Yêu Tiếng Hán Việt Nghĩa Là Gì / Top 8 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | 2atlantic.edu.vn

Từ Hán Việt Là Gì? Những Từ Hán Việt Hay Và Ý Nghĩa

Từ Hán Việt là gì?

Từ Hán Việt là từ ngữ trong tiếng Việt vay mượn, có nghĩa gốc từ tiếng Hán (Trung Quốc). Các từ Hán Việt được ghi bằng chữ cái La tinh, phát âm phù hợp với mặt ngữ âm tiếng Việt. Tuy nhiên, khi phát âm từ Hán Việt, có thể thấy âm thanh gần giống với tiếng Trung Quốc.

Sự vay mượn của tiếng Việt giúp ngôn ngữ Việt Nam thêm phần phong phú, đồng thời vẫn giữ gìn được sự trong sáng của tiếng Việt.

Trong kho tằng từ Hán Việt, người ta đã nghiên cứu và phân loại thành 3 nhóm đó là từ Hán Việt cổ, từ Hán Việt và từ Hán Việt Việt Hoá.

Từ Hán Việt cổ

Từ Hán Việt cổ là những từ có nguồn gốc khá lâu đời. Những từ này bắt nguồn từ tiếng Hán trước thời Nhà Đường. Những từ này có phát âm gần như giống hoàn toàn với tiếng Trung.

Từ Hán Việt

Những từ Hán Việt này ra đời sau giai đoạn mà từ Hán Việt cổ xuất hiện và được dùng. Những từ này có nguồn gốc từ giai đoạn thời nhà Đường cho tới đầu thế kỷ 10.

Từ Hán Việt Việt hoá

Các từ Hán Việt không nằm trong 2 trường hợp trên được xem là từ Hán Việt Việt Hoá. Những từ này có quy luật biến đổi ngữ âm rất khác, nhưng vẫn dựa trên cơ sở âm điệu và ý nghĩa chữ Hán.

THIÊN: Trời; ĐỊA: Đất; CỬ: Cất; TỒN: Còn; TỬ: Con; TÔN: Cháu; LỤC: Sáu; TAM: Ba; GIA: Nhà; QUỐC: Nước; TIỀN: Trước; HẬU: Sau; NGƯU: Trâu; MÃ: Ngựa; CỰ: Cựa; NHA: Răng; VÔ: Chăng; HỮU: Có; KHUYỂN: Chó; DƯƠNG: Dê; QUY: Về; TẨU: Chạy; BÁI: Lạy; QUỴ: Quỳ; KHỨ: Đi; LAI: Lại; NỮ: Gái; NAM: Trai; QUAN: Mũ; TÚC: Đủ; ĐA: Nhiều; ÁI: Yêu; TĂNG: Ghét; THỨC: Biết; TRI: Hay; MỘC: Cây; CĂN: Rễ; DỊ: Dễ; NAN: Khôn (khó); CHỈ: Ngon; CAM: Ngọt; TRỤ: Cột; LƯƠNG: Rường; SÀNG: Giường; TỊCH: Chiếu; KHIẾM: Thiếu; DƯ: Thừa; CÚC: Cuốc; CHÚC: Đuốc; ĐĂNG: Đèn; THĂNG: Lên; GIÁNG: Xuống; ĐIỀN: Ruộng; TRẠCH: Nhà; LÃO: Già; ĐỒNG: Trẻ; TƯỚC: Sẻ (chim Sẻ) ; KÊ: Gà

Outsource là gì? Ưu nhược điểm của Outsource ? Có nên… Tôn trọng (respect) là gì? Ý nghĩa và vai trò của… Chân lý (Truth) là gì? Ý nghĩa của chân lý trong…

Từ Hán Việt Gốc Nhật Trong Tiếng Việt

1. Tiếng Việt có một vốn từ Hán – Việt rất lớn. Tuy chưa có con số thống kê xác định, song các nhà ngôn ngữ ước lượng số từ đó chiếm từ 60-80% từ vựng tiếng Việt. Trong số từ Hán Việt tiếp thu được từ thư tịch Hán cổ, từ Hán ngữ hiện đại, có một loạt từ Hán Việt, tuy tiếp thu chủ yếu qua con đường từ sách báo Trung Quốc nhưng lại có nguồn gốc Nhật Bản, chính người Trung Quốc cũng xem là từ ngoại lai có nguồn gốc Nhật Bản của họ. Có thể có cả từ gốc Nhật người Nhật trực tiếp đem đến Việt Nam hoặc người Việt trực tiếp vay mượn.

