Triết Học Pháp Quyền Là Gì / Top 15 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | 2atlantic.edu.vn

Các Nguyên Lý Của Triết Học Pháp Quyền

Tác giả: G.W.F.Hegel

Dịch và chú giải: Bùi Văn Nam Sơn

Khổ sách: 16×24 cm

Số trang: 916 trang

Loại bìa: Cứng

Tủ sách Tinh hoa

1.… “Triết học pháp quyền” là tên gọi ngắn gọn và quen thuộc dành cho tác phẩm lừng danh mang đến hai nhan đề: “Các nguyên lý của triết học pháp quyền” (Grundlinien der Philosophie des Rechts) và “Đại cương pháp quyền tự nhiên và khoa học về Nhà nước” (Naturrecht und Staatswissenschaft im Grundrisse) của Hegel sau khi tác giả của nó đã qua đời[2]. Từ đó, tên gọi ngắn gọn ấy mặc nhiên trở thành danh xưng cho một trong số không nhiều lắm những tác phẩm gây ảnh hưởng lớn nhất trong lịch sử của triết học chính trị. Nó nghiễm nhiên đứng vào hàng ngũ những tác phẩm kinh điển trong lĩnh vực này, bên cạnh “Cộng hòa” (Politeia) của Platon, “Chính trị học” của Aristoteles, “Leviathan” của Thomas Hobbes, “Siêu hình học về đức lý” (Metaphysik der Sitten) của Immanuel Kant… Có thể nói, đây là nỗ lực sau cùng của một thứ Philosophia practica universalis trong lịch sử triết học, thực sự bao trùm hầu hết mọi chủ đề liên quan đến đời sống thực hành của con người.

Hơn thế nữa, tên gọi “triết học pháp quyền” còn trở thành “sở hữu” riêng của Hegel, đánh dấu sự thắng lợi của ông về mặt thuật ngữ khi nó thay thế và bao hàm cả hai môn học truyền thống ở phương Tây: học thuyết về pháp quyền tự nhiên và học thuyết về Nhà nước. Chữ “pháp quyền”, trong trường hợp này, là thích hợp, vì nó không chỉ bao hàm “pháp luật” theo nghĩa hẹp mà cả “hiện thực Nhà nước”, tức các định chế chính trị, xã hội. Với sự ra đời của thuật ngữ này, trong hơn một trăm năm qua, người ta có cơ sở để phân biệt các lĩnh vực nghiên cứu khác nhau liên quan đến chủ đề “pháp quyền” hay “pháp luật”:

– .. pháp quyền hay pháp luật thực định (positives Recht/positiv right): pháp quyền được minh định và áp dụng trong những điều luật và những quy tắc có giá trị hiệu lực hiện hành (chẳng hạn, trong các bộ luật dân sự, hình sự hay thương mãi…).

-… triết học pháp quyền: đứng ở trung tâm sự xung đột có thể có giữa pháp quyền thực định và pháp quyền lý tính. Ta chờ đợi ở pháp quyền thực định rằng nó tốt lành và công chính. Khi sự chờ đợi này không được thỏa ứng, việc nghiên cứu pháp quyền thực định trở thành sự phê phán pháp quyền thực định dựa vào khái niệm về pháp quyền công chính hay “đúng thật”. Pháp quyền thực định là đối tượng của chuyên ngành pháp lý, còn pháp quyền lý tính làm việc với những phương tiện của triết học pháp quyền, do đó, đối tượng của triết học pháp quyền chính là pháp quyền “đúng thật”.

-… một khi phủ nhận khả thể của một môn triết học pháp quyền khoa học, thì các vấn đề của nó không biến mất mà tái hiện trong “chính sách pháp luật”, chẳng hạn trong cương lĩnh của những đảng phái chính trị: những cương lĩnh ấy chứa đựng những khẳng quyết mang tính triết học pháp quyền, nhưng được trình bày theo giác độ của mỗi chính đảng, từ đó có thể nảy sinh sự xung đột giữa triết học pháp quyền và chính sách pháp luật.

-… Việc nhấn mạnh đến tính khoa học của một học thuyết về pháp quyền dẫn đến môn xã hội học về pháp quyền. Lĩnh vực này có tham vọng lý giải câu hỏi: “pháp quyền/hay sự công chính là gì bằng những phương tiện của các môn khoa học hiện đại. Phải chăng triết học pháp quyền là thừa thãi hoặc không thể có được? Nếu thế, không tránh khỏi có một quan hệ tranh chấp cần làm sáng tỏ giữa triết học pháp quyền và xã hội học pháp quyền.

-… bối cảnh ấy tạo nên khái niệm khó khăn nhất hiện nay: khái niệm về lý thuyết pháp quyền. Nếu nhìn nhận rằng tính công lý hay tính đúng thật của pháp quyền là không thể bàn cãi được một cách khoa học, nhưng đồng thời không muốn nhường mọi vấn đề triết học pháp quyền cho chính sách pháp luật, ắt sẽ rơi vào những khó khăn nghiêm trọng. Vậy phải tiếp cận những đối tượng nghiên cứu truyền thống của một “pháp quyền đúng thật” như thế nào bằng những phương tiện khoa học hiện đại? Sự đối lập giữa pháp quyền đúng thật và chủ nghĩa tương đối về pháp quyền đang trở nên gay gắt hơn bao giờ hết.

