Uỷ viên BCH Trung ương Đảng, Nguyên Phó Bí thư Thành uỷ TP HCM; ông Dương Anh Đức – Thành uỷ viên, Phó Chủ tịch UBND TP HCM, bà Lê Thị Kim Thuý, Phó Chủ tịch LĐLĐ TP HCM; ông Tăng Hữu Phong, Trưởng Ban Văn hoá – Xã hội HĐND TP HCM; ông Trần Trọng Dũng, Chủ tịch Hội Nhà báo TP HCM và đại diện lãnh đạo, nguyên lãnh đạo các cơ quan Trung ương và các sở, ban, ngành TP HCM.
Ông Dương Anh Đức – Phó Chủ tịch UBND TP HCM và ông Tô Đình Tuân, Tổng Biên tập Báo Người Lao Động
Ông Phan Nguyễn Như Khuê – Uỷ viên Ban Thường vụ Thành uỷ, Trưởng Ban Tuyên giáo Thành uỷ TP HCM, bà Nguyễn Thị Thu Hà – Nguyên Uỷ viên BCH Trung ương Đảng, Nguyên Phó Bí thư Thành uỷ TP HCM và NSND Kim Cương
Đặc biệt, Ban Tổ chức Giải Mai Vàng 26 – 2023 còn vinh dự nhận được lẵng hoa chúc mừng từ ông Võ Văn Thưởng – Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; ông Nguyễn Mạnh Hùng – Uỷ viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông; ông Nguyễn Ngọc Thiện – Uỷ viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch
Vài Nét Về Cách Xưng Hô Trong Đạo Phật
Nói một cách khác, đạo ở tại đời, người nào cũng đi từ đời vào đạo, nương đời để ngộ đạo, tu tập để độ người, hành đạo để giúp đời.Trong mối quan hệ khăng khít ấy, người theo đạo và người xuất gia tu đạo luôn giữ một mối quan hệ gắn bó, nhưng cũng chính từ đó, việc xưng hô như thế nào trong các quan hệ mang tính xã hội đó cũng đặt ra những vấn đề cần giải đáp, tránh những cách xưng hô không phù hợp, gây tâm lý e ngại, lúng túng cho người giao tiếp, thậm chí là xúc phạm không đáng có cho những người tham gia giao tiếp.
Một người tuổi đời dưới 20 phát tâm xuất gia, hay do gia đình đem gửi gắm vào cửa chùa, thường được gọi là chú tiểu, hay điệu. Đó là các vị đồng chân nhập đạo.Tùy theo số tuổi, vị này được giao việc làm trong chùa và học tập kinh kệ, nghi lễ.Thời gian sau, vị này được thụ 10 giới, gọi là Sa di (đối với nam) hay Sa di ni (đối với nữ). Đến năm được ít nhất là 20 tuổi đời và chứng tỏ khả năng tu học, đủ điều kiện về tu tập, vị này được thụ giới cụ túc, tức là 250 giới tỳ kheo (nam) hay 348 giới tỳ kheo ni (nữ) và được gọi là Đại đức (nam) hay Sư cô (nữ).Trên giấy tờ thì ghi là Tỳ kheo (nam) hay Tỳ kheo Ni (nữ) trước pháp danh của vị xuất gia.
Giới cụ túc (Tỳ kheo hay Tỳ kheo ni) là giới đầy đủ, viên mãn, cao nhất trong đạo Phật để từng vị xuất gia tu tập cho đến lúc mãn đời, không phải thụ giới nào cao hơn.Việc thụ Bồ tát giới (tại gia hay xuất gia) là do sự phát tâm riêng của từng vị theo Phật giáo Bắc tông (Phật giáo Nam tông không có giới này).Nhìn chung sự sinh hoạt của Phật giáo cần phải thiết lập tôn ti trật tự (cấp bậc) có danh xưng theo Hiến chương của Giáo hội Phật giáo Việt Nam như sau: Năm 20 tuổi đời, vị xuất gia thụ giới tỳ kheo được gọi là Đại đức; năm 45 tuổi đời, vị tỳ kheo được 25 tuổi đạo, được gọi là Thượng tọa; năm 60 tuổi đời, vị tỳ kheo được 40 tuổi đạo, được gọi là Hòa thượng; Đối với bên nữ (ni bộ): năm 20 tuổi đời, vị nữ xuất gia thụ giới tỳ kheo ni được gọi là Sư cô; năm 45 tuổi đời, vị tỳ kheo ni được 25 tuổi đạo, được gọi là Ni sư; năm 60 tuổi đời, vị tỳ kheo ni được 40 tuổi đạo, được gọi là Ni trưởng.
