Yêu Thương Vô Điều Kiện Là Gì / Top 11 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | 2atlantic.edu.vn

Yêu Thương Vô Điều Kiện, Yêu Thương Có Điều Kiện, Nuông Chiều Vô Lối

Yêu thương vô điều kiện là bản năng của các loài động vật. Đó là thứ tình yêu mà Tạo hóa ban cho các loài để yêu thương con cái của mình. Chỉ có con người, khi tiến hóa và suy nghĩ sai lệch mới sinh ra cái thứ nuông chiều và yêu thương có điều kiện, chính hai thứ này mới làm hỏng con cái mình.

Quan sát trong tự nhiên ta thấy, con mèo con chó đẻ con, chúng liếm láp cho con, ăn cút của con ia ra, cho con bú đến tọp người, hạ canxi chân cúm vào vẫn lết về cho con bú. Những con chó, mèo con day, cắn, đạp, leo lên đầu lên cổ mẹ mà giằng giật thì mẹ vẫn nằm im, liếm láp lũ con một cách trìu mến yêu thương. Con chó, mèo mẹ không vì thế mà chê con hư rồi cắn con, không yêu con. Chúng không yêu con nào hơn con nào, không ghét bỏ một đứa con nào cả. Tình yêu của mẹ chó, mèo dành cho con là hoàn toàn vô điều kiện.

Một con chó con bị người lạ cầm lên tay, chó mẹ lập tức gầm gừ đe nẹt và sẵn sàng tấn công, thậm chí nó không cho ai, kể cả những con chó khác đến gần ổ của nó. Người ta bảo “dữ như chó đẻ” là vì vậy. Một con mèo con bò lạc ra khỏi tổ, mèo mẹ luôn tìm cách cắn cổ con tha về. Con ngỗng đẻ trứng, đố ai lạ động vào tổ nó được, vợ chồng nhà ngỗng sẽ rượt kẻ ăn cắp trứng chạy tóe khói. Đó là bản năng bảo vệ con cái mãnh liệt xuất phát từ tình yêu vô điều kiện của chúng.

Nhưng, chú ý ta sẽ thấy, khi con chúng bắt đầu chạy lon ton được, thì ngỗng sẽ dắt con đi kiếm ăn, dạy con chỗ nào có thức ăn, đào bắt được gì ngỗng mẹ nhường con hết nhưng luôn dạy con tự kiếm. Chó con khi chạy được thì bắt đầu sục sạo và tham lam nhào vào bát thức ăn của mẹ, liền bị mẹ táp, gừ đuổi đi. Không phải nó giành ăn với con mà là nó biết đường ruột con nó chưa thể ăn được thức ăn nên không cho. Sư tử mẹ săn mồi, bầy con háo đói xông vào tranh miếng ngon liền bị táp, tát, gừ đuổi để dạy cho chúng biết vị trí trong đàn. Khi dắt con đi săn mồi, đầy lần các con vì thiếu kinh nghiệm và hoắng huýt nên cuộc săn bị hỏng, cả bầy chịu đói, sư tử mẹ không bao giờ vì vậy mà hết yêu thương và trách phạt, cắn xé lũ con hay đuổi chúng ra khỏi bầy.

Tình yêu vô điều kiện là yêu thương con vì chúng là con của mình, không phân biệt đực hay cái, xấu hay đẹp, lành lặn hay tật nguyền, nên hay hư, ngoan hay không ngoan. Nhưng vẫn luôn dạy bảo, hướng dẫn những kỹ năng sinh tồn, quy tắc sống cho con một cách đầy đủ và trách nhiệm nhất. Khi con đã đến tuổi trưởng thành, chúng liền lập tức tách bầy và sống đời sống riêng. Một chu kỳ sinh đẻ khác mới lại bắt đầu. Rất trách nhiệm nhưng đầy bản năng, rất khoa học nhưng luôn thuận tự nhiên.

Ở con người, thuở xa xưa, cũng thế mà thôi.

