Xu Hướng 3/2023 # Trọng Tâm Vật Lý 7 – Dạy Kèm Vật Lý Lớp 7 # Top 11 View | 2atlantic.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Trọng Tâm Vật Lý 7 – Dạy Kèm Vật Lý Lớp 7 # Top 11 View

Bạn đang xem bài viết Trọng Tâm Vật Lý 7 – Dạy Kèm Vật Lý Lớp 7 được cập nhật mới nhất trên website 2atlantic.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Vật lý học là một môn khoa học tự nhiên tập trung vào sự nghiên cứu vật chất và chuyển động của nó trong không gian và thời gian,.Một cách rộng hơn, nó là sự phân tích tổng quát về tự nhiên, được thực hiện để hiểu được cách biểu hiện của vũ trụ. Ở những năm cấp 2, các em dần được làm quen với môn học bổ ích này, nhưng đây cũng là môn học đòi hỏi ở các em những kĩ năng tư duy logic, khả năng vận dụng, tính toán và sự tưởng tượng phong phú. Vật lý lớp 7 đóng vai trò vô cùng quan trọng, tiếp tục cung cấp cho các em những kiến thức cơ sở, là nền tảng hình thành nên những dạng bài tập, những kiến thức vật lý cao hơn.

Những kiến thức trọng tâm của vật lý 7:

Chương I: Quang học

Nhận biết ánh sáng – nguồn sáng và vật sáng

+ Ta nhận biết được ánh sáng khi có ánh sáng truyền vào mắt ta.

+ Ta nhìn thấy một vật khi có ánh sáng truyền từ vật đó vào mắt ta.

+ Nguồn sáng là vật tự nó phát ra ánh sáng. Vật sáng gồm nguồn sáng và những vật hắt lại ánh sáng chiếu vào nó.

    Định luật truyền thẳng của ánh sáng:

    + Trong môi trường trong suốt và đồng tính ánh sáng truyền đi theo đường thẳng.

    + Đường truyền của ánh sáng được biểu diễn bằng một đường thẳng có hướng gọi là tia sáng.

    + Bóng tối nằm ở phía sau vật cản, không nhận được ánh sáng từ nguồn sáng truyền tới.

    + Bóng nửa tối nằm ở phía sau vật cản, nhận được ánh sáng một phần của nguồn sáng truyền tới.

    + Nhật thực toàn phần (hay một phần) quan sát được ở chỗ có bóng tối (hay bóng nửa tối) của Mặt Trăng trên Trái Đất.

    + Nguyệt thực xảy ra khi Mặt Trăng bị Trái Đất che khuất không được Mặt Trời chiếu sáng.

      Gương cầu lồi:

      + gương cầu lồi là gương có bề mặt là một phần của hình cầu và bề mặt cong phản xạ hướng về phía nguồn sáng. Hình ảnh phản chiếu luôn nhỏ hơn vật.

        Định luật phản xạ ánh sáng

        + Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và pháp tuyến của gương ở điểm tới.

        + Góc phản xạ bằng góc tới.

           Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng

          + Ảnh ảo tạo bởi gương phẳng không hứng được trên màn chắn và lớn bằng vật.

          + Khoảng cách từ một điểm của vật đến gương phẳng bằng khoảng cách từ ảnh của điểm đó đến gương.

          + Các tia sáng từ điểm S tới gương phẳng cho tia phản xạ có

          đường kéo dài đi qua ảnh ảo S’.

            Gương cầu lồi_ gương cầu lõm:

            +  Gương cầu lồi là gương có bề mặt là một phần của hình cầu và bề mặt cong phản xạ hướng về phía nguồn sáng. Ảnh ảo của gương cầu lồi bé hơn vật.

            +  Gương cầu lõm  là gương có bề mặt là mặt trong của một phần hình cầu và có mặt lõm. Ảnh ảo của gương cầu lõm luôn lớn hơn vật.

            Chương II: Âm học:

            Nguồn âm là những vật dao động phát ra âm. Ví dụ: loa, tiếng nói, tiếng gõ trống, …

            Độ cao của âm

            – Số dao động trong một giây là tần số. Đơn vị tần số là héc (Hz).

            – Âm phát ra càng cao (càng bổng) khi tần số dao động càng lớn.

            – Âm phát ra càng thấp (càng trầm) khi tần số dao động càng nhỏ.

              Phản xạ âm _ Tiếng vang

              + Âm gặp mặt chắn đều bị phản xạ nhiều hay ít. Tiếng vang là âm phản xạ nghe được cách âm trực tiếp ít nhất là 1/15 giây.

              + Các vật mềm, có bề mặt gồ ghề phản xạ âm kém. Các vật cứng, có bề mặt nhẵn, phản xạ âm tốt (hấp thụ âm kém).

                Độ to của âm: Biên độ dao động càng lớn, âm càng to. Độ to của âm được đo bằng đơn vị đêxiben (dB)

                Chống ô nhiễm tiếng ồn:

                + Ô nhiễm tiếng ồn xảy ra khi tiếng ồn to, kéo dài gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và hoạt động bình thường của con người.

                + Để chống ô nhiễm tiếng ồn cần làm giảm độ to của tiếng ồn phát ra, ngăn chặn đường truyền âm, làm cho âm truyền theo hướng khác. Những vật liệu được dùng để làm giảm tiếng ồn truyền đến tai gọi là những vật liệu cách âm.

