“Nầy là sự yêu-mến Đức Chúa Trời, tức là chúng ta vâng-giữ điều-răn Ngài” ( I GIĂNG 5:3).
1. Chúng ta nên bày tỏ sự yêu mến thế nào đối với Đức Chúa Trời và với kết quả nào?
VỀ VIỆC nhân loại có bổn phận thờ phượng Đức Chúa Trời, Giê-su nói: “Ngươi hãy hết lòng, hết linh-hồn, hết ý mà yêu-mến Chúa [Đức Giê-hô-va], là Đức Chúa Trời ngươi” ( Ma-thi-ơ 22:37). Chúng ta nên bày tỏ sự yêu mến này thế nào? Kinh-thánh trả lời: “Vì nầy là sự yêu-mến Đức Chúa Trời, tức là chúng ta vâng-giữ điều-răn Ngài” ( I Giăng 5:3). Những người làm thế có được kết quả tốt nào? Giăng nói: “Ai ở trong sự yêu-thương, là ở trong Đức Chúa Trời, và Đức Chúa Trời ở trong người ấy” ( I Giăng 4:16b).
2. Chúng ta nên thờ phượng một mình ai?
2 Nếu chúng ta yêu mến Đức Chúa Trời, chúng ta sẽ không thờ phượng bất cứ tạo vật nào dù còn sống hay đã chết, nhưng chỉ thờ một mình Đức Chúa Trời mà thôi ( Lu-ca 4:7, 8). Sứ đồ Phi-e-rơ, và cả một thiên sứ, cũng đã từ khước chấp nhận sự thờ phượng của loài người ( Công-vụ các Sứ-đồ 10:25, 26; Khải-huyền 22:8, 9). Cũng thế, Giê-su cho thấy mẹ ngài là bà Ma-ri cũng không nên được bất cứ sự tôn thờ nào, vì chỉ Đức Chúa Trời mới nên được tôn thờ nào, vì chỉ Đức Chúa Trời mới nên được tôn thờ mà thôi ( Lu-ca 11:27, 28; Giăng 2:3, 4; Khải-huyền 4:11). Sự thờ phượng hướng sai chỗ của một người sẽ đưa đến kết quả là làm trái ngược điều răn của Đức Chúa Trời là “chẳng ai được làm tôi hai chủ” ( Ma-thi-ơ 6:24).
Xử dụng thập tự giá trong tôn giáo
3. Quan điểm của các tôn giáo tự xưng theo đấng Christ là thế nào đối với việc xử dụng thập tự giá?
3 Cũng có những vật vô tri vô giác mà nếu tôn kính có thể đưa đến việc phạm điều răn Đức Chúa Trời. Trong số đó thông dụng nhất là thập tự giá. Hằng bao thế kỷ người ta đã dùng thập tự giá trong các tôn giáo tự xưng theo đấng Christ như một phần trong sự thờ phượng của họ. Cuốn “Tân Bách khoa Tự điển Anh-quốc” ( The New Encyclopoedia Britannica) gọi thập tự giá là “biểu tượng chính yếu của đạo Gia-tô”. Trong một phiên xử của tòa án Hy-lạp, Giáo hội Chính thống Hy-lạp đã quả quyết rằng những ai chống báng cây “Thánh Giá” không phải là tín đồ đấng Christ. Nhưng thập tự giá có thật là biểu tượng của đạo đấng Christ không? Thập tự giá bắt nguồn từ đâu?
4, 5. a) Một tự điển nói gì về chữ stau.ros’ được dịch là “thập tự giá” trong một số bản dịch Kinh-thánh? b) Việc dùng thập tự giá phát nguồn từ đâu?
4 Vật dùng để giết Giê-su được ghi trong những đoạn Kinh-thánh như Ma-thi-ơ 27:32 và 40. Nơi đây chữ Hy-lạp stau.ros’ được dịch là “thập tự giá” trong nhiều bản Kinh-thánh. Nhưng chữ stau.ros’ có nghĩa là gì trong thế kỷ thứ nhất khi Kinh-thánh phần tiếng Hy-lạp được viết ra? Ông W. E. Vine nói trong cuốn An Expository Dictionary of New Testament Words: ” Stau.ros’… trước hết có nghĩa là một cây cọc hay trụ thẳng đứng. Trên trụ ấy người ta đóng đinh những kẻ có tội bị xử tử. Danh từ [ stau.ros’] và động từ stau.roõ (đóng trên cây cọc hay trụ), mới đầu cả hai đều được phân biệt khác với hình thức thập tự giá theo giáo hội là gồm hai cây tréo nhau. Hình dạng thập tự giá bắt nguồn từ xứ Canh-đê xưa và đã được dùng làm biểu tượng cho thần Tham-mu (có dạng chữ Tau huyền bí viết tắt tên thần này) trong xứ đó và những vùng phụ cận gồm cả Ai-cập”.
