Yêu Vội Vàng Là Gì / Top 6 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | 2atlantic.edu.vn

Đừng Vội Nói Lời Yêu

Sáng thứ Hai đi làm, Tô Lạc vừa vào văn phòng liền nhìn thấy Thư ký Dụ.

Sắc mặt ông ta rất khó coi.

“Cháu chào chú!” Tô Lạc đã quen với thái độ này của ông ta từ lâu.

“Tôi bảo cô đi gặp Hồ Tổng làm công tác tư tưởng, cô lại giở trò gì vậy?”

“Cháu đi nói chuyện mà.”

“Sao tôi nghe nói cô tới đó la lối om sòm?”

“Làm gì có chuyện đó. Cháu “bán sắc” cầu xin ông ta nhưng ông ta không thèm để ý đến cháu.” Tô Lạc vừa trả lời vừa ném túi xách vào tủ, bắt đầu quét dọn vệ sinh.

“Tô Lạc, cô nghiêm túc một chút đi!”

Tô Lạc đứng thẳng nguời, bỏ cây chổi ra sau cánh cửa rồi lên tiếng: Thư ký Dụ, ông ta cố tình nuốt lời, cháu còn có cách nào khác?”

“Bây giờ không phải vấn đề Hồ Tổng nuốt lời, mà là vị lãnh đạo quyên góp số đồ sưu tập này nói muốn thu hồi.”

Điều này nằm ngoài dự liệu của Tô Lạc. “Tại sao? Sao có thể thu hồi chứ?”

“Do vị lãnh đạo đó nghe nói chúng ta giở trò bịp bợm trong cuộc đấu giá.

Theo quy định trong hợp đồng, ông ấy có thể thu hồi vật phẩm đã quyên góp.” Thư ký Dụ vừa giải thích vừa ném một tờ giấy đến trước mặt Tô Lạc. “Cô tự xem đi!”

Tô Lạc cầm tờ fax lên xem, trên đó viết: “Gửi Quỹ Tâm Quang: Ngày Mười sáu tháng Ba, tôi có quyên tặng một số vật phẩm cho Quỹ để bán đấu giá lấy tiền xây dựng trường tiểu học Tâm Quang. Được biết, Quỹ có hành vi lừa đảo trong cuộc đấu giá, vi phạm mục hai, điều bảy của bản thỏa thuận, tôi quyết định thu hồi toàn bộ số vật phẩm. Người quyên tặng: Đường Như Tùng.”

Tô Lạc sốt ruột. “Chúng ta hoàn toàn trong sạch. Sao vị lãnh đạo họ Đường đó có thể tùy tiện tin lời người khác?”

“Làm sao tôi biết được? Hôm trước bảo cô đi giải thích với người ta, cô đã giải thích thế nào?”

Hồ Đại Sơn và tên họ Tiêu đó kẻ xướng người họa, rõ ràng muốn lấy lại khoản tiền đặt cọc, cháu chẳng có cách nào giải thích.”

“Không giải thích, cô cũng đừng mắng người ta một trận như vậy chứ?”

“Cháu… cháu đâu có mắng ông ta.”

“Còn không mắng? Tiểu Tần nói thiếu chút nữa là cô đánh người rồi.”

Tô Lạc quay về phía Tiểu Tần, chỉ thấy chị cúi thấp đầu sau bàn làm việc, giả bộ bận rộn làm sổ sách.

Cô quay lại, cất cao giọng với Thư ký Dụ: “Cháu mắng thì sao nào? Nếu vị lãnh đạo họ Đường đó không hiểu lý lẽ, chúng ta có thể kiện ông ta ra tòa.”

“Kiện ra tòa, kiện ra tòa. Cô tưởng việc kiện cáo dễ dàng như vậy sao? Hơn nữa, động một tí là kiện người này, tố cáo người kia, còn ai dám quyên tiền cho chúng ta?” Thư ký Dụ lớn tiếng nói.

“Đã đến nước này, chú là lãnh đạo, chú tự quyết định đi.” Tô Lạc ngồi xuống ghế.

“Tô Lạc ơi Tô Lạc, không phải tôi chê cô, nhưng với tính cách tồi tệ này của cô, sớm muộn cũng hại chết chúng tôi.” Thư ký Dụ chỉ tay vào mặt cô. Nói xong, ông ta tức giận rời khỏi văn phòng.

Đúng lúc này, điện thoại trên bàn đổ chuông. Tô Lạc bắt máy, không ngờ là Dương Nhuệ gọi tới.

“Tô Lạc, em đi làm rồi à?”

“Vâng.”

“Hai ngày nay em vất vả nhiều, giúp anh chuyển lời hỏi thăm mọi người.”

Hôm nay, điện thoại của Dương Nhuệ nghe rất rõ, thậm chí Tô Lạc còn có thể nghe thấy tiếng thở của anh. Anh nhờ cô chuyển lời hỏi thăm chứng tỏ anh chỉ gọi điện cho một mình cô mà thôi.

“Không có gì, anh còn vất vả hơn bọn em ấy chứ.” Tô Lạc đáp, cố tỏ ra nhẹ nhõm, vui vẻ.

“Hôm nay anh ra huyện, vừa mới nói chuyện với phó chủ tịch huyện phụ trách mảng giáo dục. Ông ấy đề nghị ký một bản thỏa thuận trước.”

“Vậy sao?”

“Ừ. Sau khi ký thỏa thuận giai đoạn đầu, huyện có thể bắt tay giải quyết các thủ tục cần thiết.”

Tâm trạng Dương Nhuệ rất tốt, Tô Lạc không biết tiếp lời thế nào. Cô đột nhiên có chút hối hận vì bản thân nhất thời nóng nảy, đắc tội với người nào đó, làm hỏng cuộc bán đấu giá lần này.

“Tô Lạc, em có nghe anh nói không?” Thấy người ở đầu dây bên kia im lặng, Dương Nhuệ tưởng điện thoại có vấn đề.

“Vâng… Em vẫn đang nghe đây.”

“Em bận phải không?”

“Không ạ.”

“Anh muốn hỏi một chuyện. Trong bản thỏa thuận có quy định kỳ hạn thanh toán khoản tiền đầu tiên, em xem thời gian nào thì thích hợp?”

“Vấn đề này…” Tô Lạc ấp úng.

“Sao thế? Có phải chưa giải quyết xong không? Xảy ra chuyện gì rồi à?”

Dương Nhuệ rất nhạy cảm, lập tức hỏi ngay.

“Không có gì.” Tô Lạc vội trả lời. “Chúng ta vẫn thanh toán khoản đầu tiên là một triệu nhân dân tệ vào cuối tháng Tư như dự kiến.”

“Không có vấn đề gì thật sao?” Dương Nhuệ hỏi tiếp.

“Không đâu. Vừa rồi có người hỏi chuyện nên em không tập trung.” Tô Lạc đáp.

“Thế thì tốt, anh sẽ đi nói với bọn họ.”

“Vâng, anh cứ quyết như vậy đi!”

“Cảm ơn em, Tô Lạc. Tất cả trông cậy vào em.” Dương Nhuệ tỏ ra vui mừng.

Viền mắt Tô Lạc đột nhiên cay cay. Sau khi cúp điện thoại, cô sang phòng làm việc của Thư ký Dụ, ông ta đang không ngừng bấm điện thoại.

“Chú sao thế?”

“Điện thoại nhà vị lãnh đạo họ Đường không có ai nghe máy, di động của thư ký lại bận suốt, tôi không thể liên lạc với ông ấy.”

Thư ký Dụ nhìn cô, trầm tư vài giây rồi lên tiếng: “Hay là cô tự đi tìm ông ấy, còn tôi ở đây nghĩ cách liên lạc.”

Ông ta lại như vậy, Tô Lạc nghĩ thầm, nhưng lần này cô tràn đầy ý chí chiến đấu nên nhận lời ngay: “Được, cháu sẽ đi xem sao!”

Tô Lạc xách túi đi thẳng đến nhà vị lãnh đạo họ Đường. Nhà ông ta nằm ở một thị trấn nhỏ thuộc ngoại ô thành phố. Tô Lạc gọi cửa mãi mà không ai trả lời. Cô tìm láng giềng hỏi thăm, mới biết ông già đang nằm viện.

Tô Lạc lại quay về bệnh viện trong thành phố. Ông già họ Đường nằm trong phòng bệnh của lãnh đạo cao cấp, trên người cắm các loại dây dợ, bên cạnh chỉ có một cô hộ lý hỏi gì cũng không biết.

Tô Lạc đành đợi ở ngoài phòng bệnh. Cô vẫn chưa ăn trưa, bụng sôi ùng ục. Mãi tới tầm chạng vạng tối, bác sĩ tới kiểm tra phòng mới cho cô biết, ông già họ Đường đã hôn mê hơn một tuần.

“Vậy chuyện của ông ấy có phải do thư ký lo liệu không?”

“Thư ký ư? Thấy ông già không xong, người thư ký liền “chạy” công việc khác, làm gì có thời gian đến đây!”

“Nhưng hôm nay, cơ quan chúng tôi nhận được một bản fax dưới danh nghĩa ông Đường. Không biết là ai gửi nhỉ?”

“Có lẽ là người nhà ông ấy. Ông ấy có một cháu ngoại, thường đến thăm nom.”

“Cháu ngoại ư? Là ai vậy? Anh có điện thoại của người đó không?” Tô Lạc vội hỏi.

Bác sĩ còn chưa trả lời, đằng sau chợt vang lên tiếng nói: “Cô hỏi tôi làm gì?”

Tô Lạc quay đầu, đúng là ngõ gặp ma, lại là tay Tiêu Kiến Thành đó.

“Đúng rồi, chính là cậu ấy.” Bác sĩ chỉ vào anh ta. “Cô nói chuyện với cậu ấy đi!”

Tô Lạc ngẩn người. Tiêu Kiến Thành không thèm để ý đến cô, đi thẳng về phía phòng bệnh.

Tô Lạc đứng ngoài hành lang, vô cùng hối hận. Sớm biết anh ta có thân phận quan trọng như vậy, cô đã chủ động bày tỏ thiện chí.

Một lúc sau, Tiêu Kiến Thành quay lại, Tô Lạc quyết định mặt dày một lần, đi tới hỏi anh ta: “Tiêu Tổng, có thể nói chuyện một lát không?”

“Nói gì chứ? Tôi và cô đâu quen biết.” Tiêu Kiến Thành không thèm nhướng mày, đi thẳng ra ngoài.

Tô Lạc vội bám theo anh ta. “Tôi xin lỗi, là thái độ của tôi không tốt. Nếu có hiểu nhầm gì xin anh bỏ qua cho.”

“Chẳng có hiểu nhầm gì cả. Tôi và cô nói chuyện với nhau chưa đến mười câu, tôi cũng chẳng có hứng thú với cô.” Tiêu Kiến Thành trả lại nguyên lời của cô hôm trước.

Tô Lạc nhìn chằm chằm vào gáy anh ta, nghĩ bụng, người đàn ông kia đúng là tiểu nhân, có thù tất báo. Trên đời này, càng là tiểu nhân càng không thể dây vào.

Cô quyết định liều một phen, đi nhanh lên phía trước, đứng chắn trước mặt Tiêu Kiến Thành, ngẩng đầu nhìn anh ta. “Chúng ta đừng vòng vèo nữa, tôi đã đắc tội với anh, cho tôi xin lỗi. Anh nói đi, tôi phải làm thế nào anh mới nguôi giận.”

Tiêu Kiến Thành bị ép dừng lại ở hành lang. Anh ta ngó nghiêng, quan sát cô từ đầu đến chân rồi nhếch miệng. “Tôi muốn cô làm gì, cô cũng sẽ làm theo thật sao?”

Nghe anh ta hỏi vậy, Tô Lạc nổi da gà nhưng vẫn cứng miệng: “Đúng vậy.”

“Chẳng phải cô không có hứng thú với tôi sao?”

“Bây giờ tôi có hứng thú rồi.”

“Chẳng phải cô không quen tôi sao?”

“Bây giờ tôi quen rồi.”

Tiêu Kiến Thành đột nhiên cười ha hả. “Chuyện này coi như cho cô một bài học, làm người không thể quá lật lọng.”

Anh ta dám nói cô lật lọng, trong lòng Tô Lạc không phục nhưng ngoài miệng vẫn phải ngọt nhạt: “Anh nói phải, sau này tôi sẽ không như vậy nữa.”

“Cô hiểu là được rồi.” Tiêu Kiến Thành vòng qua người cô, tiếp tục đi ra ngoài.

“Tiếp theo nên làm thế nào?” Tô Lạc dõi theo bóng lưng anh ta.

“Nên thế nào thì cứ làm thế đi.” Tiêu Kiến Thành đáp.

Nghe câu này, Tô Lạc lại đuổi theo. “Anh không thể như vậy”

“Dựa vào cái gì mà tôi không thể? Là ông ngoại tôi hồ đồ, lấy vật gia bảo của nhà đem đi quyên tặng, còn tặng cho loại người như các cô. Tôi muốn thu hồi, có gì không được chứ?”

Tô Lạc trừng mắt với anh ta, lửa giận bốc lên đầu.

“Cô lại nổi điên đấy à?” Bắt gặp bộ dạng này của cô, Tiêu Kiến Thành chau mày hỏi.

“Không dám.” Tô Lạc đáp. “Tôi chỉ muốn cầu xin anh.”

“Nhưng đây không phải là thái độ cầu xin người khác.”

“Làm thế nào mới phải?” Tô Lạc hỏi.

“Lúc cầu xin tôi, phụ nữ thường cởi hết quần áo.” Ánh mắt Tiêu Kiến Thành lóe lên tia châm chọc.

Tim Tô Lạc đập thình thịch, cô cố gắng khống chế tâm trạng nhưng hơi thở vẫn trở nên dồn dập.

Tiêu Kiến Thành thấy vậy liền nói: “Dù cô xúc động nhưng nơi này không mấy thích hợp, hay chúng ta đổi chỗ khác đi!”

“Đồ vô liêm sỉ!” Chuyện này đã vượt quá giới hạn chịu đựng của Tô Lạc. Cô mắng anh ta rồi quay người bỏ đi.

“Này… Cô chẳng có thành ý gì cả!” Tiêu Kiến Thành đi theo Tô Lạc.

“Đồ lưu manh!” Tô Lạc đáp một câu.

“Tôi cho cô hai sự lựa chọn.” Tiêu Kiến Thành cất cao giọng: “Thứ nhất, ngày mai cô mang trả hết đồ cho tôi. Thứ hai, tối nay…”

Tô Lạc nghĩ thầm, sự lựa chọn thứ hai chắc chắn sẽ là tối nay cô lên giường với anh ta, đừng có hòng. Nghĩ đến đây cô càng sải bước nhanh hơn.

Ai ngờ, câu nói tiếp theo của Tiêu Kiến Thành là: “Tối nay, cô cùng tôi uống rượu. Nếu tôi uống không lại cô, chuyện này coi như chấm dứt ở đây.”

Tiêu Kiến Thành cười. “Tất nhiên.”

Đúng lúc này, một cơn gió thổi qua. Ngọn gió tháng Tư mang theo không khí ẩm ướt lướt nhẹ qua mặt Tô Lạc.

Tiêu Kiến Thành báo tên khách sạn, nơi diễn ra cuộc “quyết chiến”, nhưng anh ta không đợi Tô Lạc mà tự lái xe đi trước.

Tô Lạc khó khăn lắm mới bắt được taxi đến địa điểm đó. Lúc nhân viên phục vụ dẫn cô vào phòng riêng, trong phòng đã đầy người. Nhìn thấy cô, đám đông vỗ tay đồm độp.

“Mở rượu đi!” Tiêu Kiến Thành lên tiếng.

“Đợi một lát!” Tô Lạc giơ tay ngăn lại. Cô tìm chỗ trống ngồi xuống, cầm đũa một cách tự nhiên rồi mở miệng: “Để tôi ăn chút đồ lót dạ đã.” Nói xong, cô gắp thức ăn bỏ vào bát, chén ngon lành, bất chấp ánh mắt của những người xung quanh.

“Đừng vội, cô cứ ăn từ từ!” Một người đẹp ngồi bên cạnh Tiêu Kiến Thành cất giọng dịu dàng. “Kiến Thành luôn nghịch ngợm như vậy, cô không cần nghiêm túc quá. Làm gì có người phụ nữ nào đấu rượu với đàn ông?”

“Em nói sai rồi.” Tiêu Kiến Thành xen ngang. “Cô ta không phải là người phụ nữ bình thường. Lần trước, cô ta chuốc say Hồ Đại Sơn đến mức ông ta không lết nổi về nhà đấy!”

Tô Lạc chẳng thèm bận tâm, tiếp tục cúi xuống ăn.

“Cho dù có chuyện đó thì anh cũng không thể làm vậy. Ai lại cố tình hẹn con gái đấu rượu bao giờ. Anh khiến cô ấy sợ hãi rồi kìa!” Nói xong, người đẹp quay sang Tô Lạc.

“Cô đừng để ý đến anh ấy, uống rượu chẳng phải chuyện gì tốt đẹp.”

