Vai Trò Môi Trường Là Gì / Top 7 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | 2atlantic.edu.vn

Môi Trường Là Gì? Vai Trò Của Hệ Thống Môi Trường

Môi trường và những khái niệm xung quanh môi trường hiện nay đều là những vấn đề cấp thiết được cả thế giới quan tâm. Tuy nhiên, có nhiều người vẫn chưa hiểu được thực chất khái niệm môi trường là gì? Vai trò của hệ thống môi trường với cuộc sống quanh ta ra sao? VN24h.info mời bạn cùng tham khảo bài viết ngay sau đây, để giải đáp câu hỏi trên nhé!

Môi trường là gì?

Nhiều người hiểu rằng nơi họ đang sống và những gì tồn tại xung quanh cuộc sống của họ được gọi là môi trường. Thực tế đây là một định nghĩa đúng nhưng còn khá mơ hồ về khía cạnh sinh học.

Theo chuyên môn, môi trường là khái niệm rộng, khó để định nghĩa thành lời, nhưng có thể hiểu đơn giản, môi trường là từ chỉ tập hợp các yếu tố tự nhiên và xã hội. Trong đó bao gồm cả con người, vật chất nhân tạo và những mối liên hệ giữa các yếu tố này với nhau.

Để phân loại môi trường, người ta căn cứ vào nhiều yếu tố khác nhau:

Theo các yếu tố tồn tại trong môi trường, có thể chia môi trường thành 3 loại: Môi trường tự nhiên bao gồm động, thực vật, hệ sinh thái, ánh sáng, không khí,…. Môi trường xã hội là con người và các mối quan hệ giữa con người với nhau; môi trường nhân tạo là những thứ con người tạo ra.

Theo không gian địa lý có thể chia thành môi trường toàn cầu, môi trường khu vực các châu lục, môi trường quốc gia, môi trường vùng, địa phương.

Ngoài ra, có thể phân loại môi trường dựa vào thành phần tự nhiên hay mục đích sử dụng.

Hệ thống môi trường là gì?

Hệ thống môi trường hay còn gọi là hệ môi trường là một khái niệm dùng để bao quát tất cả các thành phần, yếu tố tồn tại trong môi trường. Trong đó có cả con người, tự nhiên, kinh tế xã hội, sinh vật,… và cả mối liên hệ chặt chẽ giữa tất cả các yếu tố này.

Hệ môi trường có nhiều nét đặc trưng riêng bao gồm tính động là các yếu tố trong môi trường luôn có sự chuyển động, thay đổi theo thời gian; tính cơ cấu là những thành phần có trong hệ môi trường luôn tác động, phụ thuộc, quy định lẫn nhau; tính mở là môi trường giống như hệ thống mở, liên tục biến đổi.

Ngoài ra, hệ môi trường còn có khả năng tự tổ chức và điều chỉnh. Giả sử như cả con người hay sinh vật đều có thể thay đổi để thích ứng với điều kiện sống.

Vai trò của hệ thống môi trường

Bạn có thể chưa biết, thực tế hệ thống môi trường đóng vai trò rất quan trọng đối với các sinh vật tồn tại bên trong, đặc biệt là đối với đời sống con người.

Thứ nhất, sự tương quan giữa các thành phần có trong tự nhiên từ thời xưa đến nay giúp hệ thống môi trường giống như nguồn tài nguyên phong phú.

Các nguồn tài nguyên thiên nhiên này bao gồm cả sinh quyển, nhân tố sinh thái, hay các nguồn nguyên nhiên liệu. Tất cả đều được khai thác và sử dụng theo nhu cầu của con người và các loài sinh vật khác.

Thứ hai, hệ thống môi trường không chỉ là nguồn cung cấp mà còn là nơi chứa phế thải mà các sinh vật khác thải ra. Các phế thải này chủ yếu được quy về 3 dạng là khí, lỏng và cả rắn.

Thứ ba, hệ thống mội trường cũng đóng vai trò là nơi sống cho chính các loài sinh vật, bao gồm cả con người.

Bảo vệ và giữ gìn hệ thống môi trường như thế nào?

