Zona Là Bệnh Như Thế Nào / Top 4 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | 2atlantic.edu.vn

Bệnh Zona Là Bệnh Gì Và Bệnh Zona Nguy Hiểm Như Thế Nào

Bệnh zona gây ra do sự tái hoạt vi rút varicella zoster tiềm ẩn ở rễ thần kinh cảm giác cạnh cột sống trong quá khứ. Đây là bệnh nhiễm trùng da với biểu hiện là các ban đỏ, mụn nước, mụn mủ lõm giữa tập trung thành đám mọc theo đường phân bố của thần kinh ngoại biên. Bệnh sẽ thường gặp ở mọi lứa tuổi, thường gặp hơn ở người già, người suy giảm miễn dịch, đặc biệt ở người lây nhiễm HIV/AIDS.

Triệu chứng của bệnh zona:

Trước khi phát bệnh khoảng từ 1-5 ngày, người bệnh có cảm giác bất thường tại một vùng da như bỏng, nóng rát, châm chít, tê, đau nhất là lúc về đêm, hiếm hơn là dị cảm ở một vùng hoặc nhiều dây thần kinh chi phối, kèm theo có thể nhức đầu, sợ ánh nắng, khó chịu. Thời kỳ này được gọi là thời kỳ vi rút lan truyền dọc theo thần kinh. Khoảng một ngày sau, trên vùng da có thay đổi, cảm giác xuất hiện các nốt đỏ như hạt tấm, sau tập trung thành dát đỏ, mãn đỏ khoảng vài cm, hơi nề, sắp xếp dọc theo đường đi của của một dây thần kinh ngoại biên và dần dần nối với nhau thành dải, thành vệt.

Một vài ngày sau, trên những dác đỏ, mảng đỏ xuất hiện mụn nước, bọng nước tập trung thành đám giống như chùm nho, lúc đầu mụn nước căng, dịch trong. Sau vài ngày, vùng trung tâm mụn nước hơi lõm xuống, dần đục hóa mủ, dập vỡ đóng vảy tiết. Bệnh thường xuất hiện ở vị trí một bên, không vượt quá đường giữa cơ thể và phân bố theo đường đi của dây thần kinh ngoại biên. Nhưng cá biệt nổi ở hai bên hoặc có dấu hiệu lan tỏa đối với những người bị nhiễm HIV. Bệnh cạnh đó kèm theo hạch bạch huyết vùng lân cận sưng to. Bệnh có thể kéo dài từ 2-4 tuần. Đối với người cao tuổi tổn thương nhiều hơn so với tuổi trẻ, mụn nước và bọng nước có thể xuất huyết, hoại tử nhiễm khuẩn để lại sẹo xấu và kéo dài.

Nguyên nhân gây ra bệnh zona:

Bệnh zona do một virut hướng da và thần kinh có tên là varicella zoster gây nên. Vi rút (VZV) thuộc họ vi rút Herpes 3 gây bệnh ở người và cũng chính là vi rút gây bệnh thủy đậu.

Bệnh thường xuất hiện ở những người đã từng mắc bệnh thủy đậu trong quá khứ hoặc tiêm chủng thủy đậu. Người mắc bệnh thủy đậu sau khi khỏi bệnh hầu hết các VZV bị tiêu diệt. Một số ít vi rút còn sống sót trên tổn thương da và niêm mạc sẽ xâm nhập vào thần kinh cảm giác, lan truyền hướng tâm theo bó sợi thần kinh đến hạch thần kinh cảm giác cạnh cột sống và ở đó dưới dạng tiềm tàng, im lặng và vô hại trong một thời gian dài. Khi gặp điều kiện thuận lợi VZV có sẵn ở hạch thần kinh sẽ hoạt động, nhân lên và lan truyền theo đường thần kinh gây viêm lan tỏa, hoại tử thần kinh và gây tổn thương zona trên da và niêm mạc.

Cách chăm sóc bệnh zona:

Người bệnh không được gãi vì có thể làm gia tăng nguy cơ bị nhiễm trùng thứ phát và có thể để lại sẹo.

