Yêu Quê Là Gì / Top 8 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | 2atlantic.edu.vn

Cháu Trót Yêu Gã Nhà Quê

Anh ấy ăn nói rất lưu loát, chứ không nói hề ngọng như cháu vẫn nghĩ về người nhà quê

Bố mẹ cháu đều xuất thân từ nông thôn lên Hà Nội lập nghiệp. Tuy đã sống ở thủ đô khá lâu và gia đình cháu cũng thuộc vào loại có của ăn của để, nhưng cách suy nghĩ của bố mẹ cháu vẫn “nhà quê”. Chẳng hạn, bố mẹ cháu vẫn giữ ngôi nhà ông bà nội cháu để lại, thuê người trông nom và tháng nào cũng bắt anh em cháu phải về quê một lần (khoảng cách cả đi cả về gần 150km bác sĩ ạ). Theo kế hoạch thì đây sẽ là nơi bố mẹ cháu dưỡng già sau khi về nghỉ hưu và khi chúng cháu đã có công ăn việc làm đầy đủ. Về quê thì mệt mỏi, thiếu thốn đủ thứ nên chúng cháu chỉ thích về một ngày thôi, chứ hai ngày là chán. Bố mẹ cháu cố gắng để anh em cháu thấy yêu thích quê hương, nhưng thực sự là cháu thấy mệt mỏi mỗi khi về quê. Nhưng cháu thấy kinh khủng nhất là chuyện bố mẹ cháu chọn người yêu cho cháu. Lý do chọn người yêu cho con gái của bố mẹ cháu rất đơn giản: Ông bà, bố mẹ người ấy tốt; sức khỏe tốt, chăm chỉ làm ăn, học giỏi, không có điều tiếng gì với bà con làng xóm láng giềng…

Lúc còn bé thì không sao nhưng càng lớn thì cháu lại càng bị ám ảnh bởi vụ hứa hôn của bố mẹ cháu, nhất là cái người mà bố mẹ cháu nhắm cho cháu thi đỗ đại học năm ngoái, với điểm số rất cao. Bố mẹ cháu về tận quê đón con rể tương lai lên nhà ăn nghỉ một tuần để thi đại học cho tốt. Rồi bố mẹ cháu kết luận cháu phải để người ấy dạy kèm để thi đỗ đại học năm nay. Cháu uất ức vì không hiểu sao bố mẹ không tin mình mà lại đi tin vào cái người nhà quê ấy. Cháu phản ứng ra mặt và người ấy cũng hiểu được vấn đề nên rất ít khi đến nhà cháu (người ấy cứ đến nhà là cháu lại tót đi chơi với bạn bè). Cứ mỗi lần nghĩ đến người ấy là cháu lại thấy tự ái và động lực học tập của cháu cứ tăng lên vùn vụt. Và cháu đã thi đỗ đại học năm nay. Bố mẹ cháu giờ đã nhìn cháu khác hơn nhưng có vẻ vẫn hay so cháu với người ấy: Nào là điểm thi của người ấy cao hơn của cháu, người ấy cùng lúc thi đỗ 2 trường…

Mấu chốt của vấn đề là vào ngày sinh nhật của cô bạn cùng lớp với cháu (không phải là bạn thân) vào cuối tuần qua, người ấy xuất hiện và được giới thiệu là bạn trai của cô bạn gái. Cháu như chết lặng bác sĩ ạ! Cháu không dám hỏi tại sao cô bạn cháu lại quen người ấy. Cháu chưa bao nghe người ấy nói (và thực tế hôm đó người ấy không hề nói ngọng như cháu vẫn nghĩ). Cháu chưa bao giờ nhìn thẳng vào mặt người ấy (người ấy có khuôn mặt rất đàn ông và đôi mắt rất sáng). Cháu chưa bao giờ nghĩ người ấy biết chơi thể thao (người ấy là đội trưởng bóng đá của khoa). Cháu chưa bao giờ nghĩ người ấy có khả năng tham gia vào các hoạt động xã hội (người ấy là đội trưởng đội tình nguyện)…

Mỗi lời kể của cô bạn cháu về người ấy cứ như một mũi kim đâm vào tim cháu. Cả tuần nay cháu cảm giác như người bị mất của bác sĩ ạ, mất một món đồ có giá trị lớn lắm. Chẳng nhẽ đây lại là bi kịch đến với cháu khi cháu chuẩn bị được nếm mùi cuộc sống sinh viên?

