Thuật Ngữ Lan Là Gì / Top 13 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | 2atlantic.edu.vn

Các Thuật Ngữ Hoa Lan Mà Người Chơi Lan Thường Dùng

Có rất nhiều từ mà người chơi lan nói như keiki, ki, 5ct, lan var và rất nhiều từ khác. Vậy bài viết này tôi sẽ giải thích một số thuật ngữ người chơi lan thường dùng theo một cách dễ hiểu nhất có thể.

Khi một cây lan mọc cây con trên thân(không phải mọc từ mắt ngủ ở gốc) hay trên cành hoa, những cây con đó gọi là keiki.

Keiki tiếng Hawaii nghĩa là “em bé”.

Chúng ta thường thấy keiki ở trên các giống lan hoàng thảo(phi điệp, hạc vỹ, nghệ tâm, đùi gà….), các giống hồ điệp hay ra keiki trên cành hoa, các giống trúc lan(Epidendrum).

Keiki giống hệt cây mẹ (sinh sản vô tính).

Ví dụ: Cây mẹ phi điệp 5 cánh trắng thì cây keiki cũng là cây 5 cánh trắng.

Làm cho cây mọc keiki theo ý mình mà không phải để cây ra keiki tự nhiên.

Thường dùng một số chất kích keiki như: Keiki Duy, Super Keiki, Keiki Pro Mỹ,….

5ct ở đây là 5 cánh trắng. Thường chỉ cây phi điệp, giả hạc đột biến(semi alba).

Cây lan phi điệp bình thường 5 cánh hoa có màu tím. Khi đột biến semi alba thì 5 cánh đó sẽ có màu trắng, không còn chút sắc tím nào.

Một số loại 5ct như: 5 ct Phú Thọ, 5ct HO(Hiển Oanh),……

Hàng Var là gì, alba, semi alba là gì…..

Giá thể hiểu đơn giản là các vật liệu trồng lan. Là nơi để bộ rễ bám và phát triển.

Giữ nước, tạo độ thoáng cho sự phát triển của cây.

Rất nhiều thứ có thể trồng lan được.

Cây xuống lá, trút lá

Mùa thu lá rơi mình anh bước trên đường dài.

Lạc đề rồi……

Thường chỉ các cây lan thuộc chi lan hoàng thảo. Cây lan phát triển đến một chiều dài nào đó(50cm, 80cm, hay hơn một mét). Cây sẽ ngừng phát triển chiều dài, ngọn cây sẽ thắt lại.

Sau đó cây tập trung phát triển chiều ngang, thân cây bắt đầu phình to ra. Đây là giai đoạn tích trữ dinh dưỡng.

Lúc này ngọn cây không còn nhọn nữa mà tù tròn.

Ám chỉ các cây lan đang phát triển chiều dài với tốc độ nhanh. Đua nhau mọc dài ra.

Như ngọn rau muống đua nhau mọc.

Cây lan đến mùa ra hoa mà lại không ra hoa thì mọi người gọi là trốn hoa.

Đơn giản như vậy thôi.

Giống như chơi xổ số, khi ta mua một cây lan về chưa chưa biết chính xác hoa của chúng nở ra như thế nào.

Về chăm sóc và đợi hoa. Nếu hoa đẹp thì chúng giải. Nó mà ra bông đột biến thì trúng giải đặc biệt còn gì nữa. Bỏ chút tiền mà thu lại cả đống.

Nhưng mà trúng xổ số đâu dễ vậy.

Còn hoa bình thường thì vẫn có hoa chơi thôi.

Giề lan là gì

Trồng một giề như vậy khi ra hoa, cây sẽ cho hoa nở đồng loạt. Nếu trồng một chậu lan từ nhiều cây khác nhau không cùng một giề, thường hoa sẽ nở bông sớm bông muộn.

Giò lan chính là một chậu lan. Gọi chậu lan thì nó không bao quát được hết.

Lan ghép vào một khúc gỗ thì không gọi là một chậu được.

Thay vào đó ta gọi là giò lan.

Bệt, môi bệt, lưỡi bệt.

Keiki 51, 52 là gì

Keiki 51, 52 hay ki 51, 52 là keiki nuôi trồng năm thứ nhất hoặc năm thứ 2. Đây là cách viết tắt của người bán.

Thuật Ngữ Logistics Là Gì

Thuật ngữ logistics không còn quá xa lạ đối với chúng ta, tuy nhiên để hiểu Logistics là gì không phải ai cũng nắm được nội dung cơ bản của nó. Trong bài viết revise này xin giới thiệu lại một trong những nôi dung tồn tại khá lầu về logisitics là gì.

