Yêu Là Cái Gì Vậy / Top 7 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | 2atlantic.edu.vn

Triết Lý Là Cái Gì Vậy?

BERTRAND RUSSELL trả lời phỏng vấn

Thưa Huân tước Russell, triết lý là cái gì vậy?

BERTRAND RUSSELL : Câu hỏi đó gây ra nhiều cuộc tranh luận đấy. Tôi không tin rằng sẽ có hai triết gia đáp y như nhau. Riêng tôi, tôi có thể nói với ông rằng triết lí là suy luận về những đầu đề chưa thể có một tri thức đích xác được. Và tôi nói vậy là trả lời riêng về phần tôi, chứ không trả lời thay cho một người nào khác.

Cụ có thấy triết lí và khoa học khác nhau ở chỗ nào không?

BERTRAND RUSSELL : Đại khái thì chúng ta có thể nói rằng khoa học là cái gì mình biết, mà triết lí là cái gì mình không biết. Định nghĩa đó đơn sơ; vì vậy mà chúng ta thường thấy những vấn đề triết lí chuyển qua khu vực khoa học.

Vậy, cái gì mình xác định được, chứng minh, khám phá được thì không còn là triết lí nữa mà thành khoa học ư?

BERTRAND RUSSELL : Phải. Và có nhiều vấn đề xưa kia mang cái nhãn triết lí, nay đã bỏ nhãn đó đi rồi.

Thế nào là triết lí tốt?

BERTRAND RUSSELL : Thực ra, tôi thấy triết lí có hai công dụng. Công dụng thứ nhất: duy trì sự suy tư về những môn mà chúng ta vẫn chưa thể sắp vào loại tri thức khoa học được; vì tri thức khoa học vẫn chủ bao gồm một phần rất nhỏ những vấn đề nhân loại chú điểm lợi ích vô cùng mà khoa học, ít nhất là lúc này, chưa bàn xét gì tới mấy; và nếu chúng ta không tưởng tượng gì khác ngoài những cái gì mình biết rồi thì tôi cho là đáng tiếc lắm. Tưởng tượng vũ trụ, đặt giả thuyết để mở rộng nó ra, đó có thể là một công dụng khác, theo tôi, quan trọng cũng không kém: là triết lí cho chúng ta thấy rằng có những điều chúng ta tưởng là biết rồi mà sự thật chưa biết. Một triết lí bắt chúng ta phải suy tư hoài về những cái chúng ta có thể biết được; mặt khác nó nhắc nhở chúng ta phải khiêm tốn, nghĩ rằng cái mà chúng ta cho là biết rồi, là tri thức, sự thực chưa phải là tri thức.

Triết gia Anh Bertrand Russell (1872-1970). Nguồn ảnh: http://yalebooksblog.co.uk

Cụ có thể cho chúng tôi biết vài suy tư nào đã đưa tới những kết quả cụ thể được chăng?

B.R : Được chứ. Chẳng hạn triết học Hi Lạp hồi xưa đưa nhiều giả thuyết mới đầu không thể kiểm chứng được, mà đời sau thấy là rất quí báu. Tôi nghĩ tới thuyết nguyên tử. Desmocrite đưa giả thuyết rằng vật chất gồm nhiều nguyên tử nhỏ xíu: hơn hai ngàn năm sau, chúng ta thấy rằng ý kiến đó đúng, mặc dầu Ông chỉ gợi ý ra như vậy thôi. Rồi như Aristarque nữa. Ông Aristarque này là người đầu tiên giả thiết rằng trái đất quay chung quanh mặt trời, chứ không phải mặt trời quay chung quanh trái đất; mà chính vì trái đất quay như vậy nên ta mới thấy các vì tinh tú mỗi ngày di chuyển trọn một vòng trên trời, chứ sự thực không phải vậy. Giả thuyết bị chôn vùi, bỏ quên, mãi hai ngàn năm sau, tới thời Copernic nó mới được đưa trở ra ánh sáng. Mà có phần chắc chắn rằng nếu Aristarque không nghĩ tới vấn đề đó trước thì Copernic cũng không bao giờ nghĩ tới.

Cụ có cho như vậy là nhờ một trực giác không?

B.R : Không đâu! Những người đầu tiên đưa ra những giả thuyết như vậy không thể bảo rằng: “Đây là chân lí”, mà chỉ có thể bảo: “Đây có thể là chân lí”. Có một trí tưởng tượng khoa học phong phú thì ông cũng có thể nghĩ tới vô số điều có thể đúng được. Đó là bản thể của khoa học. Ông bắt đầu suy nghĩ về một điều nào đó, rồi ông rán tìm xét xem nó có đúng không. Thường thường thì nó không đúng.

Tôi chắc Platon cho thuyết nguyên tử của Démocrite không đứng vững được?

B.R : Platon ? Ông ấy kinh hoảng lên chứ. Ông ấy bảo phải đem đốt hết các sách của Démocrite đi. Là vì Platon không thích khoa học. Ông ấy thích môn toán đấy, còn các ngành khác của khoa học thì ông không ưa.

Nhưng như vậy thì chẳng hóa ra triết lí tự lãnh nhiệm vụ phục vụ khoa học sao?

Cụ có nhận thấy từ xưa tới nay các triết gia đã thay đổi thái độ, và độc giả, thính giả của họ cũng vậy không?

B.R : Cái đó còn tùy ông muốn nói về triết nào. Platon và Aristote đều cho rằng điều quan trọng là tìm hiểu thế giới (và tôi nghĩ rằng triết lí phải nhắm mục tiêu đó). Rồi sau các triết gia phải khắc kỉ nhấn mạnh vào luân lí- chúng ta phải khắc kỉ nghĩa là phải giữ vững chí của mình trong cảnh khốn cùng- riết rồi mọi người đều bảo có thái độ như vậy là có tinh thần “triết nhân”.

