Yêu Quá Là Gì / Top 7 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | 2atlantic.edu.vn

Nói Quá Là Gì? Tìm Hiểu Về Nói Quá Là Gì?

Bài viết này VietAds cùng bạn tìm hiểu về nói quá là gì? Tác dụng của biện pháp nói quá là gì?

1 – Nói quá là gì?

“Nói quá” còn được gọi là “ngoa dụ”, “phóng đại”, “thậm xưng”, “khoa trương”, là “phép tu từ phóng đại” quá mức, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm.

Thực chất, phóng đại, nói quá không hề xa lạ mà bất cứ ai trong chúng ta đều đã từng sử dụng chúng nhưng chưa nhận ra. Việc giải nghĩa phóng đại là gì?, nói quá là gì? đã được đề cập đến trong sách giáo khoa bậc tiểu học giống như các biện pháp tu từ như ẩn dụ, điệp ngữ, so sánh. Bạn đọc có thể tìm hiểu về biện pháp tu từ So sánh qua bài viết So sánh là gì trước khi tham khảo khái niệm nói quá.

Hình 1: Nói quá là gì?

2 – Tác dụng của biện pháp nói quá là gì?

Phóng đại, nói quá thường được sử dụng trong khẩu ngữ thường ngày. Ví dụ: buồn nẫu ruột, giận sôi gan, mệt đứt hơi, đói rã họng. Trong văn học, phóng đại, nói quá đã trở thành một biện pháp tu từ được sử dụng với chức năng nhận thức, khắc sâu hơn bản chất đối tượng, tăng sức biểu cảm, nhấn mạnh, gây ấn tượng mạnh.

Nói quá không phải là nói sai sự thật, nói dối mà chỉ tăng tính chất, sức biểu cảm và gây ấn tượng mạnh cho người đọc. Đôi khi, chúng ta hoàn toàn có thể kết hợp những biện pháp tu từ khác như so sánh vào để câu văn, câu nói thêm sinh động.

Hình 2: Tác dụng của biện pháp nói quá là gì?

Mấy cô má đỏ hây hây Đội bông như thể đội mây về làng

(Ca dao)

Nói quá còn được gọi là ngoa dụ, phóng đại, thậm xưng, hoa trương. Sự kết hợp của cả hai phép tu từ phóng đại, nói quá và so sánh đem lại hiệu quả cao hơn và bậc cảm xúc lớn hơn.

Hai biện pháp tu từ này đều nhằm mục đích làm rõ hơn, cụ thể hơn, sinh động hơn bản chất của đối tượng. Nếu kết hợp cả hai phép tu từ sẽ đem lại hiệu quả cao hơn.

Mẹ già như chuối ba hương Như xôi nép một, như đường mía lau

(Ca dao)

Hình 3: Nói quá còn được gọi là ngoa dụ

Ngoài ra, hoàn toàn có thể nhận biết phóng đại là gì?, nói quá là gì? qua một số từ ngữ phóng đại. Các từ phóng đại có thể là những từ ngữ mang sẵn ý nghĩa phóng đại: cực kỳ, vô kể, vô hạn độ, tuyệt diệu, mất hồn.

Các từ ngữ phóng đại có thể là: nhớ đến cháy lòng, cưỡi vỡ bụng. Từ ngữ phóng đại có thể thể hiện thông qua những thành ngữ, tục ngữ: ăn như rồng cuốn, nói như rồng leo, khoẻ như voi, đẹp như tiên.

3 – Kết luận

“Nói quá” còn được gọi là “ngoa dụ”, “phóng đại”, “thậm xưng”, “khoa trương”, là “phép tu từ phóng đại” quá mức, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm.

Yêu Sớm Có Gì Không Tốt? Chỉ Sợ Yêu Quá Sớm Sẽ Không Thể Bên Nhau Đến Già…

1. Tương lai sau này, có thể bạn sẽ tặng người ấy một bó hoa hồng 100 nghìn, cây son môi 1 triệu, chiếc đồng hồ 10 triệu… Nhưng tình yêu của bạn, lại bắt đầu chỉ từ một ly trà sữa 10 nghìn.

2. Trên đời vốn làm gì có khái niệm “yêu sớm”. Mãi cho đến khi có cái gọi là thi Đại học, một đám người nhảy bổ vào khẳng định yêu trước khi thi Đại học chính là “yêu sớm”.

3. Ở cái tuổi nên động não thì lại động tâm.

