Yêu Thống Là Bệnh Gì / Top 5 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | 2atlantic.edu.vn

Bệnh Chứng Thuốc Điều Trị Yêu Thống

BỆNH CHỨNG THUỐC ĐIỀU TRỊ YÊU THỐNG (ĐAU LƯNG)

Yêu thống là chỉ vùng lưng cảm phải ngoại tà (phong hàn thấp), hoặc do lao thương (té ngã chấn thương hoặc tư thế lao động không thích hợp), hoặc do thận hư mà dẫn đến khí huyết vận hành thất điều, mạch lạc bị tắc trở, thắt lưng là phủ của thận nên đau thắt lưng có quan hệ mật thiết với thận. Đau thắt lưng có thể đau ở một hoặc hai bên thắt lưng

Yêu thống (đau lưng) có thể xảy ra quanh năm và tỷ lệ mắc bệnh cao. Nó đã được báo cáo ở nước ngoài rằng 80% dân số thế giới bị đau thắt lưng. Bệnh này là một trong những bệnh phổ biến thường gặp trong khoa nội YHCT, YHCT trị liệu rất hiệu quả

Đau thắt lưng cấp, căng cơ thắt lưng, đau thắt lưng do tổn thương cột sống … vv trong Tây y, có thể tham khảo phần này để phân chứng luận trị

1. Ngoại tà xâm nhập tấn công chủ yếu là do ẩm ướt, hoặc làm việc ra mồ hôi gặp gió, mặc quần áo ẩm ướt, hoặc cảm mưa cảm lạnh, hoặc vào mùa hè, làm việc ở những nơi nóng ẩm giao tranh, lạnh lẽo ẩm ướt, nóng ẩm, nắng nóng vv … lục dâm tà độc thừa lúc lao động hư yếu mà xâm nhập vào, xâm lấn thắt lưng, gây tắc nghẽn kinh mạch vùng thắt lưng, khí huyết không thông sướng mà sinh ra đau thắt lưng. Nếu hàn tà gây bệnh, hàn làm tổn thương dương khí, chủ co rút, yêu phủ dương khí bị hư, lạc mạch lại ủng tắc sinh ra đau lưng. Nếu thấp tà gây bệnh, ẩm thấp nặng nề, trì trệ dính đọng, đi xuống, trì trệ của khí cơ, có thể khiến cho kinh khí yêu phủ uất kết không vận hành, huyết lạc ứ trở không được thông suốt, dẫn đến cân mạch cơ nhục câu cấp mà phát sinh ra đau lưng. Hoặc cảm phải thấp nhiệt (ẩm nóng), nhiệt làm thương âm, thấp làm thương dương, mà thấp nhiệt thì trì trệ dính đọng, ủng át kinh mạch, khí huyết bị uất kết không vận hành được sinh ra đau lưng

2. Khí trệ huyết ứ ở vùng lưng do gắng sức, làm việc quá nhiều hoặc đứng lâu sai tư thế, hoặc thắt lưng dùng sức không đúng cách, té ngã bị chấn thương, cân mạch khí huyết eo phủ bị lao tổn, hoặc bệnh lâu ngày lạc mạch, khí huyết vận hành không thông, có thể khiến cho khí cơ ủng trệ vùng lưng, huyết lạc ứ trở gây đau lưng

3. Thận hư thể chất suy nhược bẩm sinh tiên thiên bất túc, cộng với quá nhiều mệt mỏi, hoặc bệnh mãn tính, hoặc tuổi già sức yếu, hoặc phòng thất quá độ, dẫn đến thận tinh khuy tổn, không thể nuôi dưỡng cân mạch vùng thắt lưng mà phát sinh đau lưng. Qua nhiều thế hệ thầy thuốc đều chú trọng đến thận khuy thể hư là một trong những nguyên nhân yêu thống. Như ” Linh khu – Ngũ lung tân dịch biện” nói: “hư, cho nên sẽ làm cho thắt lưng bị đau và cẳng chân bị buốt.” ” Cảnh nhạc toàn thư – Yêu thống ” cũng cho rằng: “Đau lưng thuộc thể hư chiếm 8 – 9 phần”

1. Tự cảm thấy ở một hoặc hai bên vùng lưng đau là chính, hoặc đau rả rích, lúc đau lúc không, làm việc nhiều thì đau, nghĩ ngơi thì đỡ, đè vào thì giảm; hoặc chỗ đau cố định, đau nhói khó chịu, hoặc như dùi đâm, đè vào rất đau

2. Vùng lưng vốn bị ngoại sinh, chấn thương, căng thẳng

3. Làm một số xét nghiệm hoặc chụp x quang vùng lưng, giúp chẩn đoán bệnh, theo tây y có nêu ra đau lưng cấp tính, căng cơ thắt lưng, viêm cột sống dính khớp, tăng sản đốt sống thắt lưng …

1. Thận tuy có đau vùng lưng do lạnh, và tương tự như đau thắt lưng, nhưng nhiều người có cơ thể nặng nề, lạnh dưới thắt lưng, đau quặn bụng dưới … là một bệnh độc lập cấp tính, cần phải phân biệt

3. Nhiệt lâm, thạch lâm trong chứng lâm, thường đi kèm với đau thắt lưng, nhưng nó phải đi kèm với đi tiểu thường xuyên, lượng ít ngắn rít hoặc trong nước tiểu đục máu, nó có thể được phân biệt với bệnh này

1. Biện ngoại cảm nội thương: Ở chổ ẩm thấp, nhọc nhằn sương gió, cảm thụ thấp nhiệt, hoặc bệnh sử lao lực quá độ, ngã va đập vùng lưng, khởi phát bệnh nhanh, hoặc đau thắt lưng không thể trở mình được, biểu hiện là khí trệ huyết ứ, là do ngoại cảm yêu thống; người già suy nhược cơ thể, hoặc có buồn phiền quá độ, thất tình nội thương, khí huyết khuy hư, bệnh phát chầm chậm, đau lưng kéo dài, lúc có lúc không, biểu hiện chứng trạng thận hư, thuộc nội thương yêu thống

2. Biện tiêu bản hư thực: Thận tinh bất túc, khí huyết khuy hư là gốc; tà khí nội trở, kinh lạc ủng trệ là ngọn. ” Cảnh nhạc toàn thư – Yêu thống ” nói: “không có biểu tà, hoặc không có thấp nhiệt, hoặc vì lao khổ, hoặc vì tửu sắc trác táng, hoặc vì thất tình ưu uất, đó là thuộc chân âm hư chứng”