                  Môi trường truyền âm

                  Âm thanh có thể truyền qua các môi trường chất rắn, lỏng, khí, nhưng không thê truyền qua môi trường chân không.

                  Càng xa nguồn âm thì âm ghe càng nhỏ và ngược lại

                  Vận tốc truyền âm trong: không khí < nước < thép

                  Không khí Nước Thép

                  340m/s 1500m/s 6100m/s

                  Chương III: Điện học:

                  Sự nhiễm điệm do cọ sát:

                  Điệnlà tập hợp các hiện tượng vật lý đi kèm với sự có mặt và dịch chuyển của dòng điện tích. Trong các hiện tượng điện, các điện tích tạo ra trường điện từ mà trường này lại tác động đến các điện tích khác. Điện xuất hiện do một vài cơ chế vật lý.

                  Quá trình vật trung hòa về điện trở thành điện tích khi tích điện

                  Có thể làm nhiễm điện nhiều vật bằng cách cọ xát.

                  Vật nhiễm điện (vật mang điện tích) có khả năng hút các vật khác.

                    Hai loại điện tích:

                    Điện tích: một tính chất của các hạt  nguyên tử, xác định lên tương tác điện từ giữa chúng. Vật chất mang điện tích sinh ra cũng như bị ảnh hưởng bởi trường điện từ.

                    Trong điều kiện bình thường mọi vật trung hòa về điện có tổng điện bằng không. Khi một vật cho hay nhận điện tử âm vật sẽ trở thành điện tích dương hay âm. Khi một vật nhận electron sẽ trở thành có điện tích âm. Khi một vật cho electron sẽ trở thành có điện tích dương.

                    Vật + e = điện tích âm. Vật – e = điện tích dương

                    Các vật mang điện tích cùng loại thì đẩy nhau, các vật mang điện khác loại thì hút nhau.

                      Nguồn điện _Dòng điện

                      Nguồn điện một chiều là nguồn điệnphát ra dòng điện một chiều, dòng điện này có chiều xác định, độ lớn có thể vẫn biến thiên nhưng trị số của nó luôn nằm giới hạn trong 1 phía của trục thời gian Ox, nghĩa là hoặc luôn dương (+), hoặc luôn âm (-) và không đi qua giá trị “0”. Các nguồn cấp một chiều có thể là: các loại Pin, Ắc Quy

                        Chất dẫn điện và chất cách điện

                        Dẫn điệnlà khả năng của một môi trường cho phép sự di chuyển của các hạt điện tích qua nó, khi có lực tác động vào các hạt, ví dụ như lực tĩnh điện của điện trường. Sự di chuyển có thể tạo thành dòng điện. Cơ chế của chuyển động này tùy thuộc vào vật chất.

                        Chất cách điện là các chất dẫn điệnkém, có điện trở suất rất lớn (khoảng 106 – 1015 Ωm). Các vật liệu này được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp và trong đời sống, nhằm mục đích ngăn chặn sự tiếp xúc của dòng điện với người hoặc với các dòng điện khác.

                        Nhiều chất cách điện là các chất điện môi, tuy nhiên cũng có những môi trường cách điện không phải là chất điện môi (như chân không).

                        Các loại vật liệu cách điện gồm có: cách điện rắn (ví dụ: gỗ, nhựa, vỏ bọc dây diện)

                        Dòng điện là dòng chuyển dịch có hướng của các hạt mang điện.

                          Mạch điện có thể mô tả bằng sơ đồ và từ sơ đồ mạch điện để lắp mạch điện tương ứng.

                          Dòng điện từ cực dương, qua các thiết bị điện về

                          cực âm gọi là chiều dòng điện

                            Tác dụng nhiệt và tác dụng phát sáng của dòng điện

                            Dòng điện đi qua mọi vật dẫn thông thường đều làm cho vật nóng lên.

                            Quan sát giữa điện và vật cho thấy khi vật dẫn điện vật sẽ tạo ra Ánh sáng quang nhiệt.

                            Dòng điện sẽ đi qua đui đèn, qua đuôi đèn kim loại, vào đến dây tóc làm nó nóng lên và đến mức phát ra ánh sáng.

                              Tác dụng từ, tác dụng hóa và tác dụng sinh lí của dòng điện

                              Dòng điện có tác dụng từ vì nó có thể làm quay kim nam châm.

                              Dòng điện có tác dụng hóa học, chẳng hạn khi có dòng điện đi qua dung dịch muối đồng thì nó tách đồng ra khỏi dung dịch, tạo thành lớp đồng bám trên thỏi than nối với cực âm.

                              Dòng điện có tác dụng dinh lí khi đi qua cơ thể người và các động vật

                                Cường độ dòng điện

                                Dòng điệncàng mạnh thì cường độ dòng điện càng lớn

                                Ampe ký hiệu A, là đơn vị đo cường độ dòng điện

                                  Hiệu điện thế:

                                  Hiệu điện thếhay điện áp (kí hiệu ∆V và có đơn vị của điện thế: vôn) là sự khác biệt về điện thế giữa hai điểm.[1] Hiệu điện thế là công thực hiện được để di chuyển một hạt điện tích trong trường tĩnh điện từ điểm này đến điểm kia.

                                    An toàn khi sử dụng điện:

                                    + Cơ thể người là một vật dẫn điện. Dòng điện với cường độ 70mA trở lên đi qua cơ thể người hoặc làm việc với hiệu điện thể 40V trở lên là nguy hiểm với cơ thể người.

