Trình Bày Khái Niệm Chính Sách / Top 9 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | 2atlantic.edu.vn

Khái Niệm Về Chính Sách

Các chính sách có thể được đề ra và thực hiện ở những tầng nấc khác nhau, từ các tổ chức quốc tế đến từng quốc gia, từ nhà nước đến các đơn vị, tổ chức chính trị xã hội, doanh nghiệp,..nhằm giải quyết những vấn đề đặt ra cho mỗi tổ chức đó và chúng chỉ có hiệu lực thi hành trong tổ chức đó.

Từ điển bách khoa Việt Nam đã đưa ra khái niệm về chính sách như sau: “Chính sách là những chuẩn tắc cụ thể để thực hiện đường lối, nhiệm vụ. Chính sách được thực hiện trong một thời gian nhất định, trên những lĩnh vực cụ thể nào đó. Bản chất, nội dung và phương hướng của chính sách tùy thuộc vào tính chất của đường lối, nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa…”

Theo James Anderson: “Chính sách là một quá trình hành động có mục đích theo đuổi bởi một hoặc nhiều chủ thể trong việc giải quyết các vấn đề mà họ quan tâm”.

Như vậy, có thể hiểu: Chính sách là chương trình hành động do các nhà lãnh đạo hay nhà quản lý đề ra để giải quyết một vấn đề nào đó thuộc phạm vi thẩm quyền của mình

Chính sách công:

Những chính sách do các cơ quan hay các cấp chính quyền trong bộ máy nhà nước ban hành nhằm giải quyết những vấn đề có tính cộng đồng được gọi là chính sách công. Cho đến nay có nhiều quan điểm về khái niệm này:

Giáo trình chính sách kinh tế – xã hội, các tác giả đưa ra định nghĩa: “Chính sách kinh tế -xã hội là tổng thể các quan điểm, tư tưởng, các giải pháp và công cụ mà Nhà nước sử dụng để tác động lên các đối tượng và khách thể quản lý nhằm giải quyết vấn đề chính sách, thực hiện những mục tiêu nhất định theo định hướng mục tiêu tổng thể của xã hội”.

Những đặc trưng trong mỗi luận cứ của mối tác giải phản ánh chính sách công từ các góc độ khác nhau, song đều hàm chứa những nội dung thể hiện bản chất của chính sách công, có thể tóm lược một số đặc trung của chính sách công như sau:

– Có một cấp thẩm quyền ban hành

– Mang lợi ích công

– Mọi người đều có quyền tiếp cận (công khai, minh bạch)

– Nhìn chung là bắt buộc thi hành (tuy nhiên cũng có những hình thức không mang tính bắt buộc, thường là các chính sách khuyến khích, hỗ trợ)

Như vậy : ” Chính sách công là thuật ngữ dùng để chỉ một chuỗi các quyết định hoạt động của nhà nước nhằm giải quyết một vấn đề chung đang đặt ra trong đời sống kinh tế – xã hội theo mục tiêu xác định”.

Ở Việt Nam, thuật ngữ chính sách công còn mới mẻ, thông thường chúng ta quen dùng cụm từ đồng nghĩa: Chính sách của nhà nước hoặc chính sách của Đảng và Nhà nước, vì ở nước ta, Đảng Cộng sản là lực lượng chính trị duy nhất lãnh đạo Nhà nước, lãnh đạo xã hội. Đảng lãnh đạo Nhà nước thông qua việc vạch ra đường lối, chiến lược, các định hướng chính sách, đó chính là những căn cứ chỉ đạo để Nhà nước ban hành các chính sách công. Như vậy, về thực chất, các chính sách công là do Nhà ban hành nhưng các chính sách này chính là cụ thể hóa đường lối, chiến lược và các định hướng chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhằm phục vụ lợi ích của nhân dân ta. Từ góc độ chủ thể hoạch định chính sách giữa Đảng và Nhà nước mà có các thuật ngữ: Đường lối chính sách, Chủ trương chính sách, Cơ chế chính sách, Chế độ chính sách.

Chính sách sử dụng nguồn nhân lực sau XKLĐ: là tổng thể các quan điểm, nguyên tắc và biện pháp của nhà nước nhằm tổ chức khai thác, thu hút và sử dụng nguồn nhân lực sau khi hoàn thành hợp đồng lao động ở nước ngoài trở về.

– Các quyết định về tổ chức và hoạt động của bộ máy quản lý để triển khai thực hiện sử dụng nguồn nhân lực sau XKLĐ.

Bộ máy quản lý nguồn nhân lực sau XKLĐ là tổ chức nằm trong hệ thống điều hành của nhà nước để thực thi nhiệm vụ quản lý, bộ máy có các vị trí cho từng bộ phận, từng con người cụ thể với chức năng rõ ràng để hoàn thành những nhiệm vụ cụ thể trong mục tiêu đặt ra, bộ máy này có thể theo hệ thống từ trung ương đến địa phương, cả trong và ngoài nước với cơ chế, biên chế cứng kết hợp với biên chế mềm về tổ chức nhân sự.