5 Ông Vine nói tiếp: “Đến giữa thế kỷ thứ 3 tây lịch Giáo hội đã tách khỏi hay làm ngụy dạng một số giáo lý của đạo đấng Christ. Để làm tăng thêm uy tín của hệ thống tôn giáo bội đạo, dân ngoại được thâu nhận vào giáo hội mà không cần đổi mới trong đức tin và đa số được phép giữ những dấu hiệu và biểu tượng tà giáo của họ. Vì thế, chữ Tau hay T dưới hình thức thông dụng nhất với dấu ngang hạ thấp xuống được chấp nhận làm thập tự giá đấng Christ”.
6, 7. a) Chữ “thập tự giá” đến từ đâu, và tại sao chữ này dùng trong các bản dịch Kinh-thánh là không đúng? b) Kinh-thánh dùng chữ xy’lon thế nào để xác định stau.ros’ là một cây cọc thẳng đứng?
6 Cuốn The Companion Bible dưới tiểu đề “Thập tự giá và đóng đinh trên thập tự giá” ghi: “Trong tiếng Anh chữ “thập tự giá” (cross) được dịch từ chữ la-tinh crux; nhưng chữ Hy-lạp stau.ros’ không có nghĩa là thập tự giá ( crux) cũng giống như cây “gậy” (stick) không có nghĩa là cái “nạng” (crutch). Homer dùng chữ stauros để chỉ cây trụ hay cây cọc, hoặc một miếng gỗ đơn độc. Và đó là ý nghĩa và cách dùng chữ trong cả văn chương cổ điển Hy-lạp. Nó không bao giờ có nghĩa hai miếng gỗ đặt tréo nhau… Không có chữ nào trong tiếng Hy-lạp của phần Tân-ước mà lại ám chỉ đến hai miếng gỗ cả”.
8. Các sách khác nói gì về thập tự giá và nguồn gốc của nó?
8 Cuốn “Bách khoa Tự điển Quốc tế” bằng tiếng Pháp ( Dictionnaire Encyclopédique Universel) viết: “Chúng ta đã tin từ lâu rồi rằng thập tự giá được coi là một biểu tượng tôn giáo đặc biệt cho tín đồ đấng Christ. Điều này là sai”. Cuốn Dual Heritage-The Bible and the British Museum nói: “Nhiều người có thể rất kinh ngạc khi biết rằng không có chữ nào nói về “thập tự giá” trong tiếng Hy-lạp của phần Tân-ước. Chữ được dịch là “thập tự giá” luôn luôn là chữ Hy-lạp [ stau.ros’] có nghĩa là “cây cọc” hay “cây cột thẳng đúng”. Thập tự giá lúc đầu không phải là dấu hiệu của đạo đấng Christ. Nó phát nguồn từ Ai-cập và Constantine”. Cuốn “Tân Bách khoa Tự điển Công giáo” ( New Catholic Encyclopedia) nói: “Vật tượng trưng cho sự chết làm giá chuộc của đấng Ky-tô tại Đồi Sọ (Golgotha) không xuất hiện trong nghệ thuật tượng trưng trong các thế kỷ đầu của đạo Gia-tô. Tín đồ đấng Ky-tô thời ban đầu, chịu ảnh hưởng của Cựu-ước cấm làm tượng chạm, đã ngần ngại miêu tả ngay cả đến vật [làm chết] Chúa… Thập tự giá bắt đầu được dùng làm biểu hiệu dưới thời Constantine”.