Yêu thống phân hư thực luận trị, hư lấy bổ thận tráng yêu là chủ, kiêm điều dưỡng khí huyết; thực thì lấy khư tà hoạt lạc là chủ, tùy theo nguyên nhân, mà lấy pháp hoạt huyết hóa ứ, tán hàn trừ thấp, hoặc thanh tả thấp nhiệt …Hư thực lẫn lộn, cần phân biệt chủ thứ, chú ý gốc ngọn mà trị liệu

Chứng trạng: lưng đau nặng sau khi bị lạnh, đổi hướng bất lợi, dần dần nặng thêm, mỗi khi mưa dầm hoặc sau khi bị lạnh vùng lưng càng đau tăng, chỗ đau thích ấm nóng, có nhiệt thì giảm, rêu trắng nhớt mà nhuận, mạch trầm tế hoặc trầm trì

Trị pháp: tán hàn trừ thấp, ôn kinh thông lạc

Can khương, cam thảo, đinh hương, thương truật, bạch truật, quất hồng, phục linh, đại táo. Sắc uống

Trong phương can khương, cam thảo, đinh hương tán hàn ôn trung, để tráng tỳ dương; thương truật, bạch truật, quất hồng kiện tỳ táo thấp; phục linh kiện tỳ thẩm thấp. Các thuốc hợp dụng, ôn vận tỳ dương để tán hàn, kiện vận tỳ khí để hoá thấp lợi thấp, nên hàn khứ thấp trừ, các chứng có thể giải đựợc

Đau do lạnh nhiều, câu có khó chịu, tay chân lạnh, gia phụ tử, nhục quế, bạch chỉ để ôn dương tán hàn

Nếu thấp thịnh dương suy yếu, lưng toàn thân nặng trệ, gia độc hoạt, ngũ gia bì trừ thấp thông lạc

Nếu kiêm có phong, đau chạy lung tung, gia phòng phong, khương hoạt sơ phong tán tà

Độc hoạt 2c; Phòng phong 2c; Bạch thược 3c; Đỗ trọng 3c; Phục linh 3c; Tang ký sinh 3c; Tế tân 2c; Xuyên khung 3c; Ngưu tất 3c; Chích thảo 2c; Tần giao 3c; Đương qui 4c; Sinh địa hoàng 3c; Đảng sâm 4c; Quế tăm 1c. Sắc nước uống chia 2 lần trong ngày

Nếu do hàn thấp, dễ thương đến dương khí, nếu tuổi cao thể trạng suy nhược hoặc bệnh lâu ngày không khỏi, ắt phải tổn thương đến thận dương, sẽ thấy chứng lưng gối đau yếu, mạch trầm vô lực, trị nên tán hàn trừ thấp làm chủ, kiêm bổ thận dương, gia thố ti tử, bổ cốt chỉ, kim mao cẩu tích, để trợ ôn dương tán hàn

Chứng này nên phối hợp liệu pháp chườm nóng để hiệu quả điều trị rỏ rệt. Lấy muối ăn sao nóng, lấy vải thưa băng bó vào chỗ đau, nguội thì sao nóng bó lại, mỗi ngày 4 lần bên trái và phải, hoặc lấy KHẢM LY SA chườm nóng vào chỗ đau, thuốc dùng đương qui 38g, xuyên khung 50g, thấu cốt thảo 50g, phòng phong 50g, thiết tiết 10kg, 5 vị trên, ngoại trừ thiết tiết, ta cho dấm vào nấu 2 lần, tiếp đem thiết tiết sao cho hồng, sắc nấu loại bỏ tạp chất, phơi khô, đập vụn thành thô mạt, lúc dùng thời cho dấm lượng vừa đủ quấy đều, lấy vải thưa băng bó vào chỗ đau

Chứng trạng: lưng xương hông căng đau, thống, làm cản trở vận động, nơi đau có cảm giác nóng bứt rứt, về mùa hè hoặc sau khi bị nhiệt vùng lưng càng đau tăng, gặp lạnh đau giảm, miệng khát không muốn uống, nước tiểu vàng đỏ, hoặc sau giờ ngọ thân nhiệt, mồ hôi ra ít, lưỡi hồng rêu vàng nhớt, mạch nhu sác hoặc huyền sác

Trị pháp: thanh nhiệt lợi thấp, thư cân hoạt lạc

Hoàng bá 1l, Thương truật 1l, gia: Đương quy 4c, Qui bản 4c, Ngưu tất 4c, Tỳ giải (tỳ tiển) 4c, Phòng kỷ 4c

Trong phương hoàng bá, thương truật tân khai khổ táo để thanh hoá thấp nhiệt, tuyệt kỳ bệnh nguyên; phòng kỷ, tỳ tiển lợi thấp hoạt lạc, sướng đạt khí cơ; đương qui, ngưu tất dưỡng huyết hoạt huyết, dẫn thuốc xuống chạy thẳng vào bệnh; qui bản bổ thận tư thận, phòng ngừa khổ táo thương âm, lại phòng bệnh biến. Các thuốc hợp dụng, ngụ công mà bổ, công bổ kiêm thi, khiến thấp nhiệt khứ mà không thương đến chính khí

Lâm chứng đa gia thổ phục linh, mộc qua để thẩm thấp thư cân, tăng cường hiệu lực của các thuốc

Nhiệt thiên trọng phiền thống, miệng khát tiểu đỏ, gia chi tử, sinh thạch cao, ngân hoa đằng, hoạt thạch để thanh nhiệt trừ phiền

Thấp thiên trọng, nữa người nặng đau, nạp không vào, gia phòng kỷ, tỳ tiển, tàm sa, mộc thông để trừ thấp thông lạc

Kiêm có phong mà thấy yết hầu thủng đau, mạch phù sác, gia sài hồ, hoàng cầm, cương tàm để phát tán phong tà

Thấp nhiệt lâu ngày kiêm có thương âm, gia NHỊ CHÍ HOÀN để tư âm bổ thận

Hạn liên thảo, Nữ trinh tử lượng bằng nhau

Cửu chưng, cửu sái tán bột luyện mật làm hoàn, mỗi lần uống 12g, có thể làm thuốc thang sắc uống

