Xuất Nhập Khẩu Logistics Là Gì / Top 9 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | 2atlantic.edu.vn

Si Trong Xuất Nhập Khẩu Là Gì? ” Universe Logistics

Viết tắt của từ Shipping instruction – hướng dẫn khai báo trong tàu bè để làm chứng từ chính xác và hàng hóa đi đúng nơi vế đúng chốn. hạn chế tối thiểu sai xót.

Khái niệm SI Trong Xuất Nhập Khẩu Là Gì là điều mà khá nhiều bạn còn chưa hiểu thực sự rõ, hôm nay cũng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về SI ( Shipping Instruction )

SI Trong Xuất Nhập Khẩu Là Gì?

Ngành xuất nhập khẩu đang khẳng định chỗ đứng và ngày càng phát triển mạnh mẽ trong nền kinh tế hội nhập hiện nay. Các hàng hóa Việt Nam đang dần phát huy thế mạnh và được các nước trên thế giới xem trọng, việc xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp không còn là điều xa vời nữa mà còn được khuyến khích và thúc đẩy nhiều hơn. Chính vì thế, những người theo ngành xuất nhập khẩu đang tăng trưởng và có xu hướng tăng hơn nữa trong tương lai. Vậy để chuẩn bị hành trang cho các bạn và giúp ích trong quá trinh học tập của các bạn ngành xuất nhập khẩu, bài viết này sẽ giới thiệu cho các bạn một khái niệm là Shipping Instruction.

Tìm hiểu chung về SI (Shipping Instruction)

Trên một SI có các thông tin quan trọng cần phải ghi chính xác và rõ ràng như sau:

Số và ngày đặt hàng Booking

Tên của hãng vận chuyển được chỉ định sẵn ( chuyến tàu, chuyến bay)

Tên của bên xuất khẩu hàng hóa hay còn gọi là Shipper

Tên của bên nhận hàng (nhà nhập khẩu ) hay còn gọi là Consignee ở quốc gia khác đnag chờ nhận hàng.

Tên của hàng hóa cần xuất nhập khẩu

Số lượng container, số lượng hàng hóa, trọng lượng, kích thước,…

Trọng lượng tịnh và tổng của VGM với CBM

Cảng bốc hàng: Nơi hàng hóa được load lên tàu để sẵn sàng vận chuyển

Cảng xếp dỡ: Là cảng đến, cần vận chuyển hàng hóa đến

Thời gian phải giao hàng: để ước tính thời gian xếp hàng lên container là làm các thủ tục khác

Địa điểm giao hàng: địa điểm giao hàng phải chính xác để đảm bảo hàng hóa được giao đúng nơi và đúng thời gian như đã thỏa thuận ở các hợp đồng kinh tế.

Phương thức chi trả phí vận chuyển: tùy theo thỏa thuận mà hai bên có các cách thức thanh toán khác nhau, có thể là trả ngay khi load hàng lên, trước khi vận chuyển hoặc sau khi hàng hóa đến tay người nhận, các chứng từ được gửi về cho nhà xuất khẩu làm bằng chứng để bên này thanh toán cho công ty vận chuyển.

Bên cạnh đó, nếu có quy định cụ thể thì cần thêm các hồ sơ bổ sung khác.

Tác dụng của SI trong xuất nhập khẩu

Để thống nhất các thông tin trên các chứng từ thủ tục khi Vận đơn, các công ty giao nhận vận chuyển thường sẽ yêu cầu nhà nhập khẩu gửi SI trước khi làm Bill of Lading để đảm bảo như một bản nháp trước. Sau đó, bản nháp này sẽ được gửi cho khách hàng để kiểm tra và xác nhận thông tin trên bản nháp Vận đơn đó.

Ai là người yêu cầu SI:

Khai báo SI bằng cách nào?

Để khai báo SI thông thường có hai cách phổ biến như sau: Khai báo qua email hoặc khai báo trực tuyến trên website của hãng tàu mà mình vận chuyển.

Xuất Nhập Khẩu Là Gì? Những Điều Cần Biết Về Xuất Nhập Khẩu

5

/

5

(

1

bình chọn

)

Khái niệm xuất nhập khẩu là gì?

Xuất nhập khẩu (tiếng anh gọi là import-export) là một trong những lĩnh vực kinh doanh hàng đầu đang được nhà nước ta quan tâm và ưu tiên nhằm giúp lưu thông hàng hóa, mở rộng thị trường, tạo mối quan hệ làm ăn với các quốc gia khác để thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế.

