Yêu Thương Dịch Là Gì / Top 5 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | 2atlantic.edu.vn

“Yêu Thương Chờ Lâu Là Yêu Thương Phai Màu Yêu Thư…

“Yêu thương chờ lâu là yêu thương phai màu

Yêu thương gì đâu chỉ toàn thấy lưng nhau”

(Ừ Thì)

– Không có gì hiển nhiên trên đời, không ai mãi mãi ở đó. Tình yêu cũng có hạn sử dụng. Người quen lâu năm thôi chứ chưa chắc thân, bên nhau lâu ngày chưa hẳn đã hiểu. Nếu không kết nối, chăm chỉ cập nhật nhau, tình bể bình kiểu nào cũng trở thành người lạ. Chẳng ai tự dưng mà hiểu nhau, muốn mà không nói thì ai mà biết, tha thiết mà không tỏ thì nhỏ nào hay?

– Bất cứ người nào khiến chúng ta vỡ mộng, cũng đều đang mang tới một bài học quý giá. Dù tổn thương, hãy ghi nhớ để lớn lên.

– Khi bạn góp ý, người thường gật đầu lia lịa “Hiểu rồi Hiểu rồi!”, thường không hiểu gì cả. Nếu đã thông suốt, họ đã lắng nghe và tìm cách thay đổi từ lâu, không cần bạn phải nhọc lòng như thế.

– Ai mà không mưu cầu hạnh phúc, nếu không thấy thoả mãn trong bất cứ mối quan hệ nào, cần nói ra ngay. Né tránh không phải là hàn gắn, mà là hèn nhát.

– Ấm áp không phải là an toàn trong xe bốn bánh, mà là có người chịu đứng dưới mưa che dù cho mình đúng lúc.

– Nếu không thể quên nhau, thì đừng quên. Vì tình yêu đó đã thành ký ức gốc, vĩnh viễn không xoá được. Đau thì cất đi, tuyệt đối không vì đau lòng mà làm nhơ nhuốc lây Ký ức đẹp trong quá khứ.

– Thứ phụ nữ thực sự cần, muôn đời chỉ là được quan tâm, và thấu hiểu. Nhà cao cửa rộng lầu đài xe đẹp không thể sánh được với những Ký ức trong veo và cái ôm đúng lúc.

– Yêu đừng có chứng minh bằng miệng, ngon thì làm đi.

– Thứ gì trên đời mà chả hư. Quan trọng là có đáng để sửa.

– Gặp người có cảm xúc thì dễ, tìm được người tự nhiên hợp ý, không gồng, không cố mà vẫn đắm say nhau, rất khó. Mà có không giữ, mất đừng tìm.

– Đằng sau những hành xử kỳ cục khó hiểu luôn là một chuỗi những tranh đấu tâm lý ác liệt bên trong mỗi người. Khoan vội phán xét khi cãi nhau, hãy tin tưởng vào cảm nhận của bản thân để không bị đánh lừa bởi hoàn cảnh.

– Yêu không phải là cố gắng chịu đựng nhau, mà là cùng chiến đấu mỗi ngày với cái Tôi để đến gần đối phương thêm một bước.

– Tiềm thức là thứ không nhận ra ngay được, đôi khi phải rời xa mới biết thứ mình vừa vứt bỏ lại là điều tốt nhất.

– Tranh cãi đúng sai giúp bạn thắng phần lý, còn phần tình thì thua bét nhè. Thứ vũ khí nguy hiểm nhất, đôi khi là sự lắng nghe trong im lặng.

– Được yêu ai đó đã là một phúc phần, còn có được yêu lại hay không, là một phần phúc khác.

– Gia đình dẫu sao vẫn là tổ ấm êm ái nhất, dù có bị chửi long đầu sói trán, thì nơi dang vòng tay đón ta đầu tiên, vẫn luôn là cha mẹ.

– Thất bại không phải là mẹ thành công, thất bại mà chịu làm lại mới là mẹ của thiên hà. Dù đúng dù sai, đứa nào dai, đứa đó thắng.

– Một đứa bạn tốt là phải biết đổ xăng dùm khi mượn xe.