Cụ có cho Marx là một triết gia không?

B.R : Hiểu theo một nghĩa nào đó thì ông ấy là một triết gia, nhất định vậy. Nhưng có nhiều hạng triết gia. Có những nhà chống đỡ một trật tự, một tổ chức đã thành lập; lại có những nhà chỉ nhắm lật đổ trật tự, tổ chức đó; và dĩ nhiên Marx ở trong hạng sau. Cả hai thái độ đó đều không hợp với tôi: tôi cho đó không phải là nhiệm vụ đích thực của triết gia. Nhiệm vụ đích thực của triết gia không phải là thay đổi thế giới mà tìm hiểu nó- mà như vậy là trái hẳn với lời của Marx.

Cụ có tự đặt cụ vào một hạng triết gia nào không?

B.R : Từ trước tới nay tôi chỉ dám cho tôi mỗi một cái nhãn : phái nguyên tử về lô gích, nhưng thực ra tôi không chú trọng tới cái nhãn, trái lại coi đó là một điều nên tránh nữa.

Phải nguyên tử về lô gích là nghĩa làm sao?

B.R : Dùng tiếng đó là tôi muốn nói rằng muốn đạt được thực thể cái gì mình nghiên cứu thì phải dùng phương pháp phân tích- và ông có thể phân tích cho tới khi đụng phải những cái không thể phân tích được nữa, tức những cái nguyên tử lô gích. Tôi gọi những cái đó là nguyên tử lô gích vì nó không phải là những phần tử rất nhỏ của vật chất, mà là những phần tử rất nhỏ của những ý niệm mà tôi cho là thành phần của các vật.

Ngày nay trào lưu triết lí nào lớn nhất?

B.R : Phải phân biệt các xứ nói tiếng Anh và lục địa Âu châu. Các trào lưu tư tưởng ngày nay chia rẽ hơn hồi xưa. Hơn nhiều. Tại các xứ nói tiếng Anh, nhất là ở Anh, đã xuất hiện một triết lí mới, theo tôi, là do người ta muốn phân định cho triết học các khu vực riêng của nó. Lúc nãy tôi đã nói, cơ hồ như triết lí là một khoa học chưa thành tựu. Có nhiều người không thích lối nhận định như vậy. Họ muốn cho triết học một khu vực riêng của nó. Và như vậy họ đã tạo nên thứ triết học này mà tôi có thể gọi là triết học ngôn ngữ, nghĩa là thứ triết học không nhắm giải quyết một vấn đề mà chỉ cốt rọi thật nhiều ánh sáng vào ý nghĩa của vấn đề đó thôi. Về phần tôi, tôi không chấp nhận quan niệm đó, nhưng tôi có thể kể cho ông một thí dụ. Một hôm đi xe đạp lại Winchester, tôi lạc đường. Tới làng thứ nhất, tôi vô một tiệm nọ, hỏi thăm: “Ông làm ơn chỉ cho tôi con đường nào ngắn nhất lại Winchester”. Người đó không biết, hỏi lại một người khác ở phía trong mà tôi không thấy: “Một ông tới hỏi con đường nào ngắn nhất lại Winchester”. Người ở trong đáp: “Winchester ư ?- Ờ- Con đường ngắn nhất ư ? – Ờ – Tôi không biết”. Thế là tôi chẳng biết lại tiếp tục đi. Đấy, cái triết lí giới thiệu ở Oxford như vậy đó.

Nhận định cho đúng vấn đề mà không quan tâm tới cách giải ư?

B.R : Đúng vậy. Cách giải là công việc của người khác

Thế còn triết học ở “lục địa”, có nhận định vấn đề một cách khác vậy không?

B.R : Triết học ở “lục địa” đặt vấn đề một cách không tới nỗi “bần huyết” như vậy. Tôi không tán thành đó “đa huyết” hơn, gần với các triết học thời xưa hơn. Có nhiều triết thuyết gốc từ Kierkegaard, từ sự suy tư của ông về vấn đề hiện sinh. Người ta lại còn thấy cơ hội luận chiến với tôn giáo cổ truyền. Có một số như vậy đó. Nhưng theo tôi, chẳng có gì là quan trọng cho lắm.

Còn triết thuyết của riêng cụ, có ích lợi thực tế nào không cho một người muốn biết phải cư xử ra sao?

B.R “Ông hỏi câu đó thực hợp “tôi nhận được vô số thư của những người rất hoang mang không biết phải cư xử ra sao. Những người đó không còn nhắm theo những mục tiêu cổ truyền để tìm con đường hành động chính đáng nữa; và họ không phải nhắm theo những mục tiêu mới nào. Tôi thấy triết thuyết của tôi chủ trường có được một ích lợi này: nó giúp cho chúng ta quả quyết hành động cả những khi chúng ta không hoàn toàn chắc chắn rằng hành động của chúng ta quả thực là tốt. Tôi cho rằng chúng ta không nên chắc chắn về một cái gì hết. Nếu ông chắc chắn (về một cái gì) thì chắc chắn là ông lầm rồi, vì không có cái gì đáng coi là chắc chắn cả; và luôn luôn trong cái điều mà chúng ta tin, phải dành chỗ cho một chút hoài nghi nào đó; và mặc dầu hoài nghi như vậy, chúng ta vẫn phải có thể hành động một cách cương quyết. Xét cho cùng thì một ông tướng khi chuẩn bị giao chiến, cùng hành động như vậy, phải không? Ông ta đâu có biết chắc được quân địch sẽ làm gì, nhưng nếu ông ta có tài thì sẽ đoán đúng. Nếu vô tài, ông ta sẽ đoán sai. Mà trong đời sống thực tế, chúng ta phải dựa vào những cái có thể xảy ra mà hành động; và tôi cho rằng mục đích của triết học là khuyến khích chúng ta cứ hành động đi, không đợi phải được chắc chắn hoàn toàn.