                                    + Cầu trì tự động ngắt mạch khi dòng điện có cường độ tăng quá mức, đặc biệt khi đoản mạch.

                                    + Phải thực hiện các quy tắc an toàn khi sử dụng điện.

                                    Phương pháp dạy môn vật lý lớp 7:

                                    ĐẶT CÂU HỎI

                                    – Câu hỏi nêu ra phải chỉ rõ đối tượng trả lời, tránh tình trạng hỏi chung chung rồi sau đó giáo viên tự trả lời

                                    – Khi đặt câu hỏi phải cho học sinh thời gian suy nghĩ, tránh việc nêu câu hỏi ra rồi bắt học sinh trả lời luôn. (có thể nói từ từ, nhấn mạnh, lặp đi lặp lại một vài lần)

                                    – Với một câu hỏi có thể hỏi ‎ gọi một vài học sinh trả lời, nhận xét trả lời để kiểm tra sự nhận thức của các em.

                                    – Khi học sinh trả lời câu hỏi xong thì dù trả lời đúng hay sai cũng nên khen học sinh. Điều này làm học sinh tăng sự tự tin trong việc suy nghĩ và trả lời câu hỏi của giáo viên.

                                    – Nếu học sinh không trả lời được thì có thể sử dụng gợi ‎ ý cho câu hỏi hoặc gọi học sinh khác, tránh việc dừng quá lâu trước một học sinh sẽ làm ảnh hưởng đến tiến độ bài giảng.

                                    – Nên có hệ thống câu hỏi chọn lọc phù hợp với đối tượng học sinh; Đối với học sinh trung bình, yếu nên cho trả lời những câu hỏi đơn giản, dễ dàng; Còn đối với học sinh khá giỏi nên cho trả lời những câu hỏi cần suy luận nhiều hơn.

                                    – Không nên đưa ra quá nhiều câu hỏi trong một bài học: điều này sẽ làm cho bài giảng nát vụn ra, mất tính hệ thống, giờ giảng bị căng, học sinh mệt mỏi, tốn nhiều thời gian, các kiến thức cốt lõi ít được giảng giải phân tích.

                                    Tạo sự hứng thú trong giờ học

                                    – Việc tạo sự hứng thú trong giờ học có vai khá quan trọng, nó giúp cho học sinh cảm thấy yêu thích môn học hơn từ đó việc chủ động lĩnh hội kiến thức sẽ đạt hiệu quả hơn. Tuy nhiên, vấn đề này thường không được nhiều giáo viên để tâm đến. Nhiều người thường cố gắng hoàn thành bài giảng dưới dạng tròn vai mà không chú ‎ tâm đến các biện pháp giúp tạo sự hứng thú cho học sinh trong giờ học. Vậy làm thế nào để học sinh có hứng thú trong giờ học? thực ra để đạt được điều này dựa nhiều vào kinh nghiệm, sự nhiệt tình  của giáo viên và đặc điểm của học sinh.

                                    – Tạo điều kiện cho học sinh được làm thí nghiệm hoặc quan sát thí nghiệm: Trong quá trình học sinh tự làm hoặc quan sát, dự đoán, phân tích, lí giải thí nghiệm học sinh sẽ tự xây dựng và chiếm lĩnh kiến thức cho mình đồng thời tăng thêm sự hứng thú đối với môn học

                                    – Sử dụng các quá trình mô phỏng bằng hình ảnh, video, phần mềm, trình chiếu. Nếu giáo viên khai thác tốt (kết hợp với kĩ thuật thuyết trình và phát vấn) và sử dụng hợp lí (vừa mức, không sa đà) thì hiệu quả giờ học sẽ rất cao đồng thời học sinh sẽ rất hứng thú.

                                    – Trong quá trình giảng dạy sử dụng ngôn từ tự nhiên, sinh động, không khô khan, cứng nhắc, không quá nhiều thuật ngữ phức tạp, khó hiểu (có thể thay thế bằng từ hoặc cụm từ khác dễ hiểu hơn miễn là chính xác).

                                    – Khen ngợi học sinh đúng lúc và đúng chỗ (sau khi học sinh trả lời câu hỏi, có thể cho điểm thưởng). Tuyệt đối không mạt sát xúc phạm học sinh.

                                    – Hài hước và tế nhị trong nhắc nhở học sinh.

                                    – Khuyến khích học sinh nêu câu hỏi để hỏi lẫn nhau hoặc hỏi ngược lại giáo viên (có thể thưởng điểm nếu câu hỏi hay)

                                    Các hoạt động gây hứng thú cho học sinh có thể tiến hành vào đầu buổi hoặc song song cùng các hoạt động khác trong suốt cả buổi học; Vấn đề quan trọng nhất là tạo được sự hứng thú cao đối với học sinh.

                                    Cách Giúp Các Em Giải Bài Tập

                                    Phân loại và phương pháp giải bài tập vật lý

                                    Bài tập vật lý có thể chia làm 4 loại như sau:

                                    – Bài tập vật lý định tính (còn có các tên gọi khác như câu hỏi định tính, câu hỏi thực tế..)

                                    – Bài tập vật lý định lượng

                                    – Bài tập đồ thị

                                    – Bài tập thí nghiệm.

                                     Chúng ta phân tích đặc điểm và phương pháp giải của từng dạng

                                    Bài tập vật lý định tính hay bài tập câu hỏi lý thuyết

                                    Đặc điểm

                                    – Là bài tập mà học sinh không cần phải tính toán (Hay chỉ có các phép toán đơn giản) mà chỉ vận dụng các định luật, định lý, qui luật để giải tích hiện tượng thông qua các lâp luận có căn cứ, có lôgic.

