Zombie Công Sở Là Gì / Top 9 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | 2atlantic.edu.vn

Zombie Công Sở Là Có Thật

Zombie công sở là gì

Zombie công sở là những người đi làm rất nghiêm túc nhưng lại không tập trung trong công việc. Công việc được thực hiện một cách qua loa đại khái và đối phó. Mức độ hiệu suất công việc nằm dưới khả năng của bản thân, không thể hiện hết khả năng của bản thân và không có động lực làm việc.

khi một ngày đẹp trời nào đó bạn cảm thấy mệt mỏi và không tập trung vào công việc được. Nhưng đó chưa phải là zombie công sở. Con người đôi khi cũng có những lúc thăng trầm. Bạn sẽ có lúc mệt mỏi vì  một lý do khách quan nào đó mà không thể tập trung vào công việc được không có nghĩa là bạn luôn như vậy. Thực tế nghiên cứu cho thấy, số ngày trong một năm mà zombie công sở không tập trung vào công việc là rất lớn. Trung bình đến 60 ngày làm việc trong 1 năm. Đôi khi bạn chỉ là thiếu năng lượng để làm việc thôi chứ chưa phải là zombie công sở. Nhưng không khắc phục vấn dề đó và để tình trạng lặp lại liên tục. Nguy cơ cao bạn sẽ trở thành một zombie công sở chính hiệu

Tại sao lại xuất hiện hiện tượng zombie công sở

Nghiên cứu thực tiễn cho thấy rất nhiều điều có thể ảnh hưởng đến tính trạng này. Đôi khi nó lại chỉ là những điều vụn vặt cũng có thể dập tắt động lực làm việc của bản thân

Hứng thú với công việc

Cảm thấy công việc không hề hứng thú chút nào. Nhưng lại không muốn phải mất công sức để đi tìm một công việc khác đầy hứng thú hơn. Thay vào đó là lựa chọn một công việc nhàm chán và vùi thời gian của bản thân vào công việc đó. Khi đó tất cả mọi công việc đều được thực hiện bằng một động lực là đối phó. Cũng như học đối phó khi ở nhà trường phổ thông. Đối phó với công việc kiểu làm vừa đủ mức, gần đủ mức để có thể nói chuyện với sếp, bàn giao với sếp là được. Chứ không muốn làm một cái gì đó đột phá nữa. Đương nhiên là tìm đâu ra một thứ đột phá khi bạn cảm thấy công việc quá nhàm chán.

Sự thích thú là động lực của tất cả mọi thứ. Làm điều mình thích và thích điều mình làm là trạng thái công việc thực sự hiệu quả. Bất kỳ ai cũng đều muốn làm công việc mà bản thân thích. Khi đó đi làm hay giờ làm việc không còn là những khoảng thời gian lao động bắt buộc để tạo ra của cải duy trì sự sống nữa. Bạn sẽ làm với những đam mê. Cống hiến hết sức của bản thân để tạo ra những giá trị ý nghĩa với cuộc sống, với công việc.

Tuy nhiên, đâu phải ai cũng có thể được làm điều mình thích. Đôi khi phải chấp nhận làm những công việc mà bạn cho làm tạm bợ để tìm cơ hội đến với điều bản thân yêu thích. Chính điều này một phần tạo thành zombie công sở. Khi bạn chờ cơ hội nhưng nó lại mãi không đến. Bạn lại không muốn phải mạo hiểm để đi tìm công việc mới. Vẫn luôn coi công việc đang làm là tạm bợ để tìm kiếm cơ hội. Dần dà, bạn đi làm chỉ với mục tiêu đối phó cho xong việc. Nếu mãi vẫn không thấy cơ hội, nhiều người vẫn cứ làm việc theo thói quen mà không có chút động lực nào. Đây cũng là một trường hợp của những zombie công sở hiện tại.