❤️❤️❤️

#ngoaonotes

Liêu Hà Trinh

Dịch Vụ Thương Mại Là Gì

DỊCH VỤ THƯƠNG MẠI

1. Dịch vụ thương mại là gì?

Từ điển Kinh tế học hiện đại cho rằng: Dịch vụ là các chức năng hoặc các nhiệm vụ được thực hiện mà người ta có cầu và do đó tạo ra giá cả hình thành nên một thị trường thích hợp. Đôi khi dịch vụ được đề cập đến như là những hàng hóa vô hình, một trong những đặc điểm của chúng là được tiêu thụ ngay tại điểm sản xuất. Thường thì chúng không thể chuyển nhượng được, do đó không đầu cơ được, với ý nghĩa này, dịch vụ không thể được mua để sau đó bán lại với mức giá khác.

Có người quan niệm dịch vụ là làm một công việc cho người khác hay cộng đồng, là một việc mà hiệu quả của nó đáp ứng một nhu cầu nào đó của con người như: vận chuyển, cung cấp nước, đón tiếp, sửa chữa và bảo dưỡng các thiết bị máy móc hay công trình.

Cũng có người nhận định: Dịch vụ là những hoạt động lao động mang tính xã hội, tạo ra các sản phẩm hàng hóa không tồn tại dưới hình thái vật thể, không dẫn đến chuyển quyền sở hữu nhằm thỏa mãn kịp thời các nhu cầu sản xuất và đời sống sinh hoạt của con người.

Theo nghĩa Hán Việt, dịch vụ được ghép từ hai chữ “dịch” với nghĩa là làm, là biến đổi, là chuyển dời và “vụ” có nghĩa là chuyên, là vụ việc, là phục vụ. Ghép chung lại, dịch vụ là các công việc mang tính chuyên môn phục vụ cho con người, cho xã hội.

Từ những cách hiểu không giống nhau ở trên, có thể định nghĩa: Dịch vụ là những hoạt động mang tính phục vụ chuyên nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu nào đó của con người, của xã hội.

Dịch vụ là sản phẩm của quá trình phân công chuyên môn hóa lao động xã hội, của sự phát triển lực lượng sản xuất; nó ra đời và phát triển cùng với nền kinh tế sản xuất hàng hóa mà đỉnh cao là nền kinh tế thị trường. Dịch vụ là một thứ lao động không sản xuất ra tư bản, đúng như C.Mác đã khẳng định:Trong những trường hợp mà tiền được trực tiếp trao đổi lấy một lao động không sản xuất ra tư bản, tức là trao đổi lấy lao động không sản xuất, thì lao động đó được mua với tư cách là một sự hoạt động – dịch vụ.

Tiến sỹ Lê Thiền Hạ (Viện Nghiên cứu Thương mại) đưa ra định nghĩa sau về dịch vụ: Dịch vụ thương mại là khái niệm để chỉ các ngành kinh tế mà quá trình sản xuất của nó không tạo ra hàng hoá thông thường nhưng lại tạo ra dịch vụ (hàng hoá đặc biệt) bằng cách đáp ứng nhu cầu của con người (cho người khác) ngoài nhu cầu về hàng hoá do nông nghiệp và công nghiệp cung cấp.

1.3. Khái niệm thương mại dịch vụ

Thương mại dịch vụ là sự trao đổi mua bán mà ở đây đối tượng là dịch vụ. Trong Hiệp định chung về Thương mại và Dịch vụ – GATS có xác định 4 phương thức cung ứng dịch vụ – 4 modes of Supply (Khoản 2 điều 1 của GATS).

2. Những đặc điểm của sản phẩm dịch vụ thương mại

– Tính vô hình hay phi vật chất

Dễ thấy tất cả các sản phẩm dịch vụ đều vô hình, do vậy người ta không thể biết được chất lượng của dịch vụ trước khi tiêu dùng chúng. Không những thế ngay cả chất lượng của dịch vụ cũng rất khó đánh giá, vì nó chịu nhiều tác động của các yếu tố khác nhau như người bán, người mua và cả thời điểm mua bán dịch vụ đó.

Do vậy, để giảm bớt tính không chắc chắn khi tiêu dùng dịch vụ, người mua thường tham khảo ý kiến của những người đã tiêu dùng dịch vụ, hay họ có thể căn cứ vào địa điểm, nhân viên, trang thiết bị, thông tin, biểu tượng hay giá cả.