Mặc dù môi trường được biết đến là hệ thống mở, có biến đổi theo thời gian nhưng cho đến nay, môi trường đang đứng trước nguy cơ quá tải. Thậm chí nhiều nguồn tài nguyên đang có dấu hiệu bị cạn kiệt do khai thác quá mức và nạn ô nhiễm do ý thức kém của con người.

Để bảo vệ và giữ gìn hệ thống môi trường, con người đóng vai trò là sinh vật cấp cao cần chủ động hơn trong các biện pháp, chủ yếu là nâng cao ý thức.

Đó cũng là lý do nhiều năm gần đây, nhiều nước trên thế giới đang có kế hoạch về hệ thống quản lý môi trường. Trong đó bao gồm cả chương trình, tổ chức bảo vệ môi trường một cách toàn diện, có hệ thống, kế hoạch, mục tiêu cụ thể.

Với vai trò chủ chốt, mỗi người chúng ta cũng cần có hiểu biết nhất định về môi trường, vai trò hệ thống môi trường và tự nhận thức về từng hành vi của mình.

Cảnh Sát Môi Trường Là Gì? Vai Trò Quan Trọng Của Cảnh Sát Môi Trường

1. Khái quát về cảnh sát môi trường là gì?

1.1. Vai trò, vị trí và chức năng của cảnh sát môi trường

Thực trạng tội phạm về môi trường thời gian qua diễn biến khá phức tạp, tội phạm về môi trường ngày càng có các hành vi tinh vi hơn. Tình hình thực tế của xã hội hiện tại chính là sự phát triển và thành lập của các nhà máy, các công trình xây dựng, các loại phương tiện… để phục vụ cho quá trình hiện đại hóa – công nghiệp hóa của đất nước.

Chính vì thế mà Việt Nam đã phải đối mặt với rất nhiều vấn đề có ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường như ô nhiễm nguồn nước do các nhà máy chế biến và sản xuất thải các chất thải trực tiếp ra sông suối ao hồ, ô nhiễm không khí do các nhà máy thải khí đốt một cách bừa bãi, tràn lan.

Các hoạt động này càng diễn ra một cách mất kiểm soát, các cơ sở không hề ý thức và chịu trách nhiệm về sự ảnh hưởng của các hoạt động sản xuất đối với môi trường sống của con người và sinh vật trên trái đất. Hầu hết, những khu công nghiệp đều chưa có hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt, phân loại rác. Các khu công nghiệp cũng có tiến hành dọn và thu gom rác thải, đưa ra các biện pháp xử lý nước và rác thải ô nhiễm nhưng chỉ mang tính chất đối phó.

Bên cạnh đó, sự nhập khẩu trái phép các chất nước thải từ các nước ngoài vào nước ta để làm các nguyên liệu sản xuất, những thiết bị được nhập vào cũng là các thiết bị công nghệ đã lạc hậu và hậu quả là dẫn tới tình trạng biến đất nước ta thành một bãi rác thải sinh hoạt. Tình trạng săn bắn các thú rừng hoang dã, các động vật quý hiếm dần ít đi dẫn tới tình trạng làm giảm sự đa dạng sinh học các loài động vật. Tình trạng chặt cây, phá rừng làm nương rẫy, lấy gỗ… đã làm giảm đáng kể số lượng cây xanh, giảm thiểu rõ rệt tác dụng lọc không khí, hạn chế lũ lụt thiên tai.

Các cơ sở kinh doanh, các doanh nghiệp, các khu công nghiệp, các khu chế xuất… có trách nhiệm báo cáo tình hình thực hiện chấp hành các quy định đã đặt ra đối với vấn đề giữ gìn và bảo vệ môi trường. Cảnh sát môi trường cần tiến hành điều tra, tìm hiểu và xem xét các hành động trong quá trình hoạt động của các doanh nghiệp và cơ sở này.

1.2. Nhiệm vụ và quyền hạn của cảnh sát môi trường

Cảnh sát môi trường có nhiệm vụ và quyền hạn ra sao? Chúng ta cùng tìm hiểu rõ hơn về trách nhiệm của họ để thấy được tầm quan trọng và sự ảnh hưởng của lực lượng cảnh sát môi trường trong các công tác bảo vệ môi trường của đất nước ta hiện nay.

Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, cảnh sát môi trường nếu phát hiện các hành vi vi phạm hoặc nhận được thông báo, báo cáo về các vụ vi phạm đối với hành chính về môi trường, tài nguyên và an toàn thực phẩm do các lực lượng khác chuyển giao tới thì tiến hành xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

Cảnh sát môi trường tham gia vào quá trình trực tiếp kiểm định hoặc có sự phối hợp đồng thời với các cơ quan và tổ chức cá nhân và nhà nước có thẩm quyền kiểm định, giám định các mẫu và các vấn đề của môi trường nhằm phục vụ cho quá trình xác minh, phát hiện và xử lý các loại tội phạm môi trường và vi phạm về mặt hành chính đối với môi trường, tài nguyên, an toàn thực phẩm theo quy định của môi trường.

Theo đó, quy định cũng chỉ rõ ràng về việc các lực lượng khác trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình mà có phát hiện các loại tội phạm môi trường và người vi phạm hành chính đối với môi trường, tài nguyên và an toàn thực phẩm nếu không thuộc thẩm quyền của mình thì có trách nhiệm thông báo, chuyển giao cho lực lượng Cảnh sát môi trường. Sau quá trình điều tra, phân tích và xử lý thì lực lượng cảnh sát môi trường cần thông báo bằng văn bản về kết quả điều tra, xử lý tội phạm cho cơ quan chuyển giao để họ được biết.

Đối với việc xử lý hành chính với các vụ việc vi phạm về hành chính và môi trường, tài nguyên cũng như an toàn thực phẩm thì thuộc thẩm quyền xử lý của khá nhiều cơ quan chức năng như của Bộ, ngành tại và các địa phương. Chính vì vậy đơn vị nào phát hiện ra thì sẽ có trách nhiệm lập, theo dõi và thụ lý hồ sơ, chủ trì việc xử lý hành chính.

Cảnh sát môi trường có các nhiệm vụ chính như sau:

Thu thập thông tin, phân tích, đánh giá, dự báo tình hình để tham mưu, đề xuất với cấp có thẩm quyền chỉ đạo công tác phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và vi phạm pháp luật;

Áp dụng các biện pháp công tác công an để tổ chức phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và vi phạm pháp luật;

Tiếp nhận, xử lý, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và vi phạm pháp luật theo quy định của pháp luật;

Việc làm Công chức – Viên chức

2. Thực trạng, giải pháp nâng cao hiệu quả trong công tác phòng chống tội phạm về môi trường

Hiện nay, trong công tác phòng chống các loại tội phạm môi trường thì lực lượng cảnh sát môi trường đã có sự phối hợp chặt chẽ đối với các cơ quan chức năng khác để tiến hành việc điều tra, giám sát và thi hành nhiệm vụ xử lý đối với các trường hợp vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường và vi phạm hành chính về môi trường.

Lực lượng môi trường cần nâng cao hiệu quả đối với việc phòng chống và bắt giữ các loại tội phạm vi phạm pháp luật về môi trường từ các trường hợp nhẹ tới nặng. Để có thể thực hiện tốt công tác này thì chính bản thân người thực hiện cần phải nghiêm chỉnh chấp hành và đặt đạo đức nghề nghiệp lên trên hàng đầu, thanh liêm và chính trực. Để dễ dàng thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật về môi trường, các đối tượng tội phạm môi trường sẽ tìm cách để mua chuộc các đồng chí lãnh đạo hoặc một trong số các đồng chí cảnh sát môi trường để làm lợi cá nhân.

Các đồng chí cảnh sát môi trường cần thường xuyên đến làm việc tại các cơ sở kinh doanh, sản xuất, nắm bắt tình hình và phản hồi của người dân trong khu vực. Tiến hành kiểm tra đột xuất đối với các cơ sở đã có căn cứ xác minh việc việc vi phạm vấn đề bảo vệ môi trường sống của con người.

Cảnh sát môi trường là gì? Những thông tin quan trọng giúp các bạn hiểu về cảnh sát môi trường và tầm quan trọng của cảnh sát môi trường đối với công tác bảo vệ môi trường. Dù bạn không phải là cảnh sát môi trường thì cũng hãy luôn coi mình là người bảo vệ môi trường để thực hiện.

