Ý Nghĩa Lý Luận Của Định Luật Hacđi Vanbec / Top 7 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | 2atlantic.edu.vn

Câu 2: Định Nghĩa Vật Chất Của Lênin? Ý Nghĩa Phương Pháp Luận?

Lênin đã định nghĩa: “Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác” (V.I.Lênin: Toàn tập, t.18, Nxb. Tiến bộ, M., 1980, tr.151).

1. Định nghĩa vật chất của Lênin

+ “Vật chất là một phạm trù triết học”. Đó là một phạm trù rộng và khái quát nhất, không thể hiểu theo nghĩa hẹp như các khái niệm vật chất thường dùng trong các lĩnh vực khoa học cụ thể hoặc đời sống hàng ngày.

+ Thuộc tính cơ bản của vật chất là “thực tại khách quan”, “tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác”. Đó cũng chính là tiêu chuẩn để phân biệt cái gì là vật chất và cái gì không phải là vật chất.

+ “Thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác”, “tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác”. Điều đó khẳng định “thực tại khách quan” (vật chất) là cái có trước (tính thứ nhất), còn “cảm giác” (ý thức) là cái có sau (Tính thức hai). Vật chất tồn tại không lệ thuộc vào ý thức.

+ “Thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh”. Điều đó nói lên “thực tại khách quan” (vật chất) được biểu hiện thông qua các dạn cụ thể, bằng “cảm giác” (ý thức) con người có thể nhận thức được và “thực tại khách quan” (vật chất) chính là nguồn gốc, nội dung khách quan của “cảm giác” (ý thức).

Định nghĩa của Lênin về chật chất đã giải quyết được cả hai mặt của vấn đề cơ bản của triết học theo lập trường của chủ nghĩa duy vật biện chứng.

2. Định nghĩa vật chất của Lênin có ý nghĩa

1. Chống lại tất cả các loại quan điểm của chủ nghĩa duy tâm về phạm trù vật chất như: (Đối chiếu với các quan điểm duy tâm đã học ).

2. Đấu tranh khắc phục triệt để tính chất trực quan, siêu hình, máy móc và những biến tướng của nó trong quan niệm về chất chất của các nhà triết học tư sản hiện đại. Do đó, định nghĩa này cũng đã giải quyết được sự khủng hoảng trong quan điểm về vật chất của các nhà triết học và khoa học theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật siêu hình

3. Khẳng định thế giới vật chất khách quan là vô cùng, vô tận, luôn vận động và phát triển không ngừng, nên đã có tác động cổ vũ, động viên các nhà khoa học đi sâu nghiên cứu thế giới vật chất, tìm ra những kết cấu mới, những thuộc tính mới và những quy luật vận động của vật chất để làm phong phú thêm kho tàng tri thức của nhân loại.

3. Ý nghĩa phương pháp luận.

– Chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định: Vật chất có trước, ý thức có sau, vật chất là nguồn gốc của ý thức, song ý thức có thể tác động trở lại vật chất thông qua hoạt động thực tiễn của con người; vì vậy con người phải tôn trọng tính khách quan, đồng thời phát huy tính năng động, chủ quan của mình. Nếu không tôn trọng tính khách quan sẽ dễ dẫn đến bệnh chủ quan.

– Ý có thể quyết định làm cho con người hoạt động đúng và thành công khi phản ánh đúng đắn, sâu sắc thế giới khách quan. Ngược lại, ý thức, tư tưởng có thể làm cho con người hoạt động sai và thất bại khi con người phản ánh sai thế giới khách quan. Nếu quá coi trọng tính khách quan sẽ dễ dẫn đến bệnh bi quan.

– Đảng ta đã chỉ rõ: Mọi đường lối chủ chương của Đảng phải xuất phát từ thực tế, tôn trọng quy luật khách quan

* Đối với hoạt động thực tiễn của bản thân: – Phát huy năng động, sáng tạo của ý thức trong quá trình học tập và công tác – Chống bệnh chủ quan duy ý chí, có thái độ tích cực trong học tập và công tác.

Nghị Luận Ý Nghĩa Của Tính Tự Lập?

Ý nghĩa của tính  tự lập

Mở bài:

Không có sức mạnh nào lớn lao bằng niềm tin vào bản thân. Cũng không có sức mạnh nào mạnh hơn tính tự lập. Chính mỗi chúng ta mới là người quyết định vận mệnh của bản thân mình một cách sáng suốt và đáng tin cậy nhất. Bởi thế, tính tự lập là phẩm chất cần có ở mỗi con người.