Yêu thương có điều kiện

Chỉ có con người, có những suy nghĩ sai lệch về phương pháp giáo dục; vì các thói tính ích kỷ hoặc tổn thương tâm lý làm cho suy nghĩ lệch lạc; bị ảnh hưởng bởi các thứ “văn hóa” do con người nghĩ ra để áp chế vào cộng đồng nhằm tạo ra một xã hội theo ý của con người, một cách phản khoa học, nên mới đặt ra điều kiện với con cái để được yêu thương. Con người là giống loài hư hỏng nhất trong chuỗi tuần hoàn bởi đa số ỷ mình thông minh nên toàn đi ngược, làm ngược lại Tạo hóa.

Yêu thương con cái là một bản năng vô điều kiện đã bị con người (nhất là người Việt) biến thành thứ tình yêu phải có điều kiện mới được ban phát. Chả có giống loài nào khác con người làm như thế cả. Cái tình yêu có điều kiện có làm cho con người tài giỏi, tồn tại, sống tốt hơn không? Không. Nó chỉ giết chết đi tình yêu thực sự, biến con người thành những sinh vật vị kỷ, ban phát, đầy tổn thương nhưng cứ nghĩ mình là trung tâm của vũ trụ.

“Ăn đi, mẹ yêu.” Người mẹ ngọt ngào. Đứa trẻ không ăn, nhè ra, liền bị chính người mẹ ấy trở giọng ngay lập tức, quát, “Có ăn không thì bảo, không ngoan mẹ không yêu bây giờ.” Nghĩa là đứa trẻ phải ngoan ngoãn nuốt thức ăn mẹ đút cho thì mới được yêu.

“Con nhà người ta sao mà ngoan ngoãn học hành giỏi giang chăm chỉ thế, con nhà này vừa dốt vừa lười, chỉ mỗi cái vòi tiền xin đi chơi là nhanh. Biết thế này tôi đẻ quả trứng ăn còn hơn.” Con mình đẻ ra luôn không bằng con nhà hàng xóm. Sao các mẹ không đi xin con nhà hàng xóm về mà nuôi? Con mình đẻ ra không được yêu, đi yêu và khen ngợi con nhà hàng xóm, đặt điều kiện bắt đứa trẻ phải răm rắp theo đúng mọi ý muốn của mình thì mới được yêu, ngược lại thì có toàn quyền sỉ nhục nó, coi nó không là người?

“Đấy, con nhà người ta mới ra trường đã xin được việc ngay vào chỗ này chỗ nọ, lương cao, lại sắp cưới vợ sinh con cho bà có cháu bồng đấy. Con nhà này ăn học tốn bao tiền của bố mẹ mà vẫn lông bông chả được cái tích sự gì…” Có tiền, có vợ chồng đẻ con đáp ứng nhu cầu của bố mẹ thì mới được yêu. Ngược lại, “vô tích sự.”

Tôi có thể liệt kê ra đây hàng ngàn kiểu xỉa xói, chì chiết, chỉ trích, đặt điều kiện và bắt con phải đáp ứng được điều kiện mới được yêu thương của bố mẹ – con người. Thay vì yêu thương vô điều kiện, hướng dẫn con cái để chúng sinh tồn, các quy tắc ứng xử để làm người có thể hòa nhập, sống tốt trong cộng đồng và sống cuộc đời của chúng thì bố mẹ – con người luôn đặt điều kiện để bắt chúng đáp ứng nguyện vọng, ý chí của mình và sống – thay, vì, cho – mình một cách rất ích kỷ và hoàn toàn phản tự nhiên.

Điều mà tôi cho là hư nhất, khốn nạn nhất, mà con người thậm chí không nhận ra chính là khi đặt điều kiện các ông bố bà mẹ con người luôn nhân danh tình yêu, luôn cho rằng đó là vì muốn tốt cho con! Còn sự tởm lợm nào hơn!? Xin được phép nói thẳng như thế. Chúng ta không oán trách những ông bố bà mẹ mắc phải thói đặt điều kiện khi yêu con cái, họ cũng là nạn nhân của bố mẹ ông bà, nhưng cần phải thật thẳng thắn, rõ ràng chỉ ra cái sai một cách quyết liệt và rành mạch như thế, thì mới mạnh dạn thay đổi được tư duy của chính mình, hòng tuyệt đối tránh vòng lặp bệnh lý – lặp lại điều sai ấy với con cái chúng ta.

Nuông chiều vô lối

Nuông chiều vô lối là một hình thức thể hiện của tình yêu tử cung.

