Vải Zip Là Vải Gì / Top 13 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | 2atlantic.edu.vn

Vải Cotton Là Gì, Cách Nhận Biết Vải Cotton, Vải Cotton 100% Là Gì

Nguồn gốc vải cotton

Ông cha ta từ thời xa xưa đã biết cách trồng cây bông để lấy quả đem về lấy sợi và dệt thành vải may thành những bộ quần áo. Cho đến ngày nay khi ngành dệt may phát triển, người ta vẫn lấy sợi từ cây bông nhưng mang về xử lý bằng các loại hóa chất để tăng độ bền cũng như giảm sự mục, mốc của vải. Từ đó hình thành nên vải cotton.

VD:

100 % cotton là loại vải dùng nguyên liệu 100% sợi bông cùng với một số hoá chất làm cho vải trở nên lâu mục, bền bỉ và mềm mại hơn.

80% cotton là trong vải chỉ có 80% là sợi bông nguyên chất, 20% còn lại có thể là nylon, hoặc các sợi tổng hợp khác, làm cho vải có độ bóng cao.

Quy trình sản xuất vải cotton được thực hiện như thế nào?

Để có được những tấm vải cotton chất lượng phục vụ nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng ngày nay. Thì quy trình sản xuất cotton phải trải qua từng bước một và không hề dễ dàng gì. Cụ thể từng bước như sau:

Giai đoạn 1: Thu hoạch xơ bông và phân loại

Thời gian thu hoạch bông sẽ diễn ra vào tháng 11 – 12 trong năm, quá trình thu hoạch sẽ được chia làm 3 đợt khác nhau.

Đợt 1: Tiến hành thu hoạch những quả bỏ ở dưới góc đã nở.

Đợt 2: Thu hoạch đợt 2 sau 1 – 15 ngày, hái những quả bông nằm ở phần thân giữa của cây.

Đợt 3: Thu hoạch hết những quả bông đã nở ở phần ngọn cây.

Sau thời gian thu hoạch, phần xơ bông sẽ được phân loại, chỉ chọn những quả đảm bảo chất lượng còn lại sẽ bị loại bỏ. Những xơ bông chất lượng sẽ được phơi khô ở những nơi khô ráo, thoáng mát để không bị lẫn tạp chất.

Giai đoạn 2: Tinh chế xơ bông

Tinh chế xơ bông được xem là một trong những khâu quan trọng trong quy trình sản xuất cotton. Ở bước này, các tạp chất trong xơ sẽ được tách và làm sạch xơ. Bước này sẽ được thực hiện sau khi đã phơi thật khô xơ bông. Xơ bông sẽ được chuyển đến các nhà máy tinh chế, khi đến đây xơ bông sẽ được xé ra, giúp tách xơ mà vẫn đảm bảo là không làm ảnh hưởng đến chất lượng các xơ đơn. Tiếp theo, xơ bông sẽ được đưa vào lò để nấu và lọc lại nhiều lần để loại bỏ các tạp chất như: nitơ, pectin, các axit hữu cơ hoặc màu thiên nhiên cho đến khi chỉ còn xơ bông tinh chất.

Giai đoạn 3: Hòa tan và kéo sợi

Sau quá trình tinh chế xơ bông sẽ biến thành dạng lỏng, khi đó sẽ được hòa tan với một số dung dịch đặc biệt tạo thành hỗn hợp. Chính hỗn hợp này sẽ được đưa vào máy kéo sợi và ép qua những lỗ nhỏ để kéo duỗi từ đó tạo thành những sợi cotton.

Giai đoạn 4: Quá trình dệt vải cotton:

Đây là quá trình xử lý hóa học của vải sợi cotton. Các sợi ngang và sợi dọc sẽ được dệt tạo thành những tấm vải. Trong quá trình dệt vải cotton, những tấm vải tiếp tục được làm bóng để cho sợi Cotton trương nở, tăng khả năng thấm nước và bắt màu của sợi nhuộm. Tiếp theo sẽ là tẩy trắng vải để làm cho vải mất đi màu tự nhiên vốn có của nó, sạch vết dầu mỡ và có độ trắng như yêu cầu để bước vào quá trình nhuộm màu vải.

Giai đoạn 5: Nhuộm vải cotton:

Nhuộm vải Là quá trình cuối cùng để hoàn thiện vải cotton. Sợi vải sẽ được xử lý bằng thuốc nhuộm, dung dịch các chất phụ gia hữu cơ để làm vải dễ bắt màu. Quá trình nhuộm vải sử dụng các loại thuốc nhuộm tổng hợp cùng nhiều hóa chất phụ khác để tạo điều kiện cho sự bắt màu của màu nhuộm. Sau mỗi lần nhuộm xong, vải sẽ được mang đi giặt nhiều lần. Nhằm tách các hợp chất, sợi vải vụn, bẩn còn bám trên mặt vải.

Cách nhận biết vải cotton :

1. Sử dụng phương pháp nhận biết bằng các giác quan :

Vải thun chuẩn Cotton : Nếu bạn chịu khó quan sát bằng mắt bạn sẽ thấy vải cotton rất dễ gấp nếp nên cũng khi vò sẽ rất dễ bị nhăn theo nếp. Còn nếu muốn kỹ hơn hãy dùng tay sờ vào mẫu vải cotton bạn cũng sẽ cảm nhận được sự mềm mại, mịn nhưng không có độ rũ, sờ vào không lạnh như các loại vải cotton pha khác

Vải thun pha : Khi các bạn vò sẽ không gây nhàu vải. Nhìn bóng đẹp tạo cảm giác có độ bền cao.