Cháu mong bác sĩ cho cháu một liều thuốc lúc này, càng sớm càng tốt bác sĩ ạ!

“Mất chân” với thực tế Thu Minh thân!

Trước hết xin chúc mừng cháu đã thi đỗ đại học, tôi biết đây là một bước ngoặt cuộc đời với nhiều bạn trẻ ở Việt Nam. Tôi sẽ cho cháu (với tư cách là tân sinh viên, người trí thức tương lai) không phải một mà là ba liều thuốc dưỡng sinh: Liều đầu tiên là học quan hệ giữa khách quan với chủ quan trong tâm lý cuộc sống; liều thứ hai là tôn trọng con người, nhất là những người ở xa, người ở thôn quê, người nhà quê; liều thứ ba là ý thức về cái dốt của mình để sống khiêm nhường, không phải cái gì mình cũng biết hết.

Trong lịch sử khoa học thế kỷ 20, các nhà khoa học nôm na phân biệt những gì khách quan với những gì chủ quan. Nhưng khi chúng ta đi vào chi tiết hơn thì khách quan và chủ quan như âm dương với nhau vì hai quan điểm này xuất phát từ trí con người. Ví dụ nói tình yêu là chủ quan, nhưng khách quan phải có chuẩn này hoặc chuẩn khác để biết những cớ và bàn cớ yêu thật sự là gì. Anh yêu tôi thì anh hôn tôi. Nhưng hôn thế nào, lúc nào, ở đâu, nói gì thì chỉ có hoàn cảnh và tình hình cụ thể như thế nào mới cho biết cái hôn có phải là thật tình hôn yêu. Nói cách khác, lấy cái chủ quan con người đánh giá những gì mình cho là khách quan, rồi phải thấy những gì khách quan là đều do tính chủ quan mình suy diễn và phân tách ra. Người khoa học phải biết “nghi vấn” tất cả những gì mà lúc ban đầu ta cho là khách quan hoặc chủ quan. Nhà triết học Descartes nói cái lô-gích lý trí (la rationnalité) phải trải qua cái sàn lược nghi vấn (le doute méthodique).

Chỉ như thế mình mới có thể nghĩ người ở quê không phải người nào cũng là người quê mùa cả. Trường hợp của cháu là gia đình đã cáo buộc các con “về” quê giữ nhà mà các con không có ý thức, cảm xúc rằng nhà này là nhà của gia đình, là của cải của ông bà để lại. Chắc ở đó không có truyền hình cáp, không có Internet, không có các trung tâm mua sắm…? Không thích về quê nên không thích người ở quê. Nói cách khác, nhà ai nấy lo, chuyện ai nấy làm. Thế thì càng thêm không chấp nhận bố mẹ “lo” đến tương lai học vấn và tình cảm của mình, nghĩ là ông bà không tin tưởng nơi con đúng mức. Thế thì ta chỉ cần bố mẹ giữ vị trí cung cấp kinh phí – làm kho bạc thôi. Bố mẹ mình vốn từ thôn quê ra thành phố, nhưng vẫn là… người nhà quê đấy.

Liều thuốc chót là thuốc ngừa “mất chân” với thực tế mà chỉ xem biết bề ngoài, thấy hình tượng mà tưởng như hình thật. Về ngôn ngữ học, khi con người kết một danh từ vào một thực trạng thì thực trạng ấy phải tuân theo ý nghĩa và nội dung của danh từ ấy (thuật ngữ khoa học là énon-cé performatif): Anh ấy là “nông dân” thì không thể nào chúng ta có thể tin tưởng anh ấy là người có danh tài… vì không nông dân nào có tài. Thân

Bùi Thị Hạnh @ 12:51 17/09/2012 Số lượt xem: 355

Bài Học Về Tình Yêu Quê Hương Đất Nước

Hôm qua khi nói chuyện, mẹ nghe con bảo “mẹ ơi, con vừa được bố đưa đi nhà sách, bố mua cho con quyển tuyển tập những bài thơ hay nhất viết về quê hương”, lòng mẹ chợt bùi ngùi…..

