Yêu Bản Thân Nghĩa Là Gì / Top 4 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | 2atlantic.edu.vn

“Yêu Thương Bản Thân” Thực Sự Nghĩa Là Gì?

Chúng ta đều biết yêu thương bản thân là việc quan trọng. Nhưng yêu thương và chăm sóc bản thân thật sự nghĩa là gì?

Đối với một số người, yêu thương bản thân là chăm sóc thân thể, chẳng hạn như thư giãn trong bồn tắm, mát-xa hoặc chăm chút cho bộ móng tay của mình. Nhưng “yêu thương bản thân” mà chúng tôi đề cập ở đây mang nghĩa sâu xa hơn so với những việc mà bạn có thể “làm” cho chính mình.

Yêu thương bản thân là tìm thấy sự bình yên trong chính mình, thoải mái thật sự trong sâu lắng của chính con người chúng ta. Có thể chúng ta tìm thấy sự thư thái tạm thời khi làm gì đó để chăm sóc bản thân. Nhưng bình an trong sâu thẳm tâm hồn đòi hỏi sự tu dưỡng nhất định trong cách nhìn nhận bản thân – thái độ ấm áp và vun bồi với những trải nghiệm bên trong nội tâm.

Những đề xuất trong bài viết này được chắt lọc dựa theo viện quốc tế Focusing được phát triển bởi giáo sư Eugene Gendlin. Đôi khi được gọi là tư duy tập trung, nó đơn giản là thái độ tử tế không phán xét, tập trung vào hiện tại và để tâm đến các trải nghiệm mà chúng ta có.

Giáo sư Gendlin từng nói: “Thái độ và phản ứng của mỗi người đối với các cảm xúc nội tâm cần phải giống như một nhà trị liệu để tâm tới bệnh nhân của mình.” Chúng ta cần phải có sự cảm thông và tích cực vô điều kiện đối với những điều xảy ra trong nội tâm.

Hãy yêu thương và nhẹ nhàng với bản thân

Tử tế và mềm mỏng với người khác luôn dễ hơn là với chính mình. Tiếng nói phán xét từ quá khứ có thể đã để lại nỗi hổ thẹn vô hình khiến chúng ta không tôn trọng, thậm chí phớt lờ cảm xúc thật mà chúng ta cảm nhận được.

Mềm mỏng với chính mình nghĩa là tiếp nhận và thoải mái hơn với những cảm xúc nảy sinh trong chúng ta. Việc con người cảm thấy buồn khổ, tổn thương và sợ hãi là rất đỗi bình thường. Đó chính là dấu hiệu của sức mạnh chứ không phải yếu đuối, để chúng ta lưu tâm nhiều hơn và cởi mở tiếp nhận những cảm xúc này.

Khi đối phương nhận thấy trong lòng họ các cảm giác khó chịu, tôi sẽ hỏi: “Bạn có chấp nhận được cảm giác hiện tại này không? Bạn có thể tiếp nhận một cách mềm mỏng và để tâm đến nó không?” Tôi sẽ giúp họ tạo ranh giới với những cảm xúc đau khổ để họ không bị chúng lấn át.

Biết cách chấp nhận nhẹ nhàng với các cảm xúc, chúng ta sẽ có thêm không gian ở quanh chúng. Chúng ta có thể “ở chung” với các cảm xúc thay vì bị chúng lấn át.

Nhà trị liệu tâm lý Laury Rappaport đưa ra một số câu hỏi tinh tế về cảm xúc trong cuốn sách “Liệu pháp nghệ thuật” định hướng vào khả năng tập trung.

Bạn có thể thân thiện với cảm xúc của mình? Bạn có thể nói lời chào với cảm xúc đó bên trong?

Hãy tưởng tượng mình đang ngồi cạnh chúng. Bạn có thể chấp nhận sự tồn tại của chúng như thể chúng là những đứa trẻ yếu ớt không?

Chấp nhận tử tế với những cảm xúc tồn tại trong bạn chính là liều thuốc xóa bỏ nỗi hổ thẹn vô hình. Điều này tốt hơn so với việc đấu tranh nội tâm hay cố gắng sửa đổi bản thân mình.