– Tính không thể tách rời ra khỏi nguồn gốc

Tức là các sản phẩm dịch vụ có quá trình sản xuất và tiêu thụ diễn ra đồng thời. Do vậy, khác với sản phẩm vật chất, sản xuất xong mới tiêu thụ được mà ở sản phẩm dịch vụ quá trình này phải diễn ra đồng thời.

Dịch vụ không thể tách rời ra khỏi nguồn gốc của nó cho dù đó là người hay máy móc. Đây cũng là một điểm hạn chế của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ, vì vậy cần có những quan điểm chiến lược khắc phục sự hạn chế này, ví dụ như nhân viên cung ứng dịch vụ có thể học cách làm việc với những nhóm đông khách hàng, nhà cung ứng có thể tìm cách làm giảm thời gian cung ứng dịch vụ hoặc mở rộng mạng lưới phân phối bằng cách đào tạo nhiều người cung ứng dịch vụ hơn.

– Tính không ổn định và khó xác định chất lượng: Thực ra đây là vấn đề chúng ta thường gặp phải đối với rất nhiều sản phẩm, song với sản phẩm dịch vụ thì đặc điểm này biểu hiện rõ nét hơn cả.

Vì chất lượng dịch vụ dao động trong một khoảng rất rộng, nó còn tuỳ thuộc vào hoàn cảnh tạo ra dịch vụ, ví dụ như nhân viên, thời gian và địa điểm cung ứng dịch vụ. Đơn giản như trường hợp đối với một người thợ cắt tóc, anh ta không thể đảm bảo cắt tóc cho tất cả mọi người đều đẹp như nhau bởi điều đó phụ thuộc vào khả năng của anh ta, phụ thuộc vào tâm trạng của anh ta lúc cắt tóc cũng như phụ thuộc vào cảm nhận của từng khách hàng …

– Tính không lưu giữ được

Dịch vụ không thể được cất trữ trong kho để làm phần đệm cho sự thay đổi nhu cầu thị trường như các sản phẩm vật chất khác. Chính vì vậy sản phẩm dịch vụ tuy không mất chi phí bảo quản trong kho nhưng bên cạnh đó đặc điểm này còn gây nên nhiều hạn chế khác.

Sẽ không có gì đáng nói nếu nhu cầu về dịch vụ ổn định và dự đoán đựơc chính xác nhưng nếu nhu cầu dịch vụ thay đổi thất thường thì doanh nghiệp kịnh doanh dịch vụ sẽ gặp khó khăn rất lớn về khả năng huy động cơ sở vật chất kỹ thuật và nhân lực.

Do vậy, các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ cần xây dựng kế hoạch vè nhu cầu thị trường thật chính xác để có các phương án thích hợp khi nhu cầu thị trường thay đổi hoặc tăng cao. Giống như trong đợt tết vừa qua hãng Hàng không Việt Nam đã phải thực hiện hàng loạt chuyến bay không tải từ miền Nam ra miền Bắc, bởi nhu cầu đi một chiều từ miền Bắc vào miền Nam sau tết tăng quá cao.

3. Vai trò của dịch vụ thương mại

Như Các Mác đã định nghĩa thì dịch vụ là “con đẻ của nền sản xuất hàng hoá” và khi sản xuất hàng hoá phát triển thì dịch vụ phát triển theo. Ngày nay, khi nền sản xuất hàng hoá đã chuyển sang nền kinh tế thị trường thì dịch vụ và các hình thức của nó cũng phát triển dưới nhiều hình thức khác nhau vô cùng phong phú.

Điều đó thể hiện ảnh hưởng của hoạt động dịch vụ ngày càng lớn trong cả đời sống và trong kinh doanh. Như vậy, dịch vụ chính là các loại hình hoạt động có mục đích nhằm phục vụ cho các nhu cầu của dân cư, hoặc trợ giúp, hoàn thiện, tiếp tục quá trình sản xuất kinh doanh. Tất nhiên mục đích của hoạt động dịch vụ là để thu lợi nhuận thông qua việc thoả mãn nhu cầu khách hàng.

Dịch vụ thương mại chỉ là một nhánh của hoạt động dịch vụ. Dịch vụ thương mại bao gồm tất cả các hoạt động nhằm hỗ trợ cho quá trình kinh doanh của doanh nghiệp, bao gồm hỗ trợ trước, trong và sau khi bán, có thể đi kèm sản phẩm hoặc không.