Tô Lạc đã ăn được tương đối, rút khăn giấy lau miệng rồi mới lên tiếng: “Không sao, hôm nay tôi đến đây cũng là vì chuyện này. Tôi nghe theo Tiêu Tổng, anh định đấu thế nào?”

Tiêu Kiến Thành hưng phấn giơ ngón tay cái. “Ok, Ngũ Lương Dịch1, mỗi người một chai.”

“Được thôi.” Tô Lạc ngồi thẳng người, nghiêm mặt “ứng chiến”. “Anh muốn ai uống phần của người đó hay lần lượt từng chén một?”

“Ai uống phần của người đó.”

“Không thành vấn đề.” Không đợi nhân viên phục vụ đi lấy cốc mới, Tô Lạc đã đổ hết trà trong chén rồi rót rượu, uống một hơi cạn sạch.

Đám người xung quanh xì xầm cảm thán.

Tiêu Kiến Thành nói với người đẹp bên cạnh: “Em thấy chưa, cô ta vốn không phải là phụ nữ.” Nói xong, anh ta cũng đổ hết nước trà, rót đầy chén rượu, gật đầu với Tô Lạc rồi uống hết.

Từ trước đến nay, Tô Lạc chưa say bao giờ. Tửu lượng của cô được rèn luyện từ nhỏ. Bố cô rất thích uống rượu. Lúc cô còn bé tí, mỗi lần ngồi ăn cơm bên cạnh bố, ông thường lấy đầu đũa chấm vào cốc rượu rồi cho cô nếm thử. Khi cô lớn hơn một chút gặp chuyện buồn bực, ông Tô sẽ gạ cô cùng uống một ly. Sau này bố mẹ ly dị, rượu đã hoàn toàn biến mất khỏi bàn ăn nhà cô, nhưng chất cồn giống như DNA của bố, đã ngấm sâu vào mạch máu của Tô Lạc.

Dưới cái nhìn chăm chú của mọi người, Tiêu Kiến Thành và cô rót hết chén này đến chén khác. Hai người vẫn tỏ ra bình thường. Gương mặt Tô Lạc hơi ửng đỏ, còn Tiêu Kiến Thành không thay đổi sắc mặt, chỉ là trong mắt vằn tia máu.

“Lại mở một chai nữa chứ?” Tiêu Kiến Thành hỏi cô.

“Tùy anh.” Tô Lạc đáp.

“Được rồi, hai người đừng uống nữa, coi như huề nhau đi.” Người đẹp ngồi bên cạnh khuyên nhủ.

“Hôm nay không thể huề.” Tiêu Kiến Thành cắt ngang lời cô ta. “Nhất định phải phân thắng thua.”

Nhân viên phục vụ nhanh chóng mang chai mới tới. Hai người lại rót đầy, Tô Lạc giơ cao chén rượu. “Tiêu Tổng, tôi kính anh nên sẽ cạn trước.”

Tiêu Kiến Thành cũng nâng chén. Anh ta vừa chuẩn bị đưa lên miệng thì người đẹp vội đoạt lại. “Kiến Thành, anh đừng uống nữa, sẽ chết người đó.”

“Không sao, mau trả cho tôi đi!” Tiêu Kiến Thành giằng lại, nhanh chóng uống hết.

Tô Lạc phát hiện, vào thời khắc nuốt rượu xương cổ họng, sắc mặt Tiêu Kiến Thành lộ vẻ đau đớn. Cô biết, thắng lợi đang ở trong tầm tay mình.

Đám đông xung quanh trở nên yên tĩnh, chuyện thắng thua sắp có kết quả.

Tiêu Kiến Thành vừa rót rượu vào chén của Tô Lạc vừa lên tiếng: “Cô không xong rồi thì chịu thua đi. Đừng… đừng để lan truyền ra ngoài… rằng tôi bắt nạt phụ nữ.”

Anh ta vẫn nói năng trôi chảy nhưng bàn tay cầm chai rượu đã không còn chịu sự khống chế của bộ não, thậm chí rót chệch cả ra ngoài.

Người đẹp bên cạnh vội giằng lấy chai rượu, đồng thời cất giọng sốt ruột: “Để em uống cho!”

Tiêu Kiến Thành đẩy cô ta, gầm lên: “Phụ nữ biết gì! Lúc đàn ông uống rượu hãy tránh xa một chút, đừng lo chuyện bao đồng.”

Người đẹp không tức giận, chỉ nhỏ nhẹ: “Anh đừng uống nữa có được không?”

Tô Lạc im lặng, để mặc anh ta rót cho mình. Sau đó, cô nâng cốc, lại một hơi uống cạn, Tiêu Kiến Thành nhìn cô bằng ánh mắt khó tin, anh ta cũng uống hết phần của mình.

Đến chén thứ ba, Tiêu Kiến Thành đứng dậy. Anh ta dường như muốn đi đến bên Tô Lạc để chạm cốc với cô. Ai ngờ, đôi chân mềm nhũn, anh ta liền đổ người xuống sofa, không thể đứng lên được nữa.

Người bên cạnh vội đỡ anh ta nằm thẳng trên ghế. Tô Lạc bình thản đi đến bên Tiêu Kiến Thành, hỏi anh ta: “Tiêu Tổng, anh còn uống được nữa không?”

“Tất nhiên! Tôi vẫn… vẫn… có thể uống!” Tiêu Kiến Thành nhắm mắt, miệng lè nhè.

“Đừng uống nữa, anh say rồi.” Người đẹp ngồi xuống sofa, vỗ nhẹ lên mặt anh ta.

“Tôi không say, còn lâu mới say.” Tiêu Kiến Thành đột nhiên mở mắt, định ngồi dậy nhưng lực bất tòng tâm.

Tô Lạc đứng bên cạnh, tay vẫn cầm chén rượu vừa rót đầy. Cô lại đưa lên miệng uống hết.

Tiêu Kiến Thành nằm trên ghế, chỉ tay vào cô. “Này! Tô… Tô Lạc, cô đừng, đi, tôi vẫn có thể uống tiếp…”

Tô Lạc mỉm cười, cầm túi xách đi khỏi phòng ăn, để lại sau lưng vô số ánh mắt của mọi người. Tuy nhiên, dáng vẻ tao nhã của cô chỉ duy trì vài giây. Cánh cửa vừa khép lại, cô lập tức chạy như bay vào nhà vệ sinh, ôm bồn cầu nôn ọe.

Thật ra hôm nay, Tô Lạc đã uống đến cực hạn, nhưng dù sao cũng thắng, điều này khiến cô rất phấn khởi.

Tô Lạc vặn vòi nước rửa mặt. Sau đó, cô ngắm mình trong gương, hít một hơi thật sâu rồi ra khỏi nhà vệ sinh.

Trên hành lang có mấy người đang dìu Tiêu Kiến Thành đi ra ngoài. Anh ta ngoẹo đầu vào vai bạn, gần như không còn biết trời đất là gì nữa.

Người đẹp đi sau bọn họ nhìn thấy Tô Lạc liền hỏi: “Cô không sao đấy chứ?”

Tô Lạc cười cười, cố gắng giữ bước chân bình ổn. “Tôi không sao.” “Tôi phục cô thật đấy, tôi không uống được rượu, dù chỉ một giọt.”

“Uống rượu đâu phải chuyện tốt đẹp gì, không biết càng tốt.” Tô Lạc nói. “Cô muốn đi đâu? Để tôi đưa cô đi.” Người đẹp hỏi.

“Không cần.” Tô Lạc xua tay. “Cô cứ tiễn Tiêu Tổng đi.”

“Vậy cũng được, sau này có cơ hội, chúng ta nói chuyện sau.” Người đẹp nhấc đôi giày cao gót, lạch cạch đi xuống cầu thang.

Tô Lạc nhìn mà thấy lo cho cô ta. Trong mắt cô, đi giày cao gót đúng là một việc đòi hỏi kỹ thuật cao, chẳng khác nào biểu diễn xiếc.

Sau khi đưa Tiêu Kiến Thành lên ô tô, mấy người đàn ông quay lại khách sạn. Nhìn thấy Tô Lạc, họ đều giơ ngón tay cái tỏ ý tán thưởng.

Một người đàn ông trung niên cười híp mắt, tiến lại gần “Nữ trung hào kiệt, tối nay cô định đi đâu, có đi quán bar với chúng tôi không?”

“Cảm ơn, tôi không đi.”

“Cho tôi số điện thoại, lần sau tôi mời cô uống rượu.”

Ông ta nói tiếp.

Tô Lạc vội đi qua đường. Cô biết, nếu còn nấn ná ở nơi đó nhiều khả năng sẽ lại rước họa vào thân.

“Này, cô chẳng nể mặt tôi gì cả.” Người đàn ông trung niên cất cao giọng sau lưng Tô Lạc, cả đám liền cười ha hả.

Sức mạnh của chất cồn đúng là kinh khủng, Tô Lạc ngủ đến trưa ngày hôm sau mới tỉnh dậy.

Bà Nhạc đang cùng mấy người bạn chơi mạt chược ở ngoài sân. Thấy con gái thức giấc, bà liền nói: “Mau lại đây chơi giúp tôi hai ván, bếp lò của tôi sắp tắt lửa rồi.”

Tô Lạc bất đắc dĩ ngồi xuống thay vị trí của mẹ.

Bà Nhạc vừa đổi viên than khác vừa hỏi: “Tối qua cô đi đâu mà uống nhiều thế?”

“Con cùng bạn ra ngoài ăn cơm.” Tô Lạc vừa mở miệng, hơi rượu trong dạ dày lại ợ lên cổ họng.

“Ăn bữa cơm mà phải uống nhiều như vậy à? Cô là con gái, ngộ nhỡ uống say sẽ thiệt thòi đấy có biết không?”

“Không có chuyện đó đâu mẹ.” Tô Lạc đáp.

“Hừ, cô và thằng bố khốn kiếp của cô chẳng khác gì nhau, suốt ngày chỉ biết uống rượu, chơi bời, chẳng quan tâm đến gia đình. Ông ta bỏ mặc hai đứa con cho tôi, chỉ biết phong lưu ở bên ngoài…” Bà Nhạc mắng Tô Lạc, lại thân thiện nhắc đến người đàn ông bạc tình.

“Lấy được Thanh nhất sắc2 rồi đây này.” Tô Lạc hét lớn.

Bà Nhạc vội vàng bỏ cái gắp than, chạy nhanh đến. Thấy Tô Lạc ngả bài, bà cất giọng vui vẻ: “Cuối cùng tôi cũng có thể thắng một lần, bù vào khoản hôm nay không bán hàng.

“Mẹ tự tính xem bao nhiêu tiền?” Tô Lạc nhân cơ hội đứng dậy nhường chỗ cho mẹ. Bà Nhạc liền ngồi xuống, bảo mấy người chơi đưa tiền.

Tô Lạc đi vào nhà vệ sinh đánh răng. Đúng lúc này di động đổ chuông, cô chạy vội ra ngoài lục tìm điện thoại. Là Thư ký Dụ gọi tới.

“Tô Lạc, cô đang ở đâu? Sao vẫn chưa đi làm?”

“Cháu… Nhà cháu có chút việc” Tô Lạc ấp úng, uống rượu say không phải là lý do hay ho.

“Bây giờ là mấy giờ rồi? Cô mau đến cơ quan đi. Công ty đấu giá nói người nhà ông Đường đang ở chỗ bọn họ.”

“Ở chỗ bọn họ làm gì cơ?”

“Nói muốn thu hồi vật phẩm quyên tặng.”

“Cái gì? Không thể nào!” Miệng vẫn còn đầy bọt kem đánh răng, Tô Lạc ngạc hỏi lại.

Tô Lạc lập tức đến công ty đấu giá. Cô vừa đi nhanh trên hành lang vừa ngó nghiêng tìm kiếm hình bóng của Tiêu Kiến Thành.

Thư ký Dụ đi sau cô, hét lớn: “Ở bên này, cô đi đâu thế?”

“Vâng.” Tô Lạc quay lại.

Thư ký Dụ chỉ vào một người đàn ông trẻ tuổi ở trong phòng. “Đây là luật sư của ông Đường, luật sư Châu. Còn đây là Tô Lạc, chủ nhiệm bộ phận lo quyên góp của cơ quan chúng tôi.”

Người đàn ông giơ tay về phía cô. “Chào cô!”

Tô Lạc lịch sự chạm nhẹ vào tay anh ta, đồng thời hỏi: “Tiêu Kiến Thành đâu rồi?”

Luật sư Châu cảm thấy hơi bất ngờ, hỏi lại: “Cô quen Tiêu Tổng sao?”

Thư ký Dụ thắc mắc: “Người đó là ai vậy?”

Tô Lạc không giải thích, hỏi dồn dập luật sư Châu: “Tiêu Kiến Thành đang ở đâu? Anh ta không đến sao?”

“Tôi đại diện cho đương sự là ông Đường.” Luật sư Châu đáp.

“Đừng nói vớ vẩn nữa, ông Đường hiện đang nằm bất động trên giường bệnh, không thể mở miệng, anh đại diện cho ông ấy kiểu gì?” Tô Lạc sốt ruột, nói năng không kiêng dè.

Nghe câu chất vấn của cô, luật sư Châu cứng họng, đành chuyển hướng: “A… Người giám hộ của ông Đường sẽ thay mặt ông ấy.”

“Nếu là vậy, anh mau gọi người giám hộ đến đây.” Tô Lạc cất cao giọng, cô cảm thấy bây giờ khó có thể khống chế tâm trạng, chắc là do chất cồn trong người vẫn chưa tan hết.

Không muốn nhiều lời với cô, luật sư Châu liền quay sang Thư ký Dụ. “Thư ký Dụ, chuyện này tôi cũng rất lấy làm tiếc. Nhưng bản thỏa thuận ban đầu có điều khoản, một khi xuất hiện bất cứ hành vi lừa đảo nào, đương sự sẽ thu hồi vật phẩm. Hiện tại, đương sự của tôi nói có chứng cứ chứng minh hành vi vi phạm pháp luật trong cuộc đấu giá. Hơn nữa, đương sự cũng cho rằng, số tiền bán đấu giá chưa chắc đã sử dụng đúng mục đích, do đó, đương sự của tôi muốn thu hồi vật phẩm ngay lập tức, đồng thời chịu mọi trách nhiệm về chi phí phát sinh, quan trọng là hy vọng bên ông phối hợp làm việc.”

Thư ký Dụ bất lực gật đầu.

Bắt gặp bộ dạng nghiêm chỉnh của luật sư Châu, Tô Lạc đành đi ra chỗ khác, gọi điện Tiêu Kiến Thành.

Điện thoại đổ chuông nhưng không ai bắt máy. Tô Lạc hết cách, không ngừng bấm đi bấm lại.

Đến cuộc thứ mười, cuối cùng cũng có người bắt máy, đó là giọng phụ nữ cố ý hạ thấp: “A lô…”

“Phiền cô cho tôi gặp Tiêu Kiến Thành.” Tô Lạc nói.

“Xin lỗi hiện anh ấy không tiện nghe điện thoại.” Người phụ nữ lịch sự trả lời. Tô Lạc nhận ra là người đẹp đi giày cao gót trong buổi tối hôm qua.

“Tôi là Tô Lạc, có việc rất gấp muốn tìm anh ta.”

“Xin lỗi cô anh ấy thật sự không tiện.” Người phụ nữ vẫn lịch sự từ chối.

Chợt nhớ ra vẫn chưa giới thiệu bản thân với đối phương, Tô Lạc bổ sung một câu: “Tôi là người tối qua uống rượu cùng anh ta.”

Nghe câu này, người phụ nữ liền tỏ ra nhiệt tình: “Là cô đấy à? Cô thế nào rồi? Kiến Thành ngủ đến giờ vẫn chưa dậy.”

“Phiền cô bảo anh ta nghe điện thoại. Tôi thật sự có việc gấp muốn tìm anh ta.”

“Không được, cô không biết đâu, đối với anh ấy, giấc ngủ là quan trọng nhất, nếu tự dưng đánh thức Kiến Thành, tôi sẽ bị anh ấy mắng chết.”

“Nhưng tôi không thể đợi được nữa, bên này có người được thu hồi vật phẩm.”

“Cái gì… Thu hồi gì cơ?” Người phụ nữ ở đầu dây bên kia không hiểu tình hình.

Tô Lạc rất sốt ruột nhưng nhất thời không thể giải thích rõ ràng. Cô đi đi lại lại trên hành lang. Đúng lúc này, luật sư Châu rời khỏi văn phòng, cô lập tức chặn anh ta lại. “Bây giờ Tiêu Kiến Thành không thể nghe điện thoại, nhưng tối qua anh ta đã nhận lời tôi sẽ không thu hồi vật phẩm quyên tặng.”

“Xin lỗi, tôi không nhận được thông báo. Tôi cũng chỉ làm việc theo chức trách mà thôi.” Luật sư Châu nói.

“Anh có thể đợi một lát không? Đợi một tiếng đồng hồ thôi, tôi đang tìm cách gọi cho anh ta.”

