Yêu Là Cảm Giác Gì / Top 12 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | 2atlantic.edu.vn

Yêu Người Nổi Tiếng Là Cảm Giác Như Thế Nào?

Thực ra ban đầu tôi chẳng có cảm giác gì với anh cả, vì tôi là người rất thực tế, cuộc sống của tôi và anh có cách biệt quá lớn.

Anh rất nổi, nổi đến mức mỗi lần ăn cơm mẹ tôi đều sẽ nhắc đến anh, si mê khen anh đẹp trai, làm bố tôi tức đến nỗi ho liên tục.

Còn tôi chỉ là một cô gái ưa nhìn bình thường.

Ba năm trước, bạn thân tôi thích anh lắm, cô ấy đã phải thuyết phục tôi bằng mười phần lẩu kem để đi tham gia hoạt động của anh với cô ấy.

Hôm đó sân khấu rất lạnh, vậy mà mấy em fan sẵn sàng mặc váy lộ đùi để đi gặp anh. Mặc áo phao dày cộp cũng chỉ có tôi và nhân viên.

Anh ở bên ngoài đẹp hơn trong ti vi nhiều lắm, tôi cũng không gào thét hay điên cuồng chụp hình như những người khác, không biết vì sao mà tôi chỉ đứng đờ người ở đó ngắm nhìn anh.

Trong vô hình, anh nhìn xuống sân khấu, ánh mắt hai bọn tôi giao nhao, dường như nhìn nhau rất lâu khiến tôi cảm giác như đang nằm mơ.

Bạn tôi và mấy cô gái xung quanh đều đang điên cuồng hét. Anh ấy nhìn qua rồi! Anh ấy nhìn qua rồi!

Lát sau, cô gái bên cạnh kéo tay áo tôi rồi nói: “Hình như ban nãy anh ấy vẫn luôn nhìn chằm chằm bà đó.”

Không những vậy con người anh con rất tốt, tôi đi theo bạn tôi ra sân bay tiễn anh. Chen chúc chật đến mức một con muỗi cũng không chui lọt, tôi không cẩn thận bị vấp té, anh liền la lên một câu để trợ lí ra đỡ tôi dậy.

Chưa được mấy ngày, con bạn ba phải của tôi đã nhìn trúng một tiểu thịt tươi khác. Còn anh vẫn thường xuất hiện trong giấc mơ của tôi.

Nửa đêm mùa hè ở sân bay thủ đô, vì hành lí kí gửi quá trọng nên đã gặp được anh.

Không ngờ anh vẫn nhớ tôi, chủ động chào hỏi tôi, hỏi tôi ngày hôm đó có bị thương không. Tôi nói anh có muốn cho em cách liên lạc không, thật sự rất cảm ơn anh. Em muốn sau này mời anh ăn một bữa.

Ai ngờ anh cười to rồi đồng ý.

Nhưng tôi không dám chủ động bắt chuyện, anh kết bạn với tôi đã là niềm vinh hạnh rất lớn rồi.

Nửa đêm hôm sau tôi đăng lên tường nhà, nói: Anh xem! Sao trên trời đều do em đánh Liên quân làm rơi vào đó. Thế là anh chủ động nhắn tin cho tôi, nói là muốn xem xem rốt cuộc trên trời có bao nhiêu ngôi sao. Cuối cùng anh còn đánh số vào bảng làm việc của anh rồi gửi cho tôi, nói thời gian còn lại muốn tìm anh lúc nào cũng được, tôi cảm thấy chắc chắn là mình đang nằm mơ. Đánh tầm một tháng, anh bỗng hỏi tôi có muốn đi buổi hội họp kín của một người bạn với anh không, rất bí mật.

Sau khi ăn xong, anh hỏi tôi có muốn đến với nhau không? Tôi không cảm thấy hào hứng gì cả mà hỏi ngược lại anh tại sao?

Anh nói từ lần đầu tiên nhìn thấy tôi đã có ấn tượng rất sâu đậm, gần như chưa có cô gái nào có tố chất và nhan sắc như vậy xuất hiện bên cạnh anh lại còn mặc áo phao nữa, đánh Liên quân không được nhưng vẫn rất kiên trì đánh. Anh cảm thấy tôi đơn thuần, cũng không phải người cố tỏ ra như vậy.

Tôi đã cúi đầu trước sắc đẹp rồi. Anh không những là cái giá treo đồ lại còn rất nhiều tiền, rất đẹp trai nữa. Tôi còn chưa bỏ một cắc bạc nào thì anh đã thích tôi rồi. Không bỏ tiền vì thần tượng là một chuyện không có đạo đức nhưng lại khiến người ta vui vẻ đến lạ!

Yêu nhau hơn 2 năm, anh rất sợ tôi nghĩ ngợi lung tung nên cứ hễ có thời gian rảnh là sẽ cố hết sức ở bên tôi. Thương hiệu tôi thích vừa lên kệ là chuông cửa đã reo ầm ầm vì có đơn hàng đến. Ban đầu tôi từ chối, nhưng anh nói thích một người là tiêu tiền vì người đó. Tạm thời anh chỉ có thể làm như vậy cho em.

Rồi một ngày anh hỏi tôi có muốn kết hôn không, tôi đã từ chối.