                                    – Nội dung của các câu hỏi khá phong phú, và đòi hỏi phải vận dụng rất nhiều các kiến thức vật lý.

                                    Các bước chung để giải bài tập định tính: Thông thường để giải các bài toán này cần tiến hành theo các bước:

                                    –  Phân tích câu hỏi

                                    – Phân tích hiện tượng vật lý có đề cập đến trong câu hỏi để từ đó xác định các định luật, khái niệm vật lý hay một qui tắc vật lý nào đó để giải quyết câu hỏi. – Tổng hợp các điều kiện đã cho với các kiến thức tương ứng để trả lời câu hỏi.

                                    Các bước giải bài tập

                                    Các bước giải:

                                    Đọc kỹ đầu bài bài

                                    xác định yêu cầu của bài

                                    xác định thông tin dựa vào các trục, đơn vị, dạng đồ thị, nhận xét về các cực trị, điểm đặc biệt để suy ra thông tin cần thiết.

                                    Khi vẽ cần chọn tỉ lệ và đơn vị thích hợp.

                                    Tác hại của việc mất căn bản ở môn vật lý lớp 6

                                    Mất gốc kiến thức, không có nền tảng cho các lớp từ 8– 12

                                    Không làm được bài tập và các bài kiểm tra

                                    Điểm số sẽ kéo kết quả học tập đi xuống

                                    Không vận dụng kiến thức vào thực hành cũng như đời sống

                                    Khi mất gốc, học sinh sẽ chán và bỏ bê môn học chủ đạo

                                    Lượng lý thuyết và công thức sẽ không tồn tại trong đầu các em

                                    Trung tâm Gia Sư Trí Việt có nhận dạy kèm môn Vật lý lớp 7 tại nhà. Các em Học sinh, các Phụ huynh hãy đăng ký để có được những tiết học thú vị, không nhàm chán và mang lại kiến thức bổ ích, giúp các em có kết quả học môn Vật Lý thật tốt. Đội ngũ Gia Sư là những Giáo viên, Sinh viên chuyên môn, kinh nghiệm nhiều năm đi dạy ở bộ môn này. Cam kết sẽ có nhưng bài giảng cùng Phương Pháp học tốt nhất. Hãy liên hệ đến Trung Tâm chúng tối để được phục vụ tri thức tốt nhất!

                                    Vui lòng để lại nguồn https://giasutriviet.edu.vn/trong-tam-vat-ly-7.html khi sao chép tài liệu này@@@

                                    4.8

                                    /

                                    5

                                    (

                                    71

                                    bình chọn

                                    )

                                    Giáo Án Vật Lý Lớp 11

                                    -Nêu được định nghĩa và viết được biểu thức tính điện thế tại một điểm trong điện trường.

                                    -Nêu được định nghĩa hiệu điện thế và viết được công thức liên hệ giữa hiệu điện thế với công của lực điện và cường độ điện trường của một điện trường đều.

                                    -Giải được một số bài toán đơn giản về điện thế và hiệu điện thế.