Chúng ta sẽ có được sự bình yên trong tâm hồn chỉ bằng cách đơn giản là tiếp nhận các trải nghiệm nội tâm khi chúng lộ diện.

Cho phép các trải nghiệm nội tâm được triển hiện

Khi tôi mở lời muốn đối phương chú ý đến cảm xúc của họ, đôi khi họ hỏi ngược lại: “Tại sao tôi cần phải cảm nhận điều đó?” Tôi giải thích rằng khi chúng ta chối bỏ cảm xúc của mình, chúng thường sẽ trở nên dữ dội hơn. Hoặc chúng sẽ khiến chúng ta gây hại đến chính mình hoặc người khác, ví dụ như uống rượu bia, các cách khác để làm tê liệt bản thân hoặc chuyển nỗi đau sang cho người khác bằng cách nổi giận hay đổ lỗi.

Yêu thương bản thân là đối mặt và tiếp nhận thành thực các cảm xúc. Trong nhiều trường hợp, chúng ta cố đẩy xa những cảm xúc không vui và bám víu lấy những gì vui vẻ. Nhưng theo giáo lý nhà Phật, nếu cứ bám vào những cảm xúc vui vẻ, ghét bỏ cảm giác đau đớn thì chúng ta chỉ càng tạo ra nhiều khổ đau hơn cho chính mình.

Thường thì một nỗi sợ hãi và xấu hổ mơ hồ có thể ngăn cản chúng ta thừa nhận những trải nghiệm trong thế giới nội tâm. Ví dụ, nếu chúng ta cảm thấy (hoặc thể hiện) cảm xúc buồn đau, tổn thương hay lo lắng, ta có thể cho đó là biểu hiện của sự yếu đuối. Hoặc có lẽ chúng ta tự đưa ra thông điệp cho mình rằng không được có cảm xúc đó, chúng ta sợ bị người khác đánh giá.

Sự khôn ngoan của việc “không biết”

Khi thành thật với chính mình, có thể chúng ta sẽ nhận ra mình thường không hiểu rõ cảm xúc mà bản thân đang có là gì. Chúng thường rất mờ nhạt và không rõ ràng. Nếu chúng ta có thể cho phép mình dừng lại, cho phép sự mơ hồ và kiên nhẫn chào đón, khám phá cảm giác không rõ ràng đó, thì dần dần chúng sẽ hiện ra rõ nét hơn (ở đây tôi dùng thuật ngữ “lấy nét” – focusing).

Giả dụ, ẩn sau cơn giận dữ của chúng ta với người khác là một điều gì đó mà ta chưa biết rõ. Chúng ta chỉ nhìn thấy được bề nổi của tảng băng, nhưng nếu muốn biết cái gì nằm bên dưới thì cần phải quan sát kỹ hơn.

Xã hội chúng ta luôn đánh giá cao kiến thức và sự quyết đoán. Nhưng thường thì chúng ta lại không rõ cảm xúc thật sự mà mình trải nghiệm là gì. Các chính trị gia nếu không có tài hùng biện, không có ý kiến rõ ràng về một vấn đề thì sẽ bị xem là thiếu chính kiến. Để nói được câu “Tôi không chắc về việc này. Để tôi xem lại.” quả thực phải có năng lực và trí huệ .

Cảm xúc của con người là một món quà đáng để đón nhận. Chúng ta cần tìm cách hòa hợp với chúng để biến chúng thành đồng minh chứ không phải kẻ thù. Các xúc cảm như đau buồn cho phép chúng ta giải tỏa nỗi đau để có thể bước tiếp về phía trước. Còn các cảm giác về thể lý khác có thể hơi mơ hồ như: bụng đau quặn hay ngực thắt lại.

Khi chúng ta có một thái độ mềm mỏng tiếp nhận các cảm xúc của mình, chúng ta sẽ cảm nhận được chúng có liên kết với điều gì đó quan trọng, có lẽ là chúng ta đã không xem trọng bản thân hay sợ tỏ ra ngốc nghếch trước mặt người khác.