Khái Niệm Và Vai Trò Của Quan Trắc Môi Trường

Để tiến hành lập báo cáo quan trắc môi trường định kỳ cho doanh nghiệp, chúng ta phải hiểu rõ khái niệm ” quan trắc môi trường là gì”. Điều này giúp chủ dự án hình dung rõ tầm quan trọng, vị trí và vai trò của hoạt động này đối với sự phát triển của doanh nghiệp.

Vậy quan trắc môi trường là gì?

Một số căn cứ pháp lý thực hiện quan trắc môi trường

Đối tượng và vai trò của thực hiện quan trắc môi trường

Quan trắc môi trường là hồ sơ môi trường được áp dụng với cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước thực hiện chương trình quan trắc môi trường quốc gia, chương trình quan trắc trên địa bàn tỉnh, chương trình quan trắc tại các KCN, KCX, KCNC, CCN, làng nghề, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam.

Trách nhiệm của chủ đầu tư khi quan trắc môi trường định kỳ

Chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng KCN, CCN, ban quản lý khu kinh doanh, dịch vụ tập trung, chủ cơ sở phải lưu giữ kết quả quan trắc môi trường tự động dưới dạng tệp điện tử , bản gốc kết quả quan trắc định kỳ, bản gốc phiếu kết quả phân tích tối thiểu 3 năm.

Chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng KCN, CCN, ban quản lý khu kinh doanh, dịch vụ tập trung, chủ cơ sở có trách nhiệm gởi kết quả báo cáo quan trắc môi trường theo quy định.

Đối với đối tượng thuộc thẩm quyền xác nhận của Bộ Tài nguyên và Môi trường mà không quan trắc môi trường định kỳ sẽ bị phạt từ 15 – 20 triệu đồng.

Hợp Nhất – Công ty chuyên dịch vụ lập quan trắc môi trường

Doanh nghiệp của bạn vẫn đang loay hoay với hàng tá vấn đề kinh doanh sản xuất, bạn không có thời gian hoặc quên đi nhiệm vụ quan trắc môi trường theo quy định của pháp luật.

Thay vì bạn mất quá nhiều thời gian trong việc định hình thương hiệu thì hãy để Công ty môi trường Hợp Nhất giải quyết các vấn đề môi trường như quan trắc môi trường, lập đtm, báo cáo xả thải hay vận hành thử nghiệm hệ thống. Chúng tôi cam kết cung cấp nhiều thiết bị, công nghệ, giải pháp môi trường không chỉ ưu việt mà còn đúng theo tiêu chuẩn.

Hợp tác cùng chúng tôi, Quý khách hàng sẽ nhận được những lợi ích như:

Bài viết khác

Hệ Sinh Thái Là Gì? Vai Trò Của Hệ Sinh Thái Rừng Trong Môi Trường Thiên Nhiên

1.1. Khái niệm hệ sinh thái là gì?

Khai niem he sinh thai là hệ thống các quần thể bao gồm cả sinh vật có sự sống và không có sự sống, tất cả cùng tồn tại và phát triển trong một môi trường gọi là quần xã. Những quần thể này luôn có tương tác qua lại dù ít hay nhiều.

Sơ đồ của hệ sinh thái là một vòng tròn khép kín không có điểm đầu cũng không có điểm cuối. Các sinh vật trong vòng tròn đó không mất đi đâu mà chỉ chuyền từ nơi này qua nơi khác.

1.2. Môi trường sinh thái là gì?

Trước hết cần tìm hiểu môi trường là gì? Một cách hiểu đơn giản nhất môi trường là tất cả các yếu tố bao gồm xã hội và tự nhiên bao quanh. Tất cả những cá thể trong môi trường đều có tác động qua lại lẫn nhau.

Môi trường sinh thái là một mạng lưới hoàn chỉnh gồm các đất, nước, không khí và các cá thể sống trong toàn cầu có mối quan hệ mật thiết với nhau. Bất kì một vấn đề gì xảy ra sẽ đều ảnh hưởng đến tất cả môi trường.

Trong hệ sinh thái có nhiều môi trường khác nhau như môi trường nước, không khí, trên cạn. Cũng có thể phân thành các môi trường rừng, môi trường nhân tạo, tự nhiên.