Dùng băng ép ngâm nước lạnh băng vào vết thương rỉ mủ trong khoảng 20 phút, làm khoảng 7-8 lần/ngày để làm dịu bớt cơn đau và làm khô vết thương. Nó còn giúp lấy bớt vảy ra ngoài và làm giảm khả năng bị nhiễm trùng. Ngưng sử dụng băng ép khi vết thương đã khô giúp cho những vùng da xung quanh không trở nên khô và ngứa.

Luôn giữ cho vết thương được sạch sẽ bằng xà bông nhẹ và nước. Nên mặc quần áo rộng để tránh bị thương thêm khi quần áo tiếp xúc với vết thương. Tránh những tiếp xúc da, chạm da với những người chưa từng bị thủy đậu, đang bệnh, hoặc những người bị suy giảm miễn dịch. Nên ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng và điều trị theo sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Khi mắc chứng bệnh zona người bệnh nên đi bác sĩ chuyên khoa da liễu để bác sĩ điều trị, không nên để bệnh kéo dài, nếu không biết cách chăm sóc đúng cách bệnh sẽ dẫn đến nhiễm trùng và để lại sẹo rất xấu.

Bệnh Sởi Là Căn Bệnh Như Thế Nào?

Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính lây bằng đường hô hấp dễ gây thành dịch, bệnh thường gặp ở trẻ em và có thể dẫn tới tử vong.

Bệnh sởi là căn bệnh như thế nào?

Bệnh sởi là căn bệnh như thế nào?

Bệnh sởi là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus sởi thuộc họ Paramyxoviridae, virus hình cầu, sức chịu đựng yếu, dễ bị tiêu diệt bởi các thuốc khử trùng thông thường, ánh sáng mặt trời, sức nóng…ở nhiệt độ 56 độ virus bị tiêu diệt trong 30 phút. Theo đó, nguồn lây bệnh là trẻ bị bệnh, bệnh lây từ 2 đến 4 ngày trước khi phát bệnh cho đến 5 đến 6 ngày từ khi mọc ban.

Bệnh lây lan qua đường hô hấp, lây trực tiếp khi trẻ ho, hắt hơi, nói chuyện với người lành. Bệnh ít lây gián tiếp vì virus dễ bị tiêu diệt ở nhiệt độ ngoại cảnh. Bệnh thường gặp ở trẻ 2 đến 6 tuổi, trẻ dưới 6 tháng ít mắc bệnh hơn do có miễn dịch từ mẹ chuyển sang con. Người lớn nếu mắc bệnh thường là những vùng cao hẻo lánh, hải đảo… cơ sở y tế chưa tiếp cận được nên chưa được tiêm phòng vaccine sởi. Bệnh thường phát thành dịch vào mùa đông xuân, khi bị bệnh thường gây suy giảm miễn dịch nên bệnh nhân dễ bị mắc thêm các bệnh khác. Bệnh có tỷ lệ tử vong cao, 0,3 đến 0,7% ở các nước đang phát triển. Bệnh nhân sau khi khỏi bệnh sẽ để lại miễn dịch bền vững vì vậy bệnh nhân hiếm khi bị bệnh lần thứ hai. Nhưng đối với những người đã tiêm phòng vaccine sởi thì sẽ giảm tỷ lệ mắc và tử vong.

Triệu chứng lâm sàng bệnh sởi

Triệu chứng lâm sàng bệnh sởi

Bệnh sởi là căn bệnh thường gặp trong thời điểm giao mùa, theo đó, thời kỳ ủ bệnh trung bình từ 8-11 ngày, thời kỳ này bệnh không có triệu chứng, thể lâm sàng im lặng.

Thời kỳ toàn phát hay còn gọi là thời kỳ phát ban, ban sởi mọc từ ngày thứ 4 đến thứ 6 với những đặc điểm trình tự mọc ban là mọc ban sởi từ trên xuống dưới, đầu xuất hiện trước sau đó tới tai, lan dần ra hai má rồi đến cổ, ngực, bụng, tay chân. Ban mọc hình tròn hoặc hình bầu dục, ban màu hồng hoặc đỏ tía hơi nổi gồ trên da, sờ mịn như nhung, đứng riêng lẻ hoặc tập trung thành từng đám giữa các ban lành là khoảng da lành. Khi ban bắt đầu mọc, toàn thân nặng lên, sốt cao hơn người mệt mỏi hơn. Khi bạn mọc đến chân, thân nhiệt giảm dần, triệu chứng toàn thân giảm.