Vâng, nhưng lại có bất tiện khác: bất tiện là làm cho thiên hạ hóa ra hoài nghi về những điểm mà dù đúng dù sai hộ cũng đã tin tưởng rồi. Như vậy chẳng là làm cho họ hóa hoang mang ư?

B.R : Phải, ngay lúc đó thì phải. Tôi cho rằng có một chút hoang mang là điều cần thiết cho sự luyện tinh thần, nhưng một chút tri thức về khoa học có thể dằn họ, tránh cho họ khỏi bị nhồi lên nhồi xuống khi họ hoài nghi, vì có lúc họ phải hoài nghi.

Theo cụ thì tương lai triết học sẽ ra sao?

B.R: Tôi không cho rằng sau này sẽ được coi trọng như thời cổ Hi Lạp hoặc thời Trung cổ. Tôi thấy sự tiến triển của khoa học nhất định làm cho triết học mất quan trọng đi.

Hiện nay chúng ta có lẽ có nhiều triết gia quá chăng?

B.R : Tôi nghĩ rằng một triết gia không nêu đưa ý kiến về vấn đề đó. Để các người không phải là triết gia đưa ý kiến thì phải hơn.

Xin cụ tóm tắt ít lời cho chúng tôi biết theo cụ thì trên thế giới này, trong những năm sắp tới, triết học quan trọng ra sao?

B.R : Tôi nghĩ rằng trên thế giới hiện đại, nó quan trọng lắm. Trước hết, như tôi đã nói, nó cảnh cáo chúng ta, nhắc nhở chúng ta rằng có những vấn đề rất nghiêm trọng mà khoa học – ít nhất là lúc này- chưa thể nghiên cứu được, mà thái độ khoa học, chỉ thuần túy khoa học thôi, không phải là thái độ thích hợp. Lại thêm, triết học làm cho chúng ta có tinh thần khiêm tốn hơn; nhờ triết học mà chúng ta nhận ra được rằng có nhiều điều hồi xưa cho là chắc chắn, thì bây giờ đã thấy là sai; và chúng ta không thể dùng con đường tắt mà đạt tới tri thức được. Loài người phát giác được rằng trong cái việc rất khó khăn tìm hiều vũ trụ- triết gia nào cũng phải nhắm mục đích ám tàng đó- cần phải mất nhiều thì giờ và phải có tinh thần không võ đoán mới được.

Nguồn: Bertrand Russell. Thế giới ngày nay và tương lai nhân loại, Nguyễn Hiến Lê dịch Nxb. Văn Hóa, Hà Nội, 1996. Phiên bản điện tử do chúng tôi thực hiện.

Tình Yêu Là Gì Vậy Nhỉ???

Một chàng trai đưa cô bạn gái thân vào quán uống nước. Sau khi người phục vụ đặt hai cốc nước trắng lên bàn và đợi thì cô gái chợt đặt ra một câu hỏi: – Đố anh Tình yêu là gì? Chàng trai mỉm cười quay sang cô phục vụ và nói: – Chị cho em một ấm trà, một cốc cà phê đen, một cốc cà phê sữa, một ly rượu vang và một ly champagne.

Sau khi mọi thứ đã được mang ra, chàng trai lấy ấm trà và uống chén đầu tiên. Anh ta nói: – Tình yêu như ấm trà này. Khi ta uống nước đầu sẽ rất đậm đà, nước thứ hai sẽ dìu dịu thanh thanh.

Cô gái lắc đầu : – Còn nước thứ ba thì sao? Tình yêu không như ấm trà bởi sau nước thứ ba ấm trà sẽ không còn hương vị ban đầu.

Anh ta lại nhấp một ngụm cà phê đen và nói: – Tình yêu mang hương vị của cốc cà phê này. Lúc đầu có thể phải trải qua vị đắng nhưng dần dần vị ngọt và thơm sẽ ngấm dần vào mỗi người.

Cô gái lại lắc đầu : -Nhưng tình yêu không như cốc cà phê sữa. Uống cà phê sữa ta sẽ cảm thấy ngay vị ngọt, vị ngọt của nó đến rất nhanh và đi rất nhanh. Còn tình yêu không như vậy. Dứt lời anh ta đổ cốc cà phê ấy đi và cầm ly champagne nói: – Tình yêu như ly rượu này, nó thật nồng nàn, ấm áp và êm đềm.

Anh ta lại uống ly champagne. Lại một cái lắc đầu : – Không! Tình yêu không thể là thứ nước khai vị chua loét này được.

Chàng trai lo lắng vì không tìm được câu trả lời. Bất chợt anh ta nhìn thấy cốc nước trắng trên bàn. Anh ta reo lên. – Đúng rồi, hãy nhìn cốc nước kia, nó thật tinh khiết và giản dị. Rượu, cà phê và trà cũng phải bắt nguồn từ nước. Tình yêu cũng như vậy, cái nồng nàn, ngọt ngào, êm đềm và cay đắng cũng phải xuất phát từ lòng chân thành và những điều giản dị nhất. Phải không em!

Tình yêu là cốc nước trắng.

Cô gái ngồi im, đôi mắt mở to. Và rồi cô từ từ nhấc ly nước lên và từ từ đặt vào tay chàng trai. Chàng trai đã hiểu rằng, anh ta đã có một câu trả lời đúng…

Tiếng Anh Cơ Bản Bài 4: Đây Là Cái Gì Vậy?

Let’s Learn English (Tiếng Anh cơ bản) là một khóa học tiếng Anh mới. Các giáo viên dạy tiếng Anh-Mỹ đã soạn thảo khóa học này cho những người mới bắt đầu. Khóa học sẽ kéo dài trong 52 tuần.