Không ganh đua và không có những mục tiêu to lớn như phát triển bản thân. Nhiều người chỉ muốn làm một công việc an nhàn. Muốn cuộc sống nhẹ nhàng trôi qua mà không cần phải cố gắng nhiều. Những người này chia thành hai loại, một loại sẽ cống hiến hết khả năng của bản thân để tạo ra giá trị thực sự có ý nghĩa. Loại còn lại thì trở thành zombie công sở khi chỉ làm việc với tâm lý làm đối phó. Dù làm ở bất kỳ vị trí nào thì đều là một phần tử quan trọng của tổ chức. Tế bào là đơn vị cấu tạo nhỏ nhất của cơ thể người. Tế bào notron thần kinh có thể quan trọng hơn nhưng không có nghĩa là những tế bào còn lại là không quan trọng. Cơ thể con người phải được xây dựng từ những tế bào khỏe thì mới khỏe mạnh được. Tổ chức của con người cũng như vậy, quản lý là người quyết định hết toàn bộ mọi thứ nhưng không có nghĩa môi nhân viên là không quan trọng. Một tổ chức mạnh mẽ yêu cầu nhiều yếu tố nhưng cơ bản nhất vẫn là những nhân viên gắn kết và trách nhiệm.

Những người bất mãn với phúc lợi nhưng không dám bước chân ra đi.

Cuộc sống mà, chín người thì mười ý. Có người sẽ thỏa mãn với phúc lợi hiện tại của công ty. Nhưng có người sẽ không thỏa mãn. Những người bất mãn sẽ cất bước ra đi khỏi công ty và tìm kiếm cho mình những nơi thích hợp hơn để phát triển. Nhưng lại có những người không đủ tự tin để có thể dứt áo ra đi. Hoặc là vì họ không tự tin với sự đổi mới. Cũng có thể là họ chưa tìm được cơ hội mà bản thân cảm thấy thực sự hứng thú. Hoặc đơn giản là họ sợ, sợ những thứ ngoài kia còn tệ hơn nơi họ đang ở. Những người này sẽ làm việc cầm chừng và không bao giờ hoạt động một cách cống hiến và hiệu quả. Điều này khiến họ trở thành những zombie công sở

Định Nghĩa Zombies / Công Ty Zombies Là Gì?

Khái niệm thuật ngữ

Zombies là các công ty vẫn tiếp tục hoạt động ngay cả khi chúng vỡ nợ hoặc gần phá sản. Các công ty zombies thường là nạn nhân của các khoản chi phí cao gắn với một số hoạt động nhất định, chẳng hạn như nghiên cứu và phát triển. Hầu hết các nhà phân tích cho rằng các công ty zombie khó có thể đáp ứng các nghĩa vụ tài chính của họ.

Còn được gọi là “công ty xác sống” hoặc “cổ phiếu zombie”.

Giải thích

Vì tuổi thọ của một công ty zombie thường không thể đoán trước, cổ phiếu zombie cực kỳ nguy hiểm và không phù hợp cho mọi nhà đầu tư. Ví dụ, một công ty công nghệ sinh học nhỏ có thể gây sức ép rất lớn lên tài chính của họ bằng việc tập trung toàn bộ nguồn lực vào việc nghiên cứu và phát triển với hy vọng tạo ra một loại thuốc bom tấn. Nếu thuốc không thành công, công ty đó có thể bị phá sản trong vòng vài ngày sau khi công bố. Mặt khác, nếu nghiên cứu thành công, công ty này có thể thu lời và trả các khoản nợ vay. Tuy nhiên, trong hầu hết các trường hợp, cổ phiếu zombie không thể vượt qua được những gánh nặng tài chính với tốc độ đốt tiền lớn như vậy và cuối cùng hầu hết đều bị phá sản. Do nhóm này thường không được để ý nên đôi khi có những cơ hội rất hấp dẫn cho các nhà đầu tư có khả năng chịu rủi ro cao và đang tìm kiếm cơ hội đầu cơ.

Cuộc Sống Của Một “Zombie” Công Sở (Phần 1)

Cuộc hội thoại với một anh chàng công sở lâu năm có đoạn như sau:

PV: Với anh, vật dụng có ích nhất ở công sở là gì?

NV: Vật quý nhất là cái cốc to để uống nước.

PV: Tại sao lại là một chiếc cốc đựng nước?

NV: Vì không có nó thì tôi chẳng có cớ để mà đứng dậy rời khỏi bàn làm việc.

Đây là câu trả lời vô cùng ấn tượng. Nó làm tôi liên tưởng đến một trạng thái sống mà nhiều người đang gặp phải, đặc biệt là những người làm trong môi trường công sở lâu năm: trạng thái Zombie.

Bạn có đang tò mò về nó?