                                    -Có tinh thần chịu khó, ham học hỏi

                                    -Có hứng thú học tập bộ môn

                                    Ngày soạn: 19/09/2009 Ngày dạy: - Lớp dạy: 11A3, 11A4 Ngày dạy: 22/09/2009 - Lớp dạy: 11A1, 11A2 Tiết 7 - Bài 5: ĐIỆN THẾ - HIỆU ĐIỆN THẾ 1. Mục tiêu a. Về kiến thức -Nêu được định nghĩa và viết được biểu thức tính điện thế tại một điểm trong điện trường. -Nêu được định nghĩa hiệu điện thế và viết được công thức liên hệ giữa hiệu điện thế với công của lực điện và cường độ điện trường của một điện trường đều. b. Về kĩ năng -Giải được một số bài toán đơn giản về điện thế và hiệu điện thế. c. Về thái độ -Có tinh thần chịu khó, ham học hỏi -Có hứng thú học tập bộ môn 2. Chuẩn bị của GV và HS a. Chuẩn bị của GV -Dụng cụ dùng để minh họa cách đo điện thế tĩnh điện: tĩnh điện kế, tụ điện, acquy để tích điện cho tụ điện. b. Chuẩn bị của HS - Đọc trước bài mới 3.Tiến trình bài dạy Hoạt động 1 (5 phút): Kiểm tra bài cũ Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung ghi bảng -Ổn định tổ chức, kiểm tra sĩ số ? Nêu mối liên hệ giữa công của lực điện và độ giảm thế năng của điện tích trong điện trường? -Đánh giá, nhắc lại các kiến thức đã học về công của lực điện -Báo cáo tình hình lớp TL: Khi một điện tích q di chuyển từ điểm M đến N trong 1 điện trường thì công mà lực điện tác dụng lên điện tích đó sinh ra sẽ bằng độ giảm thế năng của điện tích q trong điện trường: AMN = WM - WN -Ghi nhớ - Chú ý lắng nghe, nhận thức vấn đề bài học. Hoạt động 2 (15 phút): Tìm hiểu điện thế Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung ghi bảng -Giới thiệu nội dung tiết học ? Thế năng WM phụ thuộc như thế nào vào điện tích q? ? Nhận xét về hệ số VM? -Giới thiệu công thức tính VM ? Nêu định nghĩa điện thế? -Chính xác hoá, phân tích định nghĩa -Giới thiệu đơn vị của điện thế ? Nêu định nghĩa vôn? ? Nêu đặc điểm của điện thế? -Chính xác hoá, phân tích các đặc điểm của điện thế ? Trả lời câu C1? -Theo dõi TL: WM = VM.q TL: VM không phụ thuộc vào q, chỉ phụ thuộc vào vị trí điểm M -Ghi nhớ -Nêu định nghĩa như Sgk -Ghi nhớ -Theo dõi TL: 1V = 1J/1C TL: ... -Ghi nhớ TL: Đặt tại M điện tích thử +q, khi q di chuyển từ M ra ∞ thì AM∞ < 0 (do Q hút q) ⇒ VM < 0 I. Điện thế. 1. Khái niệm. VM = WMq = AM∞q gọi là điện thế tại M 2. Định nghĩa -Định nghĩa: Sgk - T26 VM = AM∞q (5.1) 3. Đơn vị Đơn vị: vôn (V) 1V = 1J/1C 4. Đặc điểm. -Thường chọn điện thế tại vô cực làm mốc (V∞ = 0) Hoạt động 3 (19 phút): Tìm hiểu hiệu điện thế Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung ghi bảng -Cho HS quan sát hình 5.1 và giới thiệu khái niệm hiệu điện thế ? Từ 5.1 và 5.2 em có nhận xét gì? ? AM∞ và AN∞ quan hệ với nhau như thế nào? ? Hãy tính UMN? ?Qua biểu thức, em có nhận xét gì về UMN? nó đặc trưng cho khả năng nào? ? Nêu định nghĩa hiệu điện thế? -Chính xác hoá, phân tích định nghĩa ? Từ công thức (5.3) nêu định nghĩa đơn vị hiệu điện thế? -Phân tích ý nghĩa đơn vị của hiệu điện thế ? Đo hiệu điện thế tĩnh điện như thế nào? ? Nêu cấu tạo của tĩnh điện kế? -Phân tích cách đo hiệu điện thế tĩnh điện -Nêu nội dung bài toán tìm mối liên hệ giữa hiệu điện thế và cường độ điện trường -Vẽ hình mô tả bài toán ? Tìm mói liên hệ giữa U và E? -Hướng dẫn: tính công AMN theo E ? Nêu kết quả? ? Từ công thức (5.4) hãy giải thích đơn vị của cường độ điện trường? -Khái quát hoá mối liên hệ giữa hiệu điện thế và cường độ điện trường trong trường hợp bất kì -Quan sát hình vẽ và ghi nhận khái niệm TL: UMN = AM∞q - AN∞q TL: Từ hình 5.1 ta thấy AM∞ = AN∞ + AMN TL: UMN = AMNq TL: UMN đặc trưng cho khả năng thực hiện công của điện trường tròng sự di chuyển của điện tích -Nêu định nghĩa hiệu điện thế như Sgk -Ghi nhớ định nghĩa TL:...... -Ghi nhớ TL: Đo bằng tĩnh điện kế -Nêu cấu tạo của tĩnh điện kế như Sgk -Theo dõi + ghi nhớ -Theo dõi + ghi nhớ nội dung bài toán -Vẽ hình -Làm việc cá nhân giải bài toán -Làm việc theo sự hướng dẫn của GV TL: E = UMNd = Ud TL: Đơn vị của E = đơn vị của U (V)/ đơn vị vủa d (m) -Ghi nhớ II. Hiệu điện thế 1. Hiệu điện thế giữa hai điểm M và N UMN = VM - VN (5.2) 2. Định nghĩa UMN = AMNq (5.3) -Định nghĩa: Sgk - T27 -Đơn vị hiệu điện thế: V 3. Đo hiệu điện thế. 4. Hệ thức liên hệ giữa hiệu điện thế và cường độ điện trường. Bài toán Tìm liên hệ giữa E và UMN Giải Ta có: AMN = F.d = qEd Mặt khác:UMN = AMNq = Ed ⇒ E = UMNd = Ud (5.4) Hoạt động 4 (5 phút): Vận dụng, củng cố Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung ghi bảng -Cho HS làm bài tập 5, 6 Sgk - T29 ? Nêu kết quả? -Chính xác hóa kết quả -Đánh giá giờ học, nhấn mạnh kiến thức trong bài -Làm bài tập -Nêu kết quả và giải thích -Ghi nhớ kết quả -Ghi nhớ nội dung chính của tiết học Bài 5/ Sgk - T 29: C Bài 6/ Sgk - T 29 UMN = AMNq = -6-2 = 3V ⇒Đáp án đúng: C Hoạt động 5 (1 phút): Giao nhiệm vụ về nhà Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung ghi bảng -Giao nhiệm vụ về nhà: +Ôn tập lí thuyết +Làm các bài tập: 7, 8, 9, Sgk + bài tập Sbt +Tiết sau: Bài tập -Tự ghi nhớ nhiệm vụ học tập Rút kinh nghiệm:

                                    Giải Vbt Vật Lý Lớp 6

                                    Giải bài tập môn Vật lý 6

                                    Giải VBT Vật lý lớp 6 – Bài 8: Trọng lực – Đơn vị lực là tài liệu tham khảo môn Vật lý 6 hay dành cho các em học sinh, giúp các em ôn tập và củng cố kiến thức đã học trên lớp, từ đó hoàn thành tốt mục tiêu học tập của mình.