Đó là các danh xưng chính thức theo tuổi đời và tuổi đạo, được dùng trong việc điều hành Phật sự, trong hệ thống tổ chức của Giáo hội, không được lạm dụng tự xưng, tự phong, tự thăng cấp, mà phải được xét duyệt và chấp thuận bởi một hội đồng giáo phẩm có thẩm quyền, và được cấp giáo chỉ tấn phong, nhân dịp Đại lễ hay Đại hội Phật giáo, trong các giới đàn, hay trong mùa an cư kết hạ hằng năm.
Đối với các bậc Hòa thượng mang trọng trách điều hành các cơ sở Giáo hội Phật giáo trung ương cũng như địa phương, hay các Đại tùng lâm, Phật học viện, Tu viện, thường là các vị trên 80 tuổi đời, được tôn xưng là Đại lão Hòa thượng hay Trưởng lão Hòa thượng. Điều này không thấy áp dụng đối với hàng giáo phẩm Ni. Các vị thuộc hàng giáo phẩm này thường được cung thỉnh vào các Hội đồng Trưởng lão, hoặc Hội đồng Chứng minh tối cao của các cấp Giáo hội.Tuy nhiên, khi ký các thông bạch, văn thư chính thức, chư tôn đức đôi khi vẫn xưng đơn giản là Tỳ kheo, hay Sa môn để biểu hiện sự khiêm nhường theo đúng tinh thần Phật giáo.
Giữa các vị xuất gia, thường xưng con hay xưng pháp danh, pháp hiệu và gọi vị kia là thầy hoặc gọi cấp bậc hay chức vụ vị đó đảm trách theo nguyên tắc bên ni trọng bên tăng. Tuy nhiên những vị tăng trẻ tuổi vẫn tôn xưng các vị ni lớn tuổi mà xưng con gọi thầy hay phẩm trật với các vị ni. Bên tăng cũng như bên ni, đều gọi sư phụ bằng thầy hay sư phụ, Tôn sư, Ân sư.Các vị xuất gia cùng tông môn, cùng sư phụ, thường gọi nhau là sư huynh, sư đệ, sư tỷ, sư muội, và gọi các vị ngang vai vế với sư phụ là sư thúc, sư bá.Trong đạo Phật có các danh xưng đạo hữu (bạn cùng theo đạo), pháp hữu (bạn cùng tu theo giáo pháp).Các danh xưng tín hữu (bạn cùng tín ngưỡng, cùng đức tin), tâm hữu (bạn cùng tâm, đồng lòng) không thấy được dùng trong đạo Phật.
Khi tiếp xúc với chư tăng ni, quý vị cư sĩ phật tử tại gia (kể cả thân quyến của chư tăng ni) thường đơn giản gọi bằng thầy hay cô nếu như không biết rõ hay không muốn gọi phẩm trật của vị tăng ni và thường xưng là con. Trong tinh thần Phật pháp, người thụ ít giới tôn kính người thụ nhiều giới hơn chứ không phải tính tuổi tác người con theo nghĩa thế gian để tỏ lòng khiêm cung, kính Phật, trọng tăng, cố gắng tu tập, dẹp bỏ bản ngã, dẹp bỏ tự ái, mong đạt trạng thái niết bàn vô ngã theo lời Phật dạy.Có những vị cao tuổi xưng tôi hay chúng tôi với vị tăng ni trẻ để tránh ngại ngùng cho cả hai bên. Khi qui y Tam bảo, thụ ngũ giới (tam quy, ngũ giới), mỗi vị cư sĩ phật tử tại gia có một vị thầy truyền giới cho mình.Vị ấy được gọi là thầy Bản sư.Cả gia đình có thể cùng chung một vị thầy Bản sư, tất cả các thế hệ cùng gọi vị ấy bằng thầy.