Các chữ viết tắt

Mấy lời giới thiệu và lưu ý của người dịch: TRIẾT HỌC PHÁP QUYỀN CỦA HEGEL: TỪ PHÁP QUYỀN TỰ NHIÊN-LÝ TÍNH ĐẾN PHÁP QUYỀN TỰ NHIÊN-TƯ BIỆN

CÁC NGUYÊN LÝ CỦA TRIẾT HỌC PHÁP QUYỀN HAY ĐẠI CƯƠNG PHÁP QUYỀN TỰ NHIÊN VÀ KHOA HỌC VỀ NHÀ NƯỚC

và các đoạn giảng thêm bằng miệng

Khái niệm về Pháp quyền, Triết học Pháp quyền, Ý chí và Tự do §§1-32

Phân chia nội dung của triết học pháp quyền §33

A: Chiếm hữu §§54-58

B: Sử dụng vật §§59-64

C: Xuất nhượng sở hữu §§65-70

Bước chuyển từ sở hữu sang hợp đồng §71

A: Sự phi pháp ngay tình §§84-86

B: Sự lừa đảo §§87-89

C: Sự cưỡng bách và tội ác §§90-103

Bước chuyển của pháp quyền [trừu tượng] sang luân lý §104

Luân lý §§105-114

Chương I: Chủ ý và Trách nhiệm §§115-118

Bước chuyển từ Luân lý sang Đời sống đạo đức §141

Chương I: Gia đình §§158-181

A: Hôn nhân §§161-169

B: Nguồn lực của gia đình §§170-172

C: Việc giáo dục con cái và sự giải thể của gia đình §§173-180

Bước chuyển từ gia đình sang xã hội dân sự §181

A: Hệ thống những nhu cầu §§189-208

a. Loại hình nhu cầu và việc thỏa mãn chúng §§190-195

b. Loại hình của lao động §§196-198

c. Nguồn lực [và các “tầng lớp” trong xã hội dân sự] §§199-208

B: Việc quản trị và thực thi công lý §§209-229

a. Pháp quyền [hay Công lý] như là pháp luật §§211-214

b. Sự tồn tại-hiện có (Dasein) của pháp luật §§215-218

c. Tòa án §§219-229 596

C: Cảnh sát và Hiệp hội §§230-256

a. Cảnh sát §§231-249

b. Hiệp hội §§250-256

A: Luật Hiến pháp [hay luật công pháp nội bộ của Nhà nước] §§260-329

I. Hiến pháp nội bộ (xét riêng) §§272-320

a. Quyền lực của quốc vương §§275-286

b. Quyền hành pháp §§287-297

c. Quyền lập pháp §§298-320

II. Chủ quyền đối ngoại §§321-329

B: Công pháp quốc tế §§330-340

C: Lịch sử thế giới §§341-360

Tìm Hiểu Về Triết Học Pháp Quyền Của Hêghen

Tác phẩm triết học của Hêghen – nhà tư tưởng lớn của Đức (Georg Wilhem Friedrich Hegel; 1770 – 1831) trước C.Mác, trình bày về Nhà nước và pháp luật với sự “diễn đạt nhất quán nhất, phong phú và đầy đủ nhất’ (C.Mác).

Học thuyết của Hêghen hình thành ở thời đại được đánh dấu bằng những sự kiện lịch sử lớn và nhiều màu sắc. Đó là cuộc cách mạng Pháp năm 1789 vĩ đại được kết thúc bằng nền đế chính Bônapac (Napôlêông), sự phục hưng của giòng họ Buốc bông ở Pháp, Liên minh thần thánh với những hoạt động mang đậm bản chất phản động thể hiện ở việc đàn áp mọi phong trào cách mạng ở châu Âu. Đây chính là những nhân tố quan trọng bậc nhất đã in dấu ấn sâu sắc lên sự hình thành và phát triển của hệ tư tưởng của Hêghen. Những điều kiện lịch sử xã hội đặc thù của nước Đức vốn chịu tác động, ảnh hưởng của các sự kiện lịch sử của các nước châu Âu lúc bấy giờ với tình trạng lạc hậu về mặt kinh tế và chính trị của giai cấp tư sản Đức cũng đã trực tiếp tác động đến sự hình thành, phát triển của hệ tư tưởng của Hêghen, chứa đựng bên trong tính phức tạp và mâu thuẫn ở cấp độ thế giới quan. Hệ thống các quan điểm chính trị – pháp lí của Hê ghen được trình bày một cách thật đầy đủ trong tác phẩm “Triết học pháp quyền”. Chống chế độ phong kiến, Hêghen đề cao các khẩu hiệu tự do, nhân văn. Song ông lại kết hợp một cách kì lạ chúng với các quan điểm bảo thủ và thoả hiệp với chế độ phong kiến quân chủ.

Hệ thống tư tưởng về nhà nước và pháp luật của Hêghen ra đời dựa trên một cơ sở triết học của chính ông – triết học biện chứng duy tâm khách quan. Để hiểu được quan điểm về nhà nước, pháp luật của Hêghen, vì vậy, phải có sự hiểu biết cần thiết hệ thống triết học của Ông.

Đương thời, C.Mác, F. Ăngghen, khi đề cập đến hệ thống triết học Hêghen có chỉ rõ đó là triết học biện chứng duy tâm khách quan và có lưu ý rằng, cần phân biệt hệ thống với phương pháp, rằng triết học duy tâm của Hêghen có hạt nhân duy lí,là học thuyết về sự phát triển. Hêghen cho rằng, động lực cơ bản của sự phát triển là cuộc đấu tranh diễn ra trong lòng sự vật giữa các mặt đối lập vốn luôn luôn tổn tại ở từng sự vật, hiện tượng. Đồng thời, Mác, Ăngghen cũng chỉ ra rằng, ở Hêghen có sự mâu thuẫn giữa hệ thống, phương pháp và phép biện chứng của Hêghen mang tính chất duy tâm.