Thân bài:

Tự lập là gì?

Tự lập là tự làm lấy, tự giải quyết công việc của mình, tự lo liệu, tạo dựng cho cuộc sống của mình: Không trông chờ, ỷ lại hay dựa dẫm, phụ thuộc vào người khác.

Điều đó có nghĩa là mỗi con người hãy biết dựa vào sức mạnh của bản thân mình làm tốt công việc, xây dựng cuộc sống của mình chứ không nên trong chờ hay phó thác công việc và cuộc đời mình cho người khác. Muốn thành công cần phải rèn luyện tính tự lập.

Biểu hiện của người có tính tự lập trong cuộc sống:

Người có tính tự lập luôn tự tin trong công việc và trong đời sống. Trong công việc, họ luôn chủ động làm việc, không đợi nhắc nhở hay sai bảo. Ít khi họ bị khiển trách. Họ tiến hành công việc một cách tích cực, năng động và tin tưởng ở thành công. Trong đời sống, họ luôn biết giúp đỡ người khác, sống chan hòa và trọng tình trọng nghĩa.

Người biết tự lập luôn là người giàu bản lĩnh. Họ không ngại khó, ngại khổ nhận lấy nhiệm vụ khó khăn. Ít khi họ từ chối hay né tránh công việc. Khi gặp khó khăn, họ bình tĩnh suy nghĩ và tìm cách khắc phục, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Ở người có tính tự lập, ta dễ dàng nhận thấy họ rất quyết liệt trong công việc, sẵn sàng đối đầu và vượt qua gian nan, thử thách. Bởi thế, người tự lập luôn được người khác tin tưởng, yêu mến.

Người có tính tự lập luôn là người có ý chí nỗ lực phấn đấu, kiên trì bền bỉ. Họ là người luôn cầu tiến, suy nghĩ tích cực, hướng đến tương lai. Sự kiên định của họ luôn làm người khác kính phục. Người có tính tự lập luôn tạo nguồn cảm hứng làm việc cho người khác.

Tại sao con người cần phải rèn luyện tính tự lập?

Nếu muốn thành công trong cuộc sống hay làm nên những điều lớn lao, có ích cho đời thì mỗi con người phải không ngừng nỗ lực rèn luyện và bồi dưỡng cho mình những phẩm chất tốt đẹp. Tự lập là một trong những phẩm chất hàng đầu mà con người cần phải có. Chỉ có những phẩm chất cao quý mới có thể giúp con người thành công và khẳng định mình trong cuộc sống này. Mọi hành động xấu xa, gây hại sớm muộn gì cũng bị xã hội lên án, trừng trị và loại bỏ.

Người có tính tự lập sẽ thành công hơn trong cuộc sống. Không phải vì may mắn mà vì sự chuẩn bị kĩ lưỡng các năng lực cộng với những may mắn sẽ giúp họ thành công nhanh hơn, bền vững hơn. Trong công việc, họ không trong chờ vào các nguồn sức mạnh khác, cũng không trong chờ vào sự may rủi, họ biết bắt đầu công việc ngay từ đầu dựa vào sức mình và kiên trì đi đến thành công.

Không có sức mạnh nào luôn sẵn sàng và dồi dào hơn sức mạnh có ở bản thân. Có tính tự lập giúp con người luôn chủ động trong công việc và trong đời sống. Trước khó khăn, trở ngại, nhờ có tính tự lập giúp ta bình tĩnh, sáng suốt và có những hành động đúng đắn, thiết thực và hiệu quả.

Từ tính tự lập tiến đến tự chủ năng lực và tự chủ bản thân. Tính tự lập giúp ta làm chủ các năng lực, biết sử dụng năng lực một cách hiệu quả vào những công việc hữu ích, tiến đến làm chủ bản thân, làm chủ sự nghiệp. Thực tế cho thấy, ai có tính tự lập vững vàng luôn thành công trong cuộc sống. Quan trọng hơn hết, tính tự lập giúp ta được mọi người tin tưởng và kính trọng.

Học sinh cần rèn luyện tính tự lập như thế nào?