2. Dựa vào Từ điển từ ngoại lai của tiếng Hán do các tác giả Lưu Chính Đàm, Cao Danh Khải, Mạch Vĩnh Càn, Sử Hữu Vi biên soạn từ năm 1958, hoàn thành vào năm 1978, xuất bản năm 1984 có thể nhặt ra khoảng trên 350 từ gốc Nhật mà ngày nay vẫn được sử dụng trong tiếng Việt, chắc chắn là tiếp thu qua sách báo Trung Quốc.

Các từ đó là:

a- Về chính trị, xã hội có:

Quốc lập, quốc thể, Cơ quan, kiên trì, độc tài, độc chiếm, thừa nhận, thành viên, xuất phát điểm, bối cảnh, nguyên tắc, trọng điểm, xã giao, thi hành, lao động, nghị viện, nghị quyết, chính sách, chính đảng, tổ chức, phương châm, hiến pháp, mục tiêu, nội các, tuyển cử, tuyên truyền, hiệp hội, hiệp định, nhân quyền, xã hội, nhân văn chủ nghĩa, xã hội chủ nghĩa, cộng sản chủ nghĩa, giai cấp, vô sản, quyền uy, lập hiến, lập trường, lãnh thổ, đặc quyền, đặc vụ, đồng tình, thị trường, biểu quyết, hiến binh, nghĩa vụ, tư bản, tự do, chỉ thị, chỉ đạo, trung tướng, thiếu tướng, thiếu úy, nguyên soái, trọng tài, công dân, cách mạng, cao trào, quan điểm, quốc tế, công nhận, công bố, cộng hòa, cương lĩnh, cán bộ, chi bộ, tập trung, tập đoàn, giải phóng, câu lạc bộ, quân nhu, quan hậu, hội đàm, động viên, đại biểu, đại bản doanh, pháp luật, phản đối, kháng nghị, phản động, đại cục, đề kháng, tổng lãnh sự, tổng động viên, thẩm phán, thẩm vấn, bồi thẩm viên, thời sự, thực quyền, xâm phạm, tuyên chiến, dân chủ, tư pháp, phán quyết, phục vụ, phủ quyết, phần tử, thủ tiêu, tiến triển, lý tưởng, đăng kí, đơn vị, quốc giáo, hàng không mẫu hạm, Cơ đốc giáo, chiến tuyến.

b- Về thương nghiệp, kinh tế có:

c- Về triết học có:

Triết học, hư vô chủ nghĩa, hình nhi thượng, tri thức, nội tại, ngoại tại, hữu tượng, khánh thể, chủ thể, khách quan, chủ quan, chủ động, ngẫu nhiên, tất nhiên, hiện tượng, bản chất, tất yếu, hiện thực, khẳng định, phủ nhận, phủ định, nguyên tố, yếu tố, tương đối, tuyệt đối, tích cực, tiêu cực, bi quan, nội dung, quan niệm, năng động, tính năng, ý thức, vật chất, lí trí, lí tính, lí luận, khái niệm, phạm trù, tư tưởng, tư trào, không gian, thời gian, mệnh đề, biểu tượng, nguyên lí, kinh nghiệm, mục đích, động cơ, phân tích, phân giải, ấn tượng, tưởng tượng, ám thị, tổng hợp, diễn dịch, trực tiếp, gián tiếp, trực quan, trực giác, qui nạp, khái quát, định nghĩa, tinh thần, pháp tắc, tiến hóa, tiến hóa luận, thoái hóa, năng lực, phương thức, chủ nghĩa, biện chứng pháp, nguyên động lực, duy vật luận, duy tâm luận, thế giới quan, luận chiến, chất lượng, giao tế, giám định, cơ chất, quá độ, hoàn cảnh, đơn thuần, tín hiệu, dị vật, kí hiệu.