2. Sử dụng bằng phương pháp nhiệt học :

Vải 100% Cotton : Dùng một mẫu vải nhỏ làm từ những sản phẩm và đem chúng đi đốt, bạn quan sát nếu thấy lửa cháy màu hồng, khói xám và sau khi cháy hết không để lại chất nhựa thì đó chắc chắn là vải cotton.

Vải pha Cotton : Vì thành phần có pha sợi Poly (PE) nên khi các bạn đốt cháy sẽ ngữi thấy có mùi nhựa và mùi khét của nhựa càng nồng thì vải pha Poly càng nhiều. Khi cháy chong vải sẽ vón thành cục một phần và phần vón cục tỉ lệ chính là tỉ lệ pha.

Vải 100% Cotton : Có độ thấm nước nhanh gần như thấm đều hết trên toàn về bộ mặt vải.

Vải pha PE : Vì tính chất Poly (PE) không thấm nước nên vải có độ thấm nước của chất vải chậm và có dộ loan ra xung quanh không đều.

Ưu và nhược điểm của vải cotton

1. Ưu điểm

Mang lại cảm giác thoáng mát, thoải mái cho người mặc bởi khả năng hút ẩm cao, thấm hút tốt

Giá thành của vải cotton rẻ hơn so với các loại có pha sợi khác, vì nguyên liệu dễ tìm và sẵn có.

Độ bền cao, khi giặt nhanh khô, dùng được trong máy giặt cùng và có thể sử dụng các chất tẩy rửa

2. Nhược điểm

Giá thành của loại vải 100% cotton này khá cao, nên nó không thật sự phổ biến với tất cả mọi người. Để khắc phục điều này, người ta sử dụng cotton pha với sợi Spandex nhằm làm vải trở nên mềm mại hơn và giá thành cũng không quá cao.

Phân loại vải Cotton

Cotton 100%

Qua quá trình sơ chế, xử lý hóa chất để chống mốc, chống mục, không pha thêm bất cứ hóa chất nào. Từ đó mà cotton 100% được tạo nên. Với đặc tính thấm hút mồ hôi tốt, mang lại sự thông thoáng. Rất phù hợp với điều kiện thời tiết ở nước ta. Tuy nhiên, chất vải khá cứng và phù hợp với nam giới hơn nữ giới. Giá thành của vải cotton 100% khá cao trên thị trường hiện nay.

Cotton 65/35 (CVC)

Là sự kết hợp của 2 loại sợi PE và Cotton theo tỉ lệ 35% PE và 65% Cotton. Nên được gọi là cotton 65/35. Nhờ sự kết hợp này mà Cotton 65/35 có độ bền khá cao, co dãn và thấm mồ hôi rất tốt.

Cotton 35/65 (Tixi)

Ngược lại với cotton 65/35 thì ở loại vải Tixi này, sự kết hợp của cotton và PE theo tỉ lệ là: 65 Cotton và 35%PE. Với sự pha trộn này thì vải trở nên mềm hơn, thích hợp sử dụng để may các loại áo thun.

Cotton USA

Cotton USA được biết đến là loại vải có cấu trúc sợi dai và dài vượt trội. Chất liệu này đã hoàn thiện được những ưu điểm có sẵn của cotton truyền thống. Độ thấm hút cao, chịu nhiệt tốt, giữ màu sắc bền đẹp; đồng thời khắc phục hầu hết nhược điểm cũ như co rút, dễ nhăn. Với nhiều ưu điểm đó, cotton USA được sử dụng để sản xuất các trang phục đồ lót. Kể cả đồ lót cho trẻ em, khi sử dụng đều không bị kích ứng da.

Cotton Poly

Cotton Poly là một loại sợi tổng hợp được tạo ra từ quá trình tổng hợp sợi bông cotton nguyên chất cùng các sợi tổng hợp khác. Mỗi nhà sản xuất sẽ pha trộn tỉ lệ giữa cotton và Poly khác nhau. Tỉ lệ cotton càng lớn thì vải cotton poly càng mềm mại và thông thoáng. Cotton poly có những tính năng ưu việt như: giá thành rẻ hơn, trọng lượng nhẹ hơn, độ bền cao hơn, khả năng co giãn cực cao cũng như tuổi thọ đặc biệt bền vững với môi trường sống xung quanh.

Cotton Satin

Cotton Satin thực chất là loại vải cotton truyền thống nhưng lại được dệt và định hình dệt theo kiểu satin. Để sản xuất loại vải này, người ta sẽ pha trộn độ láng bóng của satin và độ mềm mượt, thông thoáng của cotton. Ưu điểm của loại vải này là không bị nhăn, nhàu mỗi khi vò, giặt. Sản phẩm có độ bền cao vì sợi vải rất nhỏ với mật độ dày đặc. Khả năng thấm hút tốt, thân thiện với làn da của người sử dụng. Người ta hay sử dụng loại vải này để sản xuất vỏ chăn ga gối đệm.

Cotton lụa

Đây là loại vải tổng hợp, kết hợp hoàn hảo giữa chất liệu cotton thiên nhiên với sợi tơ tằm thượng hạng. Tỉ lệ pha chế giữa cotton và lụa sẽ tùy thuộc vào từng nhà sản xuất. Thông thường tỉ lệ 90% cotton và 10% silk là hoàn hảo nhất. Chất liệu này là phiên bản giá rẻ của vải tơ tằm thuần túy.

