Ý Nghĩa Marketing Là Gì / Top 6 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | 2atlantic.edu.vn

Marketing Là Gì? Những Ý Nghĩa Của Marketing

Blog chúng tôi giải đáp ý nghĩa Marketing là gì

Hôm nay, xin mời bạn đọc cùng chúng tôi tìm hiểu về ý nghĩa của Marketing là gì? Những ý nghĩa của Marketing. Tại sao các doanh nghiệp hiện nay lại thường xuyên sử dụng thuật ngữ Marketing trong báo cáo doanh nghiệp

Ngày nay, các doanh nghiệp thường sử dụng Marketing như một công cụ để thăm dò thị trường; tạo ra những sản phẩm, dịch vụ thỏa mãn nhu cầu của khách hàng tiềm năng. Với sự phát triển của xã hội hiện nay các doanh nghiệp phải cạnh tranh rất gay gắt. Chính vì thế, marketing đang trở thành công cụ đắc lực để củng cố và giữ vững vị thế trên thương trường. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm rõ bản chất của “Marketing” để mang lại hiệu suất kinh doanh tốt nhất.

Định nghĩa Marketing là gì?

Đây là thuật ngữ có nguồn gốc từ Mỹ bao gồm hai thành tố “Market” (thị trường) và “ing” (diễn đạt quá trình đang diễn ra của hoạt động).

Marketer là gì?

Marketer là những chuyên viên làm trong lĩnh vực Marketing. Công việc chủ yếu bao gồm thu thập dữ liệu, nghiên cứu, phân tích thị trường để vạch ra kế hoạch, chiến lược tiếp thị sản phẩm, dịch vụ cho doanh nghiệp.

Công việc cụ thể của một marketer trong doanh nghiệp là gì?

*Đặt ra mục tiêu cụ thể và lên kế hoạch thực hiện

Để đảm bảo tính thực tế của mỗi mục tiêu đề ra, các Marketer phải dảnh rất nhiều thời gian để nghiên cứu, đánh giá về mức độ phát triển của doanh nghiệp. Bên cạnh các mục tiêu về khối lượng công việc phải hoàn thành trong ngày, họ còn phải định hướng về những cột mốc marketing trong các chiến lược của doanh nghiệp. Cho dù thế nào thì các Marketer cũng phải giữ vững tính khả thi cho các chiến lược để đạt được thành công.

*Theo dõi và nghiên cứu đối thủ cạnh tranh

*Nghiên cứu nhu cầu của người tiêu dùng tiềm năng

Người tiêu dùng hay còn gọi là khách hàng chính là đối tượng quan trọng nhất trong các chiến dịch marketing. Vì thế, marketer cần phải luôn theo dõi, tìm hiểu để xác định nhóm đối tượng mục tiêu cho dòng sản phẩm của doanh nghiệp mình là gì. Công cụ phổ biến nhất chính là “customer portrait”, marketer phải thu thập dữ liệu từ 3 vấn đề chính:

+ Thu thập những dữ liệu cần thiết về khách hàng.

+ Cập nhật hồ sơ khách hàng vào hệ thống quản lý.

*Viết content:

Marketer chuyên nghiệp là những người có khả năng viết những bài content có ích, thu hút nhằm để sản phẩm tiếp cận rộng rãi đến khách hàng. Nhưng để không nhàm chán, marketer cần phải tạo ra nhiều mẫu content marketing khác nhau để gây ấn tượng với khách hàng trong các phân khúc mua sắm khác nhau. Marketer cần biết cách viết blog, infographics, meme, webinars, slide decks,… và nhiều thứ khác nữa. Vì vậy, các doanh nghiệp cần phân biệt rõ các loại, mức độ để đạt được hiệu quả cao trong content marketing.

*Duy trì quan hệ với khách hàng

Xây dựng mối quan hệ với khách hàng đã khó; nhưng để duy trì mối quan hệ với khách hàng thì còn khó hơn. Mối quan hệ này chính là yếu tố then chốt giúp doanh nghiệp có được nguồn doanh thu ổn định. Chính vì vậy, marketer phải biết vạch ra những kế hoạch để giúp doanh nghiệp xây dựng mạng lưới khách hàng bằng cách gửi đi những emails automated; trong đó có những bài viết về mối quan tâm của khách hàng.

*Lắng nghe những phản hồi

Việc lắng nghe những phản hồi từ tiêu cực đến tích cực về sản phẩm của mình sẽ giúp cho doanh nghiệp kịp thời có phương án điều chỉnh phù hợp. Đồng thời việc lắng nghe phản hồi còn thể hiện sự tôn trọng khách hàng.

*Đưa ra những nội dung sáng tạo mới

Những nội dung, ý tưởng mới có tính sáng tạo độc đáo sẽ giúp doanh nghiệp có được đặc trưng riêng trên thị trường; giúp người tiêu dùng dễ dàng ghi nhớ và tiếp cận với sản phẩm của mình. Cụ thể, các Marketer phải luôn cập nhật tình hình, bắt được các xu hướng đang “hot” hiện nay để tạo ra những chiến lược thu hút sự quan tâm của người tiêu dùng.

*Thử nghiệm:

Các marketer có thể làm 1 số thử nghiệm nhỏ bằng cách thay đổi màu sắc của CTA tại nhiều vị trí khác nhau. Hoặc là họ có thể kiểm tra cả 2 phiên bản của cùng 1 landing page, hoặc là phải loạn lên với việc kiểm tra lại toàn bộ website.

Với sự hỗ trợ của nền công nghệ web thông minh, các marketer sẽ biết được so với những khách hàng thân thiết thì khách hàng mới truy cập vào website của doanh nghiệp mình lần đầu tìm kiếm những gì.