Tình yêu tử cung là một cụm từ tôi dùng lặp đi lặp lại rất nhiều lần trong các bài viết về giáo dục. Tôi cũng đã giải thích khái niệm trong nhiều bài trước, xin lặp lại để các bạn mới dễ hình dung:

Tình yêu tử cung là yêu con cái một cách bảo bọc, nâng niu, chiều chuộng, chăm bẵm, che chắn thái quá sau khi đã sinh con ra. Bố mẹ có tình yêu tử cung không thể coi con là một cá thể độc lập, luôn muốn nó dính chặt, phụ thuộc vào mình như đứa bé còn nằm trong tử cung của mẹ.

Từ tình yêu tử cung, bố mẹ luôn nuông chiều bất kỳ ý thích nào của con, không thể dạy bảo hướng dẫn một điều gì. Con chó táp dọa, gừ con chó con khi nó chưa đủ tuổi ăn mà nhào vào ăn với mẹ là vì con chó mẹ không muốn con mình bị hỏng đường ruột mà chết. Nhưng bố mẹ con người nuông chiều thì luôn sợ con chết nhưng không đủ kiến thức, dũng cảm, cứng rắn trong lý trí để từ chối mà sẵn sàng chiều cho con những điều không đúng.

Một đứa trẻ ba tuổi, đòi chơi IPad của bố, bố không cho, con lăn đùng ra khóc ăn vạ, mẹ lập tức lấy cho con chơi, khi bố không đồng ý thì mẹ xị mặt ra xỉa xói chồng ích kỷ.

Một đứa trẻ tập đi, bị ngã, mẹ thấy con ngã không nặng, muốn con tập tự đứng lên nên khuyến khích, bố thấy thế liền chạy đến đánh chừa hòn gạch, quay ra mắng mẹ vô ý vô tứ để con ngã còn ngồi đó không đỡ con lên.

Bố mẹ dạy con ý thức tự lập, hướng dẫn con tự dọn đồ chơi, tự dọn bàn ăn, tự vệ sinh… ông bà thấy thế liền giành lấy làm hộ cháu, quay ra trách mắng bố mẹ cháu “nó bé tí biết gì mà bắt nó làm thế..”

Ta có thể thấy rất nhiều cảnh cả nhà cùng nuông chiều một đứa trẻ hoặc trong nhà có một, vài người nuông chiều đứa trẻ đi ngược lại cách yêu thương giáo dục của người khác.

Tình yêu tử cung, nuông chiều vô lối làm hỏng hoàn toàn đứa trẻ. Nó sẽ làm cho trẻ sống bám, dựa dẫm, luôn đòi hỏi cho bản thân, không hề nghĩ tới người khác kể cả người thân, khi lớn chắc chắn nó sẽ thành “cục nợ.”

Ở Việt Nam, ta lại còn thấy một kiểu kết hợp dị hợm khác: nuông chiều vô lối kết hợp với yêu thương có điều kiện.

Lúc trẻ còn nhỏ, là khoảng thời gian cần được yêu thương vô điều kiện và hướng dẫn, chỉ bảo cặn kẽ kỹ năng thì lại bị nuông chiều và bảo bọc trong tình yêu tử cung không dạy bảo hướng dẫn gì. Chẳng có ông bố bà mẹ nào mang thai suốt đời được nên tất lẽ dĩ ngẫu sẽ đến lúc mệt mỏi và thèm nghỉ ngơi, nhưng rủi thay, đứa con đã thành nếp dựa dẫm rồi, thế là họ quay ra đặt điều kiện bắt nó phải thế này thế nọ, chì chiết, chỉ trích nhưng vẫn không biết cách hướng dẫn. Đứa trẻ trở nên mâu thuẫn cùng cực và tội nghiệp vô cùng vô tận. Nó hoàn toàn là sản phẩm lỗi từ chính lỗi của bố mẹ, ông bà, nhưng không bao giờ bố mẹ ông bà nhận đó là lỗi của mình, họ sẽ đổ tại trời sinh tính!

Những gì cần nói tôi vẫn chưa nói hết, nhưng thiển nghĩ cũng đủ để các bậc làm bố mẹ suy nghĩ và nhận diện được các khái niệm, các hình thức thể hiện và lựa chọn cách đúng nhất cho mình để yêu và dạy con.