Theo giáo phái khất sĩ, nam tu sĩ được gọi chung là Sư và nữ tu sĩ được gọi chung là Ni. Còn hệ phái Phật giáo Nam tông chỉ có tăng, không có ni nên danh xưng chung đối với các vị Nam tông là sư. Một điều chú ý là đối với Phật giáo Nam tông, thường không dùng danh xưng thầy để gọi các nhà sư.Việc xưng hô không đúng phẩm vị của tăng ni,xưng hô khác biệt trước mặt và sau lưng, tất cả đều nên tránh bởi vì không ích lợi cho việc tu tâm, dưỡng tính.
Khi tiếp xúc với cư sĩ, phật tử tại gia, kể cả người thân trong gia quyến, chư tăng ni thường xưng là tôi hay chúng tôi (hay xưng pháp danh, pháp hiệu, hoặc bần tăng, bần ni), cũng có khi chư tăng ni xưng là thầy, hay cô và gọi quý vị là đạo hữu, hay quý đạo hữu.Cũng có khi chư tăng ni gọi quí vị tại gia bằng pháp danh, có kèm theo hoặc không kèm theo tiếng xưng hô của thế gian. Cũng có khi chư tăng ni, tùy theo tuổi tác của phật tử xuất gia, mà gọi theo cách gọi của thế gian và xưng là nhà chùa. Đây là một cách nói gần gũi thường được sử dụng trong các sinh hoạt, giao tiếp hàng ngày chứ không phải trong các nghi thức hay các văn bản có tính chất hành chính. Cũng có khi chư tăng ni gọi quí vị tại gia là quý phật tử,từ này không sai, nhưng chưa thật chính xác bởi vì xuất gia hay tại gia đều cùng là phật tử, chứ không riêng tại gia là phật tử mà thôi.Việc một phật tử xuất gia ít tuổi gọi một phật tử tại gia nhiều tuổi bằng con và xưng thầy thực là không phù hợp.Không nên gọi như vậy để tránh sự tổn đức và không nên bất bình khi nghe như vậy để tránh bị loạn tâm.Theo truyền thống phương Đông tuổi tácrất được kính trọng trong xã hội, dù tại gia hay xuất gia.
Trong các trường hợp tiếp xúc riêng, tùy thuận theo đời, không có tính cách chính thức, không có tính cách thuyết giảng, chư tăng ni có thể gọi các vị cư sĩ phật tử tại gia, kể cả người thân trong gia quyến, một cách trân trọng, tùy theo tuổi tác, quan hệ, như cách xưng hô xã giao người đời thường dùng hằng ngày.Danh xưng cư sĩ thường dùng cho phật tử tại gia, đã qui y Tam bảo, thụ ngũ giới. Những vị cư sỹ phát tâm tu tập và góp phần hoằng pháp còn được gọi là Ưu bà tắc (thiện nam, cận sự nam) hay Ưu bà di (tín nữ, cận sự nữ).