Heghen xây dựng hệ thống quan điểm triết học của mình về Nhà nước và pháp luật xuất phát từ luận điểm về sự đồng nhất giữa cái thực tại và sự hợp lí, Hêghen hoàn toàn phủ định nguyên tắc cơ bản của học thuyết pháp quyển tự nhiên, đối lập pháp quyền tự nhiên với pháp luật thực định.

Từ quan niệm quyền sở hữu với tính cách là sự thống trị của cá nhân đối với vật, Hêghen xem hợp đồng là sự thoả thuận của các cá nhân tự do có quyền sở hữu và thừa nhận lẫn nhau. Hợp đồng thể hiện ý chí của các cá nhân tham gia quan hệ hợp đồng thể hiện ý chí chung khi mà ý chí riêng có thái độ phủ định ý chí chung thì đó là sự vi phạm pháp luật hoặc đó là sự phi sự thật và tội phạm chính là một loại hình phi sự thật đó. Tội phạm là sự phủ nhận pháp luật đòi hỏi sự khôi phục pháp luật bằng con đường phủ nhận cái phủ nhận đó, tức là hình phạt. Hêghen xem hình phạt có mục đích tự thân và không thừa nhận cái học thuyết xem hình phạt là phương tiện gây sự khiếp sợ, rửa tội… Cũng vì vậy, ông bác bỏ quan điểm của Foiơbăc xem mục đích của hình phạt là gây sự khiếp sợ. Theo Hêghen, quan niệm về gây sự khiếp sợ xuất phát từ nhận thức không đúng xem con người là một thực thể không tự do, trong trường hợp đó, hình phạt đối với con người giống như một chiếc gậy vung lên trước mặt con vật. Ông nhấn mạnh không được đối xử với con người như đối với con vật.

Hình phạt, theo Hêghen, là một sự bồi hoàn, một sự trả giá, nhưng Hêghen phản đối việc biến sự trả giá đó thành một sự trả thù, việc làm vô nghĩa của một cá nhân nào đó mà phải xem hình phạt là hậu quả không tránh khỏi của chính tội phạm. Hình phạt là việc thực hiện cái đòi hỏi của lẽ phải, sự công bằng. Hình thức tháo gỡ sự xâm phạm pháp luật này không có tính chất trả thù mà là lẽ phải, sự công bằng trừng phạt. Đó không phải là sự biểu lộ ý chí có tính riêng lễ mà là của một ý chí chung, phổ biến.

Theo quan điểm của Hêghen, chính người phạm tội phải tự đòi hỏi hình phạt, từ đó, theo Hêghen hình phạt là quyền của người phạm tội, bởi vì đó là sự biểu hiện ý chí của chính người đó phủ nhận quyển phủ định cái phủ định – tức là sự khôi phục pháp luật bằng hình phạt. Không thể không thấy ở học thuyết của Hêghen về hình phạt ảnh hưởng của những tư tưởng tiến bộ về phẩm giá của cá nhân con người.

Điều đó bộc lộ ở chỗ, Hêghen không muốn nhìn người phạm tội như chỉ là một khách thể đơn thuần của quyển tư pháp mà nâng nó lên tầm của một thực thể tự do tự điều chỉnh chính mình. Tuy nhiên, cũng lại phải thấy, như nhận xét của C.Mác, bằng học thuyết về hình phạt của mình, Hêghen muốn bào chữa cho chính sách trừng phạt của xã hội bóc lột và xét theo thực chất cũng là sự thể hiện một cách tinh tế hơn quan niệm “trả giá” của pháp luật cổ đại.

Học thuyết của Hêghen về đạo đức đề cập đến những luận điểm thuộc phạm trù quan trọng bậc nhất của pháp luật hình sự: lỗi và những hình thức của nó cũng như sự phê phán đạo đức cá nhân chủ nghĩa. Hêghen nói đến mối quan hệ giữa nhân cách và các hành động của con người, xem xét các vấn đề thuộc ý muốn, mục đích và động cơ của hành vi cá nhân. Chỉ có tự do bên ngoài là chưa đủ. Quan trọng là phải có tự do chủ thể, đạo đức cá nhân, trong đó các hành vì của cá nhân không được chỉ đạo bởi uy tín hay pháp luật mà xuất phát từ hình thức tư duy cá nhân và phù hợp với lương tâm con người.

Nếu như gia đình là hạ tầng thứ nhất thì các đẳng cấp xã hội là hạ tầng thứ hai của nhà nước và vì pháp luật được ban hành là nhằm tới cái phúc lợi chung, cái phổ biến trong hệ thống phúc lợi chung có phúc lợi riêng (tức là cái của tôi) là cái cũng rất quan trọng và rất cần được bảo vệ và việc bảo vệ cái quyền của xã hội dân sự là do cảnh sát thực hiện và cùng với cảnh sát là các tập đoàn thực hiện. Cảnh sát thực hiện nhiệm vụ duy trì trật tự bên ngoài còn các tập đoàn – những liên minh xã hội, đặc thù chăm lo hoạt động và khả năng lao động. Các tập đoàn bảo đảm sự an toàn cho mỗi thành viên của xã hội dân sự quan tâm đến anh ta, tạo ra giá trị trong xã hội niểm vinh dự đẳng cấp.