Có thể xem ngành xuất nhập khẩu là khâu cơ bản của hoạt động ngoại thương với mối tương quan lớn và có sự tác động rộng rãi đến nhiều ngành khác. Xuất khẩu là một ngành không thể thiếu với mọi quốc gia vì mang lại nguồn ngoại tệ cao để tăng cường nhập khẩu hàng hóa, tạo công ăn việc làm cho người dân…

Một số khái niệm trong ngành xuất nhập khẩu được sử dụng nhiều nhất

Xuất khẩu là gì? 

Nhập khẩu là gì?

CO CQ là gì

Incoterms là gì (và các điều kiện phổ biến: CIF, FOB, Exw…)

UCP là gì

Thư tín dụng (L/C) là gì

Hàng xuất khẩu

Xuất khẩu tại chỗ

Công việc trong ngành xuất nhập khẩu

Ngành xuất nhập khẩu bao gồm những vị trí công việc cơ bản sau:

Nhân viên mua hàng (Purchasing Official)

Nhân viên kinh doanh xuất nhập khẩu (Sales XNK)

Nhân viên chứng từ – dịch vụ khách hàng (CS)

Nhân viên hiện trường (Ops)

Nhân viên Phòng Thanh toán Quốc tế tại Ngân hàng

Nhân viên tại Văn phòng Đại diện của các công ty đa quốc gia……

Chuẩn bị gì cho nghề xuất nhập khẩu

Một nhân viên trong ngành Xuất nhập khẩu có nhiều chức danh khác nhau như: Nhân viên Xuất nhập khẩu, Nhân viên mua hàng (Purchasing officer), Chuyên viên Xuất nhập khẩu, Nhân viên chứng từ…. Nhưng nhìn chung, để thành công trong nghề Xuất nhập khẩu bạn cần các điều kiện sau:

Nắm vững quy trình xuất-nhập khẩu và có kinh nghiệm làm chứng từ cũng như soạn thảo các loại văn bản, hợp đồng giao dịch; hiểu biết về hàng hóa và thị trường…

Có khả năng ngoại ngữ và sử dụng thành thạo các ứng dụng tin học.

Cần trang bị một số kỹ năng như kỹ năng đàm phán/thuyết phục, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tổ chức và kiểm soát công việc hiệu quả, kỹ năng giải quyết vấn đề…

Phải có một số tố chất như cẩn thận, nhanh nhẹn, linh hoạt, tinh thần trách nhiệm cao và có khả năng chịu áp lực cao trong công việc…

Để thành công, bạn nên chuẩn bị sẵn sàng về kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm. Tùy từng doanh nghiệp, ngành hàng kinh doanh và thị trường chủ yếu, yêu cầu cụ thể đối với một chuyên viên xuất nhập khẩu sẽ khác đi.

Chứng từ Xuất nhập khẩu

Chứng từ xuất nhập khẩu có khá nhiều loại. Tùy theo từng loại hàng, nước xuất khẩu, nhập khẩu, và nhu cầu cụ thể của bên mua, bên bán, mà chứng từ cụ thể lại có sự thay đổi khác nhau.

Trong quá trình thương mại, 2 bên mua bán tiếp cận, liên hệ, làm việc với nhau, Họ sẽ thương thảo, đàm phát, và đi đến thống nhất ký kết hợp đồng ngoại thương ( Sale Contract ). Người bán sẽ soạn thảo tóm tắt nội dung chính về lô hàng và nội dung thanh toán trong hóa đơn chiếu lệ ( Proforma Invoice). Căn cứ vào đó, người mua phát hành lệnh đặt hàng ( Purchase Order ) hoặc Tín dụng thư ( Letter of Credit ) để người bán chuẩn bị và gửi hàng theo điều khoản đã thỏa thuận.

Vào ngày giao hàng đã thỏa thuận, người bán thu xếp hàng để gửi đi. Đây là thời điểm họ sẽ phát hành Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice), Phiếu đóng gói (Packing List). Đồng thời, người bán cũng sẽ làm thủ tục để được cấp một số chứng từ khác (tùy loại hàng), chẳng hạn như:

Vận đơn ( Bill)(tùy phương thức mà có  hay Vận đơn hàng không)

Giấy chứng nhận xuất xứ: các mẫu CO form E, form D…

Chứng nhận phân tích (Certificate of Analysis – CA)

Chứng nhận chất lượng (Certificate of Quality – CQ)

Chứng thư kiểm dịch thực vật (Phytosanitary), động vật (Veterinary Certificate), chứng nhận sức khỏe (Health Certificate), hun trùng (Fumigation Certificate)