Trong cách gọi dân gian, Phật giáo cũng sử dụng các danh xưng như: sư chú, sư bác, sư ông, sư bà hay sư cụ. Điều này cũng có sự phân biệt nhất định. Sư chú dành để chỉ những người xuất gia ở chùa nhưng chưa được thụ giới; sư bác chỉ những người đã được thụ giới Sa di hay Sa di Ni; sư ông, sư bà để chỉ những người đã được thụ giới tỷ kheo và tỷ kheo Ni. Ngoài ra, đối với các vị bán thế xuất gia, nghĩa là đã lập gia đình trước khi vào đạo, vẫn phải trải qua các thời gian tu tập và thụ giới như trên, cho nên cách xưng hô cũng không khác.Tuy nhiên để tránh việc gọi một người đứng tuổi xuất gia là chú tiểu, giống như gọi các vị trẻ tuổi, có nơi gọi các vị bán thế xuất gia này là sư chú, hay sư bác. Bên cạnh đó, các xưng hô trong đạo như sư ông, sư bà, sư cụ cũng thường được dành để gọi vị sư phụ của sư phụ mình, hoặc gọi chư tôn đức có hạ lạp cao, thu nhận nhiều thế hệ đệ tử tại gia và xuất gia. Một danh xưng nữa là pháp sư thường dành cho các vị xuất gia tăng hay ni có khả năng và hạnh nguyện thuyết pháp độ sanh. Ngoại đạo thường hay lạm dụng danh xưng này để chỉ các ông bà thầy pháp, thầy cúng.
Danh xưng sư Tổ được dành cho chư tôn đức lãnh đạo các tông phái còn tại thế, danh xưng Tổ sư được dành cho chư tôn đức đã viên tịch, được hậu thế truy phong vì có công lao trọng đại đối với nền đạo.Đối với các bậc cao tăng thạc đức thường trụ ở một tự viện, người trong đạo thường dùng tên của ngôi già lam đó để gọi quý ngài, tránh gọi bằng pháp danh hay pháp hiệu để tỏ lòng tôn trọng, kính ngưỡng.
Đức Phật đã dạy “hằng thuận chúng sinh”, nghĩa là nếu phát tâm tu theo Phật, dù tại gia hay xuất gia, đều nên luôn luôn thuận theo việc dùng tứ nhiếp pháp (bố thí, ái ngữ, lợi hành và đồng sự) để đem an lạc cho chúng sanh, tức là cho mọi người trong đời, bao gồm những người đang tu trong đạo. Các vị phát tâm xuất gia tu hành, các vị phát tâm tu tập tại gia, thực hành hạnh ái ngữ, đã coi thường mọi thứ danh lợi, địa vị của thế gian thì quan trọng gì chuyện xưng hô, tranh hơn thua chi lời nói, quan tâm chi chuyện ăn trên ngồi trước, đi trước đứng sau, tranh chấp danh tiếng, tranh cãi lợi dưỡng, tranh giành địa vị, đòi hỏi chức vụ.Đồng quan điểm hay không, được cung kính hay không, xưng hô đúng phẩm vị hay không, chẳng đáng quan tâm, tránh sự tranh cãi.
Nhất niệm sân tâm khởi,
Bách vạn chướng môn khai.
Nhất niệm sân tâm khởi,
Thiêu vạn công đức lâm.
Nghĩa là: Một lần nghĩ đến sự sân hận, trăm điều chướng nghiệp sẽ nảy sinh, một lần nghĩ đến sự sân hận, tiêu tan mọi công đức tu tập. Do đó, trong cách xưng hô nên làm cho mọi người, trong đạo cũng như ngoài đời, cảm thấy an lạc, thoải mái, hợp với tâm mình, không trái lòng người, không quá câu nệ chấp nhặt. Trong đạo Phật, cách xưng hô có thể biến đổi nhưng có một điều quan trọng bất biến, không suy chuyển, đó là phẩm hạnh, phẩm chất, đức độ, sự nỗ lực, cố gắng tu tâm dưỡng tính không ngừng cho đến ngày đạt mục đích cứu cánh giác ngộ và giải thoát, đối với Phật tử tại gia cũng như xuất gia.Đó cũng chính là một phần ý nghĩa của “tùy duyên bất biến” trong đạo Phật vậy./.