“Quê hương là gì hả mẹ? Mà cô giáo dạy phải yêu Quê hương là gì hả mẹ Ai đi xa cũng nhớ nhiều”

Có lẽ bài thơ sẽ trở nên sáo rỗng với với con khi con chưa bao giờ phải xa rời tổ quốc để đến một xa xôi hàng nghìn cây số, sống trong một xã hội, tiếp xúc với những con người mà hằng ngày con không được dùng thứ tiếng mẹ đẻ. Giá trị của quê hương trở nên to lớn, dạt dào hơn bao giờ hết khi con sải bước ở một nơi xa lạ phồn hoa mà tự nhiên trông thấy lá cờ tổ quốc tung bay phất phới, nghe đâu đó tiếng Việt cất lên dù rụt rè hay ồn ào, được ăn những món ăn đến dân dã quen thuộc mà như lâu lắm con không dịp thưởng thức, lòng con trào dâng một cảm xúc khó tả….. Cảm xúc đó chính là tình yêu quê hương đất nước của con đó.

Khi ý thức được quê hương là nơi con cất tiếng khóc chào đời, nơi con bập bẹ những ngôn từ đầu tiên, nơi ông bà cha mẹ của con đã sống ở đó, lao động để xây dựng và sẵn sàng chiến đấu để bảo vệ khi có nạn ngoại xâm, tình yêu quê hương sẽ lớn dần cùng năm tháng…. Tình yêu ấy luôn gắn với niềm tự hào dân tộc, tự hào về những giá trị văn hoá truyền thống đã được giữ gìn. Niềm tự hào dân tộc có biểu hiện đơn giản lắm con ạ, tức là khi con có ý thức giữ gìn vệ sinh nơi công cộng, giữ gìn những khu di tích lịch sử, là khi con cư xử một cách có văn hóa và tử tế với một du khách nước ngoài, hoặc xa hơn khi con dự một cuộc hội thảo trong đó chỉ có một mình con là người Việt Nam, niềm tự hào dân tộc không cho phép con được kém cỏi trước bạn bè quốc tế trong tư thế của một người Việt Nam luôn biết tự trọng và ngẩng cao đầu….

Tình yêu quê hương đất nước và lòng tự hào dân tộc sẽ giúp con dám đương đầu với giặc ngoại xâm, không sợ hiểm nguy ngay cả cái chết. Dân tộc ta đã có biết bao nhiêu những anh hùng như thế, từ thời Bà Trưng Bà Triệu, từ những anh hùng áo vải hay những nhà nho, từ những cụ già đến các em nhỏ…từ những người trí thức đến người dân lao động, từ đàn ông tới đàn bà…. dám đứng lên, dám chiến đấu bằng tất cả những gì có thể, lấy nhân nghĩa để thắng bạo tàn….

“Ôi tổ quốc ta yêu như máu thịt Như mẹ cha, như vợ như chồng Ôi tổ quốc nếu cần ta chết Cho mỗi ngôi nhà, ngọn núi con sông “

Mẹ biết xã hội bây giờ có nhiều điều khó hiểu, nhiều con người không thật làm những việc không thật…Thật là khó để mẹ lại có một bài giảng đúng nghĩa và trung thực về tình yêu quê hương đất nước của mẹ cho con. Khi đất nước ta có nguy cơ bị giặc Tàu xâm lược, chúng tiến hành rất nhiều cuộc tấn công, xâm chiếm quần đảo Hoàng Sa, rồi Trường Sa, bắt bớ ngư dân đòi tiền chuộc…cho đến những cuộc xâm lược mềm như đưa người vào Tây Nguyên khai thác Bauxit hay chúng phá hoại bằng kinh tế bán thực phẩm bẩn, hàng giả,…qua biên giới. Từ ngàn đời nay, chưa bao giờ giặc Tàu thôi ý định xâm lược và đồng hóa dân tộc mình. Vây mà những người biểu tình phản đối sự leo thang xâm lược của Trung Quốc đã bị bắt bớ…. Cái điều tưởng chừng dễ hiểu mà lại trở nên khó hiểu phải không con?