Cotton Borip

Cotton Borip được dệt từ 100% cotton mà không có pha chế thêm chất liệu nào cả, mang lại độ co giãn lớn. Ưu điểm loại vải này là mềm mại, thấm hút mồ hôi tuyệt đối cùng với hoa văn và màu sắc phong phú. Được sử dụng nhiều trong việc sản xuất các bộ đồ trẻ em, đồ sơ sinh.

Cotton pha Spandex

Cotton pha với sợi spandex mang đến một loại vải với khả năng co giãn tốt, màu sắc phong phú, đa dạng. Đặc điểm của loại vải này là khả năng thấm hút cực kỳ tốt, khi đốt có mùi cháy tương tự như mùi giấy cháy. Có độ bền màu cao, mềm mượt và có khả năng kháng khuẩn.

Cotton Ai Cập

Nghe tên là chúng ta cũng đoán được loại vải này có nguồn gốc từ Ai Cập. Được coi là “vua” của các loại cotton nhờ sự mềm mại và bền bỉ tuyệt đối so với cotton thường. Đặc biệt, độ bóng tự nhiên của Cotton Ai Cập cũng tạo nên giá trị vô cùng tinh tế cho sản phẩm này. Chất liệu này rất óng ả, mềm mượt, thích hợp với mọi loại thời tiết. Vải cotton Ai Cập không bị co vải, không hề phai màu khi giặt.

Cotton nhung

Sự kết hợp của cotton và nhung mang đến loại vải có bề mặt mềm mịn, thoáng mát, ít nhăn, ít xù lông và khó bị phai màu. Ưu điểm đó là khả năng thấm hút mồ hôi tốt, điều chỉnh thân nhiệt hoàn hảo và làm mát cơ thể cực kỳ nhanh trong những ngày hè nóng nực. Tuy nhiên, giá thành của loại vải này khá cao.

Ứng dụng của vải cotton

Với khả năng thấm hút hiệu quả cùng với độ thông thoáng, bền màu mà vải cotton được rất nhiều thương hiệu thời trang lựa chọn để sản xuất quần áo cho người tiêu dùng. Ngoài ra sử dụng vải cotton để may chăn ga gối đem đến cho người dùng những giấc ngủ sâu, thoải mái sau một ngày dài mệt mỏi. Với ưu điểm nổi bật là mềm mại, mịn, thoáng mát mà cotton đem lại đã rất thích hợp để may vỏ chăn ga gối.

XEM THÊM: Top 21 loại vải được sử dụng phổ biến nhất hiện nay

Một số câu hỏi thường gặp

1, Vải cotton 100% là gì ?

Là chất liệu được dệt hoàn toàn từ 100% sợi bông tự nhiên.

2, Làm thế nào để nhận biết vải 100% cotton ?

Sử dụng phương pháp giác quan, nhiệt học và độ thấm nước

3, Quy trình sản xuất vải được thực hiện thế nào ?

Trải qua 5 bước chính bao gồm: Thu hoạch – Tinh chế – Hòa tan và kéo sợi – Dệt vải – Nhuộm vải.

4, Các loại vải cotton ?

Vải Cotton 100%, vải CVC, Tici, Cotton USA, vải Polyester…

5, Ưu điểm của vải cotton là gì ?

Vải có cảm giác thoải mái, thoáng mát và độ bền cao.

Tham khảo các mạng xã hội của Atlan

Từ Điển Về Vải Bố, Vải Canvas

Vải bố dưới khá nhiều tên gọi khác như vải canvas, vải bố thô, vải canvas trắng, vải bố cotton, vải bố mộc, vải bố cứng, vải bố nâu, vải canvas họa tiết, vải trang trí, vải toan v.v…nhưng đều nói đến loại vải rất thông dụng và cho thấy sự đa dạng ở nhiều khía cạnh của vải bố – canvas. Trước hết hãy định nghĩa loại vải này.

Vải bố – canvas – cotton là gì?

Vải bố được dệt từ sợi đay (jute), đôi khi còn được gọi là vải đay; vải canvas được dệt từ sợi cây gai dầu (hemp), được biết đến từ thế kỉ 13; vải cotton được dệt từ bông vải (Gossypium herbaceum). Thực tế “bố” và “canvas” được dùng lẫn lộn. Ngày nay vải bố canvas được kết hợp với nhiều chất liệu khác như cotton, lanh, sợi tổng hợp để ra được các mẫu vải đáp ứng nhu cầu khác nhau với nhiều ứng dụng hữu ích. Vải được dệt ngang (khác với dệt chéo của vải denim) dưới dạng lưới, thô nhưng rất bền chắc và tính chống thấm nước cao, qua rất ít xử lý hóa chất và nhuộm màu nên giữ được các đặc tính nguyên sơ của nguyên liệu gốc.

Vải canvas trắng

Bạn hay nghe “vải bạt”, “vải buồm”, chính là vải canvas được xử lý để có màu trắng, trắng ngà, đôi khi vẫn còn những “hạt” nâu nhỏ từ sợi vải tự nhiên (vải có thể nhuộm màu theo ý). Vải canvas trắng có độ bền chắc ưu việt, dễ in ấn, bám màu tốt, chống thấm tốt thường ứng dụng làm lều, bạt, buồm, túi, giày, balo, trang trí nội thất, vẽ tranh. Loại vải này chịu được các điều kiện môi trường khắc nghiệt nhưng lại rất dễ vệ sinh, giặt ủi.