Chứng trạng: đau cố định một chố, hoặc căng trướng đau khó chịu, hoặc đau như dùi đâm, ngày nhẹ đêm nặng, hoặc lâu dài không khỏi, cử chỉ hoạt động khó chịu, thậm chí không thể xoay chuyển được, chỗ đau cự án, mặt môi tối đen, lưỡi gân xanh hoặc có ứ ban, mạch phần nhiều huyền sáp hoặc tế sác.Bệnh trình lâu dài, thường do có tiền sử ngoại thương, lao tổn

Pháp trị: hoạt huyết hoá ứ, lý khí chỉ thống

Trong phương đương qui, xuyên khung, đào nhân, hoạt huyết hoá ứ, để sơ đạt kinh lạc; phối mộc dược, ngũ linh chi, địa long hoá ứ tiêu thủng chỉ thống; hương phụ lý khí hành huyết; ngưu tất cường yêu bổ thận, hoạt huyết hoá ứ, lại có thể dẫn thuốc đi đến nơi bị bệnh. Các thuốc hợp dụng, có thể khiến cho ứ khứ ủng giải, kinh lạc khí huyết sướng đạt mà lưng hết đau

Toàn thân đau nhức, có thể dùng nguyên phương trong có tần giao, khương hoạt, nếu kiêm phong thấp tý thống, vẫn có thể bảo lưu ứng dụng, thậm chí gia thêm độc hoạt, uy linh tiên để khứ phong trừ thấp

Nếu đau nhức kịch liệt, ngày nhẹ đêm nặng, ứ huyết cố kết, có thể gia các loại trùng như quảng trùng, địa miết trùng, sơn giáp châu cùng hiệp đồng trong phương có địa long, để phát huy td thông lạc khư phong

Do vặn bẻ, sái thương, hoặc tư thế cơ thể bất chính mà dẫn đến đau nhức, gia nhủ hương phối mộc dược trong để hoạt lạc chỉ thống, gia thanh bì phối hương phụ trong phương để hành khí thông lạc, nếu mới bị thương có có thể phối phục THẤT LY TÁN uống. Thận hư xuất hiện lưng gối yếu mõi, gia đỗ trọng, xuyên tục đoạn, tang ký sinh để cường tráng yêu thận

Băng phiến 0.48g, chu sa 4g, đương qui 80g, hồng hoa 6g, huyết kiệt 40g, mộc dược 6g, nhi trà 8g, nhũ hương 6g, xạ hương 4g. Tán bột, uông mỗi lần 2g – 4g với rượu lâu năm ham nóng. Hoặc hoà với rượu bôi

Chứng này cũng có thể phối hợp cao dược dán. Như A QUÌ CAO dán ở lưng, trong phương có a quì, khương hoạt, độc hoạt, huyền sâm, quan quế, xích thược, xuyên sơn giáp, tô hợp hương du, sinh địa, thử thỉ, đại hoàng, bạch chỉ, thiên ma, hồng hoa, xạ hương, thổ mộc miết, hoàng đơn, mang tiêu, nhủ hương, mộc dược cấu thành, hoặc ngoại dụng thuốc thành phẩm như HỒNG HOA DẦU, hiệu quả đối với trật đả rất tốt

Phối hợp xoa bóp và vật lý trị liệu, cũng có thể đạt được hiệu quả rỏ rệt

Chứng trạng: đau lưng ê ẩm là chủ yếu, thích đè thích nắn, đùi gối vô lực, lao lực nhiều càng nặng thêm, nằm thì giảm, thường phát tác nhiều lần. Thiên dương hư, thì bụng dưới khó chịu, sắc mặt trắng sáng, chân tay không ấm (mát lạnh), hơi thở ngắn mệt mõi, lưỡi nhạt mạch trầm tế; Thiên âm hư, thì tâm phiền mất ngủ, miệng ráo yết hầu khô, thất miên, sắc mặt đỏ, lòng bàn tay chân nóng, lưỡi đỏ ít rêu, mạch huyền tế sác

Trị pháp: thiên dương hư giả, nghi ôn bổ thận dương; thiên âm hư giả, nghi tư bổ thận âm

Thiên dương hư lấy HỮU QUI HOÀN làm chủ phương để ôn dưỡng mệnh môn hoả. Trong phương dụng thục địa, sơn dược, sơn thù du, câu kỷ tử bồi bổ thận tinh, là lấy âm trung cầu dương chi dụng; đỗ trọng cường yêu ích tinh; thố tư tử bổ ích can thận; đương qui bổ huyết hành huyết. Các thuốc hợp dụng, cùng tăng cường công năng ôn thận tráng yêu

Thục địa 8c; Sơn dược sao 4c; Sơn thù 3c; Câu kỷ tử 4c; Đỗ trọng (tẩm gừng sao) 4c; Thỏ ty tử 4c; Thục Phụ tử 2c; Nhục quế 2c; Đương qui 3c; Lộc giác giao 4c

Thiên âm hư lấy TẢ QUI HOÀN làm chủ phương để tư bổ thận âm. Trong phương thục địa, câu kỷ, sơn thù du, qui bản giao bổ khuyết thận âm; phối thố ty tử, lộc giác giao, ngưu tất để ôn thận tráng yêu, thận được tư dưỡng thì hư thống có thể trừ được.

Thục địa 8c; Sơn thù 4c; Hoài sơn 4c; Thỏ ty tử 3c, Câu kỷ tử 4c, Xuyên Ngưu tất 3c, Lộc giác giao 4c, Qui bản giao 4c

Nếu hư hoả nhiều, có thể gia ĐẠI BỔ ÂM HOÀN tống phục

Hoàng bá sao 4c; Thục địa (chưng rượu) 6c; Tri mẫu (rượu sao) 4c; Qui bản (tẩm giấm nướng) 6c. Sắc uống

Nếu lưng đau lâu ngày không khỏi, đó là âm dương đều hư không hiện rỏ ràng, có thể phục dụng THANH NGA HOÀN bổ thận để trị đau lưng

Đại toán (bỏ vỏ) 160g, đỗ trọng 160g, hồ đào nhục sao 160g, phá cố chỉ 160g. Tán bột làm hoàn