Nhà nước đưa lại sự thống nhất bậc cao của tất cả các bộ phận nói trên nhưng nhà nước không phải là kết quả mà là cơ sở của gia đình cũng như của xã hội dân sự, nhà nước có trước các thành tố đó và là cơ sở của chúng tương tự như cái toàn thể là cái có trước các bộ phận của nó. C.Mác trong tác phẩm “Phê phán triết học pháp quyền của Hêghen” đã chỉ ra sự bóp méo hiện thực từ triết học duy tâm của Hêghen, vì ở Hêghen, gia đình và xã hội dân sự được tạo`ra từ tư tưởng hiện thực. Trên thực tế những thực thể đó chính là những nhân tố trong khi vận hành đã chuyển hoá thành nhà nước.

Hêghen kịch liệt chống lại thuyết pháp quyền tự nhiên về nhà nước và theo ông, nhà nước hoàn toàn không phải là một thiết chế bảo hiểm và được dựng lên hoàn toàn không phải để cung cấp một sự bảo vệ cái quyền tự do cá nhân và sở hữu. Nhà nước không phải là phương tiện phục vụ lợi ích của các cá nhân riêng lẻ. Nhà nước không phải là phương tiện. Theo Hêghen. hiểu như thế là hạ thấp ý nghĩa hiện thực của nhà nước. Nhà nước không phục vụ mà thống trị. Nhà nước không phải là phương tiện mà là mục đích tự thân, mục đích cao nhất trong tất cả các mục đích. Nhà nước tổn tại là cuộc diễu hành của thượng để ở thế gian…”

Đối với nhà nước Đức đương thời, Hêghen tỏ rõ sự đồng tình với chế độ quân chủ và cho rằng chế độ nhà nước đó cần phải được duy trì, vì không phải là điểu quan trọng khi quốc vương ngự trị trong chế độ đó là một vị vua có sáng suốt hay không, vì sức mạnh của nhà nước đó là ở tính hợp lí của nó.

Học thuyết của Hêghen về nhà nước và pháp luật c6 ảnh hưởng lớn về sau đối với sự phát triển của khoa học pháp lí nhìn từ phía các trưởng phái bảo thủ ra sức khai thác, kế thừa, các quan điểm bảo thủ và có khi là phản động của ông nhằm bào chữa cho chủ nghĩa phát xít ở Ý, ở Đức. Nhưng có điều rất đặc trưng là những phần tử phát xít “chính thống’ ở Đức đã gạt bỏ triết học Hêghen vốn được xem là một trong những nguồn gốc của chủ nghĩa Mác. Khi nói đến một loạt các luận điểm bảo thủ, phản động trong học thuyết của Hêghen về nhà nước và pháp luật thì đồng thời không được quên rằng, cũng như cả nền triết học cổ điển Đức, hệ thống triết học Hêghen, trong đó có triết học pháp quyền, đóng vai trò lä một cống hiến có giá trị vào dị sản văn hoá của loài người.

Khái Niệm Nhà Nước Pháp Quyền Từ Góc Nhìn Triết Học Pot

Khái niệm nhà nước pháp quyền từ góc nhìn triết học Theo tôi nhà nước pháp quyền là nhà nước lấy hiến pháp làm văn bản quyền lực pháp luật cao nhất mà tòan dân trong một nước đồng tình và chấp thuận nó chi phối và điều chỉnh tòan bộ đời sống xã hội. Mà hiến pháp chính là ý chí, nguyện vọng và quyền lợi của người dân đặt vào để chứng tỏ rằng quyền lực của nhà nước đã thuộc về nhân dân nắm giữ và quyết định. NNPQ là NN mà người dân trực tiếp làm chủ đất nước tức là làm chủ quyền lực NN bằng quyền lực tối cao của pháp luật, nó khác hòan tòan NN mà Vua hay một tổ chức làm chủ đất nước hay quyền lực NN bằng quyền lực chính trị. Chỉ khi nào hiến pháp của nhân dân được đặt nằm trên các cơ quan quyền lực mà người dân đã trao quyền như Đảng cầm quyền, chính phủ, quốc hội hay tòa án thì NN này chính là NNPQ của người dân làm chủ chỉ vì dân chứ không vì một cá nhân hay một tổ chức nào. Quyền lực là một quan hệ xã hội, trong đó sức mạnh của một bên được thừa nhận, ý chí một bên trở thành ý chí hành động chung. Một quan hệ dựa trên sức mạnh sẽ chuyển hoá thành quan hệ quyền lực khi mà bên bị áp đặt và buộc phải hành động đã tự giác và tự nguyện hành động theo ý chí của bên kia. Sự thừa nhận chung có ý nghĩa rất quan trọng trong tổ chức đời sống