Mỗi tuần sẽ có một bài học mới bằng video cho thấy cuộc sống của giới trẻ Mỹ. Bài học giúp trau dồi kỹ năng nói, viết và từ vựng.

Ngoài ra cũng sẽ có các bài thực hành có thể in ra, bảng đánh giá và kế hoạch học tập cho cá nhân và giáo viên dạy tiếng Anh. Chúng tôi khuyến khích các bạn theo dõi các bài học hàng tuần và chia sẻ sự tiến bộ của bạn với chúng tôi qua phần ý kiến và email.

Tóm lược (Summary)

Anna is new to Washington, DC. She meets her friends to go out for coffee. Anna has many things in her bag.

Anna chỉ mới tới sống ở Washington, DC. Cô ấy đi uống cà phê với bạn bè. Cô ấy có rất nhiều đồ trong túi của cô ấy.

Nói (Speaking)

Cách phát âm (Pronunciation)

Often English speakers do not say the word “and” carefully. Watch the video to learn about this reduced form in American English.

Phần đối thoại (Conversation)

Anna: Pete, hi! Hi, we are here!

Pete: Hi, Anna! Hi, Marsha!

Anna: Hi!

Pete: How are you two?

Marsha: I am great!

Anna: You know, Pete, I am new to D.C. The city is big.

Pete: Yeah. But you learn a little more every day. How’s the new apartment?

Anna: The new apartment is great! Let’s get coffee!

Marsha: Anna, do you have a pen?

Anna: Yes. I have a pen in my bag.

Anna: I have a …

Pete: It is not a pen. It is a book. It is a big book.

Anna: Yes. Yes it is, Pete. I know I have a pen, though…

Anna: I have a ….

Marsha: It is not a pen, Anna … a toy?

Anna: I have a ….

Pete: And it is a pillow!

Anna: Pete, Marsha, I know I have a pen.

Marsha: Anna, it is a map.

Pete: Why do you have a map of the world?

Anna: Pete, Marsha. Now I know I have a pen.

Pete: And now you have a lamp.

Marsha: Anna.

Anna: I have a pen! Let’s get coffee!​

Viết (Writing)

Download the worksheet. Practice writing the names of common objects.

Sách lược học tập (Learning Strategy)

Learning Strategies are the thoughts and actions that help make learning easier or more effective.

This lesson’s learning strategy is focus. Use this learning strategy when you need to get information from listening or reading. Decide what you need to learn and pay close attention when you listen or read.

Here is an example of how to use focus:

Focus is an important learning strategy because it helps you learn new information more quickly. See the Lesson Plan for this lesson for more details on using this strategy.

Bài kiểm tra kỹ năng nghe (Listening Quiz)

Listening Quiz – Lesson 4: What Is It ?

Start the Quiz to find out

Start Quiz

Từ ngữ mới (New Words)

bag – n. a soft container used to hold money and other small things

big – adj. large in size

book – n. a set of printed sheets of paper that are held together inside a cover or a long written work

coffee – n. a dark brown drink made from ground coffee beans and boiled water

lamp – n. a device that produces light

little – adj. small in size

map – n. a picture or chart that shows the rivers, mountains, streets, etc., in a particular area

pen – n. a writing instrument that uses ink

pillow – n. a bag filled with soft material that is used as a cushion usually for the head of a person who is lying down

toy – n. something a child plays with

world – n. the earth and all the people and things on it

Tài liệu miễn phí (Free Materials)

Download the VOA Learning English Word Book for a dictionary of the words we use on this website.

Each Let’s Learn English lesson has an Activity Sheet for extra practice on your own or in the classroom.

Phần dành cho giáo viên (For Teachers)

Grammar Focus: BE + Noun; Be + Adjective + Noun; BE + Not + Noun; HAVE + Noun

Topics: Greetings; Names of common objects; Negation

Now it’s your turn. Send us an email or write to us in the Comments section below or on our Facebook page to let us know what you think of this lesson.

Cái Gì Của Bạn Sẽ Là Của Bạn, Vậy Nên Không Cần Cưỡng Cầu

Đừng quá truy cầu mà dính mắc vào nó, cái gì là của bạn sẽ là của bạn, nếu không phải của bạn dù có cưỡng cầu cũng không được.

Tôi vẫn nhớ tới một câu chuyện cổ được nghe bà ngoại kể lại trong làng quê tôi. Từ xa xưa người dân làng tôi ai ai cũng đều tín ngưỡng tin vào thần Phật. Cứ đến tết nhà nào cũng làm bánh nếp vừa để thành kính dâng lên thần Phật vừa để làm quà biếu.

Có một gia đình nọ vô cùng nghèo khó, vì không có tiền mua gạo nếp nên chỉ có thể dùng ngô làm bánh để bày tỏ lòng thành. Khi làm xong những chiếc bánh đầu tiên, anh cung kính dâng lên bàn thờ và khẩn cầu: “Con nghèo quá, nhà chẳng có tiền, chỉ có thể dùng ngô để làm bánh kính dâng lên Ngài, xin ngài tha tội và nhận lấy tấm lòng thành của con”.

Người nghèo nọ bắt đầu dùng tám thỏi vàng này để làm ăn buôn bán, lâu dần cuộc sống của anh trở nên khấm khá hơn. Có một hôm anh ta đi ra ngoài để làm ăn, vừa đúng lúc trời mưa to mây đen kín trời. Anh đi tới một nơi không có thôn làng cũng không có quán trọ thì sấm chớp ầm ầm.

Bỗng anh phát hiện xa xa có một nhà dân nên vào tá túc nhờ, đây cũng là một gia đình rất nghèo khó. Đến nửa đêm vợ người chủ nhà chuyển dạ, người chồng phải đi ra ngoài tìm bà đỡ.