Bạn hỏi tôi tại sao à? Vì nãy giờ là tôi tự biên tự diễn đó, mệt vãi ra…

DSJM – chúng tôi

Sự Khác Nhau Giữa Cảm Xúc ‘Emotions’ Và Cảm Giác ‘Feelings’ Là Gì?

Hầu hết chúng ta đều có xu hướng sử dụng từ cảm xúc “emotions” và cảm giác “feelings” với nghĩa tương đương và hoàn toàn có thể thay thế cho nhau. Nhưng nếu bạn phân tích rõ ràng, bạn sẽ tìm thấy một sự khác biệt lớn giữa cả hai từ. Cảm xúc và cảm giác giống nhau nhưng không đồng nhất, giống như hai mặt ᴄủᴀ một đồng xu.

Cảm xúc là một ᴘʜảɴ ứɴɢ vật lý được tạo ra khi một người cảm nhận một tình huống từ quan điểm và góc nhìn ᴄủᴀ bản thân. Vì vậy, niềm vui và иỗι đαυ là cảm xúc và có thể được chia thành nhiều cung bậc hơn như hồi hộp, phấn khích, ham muốn, kiêu hãnh, gắn bó cũng như sợ hãi, phủ nhận, ɴɢʜɪ ngờ, ghê tởm, v.v. Cảm xúc còn có thể được gọi là tâm trạng “mood”, nó như một dòng chảy ᴄủᴀ nước qua cơ thể. Cảm xúc được tạo ra thông qua luân xa xương sống “Swadhisthana chakra” và được gắn với hình ảnh ᴄủᴀ Mặt Trăng. Tôi tin rằng những cảm xúc tiêu cực là nguyên nhân ᴄủᴀ hầu hết các bệnh lý.

Vì cảm xúc là bản chất tự nhiên, chúng có thể được đo lường một cách khách quan bằng lưu lượng máu, hoạt động ᴄủᴀ não, nét mặt và dáng vẻ ᴄủᴀ cơ thể. Vì cảm giác ʙắᴛ nguồn từ trái tim, chúng không thể được đo lường một cách chính xác. Cảm xúc có thể được dự đoán và dễ hiểu, trong khi cảm giác thì không dễ để nhìn ra.

Đối với cùng một tình huống, một nhóm người sẽ có những cảm xúc khác nhau, nhưng cảm giác sẽ giống nhau. Vì vậy, nếu bạn đang xem một trận cricket trong sân vận động, những người đứng về phía đội chiến thắng sẽ rất ʜạɴʜ ᴘʜúᴄ, sung sướng, phấn khích, v.v. và những người chứng kiến đội ᴄủᴀ họ thua sẽ buồn bã, thất vọng, chán ghét, v.v. Nhưng tất cả họ đều đang tận hưởng trận đấu. Vì vậy, cảm giác này sẽ là chung nhất đối với họ và đó là lý do họ có mặt ở đây.

Cảm xúc được nảy sinh từ trong cơ thể và về cơ bản đây là mối liên hệ tinh thần với một tình huống. Cảm xúc thì chủ quan và bị ảɴʜ ʜưởɴɢ bởi kinh ɴɢʜɪệm cá nhân, hệ thống niềm tin và ký ức ᴄủᴀ bạn. Cảm xúc giúp bạn sống sót bằng cách tạo ra các ᴘʜảɴ ứɴɢ nhanh chóng trước nguy hiểm, ham muốn, phần thưởng, sự cảm kích, sự bất ngờ, v.v. Vì vậy, nếu một con ruồi đậu trên má bạn, ᴘʜảɴ ứɴɢ ᴄủᴀ bạn sẽ là đập nó bằng tay và nếu ai đó bất ngờ vỗ vai bạn vào giữa đêm, bạn sẽ nhảy lên sợ hãi.

Cảm xúc là thể chất, bản năng và có thể đo lường được. Cảm xúc có thể được định lượng bằng lưu lượng máu, nhịp tim, hoạt động ᴄủᴀ não, nét mặt và cử động cơ thể.

Cảm giác được tạo ra bởi ý thức. Nó nằm giữa cảm xúc mà bạn trải ɴɢʜɪệm và ᴘʜảɴ ứɴɢ ᴄủᴀ bạn với cảm xúc đó thông qua niềm tin và tri giác, đó chính là cảm giác, nó nằm ở ᴋʜả ɴăɴɢ lựa chọn ᴄủᴀ bạn.

Việc bạn ᴘʜảɴ ứɴɢ hay hồi đáp với mọi người trong các tình huống khác nhau sẽ khiến bạn nhận ra bạn đang làm việc với cảm xúc hay cảm giác.

Giữa cảm xúc và cảm giác, bạn có quyền lựa chọn lĩnh hội và cân bằng nó, khiến nó trở thành sức mạnh tinh thần ᴄủᴀ bạn, thậm chí thay đổi cuộc sống ᴄủᴀ bạn tốt hơn.

Khi bạn học được cách làm chủ cảm xúc ᴄủᴀ mình và kết nối với cảm giác, bạn sẽ giải phóng con người thật ᴄủᴀ mình những kiềm hãm ᴄủᴀ các cảm xúc tiêu cực.