Tuy nhiên hiện nay khi chuyển sang cơ chế thị trường các doanh nghiệp sản xuất thường có xu hướng chuyển một hoặc toàn bộ số hoạt động dịch vụ trên cho các doanh nghiệp thương mại. Do vậy, doanh nghiệp thương mại ngoài việc bán hàng còn thực hiện quá trình tiếp tục sản xuất trong khâu lưu thông và sự chuyên môn hoá này ngày càng tỏ ra hiệu quả.

Vậy dịch vụ thương mại có vai trò rất lớn đối với các đơn vị sản xuất vật chất, ngoài ra thực hiện tốt hoạt động dịch vụ còn giúp cho các doanh nghiệp thúc đẩy đựơc hoạt động bán hàng diễn ra nhanh hơn do rút ngắn thời gian ra quyết định của khách hàng.

Vì vậy, nó giúp đẩy nhanh tốc độ lưu chuyển hàng hóa tiển tệ, kinh doanh đạt hiệu quả cao hơn xét cả ở tầm vĩ mô và vi mô. Ngoài ra, đẩy nhanh hoạt động dịch vụ thương mại còn giúp doanh nghiệp tạo được rào chắn vững chắc ngăn cản sự xâm nhập của đối thủ cạnh tranh vào khu vực thị trường của mình, giúp việc phát triển thị trường cho các doanh nghiệp và giữ thị trường này phát triển ổn định.

“Sống Chậm” Giữa “Bão Dịch” Để Yêu Thương Nhiều Hơn

“Sống chậm” giữa “bão dịch” để yêu thương nhiều hơn

Việc ở nhà để thực hiện việc giãn cách xã hội đã làm đảo lộn không nhỏ cuộc sống của nhiều người dân Hà Tĩnh. Tuy nhiên, họ đã tìm ra cách để có thể điều chỉnh cuộc sống sao cho phù hợp với hoàn cảnh. Ở một khía cạnh nào đó, Covid-19 đang khiến họ hiểu hơn về giá trị hạnh phúc của gia đình và cuộc sống.

Tập luyện thể dục thể thao ngay tại nhà là một trong những thói quen hằng ngày để đảm bảo sức khỏe trong mùa dịch của cô nàng Hạnh Minh

Nguyễn Hạnh Minh (đường Nguyễn Biểu, TP Hà Tĩnh) là một cô gái trẻ năng động và thích hoạt động xã hội. Thời gian cô nàng sinh hoạt ở nhà khá ít ỏi khi công việc trong lĩnh vực du lịch khiến Hạnh Minh thường xuyên phải ra ngoài.

Vào mỗi dịp cuối tuần, cô thường đi chơi, họp nhóm với bạn bè, đi hát, thưởng thức cà phê hoặc xem phim. Thế nhưng, dịch Covid-19 xảy ra khiến Hạnh Minh phải từ bỏ toàn bộ thói quen của mình. Thay vì làm việc, học tập, giải trí mang tính cộng đồng, cô đã quyết định thay đổi bằng các hình thức khác.

Hạnh Minh thường xuyên học online để nâng cao trình độ tiếng Anh

Sau một tuần đầu còn bối rối vì ở nhà quá nhiều thì cô nàng đã quyết định không để cho bản thân nhàn rỗi quá lâu. Hạnh Minh giảm thời gian xem phim xuống, tăng thời lượng học tiếng Anh online, tập thể dục thường xuyên vào bất cứ lúc nào. Ngoài ra, với khả năng chụp ảnh, quay phim của mình, cô thường xuyên đăng tải chúng lên mạng xã hội chia sẻ kinh nghiệm với bạn bè.

“Cách ly với xã hội thật ra cũng không có gì quá khó nếu bạn biết cân đối thời gian với mục đích sống của mình. “Kỳ nghỉ” này giúp tôi tích lũy được thêm nhiều điều mới mẻ để sẵn sàng cho ngày trở lại”- Hạnh Minh chia sẻ.

Cách ly xã hội giúp anh Lê Thanh Bình có thêm thời gian chăm sóc, ở cạnh con

Chị Bùi Trâm (đường Nguyễn Văn Giai, TP Hà Tĩnh) cũng đang cảm nhận rất rõ về sự đổi thay trong gia đình khi dịch Covid-19 bùng phát. Trước đây, do đặc thù công việc thường phải trực đêm tại đơn vị khiến hai vợ chồng chị ở cạnh con không nhiều. Tuy nhiên, khi dịch bệnh diễn biến phức tạp, dù vẫn phải đi làm nhưng vợ chồng đều cân đối để ở bên con nhiều hơn.