Sau khi đứa bé được sinh ra, bà đỡ nói, nhà cậu ở phía đông, đêm nay trời lại đang mưa, cậu hãy đặt tên cho thằng bé này là Đông Lai Vũ đi! Vừa nghe thấy cái tên Đông Lai Vũ, người này giật mình bỗng nhớ tới lời Thần dặn – “Trả tiền cho người có tên Đông Lai Vũ” năm xưa.

Sáng hôm sau anh lấy trong túi ra tám thỏi vàng đưa cho chủ nhà. Nhưng chủ nhà dứt khoát từ chối, nói không dám nhận gì cả.

Anh chủ nhà kể lại, tối qua sau khi vợ mình sinh xong, vì để tìm nơi chôn dây rốn của con, anh ra sau nhà đào góc vườn lên và đào được một hũ vàng. Do vậy anh không muốn nhận thêm gì nữa.

Người đàn ông nọ kể lại câu chuyện thần Phật hiển linh ngày xưa của mình và nhất quyết vẫn khăng khăng muốn tặng lại gia đình kia 8 thỏi vàng. Không còn cách nào khác người chủ nhà liền nhận lại vàng và làm 8 cái bánh nếp, rồi cho 8 thỏi vàng vào trong đó và tặng lại anh chàng kia để mang đi ăn đường.

Người bán hàng rong vừa đi vừa rao bán hàng trên đường, thì vào tới đúng nhà gia đình vừa sinh con nọ. Người trong nhà nghe thấy rao bán bánh nếp, liền ra mua tám cái bánh nếp kia mang về, nhìn kỹ lại thì phát hiện ra đó chính là tám cái bánh nhà mình đã làm!

Xem ra đây đúng là ý trời rồi! Thế là gia đình nọ lấy vàng trong tám cái bánh nếp ra, cho vào trong hũ đang đựng những thỏi vàng đã đào được, thì phát hiện ký hiệu trên tám thỏi vàng đó giống hệt những thỏi vàng khác trong hũ.

Đạo đức cao quý của con người thời xưa: Cho dù là người nghèo hay người giàu có đều tin vào sự tồn tại của thần Phật. Họ rất thành tâm kính ngưỡng, hiểu rằng nhất cử nhất động mình làm đều được Thần Phật nhìn thấy, nên giữ gìn đạo đức phẩm giá, không tham lam, tin rằng mọi sự đều được an bài công bằng. Cái gì là của mình thì sẽ là của mình, nếu không phải của minh thì dù bạn có cưỡng cầu cũng không được như ý muốn.

2. Trước khi thành công không nhất thiết phải nói ra cho người khác biết. Sau khi thành công không cần bạn nói thì người khác cũng đã biết rồi. Người xưa có câu “nói trước bước không qua” chẳng phải là không có lý do.

3. Tuân thủ luật chơi, làm việc gì thì cũng nhất định không được quá cạn tình cạn nghĩa. Cho người khác đường lui cũng chính là loại bỏ một trở ngại cho mình.

4. Đừng đi hết cuộc đời với một tâm hồn và trái tim đóng chặt. Hãy cởi mở với những ý tưởng mới, những nơi chốn mới, những trải nghiệm mới và những người xa lạ. Khi bạn khép mình lại, bạn suốt đời chỉ là một con ếch trong cái giếng nhỏ mà thôi.

5. Đừng bao giờ cố giải thích với ai rằng vì sao bạn đáng để họ dành thời gian. Nếu bạn cảm thấy muốn làm vậy, thì rõ là điều đó phí phạm thời gian của bạn rồi.

6. Đừng nhầm lẫn giữa ý nghĩ “bạn xứng đáng nhận được điều gì đó” với “bạn muốn chúng”. Bạn chẳng xứng nhận được điều gì nếu không bỏ công sức để đạt được, và chẳng ai trên đời này nợ bạn gì cả.

7. Đừng chỉ làm theo con tim mà quên đi lý trí của mình. Đôi khi điều mà con tim “muốn” chẳng phải là thứ mà bạn thật sự cần. Cuộc sống nên là sự cân bằng giữa tình cảm và lý trí. Đừng để trái tim khiến bạn trở thành kẻ ngốc nghếch không có “não” (và bạn biết đấy, Romeo và Juliet rốt cuộc cũng chết yểu vì tình yêu không lý trí đấy mà).

8. Đừng ái ngại với người khác chỉ vì bạn hạnh phúc hơn họ. Nghe có vẻ lạ nhưng nhiều người trong chúng ta thường cảm thấy ái ngại và khó xử khi tiếp xúc với những người có vẻ khổ sở hơn mình. Bạn chẳng hề nợ ai hay phải chịu trách nhiệm về việc họ không hạnh phúc như mình. Bạn có thể giúp họ, nhưng đừng ngại vì bạn may mắn hơn họ.

9. Đường chỉ tay không nói lên số phận của bạn, bởi vì chúng chỉ nằm trong lòng bàn tay bạn mà thôi.

10. Toàn bộ đại dương cũng không thể làm đắm được một con tàu trừ khi nước ngập vào trong. Tương tự, toàn bộ những gì tiêu cực trên đời cũng không thể nào hạ gục được bạn trừ khi bạn cho phép nó thấm vào người mình.

11. Không có ai hoàn hảo cả. Đó là lý do tại sao bút chì có cục gôm.

12. Tiền xu luôn gây ra tiếng động, nhưng tiền giấy lại luôn im lặng. Bởi vậy, khi giá trị của bạn tăng lên, hãy giữ cho mình khiêm tốn và ít nói đi.