– Các quy định về quản lý, khai thác, thu hút, tuyển chọn, sử dụng nguồn nhân lực sau XKLĐ.

Khái niệm về chính sách

Admin Mr.Luân

Với kinh nghiệm hơn 10 năm, Luận Văn A-Z nhận hỗ trợ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ một cách UY TÍN và CHUYÊN NGHIỆP. Liên hệ: 092.4477.999 – Mail : luanvanaz@gmail.com ✍✍✍ Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ ✍✍✍

Khái Niệm Chính Sách Tài Khóa

Chính sách tài khóa: Hệ thống các chính sách của chính phủ về tài chính, thường được hoạch định và thực hiện trọn vẹn trong một niên khóa tài chính, nhằm tác động đến các định hướng phải triển của nền kinh tế, thông qua những thay đổi trong kế hoạch chi tiêu chính phủ và chính sách thu ngân sách (chủ yếu là các khoản thu về thuế).

Chính sách tài khoá có thể tạm chia thành chính sách tài khoá cân bằng, chính sách tài khoá mở rộng và chính sách tài khoá thắt chặt.

Chính sách tài khoá cân bằng là chính sách tài khoá mà theo đó, tổng chi tiêu của Chính phủ cân bằng với các nguồn thu từ thuế, phí, lệ phí và các nguồn thu khác mà không phải vay nợ.

Chính sách tài khoá mở rộng (hay còn gọi là chính sách tài khóa thâm hụt) là chính sách nhằm tăng cường chi tiêu của chính phủ so với nguồn thu bằng cách:

(i) gia tăng mức độ chi tiêu chính phủ mà không tăng nguồn thu; hoặc

(ii) giảm nguồn thu từ thuế mà không giảm chi tiêu; hoặc

(iii) vừa gia tăng mức độ chi tiêu của chính phủ đồng thời giảm nguồn thu từ thuế.

Chính sách tài khoá mở rộng có tác dụng kích thích tăng trưởng kinh tế, tạo thêm nhiều việc làm. Tuy nhiên, chính sách tài khoá mở rộng thường dẫn đến việc Chính phủ phải vay nợ để bù đắp thâm hụt ngân sách.

Chính sách tài khoá thắt chặt (hay còn gọi là chính sách tài khóa thặng dư) là chính sách hạn chế chi tiêu của chính phủ so với nguồn thu bằng cách:

(i) chi tiêu của chính phủ ít đi nhưng không tăng thu; hoặc

(ii) không giảm chi tiêu nhưng tăng thu từ thuế; hoặc

(iii) vừa giảm chi tiêu vừa tăng thu từ thuế.

Chính sách tài khoá thắt chặt được áp dụng khi nền kinh tế có dấu hiệu tăng trưởng nhanh và thiếu bền vững hoặc khi nền kinh tế gặp tình trạng lạm phát cao. Việc này có thể làm thâm hụt ngân sách ít đi hoặc thặng dư ngân sách lớn lên so với trước đó

Nguồn: Trần Vũ Hải (2009), Tìm hiểu thuật ngữ pháp luật tài chính công, Nxb.Tư Pháp, Hà Nội.

Bình chọn

Share this:

Twitter

Facebook

Like this:

Số lượt thích

Đang tải…

Khái Niệm Chính Sách Tài Chính Quốc Gia

Kết quả

Khái niệm chính sách tài chính quốc gia:

Hoạt động tài chính diễn ra rất đa dạng và phức tạp. Ảnh hưởng của tài chính sâu rộng tới mọi lĩnh vực kinh tế, xã hội cả ở tầm vi mô lẫn vĩ mô. Chính vì vậy, tài chính được xem là nhân tố có tác động trực tiếp và ảnh hưởng mạnh mẽ đối với sự phát triển của nền kinh tế mỗi quốc gia. Vì lẽ đó, để đảm bảo cho hệ thống tài chính của đất nước hoạt động hiệu quả, giảm thiểu những tác động xấu tới sự phát triển của nền kinh tế, Chính phủ các nước phải có những chủ trương, chính sách, đường lối và biện pháp về tài chính trong từng thời kỳ nhất định. Tập hợp các mục tiêu, biện pháp được chính phủ mỗi quốc gia đề ra để tác động tới hệ thống tài chính của quốc gia, khiến cho hệ thống đó phục vụ hữu hiệu việc thực hiện các mục tiêu phát triển đã được xác định trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của đất nước được gọi là Chính sách tài chính quốc gia.