Thận là tiên thiên, tỳ là hậu thiên, 2 tạng tương tế, ôn vận khắp chu thân. Nếu thận hư lâu ngày, không thể làm ấm ấp tỳ thổ hoặc đi lâu đứng lâu, lao lực thái quá, cơ lưng lao tổn, thường dẫn đến tỳ khí khuy hư, thậm tắc hạ hãm, lâm sàng ngoài chứng thận hư ra, có thể thấy chứng hơi thở ngắn mệt mõi, khí đoản phạt lực, lời nói yếu nhược, ăn ít cầu lỏng hoặc thận tạng sa xuống vv. Trị nên bổ thận làm chủ, giúp kiện tỳ ích khí, thăng cử thanh dương, gia đảng sâm, hoàng kỳ, thăng ma, sài hồ, bạch truật bổ khí thăng đề, trợ thận thăng cử

Nếu bệnh nhân bị đau thắt lưng có thể được điều trị kịp thời và đúng cách, tiên lượng chung là tốt. Tuy nhiên nếu điều trị sai không đúng cách, bệnh kéo dài, đau đớn trong một thời gian dài, khí uất huyết trở ở mạch lạc, tà khí ích cố, dinh huyết càng hư suy, thắt lưng cơ bắp khớp xương không còn vinh quang, kết cục có thể chuyển thành bệnh nuy, nan hoán (Liệt, gân thịt mềm nhũn không cử động được), tiên lượng kém.

1. Tránh lạnh, nóng ẩm xâm nhập tấn công cải thiện cuộc sống, môi trường làm việc lạnh và ẩm ướt, không ngồi trong vùng đất ngập nước, không dầm mưa lội nước, lau cơ thể kịp thời sau khi lao động đổ mồ hôi, thay quần áo hoặc uống súp gừng để xua tan cảm lạnh

2. Chú ý đến lao động vệ sinh vùng lưng phải phù hợp, không nâng vật nặng, không mang vật nặng trong thời gian dài, ngồi, nằm, đi bộ phải duy trì tư thế đúng. Nếu trong công việc yêu cầu cần dùng lực ở lưng hoặc uốn cong, nên có thời gian thử lỏng để thư giãn vùng lưng

4. Làm việc vừa phải, điều độ, không làm thận tinh khuy tổn, thận dương hư bại

5. Thể chất hư nhược, cần ăn uống thích hợp, đúng cách, có thể dùng thực phẩm chức năng bổ thận

Ở những bệnh nhân bị đau thắt lưng, ngoài việc tiếp tục chú ý đến các vấn đề trên, khi dùng sức vùng thắt lưng nên cẩn thận, nếu cần thiết nghỉ ngơi hoặc đeo đai hỗ trợ thắt lưng để giảm tải cho thắt lưng. Căn cứ vào tình huống đau lưng do lạnh nóng có thể chườm nóng, chườm lạnh vv… Đau thắt lưng mãn tính nên được kết hợp với xoa bóp và vật lý trị liệu để thúc đẩy sự phục hồi của họ. Đau thắt lưng thể thấp nhiệt thận trọng các thức ăn cay nóng rượu mạnh, đau thắt lưng thể hàn thấp thận trọng các thực phẩm hàn lương

Đau thắt lưng, ngoại cảm nội thương đều có thể xảy ra, nguyên nhân sinh bệnh là do phong hàn thấp nhiệt, khí trệ huyết ứ uẩn trệ kinh lạc, hoặc thận tinh khuy tổn, cân mạch mất sự điều dưỡng. Bởi vì lưng là phủ của thận, nhưng thận là nền tảng, phong hàn thấp nhiệt, khí trệ huyết ứ là ngọn, hư thì bổ thận tráng yêu, thực thì khư tà hoạt lạc, trên lâm sàng cần phân rõ tiêu bản hoãn cấp, phân biệt chọn dùng pháp trị tán hàn, trừ thấp, thanh nhiệt, lý khí, hóa ứ, ích tinh, bổ thận vv … nếu hư thực lẫn lộn, vừa công vừa bổ, hoặc vừa bổ vừa công, cân nhắc điều trị. Phối hợp với cao dán, châm cứu, xoa bóp, vật lý trị liệu và các phương pháp khác có thể có kết quả tốt hơn. Chú ý đến sự kết hợp giữa làm việc và nghỉ ngơi, bảo vệ thận tinh, chú ý vệ sinh lao động, tránh chấn thương, cảm phải tà khí bên ngoài v.v…và giúp ngăn ngừa sự xuất hiện của đau thắt lưng.

Vấn đề sử dụng các thuốc cũng hết sức tinh tế và khá phức tạp, đòi hỏi sự hiểu biết về bệnh lý cũng như đặc điểm của các thuốc. Đỏi hỏi người thầy thuốc phải có thái độ hợp lý trong việc nhận định bệnh, lựa chọn loại thuốc phù hợp, nắm vững tác dụng, độc tính, tác dụng phụ, tương tác thuốc…

Lupus Ban Đỏ Hệ Thống Là Bệnh Gì?

Tác giả: Giang Lê, Tham vấn y khoa: BS. Nguyễn Thường Hanh.

Lupus ban đỏ hệ thống hay lupus ban đỏ là bệnh tự miễn, làm viêm mô liên kết và có thể tổn hại đến các cơ quan khác trong cơ thể. Bệnh xảy ra khi hệ miễn dịch tự sản xuất kháng thể tự tấn công vào các cơ quan trong cơ thể. Bệnh ảnh hưởng đến khớp, da, phổi, tim, mạch máu, thận, hệ thần kinh và tế bào máu. Lupus ban đỏ còn gây ra hiện tượng Raynaud (tình trạng mạch máu bị co thắt lại khiến ngón tay, ngón chân, tai và mũi bị đau và tím tái).

Bệnh thường có hai giai đoạn bệnh nặng và nhẹ xen kẽ nhau. Đa số các trường hợp nhiễm bệnh không có ảnh hưởng gì đến cuộc sống.

Những ai thường mắc phải bệnh lupus ban đỏ?

Cứ 2000 người thì có 1 người bị lupus ban đỏ. Trong đó số bệnh nhân nữ bị nhiều gấp 5 lần so với số bệnh nhân nam, đặc biệt với phụ nữ đang mang thai hoặc trong thời kỳ kinh nguyệt, các triệu chứng sẽ nặng thêm. Bệnh nhân lupus ban đỏ phần lớn là từ 15 đến 40 tuổi. Người Mỹ gốc Phi và người Châu Á và người có tổ tiên gốc Tây Ban Nha mắc bệnh nhiều hơn người da trắng.

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh lupus ban đỏ là gì?

