Yêu Thương Có Nghĩa Là Gì / Top 4 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | 2atlantic.edu.vn

Im Lặng Không Có Nghĩa Là Ngừng Yêu Thương Nhưng..

Như cái tiêu đề tôi đặt và dẫn bạn đến bài viết này mà thôi, khi yêu hay đang yêu không phải lúc nào cũng hạnh phúc, không phải lúc nào cũng màu hồng như trong phim. Mà đôi khi tình yêu phải có lúc giận, hờn, và cái đáng sợ nhất đó chính là sự tim lặng. Thế nhưng im lặng không có nghĩa là ngừng yêu thương…

Im Lặng Không Có Nghĩa Là Ngừng Yêu Thương Nhưng….

Hiện tại thì tôi không có người yêu, nhưng lại phải đang yêu đơn phương và theo đuổi một người, “Theo tình thì tình chạy, chạy tình thì tình theo” chắc câu nói này là hợp với tôi nhất, cách đây một khoản thời gian khá dài tôi phải ở trong cái tình cảnh như thế này, chắc những tình cảnh như thế này tôi nghĩ chỉ trong phim mới có thôi chứ, ai ngờ tôi lại là một trong những nhân vật chính này.

Sự Im Lặng Đáng Sợ Trong Tình Yêu…

Có lẻ giận hờn, chia tay trong tình yêu chưa phải là cái kết đắng của một cuộc tình, mà sự đáng sợ nhất ở đây chính là sự im lặng, im lặng nó đến từ rất nhiều nguyên nhân, mệt mỏi, chán, hay chỉ đơn thuần là chẳng biết nói gì với nhau… vì thế các bạn đang yêu hãy nhớ rằng, đừng quá trong chờ gì nhiều trong tình yêu, đã yêu nhau rồi thì cả hai phải chủ động để tình yêu đẹp hơn tốt hơn.

Tình Yêu Không Có Lỗi, Lỗi Nằm Ở Cả Hai

Im Lặng Không Phải Là Ngừng Yêu Thương Nhưng…

Im lặng không có nghĩa là ngừng yêu thương nhưng …. nhưng đừng để mọi chuyện đi quá xa thì mọi thứ sẽ trở tệ hại. Im lặng không phải vì hết yêu, mà đôi khi chỉ muốn một mình suy nghĩ những chuyện đã như rồi…. im lặng không có nghĩa là ngừng yêu thương, nhưng cái gì cũng có giới hạn của nó…. im lặng quá lâu sẽ là dấu chấm hết cho một cuộc tình…. vì thế trong tình yêu cần sự chủ động đến từ hai phía, chỉ cần một chút chủ động mọi chuyện sẽ trở nên tốt đẹp hơn.

Tôi cũng từng trong tình trạng này khi đang phải yêu một người con gái, nhưng vì lúc đó chưa đủ lớn dể có một tình yêu trọn vẹn cho nên tôi đã đánh mất nó, bây giờ mới hiểu trong tình yêu cái mà đáng sợ nhất là sự im lặng.

Lời Kết: Trong tình yêu không phải lúc nào cũng hạnh phúc, nhưng chỉ cần cả hai chủ động và thấu hiểu nhau một chút thì chắc chắn các bạn sẽ có một tình yêu đẹp hơn cả trong phim.

“Yêu Thương Bản Thân” Thực Sự Nghĩa Là Gì?

Chúng ta đều biết yêu thương bản thân là việc quan trọng. Nhưng yêu thương và chăm sóc bản thân thật sự nghĩa là gì?

Đối với một số người, yêu thương bản thân là chăm sóc thân thể, chẳng hạn như thư giãn trong bồn tắm, mát-xa hoặc chăm chút cho bộ móng tay của mình. Nhưng “yêu thương bản thân” mà chúng tôi đề cập ở đây mang nghĩa sâu xa hơn so với những việc mà bạn có thể “làm” cho chính mình.

Yêu thương bản thân là tìm thấy sự bình yên trong chính mình, thoải mái thật sự trong sâu lắng của chính con người chúng ta. Có thể chúng ta tìm thấy sự thư thái tạm thời khi làm gì đó để chăm sóc bản thân. Nhưng bình an trong sâu thẳm tâm hồn đòi hỏi sự tu dưỡng nhất định trong cách nhìn nhận bản thân – thái độ ấm áp và vun bồi với những trải nghiệm bên trong nội tâm.