Theo chúng tôi Kiếp người ngắn ngủi mấy chục năm, thoáng chốc đã chỉ là cát bụi. Con người đối với nhau lại thường xuyên ganh đua, đấu đá, trong “tình, danh, lợi” mà ngày đêm hao tâm tổn chí, cuối cùng mang theo được những gì?

Người xưa thường nói: Có lương thực ngàn gánh cũng chỉ ăn một ngày 3 bữa, có căn nhà lớn 10 tầng cũng chỉ ngủ ở một gian, báu vật trăm xe ngựa trong lòng vẫn có buồn phiền, quan to lộc hậu cũng là đi làm hàng ngày, vinh hoa phú quý cũng chỉ là thoảng qua như mây khói! Vậy, sống trên đời vì sao cứ phải tranh giành?

Con người “tranh giành” rốt cuộc là vì điều gì?

Trong thế giới ồn ào này, người ta lừa gạt, oán trách nhau, đố kỵ nhau đều là kết quả của sự tranh giành. Công khai tranh giành, âm thầm tranh giành, tranh giành lợi ích lớn, tranh giành lợi ích nhỏ, hôm qua tranh giành, hôm nay tranh giành. Rốt cuộc, suy cho cùng, “tranh giành” cũng chỉ để thỏa tâm ích kỷ mà thôi.

Khi tấm lòng rộng mở một chút sẽ không còn chỗ cho tranh giành tồn tại. Xem nhẹ “được và mất” một chút, tranh giành sẽ tan biến. Mục tiêu giảm bớt đi một chút, tranh giành sẽ không trỗi dậy. Xem nhẹ tâm danh lợi đi một chút, tranh giành sẽ không còn.

Trong cuộc sống, có thể có vô số lý do để không tranh giành, nhưng chính vì dục vọng đã khiến cho mỗi người trở thành một chú “sư tử” đói nằm trong bụi cỏ, kìm nén không được.

Một khi tranh giành được “quyền và tiền” trong tay thì hạnh phúc sẽ mất đi. Tranh giành được “thanh danh” thì niềm vui cũng sẽ không tồn tại. Những thứ không thuộc về bản thân mà tranh giành được sẽ khiến tâm bất an.

Nói cách khác, những thứ mà con người vắt óc để nghĩ cách tranh giành được, không phải là “hạnh phúc, niềm vui và an tâm”, mà chỉ là “phiền não, thống khổ, thù hận và mệt mỏi” về thể xác và tinh thần.

Không tranh giành chẳng lẽ là điều không tốt? Cho dù chỉ giảm tranh giành xuống một chút, coi nhẹ những thứ mà mình cho là quan trọng đi một chút, mọi người sẽ phát hiện rằng nhân tâm của mình thoáng chốc đã trở nên rộng rãi, thế giới thoáng chốc trở nên to lớn.

Cũng bởi vì không quá tranh giành, khuôn mặt người ta sẽ tươi cười nhiều hơn, nắm tay nhau nhiều hơn, nhường nhịn nhau nhiều hơn, chân thành nhiều hơn, nhiệt tình nhiều hơn, bạn bè sẽ nhiều hơn, tình cảm nồng đậm hơn, tâm nguyện sâu sắc hơn và tình yêu thương sẽ lớn hơn, thật hơn.

Để giảm bớt “tranh giành”, hãy quan niệm: Người nhiều tiền hay ít tiền, đủ ăn là được rồi! Người xấu hay đẹp, vừa mắt là được rồi! Người già hay người trẻ, khỏe mạnh là được rồi! Gia đình giàu có hay nghèo túng, hòa thuận là được rồi! Chồng về sớm hay về muộn, có về là được rồi! Người vợ phàn nàn nhiều hay ít, lo việc nhà là được rồi! Con cái dù làm tiến sĩ hay bán hàng ngoài chợ cũng được, an tâm là được rồi! Nhà to hay nhà nhỏ có thể ở được là được rồi! Trang phục có thương hiệu hay không, có thể mặc được là được rồi! Ông chủ không tốt, có thể chịu được là được rồi! Hết thảy phiền não, có thể giải được là được rồi! Cả đời người, bình an là được rồi!

Không phải có tiền nhiều mới là tốt, tâm tính lương thiện giúp đỡ người khác thì số mệnh có thể thay đổi được tốt.

Rất nhiều chuyện nghĩ thoáng ra sẽ tốt, mọi người đều tốt, vạn sự đều tốt! Người tốt, mình tốt, thế giới đều tốt. Nói ngắn gọn lại, biết đủ là tốt nhất!

Không tranh giành là cảnh giới cao của nhân sinh!

Theo tinhhoa Ai đó đã từng nói rằng: cuộc đời là những chuyến đi. Và trên nẻo đường vạn dặm ấy, bạn gặp đủ ngọt bùi, cay đắng của đời người.

1. Không quan trọng bạn phạm bao nhiêu sai lầm, không quan trọng bạn bước đi chậm chạp đến đâu, bạn vẫn chiến thắng những kẻ không bao giờ biết đến 2 từ “cố gắng”.

2. Nếu bạn muốn có được những điều chưa bao giờ có, thì hãy làm những điều bạn chưa bao giờ làm.

3. Đừng bao giờ hối tiếc những gì đã xảy ra trong quá khứ, vì thời điểm ấy, đó chính xác là những gì bạn muốn.

4. Lo lắng chính là điều vô bổ nhất trên đời. Nó giống như việc bạn cầm một chiếc ô và chạy vòng vòng đợi trời mưa xuống.

5. “Đừng nhầm lẫn tính cách tôi và thái độ tôi. Tính cách của tôi nói lên con người tôi, còn thái độ của tôi tuỳ thuộc vào con người bạn”.

6. Thành công không phải là đích đến cuối cùng, thất bại cũng chẳng phải vực sâu thăm thẳm, đó chỉ là động lực để bạn vững vàng hơn trên con đường sắp bước.