Cảm xúc thường hàm chứa các thông điệp tinh tế, chỉ cần chúng ta biết cách giải mã nội hàm của chúng. Và nếu chúng ta có thể nuôi dưỡng một thái độ ấm áp và thân thiện với các cảm xúc của mình, chúng sẽ trở thành những bạn đồng hành với chúng ta trên đường đời. Điều này sẽ mang tới các ý nghĩa mới, hiểu biết mới, cơ hội mới giúp cuộc sống của chúng ta trọn vẹn hơn.

Nguồn: trithucvn

Ích Kỷ Hay Là Yêu Thương Bản Thân Mình?

Đôi khi những thắc mắc mà bạn đọc gửi tới Chap Zen lại là nguồn cảm hứng cho chúng mình chia sẻ sâu hơn về những vấn đề không chỉ người ấy, mà chắc hẳn, cũng rất nhiều bạn đọc khác quan tâm. Chủ đề bài viết này, tương ứng với tiêu đề ở trên, cũng là một trường hợp như thế. Người ta nói biết yêu thương bản thân mới có thể yêu thương người khác, nhưng liệu rằng điều đó có đồng nghĩa với sự ích kỷ khi việc gì ta cũng chỉ nghĩ cho mình trước, để rồi cái tôi của ta lại ngày một lớn dần? Vậy phải làm thế nào cho đúng?

Phải nói rằng có một ranh giới rất mong manh giữa sự ích kỷ và yêu thương bản thân. Cũng không thể phủ nhận, trong sự yêu thương bản thân cũng có mặt của tính ích kỷ. Song, đây vẫn là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau, thậm chí đối lập nhau trên nhiều phương diện.

Ích kỷ không có nghĩa là chúng ta sống cho mình, mà là sống vì lợi ích trước mắt của mình thì đúng hơn. Lợi ích ở đây đại diện cho những tham lam, ham muốn, si mê của riêng bản thân chúng ta. Chúng lớn tới nỗi che lấp đi cả khả năng nghĩ cho người khác, không cần biết người khác được hay mất cái gì, cảm thấy ra sao, ở nơi ta. Ích kỷ vì thế mang một ý nghĩa hạn hẹp. Nó cũng thu bé lại tâm lượng của mỗi người, khiến con người ta trở nên nhỏ nhen, hẹp hòi, chỉ biết phục vụ và thỏa mãn cái tôi luôn cho mình là trung tâm vũ trụ.

Yêu bản thân lại mang một ý nghĩa rộng hơn. Cũng là sống cho mình, nghĩ cho mình trước, nhưng nó không giới hạn trong một vài lợi ích cụ thể của một cá nhân. Yêu thương bản thân đồng nghĩa với việc chúng ta tự nhận thức và tôn trọng cơ thể mình, nhận ra được những giá trị thực sự của chính mình. Chúng ta hoàn thiện mình ở những điểm thiếu sót và biến mình thành một người toàn diện hơn, nâng tầm giá trị của bản thân. Người yêu thương bản thân chính là người biết hài lòng với cuộc sống, bởi có như vậy, họ mới trở nên hạnh phúc, yêu đời hơn và nhận ra ý nghĩa cuộc sống.

Bởi ta không chỉ sống một mình một thế giới mà còn có sự tương tác với nhiều người, trong nhiều mối quan hệ khác nhau. Không ai có thể trở nên tốt đẹp và giữ được tâm thái vui vẻ, bình yên nếu cuộc sống, môi trường xung quanh không an ổn và hòa hợp. Người biết yêu thương bản thân mình, vì thế, cũng sẽ biết nghĩ cho người khác, cùng mọi người tạo nên một môi trường sống an lành hơn. Ngay cả khi bạn chưa làm được gì cho ai đó nhưng chỉ cần bạn chăm sóc tốt cho bản thân, giữ cho mình được khỏe mạnh, tâm trạng phơi phới là đã bớt gây cho người khác sự phiền hà hay phải lo lắng cho mình. Tôn trọng, yêu thương chính mình sẽ giúp bạn biết cách tôn trọng và yêu thương người khác là như vậy. Do đó, yêu bản thân không những là hành động mang tới lợi ích cho riêng mình mà còn cho cả nhiều người xung quanh. Điều này bao hàm một cái nhìn sâu rộng và ý nghĩa lớn lao, hơn là bó hẹp trong ranh giới của sự ích kỷ, chỉ biết phục vụ cho cái tôi nhỏ bé luôn không ngừng đòi hỏi lợi ích cho cá nhân mình.

