Yame Có Ý Nghĩa Là Gì / Top 11 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | 2atlantic.edu.vn

Crush Là Gì? Crush Có Ý Nghĩa Gì?

Việc dùng một từ tiếng Anh thường xuyên và thuần Việt nó (sử dụng thay thế cho từ tiếng Việt) đang là một trào lưu của giới trẻ. Thế nhưng nếu bạn chưa biết nghĩa hoặc ngữ cảnh cụ thể của từ (một từ tiếng Anh thường có rất nhiều nghĩa và sử dụng trong nhiều ngữ cảnh khác nhau) được dùng trong cuộc hội thoại, có thể bạn sẽ cảm thấy trở nên lạc lõng giữa câu chuyện và bọn bạn thì thường rất lười để giải thích cho bạn.

CRUSH LÀ GÌ?

Trước tiên hãy tìm hiểu tất cả các nghĩa của từ Crush:

1. Danh từ: sự ép, vắt, nghiến, đè nát cái gì đó hoặc sự đông đúc nói chung.

2. Động từ: chỉ hành động nghiền, vò nát, nhồi nhét.

3. Thành ngữ (Idioms):

to crush down: tán vụn

to crush out: ép, vắt ra

to crush up: nghiền nát

to have a crush on someone: thích, phải lòng ai đó

Crush còn nhiều nghĩa khác, nhưng ít phổ biến hơn nên tôi không đề cập đến, bạn có thể xem đầy đủ tất cả các nghĩa của nó tại đây.

Dù có nhiều nghĩa như vậy nhưng nghĩa duy nhất và ngữ cảnh duy nhất được các bạn trẻ sử dụng và biến nó thành trào lưu đó chính là crush trong cụm: have a crush on someone/somebody.

Như vậy, Crush là thích hay phải lòng ai đó.

Chắc chắn ai cũng đã từng crush một ai đó. Không cần biết người bạn crush có thích lại bạn hay không. Một số người cho rằng crush nghiêng về nghĩa “yêu thầm”, “yêu đơn phương”, nhưng không phải như vậy. Crush bản thân nó không bộc lộ ý nghĩa như thế, chỉ là các bạn tự suy diễn ra mà thôi. Chỉ cần bạn thích hoặc mến một ai đó, đã có nghĩa là bạn đang crush mà không cần biết là đối tượng bạn crush có suy nghĩ gì về vấn đề này, hoặc có đáp lại tình cảm của bạn hay không.

Crush khác với like, love hay ở điểm nào?

Crush được dùng để nhấn mạnh mức độ tình cảm chủ động từ phía bạn và người đó có sức ảnh hưởng lớn đối với bạn. Tình cảm đó của bạn, có thể được đáp lại hoặc là không. Và thường thì đối tượng không may mắn được đáp lại tình cảm sẽ nhiều hơn, mặt khác, crush còn có nghĩa là ” tan nát, bầm dập” cho nên nhiều người mới gán cho crush ý nghĩa ” yêu đơn phương” là như vậy.

CÁC BIỂU HIỆN CỦA VÀ CẢM XÚC THƯỜNG THẤY CỦA CRUSH

Vậy biểu hiện của Crush là gì?

Crush có các vùng và các biểu hiện đa dạng, thử xem là bạn có đang crush ai không nhé.

1. Crush gần bên cạnh

Đó là những người bạn thường xuyên trông thấy nhất, mức độ xuất hiện của họ khiến bạn không thể không để mắt đến. Sáng gặp, tối cũng gặp. Và không gặp một ngày thì thấy trống vắng kinh khủng. Bạn đã nhớ và thích họ mất rồi dù trước đó bạn chẳng mảy may để ý gì đến họ. Nói chung loại crush này do hoàn cảnh chi phối là chính khiến bạn nảy sinh tình cảm.

2. Crush là bạn thân

Đây là vùng Crush rất phổ biến, vì là bạn thân nên nhất cử nhất động của nó bạn đều biết. Nó thích ăn gì, nó thích ca sĩ nào, nó học dốt môn gì. Thậm chí là nó mặc áo/quần hoặc mang dép size nào nữa cơ. Biết quá nhiều về đối phương sinh ra tâm lý quan tâm và nghĩ là nếu không có bạn thì nó khó mà có ai hiểu nó như vậy :)), từ đó thích lúc nào cũng không hay. Tuy nhiên không phải ai là bạn thân cũng sẽ sinh ra crush, chúng ta không nên cổ súy cho câu “không có tình bạn thân thiết giữa nam và nữ” để ngụy biện cho tình cảm cá nhân của mình.