d- Về khoa học, giáo dục có:

Khoa học, khoa mục, khóa trình, lũy tiến, chân không, chỉ số, diễn tập, thể dục, thể thao, học hội, kim cương, truyền nhiễm, kích thích, loại hình, xã hội học, luận lí học, tâm lí học, sinh lí học, ngữ nguyên học, địa chất học, động lực học, lượng tử, bán kính, dương cực, âm cực, thám hiểm, nhân cách, vật lí, hóa học, tiêu hóa, ôn độ, khuếch tán, bão hòa, giáo dục học, giáo khoa thư, lực học, tĩnh mạch, động mạch, thần kinh, thôi miên, tế bào, thăng hoa, hệ thống, đức dục, địa chất, kiến tập, phản ứng, phản xạ, mẫn cảm, huyết sắc tố, phóng xạ, bức xạ, phương án, phương trình, thôi miên, cơ giới, phát minh, thần kinh giao cảm, giả định, vận động, tổ hợp, dinh dưỡng, di truyền, y học, giải phẫu, ý nghĩa, bạch kim, nguyên tử, tiêu bản, thành phần, trường hợp, thường thức, quan trắc, học vị, nghiệp vụ, bác sĩ, giảng sư, quan tuyến, hóa thạch, giáo thụ.

e- Về văn hóa, nghệ thuật có:

Bi kịch, mĩ thuật, mĩ cảm, mĩ hóa, văn học, kịch trường, vũ đài, đạo cụ, sáng tác, giao hưởng, kiến trúc, ca kịch, nguyên tắc, diễn xuất, diễn thuyết, nghệ thuật, diễn tấu, đăng tải, xuất bản, tham quan, tạp chí, chủ bút, tân văn, kí giả, tư liệu, tác phẩm, tác giả, tọa đàm, chế bản, mạn đàm, văn hóa, văn minh, hội thoại, quảng trường, kị sĩ, kỉ lục, triển lãm.

4. Không phải mọi từ Hán gốc Nhật đều chuyển thành từ Hán Việt gốc Nhật. Chẳng hạn từ Hán gốc Nhật “Nhân lực xe” – người Việt có từ xe tay, xe kéo cho nên không vay mượn nữa. Từ Hán gốc Nhật có bi kịch, hỉ kịch, lãnh thổ, lãnh không, lãnh hải… nhưng người Việt chỉ tiếp thu từ bi kịch, còn hỉ kịch thì gọi băng hài kịch, người Việt không dùng các từ lãnh hải, lãnh không mà dùng từ vùng biển, vùng trời. Từ Hán gốc Nhật còn nhiều từ nữa mà không trở thành từ Hán Việt gốc Nhật.

5. Các từ Hán Việt gốc Nhật có hai loại chủ yếu:

a, Một loại gồm các từ do người Nhật sử dụng yếu tố Hán để tạo ra từ của mình nhằm phiên dịch, diễn đạt các khái niệm mới về khoa học, giáo dục, chính trị, xã hội như các từ: chính đảng, giai cấp, tuyên truyền, công dân, dân chủ, xã hội chủ nghĩa, hư vô chủ nghĩa, tế bào, chân không… Loại này đều mang một hàm nghĩa hiện đại xác định, không gây nhầm lẫn hiểu lầm nào.

b, Loại thứ hai gồm các từ người Nhật vay mượn từ của Trung Quốc từ nguồn thư tịch cổ, rồi phú cho nó một ý nghĩa mới, như: văn minh, văn hóa, cách mạng, văn học, tưởng tượng, tinh thần, pháp luật, phân tích, phân phối, pháp tắc… Những từ này đối với người Trung Quốc, cũng như đối với người Việt Nam, chúng vừa quen lại vừa lạ, và do đó nhiều khi không nhận ra cái nghĩa ngoại nhập mới mẻ của nó.