xã hội và được hiểu là sự thừa nhận của các bên tham gia quan hệ xã hội. Vấn đề cần quan tâm ở đây là, nói chung, bất cứ một chủ thể nào nắm giữ sức mạnh cũng luôn muốn trở thành chủ thể quyền lực, muốn được đối phương thừa nhận vị trí và vai trò chi phối của mình trong quan hệ với họ. Nhưng vì mỗi bên khi tham gia vào quan hệ xã hội đều xuất phát từ lợi ích riêng của mình, hơn nữa, do trình độ phát triển của sản xuất quy định, nên việc thoả mãn lợi ích riêng của các bên thường đối lập, thậm chí loại trừ nhau; trong khi đó, “kẻ mạnh không phải lúc ào cũng đủ mạnh để mãi mãi làm người thống trị, nếu như hắn ta không chuyển lực thành quyền và chuyển sự phục tùng thành nghĩa vụ”(2). Trên thực tế, đúng như J.J Rousseau đã chỉ ra, sức mạnh tự nó không thề trở thành quyền lực, mặc dù giữa lực và quyền lực có mối quan hệ nội tại rất chặt chẽ – không thể có quyền lực nếu không có sức mạnh.Ý chí bộ phận chỉ trở thành ý chí chung khi lợi ích mà nó đại diện đóng vai trò lợi ích chung. Chừng nào mà một lực lượng xã hội không nhận thức được và không có đủ khả năng biến lợi ích riêng của mình thành lợi ích chung trên cơ sở kiến tạo lợi ích chung thực sự cho xã hội, thì chừng đó lực lượng ấy không thể có quyền lực thực sự. Tất nhiên, việc núp dưới hình thức lợi ích chung luôn là một sự lợi dụng và sẽ còn bị lợi dụng khi mà kẻ núp dưới hình thức ấy không đủ khả năng tạo ra lợi ích chung thực sự. Khi ấy, sức mạnh đóng vai trò tiêu cực, không phải là công cụ để tạo ra lợi ích chung mà là để duy trì quyền lợi của kẻ núp dưới lợi ích chung. Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lê nin đã chứng minh rằng, nếu sản xuất vật chất là nguồn gốc của sự tồn tại và phát triển của xã hội, thì sức mạnh của nhân dân lao động là sức mạnh to lớn nhất trong lịch sử. Chính nhân dân lao động là người sáng tạo ra lịch sử. Vì vậy, để tiến hành những cải tạo căn bản trong xã hội, cần phải tập hợp và phát .huy sức mạnh của nhân dân lao động. Tuy nhiên, không phải lúc nào nhân dân lao động cũng là người có quyền lực trong xã hội, mặc dù họ chiếm đa số, tức là về lý thuyết, họ có thể tự thừa nhận sức mạnh của mình. Sự phát triển của xã hội loài người trải qua các hình thái kinh tế – xã hội đã chứng minh rằng, các giai cấp đại diện cho phương thức sản xuất mới hình thành trong lòng hình thái kinh tế – xã hội cũ chỉ có thể giành và giữ quyền tổ chức đời sống xã hội – tập trung ở bộ máy nhà nước – khi thể hiện mình là cái phố biến, là đại diện cho lợi ích chung của toàn thể xã hội, biến sức mạnh của nhân dân lao động thành sức mạnh phục vụ cho lợi ích của giai cấp mình. ỏ giai đoạn đầu trong sự tồn tại với tư cách giai cấp của mình, sự thể hiện ấy mang tính bản chất, nhưng cùng với thời gian, sự thể hiện ấy dần chỉ còn là hiện tượng bề ngoài. Điều này đã xảy ra với giai cấp địa chủ phong kiến, giai cấp tư sản. Chỉ đến giai cấp vô sản, vai trò phổ biến của nó trong xã hội mới luôn có tính bản chất, bởi giai cấp vô sản mà hạt nhân của nó là giai cấp công nhân hiện đại chính là chủ thể của các quá trình sản xuất vật chất, và bản thân nó cũng là giai cấp những người lao động. Như vậy, lịch sử nhân loại đã chứng minh rằng, sự hình thành quyền lực của nhân dân lao động là tất yếu. Nhân