Học cách nhận biết và phân biệt giữa cảm xúc và cảm giác ᴄủᴀ bạn là rất quan trọng để phát triển Trí thông minh Cảm xúc (EI) hay Chỉ số Cảm xúc (EQ). Thậm chí tốt hơn, nắm ʙắᴛ được sự khác biệt này sẽ giúp bạn trong việc phân chia những cảm giác, và giúp bạn tìm cách để hiểu cảm giác ᴄủᴀ chính mình hơn. Và với điều này, bạn sẽ hiểu được rằng trong khi bạn không có sự lựa chọn về cảm xúc ᴄủᴀ mình, bạn có thể lựa chọn cảm giác. Biết được những điều này sẽ giúp bạn xây dựng và củng cố nên sức mạnh tinh thần và thay đổi toàn bộ cuộc sống.

Thiền sẽ giúp bạn ᴘʜảɴ ứɴɢ đúng đắn hơn trước các tình huống khác nhau và chinh phục cảm xúc ᴄủᴀ bạn. Sau khi thực hiện, bạn sẽ có thể kết nối với cảm giác ᴄủᴀ mình từ trong trái tim. Khi đã chạm đến khoảnh khắc ᴄủᴀ sự thanh tịnh, sẽ không còn cảm xúc, và bạn chỉ còn lại cảm giác.

Source: https://qr.ae/TWnZrm

Post ngày: 2019-07-21 15:37:36 – Lượt like: 349 – Lượt share: 0 Nguồn: Group Facebook Quora Viet Nam

Sự Khác Nhau Giữa Cảm Xúc ‘Emotions’ Và Cảm Giác ‘Feelings’ Là Gì?

Q: SỰ KHÁC NHAU GIỮA CẢM XÚC “EMOTIONS” VÀ CẢM GIÁC “FEELINGS” LÀ GÌ? A: Neeta Singhal —————————————————-

Hầu hết chúng ta đều có xu hướng sử dụng từ cảm xúc “emotions” và cảm giác “feelings” với nghĩa tương đương và hoàn toàn có thể thay thế cho nhau. Nhưng nếu bạn phân tích rõ ràng, bạn sẽ tìm thấy một sự khác biệt lớn giữa cả hai từ. Cảm xúc và cảm giác giống nhau nhưng không đồng nhất, giống như hai mặt của một đồng xu.

Cảm xúc là một phản ứng vật lý được tạo ra khi một người cảm nhận một tình huống từ quan điểm và góc nhìn của bản thân. Vì vậy, niềm vui và nỗi đau là cảm xúc và có thể được chia thành nhiều cung bậc hơn như hồi hộp, phấn khích, ham muốn, kiêu hãnh, gắn bó cũng như sợ hãi, phủ nhận, nghi ngờ, ghê tởm, v.v. Cảm xúc còn có thể được gọi là tâm trạng “mood”, nó như một dòng chảy của nước qua cơ thể. Cảm xúc được tạo ra thông qua luân xa xương sống “Swadhisthana chakra” và được gắn với hình ảnh của Mặt Trăng. Tôi tin rằng những cảm xúc tiêu cực là nguyên nhân của hầu hết các bệnh lý.

Vì cảm xúc là bản chất tự nhiên, chúng có thể được đo lường một cách khách quan bằng lưu lượng máu, hoạt động của não, nét mặt và dáng vẻ của cơ thể. Vì cảm giác bắt nguồn từ trái tim, chúng không thể được đo lường một cách chính xác. Cảm xúc có thể được dự đoán và dễ hiểu, trong khi cảm giác thì không dễ để nhìn ra.

Đối với cùng một tình huống, một nhóm người sẽ có những cảm xúc khác nhau, nhưng cảm giác sẽ giống nhau. Vì vậy, nếu bạn đang xem một trận cricket trong sân vận động, những người đứng về phía đội chiến thắng sẽ rất hạnh phúc, sung sướng, phấn khích, v.v. và những người chứng kiến đội của họ thua sẽ buồn bã, thất vọng, chán ghét, v.v. Nhưng tất cả họ đều đang tận hưởng trận đấu. Vì vậy, cảm giác này sẽ là chung nhất đối với họ và đó là lý do họ có mặt ở đây.

Cảm xúc được nảy sinh từ trong cơ thể và về cơ bản đây là mối liên hệ tinh thần với một tình huống. Cảm xúc thì chủ quan và bị ảnh hưởng bởi kinh nghiệm cá nhân, hệ thống niềm tin và ký ức của bạn. Cảm xúc giúp bạn sống sót bằng cách tạo ra các phản ứng nhanh chóng trước nguy hiểm, ham muốn, phần thưởng, sự cảm kích, sự bất ngờ, v.v. Vì vậy, nếu một con ruồi đậu trên má bạn, phản ứng của bạn sẽ là đập nó bằng tay và nếu ai đó bất ngờ vỗ vai bạn vào giữa đêm, bạn sẽ nhảy lên sợ hãi.

Cảm xúc là thể chất, bản năng và có thể đo lường được. Cảm xúc có thể được định lượng bằng lưu lượng máu, nhịp tim, hoạt động của não, nét mặt và cử động cơ thể.

