Xu Hướng 3/2023 # Tư Vấn Về Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp # Top 8 View | 2atlantic.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Tư Vấn Về Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp # Top 8 View

Bạn đang xem bài viết Tư Vấn Về Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp được cập nhật mới nhất trên website 2atlantic.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Doanh nghiệp được thành lập và hoạt động nhằm mục đích tạo ra lợi nhuận cho chủ doanh nghiệp. Tuy nhiên, để quản lý các doanh nghiệp, Nhà nước thực hiện đánh thuế vào các khoản lợi nhuận đó, khoản thuế này được gọi là thuế thu nhập doanh nghiệp. Thông thường các doanh nghiệp có bộ phận kế toán thực hiện chức năng tính thuế thu nhập doanh nghiệp và quyết toán thuế với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Nhưng một số doanh nghiệp nhỏ và vừa lại bỏ qua bộ phận này và cũng chưa rõ về cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp như nào. Do đó, trong bài viết này, Luật Việt An xin tư vấn để các doanh nghiệp tham khảo và biết rõ hơn về cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp theo pháp luật hiện hành.

Trước tiên ta cần phải biết người nộp thuế bao gồm những đối tượng nào. Khoản 1 Điều 2 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 2008 quy định người nộp thuế thu nhập doanh nghiệp bao gồm các tôt chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế theo quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp bao gồm:

Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam;

Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật nước ngoài (sau đây gọi là doanh nghiệp nước ngoài) có cơ sở thường trú hoặc không có sơ sở thường trú tại Việt Nam;

Tổ chức được thành lập theo Luật Hợp tác xã;

Đơn vị sự nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam;

Tổ chức khác có hoạt động sản xuất kinh doanh có thu nhập.

Những doanh nghiệp, tổ chức trên khi hoạt động kinh doanh có thu nhập thì phải nộp thuế trên thu nhập đó. Tuy nhiên, không phải tất cả các thu nhâp của doanh nghiệp đều là thu nhập chịu thuế. Thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp chỉ bao gồm:

Thu nhập chịu thuế bao gồm thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ và thu nhập khác quy định tại khoản 2 Điều này.

Thu nhập khác bao gồm thu nhập từ chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng bất động sản; thu nhập từ quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản; thu nhập từ chuyển nhượng, cho thuê, thanh lý tài sản; thu nhập từ lãi tiền gửi, cho vay vốn, bán ngoại tệ; hoàn nhập các khoản dự phòng; thu khoản nợ khó đòi đã xóa nay đòi được; thu khoản nợ phải trả không xác định được chủ; khoản thu nhập từ kinh doanh của những năm trước bị bỏ sót và các khoản thu nhập khác, kể cả thu nhập nhận được từ hoạt động sản xuất, kinh doanh ở ngoài Việt Nam.

Bên cạnh đó còn có một số thu nhập được miễn thuế được liệt kê cụ thể tại Điều 4 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp.

Phương pháp tính thuế thu nhập doanh nghiệp:

Thuế TNDN phải nộp = (thu nhập tính thuế – phần trích lập quỹ KH&CN) × thuế suất

Thuế suất thuế hu nhập doanh nghiệp là 20% ngoài trừ 2 trường hợp sau:

Thuế xuất từ 32% đến 50%: áp dụng đối với hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí và tài nguyên quý hiếm khác tại Việt Nam.

Thuế suất 50%: áp dụng đối với các mỏ tài nguyên bạch kim, vàng, bạc, thiếc, wonfram, antimoan, đá quý, đất hiếm.

Kê khai và nộp thuê TNDN

Người nộp thuế nộp hồ sơ khai thuế thu nhập doanh nghiệp có cơ quan quản lý trực tiếp. doanh nghiệp có trách nhiệm kê kai và nộp thuế tạm tính theo quý trong thời hạn quy định. Thời hạn nộp thuế tạm tính chậm nhất vào ngày 30 của tháng đầu tiên của quý đó.

Doanh nghiệp căn cứ vào số thuế thu nhập doanh nghiệp của năm trước và dự kiến kết quả sản xuất kinh doanh trong năm để xác định số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm nộp trong quý.

Sau đó, doanh nghiệp phải nộp tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp cho cơ quan thuế trự tiếp quản lý trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày kết thúc năm tài chính hoặc kết thúc năm dương lịch.