                                    Giải VBT Vật lý lớp 6: Trọng lực – Đơn vị lực

                                    A. Học theo SGK

                                    I – TRỌNG LỰC LÀ GÌ?

                                    1. Thí nghiệm Câu C1 trang 31 VBT Vật Lí 6: Lời giải:

                                    Lò xo có tác dụng vào quả nặng.

                                    Lực đó có phương thẳng đứng và chiều ngược lại với chiều hướng vào Trái Đất. Quả nặng vẫn đứng yên vì lực kéo của lò xo tác dụng vào đã cân bằng với trọng lượng của vật.

                                    Câu C2 trang 31 VBT Vật Lí 6: Lời giải:

                                    Điều chứng tỏ có một lực tác dụng lên viên phấn làm viên phấn là lực hút của Trái Đất.

                                    Lực đó có phương thẳng đứng và chiều hướng từ trên xuống dưới về phía Trái Đất.

                                    Câu C3 trang 31 VBT Vật Lí 6: Lời giải:

                                    – Lò xo bị dãn dài ra đã tác dụng vào quả nặng một lực kéo lên phía trên. Thế mà quả nặng vẫn đứng yên. Vậy phải có một lực nữa tác dụng vào quả nặng hướng xuống phía dưới để cân bằng với lực của lò xo. Lực này do Trái Đất tác dụng lên quả nặng.

                                    – Khi viên phấn được buông ra, nó bắt đầu rơi xuống. Chuyển động của nó đã bị biến đổi. Vậy phải có một lực hút viên phấn xuống phía dưới. Lực này do Trái Đất tác dụng lên viên phấn.

                                    II – PHƯƠNG VÀ CHIỀU CỦA TRỌNG LỰC

                                    1. Phương và chiều của trọng lực Câu C4 trang 31-32 VBT Vật Lí 6: Lời giải:

                                    a) Khi quả nặng treo trên dây dọi đứng yên thì trọng lực tác dụng vào quả nặng đã cân bằng với lực kéo của sợi dây. Do đó, phương của trọng lực cũng là phương của thẳng đứng, tức là phương dây dọi.

                                    b) Căn cứ vào hai thí nghiệm ở hình 8.1 và 8.2 ta có thể kết luận là chiều của trọng lực hướng từ trên xuống dưới.

                                    2. Kết luận Câu C5 trang 32 VBT Vật Lí 6: Lời giải:

                                    Trọng lực có phương thẳng đứng và có chiều từ trên xuống dưới.

                                    IV -VẬN DỤNG

                                    Câu C6 trang 32 VBT Vật Lí 6: Lời giải:

                                    Phương thẳng đứng và mặt phẳng nằm ngang là vuông góc với nhau.

                                    Ghi nhớ:

                                    – Trọng lực là lực hút của Trái Đất.

                                    – Trọng lực có phương thẳng đứng và có chiều hướng về Trái Đất.

                                    – Trọng lượng của một vật là cường độ của trọng lực tác dụng lên vật đó.

                                    – Đơn vị của lực là Niuton – viết tắt là N. Trọng lượng của quả cân là 100g là 1N.

                                    B. Giải bài tập

                                    1. Bài tập trong SBT

                                    Bài 8.1 trang 32 VBT Vật Lí 6: Lời giải:

                                    a) Một gàu nước được treo đứng yên ở đầu một sợi dây. Gàu nước chịu tác dụng của hai lực cân bằng. Lực thứ nhất là lực kéo của dây gàu; lực thứ hai là trọng lực của gàu nước. Lực kéo do dây gàu tác dụng vào gàu. Trọng lượng do Trái Đất tác dụng vào gàu (H.8.1a).

                                    b) Một quả chanh nổi lơ lửng trong một cốc nước muối; lực đẩy của nước muối lên phía trên và trọng lực của quả chanh là hai lực cân bằng.

                                    c) Khi ngồi trên yên xe máy thì lò xo giảm xóc bị nén lại, trọng lực của người và xe đã làm cho lò xo bị biến dạng.

                                    Bài 8.2 trang 33 VBT Vật Lí 6: Hãy mô tả một hiện tượng thực tế, trong đó ta thấy trọng lực tác dụng lên một vật bị cân bằng bởi một lực khác

                                    Lời giải:

                                    Ví dụ quyển sách đặt nằm yên trên bàn. Trọng lực tác dụng lên quyển sách cân bằng với phản lực của mặt bàn tác dụng lên quyển sách.

                                    Bài 8.4* trang 33 VBT Vật Lí 6: Hãy chọn câu lập luận đúng trong các câu dưới đây:

                                    A. Một con tàu vũ trụ bay quanh Trái Đất thì không bị Trái Đất hút nữa. Vì nếu bị hút thì nó đã rơi ngay xuống Trái Đất.

                                    B. Một con tàu vũ trụ bay quanh Trái Đất thì không bị Trái Đất hút. Vì ta thấy nhà du hành vũ trụ bị treo lơ lửng trong con tàu.

                                    C. Một con tàu vũ trụ bay quanh Trái Đất vẫn bị Trái Đất hút. Nhưng lực hút này bị cân bởi lực đẩy của động cơ.

                                    D. Mặt Trăng luôn luôn bị Trái Đất hút. Nhưng Mặt Trăng không bị rơi vào Trái Đất. Vì lực hút chỉ có tác dụng làm Mặt Trăng quay tròn quanh Trái Đất. Con tàu vũ trụ cũng ở vào tình trạng như Mặt Trăng. Con tàu vũ trụ khi đã bay vào quỹ đạo thì cũng như Mặt Trăng, không còn tên lửa đẩy nữa. Lực hút của Trái Đất lên con tàu chỉ làm nó quay tròn quanh Trái Đất.

