Yêu Cầu Là Gì Vậy / Top 5 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | 2atlantic.edu.vn

Tình Yêu Là Gì Vậy Nhỉ???

Một chàng trai đưa cô bạn gái thân vào quán uống nước. Sau khi người phục vụ đặt hai cốc nước trắng lên bàn và đợi thì cô gái chợt đặt ra một câu hỏi: – Đố anh Tình yêu là gì? Chàng trai mỉm cười quay sang cô phục vụ và nói: – Chị cho em một ấm trà, một cốc cà phê đen, một cốc cà phê sữa, một ly rượu vang và một ly champagne.

Sau khi mọi thứ đã được mang ra, chàng trai lấy ấm trà và uống chén đầu tiên. Anh ta nói: – Tình yêu như ấm trà này. Khi ta uống nước đầu sẽ rất đậm đà, nước thứ hai sẽ dìu dịu thanh thanh.

Cô gái lắc đầu : – Còn nước thứ ba thì sao? Tình yêu không như ấm trà bởi sau nước thứ ba ấm trà sẽ không còn hương vị ban đầu.

Anh ta lại nhấp một ngụm cà phê đen và nói: – Tình yêu mang hương vị của cốc cà phê này. Lúc đầu có thể phải trải qua vị đắng nhưng dần dần vị ngọt và thơm sẽ ngấm dần vào mỗi người.

Cô gái lại lắc đầu : -Nhưng tình yêu không như cốc cà phê sữa. Uống cà phê sữa ta sẽ cảm thấy ngay vị ngọt, vị ngọt của nó đến rất nhanh và đi rất nhanh. Còn tình yêu không như vậy. Dứt lời anh ta đổ cốc cà phê ấy đi và cầm ly champagne nói: – Tình yêu như ly rượu này, nó thật nồng nàn, ấm áp và êm đềm.

Anh ta lại uống ly champagne. Lại một cái lắc đầu : – Không! Tình yêu không thể là thứ nước khai vị chua loét này được.

Chàng trai lo lắng vì không tìm được câu trả lời. Bất chợt anh ta nhìn thấy cốc nước trắng trên bàn. Anh ta reo lên. – Đúng rồi, hãy nhìn cốc nước kia, nó thật tinh khiết và giản dị. Rượu, cà phê và trà cũng phải bắt nguồn từ nước. Tình yêu cũng như vậy, cái nồng nàn, ngọt ngào, êm đềm và cay đắng cũng phải xuất phát từ lòng chân thành và những điều giản dị nhất. Phải không em!

Tình yêu là cốc nước trắng.

Cô gái ngồi im, đôi mắt mở to. Và rồi cô từ từ nhấc ly nước lên và từ từ đặt vào tay chàng trai. Chàng trai đã hiểu rằng, anh ta đã có một câu trả lời đúng…

Supervisor Là Gì? Yêu Cầu Công Việc Supervisor?

Supervisor – người giám sát, là vị trí nhận được nhiều sự quan tâm tại thời điểm hiện tại. Cụ thể công việc của Supervisor là làm những gì? Vị trí này yêu cầu kỹ năng ra sao? Điểm khác biệt giữa Supervisor và Manager là gì?

Supervisor, hay người giám sát, là những người hỗ trợ công việc quản lý, giám sát. Nhiệm vụ chính của supervisor là theo dõi và điều phối những hoạt động của nhân viên cấp dưới trong phạm vi quản lý của mình.

Tùy theo lĩnh vực và quy mô hoạt động, Supervisor sẽ có những tên gọi cụ thể, công việc khác nhau. Dù vậy, họ vẫn thực hiện những công việc chung sau:

Giám sát và quản lý các hoạt động của nhân viên cấp dưới: phân công cho các bộ phận, chia ca, thúc giục nhân viên khi cần thiết…

Giám sát hàng hóa và sản phẩm đã cung cấp, theo dõi, ghi chép và báo cáo đầy đủ các liệu.