Chắc hẳn bạn không còn lạ gì với cụm từ “Zombie” rồi đúng không? Nếu gọi tên cụ thể thì nó là xác sống – một tử thi đi lại dật dờ, không có hồn, không có ý thức. Và trong cuộc sống hàng ngày chúng ta vẫn thường gặp rất nhiều người giống như vậy. Chân dung của họ có thể khắc họa bằng vài nét minh họa như thế này:

Là lương chưa cao? Là áp lực công việc? Là thời gian? Là sếp khó tính? Hay đơn giản là cái bàn làm việc không theo hướng mình thích? Còn có thể là ti tỉ các thứ khác nữa nhưng xin thưa rằng, ác mộng lớn nhất với nhân viên văn phòng chính là dần mất đi sự sáng tạo, hứng thú với công việc và cả sức khỏe nữa. Hay nói cách khác là dần dần rơi vào trạng thái mà tôi đề cập ở trên – cuộc sống của một Zombie.

Và nếu như không đủ sức để thức tỉnh hay nhận thấy vấn đề thì bạn rất dễ bị ru ngủ vào trạng thái sống giống như một “xác chết di động”. Hàng ngày làm những công việc giống nhau, đều đặn như một cái máy được lập trình sẵn vậy. Bạn đã từng nghe đến câu nói: “Rất nhiều người đã chết từ tuổi 25 nhưng đến 75 tuổi mới đem đi chôn” rồi chứ. Và đó là thực trạng của cuộc sống công nghiệp hiện nay.

Tôi rất lười thay đổi! Mọi thứ trong cuộc sống của tôi vẫn ổn mà.

Tôi cần thêm thời gian.

Tôi không có động lực.

Tôi nghĩ mình sẽ thất bại.

Giống như tình trạng của anh chàng công sở ở đầu bài viết, nếu không có động lực nào kéo chúng ta ra khỏi lối sống thụ động, dật dờ hiện tại thì chúng ta sẽ gắn kết với nó cả cuộc đời. Vì vậy, bạn cũng phải tìm cho mình một lý do, một động lực để bứt phá ra khỏi cái tôi Lười Biếng và Thụ Động hiện tại.

Câu trả lời sẽ được bật mí trong bài viết phần 2: Bí quyết để thoát khỏi cuộc sống Zombie

Văn Hóa Công Sở Là Gì?

Trong thời gian gần đây, cụm từ văn hóa công sở càng trở nên quen thuộc khi được nhắc rất nhiều trên các phương tiện truyền thông từ tivi, báo đài, internet, báo mạng, đài phát thanh. Nhắc đến văn hóa công sở người ta sẽ nghĩ ngay đến thái độ, cách cư xử, giao tiếp, hành vi, hình ảnh,… của mỗi người trong hoạt động công sở.

Văn hóa công sở là kết quả của phương thức thể hiện qua ứng xử, giao tiếp, trang phục… giữa các nhân viên, người lao động, người lãnh đạo trong hoạt động của tổ chức, doanh nghiệp.

Văn hóa công sở đặt ra để con người đáp ứng theo những quy định, tiêu chí hay các nhu cầu của tổ chức về cách giao tiếp, tác phong quy định, giờ giấc, thói quen…để môi trường công sở trở nên chuyên nghiệp, hiện đại, mọi người làm việc sẽ thỏa mái và có sự tôn trọng, vui vẻ.

Từ việc tìm hiểu khái niệm văn hóa công sở là gì thì chúng ta có thể nhận biết rõ được những vai trò cơ bản của văn hóa công sở trong hoạt động của doanh nghiệp, cơ quan như:

Văn hóa công sở tạo điều kiện cho mối quan hệ giữa cơ quan nhà nước và nhân dân thông qua quá trình thực hiện công vụ, thủ tục hành chính hoặc qua hoạt động giao tiếp hành chính trở nên đảm bảo, góp phần hình thành nên những chuẩn mực nhất định trong việc lắng nghe.

Như thông qua văn hóa công sở, mỗi người tự biết được giá trị đạo đức trong văn hóa ứng xử thì từng người nhất là những cán bộ, công chức, viên chức sẽ hạn chế, tránh được hành vi quan liêu, hạch sách, cửa quyền, hách dịch trong giao tiếp hành chính với người dân;

Văn hóa công sở có vai trò mạnh mẽ trong việc phát triển tinh thần và nhân cách cho con người. Bởi nhờ có văn hóa mà con người sẽ ý thức và trách nhiệm.. trong việc xem xét cần làm gì để phù hợp với môi trường công sở để có thể thích nghi và hòa nhập, giao tiếp với mọi người.