Nhưng không, mẹ tin dù giặc Tàu có hung hăng đến đâu, dù mộng bá quyền của chúng có tham vọng đên đâu, chúng ta những người con đất Việt anh hùng với dòng máu rồng tiên vẫn dạt dào chảy trong huyết quản sẽ không bao giờ khoanh tay làm ngơ… Dù có một thế lực thù địch nào đó cố tình bẻ cong sự thật thì mẹ tin rằng con của mẹ sẽ vẫn được học những trang sử tuyệt vời nhất, những trang sử ghi lại một cách công bằng nhất như những gì vốn có của nó.

“Quê hương mỗi người chỉ một Như là chỉ một mẹ thôi Quê hương nếu ai không nhớ Sẽ không lớn nổi thành người” Mẹ Nhuận

Nghị Luận Xã Hội Về Lòng Yêu Quê Hương

Đề bài: Từ những câu thơ sau đây, anh (chị) hãy nêu cảm nhận của mình vể lòng yêu quê hương:

” Quê hương tôi có con sông xanh biếc

Nước gương trong soi bóng những hàng tre”

(Nhớ con sông quê hương Tế Hanh)

“Ôi những cánh đồng quê chảy máu

Dây thép gai đâm nát trời chiểu”

(Đất nuớc -Nguyễn Đình Thi)

“Quê hương là cầu tre nhỏ

(Bài học đầu cho con – Đỗ Trung Quân)

– Nói đến quê hương là nói đến những gì bình dị mà thân thương nhất.

2. Phân tích: Hình ảnh quê hương trong các ý thơ trên.

+ cánh đồng quê + buổi trời chiều

– Quê hương bắt đầu từ những hình ảnh bình dị nhất.

– Những biểu hiện đa dạng về tình yêu quê hương.

– Tránh cách hiểu quê hương một cách hẹp hòi.

+ Học tập trau dồi tri thức và hoàn thiện nhân cách.

Điển tích Trung Hoa có nói về trường hợp: “Cáo chết ba năm quay đầu về núi”. Dẫu cho đó là hiện tượng vận động trong lòng trái đất sinh ra, nhưng cũng hàm ý niềm thiết tha hướng về quê cha đất tổ. Câu chuyện cảm động ấy làm ta suy nghĩ đến bổn phận của mình đối với nơi “chôn nhau cắt rốn”: quê hương, Mỗi người có cách yêu quê hương khác nhau, nhìưng sự chân thành thì không bao giờ khác, trong đó các thi nhân Việt Nam hiện đại: Nguyễn Đình Thi, Tế Hanh, Đỗ Trung Quân cũng không ngoại lệ.

Hình như cả nhân loại cùng một cách hiểu quê hương là nơi mình sinh ra, nơi có những người thân thiết ruột rà nhất, mà ai cũng thương cũng nhớ – nhớ cho đến hết kiếp người. Người Trung Hoa gọi “hương” là làng mạc. Người Việt Nam nói “quê” là đồng nghĩa với “hương’ của Trung Hoa nhưng ghép vào thành hai tiếng “quê hương” cho sắc điệu trữ tình thêm đậm đà. Đi bên cạnh chiều dài lịch sử đất nước, dân tộc chúng ta có một nền văn minh lúa nước khá có bề sâu. Cho nên hình ảnh cánh đồng, mà đặc biệt những buổi chiều quê đã đi sâu vào tâm thức của con dân Lạc Việt. Cái hình ảnh bình dị nhưng thân thương đến nao lòng “Trên đồng cạn, dưới đồng sâu; Chồng cày vợ cấy, con trâu đi bừa”, mà từ thủa nằm nôi, đứa trẻ nào cũng được nghe và rưng rưng nhớ mẹ ở “đồng xa”, rồi êm đềm đi vào giấc ngủ. Ngày nay đất nước có biết bao nhiêu thành thị, có bao người sinh ra ở thành thị, nhưng cái gốc sâu xa trong mỗi chúng ta đều là một người nhà quê. Mất cái điều ấy là vong bản, nên Nguyễn Bính mới năn nỉ cô gái quê đỏng đảnh: “Nói ra sợ mất lòng em; Van em, em hãy giữ nguyên quế mùa”. Có bức tranh nào yên bình và mơn man lòng người bằng hình ảnh “gõ sừng mục tử lại cô thôn” trong một buổi chiều muộn! Bởi nó gợi trong mỗi chúng ta niềm xúc cảm lạ thường về hồn quê, xứ sở.