Vải bố thô nâu vintage

Vải bố có khả năng chịu sự mài mòn, độ bền cao, chịu được hàng trăm kí lô nên bao làm bằng vải bố được sử dụng để đựng cát nhằm chống sói mòn, lũ lụt. Điều này cho thấy vải bố là một trong các loại vải bền nhất thế giới!

Chất liệu thô, mộc với màu nâu đặc trưng cho cảm giác hoài niệm. Vải bố thô được dùng làm nền chụp ảnh sản phẩm trông rất vintage.

Bao bì, túi xách làm bằng vải bố thô đựng sản phẩm rất được ưa chuộng vì vải bố thô giá rẻ và rất thân thiện môi trường, qua rất ít các khâu xử lý hóa chất và nhuộm màu, giữ được tính nguyên sơ của sợi nguyên liệu, hơn nữa tính thẩm mỹ cao, lạ và cá tính của vải bố nên các mẫu túi đựng từ vải bố có thể thay thế cho túi nilon rất tuyệt vời.

Vải bố cotton

Khi kết hợp cùng với nguyên liệu bông vải sẽ cho ra đời vải bố cotton, được ứng dụng rộng rãi trong ngành thiết kế thời trang, sản xuất ra các loại quần áo, giày dép. Chúng ta cũng biết các mẫu giày sneaker hiện nay ngoài chất liệu da thì hầu hết đều sử dụng vải bố cotton để sản xuất. Lý do bởi vải bố dày, tạo nên sự bền chắc mà một đôi giày thể thao cần có. Chất vải bố cotton vừa bền, khá mềm mại, lại vừa thoáng – hút mồ hôi tốt nên rất được ưa chuộng trong ứng dụng thời trang.

Các mẫu giày sneakers bắt mắt kết hợp giữa vải canvas và da

Vải trang trí tường – vải trang trí phòng

Vải canvas họa tiết in sẵn tại CỔ & CŨ với rất nhiều phong cách: cổ điển, hiện đại, đơn sắc, đa sắc, sọc caro; phong cách biển, đồng quê, châu Âu, vintage, retro đang rất được ưa chuộng và sử dụng phổ biến trong việc trang trí nội thất như may rèm cửa, khăn bàn, áo gối, bọc ghế sofa, tấm che; phụ kiện phòng khách, nhà bếp. Ưu điểm bền chắc, giữ màu tốt – không phai khi giặt, dễ vệ sinh giúp vải bố canvas là lựa chọn tuyệt vời để trang trí tường, trang trí phòng; decor resort, homestay, nhà hàng, khách sạn, cửa hiệu, shop, quán cafe… đúng theo “gu” – phong cách, màu sắc của chủ nhân mong muốn.

Họa tiết biển số xe bong tróc được in trên vải canvas tạo nên sản phẩm phong cách cổ điển, retro cá tính. Vải không phai màu khi giặt ủi.

Vải may rèm cửa

Không hề ngẫu nhiên rèm cửa vải bố đẹp được rất nhiều gia đình lựa chọn để may rèm cửa. Khác với việc mua vải may rèm cửa ở chợ tân bình như thông thường, phổ biến nhưng khá nhàm chán, vải canvas họa tiết tại CỔ & CŨ khác biệt hoàn toàn để chọn vải may rèm cửa vì chất liệu dày dặn, khả năng chống nắng rất tốt, chống thấm, đặc biệt màu sắc họa tiết ấn tượng đậm chất vintage, retro đầy cá tính để bạn decor theo ý riêng của mình. Bạn cũng có thể tha hồ chọn vải để may rèm vải trang trí sinh nhật.

Một mẫu rèm cửa đẹp với vải canvas tại CỔ & CŨ

Vải may khăn trải bàn, vỏ bọc áo gối, bọc ghế sofa

Tạo cảm giác tươi mới, ấm cúng cho không gian sống vì màu sắc cũng như những họa tiết độc đáo của vải bố đem lại, khăn bàn vải canvas dày dặn không bị mềm như các chất liệu vải bóng nên sẽ lên phom bàn rất đẹp và sang, chất liệu dày cũng giúp chịu va đập tốt. Họa tiết in rất đẹp, rõ nét, bền màu theo thời gian. Vải bố họa tiết caro, hình khối, hoa lá nhẹ nhàng mang phong cách vintage cổ điển được mọi người lựa chọn làm khăn bàn rất nhiều.

Bàn gellary phong cách cổ điển, tối giản

Mẫu áo gối xanh pastel may theo yêu cầu tại CỔ & CŨ. Inbox ngay với admin để gởi yêu cầu!

Vải bố may túi

Túi vải bố cũng chính là món đồ thời trang không chỉ có hội chị em ưa chuộng mà còn có người già, học sinh, nam giới… rất yêu thích vì loại túi này vừa mang tính hiện đại vừa giữ được nét cổ điển.

Vải bố may túi chính là vải bố thô, vải bố trắng và vải bố họa tiết. Khi kết hợp cả 3 mẫu vải và may thủ công, Cổ & Cũ cho ra đời những chiếc túi xách mang nét rất riêng, dễ vệ sinh và không phai màu khi giặt ủi.