“Chuyện này… chúng tôi đã sắp xếp cả rồi. Hay là tôi cứ mang về trước, sau này có thay đổi, các cô lại chuyển đồ về đây là được chứ gì?”

Thư ký Dụ đi tới, nói xen ngang: “Tô Lạc, cô định tìm ai thì nhanh lên đi! Chuyện này phải giải quyết ngay, làm gì có trò chuyển đi chuyển lại như trẻ con ấy.”

Tô Lạc hết cách, lại đưa điện thoại lên tai nhưng đối phương đã cúp máy. Cô đành gọi lại, người phụ nữ nghe máy, cất giọng trách móc: “Cô đừng gọi nữa, anh ấy sắp bị cô đánh thức đến nơi rồi. Hai tiếng sau cô liên lạc lại đi!”

“Hai người đang ở đâu?” Tô Lạc hỏi thẳng.

“Gì cơ?” Người phụ nữ tỏ ra kinh ngạc.

“Không cần cô đánh thức, tự tôi sẽ đến tìm anh ta.”

“Thế sao được. Cô đừng vội mà, xin hãy đợi một lát.”

Cô ta đang nói, đầu dây bên kia chợt vang lên một giọng nói khác: “Ai đấy?

Sao ồn ào thế?”

“Là cô gái tối qua uống rượu với anh.” Người phụ nữ đáp.

Sau đó, điện thoại truyền đến giọng nói của Tiêu Kiến Thành: “Cô muốn gì?” Ngữ khí của anh ta mơ hồ, có chút bực dọc.

“Tiêu Tổng, luật sư của anh đang ở công ty đấu giá. Anh ta muốn thu hồi vật phẩm quyên tặng, phiền anh hãy nói với luật sư một câu có được không?”

“Nói gì?”

“Anh đã nhận lời không thu hồi.”

“Ai bảo tôi không thu hồi?” Tô Lạc không ngờ Tiêu Kiến Thành lại nói vậy.

“Nhưng tối qua…” Vì quá bất ngờ, Tô Lạc nhất thời không biết phản bác thế nào.

Tiêu Kiến Thành liền buông một câu: “Có chuyện gì cứ nói với luật sư, đừng làm phiền giấc ngủ của tôi.” Vừa dứt lời anh ta liền cúp máy.

Tô Lạc gọi lại nhưng đối phương đã tắt nguồn điện thoại.

Không ngờ Tiêu Kiến Thành lật lọng, lại nghĩ đến chuyện tối qua liều mạng đấu rượu với anh ta, Tô Lạc cảm thấy bản thân bị lừa gạt, viền mắt đỏ hoe trong giây lát.

Luật sư Châu và Thư ký Dụ ở bên cạnh im lặng nhìn cô.

Một lúc sau, luật sư Châu cất giọng ái ngại: “Tôi cứ đưa đồ về trước. Mọi người tìm Tiêu Tổng thương lượng, nếu cần thì có thể lại chuyển đến đây.”

Tô Lạc cúi đầu, cố gắng kiềm chế giọt nước mắt.

Thư ký Dụ đáp: “Được rồi, chúng tôi sẽ nghĩ cách, cũng mong luật sư nói lại với bên kia, chắc là có sự hiểu nhầm nào đó chứ chúng tôi tuyệt đối không giở trò bịp bợm.”

Luật sư Châu đi vài bước, quay đầu nói với Thư ký Dụ và Tô Lạc: “Văn phòng làm việc của Tiêu Tổng ở tầng ba mươi tám tòa cao ốc Hằng Đông. Cũng có lúc Tiêu Tổng đến đó.” Nói xong, anh ta và mấy nhân viên lần lượt chuyển đồ ra ngoài.

Chú thích: 1. Ngũ Lương Dịch là nhãn hiệu rượu nổi tiếng Trung Quốc, giá khá cao.

Đây là loại rượu mạnh, từ năm mươi độ trở lên.

2. Thanh nhất sắc là thuật ngữ chơi mạt chược.

Phân Tích Bài Thơ Vội Vàng: Hồn Thơ Sôi Nổi, Tha Thiết Yêu Đời

16 Tháng 12, 2019

Bài thơ Vội vàng là một trong những bài thơ nổi tiếng nhất của Xuân Diệu mà chính ông đã thừa nhận rằng: “Đây là lòng tôi đương thời sôi nổi, đây là hồn tôi, và đây là sự sống của tôi nữa. Tôi gửi hồn tôi cho những người trẻ tuổi, và nhất là những người trẻ lòng.”

TOP3 dàn ý và văn mẫu phân tích nhân vật Chí Phèo chi tiết nhất

TRỌN BỘ ĐỀ + LỜI GIẢI CHI TIẾT 9 MÔN ĐỀ MINH HỌA 2020 LẦN 2

Qua bài thơ vội vàng ta sẽ thấy được bức chân dung tự họa và tuyên ngôn bằng thơ của Xuân Diệu về lẽ sống, quan niệm sống đầy thiết tha, rạo rực, băn khoăn. Chủ đề thơ tập trung trong 2 chữ “Vội vàng” với hai câu hỏi: Tại sao phải sống vội vàng? và Sống vội vàng là sống như thế nào?

4 câu đầu được kết cấu kiểu thơ vắt dòng, kết hợp với điệp cấu trúc, tạo thành 4 dòng thơ 5 chữ mang dáng dấp của 1 lời đề từ. Đại từ nhân xưng “tôi” xuất hiện từ đầu với tư thế dõng dạc, đường hoàng, tuyên xưng khát vọng của mình qua đại từ “muốn”. Ngay từ khổ thơ đầu tiên bài thơ vội vàng ta đã thấy được giọng điệu của người chủ soái trong phong trào Thơ Mới

Thì ra, thi sĩ muốn đoạt quyền tạo hóa để lưu giữ hương, nâng niu màu của cuộc sống. Màu sắc, hương thơm chính là cái đẹp. Ngay từ 4 câu đầu, Xuân Diệu đã tự phác thảo chân dung tình thần của mình là một chàng thi sĩ trẻ tuổi, trẻ lòng, táo bạo, mãnh liệt nhưng cũng đầy lãng mạn, thơ mộng. Vội vàng chính là lẽ sống của chàng.

2, Phân tích bài thơ vội vàng 7 dòng tiếp theo

“Của ong bướm này đây tuần tháng mật

Này đây hoa của đồng nội xanh rì

Này đây lá của cành tơ phơ phất

Của yến anh này đây khúc tình si

Và này đây ánh sáng chớp hàng mi

Mỗi sáng sớm, thần vui hằng gõ cửa

Tháng giêng ngon như một cặp môi gần”

Trước tiên, đoạn thơ tái hiện một thiên đường trên mặt đất. Xuân Diệu tái hiện hình ảnh khu vườn chốn trần gian. Vườn là một tín hiệu nghệ thuật quen thuộc của các nhà Thơ Mới. Vườn xuân tràn trề sự sống. Tất cả các hình ảnh, chi tiết đều được tái hiện ở trạng thái non tơ, mơn mởn. Mảnh vườn Xuân Diệu còn đặc biệt nhất với mảnh vườn tình. Trong cảm nhận về bài thơ vội vàng đây chính là khu vườn của một tâm hồn thiết tha, rạo rực, băn khoăn, đồng thời còn được mệnh danh là ông hoàng thơ tình.

Các nhà Thơ Mới cùng thời với Xuân Diệu có nhiều cách hình dung khác nhau về cuộc sống. Có người chỉ thấy cuộc sống ý nghĩa khi mơ về quá khứ, có người thoát lên tiên, có người chìm đắm trong tưởng tượng,… Chỉ có riêng Xuân Diệu khác biệt: Những hình ảnh thiên nhiên trong thơ ông sống động, gần gũi. Đây chính là một cái mới mà Xuân Diệu đem đến, đồng thời góp phần thể hiện tình yêu đời, yêu cuộc sống mãnh liệt, nồng nàn.

Đoạn thơ thứ hai bài thơ vội vàng còn thể hiện quan điểm thẩm mĩ mới mẻ và độc đáo: với việc bày ra một bữa tiệc nơi khu vườn tình ái và điệp từ “này đây” xuất hiện 5 lần. Đây là từ chỉ định, nó không chỉ gợi ra sự sung mãn, tràn trề, phong phú, dồi dào của cảnh vật, mà quan trọng hơn, nó cho ta biết khoảng cách giữa thi sĩ và cái đẹp: gần, rất gần, ngay bên cạnh, tưởng chừng chỉ cần chạm tay là tới. Cái đẹp luôn mời gọi đầy quyến rũ, giữa cõi trần này, quanh chúng ta.

“Chuẩn mực của cái đẹp là gì?”: Điều này thể hiện rõ qua các phép so sánh đầy biểu cảm và làm nên phong cách Xuân Diệu. Trong đoạn thơ thứ hai bài thơ vội vàng thì tiêu biểu nhất là câu: “Tháng Giêng ngon như một cặp môi gần”. Trước Xuân Diệu, trong nền thơ ca truyền thống Việt Nam, rất chuộng lối nói: “Người ta là hoa đất”; “Miệng cười như thể hoa ngâu/ Cái khăn đội đầu như thể hoa sen”; “Làn thu thủy, nét xuân sơn”;… Nghĩa là cái đẹp của thiên nhiên luôn là chuẩn mực cho cái đẹp của con người.

Đến Xuân Diệu, với bài thơ vội vàng, tháng Giêng – thiên nhiên lại được đem so sánh với một cặp môi gần của người thiếu nữ. Đây là sự đảo chiều ngoạn mục trong tư duy. Với Xuân Diệu, cùng là chuẩn mực cái đẹp, là chuẩn mực của vũ trụ, nhưng không phải là cùng trong tuổi trẻ, trong tình yêu. “Cặp môi gần” có lẽ là đôi môi gợi cảm, quyến rũ của người con gái.

Sáng tạo nghệ thuật của Xuân Diệu: Đoạn thơ còn thể hiện rõ những cách tân giữa các yếu tố nghệ thuật, tiêu biểu nhất là ảnh hưởng của ông với lối thơ tượng trưng Pháp câu thơ là sự huy động, kích thích nhiều giác quan, có những câu là sự trộn, chuyển kênh liên tục giữa các giác quan. Như vậy, tháng Giêng vừa quyến rũ, ngọt ngào, tựa thứ trái chín, lại có sự say đắm quyến rũ của một cô gái đẹp. Dù hiểu theo cách nào thì ta cũng thấy Xuân Diệu yêu thương, tha thiết, nồng nàn với tháng Giêng.

3, Phân tích bài thơ vội vàng 18 dòng tiếp

“Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa:

Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân.

Xuân đang tới, nghĩa là xuân đang qua,

Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già,

Mà xuân hết, nghĩa là tôi cũng mất.

Lòng tôi rộng, nhưng lượng trời cứ chật,

Không cho dài thời trẻ của nhân gian,

Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn,

Nếu đến nữa không phải rằng gặp lại.

Còn trời đất, nhưng chẳng còn tôi mãi,

Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời;

Mùi tháng, năm đều rớm vị chia phôi,

Khắp sông, núi vẫn than thầm tiễn biệt…

Cơn gió xinh thì thào trong lá biếc,

Phải chăng hờn vì nỗi phải bay đi?

Chim rộn ràng bỗng đứt tiếng reo thi,

Phải chăng sợ độ phai tàn sắp sửa?

Chẳng bao giờ, ôi! Chẳng bao giờ nữa…”

“Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa”: Đây là cú sốc về tiết tấu và nó là bản lề của tâm trạng. Đây là lần đầu tiên và duy nhất trong toàn bài, hai chữ “vội vàng” được láy lại từ nhan đề. Vội vàng chính là mẫn cảm về thời gian. Cái thú vị là hai chữ “một nửa”, đây là trạng thái tinh thần của Xuân Diệu: vừa đam mê, vừa đau khổ, vừa bắt đầu đã lo đến khi kết thúc, tình vừa non đã thấy sắp già rồi, vừa ở giữa khu vườn tình ái, thoắt cái đã thấy mình lạc lõng ở hoang mạc cô liêu.

Trong các chuyên đề vội vàng đều tập trung phân tích quan niệm về thời gian của Xuân Diệu

“Xuân đang tới, nghĩa là xuân đang qua

Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già”.

Xuân Diệu sử dụng cấu trúc thơ theo lối định nghĩa với từ “nghĩa là”, Xuân Diệu đã đồng nhất 2 vế “đương tới” và “đương qua”, “non” và “già”. Về bản chất, đây là cái nhìn thời gian tuyến tính một đi không trở lại: “Trong gặp gỡ đã có mầm ly biệt”.

Trước thời Thơ Mới, thi nhân Việt Nam thường có cái nhìn bình thản, an nhiên trước vũ trụ; bởi lẽ, với họ thời gian là tuần hoàn, có tính luân hồi, xuân năm nay qua đi, xuân năm sau sẽ tới:

“Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận

Đinh tiền tạc dạ nhất chi mai”

(Cáo tật thị chúng – Mãn Giác Thiền Sư)

“Những tưởng xuân tàn hoa rụng hết

Đêm qua sân trước một nhành mai”

(Có bệnh bảo mọi người – Mãn Giác Thiền Sư)

Vì vậy, ta có thể thấy được quan niệm của Xuân Diệu trong bài thơ vội vàng là quan niệm vô cùng mới mẻ và tích cực, nó cảnh tỉnh con người nên sống có ý nghĩa từng giây, từng phút.

Xuân Diệu tiếp tục sử dụng cấu trúc định nghĩa để đặt 2 vế xuân và tôi trong sự đồng đẳng. Đây có thể xem là lời phát biểu, lời tuyên ngôn của Xuân Diệu về cái tôi cá nhân. Với Xuân Diệu, thì ra, cái tôi cá nhân chỉ thực sự tồn tại, thực sự có giá trị, ý nghĩa khi ở trong mùa xuân, tức là trong tuổi trẻ, trong tình yêu.

nội dung bài thơ vội vàng trong đoạn thơ này còn tập trung khai thác quan niệm về mối quan hệ giữa tôi với thời gian: “Còn trời đất, nhưng chẳng còn tôi mãi”. Thời gian thì vô hạn, đời người là hữu hạn, do đó, Xuân Diệu phủ nhận sự tồn tại vĩnh viễn của một cái tôi, của cái đẹp: “tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại”.

Mỗi khoảnh khắc đều đang diễn ra sự chia ly, lời tiễn biệt triền miên, bao trùm từ sông núi đến tháng năm, từ ngọn gió đến cánh chim:

“Mùi tháng, năm đều rớm vị chia phôi,

Khắp sông, núi vẫn than thầm tiễn biệt…

Cơn gió xinh thì thào trong lá biếc,

Phải chăng hờn vì nỗi phải bay đi?

Chim rộn ràng bỗng đứt tiếng reo thi,

Phải chăng sợ độ phai tàn sắp sửa?

Chẳng bao giờ, ôi! Chẳng bao giờ nữa…”

Nghệ thuật được sử dụng trong bài thơ vội vàng đoạn thứ 3: Nhân hóa, ẩn dụ chuyển đổi giác quan, điệp cấu trúc. Quả thực, Xuân Diệu là người bị ám ảnh về thời gian. Xuân Diệu sử dụng tất cả các giác quan để cảm nhận thời gian: khứu giác, thị giác, vị giác, cảm giác. Dù bằng giác quan nào thì đáp án cuối cùng là chia phôi, nghĩa là thời gian một đi không trở lại.

4, Phân tích bài thơ vội vàng 10 dòng cuối

“Mau đi thôi! Mùa chưa ngả chiều hôm,

Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn;

Ta muốn riết mây đưa và gió lượn,

Ta muốn say cánh bướm với tình yêu,

Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều

Và non nước, và cây, và cỏ rạng,

Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng

Cho no nê thanh sắc của thời tươi;

– Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi!”

Đoạn thơ cuối cùng của bài thơ vội vàng mở đầu bằng một thái độ lựa chọn dứt khoát, quyết liệt:

“Mau đi thôi! Mùa chưa ngả chiều hôm”.

Câu thơ là một lời giục giã, đây là giọng thơ thường trực trong thơ Xuân Diệu:

“Mau với chứ, vội vàng lên với chứ

Em, em ơi! Tình non sắp già rồi.”

“Gấp đi em! Anh rất sợ ngày mai”

3 chữ “Ta muốn ôm” đứng riêng một dòng thơ và đặt chính giữa dòng cho thấy vị trí đặc biệt quan trọng của nó. Với đại từ “ta”, dường như Xuân Diệu muốn lan tỏa, muốn truyền nhiệt sống đến cả những người xung quanh, để rồi liên tiếp phía sau là một chuỗi những dòng thơ trùng điệp về cấu trúc: bắt đầu bằng 2 chữ “ta muốn”, tâm điểm là 1 động từ, đối tượng của ta là những hình ảnh, sự vật được gọi tên bằng các cụm danh từ, động từ, tính từ.