Ý nghĩa của ích kỷ và yêu thương bản thân có thể khác nhau là thế, nhưng để tách biệt được sự góp mặt của cái tôi vào trong mỗi ý nghĩ và hành động thực tế của chúng ta thì quả là không dễ. Nhiều khi ta khó có thể phân biệt được thế nào mới là không ích kỷ khi mà ta đang muốn sống cho bản thân mình trước. Như Chap đã nói ngay từ đầu về ranh giới mong manh và sự có mặt trong nhau của việc yêu bản thân và sự ích kỷ, quả thực, chỉ cần đi quá một chút thôi thì cách mà ta yêu thương bản thân mình đã trở thành lối sống ích kỷ từ bao giờ.

Bởi vậy, điều ta cần làm là bước đi trên một con đường trung dung, cân bằng và linh hoạt giữa hai yếu tố này. Trung dung ở đây là việc chúng ta không chỉ biết nghĩ cho mình mà trong bất kể việc gì ta cũng phải nghĩ cho cả người khác. Buông bỏ một chút cái lợi trước mắt, san sẻ với người xung quanh thì mọi người cũng sẽ đáp lại mình bằng những điều tốt đẹp. Có những người lại quá hi sinh cho bạn bè, người thân hay xã hội mà để bản thân phải chịu khó khăn, khổ sở thì lại nên nhìn lại mình, trở về chăm lo cho mình hơn. Thực ra, trong nhiều trường hợp, sự hi sinh ấy cũng là biểu hiện của ích kỷ khi mà nó thỏa mãn nhu cầu, ham muốn nào đó ẩn sâu trong ta. Bởi nếu bạn hoàn toàn chỉ biết nghĩ cho người khác thì có lẽ bạn sẽ không trách mắng, buồn phiền, thất vọng khi những gì mình làm cho họ không có được kết quả xứng đáng, thậm chí còn bị họ phản bội lại. Chỉ khi nào ta biết tôn trọng chính mình và nhận ra cuộc sống tốt đẹp hơn biết bao khi cơ thể, tâm hồn ta được yêu thương, chăm chút thì ta cũng sẽ biết cách giúp người khác tôn trọng chính bản thân họ, yêu thương họ khi họ còn khổ đau.

Đôi lúc chúng ta có thể đi lệch sang phía ích kỷ hơn nhưng ý chí muốn mang lại sự tốt đẹp cả cho mình và cho người sẽ cho ta sự tỉnh thức để biết mình không nên dấn sâu vào con đường đó. Có những lúc chúng ta cũng phải chọn lựa giữa việc sống cho mình trước hay vì người khác trước, thì bạn cũng cần dừng lại một chút trước khi đưa ra quyết định, xem điều gì thực sự có lợi cho cả hai. Không có công thức hay tiêu chuẩn chung nào để giúp bạn biết mình nên làm gì trong từng trường hợp cụ thể. Thế nhưng, chỉ cần bạn tôn trọng sự bình yên trong tâm mình, nhận thức những giá trị thực sự của bản thân, cũng như ý thức rằng người khác cũng có những giá trị nhất định đáng được tôn trọng, thì như vậy, bạn sẽ biết cách ứng xử phù hợp để không đem đến đau khổ cho cả người và cả bản thân mình. Đó là điều giúp bản thân bạn được yêu thương đúng cách nhất và sự vị kỷ cũng chuyển hóa dần thành sự vị tha.