Những đề xuất trong bài viết này được chắt lọc dựa theo viện quốc tế Focusing được phát triển bởi giáo sư Eugene Gendlin. Đôi khi được gọi là tư duy tập trung, nó đơn giản là thái độ tử tế không phán xét, tập trung vào hiện tại và để tâm đến các trải nghiệm mà chúng ta có.

Giáo sư Gendlin từng nói: “Thái độ và phản ứng của mỗi người đối với các cảm xúc nội tâm cần phải giống như một nhà trị liệu để tâm tới bệnh nhân của mình.” Chúng ta cần phải có sự cảm thông và tích cực vô điều kiện đối với những điều xảy ra trong nội tâm.

Hãy yêu thương và nhẹ nhàng với bản thân

Tử tế và mềm mỏng với người khác luôn dễ hơn là với chính mình. Tiếng nói phán xét từ quá khứ có thể đã để lại nỗi hổ thẹn vô hình khiến chúng ta không tôn trọng, thậm chí phớt lờ cảm xúc thật mà chúng ta cảm nhận được.

Mềm mỏng với chính mình nghĩa là tiếp nhận và thoải mái hơn với những cảm xúc nảy sinh trong chúng ta. Việc con người cảm thấy buồn khổ, tổn thương và sợ hãi là rất đỗi bình thường. Đó chính là dấu hiệu của sức mạnh chứ không phải yếu đuối, để chúng ta lưu tâm nhiều hơn và cởi mở tiếp nhận những cảm xúc này.

Khi đối phương nhận thấy trong lòng họ các cảm giác khó chịu, tôi sẽ hỏi: “Bạn có chấp nhận được cảm giác hiện tại này không? Bạn có thể tiếp nhận một cách mềm mỏng và để tâm đến nó không?” Tôi sẽ giúp họ tạo ranh giới với những cảm xúc đau khổ để họ không bị chúng lấn át.

Biết cách chấp nhận nhẹ nhàng với các cảm xúc, chúng ta sẽ có thêm không gian ở quanh chúng. Chúng ta có thể “ở chung” với các cảm xúc thay vì bị chúng lấn át.

Nhà trị liệu tâm lý Laury Rappaport đưa ra một số câu hỏi tinh tế về cảm xúc trong cuốn sách “Liệu pháp nghệ thuật” định hướng vào khả năng tập trung.

Bạn có thể thân thiện với cảm xúc của mình? Bạn có thể nói lời chào với cảm xúc đó bên trong?

Hãy tưởng tượng mình đang ngồi cạnh chúng. Bạn có thể chấp nhận sự tồn tại của chúng như thể chúng là những đứa trẻ yếu ớt không?

Chấp nhận tử tế với những cảm xúc tồn tại trong bạn chính là liều thuốc xóa bỏ nỗi hổ thẹn vô hình. Điều này tốt hơn so với việc đấu tranh nội tâm hay cố gắng sửa đổi bản thân mình.

Chúng ta sẽ có được sự bình yên trong tâm hồn chỉ bằng cách đơn giản là tiếp nhận các trải nghiệm nội tâm khi chúng lộ diện.

Cho phép các trải nghiệm nội tâm được triển hiện

Khi tôi mở lời muốn đối phương chú ý đến cảm xúc của họ, đôi khi họ hỏi ngược lại: “Tại sao tôi cần phải cảm nhận điều đó?” Tôi giải thích rằng khi chúng ta chối bỏ cảm xúc của mình, chúng thường sẽ trở nên dữ dội hơn. Hoặc chúng sẽ khiến chúng ta gây hại đến chính mình hoặc người khác, ví dụ như uống rượu bia, các cách khác để làm tê liệt bản thân hoặc chuyển nỗi đau sang cho người khác bằng cách nổi giận hay đổ lỗi.

Yêu thương bản thân là đối mặt và tiếp nhận thành thực các cảm xúc. Trong nhiều trường hợp, chúng ta cố đẩy xa những cảm xúc không vui và bám víu lấy những gì vui vẻ. Nhưng theo giáo lý nhà Phật, nếu cứ bám vào những cảm xúc vui vẻ, ghét bỏ cảm giác đau đớn thì chúng ta chỉ càng tạo ra nhiều khổ đau hơn cho chính mình.