Ví dụ: hai chữ “cách mạng”, trong Kinh Dịch có câu: “Thiên địa cách nhi tứ thời thành, Thang Vũ cách mạng, thuận hồ thiên ứng hồ nhân” – nghĩa là Trời đất đổi thay mà thành bốn mùa, Thang Vũ đổi thay mệnh, thuận theo trời mà ứng theo người”. Nhưng cách mạng trong ý nghĩa hiện đại hoàn toàn khác: đó là một cuộc đổi thay lớn, trọng đại trong công cuộc cải tạo xã hội và thiên nhiên, một cuộc nhảy vọt từ chất cũ sang chất mới, chứ không phải đổi thay thông thường, như mùa này thay mùa kia. Đây là người Nhật dùng để dịch ý từ tiếng Anh revolution.

Lại ví dụ từ “văn hóa”, trong tiếng Hán cổ chỉ việc “văn trị, giáo hóa”. Người Nhật dùng từ này để dịch ý từ tiếng Anh culture tức là chỉ toàn bộ các giá trị tinh thần và vật chất mà con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử của mình. Ông Đặng Thai Mai đã nói về cảm nhận quen mà lạ đối với từ này như sau: “Danh từ “văn hóa” chúng ta đã mượn ở tiếng Tàu – người Tàu lấy hai chữ này ở sách cổ – bộ Kinh Dịch để phô diễn một khái niệm mới của khoa học hiện đại… Vậy muốn có ý niệm xác đáng, ta phải công nhận cho chữ “văn hóa” hiện thời một nghĩa mới, nguồn gốc tự Tây phương”.

Từ Văn học lại càng thú vị. Đây là từ người Nhật dùng để dịch ý từ tiếng Anh literature: với hàm nghĩa là chỉ các tác phẩm dùng ngôn ngữ, văn tự làm công cụ để biểu hiện một cách hình tượng đời sống con người, bao gồm thơ ca, tiểu thuyết, tản văn, kịch, kí. Trong Luận ngữ có câu: Văn học Tử Du Tử Hạ” thì văn học được dùng với nghĩa là học vấn uyên bác, biết nhiều về văn hiến, không dính dáng gì với ý nghĩa hiện đại. Lương Khải Siêu từng ở Nhật, hấp thu từ văn học của Nhật, cho nên trong trước tác của ông hai chữ văn học khi thì chỉ học vấn, khi thì chỉ văn học bao gồm tiểu thuyết và kịch, một ý nghĩa mà người Trung Quốc xưa không bao giờ nghĩ đến. Nhà nghiên cứu Nhật, Tá Đằng Nhất Lang cho rằng đó là ảnh hưởng Nhật.

Ở Việt Nam có lẽ ông Võ Liên Sơn là sớm nhất nhận ra cái nghĩa mới của từ đó. Năm 1927, ông viết; “danh từ văn học bây giờ người Tàu, người Nhật chỉ dùng theo nghĩa mới, nghĩa hẹp, cũng như hai chữ mĩ văn (belles lettres), nhưng từ thứ văn có tình cảm, mĩ cảm, thuộc về phạm vi nghệ thuật, chứ không gồm cả bao nhiêu văn tự kĩ thuật khác, nó thuộc về phạm vi khoa học” và các tác giả đương thời sử dụng hai chữ này theo nghĩa mới một cách tự nhiên. Ví dụ Phạm Quỳnh viết Văn học nước Pháp (1921), Phan Khôi viết: Tục ngữ, phong dao và địa vị của nó trong văn học (1939). Nguyễn Thị Kiên viết Nữ lưu với văn học (1932). Các tập văn học sử của các tác giả đồng thời dùng hai từ văn học. Ông Đặng Thai Mai cũng viết: Dưới ảnh hưởng của tư triều Âu, Mỹ, hai chữ văn học ngày nay đã bao hàm một ý nghĩa khác hẳn nghĩa đen ngày xưa của nó.

Loại từ thứ hai này chỉ là một lối vay mượn từ có sẵn từ xưa để định nghĩa một từ mới của các nước, đó là một ước lệ, thiết nghĩ nên hiểu theo nghĩa mới đó trong dòng chảy của từ vựng.