Tuy nhiên có một số trường hợp doanh nghiệp phải kê khai thuế thu nhập doanh nghiệp trng từng lần phát sinh.

Một Số Khái Niệm Về Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp

Thuế thu nhập là một loại thuế trực thu đánh trực tiếp vào thu nhập thực tế của các tổ chức và cá nhân. Thuế thu nhập gồm có thuế TNDN và thuế thu nhập cá nhân.

Thuế TNDN là một loại thuế trực thu đánh trực tiếp vào thu nhập của các doanh nghiệp

Thuế trực thu là loại thuế động viên, điều tiết vào thu nhập của người chịu thuế. Đối tượng nộp thuế phải có thu nhập chịu thuế; thu nhập càng cao thì đóng thuế càng nhiều. Trong thuế trực thu, người có nghĩa vụ nộp thuế đồngthời là người chịu thuế trên thu nhập mà mình được hưởng. Chính vì vậy, thuế trực thu không được tính vào cơ cấu giá thành hàng hoá dịch vụ và không được trừ vào chi phí khi tính lợi tức chịu thuế (thu nhập chịu thuế) của cơ sở sản xuất kinh doanh.

2. Tiến trình áp dụng thuế TNDN ở Việt Nam

Trước năm 1990, Đảng và Nhà nước ta tập trung lãnh đạo chỉ đạo, xóa bỏ cơ chế quản lý hành chính, tập trung quan liêu, bao cấp, từng bước hình thành và hoàn thiện cơ chế quản lý mới, xây dựng nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, phát triển nền kinh tế nhiều thành phần. Về chế độ thu ngân sách lúc bấy giờ mang tính chất bao cấp đối với thành phần kinh tế quốc doanh, cải tạo đối với các thành phần kinh tế khác.

Đến năm 1997, Quốc hội khóa IX đã thông qua Luật thuế TNDN để thay thế Luật TLT và có hiệu lực thi hành từ ngày 1-1-1999

3. Đặc điểm của thuế TNDN

Là loại thuế thu nhập nên thuế TNDN mang đầy đủ đặc điểm của thuế thu nhập thông thường.

Thứ nhất, thuế thu nhập có đối tượng đánh thuế là thu nhập

Vì thế, người chịu thuế, người nộp thuế là không đồng nhất (người tiêu dùng là người chịu thuế, người kinh doanh hàng hoá, cung ứng dịch vụ là người nộp thuế). Đối với thuế tài sản là loại thuế đánh vào thu nhập tích luỹ đã được vật hoá dưới dạng tài sản của tổ chức, cá nhân trong xã hội. Về bản chất, thuế tài sản cũng là thuế trực thu nhưng có đối tượng đánh thuế là tài sản.

Mặc dù, tài sản và thu nhập đều là của cải của một chủ thể có được nhờ những nguồn lợi thu được từ các hoạt động kinh tế. Tuy nhiên, giữa chúng cũng có sự khác nhau, cụ thể: tài sản là khối lượng của cải của một chủ thể ở một thời điểm nào đó, còn thu nhập là số của cải thu được của một chủ thể trong khoảng thời gian nhất định. Như vậy, thu nhập của một thời kỳ sẽ không bao gồm thu nhập ở thời kỳ trước, còn tài sản lúc cuối kỳ thì bao gồm tất cả các thu nhập của các kỳ trước đó cộng lại. Vì vậy, khái niệm “tài sản” phải gắn với yếu tố thời điểm, còn khái niệm “thu nhập” gắn với yếu tố khoảng thời gian nhất định;

Thứ hai, thuế TNDN là thuế trực thu, ngoài mục tiêu tạo nguồn thu cho NSNN, nó còn có mục tiêu điều tiết kinh tế, điều hoà thu nhập xã hội nên thường gắn liền với chính sách kinh tế xã hội của Nhà nước. Bởi vậy, pháp luật thuế thu nhập ở các nước thường có những quy định về chế độ ưu đãi, miễn, giảm thuế để đảm bảo chức năng khuyến khích của thuế thu nhập hoặc thực hiện việc áp dụng đánh thuế theo biểu thuế luỹ tiến từng phần đối với một số khoản thu nhập chịu thuế để thực hiện các mục tiêu điều tiết;