(Theo facebook Nguyen Thi Bich Nga)

Vũ hoa @ 11:08 19/09/2019 Số lượt xem: 35

Yêu Thương Vô Điều Kiện Và Yêu Thương Trong Minh Triết

TRA CỨU THẦN SỐ HỌC ONLINE Xem Đường Đời, Sự Nghiệp, Tình Duyên, Vận Mệnh, Các Năm Đỉnh Cao Cuộc Đời…

(*) Họ và tên của bạn:

(*) Ngày tháng năm sinh:

Khoa học khám phá bản thân qua các con số – Pythagoras (Pitago)

Web: https://khoahoctamlinh.vn Group: https://fb.com/groups/khoahoctamlinhvn Fanpage: https://fb.com/khoahoctamlinh.vn Youtube: https://khoahoctamlinh.vn/youtube

7 Cách Luyện Tập Yêu Thương Vô Điều Kiện Bạn Cần Biết

Chris Moore từng viết:

” Love… What is love? Love is to love someone for who they are, who they were, and who they will be.”

” Tình yêu… Tình yêu là gì? Là yêu một ai đó vì con người hiện tại, con người quá khứ và cả con người trong tương lai của họ.“

Trong cuộc sống hiện đại, mỗi người trong số chúng ta thường đặt kỳ vọng quá nhiều vào người khác. Dường như khái niệm về yêu thương vô điều kiện đã bị bỏ quên nơi ” lề đường“, khi mà có ngày càng nhiều người muốn yêu thương, nhưng lại không đủ sẵn sàng để trao đi hay thậm chí là nhận lại nó.

Thử thách thật sự của yêu thương vô điều kiện chính là việc yêu thương một ai đó dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Điều này nghe có vẻ đơn giản, nhưng chắc chắn đây chính là một trong những phẩm chất khó có được nhất đối với tất cả chúng ta. Kiểu tình yêu này đòi hỏi bạn phải yêu bản thân mình vô điều kiện trước, rồi trái tim và trí óc mới có thể có đủ sức mạnh để trao đi tình cảm đó cho người khác. Nhưng thực tế, chúng ta luôn thất bại ở điểm này. Có vẻ như cuộc sống này có quá nhiều áp lực đè nặng lên vai rằng mình phải hoàn hảo, cho nên việc yêu thương bản thân trở thành một việc vô cùng khó khăn. Tuy nhiên, đây lại chính là chìa khóa để nhận được tình yêu thương trọn vẹn và vô điều kiện từ người khác.

1. Tình yêu không phải là bạn cảm giác thế nào, mà là bạn hành động thế nào

Hãy cố gắng nghĩ về tình yêu theo kiểu này, bạn sẽ không đi quá sai hướng. Nếu nhìn nhận tình yêu theo kiểu cảm xúc thì khi bạn nhận được một thứ gì từ ai đó, rồi không được cho thứ đó nữa, cảm xúc của bạn sẽ thay đổi theo hành vi của họ. Ví dụ như: trong trường hợp, bạn cố gắng trở thành ai đó, hoặc có lẽ bạn phải làm việc gì đó để nhận được tình yêu thương thì khi đó tình yêu đã trở thành có điều kiện mất rồi. Tuy nhiên, nếu cư xử theo một cách nhất định nào đó và không ép buộc người khác phải thay đổi bản thân, vậy thì tình yêu đó chính là vô điều kiện. Tình yêu của bạn không dựa trên hành động hay lời nói của người khác, có nghĩa là bạn có thể tiếp tục cư xử như xưa, bất chấp người khác hành động thế nào đi nữa.

2. Thích ứng tình yêu của bạn với người khác

Tình yêu là nhận và trao đi theo nhiều hình thức khác nhau. Nhưng thật không may, thực tế lại không hề có triết lý ” một kích cỡ vừa cho tất cả”. Tình yêu thương vô điều kiện là quyết định thuộc về ý thức mỗi ngày của bạn và cho mọi tình huống mới xảy ra. Tất nhiên, không có luật lệ nào có thể áp dụng cho tất cả mọi người, bạn chỉ có thể áp dụng cho từng người một mà thôi.