Thời kỳ lui bệnh là giai đoạn ban bay, thường vào ngày thứ 6 ban bắt đầu bay, ban bay theo thứ tự mọc, bay từ mặt đến thân mình và chỉ để lại các vết thâm có tróc da mỏng, mịn kiểu bụi phấn hay vảy cám. Những chỗ da thâm của ban bay và chỗ da bình thường tạo nên màu da loang lổ gọi là dấu hiệu “vằn da hổ” đó là dấu hiệu đặc trưng để chẩn đoán.

Bệnh nhân mắc bệnh sởi cần ăn uống và bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng

Theo các chuyên gia Cao đẳng điều dưỡng thì bệnh nhân mắc bệnh sởi vẫn có thể ăn uống bình thường, bổ sung đầy đủ các chất toàn trạng hồi phục dần nếu không bị biến chứng. Nếu để lâu không có cải thiện thì bệnh nhân nên đến các trung tâm Y tế để thăm khám và điều trị bệnh.

Bệnh Polyp Hậu Môn Là Căn Bệnh Như Thế Nào?

Điểm trung bình: 4.9/5 Bài viết có ích: 964 lượt bình chọn

hậu môn là căn bệnh phổ biến vùng hậu môn – trực tràng. Nếu không được hỗ trợ điều trị kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm rõ những thông tin cần thiết về căn bệnh này để kịp thời phòng tránh. Vậy, bệnh polyp hậu môn là gì? Bài viết sau đây chúng ta cùng nhau tìm hiểu thông tin về vấn đề này.

Bệnh polyp là một chứng bệnh phổ biến và rất dễ bị nhầm lẫn với nhiều bệnh khác vùng hậu môn do có triệu chứng giống nhau. Benh polyp là một loại u lành tính, nếu không phát hiện để chữa trị kịp thời sẽ biến chứng thành ác tính, nguy hại đến sức khỏe người bệnh. Khác với những khối u thông thường khác, polyp hậu môn có thể tự do di chuyển trong đường ruột. Nếu khối polyp có cuống và nằm ở đoạn cuối trực tràng có thể sa ra ngoài giống như triệu chứng sa búi trĩ.

Nguyên nhân bệnh polyp hậu môn

Đây là nguyên nhân polyp hậu môn hàng đầu. Các khối phân cứng khi đi qua hậu môn – trực tràng sẽ gây tổn thương tới niêm mạc hậu môn. Những tổn thương này khi kết hợp với vi khuẩn, chất thải chứa trong phân, sẽ làm cho hậu môn bị viêm nhiễm nghiêm trọng.

Chế độ dinh dưỡng không hợp lý: Đây cũng là nguyên nhân bệnh polyp hậu môn chủ yếu. Sử dụng quá nhiều các loại thực phẩm có tính cay, nóng, chứa chất kích thích như: Ớt, hạt tiêu, rượu bia, thuốc lá… Tức là bạn đã vô tình tạo ra các áp lực cho đường ruột.

Triệu chứng bệnh polyp hậu môn

Đại tiện ra máu: Đây là biểu hiện bệnh polyp hậu môn điển hình và chủ yếu của bệnh. Khi đi đại tiện, người bệnh sẽ thấy có máu đỏ tươi dính trên giấy vệ sinh, lượng máu không nhiều, máu không chảy thành giọt.

Đi ngoài ra phân lỏng: Đây là triệu chứng bệnh polyp hậu môn khi khối u nằm ở vị trí trực tràng thấp, sát với hậu môn. Đặc biệt, khi khối polyp to có thể gây nên hội chứng ruột kích thích, khiến cho bệnh nhân bị đi ngoài nhiều lần tròng ngày, phân lỏng.