Giám sát và đảm bảo tiến độ kinh doanh, công việc của bộ phận thuộc quyền quản lý.

Theo dõi mọi hoạt động của các đối thủ cạnh tranh.

Hỗ trợ phục vụ khách hàng, cùng khách hàng tham gia đàm phán, trao đổi về sản phẩm. Luôn có phương án để giải quyết những vấn đề phát sinh và phản hồi không tích cực trong quá trình phục vụ.

Đưa ra phương án để thúc đẩy kinh doanh, lập kế hoạch kinh doanh.

Báo cáo công việc kịp thời và chính xác đến cấp trên. Chịu trách nhiệm về tất cả hoạt động trong phạm vi quản lý, đảm bảo công việc được hoàn thành đúng tiến độ và hiệu quả.

Tối ưu hóa hoạt động của nhân viên, đảm bảo nhân viên hoàn thành tốt công việc.

Manager dùng để chỉ người quản lý hay còn gọi là trưởng phòng. Nhiệm vụ chính là quản lý công việc, nhân viên của một bộ phận trong công ty, doanh nghiệp. Có các chức danh quản lý khác nhau dựa trên phòng ban mà họ quản lý như Giám đốc điều hành, Giám đốc nhân sự, Tổng giám đốc…

Công việc của Supervisor và Manager khá giống nhau – cùng lập kế hoạch, phân chia công việc và quản lý nhân viên thực hiện đúng tiến độ. Supervisor được xem là cánh tay đắc lực của Manager. Vậy hai vị trí này khác nhau ở điểm nào?

Supervisor trực tiếp giám sát và phân công công việc cho nhân viên trong phạm vi quản lý. Người quản lý lại không nhất thiết phải thực hiện công việc. Thay vào đó, họ kiểm soát và điều phối công việc chung qua sự phối hợp với tất cả bộ phận để đảm bảo đạt được mục tiêu chung. Tất cả công việc giám sát đều phải báo cáo lại cho người quản lý. Và người quản lý báo cáo ban giám đốc về hiệu suất công việc.

Một giám sát viên chỉ có thể ủy thác nhiệm vụ, đào tạo và giới thiệu nhân viên. Họ không có quyền hạn trong việc thuê, thăng chức hoặc sa thải nhân viên. Quyết định cuối cùng của những hành động này này được thực hiện bởi người quản lý.

Manager là một phần của quản lý cấp trung trong khi Supervisor được xếp vào quản lý cấp thấp và chịu sự quản lý của Manager.

Manager chịu trách nhiệm điều chỉnh và định hướng lại cấu trúc tổ chức, mô tả công việc. Họ chỉ đạo công việc và mục tiêu đến các bộ phận. Trong khi đó, Supervisor phân công, sắp xếp lại nhiệm vụ cho các nhân viên trong nhóm hay phạm vi quản lý.

Cả hai vị trí này đều có lương cao hơn nhân viên bình thường. Nhưng dựa vào cơ cấu tổ chức, quyền hạn, lượng công việc thì Manager vẫn có mức lương cao hơn. Tuy nhiên đi kèm đó là yêu cầu lớn hơn về kỹ năng, kinh nghiệm và công việc đạt được.

4. Cần kỹ năng gì để trở thành Supervisor?

Lập kế hoạch: Một giám sát viên phải làm rất nhiều công việc bao gồm quản lý nhân sự, điều phối, hoạt động của nhân viên, giám sát hàng hóa… Do đó, một kế hoạch cụ thể sẽ giúp đường đi nước bước dễ dàng hơn mà không gặp sai sót.

Cư xử nhã nhặn, tôn trọng: Công việc của giám sát viên không chỉ tiếp xúc với cấp dưới mà còn cả cấp trên hay khách hàng. Khi bị kẹp ở giữa, biết giữ thái độ nhã nhặn, lịch sự sẽ cho mọi người thấy sự tôn trọng. Chỉ như vậy, bạn mới nhận được sự tôn trọng và được người khác lắng nghe.