Trong lòng kẻ xa quê, Tế Hanh vẫn canh cánh nỗi niềm thương nhớ dòng sông tuổi thơ có nước gương trong “soi bóng những hàng tre”. Cái màu xanh của trúc tre bát ngát và thân cây mềm mại ôm ấp xóm làng như cha mẹ che chở, âu yếm đứa con ngoan. Dòng nước trong veo của như tấm lòng trong trẻo thật thà của bác nông phu, người ngư phủ. Trong tâm tưởng Nguyễn Đình Thi có lẽ sâu đậm thân thương nhất cũng là một niềm quê. Nhìn xứ sở bị tàn phá: cánh đồng quê bị giày xéo như thân người chảy máu; buổi chiều quê u ám, tan hoang trong lửa đạn chiến tranh, ông thảng thốt kêu lên một tiếng “ôi” xé lòng! Với Đỗ Trung Quân, nhà thơ thời hậu chiến của lớp thanh niên xung phong sau đại thắng mùa xuân 1975 cũng có cái tình quê bình dị mà sâu thẳm vô cùng: Mẹ, chiếc cầu tre nho nhỏ và chiếc nón lá nghiêng nghiêng theo mẹ về nhà. Chỉ thế thôi mà thành thơ, thành nhạc, thành lẽ sống cho cả đời người. Quê hương bắt đầu từ những điều tưởng chừng đơn sơ như vậy đấy. Thế nhưng, nó là những dòng sữa đầu tiên nuôi ta khôn lớn, để mai kia ta càng thấy quê hương thiêng liêng thêm, bao la hơn và không bao giờ được hững hờ lúc nhớ lúc quên! Nhà bác học L. Pasteur từng nói: Học vấn không có quê hương, nhưng người học phải có Tổ quốc”. Tổ quốc là khái niệm trừu tượng được cụ thể bằng những hình ảnh từ giản dị đến cao lớn, như một dòng sông, mái đình, bến nước, những đêm trăng ra đồng cấy lúa, những điệu hò và nỗi nhớ, một ngọn núi, hay đôi khi chỉ là một chú mục đồng ngủ gà, ngủ gật trên lưng trâu,… thế mà tất cả đi vào tâm tưởng mỗi người thành một tình yêu thiêng liêng. Tổ quốc là vậy đấy! Quê hương là vậy đấy!

Tuy nhiên, quê hương không dừng lại ở cái mái đình, bến nước, con đường làng của xóm A xóm B mà cả lãnh thổ này, cả văn hiến ngàn năm của giống nòi; của lịch sử ngàn năm dựng xây bờ cõi. Vì thế, khi đất nước lâm nguy thì mọi người cùng ra trận. Khi một người Lạc Việt ốm đau thì cha, ông ta liền bảo “Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”, để rồi cụ thể hơn “Người trong một nước phải thương nhau cùng”… tất cả những hình ảnh, hành động, nghĩa cử ấy là thể hiện tình yêu quê hương và khái quát hơn là đất nước, Tổ quốc! Hiểu như thế để loại bỏ thái độ “cục bộ địa phương” – người làng tôi nên tôi nâng đỡ, người làng anh, anh tự gánh gồng.

Đất nước ngày nay đang trong những ngày tháng thanh bình và giàu có chưa từng thấy trong lịch sử giống nòi. Có ngày hôm nay, là đã có biết bao nhiêu máu xương của tiền nhân, cha anh ngã xuống. Họ ngã xuống vì điều gì, có khi nào ta tự vấn? Họ ngã xuống cho đất nước trường tồn, cho hậu sinh an vui hưởng thái bình. Họ ngã xuống vì lòng yêu quê hương, đất nước. Hãy nghĩ thế để chứng ta rèn luyện nhân cách và trân trọng tại sao ta được sống yên bình!