dân lao động nhất định sẽ trở thành người chủ thực sự của các quan hệ xã hội, của các quá trình xã hội, của toàn thể xã hội. Pháp quyền là quyền lực của nhân dân được thể chế hoá thành luật và đảm bảo thực thi bằng nhà nước và các thiết chế chính trị xã hội khác. Pháp quyền có sự phân biệt với pháp luật. Pháp luật là ý chí của giai cấp nắm giữ sức mạnh kinh tế được đề lên thành luật. Khi giai cấp này đồng thời là đại biểu cho toàn thể xã hội, nghĩa là sức mạnh của nó được toàn thể xã hội thừa nhận, thì ý chí của nó dưới hình thức luật là pháp quyền, còn khi nó chỉ đại diện cho chính mình như một bộ phận trong quan hệ đối lập với các bộ phận khác trong xã hội (nghĩa là sức mạnh của nó không được toàn thể xã hội thừa nhận) thì ý chí của nó dưới hình thức luật chỉ là pháp luật. Trong xã hội có giai cấp, bộ máy nhà nước là cơ quan mang hình thức quyền lực công, đại diện cho lợi ích chung. Chỉ có nó mới đủ tư cách và khả năng thể chế hoá một ý chí nào đó thành luật và đảm bảo thực thi ý chí đó bằng một hệ thống các công cụ vật chất, như quân đội, cảnh sát, nhà tù, toà án, v.v., cùng với hệ thống các thiết chế chính trị – xã hội khác. Mặt khác, về bản chất, bộ máy nhà nước là của một giai cấp nhất định và phục vụ cho giai cấp ấy. Cho nên, để một quyền lực có khả năng được thể chế hoá thành luật và được đảm bảo thực thi, việc đầu tiên là chủ thể quyền lực phải giành lấy quyền tổ chức và điều hành nhà nước. Vấn đề nhà nước, do vậy, là vấn đề trung tâm của mọi cuộc cách mạng xã hội. Một điều khác cũng cần lưu ý ở đây là năng lực của bộ máy nhà nước trong việc luật hoá và đảm bảo thực thi quyền lực đã được luật hoá. Quyền lực có thể không trở thành pháp quyền khi chủ thể của nó không giành lấy quyền tổ chức và điều hành bộ máy nhà nước, nhưng ngay cả khi đã giành được quyền tổ chức và điều hành bộ máy nhà nước, pháp quyền vẫn không tồn tại nếu bộ máy ấy không đủ sức luật hoá và đảm bảo thực thi quyền lực đã được luật hoá. Sự phân tích về lực và quyền lực ở trên cho thấy, nếu nhân dân là người chủ thực sự của sức mạnh xã hội thì sự hình thành quyền lực của nhân dân là tất yếu trong lịch sử phát triển của nhân loại, và nếu quyền lực của nhân dân tất yếu hình thành thì chỉ khi nhân dân giành được quyền tổ chức, điều hành bộ máy nhà nước và bộ máy ấy đủ sức luật hoá cũng như đảm bảo thực thi quyền lực của nhân dân đã được luật hoá mới hình thành nên pháp quyền thực sự và tổ chức xã hội thành nhà nước pháp quyền. Như vậy, với các khái niệm công cụ là lực, quyền lực và pháp quyền như trên, ta có thể thấy, tại sao chỉ có xã hội tổ chức theo cách quyền lực của nhân dân được thể chế hoá thành luật và đảm bảo thực thi bằng nhà nước và các thiết chế chính trị – xã hội khác thì đó mới là nhà nước pháp quyền. Khái niệm này tự nó đã loại bỏ các loại hình nhà nước từ nhà nước tư sản trở về trước ra khỏi ngoại diên khái niệm nhà nước pháp quyền theo nghĩa đầy đủ, đồng thời khẳng định nhà nước pháp quyền là một trình độ phát triển tất yếu đạt tới của nhà nước. Các hình thức nhà nước từ nhà nước tư sản trở về trước không phải là nhà nước pháp quyền theo ý nghĩa đầy đủ của nó, mà chí mang những mầm mống của nhà nước pháp quyền, bất kể trong nhà nước ấy, pháp luật có đóng vai trò thống trị hay không và quyền lực nhà nước có được tổ chức theo nguyên tắc tam quyền phân lập hay không. Các hình thức nhà nước ấy chỉ có mầm mống nhà nước pháp quyền, bởi lẽ, xét về mặt giai cấp, các nhà nước ấy đều được tổ chức theo cách quyền lực của một giai cấp thống trị, thiểu số trong xã hội, được thể chế hoá thành luật và đảm bảo thực thi bằng nhà nước. Như vậy, nếu căn cử vào khái niệm nhà nước pháp quyền nêu trên, thì các nhà nước ấy tuyệt nhiên không thể được coi là nhà nước pháp quyền. Tuy nhiên, xét về mặt giải phóng con người, sự thay thế giai cấp chủ nô bằng giai cấp địa chủ phong kiến, sự thay thế giai cấp địa chủ phong kiến bằng giai cấp tư sản đều là những bước phát triển quan trọng trong quá trình giải phóng con người cả về chất lượng lẫn số lượng. Bản thân các giai cấp thống trị, ngoài bản chất giai cấp thì ở tầng bậc bản chất sâu hơn, họ vẫn là con người. Mặt khác, cách thức tổ chức xã hội dựa trên quan hệ sản xuất phong kiến cao hơn cách thức tổ chức xã hội dựa trên quan hệ chiếm hữu nô lệ và cách thức tổ chức xã hội dựa trên quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa lại cao hơn cách thức tổ chức xã hội dựa trên quan hệ sản xuất phong kiến. Quyền lực xã hội cũng phát triển khi lần lượt trải qua các chủ thể là giai cấp chủ nô, giai cấp địa chủ phong kiến và giai cấp tư sản. Theo nghĩa ấy, trong các hình thức nhà nước từ nhà nước tư sản trở về trước tồn tại những mầm mống, những phần của nhà nước pháp quyền và đều là những bước tiến trong hành trình đi tới nhà nước pháp quyền theo nghĩa đầy đủ nhất. Cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa đã tạo ra sự thay đổi chưa từng có trong lịch sử loài người khi nó thay thế lực lượng lãnh đạo xã hội vốn chỉ là một thiểu số bóc lột bằng đa số nhân dân lao động. Đồng thời, nó cũng tạo ra bước chuyển to lớn trong sự giải phóng con người trên cơ sở nắm giữ quyền lực trong xã hội. Tính chất mà mọi hình thức nhà nước trước đó không thể có là, khi sức mạnh của nhân dân được tập hợp và phát huy thì đồng thời nó cũng trở thành quyền lực, bởi sức mạnh đó là sức mạnh của đa số trong xã hội. Từ việc giành lấy quyền tổ chức và điều hành bộ máy nhà nước, nhân dân lao động sẽ tổ chức lại đời sống xã hội bằng cách thể chế hoá ý chí của mình thành luật và đảm bảo thực thi luật ấy bằng bộ máy nhà nước cùng với hệ thống các thiết chế chính trị – xã hội của mình . Ý chí chung ở đây là ý chí chung thực sự. Lợi ích chung ở đây là lợi ích chung thực sự. Do vậy, mâu thuẫn nội tại trong xã hội và trong bộ máy nhà nước có điều kiện tồn tại trong trạng thái thống nhất cao độ. Nhà nước và xã hội tiến nhập trở lại với nhau. Nhà nước dần mất đi tính chất chính trị (bởi trong giai đoạn đầu của chủ nghĩa cộng sản, vẫn tồn tại các giai cấp). Nhà nước pháp quyền là bước phát triển cuối cùng trước khi nhà nước hoàn toàn mất đi tính chất chính trị, nhà nước với tính cách bộ máy và nhà nước với tính cách xã hội được tổ chức theo cách xác định đồng nhất một cách cụ thể với nhau. Đó chính là điều mà C.Mác đã khẳng định khi phê phán triệt để triết học pháp quyền của Hêghen. Nhà nước với tính cách một bộ phận thì