Thập tự giá của Constantine
9. Hoàng đế Constantine liên can thế nào đến thập tự giá?
9 Constantine là [tên của] hoàng đế La-mã đã triệu tập Hội đồng tôn giáo tại Nicaea năm 325 tây lịch và đã ảnh hưởng hội đồng đó để nhìn nhận giáo lý trái với Kinh-thánh cho đấng Christ là Đức Chúa Trời. Ông ta làm thế để củng cố đế quốc của ông gồm người tà giáo và tín đồ đấng Christ bội đạo. Cuốn “Tân Bách khoa Tự điển Anh-quốc” ( The New Encyclopoedia Britannica) nói: “Trong đêm trước trận Constantine đánh thắng Maxentius năm 312, ông nằm mơ nhận được một “dấu hiệu từ trời” cho thấy có hình một thập tự giá hiện ra, mà ông tin đó là lời cam kết từ trời về cuộc chiến thắng của ông”. Cuốn này cũng nói rằng sau đó Constantine đã cổ động việc tôn sùng thập tự giá.
10. Tại sao tin rằng Đức Chúa Trời hay là đấng Christ đã ban cho Constantine một “dấu hiệu” liên hệ đến thập tự giá là không hợp lý và trái với Kinh-thánh?
10 Tuy nhiên Đức Chúa Trời làm sao lại cho một người lãnh đạo theo tà giáo không làm theo ý định của Ngài một dấu hiệu, mà lại còn một dấu hiệu tà giáo nữa chứ? Giê-su đã trách những người cùng xứ với ngài vì họ muốn có dấu hiệu ( Ma-thi-ơ 12:38-40). Hơn nữa, nhà lãnh đạo theo tà giáo này là người đã dùng vũ khí làm đổ máu vô tội với mục đích thắng lợi chính trị, trong mưu đồ chính trị, và đã chủ mưu sắp đặt giết những người thân thuộc và những người cộng tác khác. Trái lại, Giê-su đã nói: “Nước của ta chẳng phải thuộc về thế-gian nầy. Ví bằng nước ta thuộc về thế-gian nầy, thì tôi-tớ của ta sẽ đánh trận” ( Giăng 18:36). Chính bởi thế ngài quở trách Phi-e-rơ: “Hãy nạp gươm vào vỏ; vì hễ ai cầm gươm thì sẽ bị chết về gươm” ( Ma-thi-ơ 26:52).
11. Điều gì đã khiến Constantine đẩy mạnh việc xử dụng thập tự giá?
11 Sách “Sống sót kỳ lạ” ( Strange Survivals) nói về Constantine và thập tự giá của ông: “Chúng ta khó thể nghi ngờ ông có một sự khôn khéo trong chính sách; dấu hiệu mà ông dựng lên một mặt làm hài lòng tín đồ đấng Christ trong hàng ngũ quân đội của ông và mặt kia làm hài lòng dân Gauls [theo tà giáo]… Đối với dân Gauls thì [thập tự giá] là biểu hiệu lòng tôn trọng đối với thần mặt trời”, thần mà họ thờ phượng. Không, “dấu hiệu từ trời” của Constantine không liên can gì đến Đức Chúa Trời hay đấng Christ nhưng sặc mùi tà giáo.
Tôn thờ vật giết ngài sao?
12, 13. Có các lý do nào khác để không nên tôn sùng thập tự giá?
12 Dù cho chúng ta có nhắm mắt bỏ qua bằng chứng hiển nhiên và cứ muốn cho là Giê-su bị giết trên thập tự giá đi nữa, thì vật ấy có đáng được tôn thờ không? Không, vì Giê-su bị hành quyết như một người phạm tội trọng giống như những người bị xử tử bên cạnh ngài, và cách mà ngài chết là cách xấu nhất vì bóp méo sự thật về ngài. Các tín đồ đấng Christ trong thế kỷ thứ nhất chắc hẳn không xem vật dùng trong việc hành quyết ngài là thánh bởi vì tôn thờ vật ấy có nghĩa là tôn vinh hành động sai lầm đã phạm là việc sát hại Giê-su.
13 Nếu người bạn thân nhất của bạn bị xử tử vì bị kết án sai lầm, bạn có làm hình tượng của vật dùng để hành quyết người bạn đó (thí dụ dây thắt cổ hay ghế điện hoặc súng của tiểu đội hành quyết) và rồi hôn vật đó, đốt nến trước vật đó hay đeo nó nơi cổ như đồ trang sức thánh không? Điều đó hẳn không thể có được. Vậy, với sự tôn thờ thập tự giá cũng thế. Sự kiện thập tự giá có nguồn gốc tà giáo lại làm cho chuyện đó tệ hại hơn nữa.