Bố thì có thời gian tập xe đạp cho con trai, mẹ thì tìm tòi những công thức để chế biến món ăn mới cầu kỳ hay đơn giản chỉ là cả gia đình cùng đón ngày mới mà không phải chờ đến cuối tuần.

…còn chị Trâm cũng có dịp để tìm tòi những món ăn mới cho các thành viên trong gia đình

Những bữa cơm gia đình bây giờ đã đầy đủ các thành viên, không còn cảnh chờ đợi như trước. Cả nhà vừa ăn vừa theo dõi thời sự ở tivi, xem tin tức về diễn biến của dịch bệnh… rồi cùng nhắc nhở nhau “phải cẩn thận, chú ý rửa sạch tay bằng xà phòng, hạn chế ra đường, ra đường phải đeo khẩu trang”…

2 tuần cách ly xã hội để mỗi chúng ta bảo vệ sức khỏe và tận hưởng những khoảnh khắc ý nghĩa bên gia đình thân yêu

Chị Trâm chia sẻ: “Ngoài những ngày làm việc ở cơ quan và ra ngoài mua nhu yếu phẩm, thời gian chủ yếu của tôi là ở nhà chăm lo cho con cái và gia đình. 14 ngày cách ly dài hay ngắn là tùy theo suy nghĩ của mỗi người thôi.

Đối với tôi thì đây là khoảng thời gian “nạp năng lượng” nên sẽ rất tuyệt nếu chúng ta tìm thấy những điều tích cực ở chúng. Vì vậy, mỗi người hãy ý thức việc cách ly xã hội bằng cách ở nhà và tận hưởng những phút giây cạnh gia đình mình nhiều hơn để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và những người yêu quý”.

Tình yêu đến từ những điều giản dị

Khẩu hiệu giản dị của Việt Nam trong mùa dịch Covid-19 là “Ở nhà là yêu nước”, những ngày này, người dân triệt để thực hiện Chỉ thị 16/CT-TTg về thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19, rất nhiều người, đặc biệt là các thành viên trong mỗi gia đình cho rằng thực hiện cách ly khiến họ trở nên “sống chậm” lại, lắng nghe bản thân mình cũng như thấu hiểu hơn tình cảm của người thân trong gia đình hơn.

Anh Lê Khánh Thành cùng con chuẩn bị bữa cơm cho cả gia đình

Anh Lê Khánh Thành (SN 1980, phường Bắc Hồng, TX Hồng Lĩnh) chia sẻ: “Thời điểm này chúng ta đều có cơ hội quan tâm gia đình cũng như chăm sóc bản thân nhiều hơn. Thay vì những cuộc nhậu triền miên với đối tác và đồng nghiệp ngoài xã hội tôi cùng vợ nấu cơm, cùng chơi đùa với con, cùng tâm sự với nhau những chuyện mà trước kia vì bận rộn chẳng bao giờ có thể chia sẻ… Sống chậm lại và thư giãn để phòng chống dịch giúp cho mình cảm nhận hơn được những giá trị của hạnh phúc gia đình”.

Dạo quanh các trang cá nhân trên facebook, zalo… sẽ thấy rất nhiều hình ảnh ấm áp của các gia đình quây quần bên nhau trong các bữa cơm. Những bữa cơm đó có thể không thịnh soạn, nhưng nhìn vào đó sẽ thấy bàn tay của người vợ, người chồng đã cùng chia công việc gia đình, cùng nhau làm bếp…

Chị Nguyễn Như Ngọc (SN 1988, phường Hưng Trí, TX Kỳ Anh) chia sẻ: “Trước đây, vợ chồng tôi thường rất ít nấu cơm, chồng thì hay bận tiếp khách không về ăn tối, các con ăn học bán trú, còn tôi thì ăn trưa tại cơ quan, nên thời gian được ngồi chung mâm cơm để quây quần trò chuyện rất ít. Bây giờ, khi ngày 3 bữa được nấu ăn cho những người mình yêu thương, có chồng và con bên cạnh, cảm thấy thật ấm áp. Cái không khí ấm áp của gia đình mà mỗi một người phụ nữ luôn muốn có, chỉ giản dị thế thôi…”.