Tố chất để trở thành một marketer chuyên nghiệp:

*Biết lắng nghe và quan sát

Tính chất của nghề Marketer là tìm cách bán được sản phẩm, dịch vụ nhiều nhất. Vì thế, việc biết lắng nghe và quan sát sẽ giúp các chuyên viên nắm bắt được tâm lý và nhu cầu khách hàng. Từ đó, đưa ra những ý kiến, đóng góp giúp cải thiện doanh thu cho doanh nghiệp.

* Sở hữu khả năng thích nghi linh hoạt

Sự cố bất ngờ luôn là yếu tố có thể khiến kế hoạch phải thay đổi nên là một Marketer, bạn phải luôn giữ bình tĩnh trước mọi tình huống để tìm cách giải quyết vấn đề; thích nghi với mọi hoàn cảnh một cách linh hoạt để không làm ảnh hưởng đến tiến độ của kế hoạch đã đề ra trước đó.

* Sức sáng tạo và sự nhiệt tình

Marketer là những người định hướng cho sự phát triển của một doanh nghiệp. Do đó, sự sáng tạo và lòng nhiệt tình trong công việc sẽ giúp chiến lược marketing có nhiều ý tưởng độc đáo, đủ sức ảnh hưởng để vượt qua những đối thủ khác và khẳng định vị trí của thương hiệu trong lòng người tiêu dùng.

* Kỹ năng Sale

Không chỉ có những salesman mới cần kỹ năng này, mà Marketer cũng phải trang bị cho mình kỹ năng bán hàng vì nhiệm vụ của họ chính là giúp cho người tiêu dùng nhận ra rằng họ cần sản phẩm , dịch vụ này khi cả khi họ không có ý định đó lúc đầu.

* Kỹ năng giao tiếp tốt

Với bản chất công việc là thường xuyên gặp gỡ và trao đổi từ khách hàng cho đến đối tác, kỹ năng giao tiếp – thuyết phục chính là yếu tố cực kì quan trọng đối với những người làm trong lĩnh vực Marketing này. Một Marketer chính hiệu và chuyên nghiệp chính là người có lối ứng xử một cách linh hoạt; biết nắm bắt tâm lý của đối tượng giao tiếp; từ đó đưa ra những phương án đàm phán, thuyết phục đạt hiệu quả cao.

* Kỹ năng làm việc nhóm

Bất kì dự án nào cũng không thể được hoàn thiện nếu chỉ có một người duy nhất thực hiện. Đặc biệt, các chiến lược Marketing lại đòi hỏi sự đóng góp của nhiều người thì mới có thể thành công. Vì vậy, kỹ năng làm việc nhóm tốt sẽ mang lại hiệu quả cao nhất cho doanh nghiệp.

Mục đích của Marketing:

Những công dụng hữu ích của Marketing:

Phân tích thị trường – người tiêu dùng và hành vi của người tiêu dùng:

Đây là chức năng được xem là quan trọng nhất của Marketing. Theo đó, những cuộc nghiên cứu được các chuyên viên của doanh nghiệp thực hiện nhằm thu thập những thông tin xoay quanh đến những vấn đề sau:

+ Những mong muốn, nhu cầu của lượng khách hàng tiềm năng.

+ Các hành vi lựa chọn và mua sắm của khách hàng mục tiêu;

+ Khách hàng mục tiêu thường lựa chọn sản phẩm ở mức giá nào?

+ Khách hàng mục tiêu thích kênh phân phối nào?

Tất cả những thông tin này chính là căn cứ để doanh nghiệp tìm ra khách hàng mục tiêu phù hợp để phát triển mạnh cho sản phẩm của mình.

Xây dựng thương hiệu

Thương hiệu đóng vai trò nổi trội chiếm một vị trí nhất định trong tâm trí của khách hàng. Một thương hiệu thành công không chỉ dựa vào truyền thông sáng tạo mà còn phải phụ thuộc vào việc thiết kế và phát triển sản phẩm. Việc sở hữu một thiết kế đặc biệt giúp công ty có lợi thế để cạnh tranh trên thị trường.Tuy nhiên, doanh nghiệp cần phải phát triển sản phẩm liên tục thì thương hiệu mới tạo được dấu ấn riêng trên thị trường.

Tiêu chuẩn hóa và chấm điểm

Doanh nghiệp phải tuân thủ theo những tiêu chuẩn nhất định nhằm đảm bảo an toàn vệ sinh, sức khỏe của con người, bảo vệ môi trường và quyền lợi người tiêu dùng. Tiêu chuẩn hóa giúp cho hoạt động quản lý giảm thiểu được những sai lệch về tiêu chuẩn.

Dịch vụ hỗ trợ khách hàng

Dịch vụ hỗ trợ khách hàng hay còn gọi là dịch vụ hậu mãi là một khâu không thể thiếu trong hoạt động Marketing của doanh nghiệp. Dịch vụ hỗ trợ khách hàng tốt không chỉ giúp doanh nghiệp giữ quan hệ tốt với khách hàng mà còn là đặc điểm để giúp doanh nghiệp nổi trội hơn trên thị trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay.

Vai trò của Marketing trong việc xây dựng thương hiệu của doanh nghiệp

Đáp ứng và thỏa mãn những nhu cầu của khách hàng

Những doanh nghiệp thành công thường là những người thích ứng được với những thay đổi của thị trường; biết cách thỏa mãn nhu cầu của khách hàng một cách tốt nhất. Vì thế, hiện nay, các nhà Marketing phải liên tục tìm hiểu, phân tích và xác định thị hiếu của khách hàng mục tiêu để đưa ra những chiến lược Marketing phù hợp. Do nhu cầu của khách hàng còn bị ảnh hưởng bởi yếu tố văn hóa – xã hội; yếu tố cá nhân và yếu tố tâm lý.