Thường thì một nỗi sợ hãi và xấu hổ mơ hồ có thể ngăn cản chúng ta thừa nhận những trải nghiệm trong thế giới nội tâm. Ví dụ, nếu chúng ta cảm thấy (hoặc thể hiện) cảm xúc buồn đau, tổn thương hay lo lắng, ta có thể cho đó là biểu hiện của sự yếu đuối. Hoặc có lẽ chúng ta tự đưa ra thông điệp cho mình rằng không được có cảm xúc đó, chúng ta sợ bị người khác đánh giá.

Sự khôn ngoan của việc “không biết”

Khi thành thật với chính mình, có thể chúng ta sẽ nhận ra mình thường không hiểu rõ cảm xúc mà bản thân đang có là gì. Chúng thường rất mờ nhạt và không rõ ràng. Nếu chúng ta có thể cho phép mình dừng lại, cho phép sự mơ hồ và kiên nhẫn chào đón, khám phá cảm giác không rõ ràng đó, thì dần dần chúng sẽ hiện ra rõ nét hơn (ở đây tôi dùng thuật ngữ “lấy nét” – focusing).

Giả dụ, ẩn sau cơn giận dữ của chúng ta với người khác là một điều gì đó mà ta chưa biết rõ. Chúng ta chỉ nhìn thấy được bề nổi của tảng băng, nhưng nếu muốn biết cái gì nằm bên dưới thì cần phải quan sát kỹ hơn.

Xã hội chúng ta luôn đánh giá cao kiến thức và sự quyết đoán. Nhưng thường thì chúng ta lại không rõ cảm xúc thật sự mà mình trải nghiệm là gì. Các chính trị gia nếu không có tài hùng biện, không có ý kiến rõ ràng về một vấn đề thì sẽ bị xem là thiếu chính kiến. Để nói được câu “Tôi không chắc về việc này. Để tôi xem lại.” quả thực phải có năng lực và trí huệ .

Cảm xúc của con người là một món quà đáng để đón nhận. Chúng ta cần tìm cách hòa hợp với chúng để biến chúng thành đồng minh chứ không phải kẻ thù. Các xúc cảm như đau buồn cho phép chúng ta giải tỏa nỗi đau để có thể bước tiếp về phía trước. Còn các cảm giác về thể lý khác có thể hơi mơ hồ như: bụng đau quặn hay ngực thắt lại.

Khi chúng ta có một thái độ mềm mỏng tiếp nhận các cảm xúc của mình, chúng ta sẽ cảm nhận được chúng có liên kết với điều gì đó quan trọng, có lẽ là chúng ta đã không xem trọng bản thân hay sợ tỏ ra ngốc nghếch trước mặt người khác.

Cảm xúc thường hàm chứa các thông điệp tinh tế, chỉ cần chúng ta biết cách giải mã nội hàm của chúng. Và nếu chúng ta có thể nuôi dưỡng một thái độ ấm áp và thân thiện với các cảm xúc của mình, chúng sẽ trở thành những bạn đồng hành với chúng ta trên đường đời. Điều này sẽ mang tới các ý nghĩa mới, hiểu biết mới, cơ hội mới giúp cuộc sống của chúng ta trọn vẹn hơn.

Tác giả: Tiến sĩ John Amodeo/Psychologytoday.com (đăng tải với sự cho phép)Thúy Anh biên dịch

Yêu Thương Vô Điều Kiện, Yêu Thương Có Điều Kiện, Nuông Chiều Vô Lối

Yêu thương vô điều kiện là bản năng của các loài động vật. Đó là thứ tình yêu mà Tạo hóa ban cho các loài để yêu thương con cái của mình. Chỉ có con người, khi tiến hóa và suy nghĩ sai lệch mới sinh ra cái thứ nuông chiều và yêu thương có điều kiện, chính hai thứ này mới làm hỏng con cái mình.