4. Cùng bị cô gọi lên bảng làm bài tập đã cảm thấy rằng đây chính là duyên phận trời định.

5. Người không cho tôi hút thuốc, uống rượu, trốn học ở trường, không phải bố mẹ tôi, mà chính là cậu ấy.

7. Ông bố bà mẹ nào cũng phản đối việc yêu sớm nhưng bạn vừa tốt nghiệp một cái đã ngay lập tức hỏi bạn có người yêu chưa, bao giờ lấy chồng, bao giờ mới định có con.

8. Tình yêu, nào đâu phân ra là sớm hay muộn, chỉ có yêu hay không yêu thôi.

9. Khi ấy bạn cái gì cũng chưa hiểu, vậy nên mọi tình cảm đều xuất phát từ nội tâm, cảm xúc nhận về cũng là chân thật và hạnh phúc nhất.

10. Cậu ấy của khi ấy là một cậu ấy tốt nhất, tôi của sau này là một tôi tốt nhất, vậy nhưng giữa hai chúng tôi tốt nhất, khoảng cách lại là cả một thanh xuân.

11. Người ấy có thể cùng bạn đi qua thanh xuân, nhưng không đồng nghĩa với việc có thể cùng bạn đi trọn con đường đời dài rộng.

12. Tớ sẽ hối tiếc vì đã gặp cậu quá sớm, nhưng sẽ không bao giờ hối tiếc vì đã gặp cậu.

14. Yêu quá sớm thường có hai kết quả: Nếu bạn có tham vọng và lòng cầu tiến, không sớm thì muộn bạn cũng ghét bỏ đối phương. Nếu đối phương mới là người có tham vọng và lòng cầu tiến, vậy không sớm thì muộn, người ta cũng sẽ đá bạn.

15. Thầy vừa gọi tên cậu ấy, cả lớp quay lại nhìn mình.

16. Người ấy có thể không phải người mà bạn yêu nhất nhưng là người đầu tiên dạy bạn cách yêu.

17. Yêu là yêu, sớm hay muộn có quan trọng không. Yêu sớm chính là hằng ngày có thể cùng cậu đến trường, cùng đi ăn chè, đi uống trà sữa…. Nhưng đó mới là tình yêu đẹp nhất của quãng thời gian thanh xuân, không giống như tình yêu của hiện tại, đầy toan tính thiệt hơn mà chưa chắc đã có được kết quả tốt.

18. Chỉ sợ yêu quá sớm sẽ không thể bên nhau đến già.

19. Chỉ muốn gặp cậu trễ một chút, để ít nhất đôi mình cũng không đến mức xa nhau mà chẳng biết vì sao.

20. Yêu sớm không ảnh hưởng đến việc học hành. Thứ gây ảnh hưởng đến chuyện học hành, chính là yêu thầm.

Quá Khứ Của Let Là Gì?

Trả lời: let – let – let

Cách sử dụng từ Let

Let + Object (me, you, him, her, it, you, us, them…) + Verb (infinitive): Khi chúng ta sử dụng động từ gốc “Let” để nói về việc cho phép/ được phép làm gì đó. Trong đó, “let” có thể là động từ chính được chia theo ngôi của chủ ngữ, theo ngay sau “Let” là một Đại từ tân ngữ (Object) và một động từ thể nguyên mẫu không “to” (Verb-infinitive).

Ví dụ:

She’d live on pizzas if we let her. (Nếu được chúng tôi cho phép, việc sống ngay trên bánh pizza cô ấy cũng có thể làm)

I didn’t let my friend back home at the midnight (Tôi đã không để bạn tôi ra về giữa nửa đêm)

Let us / Let’s / Let me + Verb (infinitive): Khi Let đứng đầu câu gồm: Let us, Let’s, và Let, câu đều mang ý nghĩa: đưa ra một đề xuất, mệnh lệnh, lời đề nghị nào đó, hoặc xin phép làm điều gì đó.

Ví dụ:

It’s midday. Let’s stop now and have some lunch, shall we? (Giữa trưa rồi. Chúng ta hãy dừng lại và ăn trưa, đúng không?) (Không dùng: Lets stop now)

Let me move these books out of your way. (Để tôi chuyển những cuốn sách khỏi đường đi)

Let us help each other = Let’s help each other (Hãy giúp đỡ lẫn nhau)

Hình thức phủ định của Let’s: “Let’s not” and “don’t let’s”

Ví dụ:

Let’s not argue about money. We can share the costs. (Chúng ta không tranh cãi về tiền. Chúng ta có thể chia sẻ chi phí.)