Từ khóa tìm kiếm

Topics #Cảm nhận #chiến tranh #con đường #con ngựa #Đất nước #hiện đại #học tập #nghị luận về tình yêu quê hương #nghị luận xã hội #nghị luận xã hội về tình yêu quê hương #Nguyễn Đình Thi #Nguyễn Trung Quân #quê hương #suy nghĩ #Tế Hanh #Tổ quốc #văn mẫu về tình yêu quê hương #văn minh #yên bình

Viết Đoạn Văn Về Tình Yêu Quê Hương Đất Nước

Viết đoạn văn về tình yêu quê hương đất nước

Bất kỳ ai trong chúng ta đều có những tình cảm rất khó tả với quê hương mình sau đó là tới đất nước mình và luôn sẵn lòng đóng góp cống hiến để phát triển quê hương đất nước ngày càng phát triển và giầu mạnh hơn. Chính lòng yêu quê hương lòng tự hào dân tộc sẽ mang lại cho chúng ta khá nhiều động lực để làm việc và học tập trưởng thành hơn nữa. Những người thành công họ rất thường nghĩ về cho quê hương nơi mình sinh ra và muốn đóng góp những khả năng của mình để phát triển quê hương. Thực tế ở Việt Nam có rất nhiều người xa xứ để học tập phát triển và họ cũng đóng góp rất nhiều, lượng kiều hối gửi về VIệt Nam cũng ngày càng nhiều góp phần không nhỏ xây dựng quê hương bảo vệ tổ quóc.

Nếu như tình yêu quê hương của Tế Hanh đọng lại thành hình thành nét trong những vần thơ thì tình yêu quê hương đất nước của mỗi chúng ta luôn thường trực và ẩn sâu trong tâm hồn mỗi người. Quê hương là gì? Nhà thơ Đỗ Trung Quân từng định nghĩa về quê hương:

” Quê hương là chùm khế ngọt Mẹ về nón lá nghiêng che Quê hương là đêm trăng tỏ Hoa cau rụng trắng ngoài hè”

Đối với mỗi con người, quê hương là một định nghĩa khác nhau, song, quê hương là nơi mà ta sinh ra và lớn lên, là nơi chôn rau cắt rốn, nơi có gia đình và những người thân yêu. Quê hương là một phần máu thịt gắn bó với mỗi con người nhưng chỉ khi đi xa rồi con người ta mới nhận thức được điều đó:

“Khi ta ở chỉ là nơi đất ở Khi ta đi đất bỗng hóa tâm hồn.” (Chế Lan Viên)

Tình yêu quê hương là một tình yêu thường trực trong tâm hồn mỗi con người. Bởi quê hương là nơi ta sinh ra, lớn lên và có những kỉ niệm về một tuổi thơ êm đềm. Quê hương gắn với những chiều ngả mình trên lưng trâu, lim dim đôi mắt nhìn bầu trời xanh và lắng nghe tiếng sáo diều. Quê hương gắn với những cánh cò, những rặng tre rì rào, những cánh đồng lúa chín thơm vàng ửng. Quê hương gắn với giọt mồ hôi của mẹ, của cha, gắn với tiếng đưa võng kẽo kẹt cùng lời ru của bà,… Nhắc đến quê hương thôi là mở ra cả một bầu trời thương nhớ. Những kỉ niệm thơ bên những người thân thương sao mà êm đềm đến thế! Tình yêu quê hương còn là tình cảm gắn bó với giang sơn, đất nước, với lãnh thổ thiêng liêng của dân tộc. Nhà văn Nga, I-li-a Ê-ren-bua đã từng nói : ” Lòng yêu nhà, yêu làng xóm trở nên lòng yêu Tổ quốc.” Quê hương nào không là một phần máu thịt của tổ quốc, giang sơn. Yêu quê hương là một biểu hiện của lòng yêu Tổ quốc.Dựng xây quê hương cũng là một cách xây dựng đất nước mình, cho đất nước ngày một giàu đẹp hơn. Tình yêu quê hương , đất nước là cội nguồn của những tình cảm cao đẹp trong tâm hồn mỗi con người. Phải biết yêu mình, yêu lấy mảnh đất mình được sinh ra và lớn lên thì mới có thể yêu thương người khác, yêu thương những mảnh đất mà trong cuộc đời ta sẽ đi qua. Yêu quê hương đất nước không chỉ là yêu vẻ đẹp sơn thuỷ hữu tình của những danh lam thắng cảnh mà còn là tình yêu, niềm tự hào với nền văn hoá, văn hiến, với lịch sử hào hùng của dân tộc. Chúng ta có quyền tự hào về những chiến công vang dội trong quá khứ, đánh đuổi giặc ngoại xâm, giữ gìn bản sắc dân tộc suốt mấy nghìn năm lịch sử. Là một người con Việt Nam, ghi nhớ lời Bác Hồ dạy ” Các Vua Hùng đã có công dựng nước/ Bác cháu ta phải cùng nhau giữ nước.” Dải đất hình chữ S thân thương đánh đổi bằng biết bao xương máu của thế hệ cha anh, vì vậy mỗi chúng ta phải biết trân trọng những hy sinh lớn lao ấy, trân trọng và bảo vệ tổ quốc, xây dựng một đất nước Việt Nam ngày một giàu đẹp sánh vai với các cường quốc trên trường quốc tế.