Đơn bảo hiểm hàng hóa (Insurance Policy), nếu người bán chịu trách nhiệm mua bảo hiểm hàng hóa XNK

Ngoài ra còn có một số loại giấy phép đối với một số mặt hàng khi nhập khẩu cần phải có như:

Công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy

Khai báo hóa chất

Đăng kiểm xe máy chuyên dùng

Kiểm dịch thực vật

Hun trùng

Về thuế xuất nhập khẩu

Luật thuế xuất nhập khẩu

Thuế hải quan

Thuế xuất khẩu

Thuế nhập khẩu

Biểu thuế xuất nhập khẩu mới nhất

CHIA SẺ BÀI NÀY NGAY:

Tweet

Print

WhatsApp

BÀI VIẾT ĐÁNG XEM:

Logistics Và Xuất Nhập Khẩu Khác Nhau Như Thế Nào?

Khái niệm của Xuất nhập khẩu và Logistics

Khái niệm về Xuất nhập khẩu

Điều 28 của Luật Thương mại Việt Nam 2005 có đưa ra định nghĩa của xuất khẩu và nhập khẩu như sau:

“Điều 28. Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá

Xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hoá được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật.

Nhập khẩu hàng hóa là việc hàng hoá được đưa vào lãnh thổ Việt Nam từ nước ngoài hoặc từ khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật.”

Khái niệm về Logistics

Có nhiều định nghĩa khác nhau về Logistics. Ngay giai đoạn đầu mới xuất hiện, người ta đưa ra khái niệm: “Logistics là hoạt động quản lý quá trình vận chuyển và lưu kho của nguyên vật liệu đi vào xí nghiệp; hàng hóa, bán thành phẩm trong quá trình sản xuất; sản phẩm cuối cùng đi ra khỏi xí nghiệp”.

Với định nghĩa như vậy, Logistics có thể coi là một công cụ liên kết các hoạt động kinh tế quốc tế như cung cấp, sản xuất, phân phối và lưu thông, mở rộng thị trường. Ngoài ra, nó còn giúp hỗ trợ dòng luân chuyển các giao dịch kinh tế, giúp cho nền kinh tế phát triển nhịp nhàng và đồng bộ.

Sự khác nhau giữa Xuất nhập khẩu và Logistic

Tiêu chí Xuất nhập khẩu Logistics

Phạm vi hoạt động

Là những hoạt động bắt buộc có yếu tố quốc tế; 

Bao hàm cả hoạt động có yếu tố quốc tế và hoạt động nội địa trong nước

Nội dung

Xuất khẩu:

Nghiên cứu lựa chọn thị trường và đối tác

Lựa chọn hình thức xuất khẩu của các doanh nghiệp

Xây dựng giá hàng xuất khẩu

Phương án kinh doanh

Giao dịch, đàm phán, ký kết hợp đồng

Tổ chức xuất khẩu hàng hóa

Nhập khẩu:

Nghiên cứu thị trường nhập khẩu và lựa chọn đối tác

Lựa chọn hình thức nhập khẩu

Xác định nhu cầu và chi phí nhập khẩu

Đàm phán, ký kết hợp đồng nhập khẩu

Tổ chức thực hiện hợp đồng nhập khẩu

Customer Services – Dịch vụ khách hàng

Demand Forecasting/Planning – Dự báo nhu cầu

Inventory Management – Quản trị hàng tồn kho

Materials Management – Quản trị nguồn nguyên liệu

Order Processing – Xử lý đơn hàng

Packaging – Đóng gói hàng hóa

Plant and warehouse Site Selection – Lựa chọn vị trí

Procurement – Thu mua (rộng hơn Purchasing – chỉ là mua theo đơn hàng)

Transportation management – Quản trị Vận tải (inland trucking và international transport)

Customs Clearance – Thông quan Hải Quan(các công ty Việt Nam đang làm Customs brokerage, đại lý hải quan và khai thuê hải quan)

Freight booking and Container Coordinator – book cước và điều vận container (air freight, ocean freight, trucking…)

Warehousing and Storage Management – Quản trị kho hàng

Logistics Information System – Hệ thống thông tin Logistics (ứng dụng IT, high-tech)

Reverse Logistics – Logistics ngược

Vendor monitoring- quản trị nhà cung cấp đầu vào(đặc biệt với các công ty đa quốc gia có chuỗi logistics riêng cho mình như Nike, Adidas, Samsung…)

Vai trò

Xuất khẩu:

Xuất khẩu tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu.

Xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại của đất nước.