Quan sát trong tự nhiên ta thấy, con mèo con chó đẻ con, chúng liếm láp cho con, ăn cút của con ia ra, cho con bú đến tọp người, hạ canxi chân cúm vào vẫn lết về cho con bú. Những con chó, mèo con day, cắn, đạp, leo lên đầu lên cổ mẹ mà giằng giật thì mẹ vẫn nằm im, liếm láp lũ con một cách trìu mến yêu thương. Con chó, mèo mẹ không vì thế mà chê con hư rồi cắn con, không yêu con. Chúng không yêu con nào hơn con nào, không ghét bỏ một đứa con nào cả. Tình yêu của mẹ chó, mèo dành cho con là hoàn toàn vô điều kiện.

Một con chó con bị người lạ cầm lên tay, chó mẹ lập tức gầm gừ đe nẹt và sẵn sàng tấn công, thậm chí nó không cho ai, kể cả những con chó khác đến gần ổ của nó. Người ta bảo “dữ như chó đẻ” là vì vậy. Một con mèo con bò lạc ra khỏi tổ, mèo mẹ luôn tìm cách cắn cổ con tha về. Con ngỗng đẻ trứng, đố ai lạ động vào tổ nó được, vợ chồng nhà ngỗng sẽ rượt kẻ ăn cắp trứng chạy tóe khói. Đó là bản năng bảo vệ con cái mãnh liệt xuất phát từ tình yêu vô điều kiện của chúng.

Nhưng, chú ý ta sẽ thấy, khi con chúng bắt đầu chạy lon ton được, thì ngỗng sẽ dắt con đi kiếm ăn, dạy con chỗ nào có thức ăn, đào bắt được gì ngỗng mẹ nhường con hết nhưng luôn dạy con tự kiếm. Chó con khi chạy được thì bắt đầu sục sạo và tham lam nhào vào bát thức ăn của mẹ, liền bị mẹ táp, gừ đuổi đi. Không phải nó giành ăn với con mà là nó biết đường ruột con nó chưa thể ăn được thức ăn nên không cho. Sư tử mẹ săn mồi, bầy con háo đói xông vào tranh miếng ngon liền bị táp, tát, gừ đuổi để dạy cho chúng biết vị trí trong đàn. Khi dắt con đi săn mồi, đầy lần các con vì thiếu kinh nghiệm và hoắng huýt nên cuộc săn bị hỏng, cả bầy chịu đói, sư tử mẹ không bao giờ vì vậy mà hết yêu thương và trách phạt, cắn xé lũ con hay đuổi chúng ra khỏi bầy.

Tình yêu vô điều kiện là yêu thương con vì chúng là con của mình, không phân biệt đực hay cái, xấu hay đẹp, lành lặn hay tật nguyền, nên hay hư, ngoan hay không ngoan. Nhưng vẫn luôn dạy bảo, hướng dẫn những kỹ năng sinh tồn, quy tắc sống cho con một cách đầy đủ và trách nhiệm nhất. Khi con đã đến tuổi trưởng thành, chúng liền lập tức tách bầy và sống đời sống riêng. Một chu kỳ sinh đẻ khác mới lại bắt đầu. Rất trách nhiệm nhưng đầy bản năng, rất khoa học nhưng luôn thuận tự nhiên.

Ở con người, thuở xa xưa, cũng thế mà thôi.

Yêu thương có điều kiện

Chỉ có con người, có những suy nghĩ sai lệch về phương pháp giáo dục; vì các thói tính ích kỷ hoặc tổn thương tâm lý làm cho suy nghĩ lệch lạc; bị ảnh hưởng bởi các thứ “văn hóa” do con người nghĩ ra để áp chế vào cộng đồng nhằm tạo ra một xã hội theo ý của con người, một cách phản khoa học, nên mới đặt ra điều kiện với con cái để được yêu thương. Con người là giống loài hư hỏng nhất trong chuỗi tuần hoàn bởi đa số ỷ mình thông minh nên toàn đi ngược, làm ngược lại Tạo hóa.

Yêu thương con cái là một bản năng vô điều kiện đã bị con người (nhất là người Việt) biến thành thứ tình yêu phải có điều kiện mới được ban phát. Chả có giống loài nào khác con người làm như thế cả. Cái tình yêu có điều kiện có làm cho con người tài giỏi, tồn tại, sống tốt hơn không? Không. Nó chỉ giết chết đi tình yêu thực sự, biến con người thành những sinh vật vị kỷ, ban phát, đầy tổn thương nhưng cứ nghĩ mình là trung tâm của vũ trụ.