Vải canvas vẽ tranh – vải toan

Thường được gọi dưới tên vải toan, vải canvas vẽ tranh là loại vải canvas trắng, trơn dễ “ăn” màu, giữ màu. Vải canvas đã được các họa sĩ ưa dùng từ rất lâu.

Vải canvas vẽ tranh - vải toan giữ màu rất tốt tạo nên những bức tranh bền đẹp theo thời gian

Câu hỏi thường gặp về vải bố canvas

Mua vải canvas tphcm & Hà Nội ở đâu bán?

Tùy vào nhu cầu sử dụng, bạn có thể truy vấn trên google với các từ khóa như: vải canvas trắng, vải bố thô nâu, vải bố canvas, vải bố vintage, vải canvas họa tiết, vải may rèm cửa, vải may khăn trải bàn. Từ khóa càng chi tiết (dài) kết quả trả về càng đúng nhu cầu của bạn. CỔ & CŨ có chi nhánh shop vải bố canvas tại tphcm & Hà Nội và khuyến khích bạn nên đến trực tiếp xem kĩ, chọn lựa để có sản phẩm đúng ý mình nhất.

Vải canvas họa tiết vân gỗ bán chạy nhất chi nhánh TpHCM & Hà Nội

Vải bố dày hay mỏng

Tùy vào định lượng dệt sẽ cho ra vải bố dày mỏng; tùy vào việc xử lý sau dệt hoặc nhuộm màu, in ấn sẽ cho ra loại vải canvas họa tiết, vải canvas trắng, trắng ngà (cát), vải bố thô hay vải canvas trơn mịn.

Vải canvas họa tiết có phai màu không?

Đặc tính bám màu tốt của vải canvas, quan trọng hơn nữa là do kĩ thuật in ấn nên vải họa tiết in sẵn tại Cổ & Cũ vẫn tươi mới không phai màu sau nhiều năm sử dụng. Hiện có rất nhiều cách in ấn trên vải canvas và chất lượng ngày càng cải thiện, nhưng bạn nên chú ý một vài kiểu in vẫn bị nhem màu hoặc phai màu khi giặt, nhất là tại các cửa hiệu in nhanh, in số lượng ít, lấy liền.

Vải bố tiếng anh là gì?

“Burlap” dùng để chỉ mẫu vải bố thô vintage, mẫu vải được các tín đồ handmade săn đón rất nhiều, dùng để decor chai lọ thủy tinh, trang trí nội thất, may túi đều rất đẹp. “Canvas fabric” thường sẽ là vải canvas trắng.

Vải bố thô nâu trang trí phòng đậm chất vintage

Vải bố giá rẻ có tốt không?

Như đã liệt kê ứng dụng rộng rãi của vải bố trong cuộc sống hằng ngày thì chắc chắn chất lượng vải bố là rất tốt: độ bền cao, lên màu chuẩn, không xơ vải, không xù lông, giá cả phải chăng và dễ dàng bảo quản. Thường, yếu tố ảnh hưởng đến giá vải bố là số lượng mua. Ngoài ra, thành phần vải cũng cấu thành giá sản phẩm, loại vải bố dệt với sợi tổng hợp thường sẽ rẻ hơn loại tự nhiên 100%.

Mua vải bố – vải canvas cao cấp giá rẻ, giá sỉ ở đâu tại tphcm, Hà Nội, Đà Nẵng, Đà Lạt, Nha Trang?

Cổ và Cũ có cả chi nhánh ở Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh chuyên cung cấp vải bố, vải canvas giá sỉ và lẻ giá rẻ nhất với đa dạng mẫu mã phục vụ nhu cầu của từng khách hàng trên cả nước. Chúng tôi đặt chất lượng và tính thẩm mĩ lên hàng đầu, giúp khách hàng có sản phẩm và trải nghiệm tốt nhất. 

Vải Không Dệt Là Gì? Đặc Tính Của Chất Liệu Vải Này!

Trong một vài năm trở lại đây vải không dệt đã dần trở thành một xu hướng mới, trong thị trường vải phong phú hiện nay.

Chất liệu vải không dệt cũng được ứng dụng khá nhiều vào các lĩnh vực của cuộc sống hiện đại, nó đã trở thành loại vải không còn quá xa lạ với người tiêu dùng, doanh nghiệp trong nhiều lĩnh vực hoạt động và sản xuất: các công ty may túi môi trường, túi vải không dệt, công ty may mặc, dùng làm tấm lót giầy, trang trí; dùng quấn và bảo vệ sản phẩm đồ gỗ cho việc vận chuyển, xuất khẩu, may mặc đồng phục y khoa, khẩu trang y tế hay mặt nạ làm đẹp…

Vải không dệt là vải gì?

Vải không dệt (non- woven fabric) là loại vải được cấu tạo bởi các hạt nhựa tổng hợp và một số thành phần khác bổ sung. Nó được liên kết với nhau bằng chất kết dính, hoặc nhiệt cơ khí từ máy móc hiện đại sau đó trải qua một quy trình kéo thành sợi và kết hợp với nhau thành những tấm vải mỏng nhẹ, xốp và có độ bền rất cao. Toàn bộ quy trình để tạo thành tấm vải hoàn toàn không sử dụng phương pháp dệt vải như các loại vải thông thường khác, nên được gọi là vải không dệt.

Thông thường khi sản xuất vải sẽ được trộn một tỷ lệ phần trăm nhất định từ các loại vải tái chế khác theo tỷ lệ dựa trên việc tính toán khoa học để tạo thành các nguyên liệu cần thiết cho việc tạo thành tấm vải. Bên cạnh đó một số loại vải không dệt cũng có khả năng tái chế sau khi sử dụng.