Giao tiếp: Khả năng giao tiếp tốt sẽ giúp truyền đạt thông tin rõ ràng và thu hút hơn. Bên cạnh đó, giám sát viên cũng phải tiếp xúc nhiều với khách hàng. Việc khiếu nại, xung đột là điều không thể tránh khỏi. Supervisor phải nói chuyện, đưa ra cách giải quyết khéo léo. Như vậy sẽ không có thêm rắc rối nào xảy ra.

Làm việc chuyên nghiệp: Tác phong làm việc chuyên nghiệp thể hiện năng lực và uy tín của bản thân người giám sát. Đồng thời thể hiện quy củ, bộ mặt của công ty. Sự chuyên nghiệp còn tác động đến cấp dưới học tập và làm theo, giúp công việc đạt hiệu quả.

Quản lý thời gian: Một Supervisor luôn phải giám sát, đảm bảo công việc được thực hiện đúng tiến độ. Tất nhiên không thể để “nước đến chân mới nhảy” khi deadline tới gần. Việc sắp xếp thời gian hợp lý cho bản thân, đôn thúc nhân viên hoàn thành kế hoạch là điều cần thiết.

Công tư phân minh: Một giám sát viên không thể để lỗ hổng trong quy trình làm việc để nhân viên bắt lỗi. Bạn sẽ mất đi uy tín và không được nhân viên tôn trọng. Công việc vì thế cũng không đạt được hiệu quả. Do vậy, luôn phải rạch ròi giữa tình cảm và công việc.

5. Công việc của Supervisor và mức lương trong một số lĩnh vực cụ thể

Sale Supervisor là người giám sát kinh doanh, có trách nhiệm giám sát và theo dõi người bán hàng, hướng dẫn cách bán hàng. Công việc của một Sale Supervisor bao gồm:

Xây dựng kế hoạch kinh doanh:

Quản lý danh sách khách hàng, xây dựng tuyến bán hàng.

Đảm bảo thực hiện, kiểm soát hoạt động bán hàng.

Thu thập thông tin thị trường bao gồm hoạt động của đối thủ, các chương trình khuyến mãi để lên kế hoạch cạnh tranh.

Báo cáo kết quả kinh doanh, các thông tin về thị trường, đối thủ, tiến độ công việc theo định kỳ.

Đảm bảo tồn kho, cung ứng và trưng bày hàng hóa

Giám sát kinh doanh phải luôn phân tích, tổ chức và cập nhật lại kế hoạch bao trùm.

Giám sát, quản lý nhân viên bán hàng theo kế hoạch đã đề ra.

Đảm bảo các chỉ tiêu trưng bày hiệu quả

Quản lý, đảm bảo số lượng hàng hóa cung cấp. Giao hàng kịp thời, đầy đủ và đúng giá.

Giám sát nhân viên bán hàng, hỗ trợ khi cần thiết, đào tạo về kỹ năng, các tiêu chuẩn bán hàng.

Giám sát kinh doanh chịu trách nhiệm về chỉ tiêu doanh số do công ty đề ra. Họ phải có kế hoạch để tiết kiệm chi phí, tăng lợi nhuận. Đồng thời theo dõi, đôn thúc nhân viên đạt chỉ tiêu, hỗ trợ khi cần thiết.

Yêu cầu đối với giám sát kinh doanh:

Ngoài việc tuyển dụng đội ngũ nhân viên, Sales Supervisor có trách nhiệm huấn luyện các kỹ năng, truyền đạt chủ trương, tiêu chuẩn của công ty cho nhân viên.

Thiết lập và giữ quan hệ với khách hàng: Giám sát kinh doanh phải quản lý danh sách khách hàng, tạo quan hệ tốt với khách hàng. Đồng thời, đảm bảo công bằng với tất cả khách hàng, kịp thời giải quyết thắc mắc của họ.