“Ăn đi, mẹ yêu.” Người mẹ ngọt ngào. Đứa trẻ không ăn, nhè ra, liền bị chính người mẹ ấy trở giọng ngay lập tức, quát, “Có ăn không thì bảo, không ngoan mẹ không yêu bây giờ.” Nghĩa là đứa trẻ phải ngoan ngoãn nuốt thức ăn mẹ đút cho thì mới được yêu.

“Con nhà người ta sao mà ngoan ngoãn học hành giỏi giang chăm chỉ thế, con nhà này vừa dốt vừa lười, chỉ mỗi cái vòi tiền xin đi chơi là nhanh. Biết thế này tôi đẻ quả trứng ăn còn hơn.” Con mình đẻ ra luôn không bằng con nhà hàng xóm. Sao các mẹ không đi xin con nhà hàng xóm về mà nuôi? Con mình đẻ ra không được yêu, đi yêu và khen ngợi con nhà hàng xóm, đặt điều kiện bắt đứa trẻ phải răm rắp theo đúng mọi ý muốn của mình thì mới được yêu, ngược lại thì có toàn quyền sỉ nhục nó, coi nó không là người?

“Đấy, con nhà người ta mới ra trường đã xin được việc ngay vào chỗ này chỗ nọ, lương cao, lại sắp cưới vợ sinh con cho bà có cháu bồng đấy. Con nhà này ăn học tốn bao tiền của bố mẹ mà vẫn lông bông chả được cái tích sự gì…” Có tiền, có vợ chồng đẻ con đáp ứng nhu cầu của bố mẹ thì mới được yêu. Ngược lại, “vô tích sự.”

Tôi có thể liệt kê ra đây hàng ngàn kiểu xỉa xói, chì chiết, chỉ trích, đặt điều kiện và bắt con phải đáp ứng được điều kiện mới được yêu thương của bố mẹ – con người. Thay vì yêu thương vô điều kiện, hướng dẫn con cái để chúng sinh tồn, các quy tắc ứng xử để làm người có thể hòa nhập, sống tốt trong cộng đồng và sống cuộc đời của chúng thì bố mẹ – con người luôn đặt điều kiện để bắt chúng đáp ứng nguyện vọng, ý chí của mình và sống – thay, vì, cho – mình một cách rất ích kỷ và hoàn toàn phản tự nhiên.

Điều mà tôi cho là hư nhất, khốn nạn nhất, mà con người thậm chí không nhận ra chính là khi đặt điều kiện các ông bố bà mẹ con người luôn nhân danh tình yêu, luôn cho rằng đó là vì muốn tốt cho con! Còn sự tởm lợm nào hơn!? Xin được phép nói thẳng như thế. Chúng ta không oán trách những ông bố bà mẹ mắc phải thói đặt điều kiện khi yêu con cái, họ cũng là nạn nhân của bố mẹ ông bà, nhưng cần phải thật thẳng thắn, rõ ràng chỉ ra cái sai một cách quyết liệt và rành mạch như thế, thì mới mạnh dạn thay đổi được tư duy của chính mình, hòng tuyệt đối tránh vòng lặp bệnh lý – lặp lại điều sai ấy với con cái chúng ta.

Nuông chiều vô lối

Nuông chiều vô lối là một hình thức thể hiện của tình yêu tử cung.

Tình yêu tử cung là một cụm từ tôi dùng lặp đi lặp lại rất nhiều lần trong các bài viết về giáo dục. Tôi cũng đã giải thích khái niệm trong nhiều bài trước, xin lặp lại để các bạn mới dễ hình dung:

Tình yêu tử cung là yêu con cái một cách bảo bọc, nâng niu, chiều chuộng, chăm bẵm, che chắn thái quá sau khi đã sinh con ra. Bố mẹ có tình yêu tử cung không thể coi con là một cá thể độc lập, luôn muốn nó dính chặt, phụ thuộc vào mình như đứa bé còn nằm trong tử cung của mẹ.