                                    Lời giải:

                                    Chọn D.

                                    Chuyển động quay là chuyển động có hướng thay đổi. Muốn chuyển động thay đổi hướng phải có lực tác dụng).

                                    2. Bài tập tương tự

                                    Bài 8a trang 33 Vở bài tập Vật Lí 6: Chọn từ thích hợp trong khung để điền vào chỗ trống trong các câu sau:

                                    Lời giải:

                                    a) Một hộp phấn đặt nằm yên trên bàn. Hộp phấn chịu tác dụng của hai lực cân bằng. Lực thứ nhất là lực nâng của mặt bàn; lực thứ hai là trọng lượng của hộp phấn. Lực nâng do mặt bàn tác dụng vào hộp phấn. Trọng lượng do Trái Đất tác dụng tác dụng vào hộp phấn.

                                    b) Một lực sĩ đang nâng một quả tạ trên tay. Lực nâng của lực sĩ lên phía trên và trọng lượng của quả tạ là hai lực cân bằng.

                                    c) Đặt một quả nặng lên cân đĩa thì lò xo của cân bị nén lại, trọng lượng của quả nặng đã làm cho lò xo bị biến dạng.

                                    Bài 8b trang 33 Vở bài tập Vật Lí 6: Một học sinh muốn cắm một cây gậy xuống đất theo phương thẳng đứng. Làm thế nào để thực hiện được việc này cho chính xác?

                                    Lời giải:

                                    Buộc một vật nặng vào sợi dây để làm dây dọi. Do trọng lượng tác dụng lên vật nặng và lực căng của sợi dây là hai lực cân bằng nên sợi dây có phương thẳng đứng.

                                    Để dây dọi bên cạnh chiếc gậy và điều chỉnh sao cho chiếc gậy song song với sợi dây. Khi đó cây gậy đã được dựng theo phương thẳng đứng.

                                    Các tài liệu liên quan:

                                    Trên đây, VnDoc.com đã giới thiệu tới các bạn tài liệu Giải VBT Vật lý lớp 6 – Bài 8: Trọng lực – Đơn vị lực. Để học tốt môn Vật lý 6, mời các bạn tham khảo thêm Giải bài tập SGK Vật lý 6, Giải bài tập SBT Vật lý 6 và các đề thi học kì 1 lớp 6 môn Vật lý khác.

                                    Giáo Án Môn Vật Lý Lớp 11

                                    – Trình bày được khái niệm điện tích điểm, đặc điểm tương tác giữa các điện tích, nội dung chính của định luật Coulomb, ý nghĩa của hằng số điện môi.

                                    – Lấy được ví dụ về tương tác giữa các vật điện được coi là điện tích điểm.

                                    – Biết cấu tạo và hoạt động của cân xoắn.

                                    – Xác định được phương chiều của lực Coulomb

                                    – Giải được bài toán về tương tác điện.

                                    – Làm cho vật nhiễm điện do cọ xát.

                                    – Đọc SGK 7 và lớp 9 để biết học sinh đã được học gì về điện tích và tương tác điện.

                                    – Chuẩn bị các thiết bị dạy học cần thiết (nếu có): (Máy phát tĩnh điện, dụng cụ thí nghiệm theo hình 1.1; 1.2 )