3. Crush là thần tượng

Thần tượng ở đây không phải là các ca sĩ hay diễn viên thần tượng mà bạn hâm mộ, mà là người mà bạn xem như thần tượng. Có thể là cô ấy xinh, học giỏi, phong trào tốt hoặc là cậu ấy đẹp trai như sao Hàn, nhảy đẹp hát hay vân vân và mây mây. Dạng crush này bị chi phối bởi ngoại hình và những gì đối tượng phô diễn ra là chủ yếu. Bởi vậy có thể bạn bị say nắng bởi bề ngoài của đối tượng mà thôi. Bạn chưa có cơ hội tiếp xúc và biết được tính cách của anh ta /cô ta như thế nào cả. Nếu muốn cưa cẩm crush này, bạn sẽ phải mất rất nhiều thời gian để tìm hiểu cuộc sống thật và tính cách của họ như thế nào.

Dù là Crush ở dạng nào, cảm xúc chung của chúng ta khi gặp Crush cũng là bối rối và ngại ngùng, đôi khi chẳng nói được câu gì. “Anh chỉ biết câm nín nghe tiếng em khóc/ Biết làm gì cho em khi không được bên em” :))). Cảm xúc đó ít hay nhiều phụ thuộc vào sự kiềm chế và che giấu bản thân của bạn. Và bạn luôn luôn muốn mình trông thật hoàn hảo và lung linh khi xuất hiện trước crush của mình.

Còn bạn? Bạn có đang crush ai giống như vậy không?

Jd Là Gì? Jd Có Ý Nghĩa Gì?

Trong lĩnh vực tuyển dụng có rất nhiều thuật ngữ mà người đi xin việc lẫn các nhà tuyển dụng đều cần biết và nắm rõ. Trong đó có thuật ngữ JD mà cả 2 bên đăng tin tuyển dụng và ứng tuyển đều cần chú ý. Đây được coi là một trong những yếu tố quan trọng sẽ kích thích và tạo hứng thú cho các ứng cử viên với nhà tuyển dụng. Vậy JD có nghĩa là gì và làm sao để đạt JD hiệu quả?

1. Ý nghĩa của JD?

JD là viết tắt của từ Job Description có nghĩa là bản mô tả công việc, gồm các nội dung cho vị trí cần tuyển dụng như chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn,… mà nhà tuyển dụng dành cho ứng viên tuyển vào vị trí nào đó. JD sẽ khái quát chung tất các thông tin cần thiết, đơn giản, dễ hiểu để các ứng viên nắm bắt được công việc mình cần thực hiện là gì, có phù hợp với năng lực của mình hay không.

Một JD đạt tiêu chuẩn cần phải đảm bảo đầy đủ nội dung để ứng cử viên hiểu được công việc của mình, những định hướng trong việc để phát triển bản thân và đặc biệt là những đãi ngộ của công ty dành cho các nhân viên để thu hút các ứng cử viên.

2. Nội dung bản JD cần những gì?

Trong bản JD tùy theo từng ngành nghề sẽ có những nội dung và yêu cầu khác nhau. Nhưng nhìn chung sẽ cần có một số thông tin cơ bản và cần thiết.

Chức danh công việc

Nhà tuyển dụng cần đưa rõ thông tin cho các ứng cử viên về việc mình sẽ làm gì và ở vị trí như nào trong bộ phận hay trong cả công ty.

Địa điểm làm việc

Địa điểm công ty cũng cần thông báo rõ cho các ứng cử viên trong bản JD.

Mục tiêu

Phần này sẽ đưa ra thông tin về công việc mà vị trí tuyển dụng cần thực hiện, lý do công ty đăng tuyển nhân viên, các mục tiêu để phát triển ứng cử viên.

Nhiệm vụ

Phần nhiệm vụ dựa trên mục tiêu đặt ra để biết được chính xác hàng ngày sẽ làm gì.

Yêu cần kinh nghiệm

Đơn vị ứng tuyển đưa ra các yêu cầu về trình độ kỹ năng, trình độ học vấn cần thiết để ứng tuyển vào vị trí.

Mô tả công ty

Phần mô tả công ty này sẽ giúp các ứng cử viên biết mình đang làm việc với công ty như thế nào, có quy mô ra sao, văn hóa công ty như nào.