Với những nền kinh tế mà hệ thống tài chính đang trong giai đoạn phát triển ban đầu như nước ta, khi mà mọi khâu của tài chính còn đang ở giai đoạn phát triển sơ khai, trình độ phát triển của thị trường tài chính và trung gian tài chính còn thấp, chính sách tài chính quốc gia không thể chỉ dừng ở các chính sách vĩ mô như thuế và chi tiêu ngân sách mà còn phải bao gồm cả các lĩnh vực vi mô. Phạm vi chính sách tài chính quốc gia của Việt Nam vì vậy bao trùm cả lĩnh vực tài chính công, tài chính doanh nghiệp và tài chính hộ gia đình hay dân cư. Chính sách tài chính quốc gia phải đóng vai trò quyết định đến qui mô và tốc độ phát triển kinh tế, đến cơ cấu kinh tế, cơ cấu đầu tư thông qua việc tác động tới hoạt động phân phối và sử dụng các nguồn lực tài chính trong nước, bao gồm cả những nguồn tài nguyên thiên nhiên và các tài sản xã hội khác.

Nguồn: Ths. Đặng Thị Việt Đức – Ths. Phan Anh Tuấn (Quantri.vn biên tập và hệ thống hóa)

Trình Bày Khái Niệm Và Đặc Điểm Của Trách Nhiệm Hành Chính

Trách nhiệm hành chính là một dạng của trách nhiệm pháp lý được áp dụng trong hoạt động quản lý – hoạt động hành chính nhà nước theo quy định của luật hành chính. Đó là sự áp dụng những biện pháp cưỡng chế hành chính mang tính chất xử phạt hoặc khôi phục lại những quyền và lợi ích bị xâm hại được quy định trong những chế tài của quy phạm pháp luật hành chính bởi cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền đối với những chủ thể thực hiện hành vi vi phạm hành chính.

Do đó trách nhiệm hành chính thể hiện sự phản ứng tiêu cực của nhà nước đối với chủ thể thực hiện hành vi vi phạm hành chính, kết quả là chủ thể đó phải gánh chịu những hậu quả bất lợi, bị thiệt hại về vật chất hoặc tinh thần.

Nếu bạn đang gặp khó khăn hay vướng mắc về viết luận văn, khóa luận hay bạn không có thời gian để làm luận văn vì phải vừa học vừa làm? Kỹ năng viết cũng như trình bày quá lủng củng?… Vì vậy bạn rất cần sự trợ giúp của dịch vụ viết luận văn thuê ở tphcm. Hãy gọi ngay tới tổng đài tư vấn luận văn 1080 – 096.999.1080 nhận viết luận văn theo yêu cầu, đảm bảo chuẩn giá, chuẩn thời gian và chuẩn chất lượng, giúp bạn đạt được điểm cao với thời gian tối ưu nhất mà vẫn làm được những việc quan trọng của bạn.

2. Đặc điểm trách nhiệm hành chính

– Cơ sở của trách nhiệm hành chính là vi phạm hành chính.

– Tính chất của trách nhiệm hành chính ít nghiêm khắc hơn trách nhiệm hình sự, người chịu trách nhiệm hành chính không mang án tích và được áp dụng chủ yếu bởi các cơ quan quản lý nhà nước chứ không phải Tòa án.

– Trách nhiệm hành chính áp dụng đối với mọi công dân, giữa đối tượng bị xử phạt và cơ quan có thẩm quyền không tồn tại quan hệ trực thuộc (khác với trách nhiệm kỷ luật – người bị áp dụng trách nhiệm kỷ luật bao giờ cũng trực thuộc cơ quan hoặc người có thẩm quyền áp dụng chế tài đó).

3. Các biện pháp trách nhiệm hành chính

a. Biện pháp xử phạt

– Biện pháp xử phạt chính:

+ Cảnh cáo: áp dụng với những vi phạm nhỏ chưa gây ra hậu quả, vi phạm lần đầu có nhiều tình tiết giảm nhẹ.

+ Phạt tiền: từ 5.000đ – 100.000.000đ

Đối với mỗi vi phạm hành chính chỉ áp dụng một trong hai hình thức phạt này.

– Biện pháp xử phạt bổ sung:

+ Tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn hoặc không có thời hạn. Trong thời gian bị tước quyền sử dụng giấy phép cá nhân, tổ chức không được tiến hành các hoạt động ghi trong giấy phép.

b. Biện pháp khôi phục pháp luật:

Với tác dụng ngăn chặn vi phạm đang xảy ra, cần khôi phục bồi hoàn thiệt hại do vi phạm gây ra hoặc ngăn chặn hậu quả.

Các biện pháp bao gồm:

– Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra hoặc buộc tháo dỡ công trình xây dựng trái phép.

– Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường sống, lây lan dịch bệnh do vi phạm hành chính gây ra.

– Buộc bồi thường thiệt hại do vi phạm hành chính gây ra đến 1.000.000đ.

– Buộc thiêu hủy vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, văn hóa phẩm độc hại.

4. Cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính

– UBND các cấp.

– Cơ quan cảnh sát, bộ đội biên phòng, hải quan, kiểm lâm, thuế vụ, quản lý thị trường và những cơ quan thực hiện chức năng thanh tra nhà nước chuyên ngành.

– Tòa án nhân dân và cơ quan thi hành án dân sự.

+ Tìm hiểu về khái niệm và các dấu hiệu vi phạm hành chính

+ Các hình thức xử lý vi phạm hành chính