                                    Tiết 1: ĐIỆN TÍCH - ĐỊNH LUẬT COULOMB Ngày soạn : 20/8/2010 I.MỤC TIÊU: 1) Kiến thức: - Trình bày được khái niệm điện tích điểm, đặc điểm tương tác giữa các điện tích, nội dung chính của định luật Coulomb, ý nghĩa của hằng số điện môi. - Lấy được ví dụ về tương tác giữa các vật điện được coi là điện tích điểm. - Biết cấu tạo và hoạt động của cân xoắn. 2) Kỹ năng: - Xác định được phương chiều của lực Coulomb - Giải được bài toán về tương tác điện. - Làm cho vật nhiễm điện do cọ xát. II.CHUẨN BỊ: Giáo viên: Đọc SGK 7 và lớp 9 để biết học sinh đã được học gì về điện tích và tương tác điện. Chuẩn bị các thiết bị dạy học cần thiết (nếu có): (Máy phát tĩnh điện, dụng cụ thí nghiệm theo hình 1.1; 1.2 ) Học sinh: Đọc lại SGK 7 và lớp 9 để ôn lại các kiến thức đã học. Xem trước bài mới và chuẩn bị các dụng cụ cần thiết như: giấy vụn, thước mica III.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1: Ổn định tổ chức lớp 2 : Kiểm tra bài cũ 3 : Dạy bài mới Hoạt động 1: Tìm hiểu sự nhiễm điện - Điện tích, tương tác điện: Hoạt động của học sinh Trợ giúp của giáo viên Trả lời các câu hỏi: - Cọ xát với vật khác. - Có thể hút được các vật nhẹ như mẩu giấy, sợi bông - Làm thí nghiệm. Khẳng định lại kiến thức. - Đọc SGK và trả lời. Nêu một số câu hỏi: - Người ta có thể làm gì để nhiễm điện cho vật? - Biểu hiện của một vật bị nhiễm điện? - Hướng dẫn học sinh làm một vài thí nghiệm dơn giản để chứng minh điều đó. - Điện tích là gì? Có mấy loại điện tích? Tương tác của chúng như thế nào? Hoạt động 2: Tìm hiểu tương tác giữa hai điện tích điểm: - Quan sát hình vẽ và trả lời. - Nêu các kết quả thí nghiệm của Coulomb tìm được về sự phụ thuộc của lực tương tác giữa hai điện tích và khoảng cách giữa chúng - Nêu nội dung định luật và ý nghĩa, đơn vị của các đại lượng trong biểu thức. - Vẽ hình biểu diễn tương tác của hai điện tích cùng dấu, trái dấu. - Yêu cầu học sinh quan sát hình vẽ 1.3 và tìm hiểu cấu tạo và cách sử dụng của cân xoắn. - Hướng dẫn học sinh phân tích các kết quả thí nghiệm của Coulomb. Khái quát hóa để đi đến nội dung và biểu thức định luật. - Yêu cầu học sinh phát biểu nội dung định luật dựa vào dạng của biểu thức. - Hướng dẫn học sinh vẽ hình. Hoạt động 3: Tìm hiểu tương tác giữa hai điện tích trong điện môi: - Lấy ví dụ về chất cách điện. - Giới thiệu kết quả thực nghiệm. - Hướng dẫn học sinh tìm hiểu ý nghĩa hằng số điện môi. - Giới thiệu điện môi là chất cách điện. - Tìm hiểu kết quả thực nghiệm về tương tác giữa các điện tích trong điện môi đồng chất. - Tìm hiểu ý nghĩa của hằng số điện môi. 4: Vận dụng - Củng cố: 5: Tổng kết bài học - Đánh giá giờ học - Yêu cầu học sinh giải các bài tập trang 10 SGK và sách bài tập. - Dặn dò những chuẩn bị cho bài sau. + Xem bài mới + Xem lại cấu tạo nguyên tử VL7 và H10 Tiết 2: THUYẾT ELECTRON ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN ĐIỆN TÍCH MỤC TIÊU: 1) Kiến thức: - Hiểu được nội dung cơ bản của thuyết electron. - Trình bày được cấu tạo sơ lược của nguyên tử về phương diện điện. - Nắm được các cách làm cho vật nhiễm điện và lấy được ví dụ minh họa. 2) Kỹ năng: - Vận dụng thuyết electron để giải thích các hiện tượng nhiễm điện. - Rèn kỹ năng vận dụng lý thuyết vào thực tế. - Giải được bài toán về tương tác tĩnh điện. CHUẨN BỊ: 1) Giáo viên: Đọc SGK 7 và Hóa 10 để biết học sinh đã được học gì về cấu tạo nguyên tử. Chuẩn bị các dụng cụ thí nghiệm cần thiết (nếu có): (Điện nghiệm, thanh nhựa, vải lụa) 2) Học sinh: Đọc lại SGK 7 và Hóa 10 để ôn lại các kiến thức đã học. Xem trước bài mới và chuẩn bị các dụng cụ cần thiết. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1 : Ổn định tổ chức lớp 2 : Kiểm tra bài cũ - Điện tích, điện tích điểm. - Các loại điện tích, tương tác giữa chúng. - Phương chiều độ lớn của lực tương tác giữa các điện tích. 3 : Dạy bài mới Hoạt động 1: Thuyết electron: - Nhớ lại kiến thức đã học hoặc đọc SGK để trả lời. - Đọc SGK để biết điện tích và khối lượng của electron và proton. Lĩnh hội điện tích nguyên tố. - Đọc SGK để tìm hiểu nội dung thuyết. - Giải thích hiện tượng. - Dựa vào kiến thức đã học ở các lớp dưới, yêu cầu học sinh nêu cấu tạo của nguyên tử về phương diện điện. - Giới thiệu về điện tích nguyên tố. - Giới thiệu về nội dung thuyết electron. - Yêu cầu học sinh dùng thuyết electron để giải thích hiện tượng nhiễm điện do cọ xát. Hoạt động 2: Giải thích một số hiện tượng điện: - Đọc SGK, liên hệ kiến thức cũ và thực tế để tìm hiểu chất cách điện và chất dẫn điện - Lấy ví dụ về chất cách điện. - Giải thích các hiện tượng như câu hỏi C3, C4,C5 - yêu cầu học sinh tự tìm hiểu chất cách điện, chất dẫn điện. Cho ví dụ. - Hướng dẫn học sinh trả lời. - Yêu cầu học sinh vận dụng thuyết electron để giải thích các hiện tượng điện Hoạt động 3: Tìm hiểu định luật bảo toàn điện tích: - Đọc SGK để tìm hiểu định luật. - Tính toán dựa vào nội dung định luật - Giải thích một số thuật ngữ dùng trong định luật. - Lấy một ví dụ áp dụng định luật. 4: Vận dụng - Củng cố: 5 : Tổng kết giờ học - Yêu cầu học sinh giải các bài tập trang 14 SGK và sách bài tập. - Dặn dò những chuẩn bị cho bài sau.

                                    Tài liệu đính kèm:

                                    tuan chúng tôi

                                    Cập nhật thông tin chi tiết về Trọng Tâm Vật Lý 7 – Dạy Kèm Vật Lý Lớp 7 trên website 2atlantic.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!