Đức tính tự lập không phải tự nhiên mà có. Nó là sản phẩm của quá trình học hỏi rèn luyện không ngừng. Ở học sinh, phải tập thói quen tự lập từ nhỏ. Hình thành và rèn luyện tính tự lập từ sớm thì năng lực ấy mới vững vàng và hiệu quả lâu bền.

Trước hết là phải biết tự lập trong công việc học tập. Tự giác học tập theo chương trình và hướng dẫn của thầy cô giáo và nhà trường. Tự giác lắng nghe bài giảng, tự thực hành luyện tập các bài tập được giao. Tự tìm tòi, học hỏi, nhiên cứu các vấn đề học tập để mở rộng tri thức và kiện toàn các kĩ năng. Tri thức là vô tận, sự học kéo dài suốt cuộc đời người. bởi thé, tự giác học tập là điều cần thiết đối với mỗi học sinh.

Trong đời sống, tự làm những việc mình có thể làm được. Không ỷ lại, dựa dẫm vào gia đinh, bạn bè, thầy cô. Không né tránh hay từ chối công việc được giao. Luôn sống năng động, tích cực hòa nhập cùng lớp học, tập thể. Tích cực tham gia các hoạt động chung của tập thể và cộng đồng. Luôn tự tin và sáng tạo trong công công việc. Luôn yêu thương, giúp đỡ bạn bè, kính trọng thầy cô giáo, nghe lời ba mẹ.

Phê phán nhưng người không có tính tự lập, luôn ỷ lại, dựa dẫm vào người khác:

Trong cuộc sống, vẫn còn có nhiều người không biết tự lập. Họ là những người lười biếng, nhút nhát, sống dựa dẫm vào người khác. Họ luôn là người tránh việc khó, chọn việc dễ, sống hẹp hòi, so đo tính toán, so bì thiệt hơn. Bởi thế, họ luôn bị mọi người xa lánh và khinh ghét. Những người như thé thật đáng chê trách.

Bài học nhận thức:

Tự lập là phẩm chất cần có ở mỗi con người. Muốn thành công và hạnh phúc trong cuộc sống, không có gì quan trọng hơn đó là hình thành và rèn luyện tính tự lập cho bản thân mình.

Kết bài:

Tính tự lập chính là sức mạnh đưa ta đi xa hơn vào thế giới muôn màu kì diệu và chiếm lĩnh các giá trị trong đời sống này. Hãy tự mình làm chỗ nương tựa cho chính mình. Không có gì quý giá hơn niềm tin tưởng vào bản thân và niềm tin của người khác vào mình. Cuộc đời là một hành trình đầy gian khó, không tự lập tất sẽ bị nhấn chìm trong trong đau khổ và bất trắc.

Tự lập là gì? Cần làm gì để có tính tự lập?

Mở bài:

Trong khó khăn mà trong chờ đợi người khác cứu giúp, bản thân bất lực, khả năng vượt qua được quả thực rất mong manh. Không ai có thể giúp mình tốt hơn chính mình. Bởi thế, mỗi con người cần phải rèn luyện và đức tính tự lập, hoàn thiện khả năng tự lập cho bản thân mình để sẵn sàng đối diện với khó khăn, có đủ sức mạnh chiến thắng nghịch cảnh.

Thân bài:

Thời gian dành cho mỗi chúng ta luôn có giới hạn. Vì vậy đừng phí phạm nó để sống một cuộc đời của người khác. Đừng để sa vào những giáo điều mà người khác đặt ra cho bạn. Đừng để sự ồn ào của những ý kiến trái chiều nhấn chìm giọng nói bên trong bạn. Và điều quan trọng hơn hết, bạn cần phải nỗ lực để nghe theo con tim và trực giác của mình. Không gì quan trọng hơn việc bạn cần phải biết sống tự lập càng sớm càng tốt.

Tự lập là gì?

Tự lập là tự lực làm lấy mọi việc, là tự xây dựng lấy cuộc sống cho mình, không ỷ lại, nhờ vả người khác.

Tại sao cần phải rèn luyện tính tự lập?