Am hiểu về phân phối hàng hóa sản phẩm và hàng hóa tiêu dùng, am hiểu về công việc của mình.

Phải là người có khả năng giao tiếp và đàm phán tốt.

Nhanh nhẹn, linh hoạt trong mọi tình huống. Nhạy bén trong giải quyết các vấn đề. Bên cạnh đó phải chịu đựng được áp lực cao trong công việc.

Vị trí này ưu tiên những người được đào tạo qua trường lớp bài bản, có trình độ bằng cấp. Ưu tiên những người tốt tốt nghiệp đại học/cao đẳng thuộc chuyên ngành Quản trị kinh doanh hoặc Marketing. Có kinh nghiệm cũng là một lợi thế.

Biết sử dụng thành thạo các ứng dụng văn phòng như Word, Excel, PowerPoint, Outlook…

Mức lương: Mức lương của nhân viên Supervisor có kinh nghiệm khoảng 7 – 18 triệu/tháng. Bên cạnh đó còn có trợ cấp và ưu đãi.

Mức lương: Tùy theo quy mô khách sạn, khối lượng công việc phải đảm nhận, kinh nghiệm và hiệu suất công việc mà mức lương sẽ có sự khác nhau. Mức lương của Floor Supervisor trong khách sạn khoảng 5-10 triệu/tháng. Ngoài lương cơ bản sẽ có đãi ngộ theo luật và chính sách của khách sạn.

Phân công, chia đầu việc cho nhân viên theo tầng phụ trách. Lập bảng phân công và lưu ý về những yêu cầu đặc biệt về các phòng khách. Giám sát nhân viên. Chịu trách nhiệm về hiệu suất và chất lượng công việc của nhân viên. Đảm bảo công việc thực hiện tốt theo đúng tiêu chuẩn khách sạn.

Kiểm tra các phòng đang có khách, phòng đã check-out để đảm bảo tình trạng buồng phòng. Chú ý nhu cầu khách hàng để đáp ứng kịp thời mong muốn của khách. Đồng thời xử lý các sự cố có thể xảy ra.

Giúp đỡ khách trong xử lý đồ thất lạc.

Quản lý, kiểm soát vật dụng, thiết bị, tiện nghi trong các phòng. Nếu có vấn đề phải báo về bộ phận Kỹ thuật để xử lý kịp thời. Đảm bảo phòng có khách luôn đầy đủ trang thiết bị.

Đào tạo nghiệp vụ cho nhân viên buồng phòng mới. Đánh giá và đề xuất khen thưởng, tăng lương hoặc nâng bậc cho cá nhân có thành tích xuất sắc định kỳ theo chính sách của khách sạn.

Mức lương: Tùy theo kinh nghiệm, khối lượng công việc và quy mô doanh nghiệp mà mức lương có thể thay đổi. Mức lương cơ bản tham khảo khoảng 7-48 triệu/tháng.

Đây là thuật ngữ dùng để chỉ vị trí giám sát sản xuất. Công việc của giám sát sản xuất bao gồm:

Chịu trách nhiệm về mục tiêu sản xuất của nhà máy: năng suất, chất lượng sản phẩm, an toàn. Thực hiện kế hoạch sản xuất ngày, tuần, tháng.

Thực hiện và duy trì 5S và Kaizen trong nhà máy.

Giám sát, kiểm soát việc áp dụng các quy tắc và tiêu chuẩn bắt buộc của nhà máy. Xử lý khi có trục trặc.

Lập kế hoạch, theo dõi kế hoạch và trực tiếp báo cáo từng ngày, tuần, tháng.

Này, Người Yêu Cũ Đã Dạy Ta Điều Gì Vậy?

Có những điều không muốn nhớ, có những vết đau không muốn lành, có những người không nên nhớ.