Cảm giác được tạo ra bởi ý thức. Nó nằm giữa cảm xúc mà bạn trải nghiệm và phản ứng của bạn với cảm xúc đó thông qua niềm tin và tri giác, đó chính là cảm giác, nó nằm ở khả năng lựa chọn của bạn.

Việc bạn phản ứng hay hồi đáp với mọi người trong các tình huống khác nhau sẽ khiến bạn nhận ra bạn đang làm việc với cảm xúc hay cảm giác.

Giữa cảm xúc và cảm giác, bạn có quyền lựa chọn lĩnh hội và cân bằng nó, khiến nó trở thành sức mạnh tinh thần của bạn, thậm chí thay đổi cuộc sống của bạn tốt hơn.

Khi bạn học được cách làm chủ cảm xúc của mình và kết nối với cảm giác, bạn sẽ giải phóng con người thật của mình những kiềm hãm của các cảm xúc tiêu cực.

Học cách nhận biết và phân biệt giữa cảm xúc và cảm giác của bạn là rất quan trọng để phát triển Trí thông minh Cảm xúc (EI) hay Chỉ số Cảm xúc (EQ). Thậm chí tốt hơn, nắm bắt được sự khác biệt này sẽ giúp bạn trong việc phân chia những cảm giác, và giúp bạn tìm cách để hiểu cảm giác của chính mình hơn. Và với điều này, bạn sẽ hiểu được rằng trong khi bạn không có sự lựa chọn về cảm xúc của mình, bạn có thể lựa chọn cảm giác. Biết được những điều này sẽ giúp bạn xây dựng và củng cố nên sức mạnh tinh thần và thay đổi toàn bộ cuộc sống.

Thiền sẽ giúp bạn phản ứng đúng đắn hơn trước các tình huống khác nhau và chinh phục cảm xúc của bạn. Sau khi thực hiện, bạn sẽ có thể kết nối với cảm giác của mình từ trong trái tim. Khi đã chạm đến khoảnh khắc của sự thanh tịnh, sẽ không còn cảm xúc, và bạn chỉ còn lại cảm giác.

——————————————————–

Source: https://qr.ae/TWnZrm

Post ngày: 2019-07-21 15:37:36 – Lượt like: 349 – Lượt share: 0 Nguồn: Group Facebook Quora Viet Nam

Cảm Tính Yêu Và Ghét

Trong cuộc sống, con người thường bị hai khuynh hướng chi phối và dẫn dắt, đó là tình cảm YÊU và GHÉT. Đây là hai dục vọng (ái, ố) chiếm cứ mạnh mẽ nhất nơi con người, đến nỗi mỗi sự vật, sự việc diễn ra ở đời, đều được con người gán cho một thứ tình cảm yêu hoặc ghét. Hai mặt của vấn đề này luôn diễn biến phức tạp nơi con người, tùy theo tư tưởng, cách nghĩ, cách cảm nhận, cách giáo dục, được điều kiện hóa từ trong gia đình và xã hội. Hơn thế nữa, nó còn xuất hiện nơi vô thức bởi những yếu tố mà, không hiểu vì sao tôi lại yêu hay tôi lại ghét cái đó, việc đó, người đó, nó biểu hiện mạnh mẽ nhất nơi ái tình nam nữ. HAI MẶT CỦA VẤN ĐỀ

Tâm lý tự nhiên là con người luôn hướng tới điều gì mình yêu thích, loại bỏ những gì mà họ chán ghét. Nhưng một khi vấn đề gì hoặc đối tượng nào trở nên một tác nhân chi phối hành động con người qua tình cảm yêu ghét, thì lúc đó con người không còn mang tính làm chủ mình nữa. Ca dao đã diễn tảnhiều tâm trạng như thế: Yêu nhau yêu cả đường đi / Ghét nhau ghét cả tông chi họ hàng ; Yêu nhau trăm sự chẳng nề / Một trăm chỗ lệch cũng kê cho bằng ; Yêu nhau qủa ấu cũng tròn / Ghét nhau bồ hòn cũng méo… Thảm trạng của con người khi yêu ghét là như vậy. Tình cảm yêu ghét từ đâu mà đến, nó đến như thế nào, và phải chọn lựa nó ra sao? Đây là sự diễn tiến phức tạp trong chuỗi cuộc sống, được đan dệt trong những tình cảm yêu và ghét.