Con người cần được rèn luyện tính tự lập ngay từ nhỏ để có thể tự lo liệu cuộc sống của mình. Đó là con đường giúp con người trưởng thành, tự hoàn thiện bản thân:

Rèn luyện tính tự lập từ những công việc nhỏ nhặt, thường nhật. Tính tự lập thể hiện ở việc biết chọn lựa cho mình con đường đi, nghề nghiệp phù hợp với khả năng và đúng với khát vọng của chính mình…

Tính tự lập cần được rèn luyện từng bước nhưng phải bền bỉ và đều đặn. (Như người mẹ nắm tay con những bước đầu đời, sau đó mẹ “buông tay” con ra nhưng không phải buông ngay mà từ từ, cho đến khi con đủ kĩ năng sống; mẹ không “cầm tay” con nhưng vẫn dõi theo bước con đi)

Bàn luận mở rộng:

Tự lập là điều quan trọng nhất mà mỗi người ai cũng cần phải có. Tính tự lập khẳng định nhân cách, bản lĩnh của con người trong cuộc sống. Sống phụ thuộc vào người khác không chỉ tự giới hạn bản thân bạn mà tệ hơn bạn còn trở thành gánh nặng cho họ nữa.

Phê phán những người thích sống dựa dẫm, ỷ lại vào người khác. Tự lập không có nghĩa là tự tách mình khỏi cộng đồng. Trái lại, tự lập là con đường giúp con người khẳng định bản thân mình trong cuộc sống gắn bó với cộng đồng. Những sự lựa chọn lớn sẽ vạch ra con đường ta đi. Và chính những sự lựa chọn nhỏ nhất mới đưa chúng ta đến đích.

Bài học nhận thức:

Tự lập là cách tốt nhất để nuôi dưỡng tâm hồn và làm cho cuộc sống của ta trở nên đẹp đẽ, hạnh phúc, và thực sự có ý nghĩa. Bản thân mỗi người cần phải nỗ lực, có ý chí mạnh mẽ vượt qua mọi thử thách, khó khăn, trau dồi năng lực, rèn luyện những kĩ năng sống… để có thể sống tự lập.

Con người chúng ta đôi khi không thể tự lập vì vô vàn lý do với những nỗi sợ luôn đè nén: sợ phải ở một mình, sợ bị từ chối và sợ những điều xấu có thể xảy ra trong tương lai. Nhưng bạn phải biết rằng, không ai có thể là trẻ con mãi được, vì vậy chúng ta cần học cách tự lập và đưa ra những quyết định tốt nhất cho cuộc sống mà mình mong muốn có được.

Kết bài:

Trở thành một con người tự lập có thể tự đưa ra những quyết định cho bản thân là kết quả đáng giá nhất mà chúng ta luôn phải phấn đấu, không phải vì ai hết mà vì cho chính bản thân chúng ta. Có được tính tự giác, tự lập là có được một yếu tố đầu tiên đưa ta đến thành công.

“Hãy đặt tương lai vào bàn tay đáng tin cậy – bàn tay của chính bạn”. Đây là một câu nói của ai đó về tính tự lập mà tôi rất tâm đắc. Đúng vậy các bạn ạ, mỗi một sinh vật sinh ra và tồn tại trên trái đất này đều phải có tính tự lập. Những chú chim non mới sinh ra khi xa mẹ cần phải tự học cách vỗ cánh để bay và tự kiếm mồi nuôi sống bản thân. Hay những con thú ở trong rừng cần tự lập học cách rình mồi, kiếm mồi để duy trì sự sống. Và con người cũng cần sống tự lập để sinh tồn. Vậy tự lập là điều rất cần thiết trong cuộc sống của bất kì một ai.

Tự lập là tự mình làm việc, tự xây dựng cuojc sống và sự nghiệp riêng, không lệ thuộc vào bất kì ai hay đợi chờ ai nhắc nhở. Đây là cách sống tự quyết, tự hành động, tự lựa chọn cho mình một con đường để đi, giúp con người bản lĩnh, tự tin với bản thân mình hơn.

Trong cuộc sống , tự lập biểu hiện rất cụ thể ở những hành động nhỏ nhất, gần gũi và bình dị như: cậu bé Bill – 8 tuổi đã tự tay giặt tất bẩn của mình và có được những đôi tất rất sạch sẽ dưới sự hướng dẫn của mẹ; hay niềm vui của cả gia đình khi được thưởng thức bát canh rau cải do cô bé Mai đã tự tay trồng và chăm sóc … Và tự lập còn được biểu hiện ở sự tự tin, bản lĩnh cá nhân, dám đương đầu với những khó khăn, thử thách của cuộc sống giống như Mai An Tiêm trong câu chuyện sự tích dưa hấu. Nếu không có ý chí , nỗ lực vươn lên thì làm sao có được giống dưa hấu, ngon bổ mà ngày nay chúng ta đang sử dụng.