14. Chúng ta phải có kết luận nào về thập tự giá sau khi xem xét các bằng chứng thế tục và Kinh-thánh?
14 Sự tôn thờ thập tự giá không phải cho tín đồ đấng Christ. Điều đó không chứng tỏ sự yêu mến đối với Đức Chúa Trời hay đấng Christ nhưng mà là khinh dể địa vị của họ. Điều đó vi phạm điều răn của Đức Chúa Trời cấm thờ hình tượng. Thờ thập tự giá là tôn thờ biểu tượng của tà giáo đội lốt đạo đấng Christ ( Xuất Ê-díp-tô Ký 20:4, 5; Thi-thiên 115:4-8; I Cô-rinh-tô 10:14). Xem một biểu tượng tà giáo là thánh tức là vi phạm điều răn của Đức Chúa Trời: “Chớ mang ách chung với kẻ chẳng tin. Bởi vì công-bình với gian-ác có hội-hiệp nhau được chăng?… Đừng đá-động đến đồ ô-uế” ( II Cô-rinh-tô 6:14, 17).
Giữ theo Lời được soi dẫn
15. Tại sao chúng ta nên từ bỏ những truyền thống mâu thuẫn với Lời Đức Chúa Trời?
15 Các nhà thờ nói rằng những thực hành như tôn thờ thập tự giá là một phần của “truyền thống thánh”. Nhưng khi truyền thống mâu thuẫn với Lời Đức Chúa Trời, những người yêu mến Đức Chúa Trời sẽ từ bỏ các truyền thống đó. Tất cả những điều chúng ta thật sự cần trong sự thờ phượng thật đã được ghi rõ trong Lời Đức Chúa Trời rồi. Sứ đồ Phao-lô viết cho Ti-mô-thê: “Từ khi con còn thơ-ấu đã biết Kinh-thánh vốn có thể khiến con khôn-ngoan để được cứu bởi đức-tin trong Chúa Giê-su Christ. Cả Kinh-thánh đều là bởi Đức Chúa Trời soi-dẫn, có ích cho sự dạy-dỗ, bẻ-trách, sửa-trị, dạy người trong sự công-bình, hầu cho người thuộc về Đức Chúa Trời được trọn-vẹn và sắm sẵn để làm mọi việc lành” ( II Ti-mô-thê 3:15-17). Không nơi nào trong Kinh-thánh nói rằng những truyền thống đi ngược lại Lời Đức Chúa Trời là cần thiết cho sự cứu rỗi.
16. Giê-su đã nói gì với những nhà lãnh đạo tôn giáo Do-thái về các truyền thống của họ?
16 Sự mâu thuẫn giữa Kinh-thánh và truyền thống loài người không phải là mới mẻ. Trong thời kỳ kể từ lúc hoàn tất phần Kinh-thánh tiếng Hê-bơ-rơ cho tới khi Giê-su đến, giới lãnh đạo tôn giáo Do-thái đã đặt thêm nhiều lời truyền khẩu, sau đó họ viết ra những gì Đức Chúa Trời không soi dẫn. Các truyền thống đó nhiều khi đi ngược lại Kinh-thánh. Vì vậy, Giê-su đã nói với những nhà lãnh đạo tôn giáo thời đó: “Còn các ngươi sao cũng vì cớ lời truyền-khẩu mình mà phạm điều-răn của Đức Chúa Trời?… Các ngươi đã vì lời truyền-khẩu mình mà bỏ lời Đức Chúa Trời”. Ngài đã áp dụng lời Đức Chúa Trời chỉ về họ khi nói: “Sự chúng nó thờ-lạy ta là vô-ích, vì chúng nó dạy theo những điều-răn mà chỉ bởi người ta đặt ra” ( Ma-thi-ơ 15:1-6, 9). Trong sự dạy dỗ của ngài, Giê-su không bao giờ trích dẫn các lời truyền khẩu như vậy. Ngài hướng đến Lời được soi dẫn của Đức Chúa Trời ( Ma-thi-ơ 4:4-10; Mác 12:10; Lu-ca 10:26).