3. Đôi khi tình yêu mang lại cảm giác không thoải mái

Khi thật sự yêu một ai đó, bạn có thể phải chấp nhận cả niềm vui lẫn nỗi buồn, và trong trường hợp này, bảo vệ ai đó khỏi cảm giác không thoải mái không phải là biểu hiện của yêu thương vô điều kiện. Nỗi đau và sự trưởng thành là một phần trong cuộc sống và việc bảo vệ họ khỏi chúng không phải là tình yêu – nếu bạn chỉ định làm cho họ cảm thấy luôn thỏa mãn và hạnh phúc, bạn sẽ hại họ nhiều hơn là giúp họ. Bởi yêu thương vô điều kiện yêu cầu bạn phải để họ trải nghiệm nỗi đau để họ có thể tìm được con đường riêng và trưởng thành theo cách của họ.

4. Yêu thương bản thân vô điều kiện

Nếu bạn luôn muốn làm vừa lòng mọi người, điều mà chúng ta luôn có xu hướng làm theo, thì bạn sẽ quan tâm tới việc trao đi tình yêu tới mọi người hơn là tới chính bản thân bạn. Tình yêu mà bạn trao cho mọi người sẽ không phải là vô điều kiện, bởi lẽ bạn đã để cho cảm giác của mình với họ lấn át những mong muốn mang tình yêu của bạn hồi đáp lại họ mất rồi. Đây không phải là vô điều kiện. Tuy nhiên, nếu bạn cứ liên tiếp làm vừa lòng mọi người, thì bạn đang thiếu thốn tình yêu dành cho bản thân đó. Vì vậy, hãy trao tình yêu vô điều kiện cho bản thân mình trước và rồi phần còn lại sẽ đến với mọi người.

5. Học cách tha thứ

Học cách tha thứ không có nghĩa là cho phép ai đó chà đạp lên bạn, mà điều này có nghĩa là chọn cách phản ứng lại tuyệt vời hơn, tốt bụng hơn đối với chính bản thân mình. Nếu ai đó làm tổn thương, hay làm bạn thất vọng, hãy chọn việc tha thứ bằng cách bỏ qua giận dữ và oán hận đối với người đó. Cách bạn cư xử với một người nào đó sẽ thay đổi dựa trên những chuyện đã xảy ra, nhưng nếu bạn chọn cư xử theo một cách tràn đầy tình yêu và không cố chấp với những cảm xúc tiêu cực, bạn sẽ yêu thương họ một cách vô điều kiện.

6. Thể hiện tình yêu với những người mà bạn nghĩ không đáng nhận được nó

Thật tuyệt vời nếu như xung quanh bạn có người cứ làm chuyện xấu xa với bạn và những người khác. Thông thường, khi ai đó cư xử tiêu cực với bạn, hay với những việc bạn làm, nghĩa là cuộc sống của chính họ đang thiếu gì đó khiến họ không thể thực sự yêu thương bản thân mình. Nếu bạn thấy được điều này trước khi phản ứng, hãy đặt mình vào hoàn cảnh của họ có thể giúp bạn hiểu rõ ràng rằng chuyện này là do họ hơn là do bạn. Đây là lúc bạn quyết định yêu thương vô điều kiện và sẽ trao tình yêu đó một cách thường xuyên hơn. Cách này sẽ khiến cho họ nhận được một phần thưởng đáng quý và quan trọng hơn là, bản thân bạn cũng nhận được.

7. Luyện tập yêu thương vô điều kiện mỗi ngày

Hãy cố làm điều này tối thiểu một lần một ngày: trao đi một thứ gì đó mà không muốn được nhận lại bất cứ thứ gì cả. Có thể là nhường ai đó đi qua cửa trước, nhường xe nào đó đi trước khi đang kẹt xe, hay nói với ai đó rằng bạn yêu họ mà không mong muốn được nghe họ nói lại. Hãy làm gì đó mỗi ngày và chắc chắn – cho dù bạn không muốn nhận lại gì cả – bạn sẽ thấy vô cùng thỏa mãn vì đã trao đi yêu thương vô điều kiện.

Xin Hãy Yêu Thương Vô Điều Kiện, Vì Tất Cả Rồi Cũng Qua Đi, Chỉ Còn Tình Người Ở Lại.