Nhìn vào hệ thống động từ trong đoạn cuối bài thơ vội vàng ta có thể thấy, chất Xuân Diệu rất đậm nét: ôm, riết, say, thâu, cắn. Đây đều là những động từ mạnh ở thể chủ động. Không chỉ diễn tả tâm trạng, các giác quan, mà chúng còn là những động từ chỉ sự yêu đương nồng nàn. Như vậy, Xuân Diệu không chỉ chiêm ngưỡng, ngắm nhìn, mà còn có khát khao, hành động chiếm lĩnh. Đọc đến đây, người ta có cảm giác Xuân Diệu giống như một người tình tha thiết, đắm say, mà tình thương của chàng là mùa xuân, là thiên nhiên bất tận.

Nếu ở những dòng thơ đầu bài thơ vội vàng Xuân Diệu bày tỏ trước người đọc một bữa tiệc trần gian, thì đoạn này, một lần nữa, Xuân Diệu đưa người đọc thăng hoa khi lựa chọn những từ ngữ, hình ảnh: “sự sống mới bắt đầu mơn mởn”, “mây đưa và gió lượn”, “cánh bướm với tình yêu”, “cái hôn nhiều”, “non nước”, “cây”, “cỏ”, “xuân hồng”. Bản thân những sự vật nhà thơ lựa chọn vốn đã rất đẹp, ông không ngừng gia tăng sức quyến rũ của chúng với động từ, tính từ để gợi tả vẻ đẹp non tơ, sự tươi trẻ.

Tất cả đẩy lên cao trào và kết thúc trong một lời hô gọi: “Hỡi Xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi.”

Đây là câu thơ duy nhất trong bài có hình thức là một lời đối thoại, có từ để gọi. Phải chăng suốt từ đầu bài thơ là những nung nấu, khát khao, đến đây chúng buộc thành lời?

Như vậy, với Xuân Diệu, qua bài thơ vội vàng thì vội vàng là một sự lựa chọn ứng xử đến chống chọi với thời gian. Đây là quan niệm sống tích cực, tiến bộ, không giống với quan niệm sống gấp của giới trẻ bây giờ. Bởi lẽ nếu sống vội, sống gấp chỉ là sự hưởng thụ cá nhân ích kỉ, thì sống vội của Xuân Diệu là tận hưởng, tận hiến để không chỉ cá nhân được hạnh phúc, mà cuộc đời cũng lưu giữ được sắc hương.

Mọi thông tin xin mời liên hệ:

Phân Tích Bài Thơ Vội Vàng Đoạn 3

11 bài văn mẫu Phân tích bài thơ Vội vàng đoạn 3

VnDoc xin giới thiệu tới bạn đọc Phân tích bài thơ Vội vàng đoạn 3. Tài liệu chắc chắn sẽ giúp các bạn nắm chắc đoạn cuối của bài thơ Vội vàng một cách đơn giản hơn. Mời các bạn tham khảo bài văn mẫu lớp 11 này.

Lưu ý: Đây là bài phân tích đoạn 3 bài thơ Vội vàng nên có thể chưa đủ ý toàn bộ tác phẩm này. Để theo dõi bài phân tích toàn bộ bài thơ này, mời bạn tham khảo bài viết: Phân tích bài Vội vàng của chúng tôi.

Phân tích đoạn 3 bài thơ Vội vàng

1. Dàn ý Phân tích bài thơ Vội vàng đoạn 3

a. Mở bài

Giới thiệu về tác giả Xuân Diệu và bài thơ Vội vàng

Dẫn dắt vào vấn đề: khổ thơ cuối bài thơ Vội vàng

Khái quát chung

Xuất xứ: Trích trong tập “Thơ -Thơ” (1938).

Bố cục: Ba phần:

Câu 1-11: Tâm trạng reo vui trước vẻ đẹp thiên nhiên.

Câu 12-30: Tâm trạng u buồn, hoài nghi.

Câu 31-40: Lòng yêu cuộc sống đến cuồng nhiệt.

Phân tích

Cảm hứng bao trùm: Tình yêu cuộc sống đến độ cuồng si và khát khao giao cảm mãnh liệt của Xuân Diệu đối với cuộc đời

Bức tranh thiên nhiên lại được sống dậy với những phẩm chất đẹp đẽ như ban đầu, ngồn ngộn sức sống, căng tràn sức xuân

Sự sống mới bắt đầu, ngồn ngộn một sự sống, căng tràn sức xuân

Mây đưa và gió lượn: Quấn quýt, giao hòa

Cánh bướm say với tình yêu

Non nước, cỏ cây chuếnh choáng trong men say cuộc đời

Không gian ngập tràn sánh sáng

Tình yêu cuộc sống và niềm khao khát giao cảm

Động thái của chủ thể trữ tình: Ở điệp khúc: Ta muốn… ôm, say, thâu riết

Chủ thể trữ tình đã cảm nhận cuộc sống bằng nhiều giác quan: xúc giác, thị giác, và cả những cảm nhận vô hình

Sự diệu kì đã xảy ra trong hồn thơ của Xuân Diệu, chính tình yêu cuộc sống đã làm sống lại phẩm chất tươi đẹp, đầy sinh khí như ban đầu, còn đọng lại vẫn là tình yêu mãnh liệt

Kết thúc là lúc tình cảm của tác giả mãnh liệt đến độ cao trào của bài thơ

Nghệ thuật:

Sắp xếp ngôn từ: Tạo nên những làn sóng ngôn từ đan xen, cộng hưởng nhau theo chiều tăng tiến, càng lúc càng dâng lên cao trào

Điệp liên từ, Và non nước, và cây và cỏ rạng. Giới từ: điệp một cách nguyên vẹn với trạng thía càng ngày càng mãnh liệt. “Cho chuếnh choáng cho đã đầy”, “cho no nê“

c. Kết bài

Những nhận xét, cảm nhận, đánh giá chung về vấn đề

Mở rộng vấn đề bằng suy nghĩ và liên tưởng của mỗi cá nhân

2. Phân tích bài thơ Vội vàng đoạn 3 – Mẫu 1

Bài thơ “Vội vàng”, in trong tập “Thơ thơ” (1938), đã thể hiện nhân sinh quan mới và tiến bộ ấy. Đây là phần kết thúc của bài thơ vội vàng nói lên khát vọng tận hưởng:

Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn; Ta muốn riết mây đưa và gió lượn, Ta muốn say cánh bướm với tình yêu, Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều Và non nước, và cây, và cỏ rạng, Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng Cho no nê thanh sắc của thời tươi; -Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi!

Thời gian cứ lạnh lùng, tàn nhẫn mang theo mọi vẻ đẹp của cỏ cây, hoa lá lẫn với tiếng chim trời cùng tuổi trẻ ra đi để cho lòng tiếc nuối. Xuân Diệu như muốn dang tay ra ôm lấy tất cả:

Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn;

Đang từ những câu thơ 8 chữ, bỗng rút ngắn lại với câu thơ 3 chữ – câu ngắn nhất trong toàn bài thơ, làm cho giọng thơ đanh lại, rắn chắc như một mệnh lệnh đòi hỏi hiện thực hoá những khát vọng. “Ta” ở đây là “cái tôi” đầy kiêu hãnh của thi nhân, đồng thời cũng là cái tôi của mỗi con người chúng ta. Bởi ai mà chẳng có nỗi niềm khát khao như khao khát của nhi nhân. Mỗi người đọc hãy cảm nhận lấy khát vọng của mình trong cái “ta” ấy. Ai mà chẳng muốn ôm giữ lấy những vẻ đẹp non tươi của cuộc sống đang diễn ra quanh mình: từ cái mơn mởn của một nụ hoa xuân hoặc một nụ đời và tất cả những sự sống đang bắt đầu hé nhú, để nó khỏi trôi đi, song dù có ôm chặt được tất cả, nhưng chắc gì đã giữ được cho chọn vẹn. Vì vậy cần phải “riết” cho chặt hơn nữa:

Ta muốn riết mây đưa và gió lượn

Nghĩa là “riết” cho chặt cả những thứ không thể ôm. Mây đưa và gió lượn là những vẻ đẹp lớn lao của tạo vật nhưng đồng thời cũng là hình ảnh biểu trưng đó thôi. “Ôm” rồi “riết”, dù có chặt đến mấy đi nữa thì vẫn chỉ ở bên ngoài nên còn đòi hỏi phải “say” cho đến tận hồn”

Ta muốn say cánh bướm với tình yêu,

Cho dù say đến mấy đi nữa thì vẫn còn là mối quan hệ giữa khách thể và chủ thể. Nên cần phải “thâu tóm” mọi vẻ đẹp kia về phía mình”

Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều Và non nước, và cây, và cỏ rạng,

“Cái hôn nhiều” ở đây, muốn nói về độ dài của thời gian. “Cái hôn” không phải là mục đích mà chỉ là một phương tiện để thu hút lấy tất cả mọi hương sắc. Mọi thần khí, thần hồn về phía mình cho thỏa mãn.

Những điệp ý “ta muốn” kết hợp với hành động ngày càng tăng: “ôm, riết, say thâu” đã thể hiện được lòng ham muốn đến cuồng nhiệt của thi nhân. Con người như muốn trải lòng ra với tất cả muôn cảnh, muôn lòng. khi là sự sống non tươi, khi là mây đưa gió lượn, khi là cánh bướm tình yêu, khi là non nước, cỏ cây, hoa lá rực lên trong ánh sáng. Cho dù có đầy vòng tay, đầy hồn khát mà vẫn chẳng ngừng: Bởi đã tận hưởng thì phải tới tột đỉnh:

Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng Cho no nê thanh sắc của thời tươi;

“Chếnh choáng”, “đã đầy”, “no nê” là những từ biểu thị sự hưởng thụ đến mức tối đa. Ấy thế mà xem chừng vẫn còn chưa hả. Cuối cùng còn đòi hỏi cao hơn nữa:

– Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi!

“Xuân hồng” là mùa xuân đương độ với hoa lá măng tơ đầy hương sắc. “Xuân hồng” cũng có thể là hình ảnh biểu trưng cho tuổi trẻ và cũng có thể là một dáng Xuân đời. “Cắn vào ngươi”, tưởng như thô thiển mà lại đầy chất thơ. Đó chỉ là cách nói về sự hưởng thụ cả tinh thần lẫn vật chất đến mức cuồng nhiệt. Đến với hoa xuân đừng đứng ở bên ngoài, xin hãy vào giữa vườn xuân cho hương sắc tràn đầy mọi giác quan của ta. Với tuổi trẻ cũng vậy, xin đừng chỉ nhìn ngắm gương mặt tuổi trẻ của chính mình ở trong gương mà hãy biến nó thành sức mạnh, thành giá trị vật chất để làm cho đời thêm ý nghĩa.

Đây cũng không chỉ là ham muốn hưởng thụ mà còn là nỗi buồn, là sự hoảng hốt trước sự ra đi của mọi vẻ “xuân hồng”. Vì vậy mà cuống quít, phải “cắn” để giữ lấy, không để cho nó rơi đi và trôi đi. Phải “cắn” để giữ lấy thời gian, tuổi trẻ, đừng để cho nhanh về cái bến già nua tuổi tác.

Đặc biệt trong tình yêu lứa đôi, con người luôn luôn có khát vọng đi tìm sự hòa đồng đến vô biên, tuyệt đích giữa hai cá thể, cả về tâm hồn lẫn thể chất. “cắn vào ngươi” là đòi hỏi được hóa thân trong tình yêu,

Nhìn chung lại, đây là nhân sinh quan mới, có nét tích cực. Trong khi những cái tôi lãng mạng khác lại xa lánh cuộc sống trần gian, đi tìm cõi bồng lai ở chốn hư vô, thì Xuân Diệu không đi đâu cả mà coi trần gian chính là thiên đường và sống hết mình trong cõi trần gian ấy. Hãy biết hướng đời mình về phía ánh sáng, đừng để cho tuổi xanh trôi đi một cách uổng phí. Bởi “tuổi xanh … trở về”. Song nếu chỉ biết tận hưởng một cách vội vàng, cuống quít mà không biết làm gì để cho sự tận hưởng ấy thì lại là tiêu cực.

Về nghệ thuật, nét nổi bật ở khổ thơ này là cách dùng một loạt động từ và tính từ ngày cành mạnh, càng tăng, tạo nên một giọng điệu liên hoàn, sôi nổi như khát vọng mãi không thôi.

3. Phân tích bài thơ Vội vàng đoạn 3 – Mẫu 2

Xuân Diệu được mệnh danh là ông hoàng thơ tình Việt Nam, là “nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới” (Hoài Thanh). Ông đem đến cho thơ ca đương thời một sức sống mới, một nguồn cảm xúc mới mẻ, thể hiện quan niệm sống mới, quan niệm thẩm mĩ độc đáo cùng những các tân nghệ thuật táo bạo. Được in trong tập “Thơ thơ”, “Vội vàng” là bài thơ tiêu biểu cho nhịp sống vội vàng, cuống quýt của Xuân Diệu. Là người yêu đời, ham sống tha thiết, mãnh liệt nên trong bất cứ hoàn cảnh nào, Xuân Diệu không bao giờ bỏ cuộc, vẫn cứ bám chặt vào cuộc đời. Trong tâm thế sống “Chẳng bao giờ chán nản”, Xuân Diệu đã có giải pháp tích cực khi ước muốn níu giữ mùa xuân không thành. Sau lời hối thúc, giục giã phải sống mau, sống vội, Xuân Diệu say sưa cụ thể hóa lẽ sống vội vàng bằng lẽ sống thiết thực. Với thi sĩ, vội vàng không đơn thuần chỉ là sống gấp sống vội mà còn là sống với cường độ cao nhất: “Sống toàn tâm, toàn trí, toàn hồn”:

Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn; Ta muốn riết mây đưa và gió lượn; Ta muốn say cánh bướm với tình yêu Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều Và non nước, và cây, và cỏ rạng Cho chuếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng Cho no nê thanh sắc của thời tươi – Hỡi xuân hồng! Ta muốn cắn vào ngươi”

Mở đầu khúc thơ cuối là câu thơ ba chữ được tách riêng ra đặt chính giữa khổ thơ. Câu thơ làm nổi bật lên hình ảnh một cái tôi ham hố đang dang rộng cánh tay ôm hết, ôm khắp, ôm trọn tất cả sự sống mơn mởn non tơ đang bày ra trước mắt. Điệp ngữ “ta muốn” còn lặp đi lặp lại với mật độ dày đặc ở những câu tiếp theo. Khát khao tận hưởng cuộc sống non tơ đang trào dâng mãnh liệt ngày càng nồng nàn và cháy bỏng hơn trong trái tim yêu đời đến tham lam của Xuân Diệu. Đại từ nhân xưng “tôi” bất ngờ chuyển hóa thành “ta”. Trước sự sống rộng lớn bao la của vũ trụ, thi sĩ cần xưng ta chăng? Hay ở đây thi sĩ đang nói lên khát vọng của bao người, hối thúc, lay tỉnh bao người hãy sống mãnh liệt, hãy sống tận độ trong từng phút giây cho nên phải xưng “ta”?

Say đắm thiên nhiên, cảnh trời, Xuân Diệu muốn tận hưởng thiên nhiên và sự sống. Dĩ nhiên, với một trái tim xanh non biếc rờn, thiên nhiên và sự sống mà Xuân Diệu khát khao phải là thiên nhiên giữa thời tươi, phải là sự sống mới bắt đầu mơn mởn, phải là xuân hồng căng mọng, quyến rũ. Điều ấy có nghĩa là Xuân Diệu tham lam, ham hố tận hưởng tất cả những gì ngon nhất, đẹp nhất của sự sống. Nàng xuân mà Xuân Diệu đắm đuối hết sức thanh tân quyến rũ, rạo rực xuân sắc, đắm đuối xuân tình. Đến với thiên nhiên, đến với mùa xuân như đến với người tình tuyệt vời của mình, thi sĩ tình tự với thiên nhiên, ái ân cùng sự sống. Hàng loạt động từ mạnh theo trình tự tăng tiến lần lượt xuất hiện trong các dòng thơ: “ôm”, “riết”, “say”, “thâu”, “cắn” là biểu hiện của tình yêu ngày càng say đắm mãnh liệt. Ôm chọn khắp, riết thật chặt, say sưa mê đắm và đỉnh điểm là cắn. Xuân Diệu đã tận hưởng thiên nhiên như tận hưởng ái tính. Hình ảnh “thâu trong một cái hôn nhiều” rất Tây. Đi liền đó là câu thơ thừa thãi liên từ “và”: “và non nước, và cây, và cỏ rạng”. Chính sự lặp lại có vẻ như thừa thãi ấy lại là một sáng tạo rất hiện đại của Xuân Diệu. Sự lặp lại liên tiếp liên từ “và” trong một dòng thơ đã truyền đến người đọc một cảm xúc hăm hở cuồng nhiệt của một gã suy tình trước tình nhân đắm đuối.