Yêu và ghét là một cặp đối lập luôn hiện diện trong một bản thể của sự vật. Khi yêu cái này là buộc phải ghét cái nghịch với nó. Khi yêu cái gì là mong chiếm đoạt được cái đó, đồng thời lại lo sợ và ghét cái gì trái với nó hoặc sợ mất nó. Khi yêu sự vật nào là thèm khát nó, ca tụng nó, cho nó là giá trị, là rộng lượng với nó, thấy nó hoàn hảo, đẹp đẽ, lấp lánh; ngược lại là chê bai, khe khắt, lên án, tránh xa nó, thấy nó đầy khiếm khuyết, xấu xí, vô giá trị… Một người yêu tiền thì họ cho tiền là tất cả, họ giao tiếp, nhìn ai, việc gì cũng mang tính lợi lộc, họ đánh giá trị người khác bằng “lợi nhuận”. Một người yêu quyền lực (danh) thì họ nhìn nhận, quan hệ và đánh giá mọi sự theo cái quyền chức, danh nào đó. Người yêu bản thân hoặc ích kỷ thì tất cả đều quy chiếu về mình trong cách nghĩ, cách đánh giá, cách làm và hạnh phúc của họ chính là được thỏa mãn trong sự vuốt ve, sự chiều chuộng theo cái sở thích của mình. Và con người còn yêu nhiều thứ khác, nó luôn đồng hóa và nhập thân với cái đó, họ luôn bị nó chi phối, dẫn dắt, trói buộc người đó vào nó như một thứ nô lệ êm ái, ru họ ngủ quên trong cái “yêu tinh” như những mũi thuốc an thần, nhưng họ lại rất hài lòng về nó. Đối lập với những thứ đó là ghét những gì không phải là nó, nghịch với nó.

Những cặp đối lập trên luôn tỉ lệ thuận với nhau về nồng độ và trương độ, tỉ lệ nghịch với nhau về hiện tượng và cảm xúc.Bởi vậy yêu và ghét là một sự mù quáng được hành động bởi vô thức, mặc dù vẻ bề ngoài được biện minh bằng những lý do nào đó nghe có lý, khá hấp dẫn. Cũng chính vì vậy, con người khó có thể làm chủ mình và thành thật với chính mình một cách tuyệt đối. Khi nói tôi không sợ là chính lúc tôi đang sợ và tôi đang phản ứng lại nó. Tôi không cần lại là cái tôi đang cần mà không được nó. Tôi dư sức lại là lúc tôi đang thiếu thốn. Tôi đang hoàn hảo lại là lúc tôi khiếm khuyết. Tôi ghét lại là lúc tôi đang yêu cáigì đó mà chưa được. Tôi hài lòng về cái gì của tôi lại là cái tôi bất lực và đang tự an ủi mình. Tôi chê người khác là có ý nói tôi giỏi. Tôi coi thường cái người ta có là coi chừng tôi đang ghen tị, v.v… Tất cả được diễn tiến trong sự vô thức mà phần ý thức là cái vỏ để chống đỡ, để che đậy sự dốt nát, sự yếu kém hay sự thiếu thốn cái mà mình chưa có.

Thông thường, con người luôn thỏa hiệp và chấp nhận cái thứ tình cảm yêu ghét ở đời như một lẽ tất nhiên cần phải có như hơi thở của cuộc sống. Vì dễ dàng chấp nhận theo cái tư duy như vậy, nên vô tình người ta lại vun trồng và củng cố cho thứ tình cảm này, điều này nhà Phật xếp vào loại “vô minh bẩm sinh”. Cũng chính vì vậy mà con người luôn bị luẩn quẩn trong cái vòng cương tỏa, bị vây hãm tâm trí, khiến con người luôn phải khổ sở vật lộn với nó, đối phó với nó, hết tung rồi tới hấng, hết yêu rồi tới ghét, hết đạp vỏ dưa, lại tới đạp vỏ dừa.

Yêu ghét trong ái tình là một dục vọng mạnh mẽ nhất. Tình yêu trai gái được ca tụng đến nỗi nó là tất cả, chỉ yêu mới đáng sống, mới có gía trị, mới là vĩnh cửu, mới là phúc thật… Yêu mà: Không cần biết em là ai, không cần biết em từ đâu, không cần biết em ngày sau… (Diệu Hương).Yêu mà: T ình chỉ đẹp khi còn dang dở / Đời mất vui khi đã vẹn câu thề (Xuân Diệu). Yêu mà: Em cứ hẹn nhưng em đừng đến nhé…Nếu trót đi em hãy gắng quay về. (Hồ Dzếnh). Những rung động này hướng tới cái nguyên lý sinh tồn của sự sống được Tạo hóa phú bẩm nơi con người. Người ta cứ nại vào lý do không thể định nghĩa được tình yêu để mặc sức cho cảm xúc của mình bay bổng, cho những rung động diệu kỳ của con tim ve vuốt và nhảy múa, căn cứ vào đó để quyết định và đánh giá mọi sự, mọi việc, làm cơ sở cho sựkết hợp việc sống chung giữa vợ chồng. Rồi khi cảm giác, cảm xúc rung động suy giảm hay không còn nữa thì, kết luận rằng tình yêu đã chấm hết, và đường ai nấy đi, để tiếp tục thay thế bằng những cảm xúc mới với đối tượng mới, gọi là thỏa hiệp với nhau để cả hai cùng có lợi, nhưng chắc chắn đó là một bi kịch của cuộc đời. Bi kịch đổ vỡ của gia đình ngày nay thường là như thế. Lúc này tình yêu biến thành một vết thương không thể lành, âm ỷ một mối thù hận không nguôi, đó là mặt đối lập của nó.

Hai mặt của vấn đề Yêu và Ghét đã và đang hiện hiện giữa cuộc sống, nơi mọi người, trong mỗi người.