Ranh giới giữa ích kỷ và yêu thương bản thân dù có mong manh đến mấy, nhưng sau tất cả vẫn là tâm ý của chúng ta trong mỗi hành động, việc làm, lời nói của mình. Khi bạn bối rối, đó là lúc bạn cần nhìn lại mình, xem xét hay điều chỉnh lại những gì đang biểu hiện bên trong, rồi bạn sẽ tự có câu trả lời thỏa đáng nhất cho bản thân. Chắc hẳn, khi bạn làm mọi việc với đầy đủ yêu thương thì yêu thương sẽ dẫn dắt bạn tới một lựa chọn đúng đắn nhất.

Chap Zen

Yêu Thương Bản Thân Là Cách Tốt Nhất Để Hạnh Phúc

Nếu phải đối mặt thử thách thì hãy dùng thái độ tích cực nhất để chấp nhận chúng, dù có than vãn hay e ngại thì bạn cũng phải đối diện thôi.

Yêu thương bản thân

Điều này cũng có nghĩa bạn không nên dành quá nhiều thời gian vào một ai đó, đừng vì ai đó mà hy sinh quá nhiều hay nhận lấy những tổn thương quá lớn. Chúng ta không yêu thương bản thân mình thì lấy lý do gì để bắt người khác coi chúng ta là báu vật để nâng niu.

Phần lớn những người bất hạnh thường vì lý do này hay lý do khác, có thể do cô đơn, tổn thương nhiều hay vì sống trong những hoàn cảnh buộc phải chấp nhận nhiều éo le, vì chọn lầm yêu thương, vì nhớ thương nhầm người, vì phản bội mà mất hết lòng tin vào cuộc sống.

Này, nếu có ai đó hỏi bạn rằng, điều gì là quan trọng nhất trong cuộc sống này, thì đừng vội trả lời họ rằng tình mẫu tử, tình phụ tử, tình yêu nam nữ hay xa hơn là những cái ước mơ hay mục tiêu hay lý tưởng. Điều quan trọng nhất trong cuộc sống này chính là được sống, được tồn tại. Vậy thì tại sao chúng ta vẫn bỏ quên bản thân mình, không hề dành thời gian chăm sóc, chính mình đi?

Chỉ đơn giản là sống lạc quan lên, bớt suy nghĩ đi. Đừng đày đọa bản thân quá nhiều bởi những mối bận tâm chẳng có gì hết, tận hưởng cuộc sống theo hướng tích cực hơn, vui vẻ và lạc quan hơn.

Ai trong chúng ta cũng sẽ có những phút giây bất chợt muốn làm cho cuộc sống của mình thêm ý nghĩa, thích làm những việc muốn làm, yêu thương theo cách của chúng ta. Đừng sợ hãi hay trốn tránh, nếu phải đối diện với thử thách thì hãy dùng thái độ tích cực nhất để chấp nhận, than vãn hay e ngại thì rồi bạn vẫn sẽ phải đương đầu với nó dù sớm hay muộn, vậy thì đừng trì hoãn bất cứ điều gì.

Mỗi ngày, hãy nhớ làm cho mình đẹp hơn, hãy nhớ đối đãi thật tốt với bản thân mình mỗi ngày. Thay vì cố học theo sở thích của ai đó thì hãy thoải mái thể hiện cá tính của bản thân, sống với bản chất của mình, và hãy tôn trọng cảm nhận của chính mình. Đừng quá dễ dàng khiến cho ai đó làm mình bị tổn thương, cũng đừng vì tổn thương mà bỏ rơi chính mình.

Chúng ta sẽ không thể hạnh phúc nếu như chính ta không biết cáchyêu thương chính mình. Chúng ta sẽ chỉ chìm vào những ánh mắt của mọi người, chờ đợi ai đó đến bên cạnh và quan tâm, bị đọng đón nhận tất thảy niềm vui, nỗi buồn. Nếu như không vì bản thân mà sống, lúc đó chúng ta không phải đang sống, và chỉ là cái bóng chìm khuất sau lưng và không cho mình cơ hội đứng lên.