Nghiên cứu thị trường

Các doanh nghiệp sản xuất thường tiến hành một hoặc nhiều hơn trong những phương pháp cơ bản sau:

Điều tra, khảo sát (Survey): Đây là phương pháp với bảng câu hỏi ngắn gọn và đi thẳng vào vấn đề. Dựa vào câu trả lời của khách hàng, doanh nghiệp sẽ phân tích được nhóm khách hàng mục tiêu đại diện cho thị trường của mình. Ngày nay, nhiều nhà marketing thường lựa chọn phỏng vấn trực tiếp (In-person surveys) để giúp doanh nghiệp thu thập những thông tin phản hồi tức thì nhưng phương pháp này đòi hỏi chi phí cao, tốn thời gian và nhân lực. Vì vậy, bên cạnh đó, còn có những phương pháp khảo sát khác thân thiện hơn cho doanh nghiệp như: khảo sát qua điện thoại (telephone surveys); khảo sát qua thư (mail surveys); khảo sát trực tuyến (Online surveys).

Phương pháp phỏng vấn sâu (Personal Interviews): Là phương pháp đối thoại giữa người nghiên cứu với người cung cấp thông tin. Tuy nhiên, phương pháp này vẫn có điểm hạn chế là câu trả lời không được chuẩn hóa; trong một số trường hợp người nghiên cứu có thể gây áp lực với người cung cấp thông tin. Bên cạnh đó, phương pháp này cũng tốn khá nhiều thời gian nên chưa được các doanh nghiệp sử dụng rộng rãi.

Phương pháp Quan sát hành vi (Observation): Đây là phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp. Mục đích của phương pháp này chủ yếu là để ghi lại hành vi, cử chỉ nhằm thu thập những số liệu.Điểm hạn chế là thông tin có khả năng mang tính chủ quan, có thể sai lệch.

Phương pháp Thử nghiệm (Field Trials): Trong các hoạt động Marketing, các chuyên viên nghiên cứu cũng mượn những kỹ thuật của khoa học để đưa sản phẩm vào môi trường thực tế. Phương pháp này đem lại những giá trị thực tế cao vì khách hàng được trực tiếp sử dụng thử sản phẩm của doanh nghiệp. Tuy nhiên, điểm hạn chế của phương pháp này là chi phí cao.

4Ps của Marketing

Product – Sản phẩm

Sàn phẩm là tất cả những gì đáp ứng nhu cầu của khách hàng đồng thời có thể buôn bán trên thị trường. Sản phẩm có thể bao gồm sản phẩm hữu hình (sản phẩm được sản xuất) và sản phẩm vô hình (dịch vụ). Sản phẩm có thể được phân loại theo thời gian sử dụng; hình thức tồn tại, sản phẩm tiêu dùng và tư liệu sản xuất.

Price – Giá cả

Giá sản phẩm chính là số tiền mà khách hàng phải bỏ ra để nhận lại một sản phẩm hay dịch vụ nào đó với một chất lượng nhất định. Đối với doanh nghiệp, đây chính là một trong những yếu tố quan trọng để cạnh tranh trên thương trường; là công cụ để quyết định doanh số và lợi nhuận của một doanh nghiệp.

Place – Kênh phân phối

Cũng là một yếu tố không thể thiếu trong marketing. Các doanh nghiệp phải lựa chọn cho mình những kênh phân phối phù hợp để thúc đẩy doanh số lên mức cao nhất; đồng thời kênh phân phối đó phải thuận tiện để khách hàng có thể tiếp cận đến sản phẩm của doanh nghiệp.

Promotion – Khuyến mãi

Là phần thiết yếu trong các chiến dịch Marketing. Đại đa số các doanh nghiệp đều cung cấp cho khách hàng một số lợi ích bổ sung đi kèm. Đây chính là thủ thuật trong kinh doanh. Chiến lược “promotion” nhằm thu hút sự chú ý của khách hàng vào yếu tố “lợi ích đi kèm” đế tăng số lượng khách hàng tới mua nhiều hơn. Không những thế, nếu làm tốt, chiến lược “promotion” còn giúp khách hàng ghi nhớ thương hiệu của doanh nghiệp đó.

Tóm lại, để không bị loại trong môi trường thị trường mới một cách hiệu quả, các doanh nghiệp cần phải được trang bị kiến thức, kỹ năng kịp thời để nắm luật chơi. Thực tế tại Việt Nam, tất cả các doanh nghiệp dù muốn hay không thì cũng phải tập trung xây dựng cho mình chiến lượng marketing phù hợp thì mới đứng vững trên thương trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay.

11 bộ phận chính trong marketing

Public relations – Bộ phận Quan hệ công chúng

Là bộ phận có nhiệm vụ giao tiếp với các cá nhân, tổ chức để xây dựng mối quan hệ tích cực có lợi cho doanh nghiệp của mình. Những người hoạt động trong bộ phận này phải có kỹ năng giao tiếp và thuyết phục tốt.

Customer service – Bộ phận chăm sóc khách hàng

Trường hợp một sản phẩm đượ bày bán trên thị trường với cùng một mức giá, cùng một chất lượng thì lúc này yếu tố con người trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Khi đó, khách hàng sẽ lựa chọn doanh nghiệp nào chăm sóc khách hàng tốt hơn.

Distribution – Bộ phận phân phối

Việc sở hữu các kênh phân phối đa dạng và tiện lợi chính là một trong những lợi thế giúp doanh nghiệp đứng vững trên thị trường.

Market research – Bộ phận nghiên cứu thị trường

Là bộ phận chuyên tiến hành những nghiên cứu để thu thập dữ liệu và phân tích thông tin. Những dữ liệu sẽ giúp doanh nghiệp nhận thức rõ hơn về cách mà mọi người phản ứng trước những sản phẩm hay dịch vụ của mình.