ĐÂU LÀ SỰ QUÂN BÌNH GIỮA YÊU VÀ GHÉT

Chắc rằng ta phải nại đến những hệ luân lý và tư tưởng mang tính chân lý mà con người đã tiếp nhậntừ nhiều nguồn ánh sáng của những bậc đại trí, do các ngài đã được “thụ khải” bằng một cách nào đó để truyền đạt cho chúng ta, mà tư tưởng của đạo học Đông phương là gần gũi với chúng ta hơn cả.

Đức Khổng đã thâu tóm tinh hoa tư tưởng đạo lý của những thế hệ trước để khai mở ra Đạo). Được như vậy thì con người, vạn vật và trời đất đều yên ổn và trật tự, sản sinh mọi điều tốt lành. Trung Dung làm nền và mục đích cho mọi người theo để trở thành thánh nhân quân tử, nó hợp với hết mọi tầng lớp và đắng cấp của xã hội, từ người kém trí, từ thứ dân cho tới quan quyền lãnh đạo, tuy cái trung dung của người quân tử khác với cái trung dung của kẻ tiểu nhân(quân tử chi trung dung gĩa, quân tử nhi thời trung; tiểu nhân chi trung dung gĩa, tiểu nhân nhi vô kị đạn gĩa – Trung dung của người quân tử là quân tử mà thời trung; trung dung của tiểu nhân là cái mà tiểu nhân mà không kiêng dè gì cả Trung là ở giữa, không thiên lệch bên nào, không thái quá (cực đoan, cố chấp…), không bất cập (vô tâm, bất chấp, bất cần…). Dung là giữ thường thường ở một mực không thay đổi, không bị biến thái, biến dạng lúc nặng lúc nhẹ theo cảm tính nào đó. Bảy thứ tình cảm (thất tình) chi phối con người, thường làm cho con người bị mê muội và điêu đứng, đó là: hỉ, nộ, ái, ố, ai, cụ, dục. Nhưng một khi đã có được trung dung, nghĩa là giữ cho nó đúng tiết, có chừng mực, phải cách, đúng lúc thì bảy thứ tình cảm này nó trở thành hữu ích, rất nhân văn và nhân bản. Đó là cái Hòa với chính mình, với con người, với vạn vật. Như thấy việc bác ái, thấy việc tốt thì vui mừng, thấy sự tội và sự dữ thì chán ghét, thấy hoạn nạn thì xót thương, thấy bất công thì phẫn nộ… (nhưng luôn ở mức Trung và Hòa), cho nên “(Theo tinh thần sách Trung Dung và Luận Ngữ).vô khả, bất vô khả” (Không có cái gì nhất định là nên, là không nên).

Nhà Phật có giáo lý gọi là Trung Đạo, là con đường ở giữa, tức là Sắc sắc – không không (sắc tức là không, không cũng là sắc – có mà không, không mà có). Nghĩa là không có sự cố chấp hay bám vào bất cứ cái gì, không lệ thuộc vào cái có, không nô lệ vào cái không. Nó không cho phép câu nệ, ràng buộc, chấp chiếm, thiên lệch vào bất cứ sự việc sự vật nào. Không chấp vào hai cực đoan “có và không” mà chọn con đường giữa. Cũng như tu khổ hạnh, ép xác hoặc cung phụng thái quá thể xác với món ngon vật lạ là hai thái cực không đem lại kết quả khả quan cho người tu hành tìm Đạo, mà con đường Trung đạo là không thái quá, cũng không bất cập, ăn uống bình thường thì tinh thần và thể xác mới được quân bình trong cuộc sống. Đặc biệt là trong nhận thức và hành xử, phải giữ được trung đạo thì mới có được sự quân bình trong tâm lý và tình cảm, không rơi vào sự yêu – ghét cảm tính gây hậu quả tai hại cho bản thân và người khác. Ví như tôi yêu tiền vì nó là phương tiện rất tốt để thực hiện nhiều mục đích hữu ích, nhưng tiền vẫn chỉ là phù du, là hư ảo, là bọt bóng, nên không bao giờ tôi làm việc xấu để kiếm tiền. Trung Đạo là thế, nên nó đưa đến tự do và hạnh phúc. Đó cũng là vô chấp(Theo tinh thần Bát Nhã Tâm Kinh).

Lão tữ thì chủ trương đạo Vô Vi, nó cũng chính là Đạo. Phải có vô vi mới thoát khỏi mọi dục vọng xâm chiếm tác hại nơi con người, trong đó, lòng tham và sự yêu ghét là những dục vọng tác hại nhất. Vô Vi là: ” (làm Mà không làm, lo mà không lo, nếm mà không mùi, xem lớn như nhỏ, coi nhiều như ít, lấy đức báo oán). Cũng như: vi vô vi, sự vô sự, đại tiêu đa thiểu, báo oán dĩ đức” “vi học nhật ích, vi đạo nhật tổn, tổn chi hựu tổn, dĩ chí ư vô vi” (theo học càng ngày càng thêm, theo đạo càng ngày càng bớt, bớt rồi lại bớt, đến mức vô vi). Chính cái lòng tham muốn, yêu bản thân và ghét cái gì khác với mình, nên mới sinh bao điều tai hại “Cửu mạc đại ư dục đắc” (không gì hại bằng ham muốn cho được nhiều). Bởi vậy phải: “Thánh nhân bất tích, ký dĩ vi nhân kỷ dũ hữu, ký dĩ dữ nhân kỷ dũ đa, thiện chi đạo lợi nhi bất hại, thánh nhân chi đạo vi nhi bất tranh”, (Bậc thánh nhân không thu giữ, càng vì người càng thêm có, càng cho người mình càng thêm nhiều, đạo của trời lợi mà không hại, đạo của thánh nhân làm mà không tranh). Không được đua tranh ghanh ghét thì mới thoát được sự tranh giành, “Dĩ kỳ bất tranh, cố thiên hạ mạc năng dữ chi tranh” ( Không tranh với ai cho nên không ai tranh giành với mình được). Khi đạt được Đạo (vô vi) thì mọi vật, mọi sự sẽ được bình ổn, thoát được mọi ràng buộc trong sự yêu-ghét, thuận theo lẽ tự nhiên của trời đất mà sinh hóa.(Theo Đạo Đức Kinh).