Xuất khẩu tạo ra khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ, cung cấp đầu vào cho sản xuất, khai thác tối đa sản xuất trong nước

Nhập khẩu:

Nhập khẩu thúc đẩy nhanh quá trình sử dụng cơ sở vật chất kỹ thuật chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước

Bổ sung kịp thời những mặt mất cân đối của nền kinh tế, đảm bảo một sự phát triển cân đối ổn định.khai thác đến mức tối đa tiềm năng và khả năng của nền kinh tế vào vòng quay kinh tế.

Nhập khẩu đảm bảo đầu vào cho sản xuất tạo việc làm ổn định cho người lao động góp phần cải thiện và nâng cao mức sống của nhân dân.

Nhập khẩu có vai trò tích cực thúc đẩy xuất khẩu góp phần nâng cao chất lượng sản xuất hàng xuất khẩu ,tạo môi trường thuận lợi cho xuất khẩu hàng hoá ra thị trường quốc tế đặc biệt là nước nhập khẩu.

Giúp giải quyết cả đầu vào lẫn đầu ra cho doanh nghiệp một cách hiệu quả, tối ưu hoá quá trình vận chuyển nguyên vật liệu, hàng hoá, dịch vụ…

Nâng cao hiệu quả trong quản lý, giảm thiểu chi phí trong quá trình sản xuất, phân phối hàng hoá, gia tăng sức cạnh tranh cho doanh nghiệp.

Tạo ra những lợi ích về thời gian và địa điểm cho việc phân phối và tiêu dùng sản phẩm trong bối cảnh thị trường tiêu thụ và nguồn cung ứng ngày càng có khoảng cách xa về địa lý của xu hướng toàn cầu hoá hiện nay.

Giúp doanh nghiệp vận chuyển hàng hoá và đáp ứng dịch vụ cho khách hàng hiệu quả, nhanh chóng. Việc xây dựng những phương án tối ưu trong dự trữ, vận chuyển, mua hàng… và sự phát triển của hệ thống thông tin hiện đại sẽ là những điều kiện tốt để đưa hàng hoá đến nơi khách hàng yêu cầu nhanh nhất.

Tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh qua việc bán hàng ở mức chi phí thấp hơn nhờ vào hệ thống logistics hiệu quả. Uy tín của doanh nghiệp cũng được nâng cao với việc cung cấp dịch vụ cho khách hàng ở mức độ tốt và hoàn thiện hơn.

Ngành xuất nhập khẩu – Logistics: Cặp đôi không thể tách rời

Nếu bạn còn đang mông lung về ngành Xuất nhập khẩu – Logistics, bạn mới bắt đầu tìm hiểu về ngành, hãy đăng ký khóa học chuyên viên xuất nhập khẩu tại MASIMEX ngay hôm nay! Chắc chắn bạn sẽ có cho mình những khởi đầu tuyệt vời.

masimex.vn/

Thuế Xuất Nhập Khẩu Là Gì

Quy trình nghiệp vụ xuất nhập khẩu rất thú vị

1.Tìm hiểu thuế xuất nhập khẩu là gì?

Đối với những nhà xuất nhập khẩu, thuế xuất nhập khẩu là một trong các chi phí bắt buộc mà họ quan tâm nhất.

– Khái niệm

Thuế xuất nhập khẩu Là loại thuế gián thu, thu vào các loại hàng hóa được phép xuất, nhập khẩu qua biên giới Việt Nam, độc lập trong hệ thống pháp luật thuế Việt Nam và các nước trên thế giới.

Mục đích quan trọng của thuế xuất nhập khẩu là gì? Chính là bảo hộ nền sản xuất trong nước nhưng không thể áp dụng các biện pháp hành chính. Thuế xuất nhập khẩu chỉ thu một lần, áp dụng cho hàng hóa mậu dịch và phi mậu dịch

– Đối tượng chịu thuế

+ Hàng hóa xuất, nhập khẩu của các tổ chức kinh tế Việt Nam thuộc các thành phần kinh tế được phép trao đổi, mua, bán, vay nợ với nước ngoài.

+ Hàng hóa xuất, nhập khẩu của các tổ chức kinh tế nước ngoài, các hình thức đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

+ Hàng hóa được phép xuất khẩu vào khu chế xuất tại Việt Nam và doanh nghiệp trong khu chế xuất được phép nhập khẩu vào thị trường Việt Nam.

+ Hàng hóa hoặc quà biếu, tặng, tài sản di chuyển vượt tiêu chuẩn hành lý được miễn thuế.