Media planning – Bộ phận kế hoạch truyền thông

Direct marketing

One-to-one marketing

Là việc truyền tải thông tin sản phẩm, dịch vụ, các gói khuyến mãi đã được cá nhân hóa đến đúng nhu cầu của từng khách hàng mục tiêu. Đây là chiến lược được thiết kế rất chi tiết.

Impression marketing

Là thành viên của phòng ban này, bạn phải làm sao để khiến người dùng có được nhận thức tốt về sản phẩm và dịch vụ của bạn.

Product pricing – Bộ phận định giá sản phẩm

Là bộ phận đưa ra những định hướng dài hạn về giá nhằm đạt mục tiêu KPI của doanh nghiệp. Đồng thời bộ phận này còn giúp doanh nghiệp tối ưu hóa lợi nhuận, đảm bảo sự tồn tại của sản phẩm trên thị trường.

Sales – Bộ phận bán hàng

Là bộ phận đóng vai trò quan trọng giúp doanh nghiệp tăng doanh thu. Bên cạnh đó, bộ phận này còn giúp giải đáp những thắc mắc về sản phẩm, dịch vụ nhằm thuyết phục khách hàng mua hàng; tăng doanh thu cho công ty.

Kết luận

Thông qua bài viết này, blog chúng tôi hy vọng bạn đọc sẽ hiểu rõ Marketing là gì? Những ý nghĩa của Marketing. Và cũng mong rằng những thông tin trên sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ ý nghĩa của cụm từ Marketing mà các doanh nghiệp thường sử dụng hiện nay

Email Là Gì? Ý Nghĩa Của Email Trong Marketing Như Thế Nào?

Email là gì? hiện nay đang là một trong những phương tiện được mọi người sử dụng để trao đổi thông tin onlie rất phổ biến. Phương thức trao đổi liên lạc qua internet đem đến rất nhiều lợi ích bổ ích cho người dùng. Bạn muốn sử dụng email hiệu quả thì trước tiên bạn cần hiểu rõ về nó.

Email là từ viết tắt của Electronic Mail, có nghĩa là Thư điện tử. Đây là phương thức trao đổi thông tin hiệu quả (gửi – nhận) thư từ thông qua internet.

Bạn có biết: chưa

Thông điệp được lưu trữ trong Email có thể tồn tại ở dạng văn bản (text), hình ảnh, âm thanh, video dưới dạng tệp tin đính kèm.

Email là gì? được tạo ra và đưa vào sử dụng đầu tiền vào thập niên 60 nhưng sử dụng rất hạn chế. Khi mà mạng internet ngày một phát triện thì nhu cầu sử dụng email(thư điện tử ) ngày càng cao. Bây giờ nhu cầu sử dụng email bằng cách trao đổi thông tin liên lạc online rất phổ biến đối với mọi người.

Cấu trúc địa chỉ email gồm 2 phần cơ bản nào?.

1.Tên hộp thư.

Phần tên hộp thư đứng sau là kí tự @. Đây là tên mà người dùng đặt viết liền không dấu Vd: dobaky@yahoo.com thì dobaky sẽ là tên hộp thư.

2.Tên miền.

Là nơi cung cấp dịch vụ thư điện tử vào đứng sau theo kí tự @. chẳng hạn như Email được đăng kí miễn phí bởi Gmail thì đuôi tên miền là @gmail.com.

Bây giờ Email có tốc độ gửi nhận cực kì nhanh chóng, trao đổi thông tin tức thì. Bên trong văn bản Email còn được đính kèm hình ảnh, video, âm thanh rất là đẹp mắt người nhìn.

Chức năng của email là gì?.

Spam Filter : cung cấp dịch vụ gửi mail tốt sẽ có hệ thống phát hiện và lọc thư spam trong hộp thư đến.

Storage: Chức năng Không gian lưu trữ của tài khoản.

nd/search mail: Chức năng tìm kiếm email trong hộp thư..

Tự động trả lời email: Chức năng này cho phép hệ thống tự động gửi mail trả lời khi có thư đến.

Sổ địa chỉ (addresses): Chức năng dùng để lưu trữ các địa chỉ liên lạc cần thiết.

Lợi ích của email mang lại là gì?.

Email phổ biến hiện nay như thế nào?.

Email doanh nghiệp là gì? là tài khoản Email có chứa tên miền của doanh nghiệp. Đây là Email được các doanh nghiệp quản lý và chỉ cấp cho nhân viên làm việc trong công ty. Đuôi tên email của tên công ty được thiết kế một cách rất chuyên nghiệp khác hẳn email bình thường.

Ngoài ra Email được công ty quản lí và bảo mật rất là cao tránh vi phạm spam. Khi có nhân viên nghỉ việc không làm cho nữa thì công ty sẽ thu hồi lại tài khoản email và các dữ liệu quan trọng của công ty đó. Email 4B là gì, là email cao cấp dành riêng cho doanh nghiệp có nhu cầu mail lớn và chất lượng xem.

Ban đang muốn: Thiết kế website doanh nghiệp

– Email marketing hiệu quả.

Email là gì? Email marketing là hình thức tiếp thị bằng cách giúp bạn tiếp cận giới thiệu về sản phẩm, dịch vụ thông qua Email để mang lại cho bạn khách hàng tiềm năng nhất.

– Email không hiệu quả.

Có chiến lược thu thập email tốt.

Sử dụng email marketing ở những ngách phù hợp.

Có chiến lược phân phối email & làm nội dung tốt.

Lời Kết.

Thu thập email sai cách.

Phân phối email & nội dung không phù hợp.

Bài viết Trênchắc đã giúp các bạn hiểu được email là gì? và cấu trúc hoạt động của Email rồi đúng không. Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết này.

Marketing Là Gì? Định Nghĩa Thuật Ngữ Marketing

Định nghĩa Marketing là gì?