7. Sự khác biệt duy nhất giữa một ngày tốt đẹp và một ngày tồi tệ nằm ở chính thái độ của bạn.

8. Khi cuộc sống dồn bạn vào bước đường cùng, đừng hỏi: tại sao là tôi? Mà hãy nói rằng: cứ thử tôi đi!

9. Đừng bao giờ giao bí mật của bạn cho một ai, bởi vì, tự bạn còn không giữ được thì còn trông mong vào ai kia chứ?

10. Giống như hoa dại, hãy học cách sinh tồn trong mọi hoàn cảnh khắc nghiệt nhất, ngay cả khi người đời cho rằng bạn không thể.

11. Khi bạn muốn tìm một người thay đổi được cuộc đời bạn, hãy nhìn vào gương.

12. Hãy mạnh mẽ lên đi, mọi thứ rồi sẽ ổn thôi. Bầu trời có thể bão bùng, nhưng mưa không thể rơi mãi được đâu.

13. Nếu người khác tôn trọng bạn, hãy tôn trọng họ. Nếu họ không tôn trọng bạn, vẫn cứ tôn trọng họ, đừng để hành động của người khác ảnh hưởng đến nhân cách tốt đẹp của bạn. Bởi lẽ, bạn chính là bạn chứ không phải là một ai khác.

14. Đại dương mênh mông sẽ không thể đánh chìm một con tàu nếu nước không tràn vào bên trong nó. Cũng tương tự như thế, những khó khăn sẽ không thể quật ngã bạn nếu bạn không cho phép chúng làm thế.

15. Cuộc đời chỉ có một, vì thế hãy làm những gì khiến bạn hạnh phúc và ở bên người khiến bạn luôn mỉm cười.

16. Nếu như bạn mong đợi người đời sẽ tử tế với bạn chỉ vì bạn tử tế với họ, thì cũng giống như việc bạn trông chờ một con sư tử không ăn thịt mình chỉ vì mình không ăn thịt nó. Cuộc sống vốn dĩ không công bằng, hãy học cách thích ứng đi.

17. Nếu kẻ khác nói xấu bạn, phán xét bạn mặc dù không biết gì về bạn. Đừng buồn, hãy nhớ kĩ một điều: “chó sủa khi gặp người lạ”.

18. Đôi khi, không phải là một người đã thay đổi, chỉ là mặt nạ của họ đã rơi xuống mà thôi.

19.Đương nhiên không phải cứ cố gắng là sẽ thành công, nhiều lúc đem hết tất cả của bản thân ra rồi mà vẫn thất bại đấy thôi. Nhưng cái chính là thất bại rồi đôi khi lại học được nhiều hơn cả thành công, bởi thất bại mới biết nên dừng, nên cố hơn ở điểm nào.

20. Cuộc đời chỉ có một, vì thế hãy làm những gì khiến bạn hạnh phúc và ở bên người khiến bạn luôn mỉm cười.

21.Ngay cả khỉ cũng có thể ngã từ cây của chúng.

22. Trà nguội hay cơm nguội đều có thể chịu được; thứ không thể chịu được là cái nhìn nguội và lời lẽ cục cằn.

2. Sự thật, giống như ánh sáng, làm người ta chói mắt. Sự giả dối thì ngược lại, là ánh chiều hoàng hôn tươi đẹp.

3. Thời gian không thể làm bạn quên đi việc gì đó, nhưng nó sẽ giúp bạn trưởng thành và thấu hiểu.

4. Hãy học từ sai lầm của người khác. Bạn sẽ không bao giờ sống đủ lâu để phạm phải tất cả sai lầm .

5. Đôi khi bạn không nhận ra bạn mới là người bị chìm khi đang cố trở thành cái neo cho người khác.

6. Đừng phí thời gian giải thích cho những kẻ ác ý. Người ta chỉ nghe những gì họ muốn nghe mà thôi.

7. Có những người số phận sắp đặt để gặp nhau. Dù họ có ở đâu đi chăng nữa. Dù họ có đi đâu chăng nữa. Một ngày nào đó họ sẽ gặp nhau.

8. Im lặng là sự khinh bỉ cuối cùng mà bạn dành cho người đã làm tổn thương mình.

9. Sẽ không bao giờ có dũng cảm nếu bạn không bị tổn thương. Bạn sẽ không bao giờ học hỏi được điều gì nếu bạn không mắc sai lầm. Bạn sẽ không bao giờ thành công nếu như bạn không gặp thất bại.

10. Đường lâu ngày không đi sẽ mọc đầy cỏ dại. Người lâu ngày không gặp sẽ thành người dưng.

11. Chỉ mất hai năm để học nói, nhưng phải mất cả đời để học cách im lặng

12. Người ta có rất nhiều nơi để đến, nhưng chỉ có một chốn để quay về – đó là gia đình.

13. Người bạn yêu chưa chắc đã yêu bạn. Hãy biết buông bỏ đúng lúc để tránh bị tổn thương.

14. Lòng chung thủy của người phụ nữ được thử thách khi người đàn ông của họ không có gì trong tay. Lòng chung thủy của người đàn ông lại được thử thách khi anh ta đang có trong tay tất cả mọi thứ.

15. Cuộc sống rất ngắn ngủi. Vì thế hãy mỉm cười khi bạn vẫn còn có thể.

16, Trong những ngày tháng trời yên biển lặng, hãy giữ lại cho mình chút không gian, cũng để cho đối phương chút không gian, để cho tình yêu chút khoảng cách.

17, Bạn trai hay người chồng tốt không phụ thuộc vào việc anh ta có bao nhiêu tiền, anh ta giỏi giang đến mức nào, đó là chuyện riêng của anh ta, quan trọng là anh ta có yêu bạn hay không.