Vải không dệt và nguồn gốc

Theo ghi nhận của một số tài liệu thì loại vải không dệt được tạo ra khá ngẫu nhiên bởi một số vị khách lữ hành đi ngang qua sa mạc, để tránh đau chân nên họ đã đặt một búi len lên trên dép để không gây đau khi đi trên sa mạc. Sau đó các sợi đã được đan và cài vào với nhau tạo thành một cấu trúc vải hoàn chỉnh do áp lực từ bàn chân, độ ẩm và nhiệt độ cao trong không khí.

Cho tới thế kỉ XIX thì nước Anh trở thành quốc gia đứng đầu trong việc sản xuất hàng dệt may. Trong quá trình này một lượng lớn chất xơ đã bị bỏ đi trong khi cắt. Điều này được phát hiện bởi một kỹ sư dệt may có tên Garnett. Từ đó người này đã sáng chế ra một thiết bị đặc biệt dùng để cắt xơ thừa thành sợi, dùng nó để làm ruột gối. Một thời gian sau ông đã tìm hiểu và cải tiến chúng bằng cách dính lại với nhau bằng keo kết dính, và đó chính là cột mốc đánh dấu cho sự phát triển của loại vải không dệt được rất nhiều người ưa chuộng hiện nay.

Quy trình sản xuất vải không dệt

Polypropylene được làm từ nhựa cây là một dạng khác của nhựa và người ta hay gọi và vải không dệt bởi nguyên liệu này được áp dụng chủ yếu để sản xuất vải không dệt. Chất này dùng để sản xuất ra một loại vải không dệt theo công thức thông thường. Cụ thể người thợ sẽ cho các hạt polypropylene vào trong một chiếc máy trộn để chúng được trộn lại với nhau và sau đó sẽ bắt đầu chuyển sang máy cán nhằm kết hợp với các hóa chất trơ và xử lý nhiệt để đem lại sản phẩm vải hoàn chỉnh.

Vải không dệt có đặc tính gì?

Không dệt nhưng vẫn có thể thành tấm vải

Ở loại vải không dệt này có một điểm khác biệt rất lớn so với các loại vải thông thường, đặc điểm này đã được thể hiện rõ ràng ngay từ cái tên gọi. Vải không dệt sẽ không có bất cứ quá trình dệt vải nào, mà nó được hình thành trên cơ sở dùng các tác dụng nhiệt của máy móc hiện đại hoặc một số chất dung môi để kết dính, liên kết lại các sợi riêng biệt với nhau để đem tới tấm vải hoàn chỉnh mà không cần dệt.

Vải không dệt thân thiện với môi trường

Vải không dệt đặc biệt thân thiện và an toàn với môi trường, với người dùng. Để chứng minh cho điều này là bởi vì các sản phẩm từ vải không dệt đã được ứng dụng vào rất nhiều lĩnh vực trong thực tế.

Vải không dệt đã được tin dùng và sử dụng để làm ra những vật dụng phải cần tới độ an toàn cao như: khẩu trang, túi trà, túi đeo, băng vệ sinh, tã lót em bé, khăn ướt, khăn mặt, khăn tắm và nhiều vật dụng phổ biến khác trong đời sống.

Các đồ dùng thường xuyên tiếp xúc với làn da của người dùng, đặc biệt là da mặt thì cần độ an toàn và tính thân thiện với người dùng cao, đồng thời dễ phân hủy sau khi sử dụng. Vải không dệt đã được sử dụng để sản xuất những sản phẩm này, nên nó đã được chứng minh là loại vải an toàn với người dùng.

Màu sắc của vải không dệt có tính đồng nhất

Đặc điểm này có được là nhờ vào tính chất nổi trội của chất liệu Polypropylene nên màu sắc trên vải có được sự đồng nhất. Đây cũng là một loại nguyên liệu đặc biệt, đồng thời cũng không sản xuất thông qua quá trình dệt và nhuộm vải thông thường, chính vì vậy mà yếu tố màu sắc là mối quan tâm lớn của tất cả mọi người. Hầu hết người tiêu dùng đều lo rằng tấm vải không dệt hoàn chỉnh sẽ có màu sắc không đồng đều, vùng nhạt vùng đậm.

Tuy nhiên, điều đó không hề đúng mà còn ngược lại bởi vì ở loại vải này sự nhất quán về màu sắc còn cao hơn hẳn so với các loại khác và nó đã trở thành điểm nổi bật của chất vải không dệt. Để kiểm tra độ đồng nhất về màu sắc của vải bằng mắt thường có một cách đơn giản nhất đó là đưa tấm vải ra nơi có nhiều ánh sáng như mặt trời, là có thể quan sát độ sáng tối của vải.

Vải không dệt có thể thực hiện việc in ấn

Ngoài những đặc điểm riêng biệt và nổi bật thì vải không dệt vẫn có một đặc điểm giống các loại vải thông thường khác đó là nó cho phép việc in ấn trên bề mặt tấm vải. Được sử dụng rộng rãi trong đời sống nên việc in ấn trên bề mặt vải là không thể tránh khỏi. Tùy theo loại hình kinh doanh, nhu cầu sử dụng khác nhau mà nội dung in ấn trên vải cũng không giống nhau.