Vài Nét Về Tính Dân Tộc Trong Văn Học Việt Nam
Văn học cũng như mọi loại hình nghệ thuật khác đều là sản phẩm tinh thần của một cá nhân nghệ sĩ. Mà cá nhân người nghệ sĩ đó lại thuộc về một cộng đồng, một dân tộc nhất định. Mỗi tác phẩm văn học ít nhiều đều mang dấu ấn riêng về văn hóa, phong tục tập quán hay tâm lí, tính cách đặc trưng của dân tộc mình. Vậy tính dân tộc có thể được xem như là một thuộc tính xã hội của văn học, là một ” thuộc tính tất yếu của việc sáng tạo” ( Bielinxki)
Tính dân tộc có thể được hiểu là những đặc điểm nổi bật của cộng đồng người có chung lãnh thổ, ngôn ngữ, phương thức và chế độ chính trị trải qua một thời kì lịch sử lâu dài. Tính dân tộc không bộc lộ một cách rõ ràng, cụ thể thành yếu tố hữu hình mà nó thấm vào trong cảm xúc, trong cách nhìn và phương thức thể hiện của tác phẩm. Nhà văn không phải cứ chăm chú miêu tả về cảnh sắc thiên nhiên hay kể về những tên đất, tên làng gắn liền với dân tộc mình đang sinh sống thì tác phẩm mới có tính dân tộc. Đọc tác phẩm “Truyện Kiều” của Nguyễn Du chúng ta thấy trong tác phẩm xuất hiện nhiều địa danh, nhân vật, kể cả cốt truyện đều có nguồn gốc từ đất nước Trung Hoa, nhưng người đọc vẫn cảm nhận được tâm hồn dân tộc thấm đẫm trong những trang Kiều.
Rõ ràng một tác phẩm có tính dân tộc là tác phẩm thể hiện được “tính cách dân tộc và cái nhìn dân tộc đối với cuộc đời” (1, 103).Tính cách dân tộc là “những nét phẩm chất lặp đi lặp lại tạo thành bộ mặt tinh thần của dân tộc” (1, 104). Chẳng hạn, người phụ nữ Việt Nam từ xưa đến nay đều có chung một nét tính cách phổ biến là chịu thương, chịu khó, giàu đức hi sinh, giàu lòng yêu thương và thủy chung, son sắt. Tính cách đó đã hình thành từ thời xa xưa, được lưu giữ qua truyền thuyết, truyền tụng trong nhiều bài ca dao và truyện kể khác.
Đến thời kì văn học trung đại ta bắt gặp tính cách ấy trong hình tượng nàng Kiều – một người con gái rất mực xinh đẹp, tài hoa. Mặc dù đang sống trong cảnh ” êm đềm trướng rũ màn che” nhưng khi gia đình gặp cơn nguy biến, Kiều sẵn lòng hi sinh mối tình đầu đẹp đẽ của mình với Kim Trọng, hi sinh cả bản thân mình để bán mình cứu cha “Làm con trước phải đền ơn sinh thành”. Mười lăm năm lưu lạc với biết bao đau đớn, ê chề, tủi nhục cũng không làm phai nhạt đi những nét tính cách, phẩm chất đáng quí của nàng mà ngược lại chính hoàn cảnh éo le càng làm nổi bật thêm vẻ đẹp tâm hồn đó . Tác giả khắc hoạ một nàng Kiều đầy đủ nhất với tấm lòng trong trắng, thủy chung, giàu đức hi sinh và luôn dành hết nỗi lo lắng, nhớ thương cho những người mà Kiều thương yêu:
Nhớ ơn chín chữ cao sâu
Một ngày một ngả bóng dâu tà tà.
Dặm ngàn nước thẳm non xa,
Nghĩ đâu thân phận con ra thế này!
Sân hoè đôi chút thơ ngây.
Trân cam, ai kẻ đỡ thay việc mình?
Nhớ lời nguyện ước ba sinh,
Xa xôi ai có thấu tình chăng ai ?
Khi về hỏi liễu Chương Đài,
Cành xuân đã bẻ cho người chuyên tay?
Tình sâu mong trả nghĩa dày,
Hoa kia đã chắp cành này cho chưa?
Ở đây, ta thấy một nàng Kiều có ý thức thật sự về thân phận, đó là con người dịu dàng mà cương quyết, sẵn sàng hi sinh phẩm giá, mạng sống của mình cho những người thương, cho lẽ phải và lòng tự trọng.