Đồng thời Văn hóa công sở đem lại giá trị toàn diện, thoải mái thông qua việc xây dựng được một bầu không khí vui vẻ, nhân viên thể hiện sự phấn đấu trong công việc, mọi người hòa đồng, chia sẻ cùng nhau.

Ngoài ra, Văn hóa công sở vừa là mục tiêu đặt ra mỗi người cần đáp ứng theo đúng quy định yêu cầu, vừa là động lực để phát triển con người theo hướng hoàn thiện bản thân, tích cực.

Bằng việc vận dụng các yếu tố văn hóa công sở sẽ góp phần thúc đẩy mọi hoạt động của công sở như xây dựng chế độ thưởng- phạt rõ ràng nhằm tạo sự công bằng, minh bạch, để phát huy tối đa sự sáng tạo, cống hiến của mỗi người. Từ đó sẽ kích thích người lao động và loại bỏ được sự ỉ lại, không chịu tiến thủ trong công việc.

Các yếu tố cấu thành văn hóa công sở

Văn hóa công sở được cấu thành từ bốn yếu tố sau:

Thứ nhất: Các yếu tố hình thành nên hệ thống giá trị văn hóa công sở như truyền thống, trình độ học vấn, trình độ văn minh, giá trị vật chất…. Các giá trị này có thể được thể hiện thông qua hành động, cư xử như phải đi làm đúng giờ, phải biết tôn trọng đời tư của đồng nghiệp, phải biết giúp đỡ nhau trong công việc.

Thứ hai: Giá trị truyền thống và hiện đại

Truyền thống là tiếp tục phát huy những hoạt động, nội dung mang tính tích cực, góp phần phát triển cho hoạt động công sở, còn yếu tố hiện đại là công sở biết thay đổi để thích nghi để phù hợp với môi trường và hoàn cảnh thực tế của từng giai đoạn.

Thứ ba: Trình độ học vấn và trình độ văn minh

Học vấn là bước đệm vững để con người tiến đến thành công nhanh nhất, việc nâng cao trình độ là cách giúp con người vươn đến nhanh hơn sự sáng tạo góp phần nuôi dưỡng trí thức toàn vẹn nhất.

Còn trình độ văn minh là sự đánh dấu tại mỗi thời kỳ phát triển của lịch sử như từ nền văn minh nông nghiệp đến nền văn minh công nghiệp và nền văn minh trí tuệ. Tại mỗi thời kỳ thì sức người và sự sáng tạo cùng vai trò của văn hóa càng được phát huy nếu như được gắn liền với văn minh ngay trong hoạt động công sở của mỗi doanh nghiệp, cơ quan tổ chức.

Thứ tư: Văn hóa công sở cấu thành thông qua giá trị của Chân – Thiện – Mỹ

Giá trị này biểu hiện ở khía cạnh là: giá trị của cái đúng, của chân lý cùng giá trị của nền tảng quy phạm đạo đức, quy phạm pháp luật và giá trị của tri thức khoa học, giá trị của lương tâm, đạo đức cùng cái đẹp qua phong thái, cử chỉ, hành vi trong hoạt động công sở.

Xây dựng văn hóa công sở như thế nào?

Để xây dựng văn hóa công sở hoàn thiện nhất thì khi xây dựng cần chú ý đến các yếu tố về:

+ Xây dựng nội quy, quy chế rõ ràng trong hoạt động công việc để tạo sự minh bạch rõ ràng ngay trong các hoạt động, quy trình thủ tục của cơ quan, doanh nghiệp.

+ Xây dựng trong phong cách ăn mặc, thái độ ứng xử giữa các nhân viên với nhau, giữa nhân viên với người lãnh đạo, nhân viên- người dân…

+ Xây dựng văn hóa công sở theo tiêu chí tạo không khí lành mạnh, đảm bảo sức khỏe để nhân viên có sức cống hiến và lao động.

+ Cần có những chính sách thăm hỏi, động viên khi nhân viên ốm, hoặc khích lệ khi nhân viên có thành tích đóng góp cho đơn vị…

Để tăng sự gắn kết thì các tổ chức, doanh nghiệp nên thiết kế, tạo dựng những chuyến du lịch, những chuyến dã ngoại cuối tuần… để mọi người có thời gian tìm hiểu, trò chuyện với nhau nhiều hơn. Đồng thời tại mỗi đơn vị, nên xây dựng không khi làm việc vui vẻ, chủ động trong công việc để khích lệ sự tự giác trong ý thức của mỗi nhân viên.