Từ Hán Việt gốc Nhật là một phạm vi từ rất đặc biệt. Nó phản ánh các mối quan hệ văn hóa đặc thù của các nước Châu Á trong tư triều Âu Mỹ hiện đại. Nhật chịu ảnh hưởng văn hóa Hán và đã tác động trở lại tiếng Hán. Người Việt qua sách vở Trung Quốc mà tiếp thu từ mới của Nhật và qua đó mà tiếp thu văn hóa phương Tây. Việc xác lập các từ có nguồn gốc Nhật và sẽ góp phần để xác lập các từ Hán Việt gốc Việt, do người Việt sáng tạo ra. Nhưng đó sẽ là một vấn đề khác.

Chú thích:

Đặng Thai Mai, Nguyễn Hữu Đang: Định nghĩa hai chữ văn hóa/ Tuyển tập phê bình, nghiên cứu văn học Việt Nam (1900-1945), T5, H.Văn học, 1997, tr.327.

Tá Đằng Nhất Lang: Trung Quốc văn chương luận, Thượng Hải cổ tịch, 1996, tr.250.

Võ Liêm Sơn, Văn học và xã hội/ Thơ văn Võ Liêm Sơn, Hội Văn nghệ Nghệ Tĩnh, Vinh 1993, tr.135.

Văn học khái luận, 1994/ Tuyển tập phê bình, nghiên cứu văn học 1900 – 1945, T.5. Nxb Văn học, Hà Nội, 1997. tr.288.

TRẦN ĐÌNH SỬ

Đại học Sư phạm Hà Nội

8 Bài Thơ Tiếng Trung Cực Hay Bằng Hán Việt Chủ Đề Tình Yêu ⇒By Tiếng Trung Chinese

Những bài thơ tiếng Trung về tình yêu cực hay

Bài 1. 断章 / Đoạn Chương (Tạm dịch: Bài thơ nhỏ)

Tác giả

– Biện Chi Lâm (卞之琳) là nhà thơ hiện đại của Trung Quốc. Năm 1929 ông học tiếng Anh ở Đại học Bắc Kinh và bắt đầu làm thơ. Phong cách thơ của ông theo trường phái tượng trưng, chú ý trau truốt ngôn từ, câu chữ.

Tác phẩm Phiên âm: Dịch nghĩa: Dịch thơ:

Bài 2. 卜算子 / Bốc Toán Tử

Tác giả

Lý Chi Nghi (李之儀) tên chữ là Đoan Thúc, tự Hiệu Cô Khê cư sĩ, người Vô Lệ ở Thương Châu (nay thuộc tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc).

Tác phẩm Phiên âm: Hán Việt: Dịch nghĩa: Dịch thơ:

Bài 3. 白头吟 / Bạch Đầu Ngân (Tạm dịch: Khúc ngâm đầu bạc)

Tác giả

Trác Văn Quân (卓文君) là một tài nữ nổi danh thời Tây Hán, nàng xuất thân phú quý, lấy chồng nhưng sớm thành quả phụ. Sau đó, nàng nên duyên với Tư Mã Tương Như.

Tác phẩm Phiên âm: Hán Việt: Dịch nghĩa:

Trắng như tuyết trên núi, Sáng như trăng ở trong mây. Nghe lòng chàng có hai ý, Nên thiếp quyết cắt đứt. Ngày hôm nay nâng chén sum vầy, Sớm mai đã đưa tiễn nhau ở bên sông. Đi lững thững trên dòng nước, Nước cứ chảy xuôi mãi từ đông về tây (mà không quay về).

Dịch thơ:

Bài 4. 秋风词 / Thu Phong Từ

Tác giả

Lý Bạch (李白) , tự Thái Bạch, hiệu Thanh Liên cư sĩ, là một trong những nhà thơ theo chủ nghĩa lãng mạn nổi tiếng nhất thời Thịnh Đường nói riêng và Trung Hoa nói chung.

Tác phẩm Phiên âm: Hán Việt: Dịch nghĩa:

Gió thu thanh, Trăng thu sáng. Lá rụng lúc tụ lúc tán, Quạ lạnh đang đậu bỗng rùng mình. Nhớ nhau không biết ngày nào gặp? Lúc ấy đêm ấy chan chứa tình.