18, Bận rộn chỉ là cái cớ của người đàn ông, quan trọng là họ có tình cảm hay không. Người phụ nữ luôn coi bận rộn là cái cớ để lừa dối bản thân.

19, Những người có tình chưa chắc đã lấy nhau, chỉ những người có duyên mới lấy được nhau.

20, Có lúc, học cách coi thất vọng như một kiểu thu hoạch, bởi vì có kỳ vọng mới có thất vọng .

21, Phụ nữ luôn muốn chứng minh giá trị bản thân qua người đàn ông của mình, một chiếc xe hay một ngôi nhà? Thực ra giá trị của bạn là do bạn làm chủ.

22, Đừng nghĩ cách thay đổi ai đó, bởi vì chẳng ai thay đổi được ai, chỉ có người ta có tình nguyện thay đổi vì bạn hay không thôi.

23, Thời gian có thể chứng minh tình yêu nhưng cũng có thể phá vỡ tình yêu.

24, Tự do rất đáng quý, nhưng mỗi ngày có tới hàng vạn người đang dùng tự do để đổi lấy tình yêu.

25, Bạn có thể ưa hư vinh, bởi vì đó là tính cách trời sinh của phụ nữ, nhưng, đừng để bản thân biến thành công cụ theo đuổi hư vinh của người khác. 26, Bạn ngây thơ thì không nói làm gì, bạn giả vờ ngây thơ thì xin thưa nó còn tởm lợm hơn cả xấu xí.

27, Không phải tất cả mọi nỗ lực đều sẽ thành công, nhưng không nỗ lực chắc chắn sẽ không thể thành công.

Đời người ai cũng sẽ gặp phải những sự tình không thuận lợi, không hài lòng, khi ấy con người nhất định cần phải “Nhẫn”. Bởi vì từ xưa đến nay, người làm được việc lớn tất phải là người có đại khí, người có đại khí tất có đại nhẫn. Nhẫn không phải là trốn tránh, chạy trốn mà là một loại tích lũy của năng lượng. Người có Nhẫn sẽ thường không phạm sai lầm do nhất thời gây ra.

2. THIỆN (Lương thiện)

Thiện có thể sinh ra đức!

Thông minh là một loại thiên phú, còn lương thiện là một loại lựa chọn. Lương thiện là loại đạo đức tốt đẹp nhất của con người thế gian. Lương thiện có lẽ không thể khiến con người đạt được tất cả mọi thứ bản thân mong muốn nhưng sẽ giúp bạn luôn có nội tâm an định.

3. HỶ (Vui, mừng)

Hỷ có thể dưỡng nhan! (Nhan là nhan sắc, vẻ mặt, nét mặt)

Tâm thái vui vẻ, sảng khoái, hoạt bát là bí quyết trường thọ của con người. Phương pháp tốt nhất để bảo trì sự thanh xuân trẻ trung của con người chính là luôn giữ cho mình một nội tâm vui vẻ, thoái mái. Con người không phải là vì già mà dừng lại sự vui đùa, mà là vì sự vui đùa mà không già! Mỉm cười là cách tốt nhất tạo nên vẻ đẹp của con người, là cách đơn giản và nhanh nhất để kết nối mọi người lại với nhau.

4. TỪ (Từ bi, hiền hậu)

Từ có thể dưỡng tâm!

Vì sao sau tuổi trung niên có người có khuôn mặt hiền lành phúc hậu có người lại có khuôn mặt hung dữ, tràn đầy oán khí? Đó là bởi vì họ luôn từ bi, bảo trì một trái tim hòa ái đối với tất cả mọi người trên thế gian. Bởi vì “tướng do tâm sinh”, “tướng tùy tâm mà thay đổi”, cho nên khi tâm đẹp thì tướng mạo cũng sẽ đẹp!

5. ÁI (Yêu thương)

Ái có thể dưỡng hành!

Người mà trong lòng tràn đầy tình yêu thương thì “nhất cử nhất động” của người ấy cũng tràn ngập tình yêu thương. Một người mà trong lòng luôn so đo tính toán thì cho dù ở thời điểm nào cũng thường bị “khó dễ” đi cùng!

6. THÀNH (Chân thành, thành thật)

Thành có thể dưỡng tính!

Chân thành là nguyên tắc quan trọng nhất trong kết giao. Chúng ta ai ai cũng mong muốn được người khác đối xử chân thành với mình, vì vậy hãy đối xử chân thành với người khác trước, bạn sẽ nhận được điều tương tự. Một người thành thật trong sáng thì khí chất cũng là đoan trang đẹp đẽ, ánh mắt của họ đều tỏa ra ánh sáng!

7. CẦN (Cần mẫn, chăm chỉ)

Cần có thể phát tài!

Người xưa có câu: “Ông trời sẽ đền bù cho người cần cù!” là có ý nói rằng, một người siêng năng, cần cù sẽ được ông trời giúp, bù đắp cho! Có người sau khi kiếm được tiền thì gần như tiêu cũng hết nhưng có người vẫn duy trì được khả năng tài chính của mình. Đó là vì, cần có thể phát tài, kiệm có thể lưu tài!

8. KHOAN (Khoan dung, độ lượng)

Khoan dung có thể tụ khí!

Một người hiểu được khoan dung, thì lòng dạ cũng nhất định rộng lớn. Những người này luôn không so đo tính toán chi li, cũng sẽ không vì chiếm được chút lợi nhỏ mà vui mừng khôn xiết. Người luôn tính toán chi li thì nhất định sẽ sống rất mệt. Đôi khi lùi một bước lại chính là tiến lên một bước! Lùi một bước, biển rộng trời cao! Nhường nhịn một bước sẽ có nhiều bạn bè hơn!