Từ tình yêu tử cung, bố mẹ luôn nuông chiều bất kỳ ý thích nào của con, không thể dạy bảo hướng dẫn một điều gì. Con chó táp dọa, gừ con chó con khi nó chưa đủ tuổi ăn mà nhào vào ăn với mẹ là vì con chó mẹ không muốn con mình bị hỏng đường ruột mà chết. Nhưng bố mẹ con người nuông chiều thì luôn sợ con chết nhưng không đủ kiến thức, dũng cảm, cứng rắn trong lý trí để từ chối mà sẵn sàng chiều cho con những điều không đúng.

Một đứa trẻ ba tuổi, đòi chơi IPad của bố, bố không cho, con lăn đùng ra khóc ăn vạ, mẹ lập tức lấy cho con chơi, khi bố không đồng ý thì mẹ xị mặt ra xỉa xói chồng ích kỷ.

Một đứa trẻ tập đi, bị ngã, mẹ thấy con ngã không nặng, muốn con tập tự đứng lên nên khuyến khích, bố thấy thế liền chạy đến đánh chừa hòn gạch, quay ra mắng mẹ vô ý vô tứ để con ngã còn ngồi đó không đỡ con lên.

Bố mẹ dạy con ý thức tự lập, hướng dẫn con tự dọn đồ chơi, tự dọn bàn ăn, tự vệ sinh… ông bà thấy thế liền giành lấy làm hộ cháu, quay ra trách mắng bố mẹ cháu “nó bé tí biết gì mà bắt nó làm thế..”

Ta có thể thấy rất nhiều cảnh cả nhà cùng nuông chiều một đứa trẻ hoặc trong nhà có một, vài người nuông chiều đứa trẻ đi ngược lại cách yêu thương giáo dục của người khác.

Tình yêu tử cung, nuông chiều vô lối làm hỏng hoàn toàn đứa trẻ. Nó sẽ làm cho trẻ sống bám, dựa dẫm, luôn đòi hỏi cho bản thân, không hề nghĩ tới người khác kể cả người thân, khi lớn chắc chắn nó sẽ thành “cục nợ.”

Ở Việt Nam, ta lại còn thấy một kiểu kết hợp dị hợm khác: nuông chiều vô lối kết hợp với yêu thương có điều kiện.

Lúc trẻ còn nhỏ, là khoảng thời gian cần được yêu thương vô điều kiện và hướng dẫn, chỉ bảo cặn kẽ kỹ năng thì lại bị nuông chiều và bảo bọc trong tình yêu tử cung không dạy bảo hướng dẫn gì. Chẳng có ông bố bà mẹ nào mang thai suốt đời được nên tất lẽ dĩ ngẫu sẽ đến lúc mệt mỏi và thèm nghỉ ngơi, nhưng rủi thay, đứa con đã thành nếp dựa dẫm rồi, thế là họ quay ra đặt điều kiện bắt nó phải thế này thế nọ, chì chiết, chỉ trích nhưng vẫn không biết cách hướng dẫn. Đứa trẻ trở nên mâu thuẫn cùng cực và tội nghiệp vô cùng vô tận. Nó hoàn toàn là sản phẩm lỗi từ chính lỗi của bố mẹ, ông bà, nhưng không bao giờ bố mẹ ông bà nhận đó là lỗi của mình, họ sẽ đổ tại trời sinh tính!

Những gì cần nói tôi vẫn chưa nói hết, nhưng thiển nghĩ cũng đủ để các bậc làm bố mẹ suy nghĩ và nhận diện được các khái niệm, các hình thức thể hiện và lựa chọn cách đúng nhất cho mình để yêu và dạy con.

(Theo facebook Nguyen Thi Bich Nga)

Vũ hoa @ 11:08 19/09/2019 Số lượt xem: 35

Chúa Là Tình Yêu Có Nghĩa Là Gì?

Câu hỏi: Chúa là tình yêu có nghĩa là gì?