Dấu hiệu của lupus ban đỏ xuất hiện phụ thuộc vào cơ quan mắc bệnh. Những triệu chứng ban đầu bao gồm:

Mệt mỏi;

Đau khớp và sưng hay xơ cứng khớp, thường ở tay, thắt lưng và đầu gối;

Bị phát ban ở phần cơ thể tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, thường là ở mặt (gò má và mũi);

Hiện tượng Raynaud làm cho đầu ngón tay, ngón chân tím tái và đau đớn khi tiếp xúc với lạnh;

Viêm màng phổi, gây ra cơn đau khi thở cùng thở gấp;

Thận bị ảnh hưởng có thể dẫn đên cao huyết áp và suy thận.

Lupus ban đỏ ảnh hưởng đến trí nhớ và tâm trạng và gây ra stress hay lẫn lộn.

Nguyên nhân gây ra bệnh lupus ban đỏ là gì?

Nguyên nhân gây bệnh vẫn chưa được rõ, nhưng yếu tố môi trường và di truyền có thể gia tăng nguy cơ mắc bệnh. Người tiếp xúc với ánh nắng mặt trời hoặc sống trong môi trường bị phơi nhiễm virus, hoặc thường gặp stress có nguy cơ mắc bệnh. Hormone và giới tính cũng là một phần nguyên nhân. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng hormone estrogen có vai trò trong việc hình thành bệnh.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh lupus ban đỏ?

Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc lupus ban đỏ bao gồm:

Giới tính: lupus phổ biến hơn ở phụ nữ, đặc biệt là khi mang thai và có kinh nguyệt;

Thường xuyên tắm nắng hoặc tiếp xúc trực tiếp với nắng;

Bị nhiễm trùng;

Dùng thuốc đặc trị, đặc biệt là thuốc chống động kinh, hạ huyết áp và kháng sinh;

Tuổi tác: mặc dù lupus ảnh hưởng đến mọi người ở mọi lứa tuổi, nhưng thường được chẩn đoán trong độ tuổi từ 15 và 40.

Điều trị bệnh lupus ban đỏ

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh lupus ban đỏ?

Cách điều trị Lupus ban đỏ hệ thống phụ thuộc vào triệu chứng và vị trí bị phát ban. Bác sĩ có thể chỉ định cho bạn thuốc kháng viêm không chứa steroid.

Ngoài ra, thuốc ức chế miễn dịch như prednisone cũng có hiệu quả khá tốt đối với lupus ban đỏ.

Nếu bệnh vẫn không tiến triển, bác sĩ sẽ dùng thuốc đặc trị như hydroxychloroquine trị sốt rét và viêm khớp, methotrexate trị thấp khớp, azathioprine và cyclophosphamide ức chế miễn dịch.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh lupus ban đỏ?

Bác sĩ chẩn đoán lupus đỏ từ bệnh sử, khám lâm sàng và làm xét nghiệm máu.

Các xét nghiệm máu bao gồm đo tốc độ lắng hồng cầu (ESR), xét nghiệm công thức máu (CBC), kháng thể kháng nhân (ANA) và xét nghiệm nước tiểu. Đo tốc độ lắng hồng cầu để kiểm tra mức độ viêm. Xét nghiệm công thức máu để xác định số tế bào hồng cầu và tiểu cầu.

Bác sĩ có thể chỉ định xét nghiệm anti-dsDNA chuyên dùng để chẩn đoán Lupus ban đỏ hệ thống.

Người mắc bệnh lupus ban đỏ sống được bao lâu?

Khi mắc bệnh, chúng ta thường lo lắng, không biết mình mắc bệnh có nặng không. Tương tự vậy, người mắc bệnh lupus thường có hai vấn đề họ luôn quan tâm: bệnh lupus ban đỏ có chữa được không? và người mắc bệnh lupus ban đỏ sống được bao lâu?.

Trên thực tế, vẫn chưa có một phương pháp nào giúp điều trị hoàn toàn bệnh lupus ban đỏ. Việc điều trị chỉ giúp giảm nhẹ các triệu chứng, từ đó bạn có thể sống thêm ít nhất 10 năm, thậm chí cũng có người sống lâu bằng người khỏe mạnh. Điều quan trọng là bạn cần phải tuân theo mọi hướng dẫn của bác sĩ để cải thiện bệnh tốt hơn.

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh lupus ban đỏ?

Không hút thuốc. Hút thuốc làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch và có thể làm trầm trọng thêm các tác động của lupus về tim và mạch máu của bạn;

Có chế độ ăn uống lành mạnh, bổ sung vitamin D và omega-3. Đôi khi bạn cần kiêng cữ trong chế độ ăn uống, đặc biệt là nếu huyết áp cao, suy thận hoặc gặp các vấn đề tiêu hóa;

Tập thể dục đều đặn để cơ thể tăng sức dẻo dai và đề kháng tốt hơn;

Tránh tiếp xúc ánh nắng trực tiếp. Bạn có thể dùng kem chống nắng có SPF 50 hoặc cao hơn nếu bắt buộc phải đi ra ngoài;

Nghỉ ngơi vừa đủ. Nếu bị lupus ban đỏ hệ thống, bạn sẽ thấy mệt ngay cả khi cơ thể không cần nghỉ ngơi, do đó, bạn chỉ nên nghỉ vừa đủ và cố gắng vận động nhẹ nhàng thay vì nằm;

Dùng thuốc theo chỉ dẫn. Gọi bác sĩ nếu gặp tác dụng phụ của thuốc.

Người mắc lupus ban đỏ nên ăn gì?

Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện bệnh. Một số loại thực phẩm mà người bệnh lupus ban đỏ nên bồ sung hàng ngày như:

Rau xanh và trái cây

Thực phẩm giàu canxi và vitamin D như phô mai, sữa, sữa chua,… giúp ngăn ngừa loãng xương

Ngũ cốc nguyên hạt và lúa mì

Thực phẩm giàu protein và ít chất béo

Nước: bạn nên uống đủ 1,5-2l nước mỗi ngày

Bên cạnh đó, người bệnh cũng không nên ăn một số loại thực phẩm như:

Thực phẩm nhiều chất béo

Đồ uống có caffeine

Thực phẩm nhiều muối

Rượu

Lupus ban đỏ thường gặp ở nữ giới. Đây là một bệnh tự miễn và biểu hiện bệnh rất đa dạng, do đó đôi khi chẩn đoán bệnh rất khó khăn. Điều trị bệnh chủ yếu là sử dụng nhóm thuốc ức chế miễn dịch. Khi bệnh bùng phát, bác sĩ sẽ sử dụng thuốc theo phác đồ tấn công trong 6-8 tuần cho đến khi lui bệnh và chuyển sang phác đồ điều trị duy trì. Các thuốc ức chế miễn dịch có nhiều tác dụng phụ, do đó bạn nên sử dụng theo hướng dẫn của bác sĩ và tái khám thường xuyên ngay cả khi lui bệnh.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Hello Bacsi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Bệnh Lạ: Hoang Tưởng Về Tình Yêu Là Một Bệnh

Một ngày đẹp trời bạn nhìn thấy người ấy lạnh lùng bước qua, nhưng oái oăm thay, bạn không nghĩ như vậy, bạn tự vẽ ra một thế giới hoang đường có người ấy và bạn.