Tuy nhiên, đối với việc in ấn lên túi vải không dệt lại đòi hỏi yêu cầu cao hơn so với các loại vải thông thường. Yêu cầu cần thiết đối với các công ty sản xuất túi vải không dệt là phải có kỹ năng xử lý chuyên nghiệp với chất liệu loại vải này để đảm bảo được độ phủ độ dày của mực, màu sắc hợp lý để khi in lên bề mặt vải tạo ra hình ảnh tự nhiên với màu sắc và thiết kế chuẩn và đẹp mắt nhất, đặc biệt chú ý tới các loại sản phẩm cần in nhiều màu sắc khác nhau.

Đánh giá ưu, nhược điểm vải không dệt

Thân thiện với môi trường

Ưu điểm lớn nhất của vải không dệt là chúng rất an toàn, và đã được công nhận là vật liệu sinh thái thân thiện với môi trường. Sau khi sử dụng, chúng có thể tự phân hủy sau 2-5 năm trong môi trường tự nhiên mà không gây bất cứ loại chất thải độc hại nào. Đây cũng là lý do chất liệu này ngày càng được các nước phát triển sử dụng nhiều.

Vải không dệt có khả năng chịu lực rất tốt

Vải không dệt không chỉ nhẹ, thoáng khí, thấm hút tốcó khả năng chịu được lực tác động rất lớn, mà còn khá bền có thể chịu được tải trọng từ 3 – 10 kg tùy theo nhu cầu sử dụng của từng loại sản phẩm có chất liệu từ vải không dệt.

Vải không dệt có giá thành rẻ

Chất liệu này có giá rẻ hơn so với các nguyên liệu khác như vải dệt, giấy…, giá vải không dệt rẻ tiết kiệm được rất nhiều chi phí.

Vải không dệt có màu sắc, in ấn đa dạng

Một ưu điểm nữa của vải không dệt phải kể tới đó là chúng có màu sắc rất đều ở mọi vị trí của cuộn vải, hơn nữa màu sắc cũng rất đa dạng, tự nhiên. Bên cạnh đó vải không dệt cũng có thể in ấn tạo ra các sản phẩm độc đáo, đặc trưng của từng thương hiệu khác nhau.

Tuy nhiên ở vải không dệt vẫn tồn tại một số nhược điểm như: Tuổi thọ của vải không dệt không được cao do tính chất thấm hút tốt và dễ dàng phân hủy trong môi trường tự nhiên của nó. Ngoài ra việc bảo quản chất liệu này cũng khá khó khăn bởi nó dễ bị biến đổi tính chất khi gặp nước.

Ứng dụng của vải không dệt

Trong ngành nông nghiệp

Vải không dệt được sử dụng để sản xuất các loại vải che ngăn côn trùng, chống khuẩn và chống sâu bọ cho nhiều loại cây trồng khác nhau, sản xuất các tấm nhựa để gieo hạt.

Trong ngành may mặc

Vải không dệt được sử dụng để tạo ra các sản phẩm như: Đồ may mặc bao gồm quần áo lót, áo, lót mũ, miếng đệm áo lót, các loại trang phục biểu diễn, đế giày hoặc lót giày.

Sản xuất đồ bảo hộ lao động

Đây cũng là lĩnh vực ứng dụng phổ biến chất liệu vải không dệt. Loại vải này có thể tạo ra các sản phẩm như quần áo bảo hộ lao động, các vật dụng bảo hộ như găng tay lao động, mặt nạ chống bụi, chống khói hay giầy bảo hộ.

Ngoài ra vải không dệt cũng được sử dụng để sản xuất một số đồ dùng khác như các loại vật liệu tổng hợp: cán biển, cán mỏng, thảm sợi. Các loại bao bì cần tới độ xốp, những chiếc túi mua sắm, một số vật liệu cách nhiệt như sợi thủy tinh, dùng để sản xuất các đồ dùng có tác dụng cách âm cho các thiết bị, linh kiện ô tô và ốp tường. Một số vật dụng mà con người tiếp xúc hàng ngày như gối, đệm, ruột đệm và đệm bọc cũng sử dụng loại vải không dệt này.

Mời bạn tham khảo một số chất liệu vải khác:

Vải Canvas Là Gì? Nguồn Gốc Và Những Điều Cần Biết Về Loại Vải Này

Vải Canvas – Những điều mà bạn chưa biết

Canvas (hay còn được gọi là vải bố) đang trở thành chất liệu khá quen thuộc đối với chúng ta. Hẳn bạn đã từng sử dụng những chiếc túi, rèm hay những đôi giày làm từ chất liệu này và cũng hơi bị…quen mặt với em nó rồi đúng không nào?

Nhưng liệu bạn có hiểu hết về lịch sử, đặc tính và công dụng của em ý?

Denim là gì? Tất tần tật các thông tin về chất liệu denim

Cotton là gì và kiến thức về vải cotton

Vải Canvas là gì? Nguồn gốc của tên gọi Canvas.

Nhờ những đặc tính như bền, chắc, không thấm nước,… mà ngay từ khi ra đời, vải canvas đã được tận dụng để làm lều, bạt buồm, hay thậm chí là ‘giấy’ vẽ tranh của các họa sĩ.

Vải Canvas – Những điều mà bạn chưa biết

Có thể bạn chưa biết, cây gai dầu chính là nguồn cung cấp sợi sớm nhất trên thế giới. Người Trung Quốc đã tạo ra vải từ cây gai dầu vào khoảng năm 3000 TCN. Họ cũng đã sử dụng sợi gai dầu để tạo ra dây thừng.