Con người lại cần phải có tự lập bởi chính tự lập giúp cho mỗi người tự tin, chủ động giải quyết mọi công việc thuận tiện và đạt kết quả tốt. Nếu lười biếng, không rèn luyện thân thể, chỉ biết sống dựa dẫm vào người khác sẽ làm cho ta yếu đuối và không có khả năng sống tự lập, lúc gặp hoàn cảnh khó khăn sẽ chịu thiệt thòi, không thể tự mình đối phó được.

Không những thế, cuộc đời không bao giờ bằng phẳng như những gì chúng ta nghĩ mà nó luôn luôn là những khó khăn, thử thách và chông gai ở phía trước hay đó chính là nghịch cảnh. Nếu có tự lập, bạn sẽ có một sức mạnh tiềm ẩn để đương đầu và vượt qua nó đúng như lời Thomas Edison đã từng nói “Tôi không bao giờ nản chí và đối với tôi mỗi một nỗ lực không thành công là một bước tiến bộ”. Trong những hoàn cảnh như vậy, với sự nỗ lực, tự suy nghĩ, tự làm lấy, tự quyết định tương lai, số phận của mình mà không phụ thuộc vào quyết định hay ý muốn của người khác, bạn sẽ có được thành công và thành công đó thật đáng tự hào!

Để rèn luyện được tính tự lập, ngay từ khi còn nhỏ, cha mẹ hãy dạy dỗ con cái tính tự lập và cách hành xử hợp lí, xứng đáng. Cha mẹ không thể làm cái ô che cho con cả đời được, nếu không sẽ vô tình đẩy con vào hoàn cảnh sống thụ động và phải chịu những cái kết đau thương như cậu bé trong câu chuyện “Cậu bé và bức tranh sư tử”. Nếu khi còn trẻ, các con học được tính tự lập, tự cường thì sau này lớn lên sẽ có đủ dũng khí để đối mặt với cuộc sống và có được thành công đáng ngưỡng mộ.

Biết sống tự lập ngay từ nhỏ trong môi trường đói nghèo, cơ cực đã rèn luyện cho Trương Nguyện Thành một bản lĩnh vững vàng, dám đương đầu với mọi khó khăn và một tấm lòng thương yêu con người, chính vì vậy mà ông mới có thể đạt tới những đỉnh cao khoa học và trở thành gương sáng cho thế hệ trẻ noi theo. Hay như Bill-gates – một tỷ phú nổi tiếng thế giới – người sống tự lập từ nhỏ, suốt đời đấu tranh cho sự độc lập của bản thân và để khẳng định cái “tôi” của chính mình vì ông có một niềm tin kiên định vào tài năng của bản thân và theo đuổi chỉ những mục tiêu nào mà ông chắc chắn thành công. Vì thế mà ông đã thắng được các đối thủ trong những cuộc cạnh tranh khốc liệt để vươn lên hàng đầu.

Người ta thường nói “đồng tiền xương máu” là chỉ sự gian nan, vất vả mới đạt được nó; chỉ có tự mình kiếm được đồng tiền thì mới biết quý trọng chắt chiu trong chi dụng; còn những kẻ lười biếng chỉ biết hưởng thụ nhờ vào người khác, không phải đổ mồ hôi trong cuộc mưu sinh, sống ăn chơi bữa bãi, hoang phí và như vậy là đã làm hỏng cả một đời người.

Một cách nữa để bồi dưỡng tính tự lập cho mình là khi nghe những lời khuyên của người khác tức là bạn đã có tinh thần cầu tiến, nhưng cần biết chắt lọc, lựa chọn cái gì mà mình thấy hợp lí để làm theo hay bạn phải có ý thức độc lập trong suy nghĩ, hành động thì mới có được kết quả tốt đẹp. Hãy nhớ rằng, trong cuộc sống, tự do là thứ đáng quý nhất. Trong câu chuyện “Chó sói và chó nhà”, Sói đã lựa chọn một cuộc sống tuy thiếu thốn, vất vả nhưng tự do thay vì một cuộc sống no đủ nhưng lại bị xiềng xích và bị phụ thuộc. Đó là một cách lựa chọn thật sáng suốt.