Có một nỗi nhớ không tên, có một nỗi buồn vô cớ, có một số điện thoại không muốn nhớ và có một người không muốn quên.

Hai tiếng người cũ xa vời mà gần ngay tầm với, chỉ nhắc đến thôi khiến ta có cảm giác vừa rời đi từ miền hoang hoải.

Có những người chia tay vì duyên phận, có những mối tình đứt gánh vì ghen và có những buổi tiệc tàn không rõ lý do. Dù muôn vàn lời giải thích thì kết cục cũng đã định rằng ta là chuyện đã cũ của nhau.

Ai trong đời rồi cũng sẽ trở thành quá khứ của ai đó, thậm chí là vô hạn lần của quá khứ. Tất nhiên, chẳng thể quên nhưng cũng không thể nhớ về nhau trong nỗi đau dằn vặt bởi chí ít ta cũng từng có thời gian đi chung đường, cùng chung một bầu trờ, cùng ngắm nhìn hoàng hôn tắt dần trên cánh đồng hoang và cùng nắm tay da khẽ chạm da vào những đêm trăng trộm.

Đâu đó trên chuỗi sống này ta đã từng bên nhau và từng gặp gỡ, suy cho cùng quá khứ ấy bây giờ cũng chỉ gói gọn trong một cái tên có danh về một người đã từng.

Bởi vậy, đừng hết yêu người cũ, chỉ là đừng yêu khi họ đã tìm thấy hạnh phúc mới và đi con đường mới.

Này, người yêu cũ đã dạy ta điều gì vậy?

Rằng sau chia tay, ngoài những nước mắt, ngoài những thương tổn chúng ta đều có cho riêng mình một bài học trong tình yêu

Rằng trước khi thương người hãy thương lấy chính mình, nhưng yêu rồi thì mọi lý trí đều bị đánh gục.

Người yêu cũ đã dạy ta một bài học về sự trưởng thành. Đôi lần cô đơn khô khốc cả một quãng ký ức, nhấn chìm trong quên lãng bằng việc lấy niềm vui từ những cuộc chuyện trò với bạn bè, lắng nghe và gom nhặt những nỗi buồn của những người xa lạ tin tưởng mình.

Cái cách ta nhớ về người cũ cũng thật hay ho. Gặm nhấm dư vị nỗi đau, nếm một chút ngọt rắc một chút cay, là nỗi đau mà ta không thể chạm tới mỗi lần nhắc nhớ, tựa nắng giữa tháng 6 gay gắt hễ chạm vào là bỏng rát cả một vùng trời của ký ức.

Nhưng tại sao lại là người ấy? Tại sao phải để chúng ta gặp được người cả đời yêu nhất vào những năm tháng định sẵn sẽ bỏ lỡ kia?

Và rồi, một ngày đẹp trời ngẫu nhiên, hai người cũ chạm mặt nhau trên con đường quen mà nay xa lạ. Khẽ gật đầu mỉm cười vì một thời để nhớ.

Mỗi người một câu chuyện, một nỗi buồn nhưng chung quy lại kết thúc cuộc tình sẽ còn đó những giọt nước mắt, cả những nụ cười méo mó không giữ nổi bước chân người ấy.

Thôi thì, buông bỏ đi, hãy nhớ về người cũ với những ký ức vui vẻ, đừng tự dày xéo chính mình, bởi dẫu sao cũng đã đôi đường đôi ngả.

Cho dù có còn nhớ nhau đi chăng nữa thì mối lương duyên nào dù đẹp đến đâu mà hết duyên thì coi như hết nợ. Chỉ là đi qua đợi nhau, nhưng dừng lại rất lâu, thương nhau rồi để đó, rồi rời đi.

Thực hiện: Phương Hiền – RadioMe Gom yêu thương – Trao hạnh phúc

Nguồn: Guu.vn

Định Nghĩa Margin Call / Yêu Cầu Bảo Chứng Là Gì?