Bạn đã mắc hội chứng hoang tưởng về tình yêu cực kì nghiêm trọng.

Quay về lịch sử y khoa, thuật ngữ erotomania lần đầu được bác sĩ tâm thần người Pháp Gaetan Gatian de Clérambault sử dụng vào năm 1921, bởi vậy nên nó còn tên gọi khác là hội chứng De Clérambault.

Hiện các nhà khoa học vẫn chưa xác nhận nguyên nhân chính thức của hội chứng hoang tưởng tình yêu này ngoài vấn đề tâm lý.

Theo đó, người bị erotomania thường xuyên ngộ nhận những người có địa vị xã hội, kinh tế, chính trị cao đang si mê họ đến mất lý trí.

Bệnh nhân có niềm tin mãnh liệt vào việc người kia dù không hề có bất kì bằng chứng nào chứng minh cho tình yêu của người đó.

Họ tự ngụy tạo mọi lý do để hợp thức hóa tình cảm giả dựng kia và hoàn toàn đặt niềm tin vào tình yêu đó.

Tình yêu khiến họ trở nên phấn khích hơn và ngày càng chìm đắm đến mức phát bệnh với các dấu hiệu cơ bản như: cuồng yêu, liên tục nói về “người ấy”, liên tục gửi thư, email hoặc quà tặng cho người yêu trong tưởng tượng, nhắn tin hoặc gọi “người ấy” giả tạo, điên loạn mất kiểm soát thậm chí có hành vi quấy rối người khác nơi công cộng, đôi khi bị cơ quan chức năng khiển trách hoặc bắt giữ,…

Theo Medical News Today, người bệnh sống với niềm tin được một người hoàn mỹ yêu thương, dù thực tế không phải vậy.

Hội chứng hoang tưởng người khác yêu mình có thể xảy ra trong thời gian dài hoặc chỉ trong những giai đoạn ngắn, được gọi là “phá vỡ tâm thần”.

Phá vỡ tâm thần là một triệu chứng phổ biến của các tình trạng sức khỏe tâm thần, có thể xảy ra trong các rối loạn như tâm thần phân liệt, rối loạn hoang tưởng và rối loạn lưỡng cực.

Có một vài quan điểm đồng thuận rằng hội chứng này bắt nguồn từ ám ảnh thiếu tình cảm từ thời ấu thơ.

Việc thiếu tình cảm trong thời kỳ ấu thơ là một trong các điểm ảnh hưởng nhiều nhất đến phát triển tâm lý gây nên căn bệnh, ảnh hưởng đến sự phát triển về tâm lý và tâm thần của người bệnh.

Nhà nhân chủng học, tiến sĩ Helen Fisher cho biết, hình ảnh chụp não của 18 bệnh nhân hội chứng hoang tưởng người khác yêu mình đã cho thấy sự hưng phấn khác thường.

Tình yêu thật sự sẽ kích hoạt sự hưng phấn của não bộ, nhưng nếu tình yêu đó không được đáp trả thì nó sẽ biến thành nỗi ám ảnh và dẫn tới chứng bệnh nguy hiểm này.

Năm 1980, bệnh nhân đầu tiên được xác minh là một người phụ nữ. Theo đó, cô ta tin rằng có nhiều người đàn ông khác nhau (ở những thời điểm khác nhau) đang yêu và theo đuổi mình một cách mãnh liệt.

Năm 1995, Robert Dewey Hoskins theo đuổi ca sĩ nổi tiếng Madonna và anh tin rằng cô đã được định sẵn là vợ anh. Anh ta trèo tường vào nhà Madonna nhiều lần, đe dọa cô trước khi bị tòa xét xử và bị tống giam 10 năm.

Erotomania có thể khiến bệnh nhân thể hiện hành vi hung hăng và gây nguy hiểm. Trong nhiều trường hợp, những hành động này có thể khiến người bệnh bị bắt vì tội rình rập hoặc quấy rối.

Tồi tệ hơn, hội chứng hoang tưởng người khác yêu mình có thể khiến một người phát cuồng và sẵn sàng giết chết người họ yêu, sau đó tự sát.

Erotomania có thể chỉ kéo dài trong vài ngày, nhưng thường bệnh sẽ tiếp diễn và trầm trọng hơn trong nhiều năm nếu không được phát hiện kịp thời, tránh những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.

Minh Anh (Nguồn Scitechdaily)

Bệnh Lupus Ban Đỏ Hệ Thống Là Gì Và Giải Pháp Điều Trị?

Lupus ban đỏ hệ thống là một bệnh tự miễn. Trong đó hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công vào các mô khỏe mạnh của cơ thể. Bệnh có thể dẫn đến các triệu chứng từ nhẹ đến nghiêm trọng và có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.

Bệnh Lupus ban đỏ hệ thống là gì?

Bình thường hệ thống miễn dịch sẽ đẩy lùi nhiễm trùng và vi khuẩn để giữ cho cơ thể khỏe mạnh. Tuy nhiên, khi mắc các bệnh tự miễn, bao gồm bệnh Lupus ban đỏ hệ thống, hệ thống miễn dịch sẽ tấn công các tế bào, mô và cơ quan khỏe mạnh của cơ thể.

Lupus ban đỏ hệ thống là loại Lupus phổ biến nhất. Các triệu chứng phổ biến thường bao gồm đau đầu, sưng đau khớp, đau ngực, rụng tóc, lở loét miệng, sưng các hạch bạch huyết, cảm thấy mệt mỏi và thường phát ban hình bướm trên mặt.