Nhìn rộng ra thì cả Trái Đất chúng ta đang sống là một hệ sinh thái khổng lồ. Con người hàng ngày làm việc và tạo ra của cải vật chất, các loài động thực vật thì là nguồn thức ăn cho con người, vật nuôi giúp tinh thần được thoải mái hơn. Con người chặt phá rừng rồi lại đi cải tạo rừng, chăm bón,… Tất cả đề có quan hệ mật thiết với nhau, tương tác qua lại lẫn nhau.

Các hệ sinh thái nhỏ là một phần của hệ sinh thái lớn. Nếu các hệ sinh thái nhỏ mà có vấn đề thì hệ sinh thái lớn – nơi mà con người đang sinh sống sẽ không thể phát triển nhanh chóng.

Môi trường sinh vật là một phần nhỏ của môi trường sinh thái, có nghĩa là nơi sinh sống của các loài vật. Bên cạnh môi trường sinh vật còn có môi trường nước, môi trường trên cạn và môi trường trong lòng đất.

Các nhân tố sinh thái được chia thành hai loại: nhân tố vô sinh và nhân tố hữu sinh. Nhân tố vô sinh là các vật không sống như đất, nước, không khí,… còn nhân tố hữu sinh như nhân tố con người và các sinh vật khác.

Trao đối vật chất trong hệ sinh thái thường diễn ra rõ nhất giữa các nhân tố vô sinh. Ví dụ như cây trao đổi, quang hợp khí O2 và CO2.

Sinh vật phân hủy: nấm, vi khuẩn,… giúp cho các xác sinh vật khác có thế phân hủy và chuyển hóa thành dưỡng chất cho thực vật.

Sinh vật sản xuất: tảo, thực vật. các sinh vật này có chức năng tổng hợp chất hữu cơ từ các vật chất vô sinh dưới tác động ánh nắng.

Sinh vật tiêu thụ: là các động vật tiêu thụ thực vật, thịt với nhiều cấp bậc khác nhau.

Giới hạn sinh thái là khoảng giá trị xác định của bất kì một nhân tố sinh thái nào đó, dễ hiểu hơn đây là khả năng sống sót, chịu đựng của sinh vật. Ví dụ như cá rô phi có giới hạn sinh thái là 5.6 – 42 độ C. Nếu vượt quá giới hạn này thì cá sẽ chết.

Như đã biết hệ sinh thái thuộc về những điều tự nhiên, do thiên nhiên hình thành. Nhưng ngày nay con người rất thông minh, có thể hình thành các hệ sinh thái nhân tạo.

Hệ sinh thái nhân tạo là hệ sinh thái do con người tạo ra, điển hình như thành phố, đồng ruộng, bể bơi, hồ nước nhân tạo, biển nhân tạo,… Hệ sinh thái nhân tạo đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống con người.

So sánh hệ sinh thái tự nhiên và hệ sinh thái nhân tạo sẽ thấy có những sự tương đồng và khác biệt. Hai loại hệ sinh thái này đều có nhân tố vô sinh và hữu sinh. Tuy nhiên trong hệ sinh thái nhân tạo thì các nhân tố vô sinh có chút khác biệt, thường là các công trình nhà cửa, bệnh viện còn hệ sinh thái nhân tạo thì thường là rừng cây, biển, ao hồ,…

Các hệ sinh thái ở Việt Nam cũng giống như trên thế giới. Tuy nhiên Việt Nam nổi tiếng với hệ sinh thái rừng ngập mặn ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Đây là một tiềm năng mà nước ta đa phát triển thành các tour du lịch sinh thái.

Trong đó mô hình sinh thái cũng là một loại dịch vụ mang lại lợi nhuận kinh tế cho con người. Với những kiến thức và hiểu biết, các chủ nông trại rau dần dần xây dựng mô hình sinh thái cho nông trại của mình, giúp nuôi trồng và phát triển một các khoa học hơn, năng suất hơn.

Hệ sinh thái rừng góp phần rất quan trọng trong việc cân bằng sinh thái. Với lượng cây xanh lớn nên có thể giúp ích khi Trái Đất đang lâm vào hiệu ứng nhà kính.