“Marketing là một dạng hoạt động của con người nhằm thoả mãn những nhu cầu và mong muốn của họ thông qua trao đổi.” – Theo một định nghĩa của chuyên gia. Marketing áp đặt rất mạnh mẽ đối với lòng tin và kiểu cách sống của người tiêu dùng. Vì thế, những người kinh doanh tìm cách để làm thoả mãn nhu cầu mong muốn của người tiêu dùng, tạo ra những sản phẩm và dịch vụ với mức giá cả mà người tiêu dùng có thể thanh toán được. Marketing hiện nay được sử dụng phổ biến ở hầu hết tất cả các lĩnh vực. Có thể kể đến là các nông sản, hàng hóa thuộc lĩnh vực nông nghiệp. Hay Marketing xuất hiện trong những đợt săn vé máy bay online, vé vui chơi trong khu du lịch, công viên, khu nghỉ dưỡng,… thuộc về dịch vụ. Và không thể không nhắc đến ngành công nghiệp vốn rất cần đến át chủ bài này.

Vai trò của Marketing:

Vai trò của Marketing đối với doanh nghiệp:

Marketing có vai trò là cầu nối trung gian giữa hoạt động của doanh nghiệp và thị trường, đảm bảo cho hoạt động của doanh nghiệp hướng đến thị trường, lấy thị trường làm mục tiêu kinh doanh. Nói cách khác, Marketing có nhiệm vụ tạo ra khách hàng cho doanh nghiệp. Sử dụng Marketing trong công tác kế lập hoạch kinh doanh sẽ giúp cho doanh nghiệp thực hiện phương châm kế hoạch phải xuất phát từ thị trường. Trong điều kiện cạnh trạnh trên thị trường gay gắt thì chỉ có doanh nghiệp nào biết hướng đến thị trường thì mới có khả năng tồn tại.

Vai trò của marketing đối với xã hội

Trên quan điểm xã hội thì Marketing được xem như là toàn bộ các hoạt động Marketing trong một nền kinh tế hoặc là một hệ thống Marketing trong xã hội. Vai trò của Marketing trong xã hội có thể được mô tả giống như là sự cung cấp một mức sống đối với xã hội. Khi chúng ta xem xét toàn bộ hoạt động Marketing của các doanh nghiệp đặc biệt là khối các hoạt động vận tải và phân phối thì ta thấy rằng hiệu quả của hệ thống đưa hàng hóa từ người sản xuất đến người tiêu dùng có thể ảnh hưởng nhiều đến vấn đề phúc lợi xã hội.

Tìm hiểu thêm kols marketing là gì? Doanh nghiệp hiện đại cần áp dụng marketing tạo cộng hưởng của mạng xã hội.

Rate this post

Marketing Là Gì? Định Nghĩa Mô Hình Marketing 4P &Amp; Marketing 3C

Định nghĩa về Marketing hay Marketing là gì?

Lần đầu tiên xuất hiện tại Mỹ vào đầu thế kỉ 20, nhưng đến năm 1944 thuật ngữ Marketing chính thức được đưa vào từ điển tiếng Anh. Xét về cấu trúc, thuật ngữ Marketing gồm gốc từ “Market” có nghĩa là “cái chợ/thị trường” và hậu tố “ing” chỉ hoạt động đưa sản phẩm ra thị trường. Sau một thế kỷ hoạt động và phát triển có rất nhiều định nghĩa khác về Marketing được ra đời nhưng được nhắc đến và sử dụng nhiều nhất là định nghĩa của Philip Kotler – người được mệnh danh là cha đẻ của ngành Marketing hiện đại.

Ông định nghĩa: “Marketing is the science and art of exploring, creating, and delivering value to satisfy the needs of target market at a profit”. Tạm hiểu: “Marketing là nghệ thuật tạo ra giá trị, truyền thông và phân phối những giá trị đó nhằm thoả mãn những vấn đề của khách hàng mục tiêu để đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp”.

Như vậy, Marketing hiểu đơn giản là các hoạt động nhằm đưa sản phẩm dịch vụ của bạn đến tới khách hàng tiềm năng. Để khách hàng tiếp cận, sử dụng sản phẩm, hài lòng về dịch vụ bạn cung cấp thì chiến lược Marketing của bạn cần được triển khai với nhiều hình thức. Trong đó chiến lược Marketing Mix sẽ giúp doanh nghiệp của bạn tiếp cận gần khách hàng mục tiêu. Vậy chiến lược Marketing Mix là gì?

Marketing với nghĩa rộng là “thị trường” là nơi thực hiện khâu lưu thông hàng hóa, không tách rời của quá trình tái sản xuất (bao gồm sản xuất, lưu thông và tiêu dùng), là nơi diễn ra hoạt động mua bán, trao đổi sản phẩm hàng hóa nói chung.

Nguồn từ Wikipedia

Mô hình 4P

Khi nói đến Marketing, người ta không thể không nhắc tới Marketing Mix (hay Marketing hỗn hợp). Marketing Mix là tập hợp các công cụ Marketing được doanh nghiệp sử dụng để đạt hiệu quả trong thị trường mục tiêu và được phân loại theo mô hình 4P gồm có: Product (sản phẩm), Price (giá), Promotion (xúc tiến thương mại hay truyền thông), Place (kênh phân phối), sau này được mở rộng ra với 7P khi có thêm Process (quy trình), People (con người), và Philosophy (triết lý). Sự pha trộn này đóng một vai trò quan trọng trong việc xác định chiến lược tiếp thị tốt nhất cho doanh nghiệp.

Sản phẩm ở đây chính là hàng hoá, dịch vụ được tạo ra nhằm đáp ứng nhu cầu cụ thể của khách hàng, bao gồm chất lượng và hình thức sản phẩm và dịch vụ hậu mãi. Nó có thể là các sản phẩm vô hình hoặc hữu hình vì nó có thể tồn tại dưới hình thức dịch vụ.