Trong một lần đi tàu điện ngầm, tôi ngồi cạnh một anh thanh niên có dấu hiệu của bệnh thần kinh nhẹ. Tàu đang chuyển động thì gặp sự cố và phải dừng lại. Điều này khiến anh thanh niên lo lắng. Anh ta bắt đầu đứng lên đi lại xung quanh chỗ ngồi và gõ gõ lên các ô cửa. Thấy không có gì thay đổi, anh ngồi xuống và hỏi một người phụ nữ đang đọc sách vì sao tàu dừng lại.

“Vì tàu gặp sự cố”, người phụ nữ đáp. “Khi nào thì tàu hết sự cố?”, anh thanh niên lại hỏi. Người phụ nữ, sau khi đã gập cuốn sách lại, mỉm cười trả lời rằng chỉ một vài phút nữa sự cố sẽ được khắc phục và tàu sẽ đi tiếp. Anh ta lại tiếp tục hỏi ai là người khắc phục sự cố, vì sao tàu lại gặp sự cố, sự cố có nghiêm trọng không…

Người phụ nữ từ tốn trả lời từng câu hỏi của anh, một số câu bà nói bà không biết. Vài phút sau, tàu tiếp tục chạy. Đến ga đầu tiên ngay sau đó, chúng tôi đều xuống tàu và mỗi người đi một hướng. Tôi chạy theo người phụ nữ và hỏi bà có thấy phiền không khi phải kiên nhẫn trả lời những câu hỏi của anh thanh niên kia. Bà nói với tôi, “Ồ, không phải chúng ta luôn cần một người để lắng nghe hay sao?”.

Thật là vậy. Chúng ta luôn cần một người để lắng nghe, để thấu hiểu, để chia sẻ, để tin tưởng, để yêu thương. Chúng ta luôn cần một người để làm thỏa mãn cái ngã của chính mình, ngẫm ra thật là ích kỷ mà cũng thật trần trụi, cô đơn. Bởi vậy mới nói, con người là một giống loài cô đơn. Người ta tự yêu bản thân mình chưa đủ, phải cần có một người để yêu mình nhiều hơn.

Có những người khi ta mới gặp, chưa từng giao tiếp, đã khiến ta cảm thấy vui vẻ, gần gũi, thân thiết. Những người này là những người có tâm lượng rộng lớn. Hai chữ tâm lượng ở đây là nói đến sự bao dung, độ lượng của tâm hồn. “Tâm bao thái hư, lượng châu sa giới” là ý nói tấm lòng ôm trọn cả hư không, bao trùm cả vũ trụ. Chính vì tâm lượng rộng lớn như vậy, nên khi đối diện, ta có cảm giác được vỗ về, an ủi, thoải mái, vì tâm lượng rộng lớn kia đã bao trùm tâm lượng nhỏ bé của ta.

Thầy tôi dạy, tâm lượng giống như vật dụng để đựng. Ví như có một cơn mưa, người có tâm lượng lớn như có vật đựng lớn, có thể chứa được nhiều nước. Nếu muốn chứa nhiều nước mưa, hẳn là không thể dùng vật đựng nhỏ. Đó là lý do vì sao cần phải mở rộng tâm lượng, để bao chứa tất cả, đón nhận tất cả, dung hòa tất cả.

Khi ta nói “tôi yêu người”, có bao nhiêu phần chắc chắn rằng ta yêu tất cả những gì thuộc về người? Thường thì khi yêu, người ta chỉ “yêu” những mặt tích cực của đối phương mà bỏ qua những khuyết điểm, thiếu sót. Người đẹp, người tài, người giỏi thì hẳn là ai cũng yêu, nhưng như vậy thì tâm lượng nhỏ quá.

Vì vậy, xin hãy mở rộng tâm lượng, để không chỉ yêu những tài năng, mà hãy yêu cả những yếu kém; không chỉ yêu những thành tựu, mà hãy yêu cả những lỗi lầm. Lúc đó ta sẽ thấy điều gì thật sự là hoàn hảo, điều gì thật sự là còn mãi.

Xin hãy yêu thương vô điều kiện, vì tất cả rồi cũng qua đi, chỉ còn tình người ở lại.

St by luu.vn