Khái niệm thuật ngữ

Nhà môi giới – thương nhân chứng khoán, hoặc trung tâm thanh toán hợp đồng kỳ hạn yêu cầu đối với một thành viên thanh toán, về tiền hoặc thế chấp bổ sung để bù đắp khoản lỗ trong một tài khoản bảo chứng. Nếu một khoản vay của ngân hàng được bảo đảm bởi những chứng khoán có bảo chứng, thì bên cho vay có thể thu hồi khoản vay, nếu khách hàng không đăng ký thế chấp bổ sung hoặc trả hết khoản vay. Nếu yêu cầu bảo chứng bằng chứng khoán, thì khách hàng được yêu cầu gởi thêm tiền mặt hoặc chứng khoán đủ điều kiện vào một thời gian nhất định ngày hôm sau, hoặc tài sản thế chấp được bán để thỏa mãn khoản vay hiện hữu.

Giải thích

Trong hoạt động đặt cọc kinh doanh chứng khoán các nhà đầu tư không chỉ kinh doanh bằng vốn tự có mà còn sử dụng cả vốn vay từ những nhà môi giới. Với một thị trường biến động mạnh, giá cổ phiếu tăng giảm rất thất thường. Giá trị số chứng khoán của nhà đầu tư trong tài khoản đặt cọc có thể nhanh chóng sụt xuống dưới số tiền mà nhà môi giới cho vay. Để tránh điều này, ngoài giới hạn đối với tỉ lệ đặt cọc ban đầu, nhà đầu tư còn phải duy trì một tỉ lệ đặt cọc luôn cao hơn một mức tối thiểu để đảm bảo an toàn cho nhà môi giới. Tỉ lệ này thương được quyết định bởi FED và bản thân các công ty môi giới chứng khoán. Các tỷ lệ tối thiểu đối với nhà đầu tư cá nhân bao giờ cũng khắt khe hơn nhà đầu tư tổ chức.

Khi tài khoản đặt cọc của nhà đầu tư không đáp ứng được các mức giới hạn nói trên, nhà môi giới có thể yêu cầu nhà đầu tư tăng đặt cọc. Nếu nhà đầu tư không tăng đặt cọc nhà môi giới có thể bán số chứng khoán đặt cọc ấy để bù đắp phần vốn đã cho nhà đầu tư vay.

Ví dụ: nhà đầu tư X có $10,000 và vay thêm $10,000 từ người môi giới để mua một lô cổ phiếu giá $20,000. Nếu giá thị trường của lô cổ phiếu đó giảm xuống còn $15,000, thì giá trị thuần của khoản đầu tư chỉ còn $5000 ($15,000 – $10,000). Nếu tỉ lệ đặt cọc tối thiểu là 25% thì nhà đầu tư phải có ít nhất là $15,000 x 25% = $3,750 trong tài khoản. Như vậy với $5000, nhà đầu tư vẫn chưa gặp phải vấn đề gì. Tuy nhiên, nếu tỉ lệ đặt cọc tối thiểu là 40% ($6000) thì người môi giới sẽ gửi đến nhà đầu tư một yêu cầu tăng đặt cọc $1000 vào tài khoản để đạt được tỉ lệ 40%. Nếu nhà đầu tư không thực hiện yêu cầu này, người môi giới sẽ thanh lý số chứng khoán kia.

Nếu vì bất cứ lý do gì, nhà đầu tư không thực hiện yêu cầu tăng đặt cọc của công ty môi giới, công ty môi giới có quyền bán chứng khoán trong tài khoản của nhà đầu tư cho đến khi tỉ lệ sở hữu của nhà đầu tư trong tài khoản vượt qua mức tối thiểu. Điều đáng sợ hơn là các nhà môi giới có thể không cần tham vấn nhà đầu tư trước khi quyết định bán chứng khoán. Điều này hoàn toàn phụ thuộc vào qui định trong hợp đồng giữa hai bên.