Lý Luận Nhà Nước Và Pháp Luật

Chương 1: Khái quát chung về nhà nước và pháp luật

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu của lý luận nhà nước và pháp luật

Mối liên hệ giữa lý luận nhà nước và pháp luật với các khoa học khác

Một số thuyết về nhà nước và pháp luật

Phần thứ nhất: Lý luận về nhà nước Chương 2: Nguồn gốc và các dấu hiệu đặc trưng của nhà nước

Nguồn gốc và sự ra đời của nhà nước

Các dấu hiệu đặc trưng của nhà nước

Chương 3: Bản chất, hình thức, chức năng của nhà nước và bộ máy nhà nước

Bản chất của nhà nước

Hình thức nhà nước

Chức năng của nhà nước

Bộ máy nhà nước

Chương 4: Kiểu nhà nước

Khái niệm kiểu nhà nước và sự thay thế kiểu nhà nước

Nhà nước chiếm hữu nô lệ

Nhà nước phong kiến

Nhà nước tư sản

Chương 5: Sự ra đời, bản chất, hình thức, chức năng, bộ máy nhà nước xã hội chủ nghĩa

Sự ra đời của nhà nước xã hội chủ nghĩa

Bản chất của nhà nước xã hội chủ nghĩa

Hình thức nhà nước xã hội chủ nghĩa

Chức năng của nhà nước xã hội chủ nghĩa

Bộ máy nhà nước xã hội chủ nghĩa

Nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong hệ thống chính trị và vấn đề hoàn thiện nhà nước Cộng hoà xã hội Chủ nghĩa Việt Nam

Chương 6: Nhà nước, cá nhân và xã hội công dân

Quan niệm về cá nhân

Quan hệ giữa nhà nước và cá nhân trong chủ nghĩa xã hội

Xã hội công dân

Phần thứ hai: Lý luận pháp luật Chương 7: Nguồn gốc và bản chất của pháp luật

Nguồn gốc của pháp luật

Khái niệm, bản chất của pháp luật

Bản chất của pháp luật

Các mối liên hệ của pháp luật với các hiện tượng xã hội khác

Chương 8: Kiểu pháp luật

Kiểu pháp luật

Pháp luật chiếm hữu nô lệ

Pháp luật phong kiến

Pháp luật tư sản

Chương 9: Pháp luật xã hội chủ nghĩa

Bản chất của pháp luật xã hội chủ nghĩa

Vai trò của pháp luật xã hội chủ nghĩa

Giá trị xã hội của pháp luật xã hội chủ nghĩa

Các nguyên tắc của pháp luật xã hội chủ nghĩa

Hiệu quả của pháp luật

Chương 10: Hình thức (nguồn) cuả pháp luật và các loại văn bản quy phạm pháp luật

Hình thức (nguồn) pháp luật

Phân loại văn bản quy phạm pháp luật ở nước ta hiện nay

Hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật

Hệ thống hoá văn bản quy phạm pháp luật

Phân biệt và phối hợp hoạt động lập pháp, lập quy trong điều kiện cải cách nền hành chính nhà nước

Chương 11: Hệ thống pháp luật

Khái niệm và cấu thành hệ thống pháp luật

Các ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam

Quan hệ giữa hệ thống pháp luật và hệ thống văn bản quy phạm pháp luật

Chương 12: Quy phạm pháp luật

Khái niệm và đặc điểm pháp lý của quy phạm pháp luật

Cấu trúc của quy phạm pháp luật

Các phưong pháp thể hiện của quy phạm pháp luật trong các điều luật

Phân loại các quy phạm pháp luật

Chương 13: Quan hệ pháp luật

Khái niệm và phân loại quan hệ pháp luật

Chủ thể của quan hệ pháp luật

Quyển chủ thể và nghĩa vụ pháp lý

Khách thể của quan hệ pháp luật

Sự kiện pháp lý

Chương 14: Sự điều chỉnh của pháp luật và cơ chế điều chỉnh của pháp luật

Khái niệm sự điều chỉnh cuả pháp luật đối với các quan hệ xã hội

Đối tượng và phương pháp điều chỉnh của pháp luật

Các giai đoạn và các yếu tố của điều chỉnh pháp luật

Cơ chế điều chỉnh của pháp luật

Chương 15: Thực hiện pháp luật và áp dụng pháp luật

Thực hiện pháp luật

Khái niệm, đặc điểm áp dụng pháp luật

Các giai đoạn của quá trình áp dụng pháp luật

Văn bản áp dụng pháp luật

Áp dụng pháp luật dựa vào các quy phạm tương tự

Giải thích pháp luật

Chương 16: Hành vi hợp pháp, vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý

Hành vi hợp pháp

Vi phạm pháp luật

Trách nhiệm pháp lý

Chương 17: Ý thức pháp luật

Khái niệm và chức năng của ý thức pháp luật

Cơ cấu của ý thức pháp luật

Quan hệ giữa ý thức pháp luật với pháp luật

Văn hoá pháp lý và giáo dục pháp luật

Chương 18: Pháp chế và trật tự pháp luật trong xã hội chủ nghĩa

Khái niệm và bản chất của pháp chế xã hội chủ nghĩa

Những yêu cầu của pháp chế

Trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa

Những bảo đảm đối với pháp chế và trật tự pháp luật

Tăng cường pháp chế trong giai đoạn hiện nay.

Nguyên Lý Về Sự Phát Triển Và Ý Nghĩa Phương Pháp Luận

Hiểu một cách chung nhất, “nguyên lý” là những tư tưởng ban đầu, xuất phát, có vai trò định hướng, chỉ đạo việc triển khai những lý thuyết tiếp theo.

– Trong chủ nghĩa duy vật biện chứng, phát triển là một phạm trù triết học dùng để khái quát quá trình vận động tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn.

– Ta cần phân biệt khái niệm ” vận động” và khái niệm ” phát triển “:

+ Vận động là mọi biến đổi nói chung. Khái niệm này có ngoại diên lớn hơn khái niệm phát triển.

+ Phát triển là sự vận động có khuynh hướng tạo ra cái mới hợp quy luật. Phát triển gắn liền với sự ra đời của cái mới này.

Nhờ có sự phát triển, cơ cấu tổ chức, phương thức tồn tại và vận động của sự vật cũng như chức năng vốn có của nó ngày càng hoàn thiện hơn. Như thế, phát triển là một trường hợp đặc biệt của sự vận động.

– Quan điểm biện chứng thừa nhận tính phức tạp, tính không trực tuyến của quá trình phát triển. Sự phát triển có thể diễn ra theo con đường quanh co, phức tạp, trong đó không loại trừ bước thụt lùi tương đối.

– Tất cả các sự vật, hiện tượng trong hiện thực luôn vận động, phát triển một cách khách quan, độc lập với ý thức của con người. Đây là sự thật hiển nhiên, dù ý thức của con người có nhận thức được hay không, có mong muốn hay không.

Nguồn gốc của sự phát triển nằm ngày trong chính bản thân của sự vật, hiện tượng. Đó là sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập thuộc mỗi sự vật, hiện tượng.

Phát triển là quá trình tự thân (tự nó, tự mình) của mọi sự vật, hiện tượng.

– Quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về tính khách quan của sự phát triển đã phủ nhận quan điểm của chủ nghĩa duy tâm và quan điểm siêu hình về sự phát triển.

Quan điểm duy tâm cho rằng nguồn gốc của sự phát triển ở các lực lượng siêu nhiên, phi vật chất (thần linh, thượng đế), hay ở ý thức con người. Tức là đều nằm ở bên ngoài sự vật, hiện tượng.

Quan điểm siêu hình cho rằng các sự vật, hiện tượng về cơ bản là “đứng im”, không phát triển. Hoặc phát triển chỉ là sự thay đổi đơn thuần về mặt lượng (số lượng, kích thước…) mà không có sự biến đổi về chất.

Sự phát triển diễn ra ở tất cả mọi lĩnh vực, từ tự nhiên, xã hội và tư duy. Từ hiện thực khách quan đến những khái niệm, những phạm trù phản ánh hiện thực ấy.

Trong hiện thực, không có sự vật, hiện tượng nào là đứng im, luôn luôn duy trì một trạng thái cố định trong suốt quãng đời tồn tại của nó.

Sự phát triển tạo ra cái mới phải trên cơ sở chọn lọc, kế thừa, giữ lại, cải tạo ít nhiều những bộ phận, đặc điểm, thuộc tính… còn hợp lý của cái cũ; đồng thời cũng đào thải, loại bỏ những gì tiêu cực, lạc hậu, không tích hợp của cái cũ. Đến lượt nó, cái mới này lại phát triển thành cái mới khác trên cơ sở kế thừa như vậy.