Logistics là nghệ thuật và khoa học của quản lý và điều chỉnh luồng di chuyển của hàng hoá, năng lượng, thông tin và những nguồn lực khác như sản phẩm, dịch vụ và con người, từ nguồn lực của sản xuất cho đến thị trường. Thật là khó khi phải hoàn thành việc tiếp thị hay sản xuất mà không có sự hỗ trợ của logistics. Nó thể hiện sự hợp nhất của thông tin liên lạc, vận tải, tồn kho, lưu kho, giao nhận nguyên vật liệu, bao bì đóng gói. Trách hiệm vận hành của hoạt động logistics là việc tái định vị (theo mục tiêu địa lý) của nguyên vật liệu thô, của công việc trong toàn quá trình, và tồn kho theo yêu cầu chi phí tối thiểu có thể.

Khái niệm Logistics là gì?

Điều này rất quan trọng, nó chỉ rõ nguồn lực tập trung là con người với vai trò vừa là đối tượng, vừa là công cụ tác động, vừa là chủ thể của quá trình.

Cơ sở của logistics

Logistics có thể được hiểu như là việc có được đúng số lượng cần thiết ở đúng thời điểm và với chi phí phù hợp. Nó là nghệ thuật, là một quá trình khoa học. Nó phối hợp tất cả các lĩnh vực sản xuất công nghiệp, quản lý vòng đời dự án, chuỗi cung cấp và hiệu quả.

Logistic có khái niệm bắt nguồn từ nhu cầu quân sự trong việc cung cấp cho chính họ trong quá trình di chuyển của các đoàn quân từ căn cứ ra tiền tuyến.

Trong thời ký Hy Lập cổ đại, đế chế Roman và Byzantine, đã có những sỹ quan với mác “logistikas” là người chịu trách nhiệm đến các vấn đề về tài chính cũng như cung cấp phân phối. Còn ta cũng thấy đó là những tướng quân làm về quân nhu như ta đọc trong Tam quốc diễn nghĩa.

Logistics trong Kinh doanh

Trong kinh doanh, logistics có thể hiểu như việc tập trung cả nội lực lẫn ngoại lực bao hàm cả quá trình chu chuyển từ nhà ‘sản xuất gốc’ đến ‘người tiêu dùng cuối cùng’. Chức năng chính của logistics bao gồm việc quản lý việc mua bán, vận chuyển, lưu kho cùng với các hoạt động về tổ chức cũng như lập kế hoạch cho các hoạt động đó. Người quản lý logistics kết hợp kiến thức tổng hợp của mỗi chức năng từ đó phối hợp các nguồn lực trong tổ chức để vận hành. Có hai khác biệt cơ bản của logistics. Một thì đánh giá một cách lạc quan, đơn giản coi đó như là sự chu chuyển ổn định của nguyên liệu trong mạng lưới vận chuyển và lưu trữ. Một thì coi đó là một sự kết hợp các nguồn lực (nhân lực, vật lực..) để tiến hành quá trình.

Logistic trong quân sự

Trong quân sự, logistics được các chuyên gia quản lý để làm thế nào và khi nào di chuyển các nguồn lực đến các địa điểm mà họ cần. Trong khoa học quân sự thì việc duy trì cung cấp trong khi làm gián đoạn sự cung cấp của kẻ địch là một nhân tố tối quan trọng trong chiến lược quân sự. Nếu làm được như vậy thì kẻ địch chẳng có gì đáng sợ.

Logistics trong quá trình sản xuất

Thuật ngữ này ám chỉ quá trình logistics trong các ngành công nghiệp. Mục đích của nó là đảm bảo mỗi một máy móc thiết bị hay trạm làm việc được ‘nạp’ đủ sản phẩm với đúng số lượng, chất lượng và đúng lúc.

Tại Việt nam, trong quá trình hội nhập nền kinh tế thế giới thì nhu cầu logistics ngày càng lớn và là một bộ phận cấu thành nên giá thành sản phẩm. Vì thế lựa chọn công ty cung cấp dịch vụ logistics là vô cùng quan trọng. Các công ty cung cấp logistics thì phải luôn chú trọng đến các yếu tố quan trọng của logistics là: số lượng, chất lượng, thời gian và cuối cùng là giá cả dịch vụ. Tuy nhiên trong những trường hợp cụ thể thì có những thứ tự ưu tiên khác nhau.

Các hình thức Logisitcs theo bên tham gia

1PL, 2PL, 3PL, 4PL là gì vậy?

Khi nói đến logistics, bạn có thể hay nghe các công ty dịch vụ nhận mình là 3PL (Third Party Logistics provider), nghĩa là Công ty cung cấp dịch vụ logistics bên thứ 3. Câu hỏi đặt ra là: 3PL là gì nếu họ là bên thứ 3, vậy còn các bên thứ nhất (1PL), thứ hai (2PL), hay bên thứ tư (4PL) là gì? Ta cùng xem từng khái niệm.