Mức lương và đãi ngộ

2 yếu tố này sẽ phần nào thu hút được các ứng cử viên về mức lương mà họ có thể nhận được, những đãi ngộ của công ty như các ngày lễ, giờ làm việc, đãi ngộ trong chính sách chăm sóc sức khỏe nhân viên,…

Gdp Là Gì, Có Ý Nghĩa Ra Sao?

GDP là thuật ngữ được viết tắt từ cụm từ Gross Domestic Product, có thể hiểu là tổng sản phẩm quốc nội của một quốc gia. Xét về bản chất, đây là chỉ số được dùng để đánh giá một cách tổng quan về tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, tức mức độ phát triển của một quốc gia hay vùng lãnh thổ nào đó.

GDP là giá trị của tất cả các loại hàng hóa, dịch vụ được tạo ra trên vùng lãnh thổ trong một khoảng thời gian nhất định, đó có thể là 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng hay 1 năm tùy theo từng lĩnh vực cụ thể. Đặc biệt, khái niệm này còn bao gồm cả các sản phẩm, dịch vụ mà công ty nước ngoài tạo ra bên trong quốc gia đó.

GDP được đưa vào sử dụng lần đầu tiên vào năm 1937 trong một báo cáo trước Quốc hội Mỹ, nhằm đối phó với cuộc Đại suy thoái sau khi nhà kinh tế học người Nga Simon Kuznets nghĩ ra hệ thống đo lường.

Lúc bấy giờ, hệ thống đo lường ưu việt nhất chính là GNP – tổng sản phẩm quốc gia. Đến năm 1944 sau hội nghị Bretton Woods, GDP bắt đầu được áp dụng rộng rãi như một phương pháp đo lường tiêu chuẩn cho nền kinh tế của một quốc gia.

Khi nhắc đến GDP, người ta thường nghĩ ngay đến GDP bình quân đầu người hay thu nhập bình quân đầu người, bởi đây chính là thước đo phản ánh mức thu nhập cũng như mức sống của người dân trong một quốc gia hay vùng lãnh thổ. Nó được tính băng cách lấy tổng sản phẩm quốc nội GDP chia cho dân số của quốc gia ấy.

Tuy con số này cũng chỉ ở mức tương đối chứ không thể chính xác tuyệt đối được, nhưng GDP bình quân đầu người được đánh giá là một trong những chỉ tiêu thống kê kinh tế tổng hợp cực kỳ quan trọng, bởi nó cho chúng ta biết được kết quả sản xuất, lao động của mỗi con người trong một khoảng thời gian quy định.

Nếu chỉ số GDP bình quân đầu người cao, nó cho thấy mức sống cũng như thu nhập của người dân ở nước đó cao, nhưng cũng có một số quốc gia có chỉ số này cao nhưng chưa chắc đã có mức sống cao.

Có ba cách thức để tính được GDP của một quốc gia, đó là thông qua phương pháp tính tổng chi tiêu, tính tổng thu nhập và tính theo giá trị gia tăng, cụ thể như sau:

Phương pháp chi tiêu

Phương pháp này được thực hiện bằng cách cộng tất cả số tiền mà các hộ gia đình trong một quốc gia đã sử dụng để mua sắm, sử dụng dịch vụ.

Công thức:

GDP = C + G + I + NX

Trong đó:

– C là tổng chi tiêu cho các sản phẩm, dịch vụ của hộ gia đình.

– G là tổng chi tiêu của chính phủ cho giáo dục, y tế, an ninh, giao thông, các dịch vụ và chính sách khác…

– I là tổng chi tiêu của các nhà đầu tư như trang thiết bị, nhà xưởng…

– NX là cán cân thương mại hay “xuất khẩu ròng” của một nền kinh tế. Công thức tính là NX = X (xuất khẩu) – M (nhập khẩu).

Phương pháp thu nhập

Đây là phương pháp được thực hiện bằng cách tính tổng tiền lương, tiền lãi, lợi nhuận và tiền thuê được tạo ra trong một nền kinh tế của quốc gia.

Công thức:

GDP = W + I + Pr + R + Ti + De

Trong đó:

– W là tiền lương

– I là tiền lãi

– Pr là lợi nhuận

– R là tiền thuê

– Ti là thuế gián thu ròng

– De là phần khấu hao tài sản cố định

Phương pháp giá trị gia tăng

Phương pháp này được thực hiện bằng cách tính tổng các giá trị gia tăng của nền kinh tế trong một khoảng thời gian nhất định.