Ngoài ra còn rất nhiều hệ luân lý và đường lối tu thân đông tây kim cổ, đã hướng dẫn con người biết sống chừng mực và tiết độ, từ sự nhận thức đến hành xử đối với bản thân, với tha nhân, với mọi việc trong đời sống.

GIÁO HUẤN VÀ ĐẠO LÝ CỦA ĐỨC KITÔ

Nói đến sự yêu và ghét thì không thể nói đến sự tích cực triệt để của giáo huấn Đức Kitô, Ngài đã làm chứng cho giáo lý này đến nỗi chịu đau khổ và chết vì người mình yêu, và tha thứ cho kẻ giết hại mình: “không có tình yêu nào lớn hơn là thí mạng sống cho người mình yêu” (Ga 15,13), và “Lạy Cha xin tha cho họ, vì họ chẳng biết việc của họ làm” (Lc. 23,34).

Giáo lý của Đức Kitô phân biệt cái tội và người có tội là hai cái khác biệt không thể lẫn lộn, không thể đồng hóa với nhau, nên phải yêu thương người có tội, mặc dù vẫn ghét sự tội là nguồn gốc của mọi sự dữ. Cái ghét này là cái tỉnh thức,không chấp nhận, không tiếp nạp sự tội, chứ không phải là cái hằn học, trong sự thù hằn một cách cực đoan, khăng khăng một mực trong mù tối. Người đã dạy rõ rằng: “Anh em đã nghe Luật dạy rằng: Hãy yêu đồng loại và hãy ghét kẻ thù. Còn Thầy, Thầy bảo anh em: hãy yêu kẻ thù và cầu nguyện cho những kẻ ngược đãi anh em. Như vậy, anh em mới được trở nên con cái của Cha anh em, Đấng ngự trên trời, vì Người cho mặt trời của Người mọc lên soi sáng kẻ xấu cũng như người tốt, và cho mưa xuống trên người công chính cũng như kẻ bất chính.(Mt.5, 43-45)

Khổng tử dạy rằng, “Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân” iều gì mình không muốn thì đừng làm cho người khác). Khổng tử dừng ở điều “không muốn”, còn Đức Giêsu đi tới mức tích cực cao sâu hơn, ở điều “mong muốn”: “Anh em muốn người ta làm gì cho mình, thì cũng hãy làm cho người ta như vậy” (Lc 6, 31) . Điều này nó đi đến sự hoàn hảo đến độ tha thứ và yêu thương cả người làm hại mình, người phản nghịch với mình. Như Người nói: Vì nếu anh em yêu thương kẻ yêu thương mình, thì anh em nào có công chi? Ngay cả những người thu thuế cũng chẳng làm như thế sao? ” Nếu anh em chỉ chào hỏi anh em mình thôi, thì anh em có làm gì lạ thường đâu? Ngay cả người ngoại cũng chẳng làm như thế sao? Vậy anh em hãy nên hoàn thiện, như Cha anh em trên trời là Đấng hoàn thiện. (Mt.5, 46-48).

Noi gương Đức Kitô, đã có đông đảo thánh nhân đã sống và chết cho chân lý này. Đó cũng là lúc không còn bị nô lệ vào cái Như vậy Đức Giêsu đã dạy người ta phải vượt lên trên mọi cái tầm thường và bình thường của cái yêu – ghét nơi con người. Sống mà không lụy vào bất cứ cảm giác yêu ghét đã đành, mà còn phải vượt lên trên nó, phủ xuống đó một sự đại lượng bao la, bao trùm một tình yêu cao cả như ánh dương soi tỏ vạn vật. Một giáo lý cao siêu nhưng lại hết sức thiết thực và có sức khả thi chứ không phải là một lý thuyết “không tưởng” như người ta dễ có cảm tưởng như vậy, vì con người ai cũng được phú bẩm để khao khát sự thiện và có tiềm năng thực hiện điều thiện hảo đó, chỉ với điều kiện là có ước muốn vươn lên thực sự trong sự chiêm niệm trong một thiện chí khiêm cung, nguyện cầu khi đối diện với chân lý cao cả này.yêu và ghét ở đời, để quên đi cái tôi hoàn toàn, và lúc đó sẽ là: ” Chính lúc quên mình là lúc gặp lại bản thân” (Phanxicô Assisi), nghĩa là gặp được chính mình và Đức Kitô.