Nguy hại của bệnh polyp hậu môn

Bệnh polyp hậu môn nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, cụ thể:

Bệnh polyp hậu môn có thể di truyền từ cha mẹ sang con cái nếu như không được điều trị triệt để.

Các bác sĩ tại Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng khuyên người bệnh: Khi thấy những vấn đề bất thường vùng hậu môn thì nên nhanh chóng đến các cơ sở y tế chuyên khoa thăm khám, chẩn đoán đúng bệnh lý đang mắc phải cũng như mức độ bệnh để có phương pháp điều trị kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm.

Bài test kiểm tra bạn có bị bệnh trĩ hay không?

(chỉ mất 30s chúng tôi sẽ cho bạn biết bạn đang mắc bệnh trĩ hay không)

Chú ý: “Kết quả bài kiểm tra sẽ được gửi tới SĐT của bạn trong vòng 30′ (Dưới hình thức SMS)”

Bệnh Whitmore Là Gì? Triệu Chứng Của Bệnh Như Thế Nào?

Bệnh whitmore là gì?

Bệnh whitmore hay còn được gọi là bệnh melioidosis, đây là một căn bệnh truyền nhiễm có thể lây nhiễm cho người hoặc động vật. Nguyên nhân chính gây ra căn bệnh này chính là do vi khuẩn Burkholderia pseudomallei. Loại vi khuẩn này thường sống ở trong đất hoặc nguồn nước bị ô nhiễm.

Căn bệnh này xảy ra chủ yếu ở những nước ở vùng nhiệt đới, đặc biệt là các nước ở khu vực Đông Nam Á và miền Bắc của Australia. Đường lây truyền chủ yếu là do người và động vật tiếp xúc trực tiếp cùng với nguồn bệnh bị ô nhiễm.

Cách thức lây nhiễm bệnh whitmore

Bất kỳ ai cũng có thể bị lây nhiễm căn bệnh này thông qua tiếp xúc trực tiếp cùng với nguồn bệnh. Những trường hợp được cho là nhiễm trùng do hít phải nước, bụi bẩn bị ô nhiễm, uống phải nguồn nước bị nhiễm bệnh hay tiếp xúc với đất bị ô nhiễm, đặc biệt là khi trên da có những vết trầy xước.

Rất hiếm có trường hợp bị mắc bệnh do bị lây nhiễm từ người khác. Đã có một vài trường hợp được ghi nhận rằng, nước và đất bị ô nhiễm chính là cách thức chủ yếu khiến cho con người bị nhiễm bệnh.

Ngoài con người, nhiều loài động vật cũng rất dễ mắc phải căn bệnh này. Cụ thể là những loài động vật sau đây: Cừu; Dê; Heo; Ngựa; Mèo; Loài chó; Gia súc…

Triệu chứng khi mắc bệnh Whitmore

Hiện nay có rất nhiều loại vi khuẩn melioidosis khác nhau, mỗi loại sẽ gây ra cho người nhiễm bệnh những triệu chứng khác nhau. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất mà chúng ta cần phải lưu ý là melioidosis có một loạt dấu hiệu có thể sẽ bị nhầm lẫn đối với các bệnh lý khác như bệnh viêm phổi hoặc bệnh lao.

Nhiễm trùng cục bộ:

Nhiễm trùng phổi

Nhiễm trùng máu

Nhiễm trùng lan truyền:

Hiện nay, chúng ta vẫn chưa xác định được rõ ràng khoảng thời gian tiếp xúc với vi khuẩn gây bệnh và lúc xuất hiện những triệu chứng của bệnh, có thể từ một ngày cũng có thể là nhiều năm. Nhìn chung, những dấu hiệu của bệnh thường xuất hiện trong khoảng từ 2 cho đến 4 tuần sau khi tiếp xúc. Mặc dù bạn trông có vẻ hoàn toàn khỏe mạnh nhưng cũng có thể đã bị nhiễm melioidosis.