17. Tại sao chúng ta có thể tin tưởng nơi Kinh-thánh như là nền tảng vững vàng cho hy vọng của chúng ta?
17 Đức Chúa Trời không giao việc bảo tồn “lời sự sống” cho những bàn tay bất ổn của những kẻ giữ truyền thống tôn giáo ( Phi-líp 2:16). Thay vì thế, qua thánh linh mạnh mẽ của Ngài, Ngài soi dẫn việc viết Kinh-thánh để mà “bởi sự nhịn-nhục và sự yên-ủi của Kinh-thánh dạy mà chúng ta được sự trông-cậy [hy vọng]” ( Rô-ma 15:4). Nói rằng Kinh-thánh không trọn vẹn và chúng ta cần dựa vào những sự suy tưởng bấp bênh của loài người bất toàn và không được soi dẫn tức là chối bỏ quyền lực của Đức Chúa Trời. Chắc chắn, Đấng Tạo hóa Toàn năng, đáng sợ của vũ trụ có thể làm tác giả của một cuốn sách. Và Ngài đã làm thế để chúng ta có thể có nền tảng vững vàng để hy vọng và không lệ thuộc nơi truyền thống của loài người dẫn đến việc phạm điều răn của Đức Chúa Trời. Vì vậy, Lời Đức Chúa Trời nói: “Chớ vượt qua lời [đi quá những điều] đã chép” ( I Cô-rinh-tô 4:6). Những người thật sự yêu mến Đức Chúa Trời sẽ giữ lời khuyên này. (Cũng xem Châm-ngôn 30:5, 6).
“Vâng-giữ điều-răn Ngài”
18. Nếu chúng ta thật sự yêu thương Đức Chúa Trời, chúng ta phải vâng giữ điều răn nào?
18 I Giăng 5:3 nói: “Vì nầy là sự yêu-mến Đức Chúa Trời, tức là chúng ta vâng-giữ điều-răn Ngài”. Khi những nhà lãnh đạo tôn giáo pha loãng hay lờ đi các điều răn đó, hoặc thay thế bằng những truyền thống trái ngược của loài người, thật ra họ dẫn dắt những người theo họ đi ngược lại ý định Đức Chúa Trời. Để thí dụ, hãy xem xét nguyên tắc nòng cốt của đạo đấng Christ: sự yêu thương. Đây là phần thiết thực của sự dạy dỗ của Giê-su. Ngài nói: “Ngươi phải yêu kẻ lân-cận như mình” ( Ma-thi-ơ 22:39).
19. a) Sự kiện tín đồ thật của đấng Christ yêu thương nhau là quan trọng thế nào? b) “Điều-răn mới” mà Giê-su ban về sự yêu thương khác thế nào với điều răn cũ?
19 Yêu thương người lân cận quan trọng thế nào? Giê-su dạy rằng người ta có thể nhận ra tín đồ thật của ngài qua sự yêu thương ở giữa họ. Ngài nói: “Ta ban cho các ngươi một điều-răn mới, nghĩa là các ngươi phải yêu nhau; như ta đã yêu các ngươi thể nào thì các ngươi cũng hãy yêu nhau thể ấy. Nếu các ngươi yêu nhau, thì ấy là tại điều đó mà thiên-hạ sẽ nhận biết các ngươi là môn-đồ ta” ( Giăng 13:34, 35). Thật ra thì luật pháp của Y-sơ-ra-ên xưa có bao gồm điều răn “hãy yêu-thương kẻ lân-cận như mình” ( Lê-vi Ký 19:18). Nhưng có điểm mới trong điều răn của Giê-su là qua lời của ngài “như ta đã yêu các ngươi”. Điều này làm gia tăng sức mạnh cho sự yêu thương của tín đồ đấng Christ, vì tín đồ đấng Christ phải sẵn sàng bỏ ngay cả sự sống mình vì các anh em cùng đức tin như Giê-su đã làm vậy.
20. Quá trình lịch sử trong thế kỷ này chứng tỏ ai là những người vâng giữ điều răn về sự yêu thương lẫn nhau?
20 Vì thế, có thể nhận biết tôi tớ thật của Đức Chúa Trời ngày nay qua sự yêu thương không gì phá nổi, hợp nhất trên bình diện quốc tế. Thời nay ai bày tỏ việc vâng giữ điều răn của Đức Chúa Trời về sự yêu thương như thế ấy? Ai đã bị bắt bớ, bị bỏ tù, bị đẩy vào các trại tập trung hay bị xử tử vì họ không muốn dùng vũ khí chống lại các anh em cùng đức tin-hay cả đến người không tin-thuộc các nước khác? Quá trình lịch sử trong thế kỷ này trả lời: chỉ có Nhân-chứng Giê-hô-va!