Don’t let’s throw away the good books with the damaged ones. We can sell them. (Đừng vứt đi những cuốn sách hay bị hỏng. Chúng ta có thể bán chúng)

Hình thức đầy đủ “Let us”, “Let us not” và “do not let us” được sử dụng trong rất nhiều trường hợp trang trọng như các tài liệu và bài phát biểu chính trị, trong tôn giáo và các lễ nghi khác

Ví dụ: Let us remember all those who have died in this terrible conflict. (Chúng ta hãy tưởng nhớ tất cả những người đã mất trong cuộc xung đột khủng khiếp này.)

Nguồn: https://jes.edu.vn/cach-dung-let-lets-va-lets

Yêu Nước Là Yêu Gì?

Tình yêu nước bao giờ cũng là một khái niệm khó định nghĩa. Tại sao? Bởi “nước” và “yêu” cũng là một khái niệm khó định nghĩa. Yêu nước là yêu ai? Yêu những con người cùng nòi giống, cùng tiếng nói với mình? Yêu những người cùng mình sinh sống trên một mảnh đất nào đó? Hay là yêu một quốc gia mà từ nhỏ ta đã được dạy là phải yêu, phải hi sinh cho nó – yêu một thứ mà ta không được lựa chọn như một thứ định mệnh lớn áp đặt lên chính ta?

Năm cấp 2, giống như bao nhiêu học sinh khác, tôi phải làm một bài văn nghị luận về tình yêu nước. Bài văn nghị luận ấy đã mang cho tôi một điểm 10 môn Văn từ cô giáo khó tính nhất trường. Lúc ấy, tôi đã đinh ninh rằng tôi thật sự rất yêu nước, yêu đến mức có thể hiến dâng mình cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước – nơi mình đang sinh sống. Trong bài văn nghị luận thuở trẻ con ấy, tôi đã viết rằng yêu nước là yêu mảnh đất nơi mình sinh sống, yêu tiếng nói, yêu con người, yêu lịch sử hào hùng và vẻ vang; trong tình yêu ấy có cả sự tự hào dòng máu Việt Nam. Những lập luận ấy không có gì mới mẻ, mà có phần tự huyễn. Càng lớn lên, tình yêu nước mờ nhạt dần bởi vì hóa ra tình yêu đó được hình thành không phải vì tôi tự hào về nòi giống của mình mà chỉ tự hào về điểm 10 Văn ngày ấy. Cái cảm giác khi nói về một điều gì đó bất kể mình có thật lòng hay không, được người khác thừa nhận, mang lại một sự khoái cảm tinh thần nhiều đến mức tự thôi miên bản thân đồng nhất với điều đó.

Tình yêu nước mờ nhạt ấy cũng làm tôi nhớ đến nhiều mối tình trong quá khứ. Những anh chàng đã đi qua thời trẻ trung của tôi đều rất ngọt ngào và rất dễ dàng để thốt lên “Anh yêu em”. Và rồi tình yêu ấy cũng nhạt dần theo thời gian. Bất cứ tình yêu nào người ta dễ dàng phát biểu thì đều xen lẫn hoặc chút ít giả dối hoặc quá nhiều tự kỷ ám thị. Thời gian sẽ khiến những giả dối dần lộ diện và những ám thị hết hiệu lực, chúng ta sẽ dần tỉnh và nghĩ rằng tình yêu đích thực của mình là dành cho thứ khác. Cứ thế, cứ thế, ta rơi vào hết tình yêu này đến tình yêu khác: yêu người tình, yêu gia đình, yêu đất nước, yêu nhân loại, yêu trái đất, yêu vũ trụ… Sao mà người ta có thể dễ dàng nói ra lời yêu đến thế?! Có hàng ngàn, hàng vạn, vô cùng tận các cách thức để biểu hiện tình yêu, sao cứ phải phát thành lời chữ “yêu”? Chẳng phải vì một thói quen ngôn ngữ đã ăn mòn trong tâm trí ta đến mức ta không còn có thế biểu hiện theo một cách nào đó khác? Hay bởi vì ta chỉ là một cỗ máy lặp đi lặp lại những định dạng ngôn từ trừu tượng để tự thôi miên bản thân vào một kịch bản lâm li.