– Đối tượng không chịu thuế

+ Hàng hóa vận chuyển quá cảnh hoặc chuyển khẩu qua cửa khẩu Việt Nam.

+ Hàng hóa viện trợ nhân đạo hoặc viện trợ không hoàn lại của các chính phủ, tổ chức liên hợp quốc, tổ chức liên chính phủ, tổ chức quốc tế, phi chính phủ…. Cho Việt Nam và ngược lại.

+ Hàng hóa từ khu phi thuế quan xuất khẩu ra nước ngoài và ngược lại nhưng chỉ sử dụng trong khu phi thuế quan đó hoặc từ khu phi thuế quan này qua khu phi thuế quan khác.

+ Hàng hóa là phần dầu khí thuộc thuế tài nguyên của nhà nước phi xuất khẩu.

– Đối tượng nộp thuế

+ Chủ hàng hóa xuất, nhập khẩu.

+ Tổ chức nhận ủy thác xuất, nhập khẩu hàng hóa.

+ Cá nhân có hàng hóa xuất, nhập khẩu khi xuất, nhập cảnh, gửi hoặc nhận hàng qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam.

+ Đại lý làm thủ tục hải quan được những đối tượng trên ủy quyền nộp thuế xuất, nhập khẩu.

+ Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bưu chính, chuyển phát nhanh quốc tế nộp thay thuế cho đối tượng nộp thuế.

+ Tổ chức tín dụng hoạt động theo quy định của luật các tổ chức tín dụng nộp thay thuế theo quy định của pháp luật quản lý thuế.

– Miễn thuế

+ Hàng tạm nhập tái xuất và ngược lại để tham dự hội chợ, triển lãm, giới thiệu sản phẩm, máy móc, thiết bị dụng cụ nghề nghiệp phục vụ công việc trong thời hạn nhất định.

+ Tài sản di chuyển của tổ chức, cá nhân Việt Nam hoặc nước ngoài mang vào Việt Nam, hoặc mang ra nước ngoài theo quy định.

+ Hàng hóa nhập khẩu để gia công cho phía nước ngoài hoặc hàng hóa Việt Nam xuất khẩu ra nước ngoài gia công.

+ Giống cây trồng, vật nuôi được phép nhập khẩu để thực hiện dự án đầu tư lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp.

Thuế xuất nhập khẩu là gì

2.Cách tính thuế xuất nhập khẩu

– Căn cứ tính thuế

+ Số lượng từng mặt hàng thực tế xuất nhập khẩu ghi trong tờ khai hải quan.

+ Giá tính thuế từng mặt hàng.

+ Thuế suất từng mặt hàng.

+ Tỷ giá tính thuế.

+ Đồng tiền nộp thuế.

+ Mức thuế tuyệt đối tính trên một đơn vị hàng hóa (đối với mặt hàng áp dụng thuế tuyệt đối).

– Trị giá tính thuế và thuế suất

+ Đối với hàng hóa nhập khẩu: giá tính thuế là giá thực tế phải trẻ đến cửa khẩu nhập đầu tiên – giá CIF.

Giá tính thuế tính bằng đồng Việt Nam, nếu là ngoại tệ thì được quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá mua vào do ngân hàng nhà nước công bố.

Thuế suất thuế xuất khẩu quy định cụ thể cho từng mặt hàng theo biểu thuế xuất khẩu do Bộ Tài Chính ban hành.

– Công thức tính thuế xuất nhập khẩu

+ Mặt hàng áp dụng thuế suất theo tỷ lệ phần trăm:

Thuế xuất nhập khẩu phải nộp = số lượng hàng hóa thực tế xuất, nhập khẩu X Trị giá tính thuế trên mỗi đơn vị X Thuế suất thuế xuất nhập khẩu.

+ Mặt hàng áp dụng thuế suất tuyệt đối:

Thuế xuất nhập khẩu phải nộp = Số lượng hàng hóa thực tế xuất nhập khẩu X Mức thuế tuyệt đối trên một đơn vị.

Xuất nhập khẩu mang đến nhiều cơ hội phát triển cho đất nước

Thuế xuất nhập khẩu là gì? Và cách tính như thế nào chắc hẳn bây giờ bạn đã nắm được rồi đúng không nào. Nếu bạn có nhu cầu theo đuổi ngành nghề hấp dẫn này bạn có thể truy cập trang web với sự hỗ trợ nhiệt tình đầy đủ chắc hẳn sẽ mang đến sự hài lòng cho bạn với khóa học xuất nhập khẩu uy tín chất lượng hàng đầu tại tphcm và hà nội của chúng tôi.