Công thức:

GDP = giá trị tăng thêm + thuế nhập khẩu

Hoặc GDP = giá trị sản xuất – chi phí trung gian + thuế nhập khẩu

Giá trị tăng thêm của các ngành kinh tế sẽ bao gồm:

– Thu nhập của người lao động như tiền lương, tiền công, tiền hiện vật, tiền bảo hiểm, tiền công đoàn…

– Thuế sản xuất gồm thuế hàng hóa và các chi phí khác.

– Khấu hao tài sản cố định.

– Giá trị thặng dư.

– Thu nhập khác.

GDP danh nghĩa

Về khái niệm GDP danh nghĩa là tổng sản phẩm quốc nội được tính theo giá trị sản lượng hàng hóa, dịch vụ cuối cùng được tính theo giá hiện hành. Nói cách khác, nó đề cập đến sản lượng của một nền kinh tế mà không cần điều chỉnh lạm phát.

Trên thực tế, sau một khoảng thời gian thì giá cả sẽ có xu hướng đi lên và tất nhiên, nó cũng có tác động nhất định đến chỉ số GDP khi nó tăng lên. Tuy nhiên, kết quả tăng lên này lại rất khó để xác định là do mở rộng sản xuất hay do giá cả leo thang, vậy nên các nhà kinh tế học đã đưa ra một sự điều chỉnh cho lạm phát đẻ từ đó, họ có thể tìm ra GDP thực tế của một quốc gia.

Khác với GDP danh nghĩa, GDP thực tế là tổng sản phẩm quốc nội được tính theo sản lượng hàng hóa, dịch vụ cuối cùng trong năm nghiên cứu, giá cả cũng được tính theo năm đó nên chỉ số này còn có tên gọi khác là GDP theo giá so sánh.

Bằng phương thức này, các nhà kinh tế học có thể dễ dàng so sánh GDP của một quốc gia tại nhiều thời điểm khác nhau, từ đó họ có thể biết được rằng nền kinh tế ấy có thực sự tăng trưởng hay không. Thường thì GDP thực tế sẽ thấp hơn so với GDP danh nghĩa vì tỉ lệ lạm phát luôn là một con số dương, khi đó người ta sẽ gọi là lạm phát tăng và trong trường hợp ngược lại, đó sẽ là lạm phát giảm nếu GDP thực tế cao hơn.

Mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng GDP

Trong một năm, có khá nhiều kịch bản mà một nền kịch bản phải trải qua, có thể kể đến như:

– Kịch bản 1: sản xuất nhiều hơn với cùng giá

Đây là kịch bản mà sản xuất được tăng lên để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người dân, nhờ đó mà tỉ lệ thất nghiệp giảm, đồng thời tiền lương tăng lên khiến nhu cầu tăng cao và người dân có thể chi tiêu một cách thoải mái hơn. Tất yếu, GDP sẽ cao hơn và cuối cùng kết hợp với lạm phát.

– Kịch bản 2: sản xuất cùng một lượng với giá cao hơn

Đây là kịch bản mà nhu cầu của người tiêu dùng không tăng nhưng giá cả các loại hàng hóa, dịch vụ lại cao hơn do chi phí tăng lên, khi đó cả GDP lẫn lạm phát đều tăng theo.

– Kịch bản 3: sản xuất nhiều hơn với giá cao hơn

Đây là trường hợp nhu cầu của người tiêu dùng tăng nhưng lại thiếu mất nguồn cung khiến giá cả hàng hóa, dịch vụ tăng cao. Để giải quyết vấn đề này, các doanh nghiệp buộc phải thuê thêm nhân công, tăng lương và nhiều phương thức khác. Với kịch bản này, cả GDP lẫn lạm phát đều tăng nhưng với tốc độ không bền vững.

– Kịch bản 4: sản xuất nhiều hơn với giá thấp hơn

Đây là điều chưa từng xảy ra trong các nền kinh tế dân chủ hiện đại, vì điều này cũng đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp sẽ phải chịu một khoản lỗ khổng lồ, và chẳng ai lại đi thuê thêm nhân công để gia tăng sản xuất trong trường hợp này cả.

– Kịch bản 5: sản xuất ít hơn với giá cao hơn nhiều

Đây là trường hợp GDP tăng chậm, dưới mức mong muốn nhưng lạm phát thì vẫn còn tồn tại, đồng thời tỉ lệ thất nghiệp tăng cao do hoạt động sản xuất thấp.