Sự yêu – ghét này, thánh Phaolô chỉ dạy rất rõ, vừa mang tính luân lý vừa tín lý, vừa tự nhiên vừa siêu nhiên: ”Đức mến thì nhẫn nhục, hiền hậu, không ghen tuông, không vênh vang, không tự đắc, không làm điều bất chính, không tìm tư lợi, không nóng giận, không nuôi hận thù, không mừng khi thấy sự gian ác, nhưng vui khi thấy điều chân thật. Đức mến tha thứ tât cả, tin tưởng tất cả, chịu đựng tất cả. Đức mến không bao giờ mất được. Hiện nay đức tin, đức cậy, đức mến, cả ba đều tồn tại, nhưng cao trọng hơn cả là đức mền.” (1 Cr 13,4-13). Nơi đây ngài đã loại hẳn cái ghét, bởi vì khi yêu với tinh thần đại lượng cao cả trên mọi cảm giác rồi thì chỉ còn lại tình yêu tinh ròng mà thôi. Vấn đề sự việc ở đây không cần gì phải điều chỉnh, điều tiết như đạo Trung Dung (Khổng) nữa.

Như đã nói, yêu và ghét là mấu chốt, là nguyên nhân tạo ra bao phức tạp và phiền nhiễu nơi con người, thậm chí còn tạo ra những bi kịch và đau khổ cho con người. Nó là đề tài muôn thủa, đề tài vô tận để con người bàn tới, con người lý giải và tìm cách giải quyết. Nhưng con người thường bị ru ngủ trong thứ tình cảm này, hầu như con người luôn hướng chiều về nó, thích thú đi tìm cảm hứng trong sự kích thích của nó. Bằng chứng rõ ràng là con người ai cũng thích thú cái ” sự yêu”, vì nó mang đầy vẻ chiều chuộng, hấp dẫn và ngọt ngào.Nhưng mặt trái của nó thì cũng khủng khiếp ngược với nó, đó là sự ghét ghen và hận thù. Hai mặt của một vấn đề, của một bản chất là như vậy. Chính Đạo học đã rọi vào đó phần nào những tia sáng để thấy bộ mặt thật của vấn đề của yêu và ghét, để tìm cách điều hòa hợp và điều tiết nó. Nếu ai muốn theo lẽ tự nhiên theo tinh thần của Đạo học thì cũng có thể tìm được con đường giải thoát khỏi những trói buộc của sự yêu ghét, để trở nên thánh nhân quân tử ở đời, đáng kính phục.

Nhưng đặc biệt, ánh sáng trong đức tin Kytô giáo, nơi Đức Giêsu Kitô đã mạc khải chân lý cứu rỗi và chân lý Nước Trời cho nhân loại, chính Ngài khẳng định: ” Những điều Đức Giêsu dạy để dẫn dắt mỗi người thoát khỏi sự yêu ghét theo kiểu của con người, chất chứa đầy những dục vọng xấu xa, mà phải yêu như Thiên Chúa yêu con người xuất phát từ tình yêu trong Gia Đình Ba Ngôi Thiên Chúa, Thầy là đường, là sự thật và là sự sống. Không ai đến được với Chúa Cha mà không qua Thầy”(Ga 14,6). Ngài có đủ “tư cách” để người ta phải tin : ” Không ai đã lên trời, ngoại trừ Con Người, Đấng từ trời xuống” (Ga.3,13) …. để ai tin vào Người thì được sống muôn đời” (Ga.3,15). “Anh em hãy yêu thương nhau, như Thầy đã yêu thương anh em” (Ga 13,34). Một tình yêu tinh ròng hoàn hảo, không có sự “phản diện” như tình yêu mang khí huyết của con người. Vâng nghe lời Người sẽ có được hạnh phúc trong cuộc sống đời này, nhất là được hạnh phúc viên mãn đời sau.

Mùa chay 2014

Vâng theo Đức Kitô như vậy con người mới thoát được sự tác hại của cái yêu ghét, nó là nguyên nhân gây bao khốn đốn, tạo bao hậu quả của sự dữ, luôn bị nó xâu xé. Nhưng chân lý này chỉ khai sáng cho những ai thiết tha đi tìm sự thật về bản thân và sự thật về Thiên Chúa mà thôi. Ngoài ra, cảm tính yêu và ghét ở đời giống như một loại ma túy cực mạnh, sức hấp dẫn của nó như một ma lực khiến con người luôn thích thú chìm đắm với những cơn nghiện ngập khoái trá nơi đó, nhưng đằng sau nó là cả một vực thẳm mở ra chờ nuốt trửng người nghiện ngập cái “ái-ố” này..

Tuy nhiên, ánh sáng chân lý từ trời cao vẫn luôn hiện diện và chiếu sáng vào thế gian để không thể thua bất cứ bóng tối nào. Đó là niềm tin vào Đức Kitô chịu tử nạn và Phục sinh đã cứu rỗi nhân loại. Đó là niềm hy vọng, niềm lạc quan trong Đức Kitô nơi Đức tin Công giáo bây giờ và mãi mãi.