Tình yêu dành cho đất nước, cũng giống như mấy loại yêu khác, đòi hỏi nhiều điều hơn là sự phát biểu. Chúng ta không thể chọn được đất nước nơi mà ta sinh ra, và trong nhà trường hay trong xã hội, chúng ta được tuyên truyền về trách nhiệm của mình đối với đất nước như một thứ định mệnh mà ta bất khả cưỡng. Nhưng đất nước là gì? Tất cả dường như quá mờ ảo. Cái thứ tình yêu nước mờ ảo ấy giống như cô dâu thời phong kiến bước về nhà chồng mà còn chưa biết mặt chồng, cô ấy sẽ mã hóa sự cam chịu của mình bằng tình yêu chồng chứ khó có thể yêu anh ta thật lòng được. Khi không thể xác định được “đất nước” mình cần yêu là gì, người ta chỉ có thể tự thôi miên mình vào một thứ căn cước (Identity) để định danh bản thân, dùng lòng tự hào để tự trói buộc và hành xử theo lối “Ta về ta tắm ao ta/Dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn”. Bởi thế, tình yêu nước loại này mù quáng và tự đóng khung trong một mê cung chật hẹp của thứ chủ nghĩa dân tộc cực đoan mà mỗi khi chúng ta lạc trong đó, chúng ta sẽ không thể nào biến đất nước nơi ta đang sống thành một nơi tốt đẹp hơn được.

Tôi sẽ không định nghĩa tình yêu nước là gì, tôi không muốn xây thêm bất cứ bức tường ngôn ngữ nào để giam bản thân tôi và độc giả vào cái mê cung cũ kỹ ấy nữa. Tôi sẽ kể về một số cách người ta yêu nước, những cách không đơn thuần chỉ là phát biểu.

Hãy nhìn về lịch sử nước ta, triều đại Lý – Trần rực rỡ, một triều đại điển hình cho sự tự cường của quốc gia. Ông tổ của các vị vua Lý và vua Trần đều di cư từ Phúc Kiến (Trung Quốc) xuống miền Bắc Việt Nam; thế nhưng trong chính hai triều đại này, sự tự cường của quốc gia lại mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Hết lần này đến lần khác, triều đình Lý – Trần ngăn chặn thành công những đợt xâm lược từ phương Bắc. Tại sao? Bời vì họ không bị lệ thuộc vào căn tính sâu xa từ thời tổ tông của mình. Họ gắn bó với mảnh đất mà họ đang sinh sống, từng ngày họ nỗ lực để xây dựng và cải thiện sao cho mảnh đất này tốt đẹp hơn. Họ yêu những thành quả mà họ đã tạo ra và cố hết sức để bảo vệ thành quả ấy. Họ là những người dám dũng cảm để khẳng định: “Nam quốc sơn hà nam đế cư” (Lý Thường Kiệt) bởi vì cái “Nam quốc” ấy có ghi dấu mồ hôi và xương máu của mỗi người trong số họ. Hoàng tộc Lý – Trần từ lâu đã vứt bỏ căn tính phương Bắc của mình để đại diện cho tinh thần Đại Việt, hợp tác với những người dân bản địa trên mảnh đất này, cùng đấu tranh và xây dựng. Tôi cho rằng, có nhiều người yêu đất nước này (dù là thuộc nòi giống khác hay nòi giống bản địa) bởi vì họ đã dày công để kiến tạo nên các giá trị tốt đẹp của đất nước. Hàng ngày, họ trăn trở vì những điều tệ hại vẫn còn đầy rẫy và không quản ngại mọi khó khăn, cản trở để chấm dứt sự tệ hại. Có thể đúc rút sự trăn trở ấy trong hai câu: “Tiên thiên hạ chi ưu chi ưu/ Hậu thiên hạ chi lạc chi lạc” (Nghĩa là “Lo trước cái lo của thiên hạ/ Vui sau cái vui của thiên hạ). Những người này, họ ít phát ngôn lắm, họ chỉ phát ngôn khi phát ngôn của họ thực sự có thể thay đổi tình trạng hiện tại; còn lại, họ sẽ âm thầm làm việc chẳng bận lòng đến công danh.