Bên cạnh đó, khi mắc phải một số loại bệnh cũng khiến cho hệ miễn dịch của cơ thể bị suy giảm. Cụ thể là những người bị mắc những căn bệnh sau đây có thể dễ bị nhiễm melioidosis hơn so với người bình thường:

Bệnh thalassemia

Bệnh đái tháo đường

Bệnh phổi mãn tính (như bệnh u xơ nang, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) và bệnh giãn phế quản)

Loại vi khuẩn này thường sống ở trong đất hoặc nguồn nước bị ô nhiễm

Nguy cơ phơi nhiễm bệnh Whitmore

Bệnh Whitmore đang diễn ra ở trên khắp thế giới, bắc Úc và Đông Nam Á chính là những khu vực thường xuyên có người bị mắc bệnh nhất. Theo ghi nhận tại Hoa Kỳ, các trường hợp mắc bệnh được báo cáo trong những năm trước dao động từ 0 đến 5 người, hầu hết các trường hợp đều là người du lịch cùng với những người nhập cư từ những nơi mà căn bệnh này đang lan rộng.

Bên cạnh đó, bệnh Whitmore cũng được tìm thấy ở một số quân nhân trong quân đội của các quốc gia đã phục vụ trong quân ngũ tại những khu vực có bệnh lan rộng. Số trường hợp mắc bệnh Whitmore lớn nhất đã được báo cáo là tại các nước:

Mặc dù rất hiếm khi được báo cáo về những trường hợp mắc bệnh nhưng những quốc gia này vẫn được cho là thường xuyên gặp phải bệnh Whitmore:

Bên ngoài khu vực Bắc Úc và Đông Nam Á cũng đã có những trường hợp mắc bệnh được báo cáo ở:

Cách điều trị bệnh Whitmore

Khi người bệnh đã được chẩn đoán mắc bệnh Whitmore có thể được chỉ định điều trị bằng cách sử dụng những loại thuốc phù hợp.

Tùy thuộc từng loại melioidosis mà người bệnh nhiễm phải sẽ có cách thức điều trị khác nhau, điều này sẽ có thể ảnh hưởng tới kết quả và thời gian điều trị bệnh lâu dài của bệnh nhân. Việc điều trị bệnh cho bệnh nhân thường bắt đầu bằng cách tiêm thuốc kháng sinh vào đường tĩnh mạch trong khoảng từ 10 cho đến 14 ngày, sao đó sẽ sử dụng thuốc kháng sinh bằng đường uống trong khoảng từ 3-6 tháng.

Thuốc điều trị tiêm tĩnh mạch bao gồm: Meropenem dùng mỗi 8 giờ hoặc Ceftazidime dùng mỗi 6-8 giờ.

Thuốc kháng sinh đường uống bao gồm: Amoxicillin / axit clavulanic (co-amoxiclav) được thực hiện mỗi 8 giờ hoặc Trimethoprim-sulfamethoxazole uống mỗi 12 giờ.

Nếu như người bệnh bị dị ứng đối với penicillin thì hãy thông báo tình trạng của mình cho bác sĩ cùng với các nhân viên y tế để có thể thay thế thuốc điều trị hiệu quả nhất.

Cách phòng ngừa bệnh Whitmore

Tại những nơi có bệnh lan truyền hoặc có nguy cơ mắc bệnh cao, việc tiếp xúc trực tiếp cùng với nguồn nước hoặc đất bị ô nhiễm có thể là tăng nguy cơ mắc bệnh. Khi sinh sống ở những khu vực này, chúng ta cũng có thể giảm thiểu được rủi ro bị phơi nhiễm bằng cách thực hiện theo những hướng dẫn sau đây:

Nhân viên y tế nên sử dụng một số biện pháp phòng ngừa qua đường tiếp xúc bằng cách sử dụng mặt nạ, găng tay và áo choàng để giúp hạn chế tình trạng bị nhiễm trùng.

Những người nông dân nên mang ủng khi xuống rộng để ngăn chặn tình trạng vi khuẩn xâm nhập qua chân.

Những người có vết thương ở ngoài da, những người bị mắc bệnh đái tháo đường, bệnh thận mãn tính có nguy cơ mắc bệnh rất cao nên tránh tiếp xúc với đất và những nơi có nước đọng.