Dịch thơ:

Bài 5. 玉楼春-春恨 / Ngọc Lâu Xuân – Xuân Hận

Tác giả

Án Thù (晏殊) tự Đồng Thúc, người huyện Lâm Xuyên (nay thuộc tỉnh Giang Tây), 7 tuổi đã làm văn, về sau làm quan tể tướng. Từ của ông có phong vị xảo diệu, phong cách rất cao.

Tác phẩm Phiên âm: Hán Việt: Dịch nghĩa: Dịch thơ:

Bài 6. Tương Tư 《相思》 Xiāngsī

Tác giả – Vương Duy – Đường Tác phẩm

作者 – 王维 – 唐

红豆生南国,

春来发几枝?

愿君多采撷,

此物最相思!

Phiên âm:

zuò zhě – wáng wéi – táng

hóng dòu shēng nán guó,

chūn lái fā jǐ zhī?

Yuàn jūn duō cǎi xié,

cǐ wù zuì xiāng sī

Hán Việt:

Hồng đậu sinh nam quốc

Xuân lai phát kỷ chi.

Nguyện quân đa thái hiệt,

Thử vật tối tương tư.

Nước nam sinh đậu đỏ

Xuân về nở cành xinh

Nhớ nhau tha thiết tình

(Người dịch: Hải Đà)

Bài 7. Hồng Đậu Từ 《红豆词》 “Hóng dòu cí”

Tác giả: Tào Tuyết Cần – thời Thanh Tác phẩm

作者: 曹雪芹 – 清

滴不尽相思血泪抛红豆 开不完春柳春花满画楼 睡不稳纱窗风雨黄昏后 忘不了新愁与旧愁 咽不下玉粒金波噎满喉 瞧不尽镜里花容瘦 展不开的眉头挨不明的更漏 呀! …… 恰便似遮不住的青山隐隐 流不断的绿水悠悠

Phiên âm:

zuò zhě: Cáo xuě qín – qīng dī bù jìn xiāng sī xuè lèi pāo hóng dòu kāi bù wán chūn liǔ chūn huā mǎn huà lóu shuì bù wěn shā chuāng fēng yǔ huáng hūn hòu wàng bù liǎo xīn chóu yǔ jiù chóu yàn bù xià yù lì jīn bō yē mǎn hóu qiáo bù jìn jìng lǐ huā róng shòu zhǎn bù kāi de méi tóu āi bù míng de gèng lòu Ya…… qià biàn shì zhē bù zhù de qīng shān yǐn yǐn liú bù duàn de lǜ shuǐ yōu yōu

Hán Việt:

Trích bất tận, tương tư huyết lệ phao hồng đậu Khai bất hoàn, xuân liễu xuân hoa mãn hoạch lâu Thụy bất ổn, sa song phong vũ hoàng hôn hậu Vong bất liễu, tân sầu dữ cựu sầu Yến bất há, ngọc lạp kim ba ế mãn hầu Chiếu bất tận, lăng hoa kính lý hình dung sấu Triển bất khai để my đầu Nhai bất minh để canh lậu Nha! Kháp tiện tự: già bất trú để thanh sơn ẩn ẩn Lưu bất đoạn để lục thuỷ du du.

Dịch nghĩa

Nhỏ không dứt, dòng huyết lệ tương tư rơi xuống như những hạt đậu đỏ Nở không trọn, liễu xuân, hoa xuân khắp chốn lầu son Ngủ không yên, mưa gió bên ngoài màn song sau buổi hoàng hôn Quên chẳng được, sầu mới lẫn sầu cũ Nuốt chẳng trôi, những gạo ngọc miệng vàng nghẹn đầy cổ họng (ko nuốt được) Soi chẳng hết, hình dung gầy võ trong gương hoa ấu Đầu mày giương chẳng mở Canh khuya cứ lần lữa không sáng A! Vừa đúng như: non xanh thấp thoáng không ngăn lại được Nước biếc mênh mang trôi đi không ngừng

Dịch thơ

Còn chảy mãi lệ tương tư thẫm đỏ Hoa, liễu buồn thôi nở chốn lầu son, Không yên giấc, mưa gió ngoài song cửa sầu với sầu, tìm đến cuối hoàng hôn Nuốt chẳng trôi, những lời vàng tiếng ngọc Gương sáng soi khuôn mặt đã hao gầy Mày chau lại, mong canh thâu chóng hết Chao ôi ! Non xanh thấp thoáng không ngăn được Nước biếc mênh mông trôi chẳng dừng.