Xuân Diệu tận hưởng sự sống mơn mởn như tận hưởng ái tình và phải đạt đến độ no nê, đã đầy, chênh choáng. Nghĩa là phải thỏa thuê, ngây ngất, mê đi, lịm đi:

Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng Cho no nê thanh sắc của thời tươi

Xuân Diệu hiện ra đúng là một gã si tình chếnh choáng men say. Hàng loạt điệp từ “cho” liên tiếp lặp lại dồn đầy cảm xúc yêu đương cuồng nhiệt, mãnh liệt đến vô biên, tuyệt đích. Lời yêu cháy bỏng không thể kìm nén trong lòng, thì thầm trong trái tim mà vang lên thành lời đối thoại dõng dạc, trực tiếp: “Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi!”. Đọc câu thơ, ta tưởng nhu thi sĩ đang muốn hét lo lên để cả đất trời, vũ trụ hiểu được niềm yê cuồng nhiệt của mình. Ôm, riết, say, thâu chưa đủ, no nê, đã đầy, chếnh choáng vẫn chưa thỏa mà phải cắn vào xuân hồng, phải tận hưởng bằng cả tâm hồn, bằng cả trái tim đắp đuối, ham hố mới thỏa niềm khát khao. Ở đây, dường như có để biểu đạt niềm yêu đời cuồng nhiệt vô biên của mình, Xuân Diệu đã dùng đến yếu tố phi lí, phi hiện thực. Cũng chính vì thế mà câu thơ: “Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi!” trở thành một trong những vần thơ độc đáo, táo bạo nhất trong thơ hiện đại. Cùng với “Tháng Giêng ngon như một cặp môi gần”, Xuân Diệu đã làm cả một cuộc cách mạng lớn trong thi ca để trở thành nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới.

“Với những nguồn cảm hứng mới, yêu đương và tuổi xuân, dù lúc vui hay lúc buồn, Xuân Diệu cũng ru thanh niên bằng giọng yêu đời, thấm thía”. Và khúc thơ cuối trong “Vội vàng” là một trong những khúc thơ tiêu biểu trong giọng thơ yêu đời nhát. Đọc đoạn thơ, ta như nghe thấy giọng nói, hơi thở, nhịp đập sôi nổi bồng bột trong trái tim thi sĩ. Qua bài thơ “Vội vàng”, ta thấy được phần nào cái nhịp sống vội vàng, niềm say mê cuộc đời mãnh liệt của Xuân Diệu. Đồng thời, ta còn thấy được một thông điệp vô cùng ý nghĩa, sâu sắc của Xuân Diệu: Hãy sống vội vàng, sống hết mình trong những khoảnh khắc tuyệt đẹp nhưng lại mong manh của tuổi thanh xuân bởi thời gian trôi đi sẽ kéo theo mùa xuân và tuổi trẻ, cả những

4. Phân tích bài thơ Vội vàng đoạn 3 – Mẫu 3

Thời gian chẳng bao giờ chiều lòng người, con người thì nhỏ bé nhưng khát khao lại lớn lao, càng yêu đời, yêu người bao nhiêu thì lại càng thảng thốt khi nhận ra quy luật khắc nghiệt của tạo hóa. Là một nhà thơ mới có cái nhìn tinh tế và trái tim dễ say đắm nhưng cũng bộn bề lo sợ – Xuân Diệu hơn ai hết luôn dằn dặt trước sự trôi chảy của thời gian và tuổi xuân. Có lẽ thế mà nhà thơ luôn sống vội vàng, sống gấp gáp và cũng yêu đắm say. Bài thơ Vội Vàng được xem là châm ngôn sống của Xuân Diệu cũng là tác phẩm thể hiện cái tôi mãnh liệt trong cảm xúc và nhiều khám phá mới mẻ ở hình ảnh thơ. Trong đó khổ thơ cuối bài với tiết tấu nhanh và mạnh như một lời kết luận cho châm ngôn sống vội của ông.

Mau đi thôi! Mùa chưa ngả chiều hôm, Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn; Ta muốn riết mây đưa và gió lượn, Ta muốn say cánh bướm với tình yêu, Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều Và non nước, và cây, và cỏ rạng, Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng Cho no nê thanh sắc của thời tươi; – Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi!”

Ông hoàng thơ tình Xuân Diệu luôn khao khát sống và sống gấp, sống vội. Nếu ở khổ thơ đầu và khổ thứ hai là tình yêu mãnh liệt cùng với sự nuối tiếc chia lìa thì đoạn thơ cuối bài là lời giải đáp cho câu hỏi: sống vội vàng là như thế nào. Cụm từ “mau đi thôi” như một lời thúc giục khi tác giả nhận ra rằng vẫn còn kịp để yêu thương và sống trọn vẹn với tuổi xuân cho đến phút cuối cùng. Phải rồi! “mùa chưa ngã chiều hôm”, xuân vẫn còn đó, người đang yêu tha thiết thì tại sao phải nghĩ nhiều đến chia lìa để hao hụt niềm vui hiện tại. Vì thế mà Xuân Diệu bừng tỉnh và giọng điệu thơ trở lại sự nồng nhiệt thiết tha.

Điệp từ “ta muốn” tạo thành một cấu trúc câu đều đặn, hối hả như thúc giục mọi người hãy yêu quý tuổi trẻ của mình, hãy làm những điều mà chỉ có tuổi trẻ mới làm được và trước hết là say đắm với thiên nhiên, tình yêu của mùa xuân. Thêm vào đó là các động từ chỉ tâm thế: ôm, riết, say, thâu, cắn diễn tả được tình cảm vồ vập và niềm khao khát tận hưởng đến tham lam. Các động từ này có sự tăng tiến rõ rệt trong ước muốn. Ban đầu chỉ là một cái ôm nhẹ nhàng nhưng ôm nào đủ cho sự khát khao, phải riết mạnh thì mới cảm nhận được tình yêu. Khi gần bên, nhà thơ say sưa thâu tóm tất cả vào mình và cuối cùng là hành động mạnh nhất là cắn, như muốn chiếm hữu làm của riêng.

Những câu thơ tiếp theo, Xuân Diệu sử dụng điệp từ cho kết hợp với tính từ “no nê, chếnh choáng, đã đầy” để khẳng định tâm thế của một con người lúc nào cũng hòa mình vào thiên nhiên, cuộc sống. Không phải chỉ vừa đủ mà để cuộc đời hóa thân thành tâm hồn, tâm hồn thì chan chứa tình yêu. Sự cộng hưởng của điệp từ “và” tạo nên sự rộng lớn, bao quát như chính vòng tay tham lam muốn ôm trọn tất cả của nhà thơ. Bài thơ khép lại trong sự hóa thân từ cái tôi cá nhân nhỏ bé thành cái ta chung. Nhà thơ đi từ những khát vọng riêng tư vươn lên thành khát vọng muốn được sông đẹp và cống hiến trọn vẹn với vũ trụ, đất trời. “Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào người”, câu thơ mới lạ và táo bạo. Cảm xúc được cụ thể hóa bằng hành động cũng là điều hợp lí trong trái tim của nhà thơ đang yêu điên cuồng.

Khổ thơ cuối của bài khép lại bằng những sáng tạo độc đáo trong cách dùng từ, đặt câu. Nhà thơ bộc lộ quan điểm sống của mình cũng là quan điểm chung của tuổi trẻ: sống là phải biết tận hưởng, yêu đời nhưng cũng phải dâng hiến và trân trọng những điều tốt đẹp mà cuộc đời ban tặng.

5. Phân tích bài thơ Vội vàng đoạn 3 – Mẫu 4

Đến với Xuân Diệu-nhà thơ có cội nguồn hòa hợp giữa vùng gió Lào cát trắng cùng với sự cần cù của xứ Nghệ.

“Cha đằng ngoài, mẹ đằng trong Ông đồ nghề lấy cô hàng nước mắm”.

Cả đời Xuân Diệu là cả đời lao động nghệ thuật không lúc nào ngừng bút. Đối với ông sự sống không bao giờ chán nản. Là con người xứ Nghệ cần cù, kiên nhẫn, lao động và sang tạo nghệ thuật. Xuân Diệu là nhà thơ mới nhất cả về nội dung lẫn nghệ thuật trong nền văn học hiện tại. “Vội vàng” là một trong những tác phẩm thơ xuất xắc của ông. Bài thơ cũng là lời giục giã sống mãnh liệt, sống hết mình. Hãy quý trọng từng giây từng phút của cuộc đời mình, thể hiện khát vọng sống của tác giả. Tiêu biểu là 10 câu cuối của đoạn thơ. Chính là lời giục giã mọi người và cũng chính là lời giục giã cho chính mình. Vì vậy mà tác giả đã nói:

“Mau đi thôi! Mùa chưa ngả chiều hôm, Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn; Ta muốn riết mây đưa và gió lượn, Ta muốn say cánh bướm với tình yêu, Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều Và non nước, và cây, và cỏ rạng, Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng Cho no nê thanh sắc của thời tươi; – Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi!”

Vội vàng” được in trong tập “Thơ thơ”, là một trong những bài thơ tiêu biểu nhất của Xuân Diệu trước cách mạng tháng tám. Ở phần trên của bài thơ, thi sĩ luận giải cho người đọc thấy được tạo hóa có sinh ra con người để mãi mãi hưởng lạc thú ở chốn trần gian này đâu. Đời người ngắn ngủi, tuổi xuân có hạn và thời gian trôi đi vĩnh viễn không trở lại. Vì vậy thi nhân “giục giã” chúng ta phải “nhanh lên”, “vội vàng lên” để tận hưởng bữa tiệc của trần gian khi mà “mùa chưa ngả chiều hôm”, khi mà xuân đang non, xuân chưa già:

“Mau đi thôi! Mùa chưa ngả chiều hôm”

Đoạn thơ mở đầu bằng ba chữ “Ta muốn ôm” như phơi bày ra hết sự ham hố và cuồng nhiệt của Xuân Diệu với cuộc sống trần thế: Trước đó nhà thơ xưng “tôi” với ước muốn táo bạo “tắt nắng, buộc gió” nhưng ở đoạn thơ cuối này cái tôi ấy đã hòa thành cái ta chung để tận hưởng hết những hương sắc của cuộc đời. Ngay liền đó là câu thơ thể hiện cái tươi non của “Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn”. “Mơn mởn” là từ láy rất gợi cảm và giàu ý nghĩa diễn tả. Nó gợi cảm sự vật, cây cối đang ở độ non mướt, tươi tốt đầy sức sống “Tháng giêng ngon như một cặp môi gần”,

Và đằng sau khao khát “ôm cả sự sống mơn mởn” ấy là những câu thơ mạnh bạo, gấp gáp, giục giã tràn đầy nỗi yêu:

“Ta muốn riết mây đưa và gió lượn, Ta muốn say cánh bướm với tình yêu, Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều Và non nước, và cây, và cỏ rạng, Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng, Cho no nê thanh sắc của thời tươi;”

Một đoạn thơ ngắn mà có tới bốn, năm từ “ta muốn” được lặp đi, lặp lại như nhịp điệu hối hả, như hơi thở gấp gáp của thi nhân. Chứng tỏ Xuân Diệu nồng nhiệt đối rối rít, cuống quýt, như muốn cùng lúc giang tay ôm hết cả vũ trụ, cả cuộc đời, mùa xuân vào lòng mình. Sống như thế với Xuân Diệu mới thực là sống, mới đi đến tận cùng của niềm hạnh phúc được sống. Điệp ngữ “Ta muốn” như ý nghĩa của nó đã nói lên được cái ham muốn khát thèm đến hăm hở, cuồng nhiệt của nhà thơ. Thi nhân như muốn ôm hết vào lòng mình “mây đưa và gió lượn”, muốn đắm say với “cánh bướm tình yêu”, muốn gom hết vào lồng ngực trẻ trung ấy “một cái hôn nhiều”. Muốn thu hết vào hồn nhựa sống dạt dào “Và non nước, và cây, và cỏ rạng”Để rồi, chàng như con ong bay đi hút nhụy đời cho đến say “chếnh choáng” hút cho đã cho đầy ánh sáng, “Cho no nê thanh sắc của thời tươi” mới lảo đảo bay đi.

“Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng, Cho no nê thanh sắc của thời tươi;”

Điệp từ “cho” với nhịp độ tăng tiến nhấn mạnh các cấp độ khát vọng hưởng thụ đạt đến độ thỏa thuê, sung mãn, trọn vẹn. Xuân Diệu muốn tận hưởng cuộc sống cho đến “no nê”, “chếnh choáng”, “đã đầy”. Trong niềm cảm hứng ở độ cao nhất, Xuân Diệu nhận ra cuộc đời, mùa xuân như một cái gì quý nhất, trọn vẹn như một trái đời đỏ hồng, chín mọng, thơm ngát, ngọt ngào, xuân hồng, để cho nhà thơ tận hưởng trong niềm khao khát cao độ.

Thơ Xuân Diệu có đặc trưng là sự vồ vập, cuồng nhiệt, mạnh bạo. Mỗi một lần khao khát “Ta muốn” thì lại đi liền với một động từ chỉ trạng thái yêu đương mỗi lúc một mạnh mẽ, nồng nàn hơn “ôm – sự sống” – “riết – mây đưa, gió lượn” – “say – cánh bướm, tình yêu” – “thâu – cái hôn nhiều”, để cuối cùng là một tiếng kêu của sự cuồng nhiệt, đắm say thể hiện niềm yêu đời, khát sống chưa từng có trong thơ ca Việt Nam: “Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi!”. Đây chính là đỉnh điểm của sự khao khát cháy bỏng của nhà thơ.

Dưới ngòi bút của Xuân Diệu và trong ánh mắt “xanh non”, “biếc rờn” của thi sĩ, mùa xuân hiện lên rõ rệt và sống động như có hình có dáng, có hồn có sắc “Xuân hồng”. Mùa xuân như môi, như má của một người thiếu nữ trẻ trung, tràn trề nhựa sống và đẹp xinh, trinh nguyên đang rạo rực yêu đương, hay như một quả chín ngọt thơm trong vườn “Tháng giêng ngon như một cặp môi gần”. Đứng trước cái hấp dẫn của mùa xuân, cuộc sống, thi sĩ hình như không nén nỗi lòng yêu đã đi đến một cử chỉ cũng thật đáng yêu:

“Ta muốn cắn vào ngươi!”

Có lẽ trong các bài thơ của Xuân Diệu trước Cách mạng thì đây là những vần thơ Xuân Diệu nhất. Vì mỗi câu, mỗi chữ đều mang hơi thở nồng nàn, đắm say, ham sống của “một nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới”.

Bài thơ là một quan niệm sống mới mẻ và táo bạo mà trước đây chưa từng có. Đến với “Vội Vàng” Xuân Diệu kêu gọi mọi người hãy biết yêu và tận hưởng những thứ cuộc sống ban tặng. Xuân Diệu đã bộc lộ một cái tôi tràn đầy sự thèm khát được sống, được tận hưởng một cách cuồng nhiệt những thanh sắc của cuộc đời. Thi sĩ như muốn giang rộng cả đôi tay, cả lồng ngực của mình để đón nhận mùa xuân của tình yêu, của tuổi trẻ. Nỗi khát thèm ấy là xuất phát từ một quan niệm nhân sinh tiến bộ, tích cực của Xuân Diệu trước cuộc đời: “Mau với chứ, vội vàng lên với chứ – Em, em ơi, tình non đã già rồi” . Đoạn thơ đã giúp ta hình dung được tâm hồn Xuân Diệu, một cái tôi yêu đời, giàu xúc cảm, một nhân sinh quan tiến bộ về cuộc đời. Với những gì thể hiện ở trên, Xuân Diệu rất xứng đáng với danh hiệu: “Nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới”.

6. Phân tích bài thơ Vội vàng đoạn 3 – Mẫu 5

Xuân Diệu yêu đời, ham sống, nhưng trong thân phận của một thi nhân mất nước lúc bây giờ, ông luôn lo sợ vì thấy cuộc đời ngắn ngủi, tuổi trẻ, tuổi xuân qua nhanh, nên ông “sống vội vàng, sống cuống quýt” để tận hưởng cuộc đời của mình. Cách sống ấy của thi nhân đã được nâng lên thành quan niệm, triết lí trong bài thơ Vội vàng như lời tự bạch của ông trước cuộc đời. Và cao trào tình cảm của thi phẩm chính là lúc lòng yêu đời, ham sống của nhà thơ bùng lên dữ dội, hối hả, cuồng nhiệt ở cuối bài:

Vì sao ở cuối bài thơ, lòng yếu đời, ham sống của tác giả lại bùng lên dữ dội, hối hả, cuồng nhiệt như vậy?

– Đó chính là cao trào tình cảm tất yếu phải đến trong mạch thơ Vội vàng của tác giả:

+ Mở đầu bài thơ là những biểu hiện của lòng yêu đời, yêu cuộc sống đến si mê, ngây ngất của nhà thơ.

+ Tiếp đến, lại là những băn khoăn, lo lắng của nhà thơ khi ông cảm thấy cuộc đời mình ngắn ngủi, tuổi trẻ, tuổi xuân qua nhanh.

+ Trong nỗi băn khoăn, lo sợ đó, nhà thơ thấy rõ nếu không đến nhanh với cuộc sống để tận hưởng thì sẽ mất nó, vì thế mà ông phải vội vàng đến ngay để ôm ghì lấy nó trong vòng tay của mình.