Tôi có quen một cựu chiến binh Mỹ tại Việt Nam, hiện ông đang làm công việc gỡ bom mìn giải quyết hậu quả của cuộc chiến tranh Mỹ – Việt, ông cũng yêu Việt Nam lắm, yêu tới mức dành phần lớn thời gian ở nước ta và bất cứ người Việt nào cần giúp đỡ, ông đều không hề từ chối. Nhiều người cho rằng lòng tốt của ông với Việt Nam là do ông quá áy náy về tội lỗi của nước Mỹ nhưng chỉ khi trò chuyện và tiếp xúc, tôi mới thấy rằng tình yêu ấy không xuất phát từ mặc cảm. Ông chia sẻ rằng khi ở với người Việt Nam, ông thấy có sự kết nối về mặt tinh thần, gần gũi và thân tình. Mỗi khi ông ở Việt Nam, ông thấy như ở nhà. Tôi cho rằng cũng không ít người yêu nước vì cảm thấy sự kết nối với con người sống tại đó. Sự kết nối này rất khó để mô tả, chỉ có thể là cảm giác. Và cũng không thể khiên cưỡng, chỉ có thể xuất phát một cách tự nhiên do một nhịp đập vô thanh nào đó của trái tim. Trái tim có thể biến bất cứ một người thuộc bất kỳ nòi giống hay quốc tịch nào đó khác trở thành người Việt Nam giống như những người bản địa.

Hai cách yêu mà tôi vừa kể trên, một lý trí – một tình cảm, nhưng không tình yêu nào mù mờ trong hư ảo. Họ đều cố gắng để hiểu rõ đối tượng mà mình muốn yêu và họ muốn yêu một cách hiệu quả, yêu sao cho đất nước trở nên tốt đẹp hơn. Họ không yêu chỉ để mà yêu, chỉ để phát biểu. Họ không yêu nước để được một sự thừa nhận rằng họ là “nhà yêu nước”. Họ không biến tình yêu nước thành một thứ giải tỏa cho những mặc cảm tinh thần cuộn trào dưới vỏ bọc của chủ nghĩa dân tộc. Thật nực cười khi ai đó cả một đời chẳng hề đau đáu đến sự dựng xây đất nước thành một nơi tốt đẹp hơn lại hô to rằng “tôi yêu nước” trong một cơn kích động! Chẳng gì nực cười hơn khi người ta có thể nhân danh tình yêu nước để tàn phá và giết người (Chẳng phải lịch sử của thế kỷ 20 ở nước ta đã chìm đắm trong cơn mê muội ấy hay sao?)! Tình yêu nước trong vô thức trở thành một thứ cân bằng tâm lý tự nhiên cho các hành vi trái với lương tri, nó xoa dịu các vết đau do tội lỗi và cho những người vô thức ấy một cái huy hiệu được gọi là “nhà yêu nước”.

Việt Nam ta vốn dĩ không phải một quốc gia thống nhất mà là một quốc gia đa sắc tộc và văn hóa. Những lý luận sai lầm trong nghiên cứu văn hóa và dân tộc học đã dẫn đến tình trạng cố gắng xóa bỏ sự đa nguyên ấy để hướng tới một khối đại đoàn kết dân tộc giả tạm, dần dần, trói buộc người dân vào thứ chủ nghĩa dân tộc lệch lạc chứ không phải tình yêu nước. Bởi thế, người dân mất đi nhận thức rằng mọi sự lao động của mình đều đang để kiến tạo một quốc gia phồn thịnh và rồi họ không còn biết đâu là thành quả của mình nữa, lấy đâu động lực để giữ gìn và bảo vệ? Sự cực đoan của chủ nghĩa dân tộc che mờ con tim đến mức người với người chẳng thể kết nối hay cảm nhận thấy nhau, lấy gì để yêu nhau, để hỗ trợ nhau?

Vậy thì những người dường như có vẻ thờ ơ với đất nước thì sao? Họ không yêu nước ư? Hay họ tỉnh táo? Chỉ đơn giản vì họ không cảm thấy kết nối nào với những con người ngoài kia hoặc vì sự kiến tạo của họ đang hướng tới mục đích khác, và họ trung thực với điều ấy. Họ có đáng để lên án hay không nếu những hoạt động của họ không hề tổn hại đến đất nước nơi mà họ đang sống? Sự thờ ơ ấy có thể đến từ nhiều nguyên nhân. Tệ hại thì là do lòng tham ích kỷ và lòng tham bao giờ cũng tàn phá mọi thứ mà nó chạm đến. Khá hơn một chút là do nghĩ rằng sức của mình chẳng thay đổi được gì. Xa hơn thế là do họ có mục đích khác để hướng tới mà mục đích ấy còn cao xa hơn các vấn đề đất nước và dân tộc, hơn những thứ tầm thường của cuộc sống. Thế thì, ai yêu nước cứ yêu nước, ai thờ ơ cứ thờ ơ. Yêu nước cũng được, thờ ơ cũng được chỉ cần đừng làm điều gì tệ hại trái với lương tri, miễn là lương tri còn ít nhiều tồn tại.