là bộ phận thực sự, bên cạnh các bộ phận khác cấu thành chỉnh thể đời sống xã hội; với tính cách chỉnh thể thì là chỉnh thể thực sự khi nó thâm nhập vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Khái niệm nhà nước pháp quyền như xác định ở trên đã đặt ra nhiều vấn đề về mặt lý luận và thực tiễn đối với quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam hiện nay. Theo quan điểm của chúng tôi, chỉ có một khái niệm “nhà nước pháp quyền” theo nghĩa trình độ phát triển cao của nhà nước trong xã hội loài người. Tự bản thân nó, nói “nhà nước pháp quyền” tức là nói “nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa”, và nói “nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa” tức là nói đến nhà nước pháp quyền ở trình độ phát triển đầy đủ nhất, là nhà nước đã đạt đến trình độ dân chủ hoàn bị nhất. Bản chất của “nhà nước pháp quyền”, hay “nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa” là tất cả mọi quyền hành, lực lượng và lợi ích đều ở nơi nhân dân. Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là nhà nước pháp quyền với tính cách là khái niệm, là nội dung đã “tìm thấy” cái vỏ vật chất, cái hình thức của nó. Nếu phân chia khái niệm “nhà nước pháp quyền” thành hai khái niệm “nhà nước pháp quyền tư bản chủ nghĩa” và “nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa” thì điều đó không có nghĩa thừa nhận sự tồn tại trong hiện thực một loại hình nhà nước pháp quyền này bên cạnh một loại hình nhà nước pháp quyền kia. Nói theo ngôn ngữ của C.Mác, “nhà nước pháp quyền tư bản chủ nghĩa” và “nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa” không phải là những “giống” đồng đăng với nhau. “Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa” vừa là “giống” bởi trong hiện thực, nó đang tồn tại trong cùng không gian – thời gian với “nhà nước pháp quyền xã hội tư bản chủ nghĩa”, là những hình thức của “nhà nước pháp quyền”, vừa là “loài”, bởi nó là sự vượt bỏ so với “nhà nước pháp quyền tư bản chủ nghĩa”, là “tương lai” của “nhà nước pháp quyền tư bản chủ nghĩa”. “Nhà nước pháp quyền tư bản chủ nghĩa” là hình thức chưa thể hiện hết nội dung “nhà nước pháp quyền”, còn “nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa” là nhà nước đã thêm hiện hết nội dung của “nhà nước pháp quyền”, là “nhà nước pháp quyền” dưới hình thái vật chất của nó. Nói một cách đơn giản hơn, nếu sử dụng hai khái niệm này, thì điều đó chỉ có nghĩa “nhà nước pháp quyền tư bản chủ nghĩa” là nhà nước pháp quyền ở trình độ tư bản chủ nghĩa, là nhà nước pháp quyền chưa đầy đủ, còn “nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa” là nhà nước pháp quyền ở trình độ xã hội chủ nghĩa, là nhà nước pháp quyền theo ý nghĩa đầy đủ nhất. Sự khác biệt ở đây chính là ở nội hàm của khái niệm trung tâm của nhà nước pháp quyền là “nhân dân”. Nếu chế độ tư bản chủ nghĩa được hiểu là chế độ mà nhân dân với tư cách “chủ thể tối cao và duy nhất của mọi quyền lực trong xã hội” vẫn là một thiểu số nhà tư bản thì hình thức pháp lý của ý chí của chủ thể quyền lực ấy vẫn chỉ là pháp luật và vì thế, chưa thực sự có nhà nước pháp quyền, dù tính chất pháp quyền của nó cao hơn nhà nước phong kiến hay nhà nước chiếm hữu nô lệ. Nếu chế độ xã hội chủ nghĩa được hiểu là chế độ mà nhân dân với tư cách “chủ thể tối cao và duy nhất của mọi quyền lực trong xã hội” là nhân dân lao động chiếm tuyệt đại đa số thành viên của xã hội, là “toàn dân” theo cách nói của Hồ Chí Minh, thì ý chí của nhân dân được đề lên thành luật cũng đồng thời trở thành pháp quyền. Trong điều kiện ấy, toàn bộ tổ chức xã hội và nhà nước là sự tự tổ chức của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; do đó, là xã hội – nhà nước pháp quyền theo đúng nghĩa của nó. Dĩ nhiên, nhà nước pháp quyền theo đúng nghĩa của nó – nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa – nhà nước dân chủ – không phải cứ muốn là có ngay được. Với trình độ phát triển của xã hội hiện nay, ngay cả ở những nước đã trải qua một thời kỳ lịch sử xây dựng chủ nghĩa xã hội, thì nhà nước pháp quyền trước hết vẫn là một mục tiêu. Nói cách khác, ở các nước xác định mục tiêu phát triển xã hội là chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản, vận dụng triết lý phát triển xã hội dựa trên nền tảng học thuyết Mác – Lê nin và do Đảng Cộng sản chân chính cách mạng lãnh đạo, thì nhà nước pháp quyền vẫn là nhà nước pháp quyền “đang thành” chứ chưa phải là “đã thành”, dù nó đã đạt trình độ cao hơn so với nhà nước pháp quyền ở trình độ tư bản chủ nghĩa. chính vì thế, tiến hành xây đựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam chính Là hiện thực hóa những nội dung cơ bản: 1.Nhân dân là chủ thể tối cao và duy nhất của mọi quyền lực và quyền lợi trong xã hội; 2. Pháp quyền trong chế độ chính trị Việt Nam hiện nay là ý chí của nhân dân được đề lên thành luật và đảm bảo thực thi bằng nhà nước cùng với các thiết chế chính trị xã hội khác; 3. Bộ máy nhà nước trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là của dân, do dân, vì dân; 4. Xây dựng hệ thống các thiết chế chính trị – xã hội với tư cách một công cụ thực thi quyền lực của nhân dân cùng với bộ máy nhà nước; 5. Nhà nước quản lý và điều hành xã hội theo mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”; 6. Kiên trì chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam hành động; 7. Củng cố và tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với sự nghiệp xây dựng nhà nước pháp quyền. Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực chất là xây dựng nhà nước pháp quyền trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Vì vậy, nội dung của nó chính là làm cho nhân dân thực sự trở thành chủ thể tối cao và duy nhất của mọi quyền lực và quyền lợi; các công cụ quyền lực trong xã hội, như nhà nước, các thiết chế chính trị – xã hội, pháp luật phải thực sự là công cụ bảo vệ, thực thi quyền lực và quyền lợi của nhân dân; cần phải làm cho chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh thấm sâu vào quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền, phải củng cố và tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với sự nghiệp xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. (1) C.Mác và Ph.Ăngghen. Toàn tập, chúng tôi Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1994, tr.14-15. (2) J.J.Rousseau. Bàn về Khế ước xã hội. Nxb Tp.Hồ Chí Minh, 1992, tr.33.