– Câu thơ bản lề để cho cao trào tình cảm trào ra cuồng nhiệt chính là: “Mau đi thôi! Mùa chưa ngả chiều hôm”. Đó là lời tự giục giã của nhà thơ. Chính vì “mùa chưa ngả chiều hôm” nên phải “mau đi thôi” để đến với cuộc sống đó, để Ta muốn ôm… tất cả những gì có trong cuộc sống đó.

Cách sống vội vàng, hối hả, cuồng nhiệt của nhà thơ được biểu hiện như thế nào?

– Nhà thơ muôn ôm ghì, riết chặt cuộc sống trong vòng tay của mình vì sợ mất nó:

Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn; Ta muốn riết mây đưa và gió lượn Ta muốn say cánh bướm với tình yêu…

– Nhà thơ muốn tận hưởng cuộc sống đó ở những cảm giác cuồng nhiệt, mãnh liệt nhất:

+ Từ ôm đến riết, đến say, đến thâu, đến cắn…

+ Từ rất nhiều sự vật, hiện tượng của cuộc sống: mây đưa, gió lượn, cánh bướm, tình yêu, cái hôn, non nước, cây, cỏ, mùi thơm, ánh sáng, thanh sắc, xuân hồng…

+ Và rất nhiều cảm giác: chuếnh choáng, đã đầy, no nê…

+ Diện tận hưởng rất rộng mà cường độ tận hưởng lại rất cao, rõ nhất là trong câu thơ cuối ” – Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi!” Chưa bao giờ trong văn chương lại có một tiếng nói thơ ca mới mẻ và táo bạo đến thế. Đó chính là sự bùng nổ mãnh liệt của “cái tôi – cảm xúc” trong Thơ mới thời kì 1932 – 1941 mà Xuân Diệu là một gương mặt tiêu biểu. Cả đoạn thơ, đặc biệt câu thơ cuối, đã nói lên rất rõ thần thái của Xuân Diệu.

– Tất cả những điều nói trên đã được thi nhân bộc lộ bằng một tiếng nói thơ đặc sắc, mang tính nghệ thuật cao. Đúng là sự bùng nổ của “cái tôi – cảm xúc” đã kéo theo sự bùng nổ về nghệ thuật thơ, đem đến những cách tân nghệ thuật trong thơ Xuân Diệu ở đoạn thơ này:

+ Cảm xúc dâng trào mạnh mè làm cho âm điệu câu thơ cuồn cuộn, dồn dập, diễn tả được sự vội vàng, hôi hả, cuồng nhiệt đến với cuộc sống của nhà thơ.

+ Dùng nhiều động từ chỉ hành động và chỉ cảm giác mạnh, ngày càng tăng tiến để bộc lộ cái cảm xúc bùng nổ của thi nhân:

Cái gì cũng ở cường độ cao, ở trạng thái mê say, ứ tràn.

+ Sử dụng nhiều điệp từ: ta (5 lần), và (3 lần) cho (3 lần) càng khiến câu thơ thêm dồn dập, cảm xúc thơ dâng trào, và con người thơ vội vàng, cuống quýt, cuồng nhiệt của Xuân Diệu được bộc lộ rõ với cái thần thái, sắc diện riêng của thi nhân, không thể lẫn được.

Nếu Vội vàng là lời tự bạch của Xuân Diệu trước cuộc đời lúc bấy giờ, khắc họa rõ nét gương mặt riêng của con người thi nhân, thì đoạn cuối bài thơ chính là những nét tiêu biểu, sinh động nhất của hồn thơ đó.

7. Phân tích bài thơ Vội vàng đoạn 3 – Mẫu 6

Mỗi nhà thơ đều lấy cho mình nhũng dư vị để làm chất riêng cho chất thơ của mình. Nếu Huy Cận là say mê bất tận với cảnh sắc và không gian, Xuân Quỳnh là những rạo rực đắm chìm trong tình yêu thì khi đến với Xuân Diệu ta lại thấy được sự hưng phấn, cuồng si tột độ với những khoảnh khắc lí thú chảy trôi của thời gian. Nỗi niềm ấy được bộc lộ rõ nét qua lời thơ Vội vàng, và đặc biệt qua khổ thơ cuối:

Ta muốn ôm

Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn;

Ta muốn riết mây đưa và gió lượn,

Ta muốn say cánh bướm với tình yêu,

Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều

Và non nước, và cây, và cỏ rạng,

Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng

Cho no nê thanh sắc của thời tươi

Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi!

Guồng chảy của thời gian cứ thế chảy trôi, cuốn đi những thanh sắc tươi đẹp của cỏ cây đất trời. Vì yêu vì đắm say mà hơn ai hết Xuân Diệu cảm nhận xiết bao từng khoảnh khắc quý giá ấy để rồi bâng khuâng:

Ta muốn ôm

Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn;

Những câu thơ 8 chữ bỗng ngắt lại nhường chỗ cho câu thơ 3 chữ. Giọng thơ trở lên dục dã, rạo rực như chính nỗi lòng thiết tha của nhà thơ. Danh từ xưng hô Tôi đến đây đã chuyển sang ta, ta vừa là cái tôi thi nhân vừa chỉ cái ta chung của tất cả mọi người. Cái tôi cá nhân đã hòa chung với cái ta chung cộng đồng nói lên khát vọng, hoài bão lớn lao. Cuộc đời người mấy ai chả mong được sống mãi với tuổi trẻ căng tràn, mơn mở như nụ xuân mới nhú; ai chả ước ao được níu giữ mãi tuổi xuân nồng nàn, đời xanh hừng hực đam mê cháy. Song nào đâu cứ ôm là được cứ giữ là trọn vẹn nên ta cần phải “riết” để níu giữ gần hơn nữa:

“Ta muốn riết mây đưa và gió lượn”

Ôm là chưa đủ để níu giữ bước chân chuyển dịch thời gian mà chúng ta phải xiết chặt cái đáng giá vào lòng. Mây đưa gió lượn là sự chuyển dịch tuần hoàn của thời gian, là thứ hữu hình, lớn lao thế nhưng nhà thơ lại muốn riết chặt vào tim. Phải chăng nhà thơ muốn ôm cho kì hết những gì của thiên nhiên đất trời vào trong lòng. Và rồi ôm rồi riết thôi vẫn chỉ là những biểu hiện bên ngoài nhà thơ còn muốn cả tâm hồn mình ngự trị:

“Ta muốn say cánh bướm với tình yêu,

Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều

Và non nước, và cây, và cỏ rạng,”

Bướm và tình yêu là biểu trưng cho sự ngọt ngào, nồng cháy, lãng mạn. Xuân Diệu khao khát biết mấy được đắm say trong ly rượu dịu nhẹ, nồng nàn của tình yêu đất trời. Nhưng dù say đến mấy thì vẫn là sự tồn tại độc lập giữa 2 chủ thể chỉ cho đến câu thơ tiếp theo người và cảnh mới thực sự quấn quýt, hòa điệu cùng nhau:

“Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều

Và non nước, và cỏ cây và cỏ rạng”

Không chỉ là cảm giác, xúc giác nhà thơ dùng cả vị giác để lột tả hết cái đam mê tột độ của mình. Nhà thơ dùng “cái hôn nhiều” để thưởng thức cảnh vật để thu vào lòng hết hương vị của cỏ cây, hơi thở của núi sông, vạn vật.

Nhưng với một tâm hồn đầy thi vị và nhạy cảm như Xuân Diệu thì điều đó đâu là đủ để thỏa mãn ông. Đã tận hưởng thì phải tận hưởng cho kì hết, cho thỏa cái thú vui lãng mạn. Bởi thế mà suy nghĩ cũng biến thành ý thơ:

“Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng

Cho no nê thanh sắc của thời tươi”

Tình cảm của nhà thơ đến đây đã dâng lên đến tột độ. Xuân Diệu như muốn ôm, muốn riết cho hết và muốn say muốn thâu với tạo hóa để được cảm nhận những dư vị ngọt ngào, để được ánh sáng và thanh sắc đời xuân tắm mát. Tâm hồn nhà thơ như được tắm táp hả hê, thỏa thê, trọn vẹn, sung mãn với âm thanh, mùi vị, ánh sáng, hương vị rạo rực đất trời.

Trong niềm hưng phấn tột độ ấy, nhà thơ bất chợt buông một dấu chấm lửng:

“Hỡi xuân hồng ta muốn cắn vào ngươi”

Nhà thơ nhận ra mùa xuân, tuổi trẻ giống như một trái chín đỏ mọng, căng tràn, quyến rũ , ngọt ngào, và đầy hấp dẫn khiến nhà thơ không nén nổi lòng mình mà thẳng thắn mạnh bạo, khao khát được ” cắn”. Càng say mê quấn quýt với thiên nhiên Xuân Diệu lại càng sợ thiên nhiên biến mất và càng sợ mất lại càng mãnh liệt được làm chủ, níu giữ vĩnh cửu.

Với cách sử dụng ý thơ theo cấp độ tăng tiến, sử dụng từ ngữ mạnh bạo, giàu sức gợi sức tả kết hợp với nhịp điệu hồ hởi, vồ vập, giục giã đoạn thơ đã diễn tả quan niệm nhân sinh tiến bộ và mới mẻ của Xuân Diệu. Với ông thiên nhiên đẹp nhất vào mùa xuân cũng giống như đời người đẹp nhất là tuổi trẻ, tuổi trẻ được tô vẽ với tình yêu mãnh liệt. Con người sống là phải biết trân trọng từng giây phút đáng giá được sống đừng để đến khi chực chào mất đi mới thấy quý báu, thấy hối tiếc và đớn đau. Nhịp tim và nỗi lòng trăn trở của tác giả đã được gửi gắm vào từng câu từng chữ và từng ý trong bài thơ, trở thành quan niệm sống có ý nghĩa và sức lan tỏa lâu bền.

8. Phân tích bài thơ Vội vàng đoạn 3 – Mẫu 7

Như người ta đã nói, Xuân Diệu chính là “nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới”. Đặc biệt bài thơ Vội vàng, với khổ thơ cuối đã cho ta thấy rõ một tâm thế “rất mới” của Xuân Diệu:

Mau đi thôi! Mùa chưa ngả chiều hôm,

Ta muốn ôm

Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn

Ta muốn riết mây đưa và gió lượn

Ta muốn say cánh bướm với tình yêu

Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều

Và non nước, và cây và cỏ rạng

Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng

Cho no nê thanh sắc của thời tươi;

– Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi

Nếu như ở đầu bài thơ, Xuân Diệu đã nhấn mạnh mới ước mơ rất lạ, vượt quyền tạo hóa và gần như không thể có thực:

Tôi muốn tắt nắng đi

………

Cho hương đừng bay đi

Gần như đó là một khát khao, một ước vọng quá sức mơ hồ và phi lí. Chẳng ai có thể vượt quyền tạo hóa được bằng cách đó, một sự thiết tha và mãnh liệt tột cùng của cái tôi thơ mới, cái tôi Xuân Diệu. Hơn ai hết, một người đam mê tình yêu, đam mê khát khao và sống trọn vẹn với đời. Vì vậy ở những khổ thơ cuối, Xuân Diệu không thể thực hiện được những khát khao ước vọng như vậy. Nên Xuân Diệu đã thúc giục chúng ta, mỗi người hãy “vội vàng” nữa lên.

Mau đi thôi! Mùa chưa ngả chiều hôm,

…….

– Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi

Câu đầu tiên là Xuân Diệu đang tự thúc giục chính mình. Muốn được sống được yêu, được cống hiến và không sống hoài sống phí. Điều duy nhất ta làm được là phải tăng tốc nhịp sống lên, sống vội vàng, cuống quýt lên, hãy cố gắng sống trọn vẹn từng cảm xúc, từng khoảnh khắc, nhiệt huyết với cuộc đời này hơn nữa.

Cuộc đời đẹp thế, “mơn mởn” là thế, vậy chẳng có nghĩa gì ta lại để nó trôi qua một cách uổng phí cả. Xuân Diệu thay xưng hô, tôi bằng ta, là đổi cách để giao cảm, nói với đời. Đó là thái độ của một chàng thanh niên như muốn đối thoại với cuộc đời này, đối diện với toàn bộ những sự sống, những khát khao mãnh liệt mà mình còn muốn thực hiện. Thật sự Xuân Diệu đã cho ta thấy rõ một cái tôi rạo rực say sưa, và yêu đời thắm thiết làm sao

Xuân Diệu qua đó cũng sử dụng những động từ mạnh, cùng với việc mở rộng những giác quan để tận hưởng cuộc đời. Nếu phần đầu là ước ao được sống thì phần sau đây thực sự là một sự lí giải tại sao phải sống vội. Cuộc đời còn đẹp thế, những “cánh bướm” “tình yêu” và “cây, và cỏ rạng” thiên đường trong cuộc sống là đây chứ đâu.

Xuân Diệu là một nhà thơ mới nhất trong những nhà thơ mới, vì thế tâm hồn ông luôn có những khao khát ham sống đến tột cùng, thể hiện một tâm hồn trẻ trung, năng động và nhiệt huyết với đời. Nếu muốn được giao cảm với đời nhiều hơn nữa, không còn cách gì khác ta phải tăng tốc độ và cường độ sống lên nhiều hơn nữa. Một cái tôi không những trẻ trung mà còn rất tích cực. Đó cũng là một trong những châm ngôn sống mà thế hệ trẻ cần học hỏi từ Xuân Diệu

Thà một phút huy hoàng rồi chợt tắt

Còn hơn le lói suốt trăm nă

Xuân Diệu chính là đây, hồn thơ Xuân Diệu vì sao luôn được coi là trẻ trung nhất là đây. Cảm ơn Xuân Diệu đã dạy cho ta một cách sống ý nghĩa và tích cực. Cuộc đời ngắn ngủi, vì thế mỗi chúng ta hãy luôn vận động, nhiệt huyết tối đa với cuộc đời. Cảm ơn những lời thơ của Xuân Diệu, đó sẽ mãi là bài học muôn đời dành cho muôn thế hệ.

Xuân Diệu đã thực sự sống trong sự trẻ trung của mình, đây cũng là khổ thơ cuối cùng của bài thơ, khép lại cả một tràng cảm xúc về vội vàng. Nhờ đoạn thơ này, tác giả đã làm nổi bật lên vì sao và làm thế nào để ta được hưởng trọn vẹn thanh sắc cuộc sống. Bằng việc sử dụng những biện pháp nghệ thuật đắt giá, như điệp từ, điệp cấu trúc, liệt kê, các biện pháp tương giao đầy nghệ thuật. Khiến cho ta như cảm nhận rõ hơn một tư tưởng lớn, một trái tim không khi nào vơi cạn tình yêu với cuộc đời – là Xuân Diệu.

9. Phân tích bài thơ Vội vàng đoạn 3 – Mẫu 8

Xuân Diệu là cái tên không hề xa lạ trong văn đàn Việt Nam. Ông được mệnh danh là ” nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới”. Thơ của ông mang màu sắc tươi mới, tràn trề sức sống và chứa đựng khát khao mãnh liệt được tận hưởng cuộc đời. Tình yêu cái đẹp và yêu cuộc sống của ông được thể hiện vô cùng sâu sắc qua trong bài thơ “Vội vàng”. Đặc biệt là khổ thơ thứ ba của tác phẩm với khát vọng tận hưởng mãnh liệt.

Hồn thơ Xuân Diệu cực kỳ nhạy cảm với những bước đi của thời gian. Bởi thời gian một đi sẽ không trở lại nên trong suy nghĩ của Với Xuân Diệu, khoảng thời gian đẹp đẽ và đáng sống nhất là tuổi trẻ với đam mê và tình yêu say đắm. Tuổi trẻ tràn trề sức sống và rực cháy những hoài bão, sống và cống hiến hết mình. Tuổi trẻ đẹp nhưng ngắn ngủi và trôi mau. Có lẽ vì vậy mà Xuân Diệu luôn sống vội vàng, có phần gấp gáp và luôn yêu say đắm.

Nếu ở những khổ thơ trước, Xuân Diệu giãi bày tâm sự về tình yêu mãnh liệt và nỗi nuối tiếc chia lìa thì đến đây, nhà thơ đưa ra câu trả lời cho châm ngôn sống vội, sống tận hưởng của mình:

“Mau đi thôi! Mùa chưa ngả chiều hôm “

Cụm từ “mau đi thôi” vang lên như một lời thúc giục. Tác giả nhận ra vẫn còn kịp để yêu và sống trọn vẹn tuổi xuân, với những gì đẹp đẽ nhất. “mùa chưa ngả chiều hôm” tức là xuân vẫn còn đó, giọng điệu nồng nhiệt, thiết tha theo cảm xúc ấy cũng vui tươi trở lại. Dấu chấm than đặt giữa câu càng nhấn mạnh thêm cảm xúc hối hả đang trào dâng trong lòng người thi sĩ.

Xuân Diệu vẫn ý thức được thời gian đang chảy trôi không ngừng, tuổi trẻ chưa hết nhưng chắc chắn nó sẽ biến mất. Phải khẩn trương và nhanh hơn nếu không muốn bản thân rơi phải hối hận khi thời gian qua đi. Đây là quan niệm sống vô cùng mới mẻ, thể hiện khát khao muốn sống và tận hưởng hết mình của con người. Nhà thơ vội vàng muốn sống, muốn chiến thắng cả dòng chảy của thời gian.