Tính cách ấy của người phụ nữ Việt Nam được thể hiện cao đẹp nhất trong thời kì văn học hiện đại với hình ảnh chị Sứ trong tiểu thuyết Hòn đất của nhà văn Anh Đức, một người phụ nữ ” chỉ sung sướng bằng sự sung sướng của mẹ, cha anh em đồng chí và khi có con chị dành cho con tất cả những gì mình có”, hay hình ảnh những cô gái thanh niên xung phong sẵn sàng hi sinh tuổi xuân của mình cho dân tộc, cho nhân dân:
Cạnh giếng nước có bom từ trường
Em không rửa ngủ ngày chân lấm
Ngày em phá nhiều bom nổ chậm
Đêm nằm mơ nói mớ vang nhà
(Gửi em cô thanh niên xung phong- Phạm Tiến Duật)
Phải chăng những tính cách, phẩm chất đó là điển hình cho vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ trong tổng hòa những tính cách tiêu biểu mang đậm cốt cách, truyền thống của con người Việt, dân tộc Việt ?
Tính dân tộc còn thể hiện ở cái nhìn dân tộc đối với thế giới xung quanh, là biểu hiện đầy đủ nhất những cảm nhận của nhà văn, nhà thơ trước không gian, thời gian và các mối quan hệ giữa con người với con người. Đọc thơ Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm hay Nguyễn Khuyến ta nhận ra điệu hồn dân tộc thể hiện qua những trăn trở, nghĩ suy về nhân tình thế thái hay đơn giản chỉ là những rung động, xúc cảm của các nhà thơ trước cảnh sắc thiên nhiên. Nguyễn Trãi -một quan đại thần thời nhà Lê đã có lúc từ bỏ chốn quan trường với những bon chen, đố kỵ, để tìm về núi Côn Sơn ở ẩn, sống chan hoà với thiên nhiên cảnh vật:
Côn Sơn có khe, Tiếng nước chảy rì rầm. Ta lấy làm đàn cầm. Côn Sơn có đá, Mưa xối rêu xanh đậm, Ta lấy làm chiếu thảm. Trên núi có thông, Muôn dặm rờn rơn biếc một vùng, Ta tha hồ ngơi nghỉ ở trong.
(Côn Sơn ca, Nguyễn Trãi)
Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng mang tâm trạng thoải mái, thanh thản khi được sống một cuộc đời bình dị, thanh nhàn trong thế giới tự nhiên:
” Một mai, một cuốc, một cần câu
Thơ thẩn dầu ai vui thú nào
Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ
Người khôn người đến chốn lao xao
Thu ăn măng trúc, đông ăn giá
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao
( Nhàn- Nguyễn Bỉnh Khiêm)
Còn với Nguyễn Khuyến, người được mệnh danh là ” nhà thơ của quê hương làng cảnh Việt Nam” thì bước vào thơ ông ta có cảm tưởng như bước vào một thế giới riêng biệt, thế giới bên trong luỹ tre làng, tách hẳn với thế giới bên ngoài. Trong cái thế giới đó là khung cảnh làng quê với bờ tre bụi trúc, cảnh nước lụt đồng chiêm, bầu trời thu xanh ngắt, ao thu lạnh lẽo, lưng dậu phất phơ màu khói ….. tất cả đều thân thương và nhuốm màu sắc thôn quê Việt Nam. Rõ ràng sự cảm nhận, cái nhìn đối với thế giới xung quanh của các nhà thơ trung đại là biểu hiện đặc trưng cho tính dân tộc của những con người sinh sống ở một nước nông nghiệp trong một chế độ phong kiến kéo dài hàng thế kỉ. Các nhà thơ trung đại suy nghĩ, cảm nhận và chiêm nghiệm về cuộc đời, con người qua cảnh sắc thiên nhiên xung quanh và thiên nhiên là nơi gửi gắm tâm tình, tình cảm, thậm chí thiên nhiên còn trở thành thước đo cho vẻ đẹp của con người.