Thứ ba, thuế thu nhập là một loại thuế phức tạp, có tính ổn định không cao,việc quản lý thuế, thu thuế tương đối khó khăn, chi phí quản lý thuế thường lớn hơn so với các thuế khác. Đối với thuế thu nhập, ngoài việc xác định các khoản thu nhập chịu thuế còn phải xác định nguồn gốc thu nhập, địa điểm phát sinh thu nhập, thời hạn cư trú của chủ sở hữu thu nhập, tính ổn định của thu nhập…Trong phần xác định thu nhập chịu thuế, phải xác định được các khoản khấu trừ hợp lý để tiến hành khấu trừ khi tính thuế nhằm bảo đảm mục tiêu công bằng và khuyến khích đối với đối tượng nộp thuế;

Thứ tư, nguồn luật điều chỉnh quan hệ thuế thu nhập bao gồm các văn bản QPPL thuế quốc gia và văn bản QPPL thuế quốc tế. Bởi thuế thu nhập là thuế trực thu nên nó có thể là đối tượng được điều chỉnh bởi hiệp định tránh đánh thuế hai lần.

Thuế Suất Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp 2022 Mới Nhất Hiện Hành

Mức thuế suất thuế TNDN 2020 được quy định tại điều 11 của TT 78/2014/TT-BTC theo đó năm 2020 mức thuế suất thuế TNDN là 20%

Ngày 19/6/2020, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 116/2020/QH14 về việc giảm thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của năm 2020 đối với doanh nghiệp, hợp tác xã, đơn vị sự nghiệp và tổ chức khác:

1. Giảm 30% số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của năm 2020 đối với trường hợp doanh nghiệp có tổng doanh thu năm 2020 không quá 200 tỷ đồng.

2. Doanh nghiệp căn cứ quy định tại khoản 1 Điều này để tự xác định số thuế được giảm khi tạm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo quý và quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2020.

Bảng tổng hợp thuế suất thuế TNDN qua các năm:

Bảng tổng hợp này chỉ dành cho các doanh nghiệp thông thường

(Không áp dụng với các doanh nghiệp có hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí hoặc các doanh nghiệp thuộc trường hợp được ưu đãi thuế)

Thuế suất ưu đãi được quy định tại Điều 19 Thông tư số 78/2014/TT-BTC và được sửa đổi bởi Khoản 1 Điều 11 Thông tư 96/2015/TT-BTC:

1. Thuế suất ưu đãi 10% trong thời hạn mười lăm năm (15 năm) áp dụng đối với:

( Điểm đ này được đính chính bởi Điều 1 Quyết định 2465/QĐ-BTC năm 2015: Đính chính một số nội dung tại Thông tư số 96/2015/TT-BTC)

2. Các trường hợp được kéo dài thời gian áp dụng thuế suất ưu đãi:

Thu nhập từ đầu tư – kinh doanh nhà ở xã hội được áp dụng thuế suất 10% tại khoản này là thu nhập từ việc bán, cho thuê, cho thuê mua phát sinh từ ngày 01 tháng 01 năm 2014. Trường hợp doanh nghiệp không hạch toán riêng được phần thu nhập từ bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở xã hội phát sinh từ ngày 01 tháng 01 năm 2014 thì thu nhập được áp dụng thuế suất 10% được xác định theo tỷ lệ giữa doanh thu hoạt động bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở xã hội trên tổng doanh thu trong thời gian tương ứng của doanh nghiệp.

e) Thu nhập của doanh nghiệp từ: trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng; thu nhập từ trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng, chế biến nông sản, thủy sản ở địa bàn kinh tế xã hội khó khăn; Nuôi trồng lâm sản ở địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn; Sản xuất, nhân và lai tạo giống cây trồng, vật nuôi; Sản xuất, khai thác và tinh chế muối trừ sản xuất muối quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định số 218/2013/NĐ-CP; Đầu tư bảo quản nông sản sau thu hoạch, bảo quản nông, thủy sản và thực phẩm, bao gồm cả đầu tư để trực tiếp bảo quản hoặc đầu tư để cho thuê bảo quản nông sản, thủy sản và thực phẩm

4. Thuế suất ưu đãi 20% trong thời gian mười năm (10 năm) áp dụng đối với:

5. Thuế suất ưu đãi 20% trong suốt thời gian hoạt động (từ ngày 1/1/2016 chuyển sang áp dụng thuế suất 17%) được áp dụng đối với Quỹ tín dụng nhân dân, Ngân hàng hợp tác xã và Tổ chức tài chính vi mô.