Đó là quá trình phủ định biện chứng. Là sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất. Quá trình này diễn ra vô cùng, vô tận theo hình xoáy trôn ốc.

Sự phát triển có muôn hình, muôn vẻ, biểu hiện ra bên ngoài theo vô vàn loại hình khác nhau.

Sự phong phú của các dạng vật chất và phương thức tồn tại của chúng quy định sự phong phú của phát triển. Môi trường, không gian, thời gian và những điều kiện, hoàn cảnh khác nhau tác động vào các sự vật, hiện tượng cũng làm cho sự phát triển của chúng khác nhau.

Trong giới hữu cơ, sự phát triển biểu hiện ở khả năng thích nghi của cơ thể trước sự biến đổi của môi trường, ở khả năng tự sản sinh ra chính mình với trình độ ngày càng cao hơn…

Sự phát triển trong xã hội biểu hiện ở năng lực chinh phục tự nhiên, cải tạo xã hội ngày càng lớn của con người.

Đối với tư duy, sự phát triển là năng lực nhận thức ngày càng sâu sắc, toàn diện, đúng đắn hơn.

III. Ý nghĩa phương pháp luận rút ra từ nguyên lý về sự phát triển

Từ việc nghiên cứu nguyên lý về sự phát triển của các sự vật, hiện tượng, chúng ta rút ra quan điểm phát triển trong nhận thức và hoạt động thực tiễn. Quan điển này đòi hỏi:

– Ta cần phải nắm được sự vật không chỉ như là cái nó đang có, đang hiện hữu trước mắt, mà còn phải nắm được khuynh hướng phát triển tương lai, khả năng chuyển hóa của nó. Bằng tư duy khoa học, ta phải làm sáng tỏ được xu hướng chủ đạo của tất cả những biến đổi khác nhau đó.

– Quan điểm phát triển hoàn toàn đối lập với quan điểm bảo thủ, trì trệ, định kiến. Tuyệt đối hóa một nhận thức nào đó về sự vật có được trong một hoàn cảnh lịch sử nhất định, xem đó là nhận thức duy nhất đúng về toàn bộ sự vật trong quá trình phát triển tiếp theo của nó sẽ đưa chúng ta đến sai lầm nghiêm trọng.

Ta cần phải xác quyết rằng các sự vật, hiện tượng phát triển theo một quá trình biện chứng đầy mâu thuẫn. Do đó ta phải công nhận tính quanh co, phức tạp của quá trình phát triển như một hiện tượng phổ biến, đương nhiên.

Quan điểm phát triển đòi hỏi phải có sự nhìn nhận, đánh giá khách quan đối với mỗi bước thụt lùi tương đối của sự vật, hiện tượng. Bi quan về sự thụt lùi tương đối sẽ khiến chúng ta gặp phải những sai lầm tai hại.

– Ta phải tích cực, chủ động nghiên cứu, tìm ra những mâu thuẫn trong mỗi sự vật, hiện tượng. Từ đó, xác định biện pháp phù hợp giải quyết mâu thuẫn để thúc đẩy sự vật, hiện tượng phát triển.

Việc xác định những biện pháp cũng cần căn cứ vào từng giai đoạn, hoàn cảnh cụ thể của sự vật, hiện tượng. Vì sự phát triển diễn ra theo nhiều giai đoạn, từ thấp đến cao, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn.

– Vì trong sự phát triển có sự kế thừa, ta phải chủ động phát hiện, cổ vũ cái mới phù hợp, tìm cách thúc đẩy để cái mới đó chiếm vai trò chủ đạo.

Ta cũng phải tìm cách kế thừa những bộ phận, thuộc tính… còn hợp lý của cái cũ, đồng thời kiên quyết loại bỏ những gì thuộc cái cũ mà lạc hậu, cản trở sự phát triển.

Phải tích cực học hỏi, tích lũy kiến thức khoa học và kiến thức thực tiễn.

Tuyệt đối tránh bảo thủ, trì trệ trong tư duy và hành động.

– Sự phát triển được thực hiện bằng con đường tích lũy về lượng để tạo ra sự thay đổi về chất. Do đó, chúng ta phải luôn nỗ lực, chăm chỉ lao động để làm cho sự vật, hiện tượng tích lũy đủ về lượng rồi dẫn đến sự thay đổi về chất.