21 Ngược lại, các tôn giáo tự xưng theo đấng Christ đã đều đặn phạm điều răn của Đức Chúa Trời về phương diện bày tỏ sự yêu thương. Trong tất cả các cuộc chiến tranh trong thế kỷ này giới tu sĩ của các tôn giáo tự xưng theo đấng Christ đã đưa dân họ vào sự đụng độ với đối phương nơi chiến trường và giết chóc lẫn nhau đến hằng triệu người chết. Người Tin lành giết người Tin lành, người Công giáo giết người Công giáo, thế mà tất cả đều tự xưng là tín đồ đấng Christ. Nhưng Lời Đức Chúa Trời tuyên bố: “Ví có ai nói rằng: Ta yêu Đức Chúa Trời, mà lại ghét anh em mình, thì là kẻ nói dối; vì kẻ nào chẳng yêu anh em mình thấy, thì không thể yêu Đức Chúa Trời mình chẳng thấy được. Chúng ta đã nhận nơi Ngài điều-răn nầy: Ai yêu Đức Chúa Trời thì cũng phải yêu anh em” ( I Giăng 4:20, 21).
22. Theo sự định nghĩa nơi I Giăng 3:10-12, các nhà thờ tôn giáo tự xưng theo đấng Christ chứng tỏ là con cái của ai, và tại sao?
22 Lời Đức Chúa Trời cũng nói: “Bởi đó, người ta nhận biết con-cái Đức Chúa Trời và con-cái ma-quỉ: ai chẳng làm điều công-bình là không thuộc về Đức Chúa Trời, kẻ chẳng yêu anh em mình cũng vậy… Chúng ta phải yêu-thương lẫn nhau. Chớ làm như Ca-in, là kẻ thuộc về ma-quỉ, đã giết em mình” ( I Giăng 3:10-12). Các nhà thờ của tôn giáo tự xưng theo đấng Christ cho họ là con cái Đức Chúa Trời nhưng họ không thể là con cái Ngài được vì đã trắng trợn bất tuân điều răn của Đức Chúa Trời về sự yêu thương và “giết anh em mình”. Họ chỉ có thể là con cái của “ma-quỉ”. Vì thế, Lời Đức Chúa Trời khuyên giục những người thành thật trong các tôn giáo đó: “Hỡi dân ta, hãy ra khỏi Ba-by-lôn, kẻo các ngươi dự phần tội-lỗi với nó, cũng chịu những tai-họa nó nữa chăng” ( Khải-huyền 18:4). Đức Chúa Trời sắp sửa thi hành sự đoán xét chống lại tất cả các tôn giáo giả. Những kẻ bám theo các tôn giáo ấy sẽ chịu chung số phận ( Khải-huyền 17:16). Mặt khác, “ai làm theo ý-muốn của Đức Chúa Trời thì còn lại đời đời” ( I Giăng 2:17).
Bạn trả lời thế nào?
□ Tại sao dịch chữ Hy-lạp chúng tôi thành “thập tự giá” là sai?
□ Sự tôn sùng thập tự giá bắt nguồn từ đâu, và tại sao chúng ta nên từ bỏ sự tôn sùng đó?
□ Bằng chứng cụ thể nào giúp nhận biết những người vâng giữ điều răn về sự yêu thương giữa anh em?
[Khung/Các hinh nơi trang 17]NGUỒN GỐC CỦA THẬP TỰ GIÁ
Từ lâu trước thời kỳ đấng Christ, người ta đã dùng nhiều hình thức của thập tự giá như những dấu hiệu tôn giáo trong hầu hết mọi nơi trên đất
“Crux Ansata” được dân Ai-cập xưa dùng làm biểu hiệu cho sự sống tương lai
“Crux Quadrata” tượng trưng 4 nguyên tố mà người ta tin là căn bản để tạo ra vạn vật
“Crux Gammata” (chữ vạn) được xem là biểu hiệu của lừa hay mặt trời, do đó là của sự sống
Thập tự giá La-tinh rất phổ thông trong các tôn giáo tự xưng theo đấng Christ
Thập tự giá này là hai chữ cái đứng đầu trong chữ “Christ” bằng tiếng Hy-lạp viết chồng lên nhau
[Hình nơi trang 16]
Đấng Christ chết trên một cây cọc thẳng đứng, không phải trên một thập tự giá
[Các hình nơi trang 18, 19]
“Họ xưng mình biết Đức Chúa Trời, nhưng theo những việc làm thì đều từ-chối Ngài” ( Tít 1:16).