Trả lời: Hãy xem Kinh Thánh mô tả tình yêu như thế nào, và sau đó chúng ta sẽ thấy một lí do mà Chúa là thực chất của tình yêu. “Tình yêu thương hay nhịn nhục; tình yêu thương hay nhân từ; tình yêu thương chẳng ghen tị, chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo, chẳng làm điều trái phép, chẳng kiếm tư lợi, chẳng nóng giận, chẳng nghi ngờ sự dữ, chẳng vui về điều không công bình, nhưng vui trong lẽ thật. Tình yêu thương hay dung thứ mọi sự, tin mọi sự, trông cậy mọi sự, nín chịu mọi sự. Tình yêu thương chẳng hề hư mất bao giờ”(I Cô-rinh-tô 13:4-8a). Đây là mô tả tình yêu của Chúa, và bởi Chúa là tình yêu (I Giăng 4:8), nên đó chính là bản chất của Ngài.

Tình yêu (Chúa) không ép buộc người khác yêu thương Ngài. Những người đến với Ngài là để đáp lại tình yêu của Ngài. Tình yêu (Chúa) bày tỏ lòng nhân từ với tất cả mọi người. Tình yêu (Chúa Giê-xu) thực hiện về những việc tốt cho tất cả mọi người mà không thiên vị. Tình yêu (Chúa Giê-xu) không tham muốn những gì người khác có, sống một cuộc sống khiêm nhường mà không than phiền. Tình yêu (Chúa Giê-xu) không khoe khoang với ai về địa vị củaNgài lúc trong xác thịt, mặc dù Ngài có quyền lực vượt hơn những người Ngài đã từng tiếp xúc.. Tình yêu (Chúa) không đòi hỏi sự vâng lời. Chúa không đòi hỏi con Ngài phải vâng lời, nhưng đúng hơn Chúa Giê-xu sẵn sàng tuân phục Cha Ngài trên trời. “Nhưng thế gian phải biết rằng ta yêu mến Cha, và làm theo điều Cha đã phán dặn” (Giăng 14:31). Tình yêu (Giê-xu) là luôn luôn tìm lợi ích cho người khác.

Biểu hiện lớn nhất của tình yêu của Chúa được truyền đạt cho chúng ta trong Giăng 3:16: “Vì Đức Chúa Trời yêu thương thế gian đến đỗi đã ban con một của Ngài hầu cho hễ ai tin Con ấy sẽ không bị hư mất mà được sự sống đời đời” Rô-ma 5:8 tuyên bố cùng một thông điệp: “Nhưng Đức Chúa Trời tỏ tình yêu của Ngài cho chúng ta trong điều này: Trong khi chúng ta vẫn còn là tội nhân, Chúa Giê-xu đã chết cho chúng ta.” Chúng ta có thể nhìn thấy từ những câu Kinh Thánh, mong muốn lớn nhất của Chúa là chúng ta ở cùng với Ngài trong thiên đàng quê hương vĩnh cữu. Ngài đã khiến điều đó trở nên có thể bằng cách trả giá cho tội lỗi của chúng ta. Ngài yêu thương chúng ta bởi vì Ngài chọn như vậy, đó là ý muốn của Ngài.. Tình yêu thương tha thứ. ” Còn nếu chúng ta xưng tội mình, thì Ngài là thành tín công bình để tha tội cho chúng ta, và làm cho chúng ta sạch mọi điều gian ác.” (I Giăng 1:9).

Vậy thì, Chúa là tình yêu có nghĩa là gì? Tình yêu là một thuộc tính của Chúa. Tình yêu là phương diện trọng tâm của bản chất của Chúa, Thân Vị của Ngài. Tình yêu của Chúa không có mâu thuẩn với sự thánh khiết, công bình, công lý, hoặc thậm chí cơn giận của Ngài. Tất cả các thuộc tính của Chúa hoàn toàn hòa hợp. Tất cả những gì Chúa làm là yêu thương, cũng giống như tất cả mọi thứ Ngài làm là công bình và ngay thẳng. Chúa là kiểu mẫu hoàn hảo của tình yêu chân thật. Đáng ngạc nhiên, Chúa đã ban cho những người nhận Chúa Giê-xu làm Cứu Chúa cách cá nhân là khả năng yêu thương như Chúa, thông qua quyền năng của Chúa Thánh Linh (Giăng 1:12; I Giăng 3:1, 23-24).

English

Trở lại trang chủ tiếng Việt Chúa là tình yêu có nghĩa là gì?