(Lạc Nhạn dịch)

Bài 8. Tương Tư Khúc 《相思曲》 “Xiāngsī qū”

Tác giả: Đới Thúc Luân thời Đường Tác phẩm

作者:戴叔伦 – 唐。

Phiên âm:

zuòzhě: Dài shū lún – táng.

Hán Việt: Dịch nghĩa Dịch thơ

(Phan Lang dịch)

Nguồn: chinese.com.vn Bản quyền thuộc về: Trung tâm tiếng Trung Chinese Vui lòng không coppy khi chưa được sự đồng ý của tác giả.

.

​​​​​​​Tuyển Tập Các Bài Thơ Hán Việt Về Tình Yêu

Các bài thơ Hán Việt nổi tiếngThơ Hán Việt về cuộc sốngHọc chữ Hán qua thơ

1. 断章 / Đoạn Chương (Tạm dịch: Bài thơ nhỏ)

– Biện Chi Lâm (卞之琳) là nhà thơ hiện đại của Trung Quốc. Năm 1929 ông học tiếng Anh ở Đại học Bắc Kinh và bắt đầu làm thơ. Phong cách thơ của ông theo trường phái tượng trưng, chú ý trau truốt ngôn từ, câu chữ.

a. Tác giả – Lý Chi Nghi (李之儀) tên chữ là Đoan Thúc, tự Hiệu Cô Khê cư sĩ, người Vô Lệ ở Thương Châu (nay thuộc tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc).

Nước nọ mấy khi ngừng, Hận này bao thuở vợi. Những mong ý thiếp giống lòng chàng, Mối tình quyết không thay đổi. (Nguồn: Tống từ, Nguyễn Xuân Tảo, NXB Văn học, 1999)

3. 白头吟 / Bạch Đầu Ngân (Tạm dịch: Khúc ngâm đầu bạc)

a. Tác giả – Trác Văn Quân (卓文君) là một tài nữ nổi danh thời Tây Hán, nàng xuất thân phú quý, lấy chồng nhưng sớm thành quả phụ. Sau đó, nàng nên duyên với Tư Mã Tương Như.

Dịch nghĩa: Trắng như tuyết trên núi, Sáng như trăng ở trong mây. Nghe lòng chàng có hai ý, Nên thiếp quyết cắt đứt. Ngày hôm nay nâng chén sum vầy, Sớm mai đã đưa tiễn nhau ở bên sông. Đi lững thững trên dòng nước, Nước cứ chảy xuôi mãi từ đông về tây (mà không quay về).

a. Tác giả – Lý Bạch (李白) , tự Thái Bạch, hiệu Thanh Liên cư sĩ, là một trong những nhà thơ theo chủ nghĩa lãng mạn nổi tiếng nhất thời Thịnh Đường nói riêng và Trung Hoa nói chung.

Dịch nghĩa: Gió thu thanh, Trăng thu sáng. Lá rụng lúc tụ lúc tán, Quạ lạnh đang đậu bỗng rùng mình. Nhớ nhau không biết ngày nào gặp? Lúc ấy đêm ấy chan chứa tình.

5. 玉楼春-春恨 / Ngọc Lâu Xuân – Xuân Hận

a. Tác giả – Án Thù (晏殊) tự Đồng Thúc, người huyện Lâm Xuyên (nay thuộc tỉnh Giang Tây), 7 tuổi đã làm văn, về sau làm quan tể tướng. Từ của ông có phong vị xảo diệu, phong cách rất cao.

Vô tình nào khổ tựa đa tình Một tấc tơ lòng muôn vạn mớ Chân trời mặt đất còn chia ngăn Chỉ có nhớ nhau không hạn chỗ (Nguồn: bản dịch của dịch giả Nguyễn Đương Tịnh)