Đừng Để Bản Thân Rơi Vào Tình Yêu Mù Quáng

1. Nhận về sự tổn thương, dối lừa, thậm chí bị bạo hành nhưng vẫn yêu

Trong tình yêu, có rất nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau, có lúc hạnh phúc ngọt ngào, có lúc lại đắng cay, đau khổ và tủi hơn. Tuy nhiên, đi qua những thăng trầm ấy, những người yêu nhau vẫn cảm nhận được sự ngọt ngào, cảm nhận được sự trân trọng mà đối phương dành cho mình, tình yêu cũng vì thế mà đậm sâu hơn. Song có những người khi yêu một ai đó chấp nhận vưà yêu vừa khóc, điều đó có nghĩa là dù họ biết ngươì mình yêu lừa dối họ, không chung thủy, luôn gây sự tổn thương cho họ nhưng họ vẫn yêu, vẫn thương. Thậm chí, có nhiều bạn nữ, bị người yêu kiểm soát quá mức, ghen tuông quá mức, có thể là ghen tuông hoang tưởng để rồi hay giày vò, chì chiết, nhục mạ, đánh đập, ấy thế mà vẫn cố sống cố chết để yêu và bảo vệ tình yêu âý. Những người như thế, người ta gọi là mù quáng trong tình yêu, để tình yêu lấn át hết lý trí, không còn thuốc nào có thể chữa được.

2. Tình yêu không được đền đáp có thể nảy sinh ý định tự tử

Nhiều khi người ta nghĩ rằng, cái chết có thể làm người ở lại nhớ đến mình, day dứt về mình nhiều hơn. Bởi thế, có nhiều người khi yêu, đối phương muốn dừng lại mối quan hệ, vì không thể níu kéo nên lựa chọn cách dọa tự tử, và có người chọn cách tự tử thật. Thật ra, có rất nhiều câu chuyện tình yêu, nói về sự hy sinh của người này dành cho người kia, sự hy sinh đó được ca tụng. Tuy nhiên, sự hi sinh cho tình yêu, một tình yêu cao thượng nó không giống với việc yêu mù quáng, chết mù quáng.

3. Biết không có kết qủa gì nhưng vẫn cố chấp để yêu

Đôi khi có những trường hợp bạn yêu một ai đó, nhưng gia đình, bạn bè, người thân đều khuyên bảo bạn rằng không nên tiếp tục với mối quan hệ đó vì rất nhiều lý do không tốt nhưng bạn vẫn cố chấp để yêu, bỏ ngoài tai những lời khuyên bảo. Đây cũng là một trong những dấu hiệu cho thấy rằng bạn đang rơi vào tình yêu mù quáng. Những người yêu đến mê muội, không có lý trí, bỏ ngoài tai những lời khuyên hưũ ích từ mọi người, luôn cho rằng lời mọi người nói là vô nghĩa, không ai có thể hiểu được người ấy bằng mình. Chẳng hạn như bạn yêu một cô gái, nhưng gia đình cô ấy không thực sự tốt, mẹ cô ấy không chung thủy, lang chạ với nhiều người, bản thân cô gái đó cũng là một người có bản chất đa tình, bắt cá hai tay. Mặc dù bạn nghe được nhiều nguồn thông tin rất chính xác nhưng bạn vẫn yêu và muốn tiến tới vì cho rằng cô ấy rất tốt.

Bạn yêu ngươì ấy và để họ hiện diện trong suy nghĩ của banj mọi lúc mọi nơi. Bạn muốn kiểm soát họ, bạn lo sợ bản thân người ấy sẽ có ai đó tán tỉnh và lo lắng mats cô ấy. Bạn muốn đưa đón cô ấy trong bất kỳ hoàn cảnh naò, luôn kiểm tra tin nhắn, cuộc gọi, nội dung cuộc trò chuyện dù gái hay trai…Việc này ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn, nó khiến bạn bỏ bê công việc, sao nhãng học hành, gia đình, bạn bè…Điều này cũng chứng tỏ bạn đang quá mê muội trong tình yêu, để tình yêu lấn át, chi phối cuộc sống của bạn quá nhiều. Bản thân người được yêu theo cách này họ sẽ chẳng bao giờ có thể hạnh phúc mà trái lại họ còn cảm thấy sợ hãi tình yêu này và muốn trốn chạy.

Cập nhật : bởi