Để sản phẩm có giá trị, cần đảm bảo sao cho việc sản xuất phải đáp ứng đúng loại sản phẩm mà thị trường của bạn có nhu cầu. Sản phẩm phải cung cấp những giá trị tốt nhất cho khách hàng, nếu không chiến lược có tiếp thị có tốt tới đâu cũng không thể cứu nó khỏi sự suy giảm. Chính vì thế bạn phải thực hiện nghiêm túc công việc nghiên cứu thị trường, lên kế hoạch cho các giai đoạn khác nhau và nghiên cứu sâu rộng về vòng đời sản phẩm mà họ tạo ra.

Mỗi sản phẩm đều có một vòng đời nhất định bao gồm giai đoạn tăng trưởng, giai đoạn trưởng thành và giai đoạn giảm doanh thu. Do đó các Marketer cần thường xuyên theo dõi, cải tiến sản phẩm của mình để kích thích nhu cầu của khách hàng nhiều hơn khi sản phẩm đạt tới giai đoạn suy giảm doanh số bán hàng.

Để phát triển đúng sản phẩm, các doanh nghiệp cần phải xác định những vấn đề mà sản phẩm có thể giải quyết, bằng cách trả lời những câu hỏi sau:

Khách hàng mong muốn gì ở dịch vụ hoặc sản phẩm?

Khách hàng sẽ sử dụng sản phẩm/dịch vụ như thế nào và ở đâu?

Sản phẩm có điểm gì khác biệt với đối thủ cạnh tranh?

Tính năng nào của sản phẩm sẽ đáp ứng nhu cầu của khách hàng?

Có tính năng cần thiết nào bị bỏ lỡ hay tính năng không cần thiết được đưa vào sản phẩm không?

Tên của sản phẩm đã đủ hấp dẫn chưa?

Sản phẩm trông thế nào (hình thức, kích cỡ, màu sắc…)?

Có nhiều doanh nghiệp cho rằng chữ P ở đây là việc cải tiến sản phẩm, dịch vụ dựa trên các đặc tính của sản phẩm, dịch vụ đó như việc tạo ra mẫu sản phẩm phù hợp để không bị thụt lùi so với thị trường… Tuy nhiên một số khác lại thay đổi sản phẩm, cố gắng tạo ra một khái niệm hoàn toàn mới và thoả mãn nhu cầu khách hàng.

Price (Giá)

Giá của sản phẩm là số tiền khách hàng bỏ ra để sở hữu/sử dụng một sản phẩm hay dịch vụ đó. Đây cũng là một thành phần rất quan trọng của mô hình Marketing Mix cũng như trong kế hoạch marketing vì nó quyết định đến việc sản phẩm sẽ bán như thế nào trên thị trường. Việc điều chỉnh giá cho sản phẩm sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến doanh thu và nhu cầu của sản phẩm. Điều quan trọng cần lưu ý chính là “người dùng tính toán giá trị của sản phẩm qua cảm nhận tâm trí của họ trước khi họ nhìn thấy giá”.

Hãy tưởng tượng, bạn muốn mua một chiếc áo khoác mới và đã tìm thấy một cái ưng ý. Sau đấy, khi kiểm tra kỹ bạn thấy chất vải, đường chỉ may… của chiếc áo nếu so với giá thành của nó là hơi đắt. Lúc này, bạn sẽ cảm thấy hoài nghi về thương hiệu. Ngoài ra, giá cả sẽ giúp hình thành nhận thức về sản phẩm của bạn trong mắt người tiêu dùng. Họ thường nhận định rằng một sản phẩm có mức giá thấp hơn bình thường có nghĩa chất lượng của sản phẩm này kém hơn các sản phẩm của đối thủ cạnh tranh. Việc đặt giá quá thấp sẽ khiến doanh nghiệp phải tập trung bán theo số lượng lớn để thu về lợi nhuận. Do đó, nhà thiếp thị cần tìm cách nhìn sản phẩm từ con mắt của người tiêu dùng. Nếu mức giá quá cao, khách hàng sẽ dần chuyển hướng sang sản phẩm của đối thủ cạnh tranh. Bên cạnh đó, giá cả cũng sẽ phụ thuộc vào chuỗi giá trị và các yếu tố khác bao gồm cách mà đối thủ cạnh tranh đã định giá sản phẩm tương tự.

Khi thiết lập giá của sản phẩm, các doanh nghiệp nên xem xét giá trị cảm nhận mà sản phẩm đó cung cấp, có 6 chiến lược đặt giá như sau: Định giá Premium, Giá thâm nhập thị trường, Định giá tiết kiệm, Định giá hớt váng, Định giá theo tâm lý và , Đặt giá theo gói. Và các yếu tố chính nằm trong chiến lược giá bao gồm điểm giá ban đầu, giá niêm yết, chiết khấu %, thời kỳ thanh toán…

Dưới đây là một số câu hỏi cần trả lời khi doanh nghiệp định giá cho sản phẩm:

Chi phí sản xuất là bao nhiêu?

Giá trị nhận thức của khách hàng về sản phẩm là gì?

Có thể giảm giá nhẹ để tăng thị phần của doanh nghiệp trên thị trường được không?

Giá hiện tại của sản phẩm đã phù hợp với giá mà đối thủ đưa ra so với sản phẩm tương tự hay chưa?

Định vị sản phẩm mà bạn muốn trong tâm trí khách hàng là gì?

Place (Phân phối)

Phân phối là hoạt động mang sản phẩm đến với khách hàng một cách hiệu quả nhất hoặc có thể là mang khách hàng đến với sản phẩm một cách tiện lợi nhất. Vị trí hay địa điểm phân phối là nơi bạn định vị và phân phối sản phẩm, nơi có thể tiếp cận được với khách hàng mục tiêu một cách tốt nhất.