Triết Học Là Gì ? Khái Niệm Về Triết Học.

Triết học ra đời ở cả phương Đông và phương Tây gần như cùng một thời gian (khoảng từ thế kỷ VIII đến thế kỷ VI trước Công nguyên) tại một số trung tâm văn minh cổ đại của nhân loại như Trung Quốc, ấn Độ, Hy Lạp. ở Trung Quốc, thuật ngữ triết học có gốc ngôn ngữ là chữ triết ( ); người Trung Quốc hiểu triết học không phải là sự miêu tả mà là sự truy tìm bản chất của đối tượng, triết học chính là trí tuệ, là sự hiểu biết sâu sắc của con người. Ở ấn Độ, thuật ngữ dar’sana ( triết học) có nghĩa là chiêm ngưỡng, nhưng mang hàm ý là tri thức dựa trên lý trí, là con đường suy ngẫm để dẫn dắt con người đến với lẽ phải. Ở phương Tây, thuật ngữ triết học xuất hiện ở Hy Lạp. Nếu chuyển từ tiếng Hy Lạp cổ sang tiếng Latinh thì triết học là Philosophia, nghĩa là yêu mến sự thông thái. Với người Hy Lạp, philosophia vừa mang tính định hướng, vừa nhấn mạnh đến khát vọng tìm kiếm chân lý của con người. Như vậy, cho dù ở phương Đông hay phương Tây, ngay từ đầu, triết học đã là hoạt động tinh thần biểu hiện khả năng nhận thức, đánh giá của con người, nó tồn tại với tư cách là một hình thái ý thức xã hội. Đã có rất nhiều cách khái niệm khác nhau về triết học, nhưng đều bao hàm những nội dung cơ bản giống nhau: Triết học nghiên cứu thế giới với tư cách là một chỉnh thể, tìm ra những quy luật chung nhất chi phối sự vận động của chỉnh thể đó nói chung, của xã hội loài người, của con người trong cuộc sống cộng đồng nói riêng và thể hiện nó một cách có hệ thống dưới dạng duy lý. Khái quát lại, có thể hiểu: Triết học là hệ thống tri thức lý luận chung nhất của con người về thế giới; về vị trí, vai trò của con người trong thế giới ấy.Triết học ra đời do hoạt động nhận thức của con người phục vụ nhu cầu sống; song, với tư cách là hệ thống tri thức lý luận chung nhất, triết học chỉ có thể xuất hiện trong những điều kiện nhất định sau đây: Con người đã phải có một vốn hiểu biết nhất định và đạt đến khả năng rút ra được cái chung trong muôn vàn những sự kiện, hiện tượng riêng lẻ. Xã hội đã phát triển đến thời kỳ hình thành tầng lớp lao động trí óc. Họ đã nghiên cứu, hệ thống hóa các quan điểm, quan niệm rời rạc lại thành học thuyết, thành lý luận và triết học ra đời. Tất cả những điều trên cho thấy: Triết học ra đời từ thực tiễn, do nhu cầu của thực tiễn; nó có nguồn gốc nhận thức và nguồn gốc xã hội. Triết học là gì ? khái niệm về triết học.