Bao giờ cũng vậy, các nhà đầu tư luôn muốn tìm kiếm những thị trường tốt nhất để đồng tiền của họ có thể sinh lời nhiều và ổn định, vậy nên họ sẽ nhìn vào tốc độ tăng trưởng của quốc gia đó để đưa ra quyết định có nên đầu tư hay không.

Bên cạnh đó, họ cũng so sánh tốc độ tăng trưởng của GDP quốc gia nhằm xác định đâu là thời cơ đầu tư tuyệt vời nhất. Khi đó, họ sẽ chi ra số tiền lớn để thu mua cổ phần của những công ty ở các nước đang phát triển nhanh.

GDP được xem như một chỉ số đo lường sức khỏe của nền kinh tế. Khi nó khỏe mạnh, doanh nghiệp sẽ cần nhiều lao động hơn để gia tăng sản xuất, điều này giúp cho tỉ lệ thất nghiệp giảm đồng thời mức lương của người lao động sẽ tăng lên, kéo theo nhu cầu chi tiêu mua sắm tăng theo nên sẽ là cơ hội tuyệt vời cho các nhà đầu tư nước ngoài.

Ngoài ra, GDP bình quân đầu người cũng sẽ cho biết mức thu nhập tương đối cũng như chất lượng cuộc sống của người dân ở một quốc gia.

Trong trường hợp GDP tăng trưởng âm trong hai hoặc nhiều quý liên tiếp, nó được coi là một cuộc suy thoái và các nhà kinh tế cùng hoạch định chính sách phải có các biện pháp phù hợp, như giảm lãi suất, in thêm tiền… để duy trì sự ổn định cho nền kinh tế.

GDP cũng có một số hạn chế nhất định, có thể kể đến như:

– GDP không chỉ ra mức sống của người dân một quốc gia, điển hình là Trung Quốc dù có GDP lớn nhưng mức sống của họ lại không cao, nên đây được xem là một quốc gia có thu nhập trung bình.

– GDP không bao gồm thị trường chợ đen, đây là điều dễ hiểu bởi tất cả các loại hàng hóa, dịch vụ được mua bán đều không được báo cáo vì bất hợp pháp, chẳng hạn như ma úy, mại dâm, lao động trái phép…

– GDP không bao gồm các hình thức lao động không được báo cáo như chăm sóc trẻ em, giúp việc gia đình, nấu ăn, tạp vụ…

– GDP không bao gồm chi phí xử lý môi trường trong quá trình sản xuất.

– GDP bỏ qua thời gian nghỉ ngơi không được tính đến.

Bảng xếp hạng GDP toàn cầu

Theo bảng xếp hạng của Quỹ tiền tệ quốc tế IMF, Mỹ là quốc gia có GDP danh nghĩa cao nhất thế giới năm 2018 khi đạt mức 20,513 triệu USD, kế đến là Trung Quốc với 13,457,267 triệu USD, Nhật Bản ở vị trí thứ 3 với 5,070,626 triệu USD, Đức ở vị trí thứ 4 với 4,029,140 triệu USD, thứ 5 là Anh với 2,808,899 triệu USD.

Vị trí tiếp theo thuộc về Pháp với 2,794,696 triệu USD, thứ 7 là Ấn Độ với 2,689,992 triệu USD, thứ 8 là Italia với 2,086,911 triệu USD, tiếp theo là Brazil với 1,909,386 triệu USD, xếp thứ 10 trong danh sách này là Canada với 1,733,706 triệu USD. Riêng Việt Nam xếp thứ 47 trên thế giới với GDP đạt 241,434 triệu USD.

Cả GDP và GNP đều là những khái niệm thuộc lĩnh vực kinh tế vĩ mô, được dùng để đánh giá tốc độ phát triển kinh tế của một quốc gia. Tuy nhiên, GNP có nghĩa rộng hơn so với GDP bởi nó là tổng sản lượng quốc gia bao gồm cả nguồn thu từ bên ngoài biên giới, còn GDP chỉ được tính trong phạm vị một vùng lãnh thổ nhất định.

Hiểu một cách đơn giản, GNP đại diện cho tổng sản phẩm quốc gia và là toàn bộ giá trị mà công dân mang quốc tịch nước đó tạo ra, thường là trong 365 ngày và bất kể nơi đâu.