Bệnh thường có xu hướng nghiêm trọng hơn các loại Lupus khác và có thể gây viêm da, thấp khớp, ảnh hưởng đến thận, phổi, máu, tim hoặc tổng hợp các tổn thương trên và gây tử vong.

Nguyên nhân gây Lupus ban đỏ hệ thống

Nguyên nhân cụ thể gây Lupus ban đỏ hệ thống vẫn chưa được xác định. Tuy nhiên, một số yếu tố và tác nhân có thể dẫn đến tình trạng này bao gồm:

1. Di truyền học

2. Giới tính và nội tiết tố

Một số khảo sát cho biết, Lupus ban đỏ hệ thống ảnh hưởng đến phụ nữ nhiều hơn nam giới. Ngoài ra, phụ nữ mang thai và đang trong chu kỳ kinh nguyệt có thể xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng hơn.

3. Yếu tố môi trường

Mặc dù không có nghiên cứu hoặc báo cáo cụ thể, tuy nhiên một số yếu tố môi trường có thể kích hoạt Lupus ban đỏ hệ thống. Các yếu tố tác động phổ biến bao gồm:

Tiếp xúc trực tiếp với tia cực tím hoặc ánh sáng mặt trời

Nhiễm virus

Thường xuyên sử dụng một số loại thuốc

Stress, căng thẳng về mặt thể chất và tinh thần

Chấn thương ngoài da

Triệu chứng nhận biết Lupus ban đỏ hệ thống

Các triệu chứng Lupus ban đỏ hệ thống có thể thay đổi và thường thay đổi theo thời gian. Bệnh thể ảnh hưởng đến tất cả các cơ quan và hệ thống của cơ thể. Dấu hiệu nhận biết phổ biến thường bao gồm:

1. Ảnh hưởng đến da

Có khoảng 70% các trường hợp Lupus ban đỏ gây ra các triệu chứng ảnh hưởng đến da. Tổn thương này có thể là cấp tính, bán cấp tính hoặc mạn tính.

Người bệnh có thể xuất hiện những mảng da đỏ, có vảy trên da. Ngoài ra, da mặt người bệnh có thể phát ban có dạng cánh bướm kéo dài cả hai bên má.

Ngoài ra, một số đối tượng bệnh có thể bị rụng tóc, loét mũi, miệng và xuất hiện các tổn thương da khác.

Có 50% các trường hợp trẻ em bệnh Lupus ban đỏ bị thiếu máu. Ngoài ra, người bệnh có thể bị thiếu tiêu cầu, tế bào máu và rối loạn huyết khối.

3. Triệu chứng ảnh hưởng đến tim, phổi và thận

Bệnh có thể gây viêm ngoài màng tim, viêm cơ tim, viêm nội tâm mạc, xơ vữa động mạch, hở van tim.

Đối với phổi, Lupus có thể gây viêm màng phổi, viêm phổi, tăng huyết áp phổi, xuất huyết phổi. Tuy nhiên, hiếm khi bệnh khiến giảm thể tích phổi hoặc hội chứng co thắt phổi.

Đối với thận, Lupus có thể dẫn máu, protein vào nước tiểu và dẫn đến thận yếu hoặc suy thận. Bệnh có thể dẫn đến suy thận cấp hoặc mạn tính.

4. Ảnh hưởng đến cơ bắp và xương

Có khoảng 90% các trường hợp Lupus ban đỏ hệ thống bị đau khớp. Các khớp nhỏ như khớp bàn tay, cổ tay thường dễ bị ảnh hưởng, mắc dù tất cả các khớp đều có nguy cơ bị ảnh hưởng.

Không giống như viêm khớp dạng thấp, viêm khớp do Lupus thường ít nghiêm trọng. Tuy nhiên, gần 10% các trường hợp, người bệnh có thể bị lao xương, biến dạng các khớp xương ở tay và chân.

Ngoài ra, viêm khớp do Lupus có thể làm tăng nguy cơ gãy xương ở phụ nữ trẻ tuổi.

5. Ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh

Các biểu hiện thần kinh thường gặp Lupus ban đỏ hệ thống bao gồm rối loạn chức năng nhận thức, rối loạn tâm trạng, bệnh mạch máu não, co giật, viêm đa dây thần kinh, rối loạn lo âu, rối loạn tâm thần, trầm cảm, rối loạn nhân cách,….

Rối loạn thần kinh làm tăng tỷ lệ tử vong ở bệnh nhân Lupus ban đỏ hệ thống. Do đó, các tại các nhà khoa học đang nghiên cứu để làm giảm nguy cơ mắc bệnh và tử vong.

6. Triệu chứng ảnh hưởng đến mắt

7. Ảnh hưởng đến hệ thống sinh sản

Trong hầu hết các trường hợp, các triệu chứng Lupus ban đỏ hệ thống thường nghiêm trọng hơn khi mang thai. Ngoài ra, tỷ lệ thai nhi tử vong trong tử cung và sẩy thai ở người bệnh cũng rất cao.

Bệnh cũng có thể lây lan cho thai nhi thông qua nhau thai và di truyền học. Trẻ sơ sinh thường có dấu hiệu phát ban tương tự như Lupus ban đỏ. Các trường hợp nghiêm trọng có thể gây tim và gan phát triển to bất thường.

Hầu hết các trường hợp, bệnh Lupus ở trẻ sơ sinh thường lành tính.

Chẩn đoán Lupus ban đỏ hệ thống

Để chẩn đoán Lupus ban đỏ hệ thống, bác sĩ có thể kiểm các các dấu hiệu và triệu chứng Lupus điển hình. Ngoài ra, bác sĩ có thể chỉ định một số xét nghiệm để kiểm tra tình trạng Lupus.

Các xét nghiệm phổ biến bao gồm:

Xét nghiệm kháng thể và công thức máu toàn bộ.

Xét nghiệm nước tiểu và phân.

Xét nghiệm hình ảnh X – quang ngực.

Ngoài ra, đôi khi bác sĩ có thể đề nghị người bệnh đến chuyên khoa xương khớp để kiểm tra tình trạng viêm đau khớp và cơ. Đôi khi Lupus ban đỏ hệ thống có thể dẫn đến rối loạn mô mềm.

Bệnh Lupus ban đỏ hệ thống có lây không?

Bệnh Lupus ban đỏ hệ thống sống được bao lâu?