Ngân Giang – Thu Trang

Thương Mại Dịch Vụ (Trade In Services) Là Gì? Phân Biệt Với Dịch Vụ Thương Mại

Thương mại dịch vụ

Khái niệm

Thương mại dịch vụ trong tiếng Anh được gọi là Trade in Services.

Do đối tượng của thương mại dịch vụ là dịch vụ (sản phẩm vô hình) nên việc định nghĩa về thương mại dịch vụ thường không đồng nhất.

Cho đến nay vẫn chưa có một khái niệm thống nhất về thương mại dịch vụ. Cách thông thường nhất để tìm hiểu khái niệm thương mại dịch vụ là so sánh nó với khái niệm thương mại hàng hoá.

– Điểm giống nhau

Thương mại hàng hoá và thương mại dịch vụ có rất nhiều điểm tương đồng với nhau. Chúng đều là những hoạt động của các chủ thể trên thị trường, đều có sự tham gia của bên bán (bên cung cấp) và bên mua (bên sử dụng dịch vụ).

Việc trao đổi trong thương mại hàng hoá và thương mại dịch vụ đều mang tính chất đền bù ngang giá…

– Điểm khác nhau

Tuy nhiên, do có sự khác biệt về đối tượng (hàng hoá và dịch vụ) nên giữa thương mại dịch vụ và thương mại hàng hoá có những điểm khác biệt.

+ Thứ nhất, trong thương mại hàng hoá, việc mua bán, trao đổi hàng hoá luôn dẫn đến hệ quả pháp lí là sự chuyển giao quyền sở hữu hàng hoá từ người bán sang người mua. Người mua được hưởng lợi trực tiếp từ việc khai thác các quyền năng sở hữu đối với hàng hoá.

Còn trong thương mại dịch vụ, hoạt động cung ứng dịch vụ không dẫn đến việc xác lập quyền sở hữu của bên mua đối với dịch vụ.

Nó đem lại lợi ích cho bên nhận cung ứng dịch vụ bằng việc làm thuận lợi hoá hoạt động thương mại, làm thay đổi về điều kiện hay trạng thái của cá nhân hay hàng hoá thuộc sở hữu của bên đó.

+ Thứ hai, trong thương mại dịch vụ, do dịch vụ không đồng nhất và thường được thay đổi cho phù hợp với từng khách hàng hoặc từng điều kiện hoàn cảnh cụ thể, nên việc duy trì tính ổn định về chất lượng của việc cung ứng dịch vụ thương mại là khó khăn hơn so với việc cung cấp hàng hoá.

Thước đo để đánh giá chất lượng dịch vụ là mức độ “hài lòng” của bên nhận cung ứng dịch vụ về quá trình thực hiện công việc của bên cung ứng dịch vụ.”

+ Thứ ba, khác với thương mại hàng hoá thường có sự tách rời giữa khâu sản xuất và tiêu thụ, quá trình tạo ra và tiêu dùng dịch vụ diễn ra đồng thời và trực tiếp giữa người cung ứng dịch vụ và người sử dụng dịch vụ.

+ Thứ tư, việc tiêu dùng dịch vụ không đem lại hiểu quả tức thời cho người sử dụng dịch vụ mà nó thường đòi hỏi cả một quá trình. Chính vì yếu tố này nên giữa người cung ứng dịch vụ và người sử dụng dịch vụ thương mại thường thiết lập mối quan hệ kinh doanh lâu dài hơn so với việc cung cấp hàng hoá.

Phân biệt với dịch vụ thương mại

Cần phân biệt giữa khái niệm “thương mại dịch vụ” và khái niệm “dịch vụ thương mại”. Hai khái niệm này có nội hàm và ngoại diện khác nhau nhưng do hình thức từ ngữ gần giống nhau nên chúng hay bị đồng nhất với nhau.

Thương mại dịch vụ là khái niệm rộng, dùng để chỉ tất cả các hoạt động tạp lập, cung ứng các dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích lợi nhuận.

Dịch vụ thương mại là khái niệm hẹp hơn, được dùng để chỉ một bộ phận của hoạt động dịch vụ gắn liền với hoạt động thương mại và được phân biệt với những hạot động dịch vụ không mang tính thương mại.