Còn với GDP, đây là tổng sản phẩm quốc nội được tạo ra bởi các công ty trong nước hay nước ngoài tại lãnh thổ của quốc gia đó mà thôi. Vậy nên, GDP sẽ là chỉ số dùng để đánh giá sức mạnh kinh tế của một đất nước.

Sao Chổi Có Ý Nghĩa Gì?

Sao chổi là hiện tượng thiên văn quen thuộc đã được con người biết đến từ rất lâu. Sao chổi vốn là một thiên thể băng di chuyển theo quỹ đạo ngẫu nhiên, hình elip quanh Mặt Trời. Người xưa quan niệm sao chổi luôn được gắn với một ý nghĩa xấu, mang lại điềm báo xui xẻo mỗi khi xuất hiện. Tuy nhiên, một vài người lại cho rằng sao chổi mang đến may mắn cho họ. Ý nghĩa của sao chổi thật sự là gì và đã được các nhà khoa học giải đáp như thế nào?

Quan niệm của con người về điềm báo sao chổi

Không biết bằng một cách trùng hợp hay ngẫu nhiên nào đó mà từ khi con người biết đến sao chổi, hiện tượng thiên văn này đã luôn xuất hiện cùng những thảm họa, dịch bệnh,….Chính vì vậy mà nhiều người cho rằng, sao chổi là điềm báo của những điều bất hạnh, xui xẻo sắp xảy đến.

Trong một sử thi cổ xưa nhất mà con người biết đến – Sử thi Gilgamesh (năm 2.600 TCN), sao chổi đã được mô tả là thứ khiến bầu trời rực cháy, làm không khí xuất hiện đầy lưu huỳnh và gây ra những trận lũ lụt. Trong lịch sử các nước phương Đông và một số quốc gia phương Tây thì sao chổi được cho là điềm báo xui xẻo của bậc “Đế vương”. Theo đó, khi sao chổi xuất hiện sẽ là lúc Vua bị ám sát. Cũng chính vì vậy mà Hoàng đế La Mã Nero đã cho hạ sát tất cả những người kế vị mình sau khi nhìn thấy một ngôi sao chổi.

Một trong những ngôi sao chổi nổi tiếng là điềm báo gieo rắc sự bất hạnh, xui xẻo cho toàn nhân loại chính là sao chổi Halley. Theo đó, khi ngôi sao chổi này xuất hiện đã gây ra “cái chết đen” cho hàng nghìn người châu Âu vào thế kỷ XIV. Thậm chí, Giáo hoàng Calixte II đã ghê sợ “quả cầu băng” này đến mức làm phép tẩy trừ nó.

Tuy nhiên, bên cạnh một số quan điểm cho rằng sao chổi mang đến điềm báo chẳng lành thì Vua William I của Anh lại xem hiện tượng thiên văn này như một điều may mắn. Ông cho rằng, chính ngôi sao chổi Halley đã giúp mình giành được chiến thắng trong trận Hastings vào năm 1066.

Từ khi khoa học phát triển, sao chổi đã được chứng minh là vô can với các thảm họa đã từng xảy ra với nhân loại. Tuy nhiên, Trái Đất của chúng ta vẫn đang phải đối mặt với những rủi ro hữu hình khác bởi những tác động của hiện tượng thiên văn này gây ra. Cụ thể là vào năm 1994, sao chổi Shoemaker-Levy 9 đã va vào sao mộc, thu hút sự quan tâm của các nhà thiên văn và báo chí trên khắp thế giới. Nhiều khả năng, sự việc này cũng đã và sẽ xảy ra với hành tinh của chúng ta.

Sau khi nghiên cứu, phân tích những mảnh vụn của sao chổi, các nhà khoa học đã xác định thành phần hóa học trong sao chổi hoàn toàn giống với các thành phần tạo nên sự sống trên Trái Đất như: nước, đất, đá, khí, carbon,….Một số quan điểm cho rằng sao chổi đã đâm vào Trái Đất từ hàng triệu năm trước, góp phần tạo nên sự sống trên hành tinh. Và có thể cũng chính những sao chổi là nguyên nhân khiến loài khủng long tuyệt chủng, làm khí hậu Trái Đất thay đổi, sản sinh một sự sống mới. Vì xuất hiện và có quỹ đạo di chuyển hoàn toàn ngẫu nhiên nên khả năng sao chổi lại đâm vào Trái Đất một lần nữa là hoàn toàn có thể xảy ra.