Khi hiểu được khách hàng muốn gì, các doanh nghiệp sẽ tìm được các địa điểm và kênh phân phối lý tưởng để thu hút càng nhiều khách hàng tiềm năng càng tốt. Có những chiến lược phân phối như sau: phân phối chuyên sâu, phân phối độc quyền, phân phối chọn lọc, nhượng quyền thương mại.

Khách hàng có thể tìm kiếm dịch vụ hoặc sản phẩm của doanh nghiệp ở đâu?

Khách hàng tiềm năng sẽ tìm tới những loại cửa hàng nào? (khu mua sắm/ cửa hàng tiện lợi/ trực tuyến…)

Làm thế nào để truy cập vào nhiều kênh phân phối khác nhau?

Bạn có chiến lược phân phối gì khác với đối thủ cạnh tranh?

Có cần lực lượng bán hàng mạnh không?

Có cần phải mở cửa hàng trực tuyến không?

Promotion (Xúc tiến bán hàng)

Xúc tiến bán hàng được hiểu là các hoạt động hỗ trợ bán hàng nhằm đảm bảo cho khách hàng nhận biết được về sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Khi khách hàng có ấn tượng tốt về sản phẩm hay dịch vụ, họ sẽ sẵn sàng tiến hành thực hiện giao dịch mua bán thật sự, giúp gia tăng tỷ lệ chuyển đổi với khách hàng tiềm năng.

Để có thể tạo ra chiến lược quảng bá sản phẩm hiệu quả, doanh nghiệp cần trả lời câu hỏi:

Thời điểm nào là tốt nhất để thực hiện quảng bá sản phẩm?

Làm thế nào để gửi thông điệp tiếp thị đến khách hàng tiềm năng?

Có thể tiếp cận đối tượng tiềm năng và người mua thông qua các kênh nào?

Mô hình 3C đã trở nên quen thuộc đối với bất cứ một marketer nào, bởi đây là công cụ hữu hiệu mang lại cái nhìn tổng thể về tình hình và môi trường kinh doanh trước khi triển khai bất cứ quyết định và hoạt động marketing nào. Để thành công, khi xây dựng chiến lược kinh doanh, các doanh nghiệp cần phải chú ý tới 3 yếu tố sau: Customer – Centric (lấy Khách hàng làm trung tâm), Competitor (Đối thủ cạnh tranh), Corporation/Company (Công ty).

Customer – Khách hàng

Tại sao lại có câu ” Khách hàng là Thượng đế “? Bởi vì khách hàng chính là nền tảng của bất kỳ chiến lược kinh doanh nào, trong mối quan hệ giữa người mua và người bán, khách hàng thường là người quyết định. Chính vì vậy, để tìm kiếm cho mình cơ hội gia nhập vào một thị trường mới, doanh nghiệp sẽ cần xác định rõ: Người tiêu dùng cần hướng tới là ai? (đặc điểm nhân khẩu, hành vi, tâm lý, thói quen…); những nhu cầu hay vấn đề mà người tiêu dùng đang gặp phải là gì? Và doanh nghiệp có giải quyết được vấn đề đó hay không?

Để đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, nghĩa là thiết kế sản phẩm từ nhu cầu của người tiêu dùng, bạn cần làm rõ hai điểm sau: (1) Nhu cầu của người tiêu dùng không hoàn toàn hợp lý, (2) nhu cầu thực sự của người tiêu dùng là từ chất lượng, chức năng bên ngoài chỉ là chất liên kết.

Competitor – Đối thủ

Nhiệm vụ của các doanh nghiệp là phải tìm hiểu thật kỹ các doanh nghiệp khác có khả năng trở thành đối thủ cạnh tranh của mình, gồm các doanh nghiệp có cùng đối tượng mục tiêu, sản phẩm hoặc có khả năng thay thế sản phẩm của doanh nghiệp.

Để phân tích về đối thủ, doanh nghiệp có thể đặt ra các câu hỏi như sau:

Đối thủ có những dòng sản phẩm nào? Mức giá và thị phần bao nhiêu?

Đối tượng khách hàng mà đối thủ hướng tới là ai?

Quá trình bán hàng, phân phối sản phẩm của họ diễn ra thế nào?

Doanh số hàng năm đạt được bao nhiêu?

Định vị thương hiệu của họ là gì?

Hoạt động tìm hiểu đối thủ là cách giúp doanh nghiệp nhìn lại chính mình, tìm được điểm khác biệt mà mình có thể làm tốt hơn đối thủ. Ví dụ như hai nhãn hiệu nổi tiếng là Coca Cola và Pepsi, về sản phẩm hay giá cả, chúng đều không có sự khác biệt, thế nhưng điều làm nên lợi thế cạnh tranh của Coca Cola là việc xây dựng thương hiệu một cách cẩn thận, nhất quán từng bước đi vào trái tim người tiêu dùng nhờ thông điệp về niềm vui, sự gắn kết.

Company – Doanh nghiệp

Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng. Do đó không chỉ dừng lại ở việc tìm hiểu đối thủ và khách hàng, một doanh nghiệp muốn tồn tại cần phải biết mình là ai, hiểu rõ những thế mạnh hay điểm yếu của mình là gì. Hãy tập trung đầu tư cho những thế mạnh của mình, tuy nhiên, cần lưu ý rằng những thế mạnh này phải có mối liên hệ chặt chẽ với khách hàng và đối thủ. Hơn nữa nó phải mang lại những lợi ích cho người tiêu dùng, giúp cho doanh nghiệp tạo nên sự khác biệt để có thể cạnh tranh với đối thủ và được người tiêu dùng tin tưởng, lựa chọn.