Tất cả những dồn nén và khát khao cùng đánh thức những ham muốn tột cùng của người thi sĩ.

“Ta muốn ôm

Cả sự sống đang bắt đầu mơn mởn

Ta muốn riết mây đưa và gió lượn

Ta muốn say cánh bướm với tình yêu

Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều

Và non nước, và cây, và cỏ rạng “

Cụm từ “ta muốn” được nhắc lại nhiều lần liên tiếp khiến nhịp thơ bỗng nhanh hơn, dồn dập hơn. Nó thể hiện khát khao mãnh liệt của nhà thơ, muốn ôm trọn vào lòng vẻ đẹp của thiên nhiên, ôm cả vũ trụ, cả mùa xuân của đất trời. “Tôi” đến đây đã chuyển hóa thành “ta”. Cái tôi cá nhân đã hòa chung với cái ta chung cộng đồng. Khát khao cháy bỏng kia không phải của riêng ai mà là của tất cả mọi người. Nó thôi thúc, gịuc giã những ai đang mang trong mình sức sống của tuổi trẻ.

Với một trái tim xanh non biếc rờn, thiên nhiên và sự sống mà Xuân Diệu khát khao là thiên nhiên giữa thời tươi, là sự sống mới bắt đầu mơn mởn. Sự vội vàng đến đây ngày càng trở nên rõ ràng. Hàng loạt động từ mạnh theo trình tự tăng tiến xuất hiện trong các dòng thơ: “ôm”, “riết”, “say”, “thâu”, “cắn”.

Nhà thơ muốn ôm sự sống bắt đầu chớm nở. Xiết chặt vào lòng để níu giữ bước chân chuyển dịch thời gian “mây đưa gió lượn”. Đắm say trong sự ngọt ngào, nồng cháy của tình yêu đất trời “cánh bướm với tình yêu”.

Đặc biệt, nhà thơ muốn dùng cả vị giác để lột tả hết khát khao tột độ của mình. “Thâu trong những xái hôn nhiều” để thưởng thức trọn vẹn hương vị và hơi thở của thiên nhiên, của vạn vật. Tất cả cùng truyền cho người đọc dòng cảm xúc hăm hở cuồng nhiệt của một tâm hồn say tình đắm đuối.

Xuân Diệu muốn tận hưởng mọi thứ:

“Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng

Cho no nê thanh sắc của thời tươi “

Điệp từ “cho” liên tiếp kết hợp với tính từ “no nê, chếnh choáng, đã đầy” không chỉ thể hiện cảm xúc cuồng nhiệt, mãnh liệt mà còn khẳng định tâm thế của người luôn sẵn sàng hòa mình vào thiên nhiên, cuộc sống. Sự cộng hưởng của điệp từ “và” tạo hình ảnh rộng lớn, bao quát như khao khát muốn ôm trọn tất cả của nhà thơ.

Lời yêu cháy bỏng đã không thể kìm nén mà vang lên đầy tha thiết:

“- Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi!”

Động từ “cắn” ở câu thơ cuối đồng thời khép lại bài thơ chính là điểm nhấn ấn tượng nhất của cả bài. Xúc giác, khứu giác hay vị giác cũng không đủ để tận hưởng. Nhà thơ muốn dùng hành động táo bạo mạnh mẽ hơn để chiếm hữu tối đa vẻ đẹp của mùa xuân, của cuộc đời. Nhà thơ muốn chạm vào nhiều hơn, muốn nuốt trọn hương sắc của đất trời không cho nó biến mất.

Có thể nói, với cách sử dụng ý thơ theo cấp độ tăng tiến. Cách sử dụng từ ngữ mạnh bạo, giàu sức gợi kết hợp với nhịp thơ biến hóa vui tươi, vồ vập, giục giã. Đoạn thơ thứ 3 trong bài thơ “Vội Vàng” đã diễn tả chân thực quan niệm nhân sinh tiến bộ và mới mẻ của Xuân Diệu. Không chỉ bộc lộ cái tôi khát khao mãnh liệt sống, tận hưởng. Nhà thơ còn muốn gửi gắm tới mọi người thông điệp nhân sinh ý nghĩa. Sống phải biết trân trọng thời gian, sống phải biết tận hưởng, yêu hết mình và cũng phải hiến dâng hết mình.

Với những giá trị đó, đoạn thơ nói riêng, bài thơ “Vội vàng” nói chung đã thể hiện thái độ sống vô cùng tích cực. Đồng thời giúp người đọc cảm nhận được tâm hồn Xuân Diệu, một hồn thơ yêu đời, giàu xúc cảm và có nhân sinh quan tiến bộ về cuộc đời.

10. Phân tích bài thơ Vội vàng đoạn 3 – Mẫu 9

“Thơ là âm nhạc của tâm hồn, của những tâm hồn cao cả và đa cảm”. Ai đã từng nghe khúc nhạc ca của Xuân Diệu sẽ chẳng thể nào quên về một bản nhạc thiết tha tình yêu cuộc sống và khát khao giao cảm với đời. Bước vào thế giới “Thơ mới” với một “bộ y phục tối tân…với hình thức phương xa”, ở mỗi tác phẩm ta đều nhìn ra chất Xuân Diệu. Tiêu biểu trong đó là bài thơ “Vội vàng”. Trong tác phẩm, ta không chỉ nhìn ra một Xuân Diệu rất say sưa, mê đắm với cuộc đời mà còn nhận ra nhiều triết lý của ông về thời gian và tuổi trẻ qua đoạn ba của bài thơ.

Xuân Diệu sinh ra và lớn lên trong một gia đình có bố là ông đồ dạy học ở xứ Nghệ, mẹ là người Bình Định. Hoàn cảnh ấy cùng với biển xanh cát trắng Quy Nhơn, những cơn gió nồm nam đã nuôi dưỡng hồn thơ Xuân Diệu với chất giọng mượt mà, đắm say. Vốn chịu ảnh hưởng của nền văn học Pháp một cách có hệ thống trên ghế nhà trường, Xuân Diệu thoát khỏi hệ thống ước lệ của thơ cũ, nhìn đời bằng cặp mắt xanh non, biếc rờn. Tiêu biểu cho hồn thơ ấy là bài “Vội vàng”.

“Vội vàng” in trong tập “Thơ thơ”. Ngay từ tựa đề bài thơ đã chứa đựng cả một tâm thế sống. Yêu sống, yêu đời mãnh liệt nên Xuân Diệu luôn ám ảnh với bước đi của thời gian và báo động với chính mình. Chủ đề thời gian trong thơ Xuân Diệu thể hiện quan niệm mới của ông. “Thời gian trong thơ Xuân Diệu mang tính trần thế. Cả trăm bài thơ tình cũng bị thời gian ám ảnh”. Mở đầu đoạn thơ, ông đã thể hiện những quan niệm mới mẻ:

Xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua,

Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già,

Mà xuân hết, nghĩa là tôi cũng mất

Xuân qua, hạ tới, đông sang là quy luật muôn đời của tạo hóa. Nếu thi ca trung đại nhận ra vòng tuần hoàn quy luật của thời gian: “Xuân qua xuân lại lại” nên con người ung dung, thanh thản, hòa mình vào vũ trụ để tận hưởng thì Xuân Diệu lại tỉnh táo nhận ra thời gian là một đường thẳng tuyến tính, một đi không bao giờ trở lại. Mỗi giây phút đi qua là một mảnh đời đã mất, vì thế con người của thời đại luôn vội vàng, cuống quýt, lo âu. Mùa xuân là biểu tượng cho thiên nhiên tươi tắn, cho tuổi thanh xuân đẹp nhất cuộc đời nhưng với tâm hồn nhạy cảm, tinh thế, Xuân Diệu như nghe được trong bước chân của thời gian, mùa xuân đang trôi rất nhanh giữa dòng đời trôi chảy. Các cặp từ đối lập như “tới – qua”, “non – già” được đặt trong biện pháp điệp cấu trúc càng nhấn mạnh sự đi qua, trôi chảy không ngừng của thời gian trong con mắt thi nhân Xuân Diệu. Cùng một lúc thi sĩ nhận ra trong hiện tại đang tới đã có một màu ly biệt, trong “dáng vẻ còn non” đã biểu hiện trước một tương lai sẽ già, đang sống giữa một bữa tiệc tràn đầy mùa xuân, hương sắc nhưng lại lo sợ bàn tay thô bạo của thời gian sẽ cướp đi tất cả. Điệp từ “nghĩa là” lặp lại ba làm cho mạch thơ trở nên chặt chẽ, diễn tả một quan niệm sống tích cực và sâu sắc vô cùng.

Trong bài thơ “Giục giã”, Xuân Diệu cũng nhận ra rằng:

Tình yêu đến, tình yêu đi ai biết

Trong gặp gỡ đã có mầm ly biệt

Vì vậy nhà thơ giục giã:

Mau đi chứ, vội vàng lên với chứ

Em em ơi, tình non đã già rồi

Gấp nhanh lên anh rất sợ ngày mai

Các hình ảnh thơ được xây dựng trong tương quan đối lập thế bởi những quan niệm sâu sắc, về thời gian như một nhà phê bình đã từng nhận xét rằng: “Xuân Diệu là người có năng lực đặc biệt trong việc cảm nhận bước đi của thời gian”. Có lẽ do lòng yêu tuổi trẻ muốn ngăn lại sự già nua nên nhà thơ luôn cảnh giác với thời gian và báo động với chính mình. Xuân Diệu là người yêu mùa xuân tha thiết, nồng nhiệt nhưng lại ý thức rằng thời gian đi cùng với sự tàn phai, hủy diệt. Vì thế, ông không giấu nổi sự bâng khuâng, đau xót : “Lòng tôi giận là muốn trường sinh bất tử, muốn trẻ mãi không già để tận hưởng vẻ đẹp của nhân gian” nhưng quy luật khiến tuổi trẻ không thể kéo dài. Hạnh phúc của con người rất mong manh nên ta như nghe thấy trong thơ Xuân Diệu có tiếng thở dài, đầy tiếc nuối:

Lòng tôi rộng nhưng lượng trời cứ chật

Không cho dài thời trẻ của nhân gian

Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn,

Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại

Còn trời đất, nhưng chẳng còn tôi mãi

Nên bâng khuân tôi tiếc cả đất trời

Người xưa từng than thở về kiếp người như áng mây trời: “Ôi nhân sinh là thế, như bóng đèn, như mây nổi, như gió thổi, như chiêm bao”. Tuy nhiên, Xuân Diệu không thể lấy cái sinh mệnh bao la, rộng lớn của vũ trụ để đo thời gian mà lấy sinh mệnh hữu hạn của cá nhân để tính đếm và cá nhân ông lo sợ, chạy đua với thời gian. Chữ “xuân” lặp lại sáu lần, xuân ấy là xuân cuộc đời, nhưng cũng là xuân của đời người. Ông cho rằng tuổi trẻ là quãng thời gian quan trọng và đẹp đẽ nhất của đời người, một đi không bao giờ trở lại nên trong từng câu chữ của Xuân Diệu luôn có sự ngậm ngùi, tiếc nuối về quy luật tạo hóa của thời gian. Từ thấu hiểu quy luật của thời gian để xót xa, để có ý thức về một tâm thế sống tích cực: trân trọng từng khoảnh khắc, tận hưởng, tận hiến với cuộc đời .

Là người chịu ảnh hưởng đậm nét thơ tượng trưng Pháp nên Xuân Diệu phát huy triệt để các giác quan để cảm nhận thế giới:

Mùi tháng năm đều rớm vị chia phôi

Khắp sông núi vẫn than thầm tiễn biệt

Cơn gió xinh rì rào trong lá biếc

Phải chăng hờn vì nỗi phải bay đi?

Chim rộn ràng bỗng đứt tiếng reo thi

Phải chăng sợ độ tàn phai sắp sửa?

Nỗi sợ xuân qua lan từ chủ thể trữ tình sang cả thiên nhiên Thi sĩ cảm nhận vị chia phôi của tháng năm, lắng nghe lời thì thầm tiễn biệt của sông núi để nhận ra rằng tất cả đang tan tác, chia lìa. Những phần đời của từng sinh mệnh đang ra đi, không thể nào cưỡng lại được quy luật của tạo hóa. Gió đùa trong lá tạo ra những âm thanh vui tươi của mùa xuân tràn đầy hương sắc, những chú chim ca đang rộn ràng chào xuân nhưng qua cái nhìn của Xuân Diệu, mang một sự buồn thương, tiếc nuối. Chẳng phải con người mà đến cả thiên nhiên, vạn vật cũng đang cảm nhận được sự tàn phai của thời gian. Từ nỗi lo âu về dòng thời gian nghiệt ngã, nhà thơ cất lên tiếng kêu giục giã vội vàng:

Chẳng bao giờ, ôi chẳng bao giờ nữa

Mau đi thôi, mùa chưa ngả chiều hôm

Một lời than vãn về thời gian đầy tiếc nuối. Câu thơ cảm thán với cách ngắt nhịp biến hóa vừa làm nổi bật nỗi lòng vừa thể hiện sự lo lắng của thi nhân. Không thể ngừng nắng, không thể ngăn gió, không thể ngăn lại dòng chảy của thời gian, của tạo hóa, với Xuân Diệu, việc duy nhất ông có thể làm là chọn cho mình một lối sống tích cực. Vì vậy, ông giục giã “mau đi thôi”. Không phải là một thái độ sống gấp gáp, hưởng thụ mà là một cái tôi tích cực cần khẳng định. Lưu luyến với trời đất nhưng không đắm chìm vào ảo tưởng mà thể hiện bằng hành động tích cực, níu kéo thời xuân sắc của đời người, để hưởng cái màu của nắng, cái hương của gió. Đây là những ước muốn rất trần thế, thể hiện lòng yêu đời, yêu sống mãnh liệt của thi nhân.

Chỉ với mười bảy câu thơ đã thể hiện một quan niệm sâu sắc của Xuân Diệu. “Vội vàng” nói chung và khổ thơ thứ ba nói riêng thể hiện một lối sống rất nhân văn của thi sĩ: khao khát sống, sống hết mình và quan niệm về thời gian, hạnh phúc. Bằng cách dùng ngôn ngữ thơ điêu luyện kết hợp với mạch cảm xúc mãnh liệt, dồi dào, tất cả tạo nên một khổ thơ đặc sắc, giàu ý nghĩa, mang đâm dấu ấn Xuân Diệu, để lại trong lòng người đọc nhiều dư ba.

11. Phân tích bài thơ Vội vàng đoạn 3 – Mẫu 10

Hoài Thanh đã từng nhận xét rằng: “Thơ Xuân Diệu là một nguồn sống dạt dào chưa từng có ở chốn nước non lặng lẽ này”. Đúng thật vậy, Xuân Diệu luôn để lại những vần thơ gây thổn thức, tràn đầy năng lượng, nhiệt thành với cuộc sống cho người đọc. Vội vàng chính là bài thơ chuyển tải sâu sắc nỗi ám ảnh về thời gian và khao khát níu giữ, cuống quýt với cuộc sống tươi đẹp của thi nhân. Đó là tiếng lòng của một trái tim sục sôi sức sống của nhà thơ sẽ rõ ràng hơn trong đoạn thơ cuối của bài thơ Vội Vàng

Đoạn ba của bài thơ mở ra một trang sách của khát vọng tràn đầy, tâm hồn hết mình, vội vã với cuộc sống. Con người chẳng thể nào níu giữ lại mà chỉ còn cách chạy đua hết mình để bắt kịp trong cuộc chạy marathon này trước sự chảy trôi của thời gian. Và đó cũng là lí do nhà thơ gọi đây là vội vàng, những điều đổi thay quanh ta phải vội để nhận ra, vội đón những điều tươi đẹp của cuộc sống trước khi không còn cảm nhận thấy nó được nữa:

“Mau đi thôi! Mùa chưa ngả chiều hôm”

Câu cảm thán ở đầu đoạn cũng như một lời khẳng định, thúc giục sự tăng tốc cần phải nhanh chóng của con người để mọi điều tuyệt vời của cuộc sống, thiên nhiên nơi trần thế muôn màu muôn vẻ này đều có thể tận hưởng được tròn đầy. Nhà thơ một lần nữa thể hiện khát vọng yêu và được yêu một cách mạnh mẽ, tràn đầy. Cụm từ “mau đi thôi” là lời thúc giục đầy chân thành của một người nhận thức được quy luật của cuộc sống, nhà thơ mong mọi người có thể kịp thời, kịp lúc để yêu thương và sống trọn vẹn với cái tuổi xuân tươi đẹp của đời người trước khi nó qua đi.