Đoạn văn về tình yêu quê hương đất nước 2:

Bất cứ ai trong cuộc sống này cũng có một quê hương, một Tổ Quốc trong tim. Ngay từ bé, tôi đã được mẹ nói cho nghe về những truyền thống lịch sử dân tộc, những văn hóa cổ truyền đặc sắc của quê hương, từ đó trong tôi đã dồi dào một lòng yêu quê hương, đất nước từ bao giờ không hay. Quả thực, đây là một thứ tình cảm cao quý mà ai cũng cần có trong mình. Vì quê hương là nơi ta sinh ra và lớn lên, nuôi dưỡng tâm hồn ta, cho ta sự sống, cội nguồn để hướng về, là nơi chôn rau cắt rốn mà bất cứ ai cũng không thể phủ nhận. Bên cạnh đó, con người ta có được cuộc sống hòa bình, hạnh phúc, ấm no như ngày hôm nay là nhờ công lao của biết bao thế hệ ông cha ta ngày trước đã kiên cường dựng nước và giữ nước, không ngại đổ máu xương để chống lại kẻ thù xâm lược. Vậy nên, cần biết trân trọng và yêu thương Tổ Quốc này vì từng tấc đất mà ta đang ở đều được đánh đổ bằng bao mồ hôi công sức của thế hệ trước. Thế hệ chúng ta hôm nay, lòng yêu nước không chỉ dừng lại ở tình yêu thương mà còn cần thể hiện bằng hành động. Nhà văn I-li-a Ê-ren-bua đã từng nói, “Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc”, đúng vậy, tình yêu ấy bắt nguồn từ những gì giản dị và trân quý nhất của ta. Yêu gia đình ta, yêu ngôi nhà ta ở, yêu những người hàng xóm xung quanh ta, yêu cái bờ tre, mái nước, sân đình,…những sự vật đã nâng đỡ tuổi thơ ta, nuôi dưỡng ta trưởng thành như ngày hôm nay. Để từ đó, yêu thương hóa hành động, thế hệ trẻ là chủ nhân tương lai của đất nước, cần không ngừng nỗ lực học tập, trau dồi bản thân để vì xã hội, vì một cuộc sống tốt đẹp hơn cho dân tộc này. Ai cũng có cội nguồn và song song với đó là trách nhiệm phải dựng xây đất nước này. Có biết bao tấm gương sáng thể hiện lòng yêu quê hương đất nước bằng việc đem lại sự rạng danh cho Tổ Quốc trên các đấu trường quốc tế trong mọi lĩnh vực như cô gái Đinh Thị Hương Thảo đã xuất sắc giành Huy chương Vàng môn Vật Lý quốc tế, hay đội tuyển bóng đá U23 Việt Nam đã kiên cường dành ngôi vị Á Quân trong giải bóng đá U23 Châu Á và rất rất nhiều những tấm gương khác. Họ đều là những con người đã làm rạng danh quê hương, mang trong mình nhiệm vụ và sứ mệnh dân tộc để không phụ lòng Tổ Quốc, đem lại vinh quang cho quốc gia mình. A.Bogomolet đã từng nói :” Cuộc sống không phải là tất cả. Còn cần biết sống một cuộc đời không phải vì mình, mà vì mọi người, vì Tổ quốc”. Tình yêu quê hương đất nước sẽ là chiếc chìa khóa để mở ra những cánh cửa đưa dân tộc ta phát triển và sánh vai với các cường quốc năm châu trên thế giới, mà giới trẻ, thế hệ chúng ta hôm nay chính là người sẽ tìm ra chiếc chìa khóa ấy, để không phụ lòng các thế hệ cha anh đi trước, không phụ lòng Bác Hồ kính yêu đã từng gửi gắm “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”.