Mô hình 3C là một công cụ đơn giản nhưng vô cùng hữu hiệu trong việc giúp doanh nghiệp xác định được lợi thế cạnh tranh của mình. Chúng giúp doanh nghiệp phục vụ khách hàng tốt hơn, có thể vượt mặt đối thủ ở khía cạnh nào đó và chiếm được chỗ đứng trong ngành. Khi đã xác định được lợi thế cạnh tranh của mình, doanh nghiệp có thể dựa vào đó để tiếp tục triển khai các hoạt động kinh doanh và marketing của doanh nghiệp.

Các thời kỳ Marketing

Cùng với sự phát triển của thế giới và công nghệ, Marketing đã có sự tiến hoá và phát triển qua những giai đoạn khác nhau. Bắt đầu với thời kỳ Marketing 1.0, thời đại này sản phẩm được đóng vai trò trung tâm. Sự tương tác giữa thương hiệu và người dùng là một chiều. Tiếp đó là thời kỳ Marketing 2.0, cùng với sự ra đời của internet, người tiêu dùng ngày càng hiểu biết hơn về sản phẩm, và giành quyền đánh giá về giá trị của sản phẩm mà thời kỳ này đã có sự tập trung về khách hàng nhiều hơn, các doanh nghiệp đã bắt tay vào việc sản xuất các sản phẩm dựa trên nhu cầu khách hàng của mình. Bước sang thời kỳ marketing 3.0, không còn coi khách hàng thực thể bị động mà coi họ là một con người hoàn chỉnh về tâm trí, trái tim lẫn tinh thần, lúc này tập trung về những giá trị mà họ có thể mang lại cho khách hàng. Cho tới ngày nay, thời kỳ Marketing 4.0 là sự kết hợp giữa PR truyền thống và Digital, để tiếp cận với nhiều đối tượng khách hàng, khiến hình ảnh sản phẩm được phủ sóng rộng hơn và mang tính cạnh tranh cao nhất.

Thời kỳ Marketing 1.0

Khởi nguồn từ Cuộc cách mạng Công nghiệp (1976 – 1830), khi công nghệ được tập trung vào sản xuất, lấy “sản phẩm” làm trung tâm. Do nhu cầu thị trường lớn hơn khả năng cung ứng, nên các nhà sản xuất không chú trọng đến việc tìm ra nhóm người mua hàng tốt nhất, mà lúc này mục đích của họ là kéo chi phí sản xuất xuống bằng cách tăng năng suất và bán được thật nhiều hàng hóa nhất có thể.

Thời kỳ 2.0

Cuộc cách mạng Công nghệ thông tin bùng nổ, Internet ngày càng phát triển hơn, người mua ngày càng có nhiều cơ hội để tiếp cận và tìm hiểu về sản phẩm. Họ là những người có sự hiểu biết sâu rộng, nhu cầu cao hơn và giành quyền đánh giá các giá trị của sản phẩm. Ở thời kỳ này, khách hàng đòi hỏi các giá trị cảm xúc, yêu cầu các marketer có ý tưởng tạo nên sự khác biệt, định vị được sản phẩm trong tâm trí người tiêu dùng.

Để có được lợi thế cạnh tranh, buộc các doanh nghiệp phải lấy khách hàng làm trọng tâm trong việc kinh doanh và tùy chỉnh sản phẩm để trở nên phù hợp với những nhu cầu của khách hàng. Hàng hóa ngày càng đa dạng hơn về chủng loại, mẫu mã, giúp cho người tiêu dùng có thêm sự lựa chọn. Bởi người tiêu dùng luôn mong muốn sản phẩm có chất lượng tốt nhất, xứng đáng với đồng tiền họ bỏ ra nên các nhà sản xuất tập trung tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao và không ngừng cải tiến để thu hút được khách hàng.

Vì vậy, xu hướng marketing đã dần chuyển đổi từ giao dịch (buôn bán, trao đổi hàng hóa) sang xây dựng mối quan hệ để giúp thỏa mãn và giữ chân khách hàng quay trở lại.

Thời kỳ 3.0

Công nghệ tương tác và cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đầu những năm 2000 đã làm thay đổi nhận thức của các doanh nghiệp. Thay vì tập trung vào sản phẩm như marketing 1.0, hay tập trung vào khách hàng như marketing 2.0 thì marketing 3.0 nói về giá trị mà một sản phẩm mà doanh nghiệp mang đến cho khách hàng, xã hội.

Marketing 3.0 xem khách hàng không phải là một thực thể bị động mà là một con người hoàn chỉnh với tâm trí, trái tim và tinh thần cùng các mối quan tâm của họ với giá trị của cuộc sống, các vấn đề của cộng đồng nơi họ đang sống và mong muốn biến thế giới trở nên tốt đẹp hơn. Nói cách khác, khách hàng không chỉ nhận thức mà còn có sức mạnh để cống hiến cho sự công bằng trong xã hội, kinh tế và môi trường để thỏa mãn cả những nhu cầu tinh thần và triết lý của họ.

Thời kỳ Marketing 4.0

Thời kỳ này đề xuất sự thích nghi của các doanh nghiệp với bản chất thay đổi của hành vi khách hàng trên những nền tảng công nghệ số hóa như: Vạn vật kết nối (Internet of Thing), điện toán đám mây (Cloud), Dữ liệu lớn (Big Data), trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence), tự động hoá (Automation) – là những công cụ hỗ trợ đắc lực cho marketing ở giai đoạn kỷ nguyên số.

Marketing 4.0 là sự hội tụ của công nghệ cuối cùng sẽ dần đến sự hội tụ giữa tiếp thị số và tiếp thị truyền thống. Việc nghiên cứu và ứng dụng Marketing 4.0 là xu thế tất yếu mà các doanh nghiệp phải áp dụng nếu muốn tồn tại và phát triển trong giai đoạn công nghệ 4.0 hiện nay.

Chủ đề HOT trên chúng tôi “Marketing là gì?”