Bàn về tính dân tộc trong văn học nghệ thuật, nhà nghiên cứu người Nga A.Tôn xtoi đã từng nhận định “Nghệ thuật dân tộc là nghệ thuật mang mùi hương đất đai, trong tiếng mẹ đẻ mỗi từ dường như có hai lần ý nghĩa nghệ thuật… ” Quan điểm đó rất đúng bởi vì tác phẩm văn học nghệ thuật là sản phẩm riêng của cá nhân nghệ sĩ, nhưng đằng sau mỗi người nghệ sĩ bao giờ cũng mang bóng dáng của dân tộc, giai cấp mà họ đang sống. Vậy nên tinh thần dân tộc luôn thấm đẫm trong từng câu chữ, trong cách cảm cách nghĩ của mỗi nhà văn, nhà thơ. Và cũng chính đặc thù của đời sống dân tộc đã mang lại cho văn học của dân tộc ấy một bản sắc riêng độc đáo được bảo tồn lưu giữ qua nhiều thế hệ.
Tài liệu tham khảo
1. Phương Lựu ( chủ biên)- Lí luận văn học, NXB Giáo dục, 2006
2. Tuyển tập một số tác gia văn học Việt Nam
Truyền Hình Fpt Độc Quyền Phát Sóng Lễ Trao Giải Aaa Và Mama
Sau quá trình thương thảo với phía đại diện Hàn Quốc, Truyền hình FPT chính thức sở hữu bản quyền truyền thông, độc quyền phát sóng trực tiếp hai lễ trao giải danh giá trong làng giải trí châu Á năm 2023 là Asia Artist Award – AAA, Giải thưởng Nghệ sĩ châu Á diễn ra ngày 26/11 tại sân vận động Mỹ Đình, Hà Nội và Mnet Asian Music Awards – MAMA, Giải Âm nhạc châu Á Mnet diễn ra ngày 4/12 tại Nagoya Dome, Nhật Bản).
Toàn bộ buổi tôn vinh các nghệ sĩ, cùng với đêm đại nhạc hội hoành tráng tại Lễ trao giải AAA, MAMA 2023 sẽ được phát sóng trực tiếp trên Truyền hình FPT .AAA được đánh giá là chương trình quy tụ nhiều thần tượng Hàn Quốc tới Việt Nam từ trước tới nay. Hàng loạt những nhóm nhạc đình đám Red Velvet, TWICE, Super Junior, GOT7, ITZY… cùng các nghệ sĩ Chungha, Ji Chang Wook, Yoona, Lee Kwang Soo… sẽ cùng đặt chân tới Việt Nam để góp mặt trong lễ trao giải tối ngày 26/11.
Bên cạnh AAA, MAMA là sự kiện giàu tiếng tăm và mang tính lịch sử cao với nền giải trí Hàn Quốc. Sự hiện diện của các nghệ sĩ US-UK với tư cách khách mời từ lâu đã là đặc sản của MAMA. Mnet Asian Music Awards 2023 vừa công bố Dua Lipa – ngôi sao ngọc Pop người Anh là nghệ sĩ US-UK đầu tiên tham gia. Giọng ca ‘New Rules’ sẽ cùng dàn line-up đã công bố như BTS, GOT7, MONSTA X, Seventeen, TWICE, … làm nên một đêm nhạc đáng chờ đợi.
Các mức vé AAA 2023 ưu đãi dành riêng cho người FPT và sinh viên FPT Education:
400.000 đồng – hạng vé 680.000 đồng
500.000 đồng – hạng vé 1 triệu đồng
680.000 đồng – hạng vé 1,5 triệu đồng
1 triệu đồng – hạng vé 2,8 triệu đồng
2 triệu đồng – hạng vé 3,5 triệu đồng
3 triệu đồng – hạng vé 4,5 triệu đồng
3,2 triệu đồng – hạng vé 4,8 triệu đồng
Cập nhật thông tin chi tiết về Vài Nét Về Lễ Trao Giải Asia Artist Awards 2023 trên website 2atlantic.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!