Lupus ban đỏ là bệnh lý phức tạp và nguy hiểm. Hiện tại, không có biện pháp cụ thể để điều trị Lupus. Các biện pháp điều trị chỉ nhằm cải thiện các triệu chứng, ngăn ngừa biến chứng và kéo dài thời gian sống của người bệnh.

Có khoảng 95% người bệnh Lupus có thể sống hơn 10 năm kể từ lúc được chẩn đoán bệnh. Tuy nhiên, hầu hết người bệnh được điều trị phù hợp đều có tuổi thọ như người bình thường.

Nhiều nghiên cứu cho biết, tỷ lệ sống sót của người bệnh Lupus ban đỏ hệ thống phụ thuộc vào nhiều lý do, bao gồm:

Chẩn đoán và điều trị sớm.

Điều trị tích cực như sử dụng chất gây độc, ức chế miễn dịch và các thuốc kháng viêm liều cao.

Ứng dụng các tiến bộ trong y học như điều trị tăng huyết áp, nhiễm trùng, cải thiện tình trạng suy thận, phẫu thuật ghép nội tạng.

Biện pháp điều trị Lupus ban đỏ hệ thống

Không có biện pháp điều trị Lupus ban đỏ hệ thống. Việc điều trị thường nhằm mục đích ngăn ngừa và làm giảm các triệu chứng của bệnh. Các phương pháp điều trị phổ biến thường bao gồm:

1. Thuốc điều trị Lupus ban đỏ hệ thống

Trong một số trường hợp, các loại thuốc chống sốt rét có thể được chỉ định để cải thiện các triệu chứng. Các loại thuốc phổ biến được sử dụng bao gồm: Hydroxychloroquine và thuốc ức chế miễn dịch (ví dụ như Methotrexate và Azathioprine ).

+ Thuốc ức chế miễn dịch:

Trong các trường hợp nghiêm trọng hớn, bác sĩ có thể kê có loại thuốc ức chế hoặc điều chỉnh hệ thống miễn dịch (chủ yếu là Corticosteroid).

Tuy nhiên, tùy thuộc vào liều lượng sử dụng, người dùng Corticosteroid có thể gặp một số tác dụng phụ như:

+ Thuốc giảm đau:

Hầu hết những người bệnh Lupus ban đỏ hệ thống có các cơn đau mãn tính. Do đó, bác sĩ thường kê các loại thuốc giảm đau để cải thiện các triệu chứng. Loại thuốc được sử dụng phổ biến thường là thuốc chống viêm không Steroid, có tác dụng giảm đau rõ rệt.

Các loại thuốc giảm đau như Indomethacin và Diclofenac thường chống chỉ định với bệnh nhân Lupus. Bởi vì thuốc này có thể làm tăng nguy cơ suy thận và suy tim.

Ngoài ra, các cơn đau do Lupus có thể được điều trị bằng Opioids. Tuy nhiên, đây là loại thuốc có thể gây nghiện nếu sử dụng trong thời gian dài. Do đó, việc sử dụng thuốc cần theo liều lượng chỉ định và có sự theo dõi, kiểm tra định kỳ của bác sĩ.

+ Thuốc miễn dịch Globulin tiêm vào hệ thống miễn dịch:

Thuốc Globulin miễn dịch dạng tiêm tĩnh mạch có thể được sử dụng để kiểm soát Lupus ban đỏ hệ thống. Các chuyên gia cho rằng, việc giảm sản xuất kháng thể hoặc thúc đẩy các phức hợp miễn dịch khỏi cơ thể và hạn chế hoạt động của hệ miễn dịch có thể cải thiện các triệu chứng bệnh.

Không giống như thuốc ức chế miễn dịch và Corticosteroid, Globulin không ức chế hệ thống miễn dịch. Do đó, việc sử dụng Globulin được cho là an toàn và có ít nguy cơ nhiễm trùng hơn.

2. Thay đổi phong cách sống điều trị Lupus ban đỏ hệ thống

Bên cạnh việc sử dụng thuốc, thay đổi phong cách sống được cho là có thể cải thiện các triệu chứng và ngăn ngừa bệnh trở nên nghiêm trọng. Một số lưu ý bao gồm:

Tránh ánh sáng mặt trời được cho là rất quan trọng đối với bệnh nhân Lupus ban đỏ. Ánh sáng mặt trời và tia cực tím được cho là có thể làm các triệu chứng trở nên nghiêm trọng.

Tránh các hoạt động gây mệt mỏi gây ra mệt mỏi nghiêm trọng. Mệt mỏi có thể gây suy nhược cơ thể và khiến tình trạng Lupus trở nên nghiêm trọng hơn.

Sử dụng thuốc điều trị theo hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ. Hông tự ý sử dụng hoặc ngưng thuốc để tránh tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

3. Ghép thận

Suy thận hoặc các vấn đề về thận có tỷ lệ tử vong tương đối cao ở người bệnh Lupus ban đỏ. Do đó, ghép thận là lựa chọn cuối cùng để điều trị Lupus ban đỏ hệ thống.

Tuy nhiên sau khi ghép thận, tỷ lệ tái phát có thể lên đến 30%.

4. Điều trị Lupus ban đỏ hệ thống khi mang thai

Hầu hết trẻ sơ sinh có mẹ bị Lupus ban đỏ hệ thống đều khỏe mạnh chào đời nếu mẹ được được sóc y tế phù hợp từ lúc mang thai đến khi sinh. Lupus ở trẻ sơ sinh rất hiếm, mặc dù tỷ lệ nhiễm bệnh ở trẻ có mẹ mắc bệnh là rất cao. Các triệu chứng Lupus có xu hướng trở nên nghiêm trọng trong thai lỳ. Vì vậy, việc điều trị liên tục, kéo dài là điều cần thiết để cải thiện sức khỏe của người mẹ.

Bên cạnh đó, phụ nữ bệnh Lupus ban đỏ hệ thống được cho là áp dụng các biện pháp tránh thai. Việc mang thai có thể mang lại nhiều rủi ro và ảnh hưởng đến cả mẹ và thai nhi.

Mặc dù không có cách điều trị Lupus ban đỏ hệ thống nhưng người bệnh có thể áp dụng nhiều biện pháp để hạn chế tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng. Các phương pháp điều trị mang lại hiệu quả tương đối cao khi điều trị ngay từ lúc xuất hiện các triệu chứng. Do đó, đến gặp bác sĩ ngay khi nhận thấy các triệu chứng bệnh để hạn chế các rủi ro và biến chứng.