6. Thời gian áp dụng thuế suất ưu đãi quy định tại Điều này được tính liên tục từ năm đầu tiên doanh nghiệp có doanh thu từ dự án đầu tư mới được hưởng ưu đãi thuế. Đối với doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao được tính từ năm được công nhận là doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; đối với dự án ứng dụng công nghệ cao được tính từ năm được cấp giấy chứng nhận dự án ứng dụng công nghệ cao.

Ưu đãi về thời gian miễn thuế, giảm thuế: 1. Miễn thuế bốn năm, giảm 50% số thuế phải nộp trong chín năm tiếp theo đối với:

Việc xác định đô thị loại đặc biệt, loại I quy định tại khoản này thực hiện theo quy định tại Nghị định 42/2009/NĐ-CP ngày 07/5/2009 của Chính phủ quy định về phân loại đô thị và văn bản sửa đổi Nghị định này (nếu có)

Khái Niệm Kế Toán Chi Phí Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp

Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) là loại thuế trực thu, thu trên kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh cuối cùng của doanh nghiệp.

Căn cứ tính thuế TNDN là thu nhậ chịu thuế trong kỳ tính thuế và thuế suất thuế TNDN. Mức thuế suất thuế TNDN hiện hành :25%

Phương pháp tính thuế TNDN:

Nguyên tắc kế toán

Doanh nghiệp chủ động tính và xác định số thuế TNDN phải nộp cho nhà nước theo luật định và phản ánh kịp thời vào sổ kế toán.

Kế toán mở sổ chi tiết theo dõi số thuế phải nộp, số thuế đã nộp và số thuế còn phải nộp.

Doanh nghiệp nộp thuế bằng ngoại tệ phải quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá quy định để ghi sổ kế toán.

1.2.8.2. Chứng từ sử dụng và tài khoản sử dụng

Tờ khai tạm tính thuế TNDN theo quý

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo Mẫu 03-1A/TNDN

Tờ khai quyết toán thuế TNDN

Tài khoản sử dụng: Tài khoản 821 “Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp“

Tài khoản này dùng để phản ánh chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phát sinh trong năm của doanh nghiệp. Tài khoản 821 có 02 tài khoản cấp 2:

Tài khoản 8211 “Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành”

Tài khoản 8212 “Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại”

Kết cấu tài khoản 821:

Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành phát sinh trong năm;

Thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành của các năm trước phải nộp bổ sung do phát hiện sai sót không trọng yếu của các năm trước;

Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phát sinh trong năm từ việc ghi nhận thuế thu nhập hoãn lại phải trả;

Ghi nhận chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại;

Kết chuyển chênh lệch giữa số phát sinh bên Có TK 8211 lớn hơn số phát sinh bên Nợ TK 8211 phát sinh trong kỳ vào bên Có Tài khoản 911 – “Xác định kết quả kinh doanh”.

Số thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành thực tế phải nộp trong năm nhỏ hơn số thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành tạm phải nộp được giảm trừ vào chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành đã ghi nhận trong năm;

Số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp được ghi giảm do phát hiện sai sót không trọng yếu của các năm trước được ghi giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành trong năm hiện tại;

Ghi giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại và ghi nhận tài sản thuế thu nhập hoãn lại;

Ghi giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại;

Kết chuyển số chênh lệch giữa chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành phát sinh trong năm lớn hơn khoản được ghi giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành trong năm vào Tài khoản 911 – “Xác định kết quả kinh doanh”;

Kết chuyển số chênh lệch giữa số phát sinh bên Nợ TK 821 lớn hơn số phát sinh bên Có TK 821 phát sinh trong kỳ vào bên Nợ Tài khoản 911 – “Xác định kết quả kinh doanh”.

Tài khoản 8211 không có số dư cuối kỳ.

ngoài Khái niệm Kế toán chi phí thuế thu nhập ra, các bạn có thể tải đề cương, bài mẫu báo cáotốt nghiệp tại website hoặc fanpage của mình.

Nếu bạn nào không có thời gian viết bài, có thể liên hệ với mình qua zalo: 0909 23 26 20

Cập nhật thông tin chi tiết về Tư Vấn Về Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp trên website 2atlantic.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!