Vào khoảng năm 1500 TCN, người Ấn Độ đã thêm bông vào dệt cùng sợi gai dầu. Vào thế kỷ VIII, Saracens và Moors đã mang bông từ Bắc Phi tới châu Âu. Từ đó, ở Barcelona và Venice, bông được cho thêm vào trong quá trình dệt vải để sản xuất buồm cho các con thuyền. Những cánh buồm bằng vải canvas pha bông được đưa vào sử dụng rộng rãi. Ngày nay, thay bằng bông, chất liệu tổng hợp được đưa vào để chế tạo ra các loại vải buồm.

Đến đầu thế kỷ 20, công ty J.Edmond & Sons của Mỹ đã sử dụng canvas vào sản xuất các loại băng truyền và một vài chi tiết ghép nối trong bánh xe nước.

Canvas và ứng dụng của nó hiện nay.

Do những đặc tính của mình (nhẹ, chống nước,…) mà vải bố không hay được dùng để may quần áo mà thường chỉ ứng dụng vào sản xuất giày, các loại túi, rèm cửa, các vật dụng công nghiệp và hàng hải.

Vải bố trong sản xuất các mặt hàng thời trang.

Như đã nói, vải bố bền, chắc song gần như không thấm nước nên không được sử dụng trong may mặc mà chỉ dùng để sản xuất các món đồ thời trang như túi xách, ba lô, giày,… Loại vải này thường có màu trắng ngà, màu gỗ hoặc các màu trung tính, đem lại nét cổ điển cho vật dụng.

Ngày nay, với sự phát triển của công nghệ nhuộm vải, chất liệu này đã được biến tấu đa dạng hơn về màu sắc, và đương nhiên, kết quả là người tiêu dùng sẽ có thêm nhiều vật dụng vừa bền vừa đẹp.

Hai món đồ may bằng vải bố được giới trẻ yêu thích nhất trong thời gian gần đây là túi xách và giày.

Vải bố còn được may thành những chiếc túi xách, ba lô, cặp đeo chéo,…và được giới trẻ rất ưa chuộng, đặc biệt là các chị em. Chỉ cần ra đường, bạn sẽ rất dễ dàng bắt gặp một cô nàng đang đeo cặp/ túi bằng vải bố. Trọng lượng nhẹ và độ bền đã giúp cho món đồ này qua mặt được các loại túi da, trở thành items không thể thiếu của bất cứ cô nàng nào.

Vải bố trong sản xuất các mặt hàng gia dụng.

Bên cạnh các mặt hàng thời trang, vải bố còn được sử dụng tương đối rộng rãi trong sản xuât các mặt hàng gia dụng như rèm cửa, khăn trải bàn, vỏ gối,…

Vải bố thô, dày còn được may làm rèm cửa bởi có khả năng cản nắng và cản các tia độc hại tương đối tốt. Ngoài ra, rèm vải bố, đặc biệt là những chiếc rèm màu kem hoặc màu gỗ, còn đem lại vẻ đẹp mộc mạc, giản dị, mang đậm phong cách vintage cho không gian ngôi nhà của bạn.

Ngoài ra, vải bố còn có thể được may thành khăn trải bàn trong các quán cafe, trong bếp hay trong các bữa tiệc để mang lại sự ấm cúng cho bữa ăn. Màu sắc thường được dùng khi may khăn trải bàn là màu gỗ.

Chất liệu này còn len lỏi vào phòng ngủ của khá nhiều người. Bên cạnh vẻ mộc mạc, giản dị thì việc sử dụng vỏ gối bằng vải bố là một trong những cách biểu hiện cá tính, phong cách riêng của khá nhiều người.

Cách làm sạch các vật dụng bằng vải canvas.

Vừa rồi bạn đã có được đầy đủ những thông tin về nguồn gốc, công dụng của vải canvas, giờ thì chúng ta sẽ đến với một vấn đề quan trọng không kém: Làm thế nào để giặt những món đồ làm từ chất liệu này?

Trước tiên, hãy phân loại chúng, bởi có những món đồ bạn có thể tự giặt, có những món bắt buộc phải đi giặt ngoài (rèm cửa, bạt cỡ lớn,…).

Với những món đồ có kích thước vừa phải, bạn có thể tự giặt. Bạn có thể thực hiện theo các quy trình:

Làm sạch các vết bẩn trên vải bằng một miếng bọt biển và nước sạch. Nhớ xoa bọt biển nhẹ nhàng và không động đến những vùng không bị bẩn.

Ngâm vải bố với nước lạnh.

Pha xà phòng giặt hơi loãng, khuấy tay cho xà phòng tan ra và cho vải bố vào ngâm tiếp trong 5 phút.

Lấy ra khỏi chậu và giặt sạch dưới vòi nước lạnh.

Không vắt mà phơi những món đồ đã giặt lên mặt phẳng cứng, để khô tự nhiên, không sử dụng bàn là hoặc máy sấy.

Với những vết bẩn cứng đầu, bạn có thể dùng thuốc tẩy nhưng nhớ tránh xa những loại thuốc có chứa CLO bởi nó sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sợi vải..

Với những món đồ không thể tự giặt, hãy mang ra các tiệm giặt là và yêu cầu họ giặt theo chế độ phù hợp với vải bố.

Lời Kết,