Thời gian của tạo hóa sẽ chẳng lúc nào chiều theo lòng người, nếu ngồi đó chờ đợi chì chẳng mấy chốc lại hối tiếc. Nhà thơ đặt sự nồng nhiệt, thiết tha vào trong câu thơ:

“Ta muốn ôm

Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn

Ta muốn riết mây đưa và gió lượn

Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi”

Đọc những câu thơ ta cảm nhận ngay được nhịp thơ, tiết tấu lúc này có sự tăng tốc nhanh hơn như chính châm ngôn nhà thơ muốn giục giã mọi vậy. thì đến với Ở đoạn thơ này ông khao khát sống vội, sống gấp và chúng ta thấy được Xuân Diệu khi đã nhận thức rõ về mọi thứ ở những dòng thơ trong khổ một, khổ hai. Ý nghĩa của việc sống nhanh ở đây không phải chỉ là sống thật nhanh cho qua ngày một cách rỗng tuếch mà là sống vội từng giây từng phút để tận hưởng trọn vẹn hết tất cả tinh hoa, hương trời mà tạo hóa ban tặng cho con người. Điệp từ “ta muốn” được tạo thành một cấu trúc đều đặn, lặp lại nhưng rất tài tình để thấy được sự hối hả, niềm ước muốn từ sâu thẳm trái tim để mong được sống thật đẹp, trọn vẹn những ngày còn trẻ trong cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp. Cùng với đó là những động riết, say, thâu, cắn càng chứng tỏ hơn nữa trái tim cuồng nhiệt đến điên dại, vồ vập của tác giả. Sự tăng tiến rõ rệt hơn trong từng ước muốn, bởi chẳng bao giờ là đủ để nắm trọn vẹn mọi thứ tươi đẹp của cuộc đời. Có thể quay lại nhiều mùa xuân kế tiếp nhưng khi đó chưa chắc rằng ta còn có thể ngắm nhìn mùa xuân tươi đẹp đấy lại lần nữa. Động từ cắn được đặt ở dòng cuối cùng là sự kết thúc của những ước muốn, lúc này nhà thơ như muốn được chiếm hữu mọi thứ vào trong lòng mình.

Xuân Diệu chưa dừng lại ở đó, các tính từ “no nê, choáng, đã đầy” thật sự rất rõ ràng, chân thực nhất khẳng định một tâm hồn của người không lúc nào ngừng suy nghĩ sẽ hòa mình vào thiên nhiên, đất trời, cuộc sống này. Sự cộng hưởng của cách dùng từ, nghệ thuật điệp từ, sắp xếp từ ngữ trong những dòng thơ ít ỏi nhưng mở rộng ra rất nhiều, bao quát như một cái dang tay khổng lồ dang ra thâu tóm hết trọn tất cả vào lòng cảm nhận, sống hết mình. Ở đây Xuân Diệu đi từ những cái cá nhân, riêng tư rồi tinh tế mở nó ra thành cái chung, rộng lớn. Thi sĩ không phải ích kỷ chỉ muốn hưởng trọn cái đẹp của đất trời mà luôn không ngừng muốn sống đẹp, cống hiến hết lòng cho đất nước, vũ trụ.

Khổ thơ cuối khép lại nguyên bài thơ với những dòng thơ rất đặc biệt, lạ nhưng rất có tính kêu gọi, thuyết phục cao. Từ cách dùng từ, đặt câu, nghệ thuật đặt để vào khiến cho nỗi lòng của nhà thơ nhanh chóng được bộc lộ rõ ràng, đầy đủ. Tuổi trẻ hãy nên sống hết mình, làm điều mình, đi đến nơi mình chưa từng và không ngừng yêu thương nhiều hơn để thanh xuân sẽ trọn vẹn tươi đẹp.

12. Phân tích bài thơ Vội vàng đoạn 3 – Mẫu 11

Vội vàng được đánh giá là một bài thơ rất Xuân Diệu, mang đậm chất hồn và nét phong cách riêng của thi nhân in dấu vào trong từng nhịp thơ, từng điệu hồn thơ, và khổ thơ thứ 3, khổ thơ cuối cùng này chính là sự lên ngôi của tinh thần thơ Xuân Diệu một cách mạnh mẽ nhất.

“Mau đi thôi! Mùa chưa ngả chiều hôm,

Ta muốn ôm

Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn;

Ta muốn riết mây đưa và gió lượn,

Ta muốn say cánh bướm với tình yêu,

Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều

Và non nước, và cây, và cỏ rạng,

Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng

Cho no nê thanh sắc của thời tươi;

– Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi!”

Vội vàng được đánh giá là một bài thơ rất Xuân Diệu, mang đậm chất hồn và nét phong cách riêng của thi nhân in dấu vào trong từng nhịp thơ, từng điệu hồn thơ, và khổ thơ thứ 3, khổ thơ cuối cùng này chính là sự lên ngôi của tinh thần thơ Xuân Diệu một cách mạnh mẽ nhất.

Thơ Xuân Diệu bao giờ cũng thổi đến tâm hồn người đọc nhịp đập căng tràn, hối hả của một trái tim yêu đời, yêu sống, và nhất là thái độ sống vội vàng cuống quýt để tận hưởng và tận hiến với cuộc đời. Nhưng nếu như Hàn Mặc Tử cũng mang một tấm chân tình với lòng yêu sống và ham sống mãnh liệt, cũng hối hả cuống quýt trong từng phút giây để được sống, thì đó mang tính chất khác hẳn với thơ Xuân Diệu vì đó là sự vội vàng, cuống quýt của một hồn thơ đau luôn nơm nớp lo sợ về lưỡi hái của tử thần. Còn cái vội vàng của Xuân Diệu là cái vội vàng vì ám ảnh bởi sự chảy trôi vô hạn của thời gian, vì muốn khao khát những mùa hoa, mùa yêu để nó chưa ngả sắc phai tàn. Vậy nên “ôm, riết, say, thâu, cắn” một loạt những động từ mạnh là cách diễn tả rõ nét, mãnh liệt nhất lòng ham sống cuồng nhiệt của Xuân Diệu. Cụm từ “ta muốn ôm” đứng ở giữa dòng thơ, như cái dang tay đầy âu yếm, đầy ham hố vồ vập của thi nhân muốn ôm cho trọn, thâu cho hết bàn tiệc nhân gian đẹp đẽ, ngập tràn xuân sắc rạo rực xuân tình này. Điệp từ “ta muốn” điệp lại ba lần ở đầu mỗi câu thơ là một cách nhấn mạnh rõ ràng niềm bỏng cháy mãnh liệt và sự khát khao vô biên của cái tôi cá nhân đầy mãnh liệt, hăng say. Trước đó, trong thơ trung đại ham muốn của cái tôi cá nhân luôn là điều cấm kỵ, khắc lại cái phi ngã để hòa vào cái chung, vậy nên trong thơ cổ, những câu thơ thể hiện sử sở hữu cá nhân là điều cấm kị, và tâm tư của thi nhân chủ yếu sẽ thường được ẩn mình trong những bức tranh phong cảnh. Do đó, mà rất khổ để cảm nhận được ra nét riêng trong điệu hồn của một nhà thơ nào đó, vì nó đã được tước hết những sơ nguyên ban đầu của tâm cảm, mà thay vào đó, là những nỗi niềm thế thời. Sự đối sánh này là một bản lề để ta nhìn ra phần nào nét mới mẻ trong thơ Xuân Diệu, cũng là sự lột xác lớp vỏ tâm tình đã cũ của thơ xưa để khoác lên mình một tấm áo mới.

Ở khổ thơ cuối, thi nhân hiện lên vừa như người nghệ sĩ chếnh choáng trong men say của nghệ thuật, đi hút cạn những niềm thơ vơi đầy từ cảnh sắc thiên nhiên để đem chất thơ ấy lên trang thơ, mà dẫn đường cho người đọc đến xứ sở của cái đẹp. Lại vừa như một người tình nhân chếnh choáng trong men say của ái tình, vì thế khiến cho hình ảnh thơ hiện lên thật giàu sức gợi, và cứ vang lên những nhịp đập hối hả giục giã trong tâm hồn người đọc.

“Hỡi xuân hồng ta muốn cắn vào ngươi”.

Có mong ước nào vồ vập, cuống quýt và táo bạo như Xuân Diệu, nhà thơ coi mùa xuân là nàng xuân đang mang những hương sắc của tình yêu và sự sống đến muôn nơi. Từ “cắn” thực sự đã lột tả được chính xác tinh thần và điệu hồn trong thơ Xuân Diệu, thơ ông bao giờ cũng là thể hiện của những cảm xúc ái tình, của những lời yêu gọi mời trong gió. Nó là khát khao, mà cũng là một lời tỏ bày đầy tha thiết của cái tôi Xuân Diệu, cảm tưởng như nhà thơ đã từng nói trước đó:

“Muốn ngoạm sự sống để làm êm nỗi khát thèm”

Nên thật dễ hiểu khi nhà phê bình văn học Hoài Thanh từng nhận xét:

“Xuân Diệu đã mang một nguồn sống dào dạt chưa từng thấy ở chốn nước non lạnh lẽo này, và lúc nào lòng thi nhân cũng rộn ràng để mang phấn thông của tình yêu gửi đến muôn nơi”.

Có lẽ điệu sống ấy, chất trẻ ấy, và chất mơn mởn xuân tình ấy đã khiến độc giả không thể khước từ Xuân Diệu, chỉ muốn mượn câu thơ của thi nhân để hát lên những điệu hồn trong tâm hồn mình.

Order Là Gì? Đừng Vội Order Hàng Nếu Bạn Chưa Đọc Bài Viết Này

Mua hàng online với các ưu điểm như tiện lợi, nhanh chóng, tiết kiệm thời gian và tiền bạc,… Mảnh đất màu mỡ này vì thế cũng lắm vàng thau lẫn lộn khiến người tiêu dùng chới với không biết tin vào đâu.

Đặt hàng Quảng Châu xin chia sẻ cùng các bạn một số kinh nghiệm về dịch vụ order hàng từ nước ngoài đến những ai đang có nhu cầu sử dụng dịch vụ này, đặc biệt các khách bán buôn hiểu và có cái nhìn sáng suốt trong việc tìm cho mình một đối tác tin cậy và biết được thêm về dịch vụ order là gì.

Order hàng trước hết không phải là hình thức mua hàng trực tiếp và nguồn hàng không có sẵn. Theo đó, người mua lại đặt hàng trực tiếp từ các website thương mại điện tử trong, ngoài nước. Với dịch vụ mua hàng từ nước ngoài bạn cần thông qua các dịch vụ mua hàng và vận chuyển quốc tế để hoạt động kinh doanh của bạn được hỗ trợ tối ưu nhất.

Tiết kiệm, tiện lợi

Trước hết, ở bất kỳ đâu, bất kỳ lúc nào, các cửa hàng trên mạng luôn luôn “mở cửa” 24/24 chào đón bạn. Tại đây, bạn có thể tha hồ tìm kiếm lựa chọn các món đồ với nhiều mẫu mã, phong cách khác nhau. Đồng thời, bạn có thể so sánh đặc điểm các sản phẩm, giá sản phẩm giữa các shop để có sự lựa chọn hợp lý, tiết kiệm nhất.

Thay vì mất tiền thuê người phiên dịch, đối tác vận chuyển, chi phí ăn ở, đi lại đối với việc mua sắm website nước ngoài và thời gian đánh hàng, bạn chỉ việc ngồi nhà click chuột và mua hàng. Không những vậy, để tránh các thủ tục hải quan, thuế phí,tỷ giá ngoại tệ,… nhiều người đã lựa chọn dịch vụ vận chuyển quốc tế trung gian. Chỉ trong vài thao tác đơn giản bạn đã hưởng được rất nhiều sự tiện lợi, nhanh chóng.

Tuy nhiên, cũng chính vì sự tiện lợi này mà nhiều doanh nghiệp vận chuyển đã lợi dụng lòng tin của khách hàng để kiếm lời.

Con sâu làm rầu nồi canh

Trong vô số doanh nghiệp vận chuyển trung gian, có không ít doanh nghiệp uy tín nhưng bên cạnh đó, vẫn có những “con sâu làm rầu nồi canh”. Hàng ngày, search (tìm kiếm) trên google, chúng ta có thể tìm được hàng trăm địa chỉ kinh doanh hàng order. Tuy nhiên, nếu tinh ý, bạn có thể thấy ngay rằng, tất cả các dịch vụ order từ nước ngoài đều phải thông qua một con đường duy nhất là qua biên giới. Bất kỳ đơn vị nào cũng phải bỏ ra các chi phí đầu tư như thuê người vận chuyển, phí xe,… Và để đủ vận hành và duy trì hoạt động với hàng loạt các chi phí khác buộc đơn vị vận chuyển phải có một doanh thu nhất định. Điều này có nghĩa, phí vận chuyển được doanh nghiệp cân đối sao cho phù hợp, đảm bảo lợi ích cao nhất cho khách hàng nhưng bản thân doanh nghiệp cũng có doanh thu.

Với lý giải trên thì nếu thấy một doanh nghiệp thao thao bất tuyệt và khẳng định sẽ đảm bảo chất lượng với mức phí vận chuyển quá thấp, bạn nên đặt ra mối nghi ngờ vì độ tin cậy ở đây dường như rất thấp. Hoặc giả, có nhiều trường hợp, doanh nghiệp giảm phí những dịch vụ khó hoặc ít thực hiện, còn các giao dịch thường xuyên lại bị đẩy giá “trên trời”. Lấy ví dụ, trường hợp đặt hàng Quảng Châu, có nhiều đơn vị đẩy mức phí vận chuyển cùng shop rất thấp, phí vận chuyển khác shop lại được đẩy gấp 2,3 lần. Điều này chỉ có lợi cho khách lẻ, khách bán buôn sẽ chịu thiệt rất lớn.

Vì vậy, cần hết sức cẩn trọng và cân nhắc kỹ trước khi đặt hàng bởi khi đã chui vào “giọ” thì sẽ khó rút ra được vì lúc này các ‘thượng đế’ chỉ nắm đằng ‘lưỡi’ mà thôi.

Lợi ích hay rủi ro

Với trào lưu sính hàng ngoại bởi chất lượng, đẹp, độc, rẻ, đảm bảo cập nhật liên tục xu hướng và ‘đáng đồng tiền bát gạo’ cho nên nhiều người tiêu dùng rất say sưa với hình thức mua bán này. Sự phát triển của kinh doanh online, mua bán trực tuyến trong những năm qua đã thể hiện điều này.

Bên cạnh đó, có không ít người hay than phiền về dịch vụ này. Đặt hàng quảng châu cho rằng, do là hình thức đặt hàng qua mạng, nên nhiều người thế hệ “xưa cũ” vẫn chưa thành thạo sử dụng internet, ngại đọc, ngại tìm hiểu nên thường chán nản bỏ cuộc ngay trong khâu đăng nhập. Có nhiều “thượng đế”, do không được sờ tận tay, nhìn tận mắt nên đã ‘thất vọng’ khi sản phẩm về không được hoàn mỹ như trong hình ảnh quảng cáo nên cũng một đi không trở lại với dịch vụ. Một số khách hàng cho rằng, thời gian vận chuyển quá lâu nên đổi đối tác xoành xoạch. Tuy nhiên, bạn nên lưu ý rằng:

Với các lợi ích tiện lợi, tiết kiệm mà các bạn có cơ hội nhận được, các thượng đế hãy cố nhẫn nại một vài giây tìm hiểu dịch vụ và tiến hành các thao tác đặt hàng đơn giản để sở hữu những sản phẩm mình mong muốn. Chỉ một lần duy nhất, bạn sẽ thấy hài lòng về dịch vụ hàng order nói chung, đặt hàng quảng châu nói riêng.

Về chất lượng sản phẩm, bạn cũng đừng lo ngại bởi 90% chất lượng là thật so với hình ảnh bởi để hút khách, các shop phải dùng hiệu ứng ánh sáng tốt, mẫu đẹp. Cho nên, một thường dân như chúng ta không đẹp như mẫu là chuyện thường thường ở huyện.

Bạn biết rằng, con đường giao thương giữa các quốc gia thường là duy nhất. Vì vậy, những tác động ngoại cảnh, tiêu cực như thời tiết xấu, tắc biên là những ảnh hưởng chung và theo từng thời điểm. Cho nên dù dùng dịch vụ ở đơn vị nào cũng được đo bởi dấu “=” mà thôi.Mọi sự so sánh ở thời điểm này hay thời điểm khác giữa các doanh nghiệp vận chuyển này chỉ là sự so sánh khập khiễng. Có chăng chỉ là chữ “Tín” và sự tôn trọng khách hàng là khác nhau.

Đến giờ phút này chắc hẳn bạn đã có những quyết định cụ thể trong việc mua hàng của mình!Nhân đây, Đặt hàng Quảng Châu cũng lưu ý các bạn khi mua hàng trên mạng một số điểm sau:

– Đặt hàng tại những doanh nghiệp có địa chỉ trụ sở, thông tin chủ tài khoản ngân hàng được xác định một cách cụ thể

– Sử dụng các hệ thống đặt hàng để xác nhận giao dịch mua bán được xác lập thành công hay chưa

– Nhận hàng nên có hóa đơn đi kèm

– Kiểm tra nhãn mác đầy đủ ngay sau khi nhận hàng