1PL: là người cung cấp hàng hóa, thường là người gửi hàng (shipper), hoặc là người nhận hàng (consignee). Các công ty tự thực hiện các hoạt động logistics của mình. Công ty sở hữu các phương tiện vận tải, nhà xưởng, thiết bị xếp dỡ và các nguồn lực khác bao gồm cả con người để thực hiện các hoạt động logistics. Đây là những tập đoàn Logistics lớn trên thế giới với mạng lưới logistics toàn cầu, có phương cách hoạt động phù hợp với từng địa phương.

2PL: là người vận chuyển thực tế, chẳng hạn như hãng tàu, hãng hàng không, hãng xe tải

3PL: là người cung cấp giải pháp tổng thể cho dịch vụ logistics cho khách hàng, họ thường đảm nhiệm một phần, hay toàn bộ các công đoạn của chuỗi cung ứng.

4PL: Thuật ngữ 4PL lần đầu tiên được công ty Accenture sử dụng, và công ty này định nghĩa như sau: “A 4PL is an integrator that assembles the resources, capabilities, and technology of its own organization and other organizations to design, build and run comprehensive supply chain solutions.”

b) Dịch vụ bưu chính;

Thuật Ngữ Organic Traffic Là Gì?

Organic Traffic – Lưu lượng truy cập tự nhiên là gì? Organic Traffic hay Organic Search – Lưu lượng truy cập tìm kiếm tự nhiên làmột trong 4 loại (truy cập của người dùng) quan trọng trong Google Analytics (bao gồm Referral Traffic, Direct Traffic, Social Traffic, Organic Search). Số lượng các truy cập từ nguồn Organic Search có một ý nghĩa quan trọng đối với website và nhà quản trị web.

Trước khi đi vào tìm hiểu Organic Traffic là gì, trước tiên chúng ta cần làm rroc khái niệm Organic , hay chính các là Organic Search là gì?

Định nghĩa Organic Traffic

Nói một cách khác, Organic Traffic là nguồn truy cập miễn phí được gửi đến từ các công cụ tìm kiếm một cách thường xuyên bởi các thuật toán xếp hạng công cụ này đề cao nội dung mà website đang nói đến. Như vậy, có nghĩa là các lưu lượng truy cập này có được một cách tự nhiên và không phải trả bất cứ chi phí gì thêm để gia tăng truy cập.

Các truy cập tìm kiếm tự nhiên sẽ được Google Analytics xác nhận khi người dùng truy cập vào các kết quả tìm kiếm tự nhiên (Organic Search Results) trên các công cụ tìm kiếm.

Thông thường, các website càng có thứ hạng tự nhiên trên SERP cao, thì lượng Organic Traffic đến với website càng lớn. Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt, website có thứ hạng cao do thuật toán xếp hạng của công cụ tìm kiếm lại có lượng Organic Search ít hơn các website khác có thứ hạng thấp hơn. Có thể website đó chưa có uy tín cao hoặc được nhiều người biết đến. Vì vậy, nhà đầu tư SEO cần có một chiến thuật và chiến lược SEO hợp lý để tối đa lượng truy cập tự nhiên đến với website.

Quay về đầu trang ↑

Cách kiểm tra Organic Traffic trong Google Analytics

Đầu tiên nhà đầu tư SEO cần có một tài khoản Google Analytics của website cần kiểm tra. Sau khi đăng nhập, nhà đầu tư cần thực hiện theo các bước sau:

Bước 2: Chọn “Tổng quan” ” Tất cả lượng truy cập “

Ngoài ra, nhà đầu tư SEO cũng có thể kiếm tra xem người dùng sử dụng từ khóa nào để truy cập đến website tại bài viết:

Quay về đầu trang ↑

Vai trò của Organic Search Traffic trong SEO

Là một trong những nguồn truy cập của người dùng quan trọng đối với website, Organic Search Traffic luôn đóng góp một tỷ lệ traffic không nhỏ vào tổng lưu lượng truy cập đến với site. Lưu lượng truy cập tự nhiên vào website càng lớn, website càng có cơ hội gia tăng thứ hạng của mình trên công cụ tìm kiếm. Hơn nữa, việc gia tăng traffic vào trang cũng đồng thời có khả năng gia tăng các tương tác của người dùng trên trang và gia tăng độ uy tín cho website (Domain authority).

Ngoài ra, lưu lượng truy cập từ nguồn Organic Search là một trong những chỉ số dùng để đánh giá hiệu quả mà SEO đem lại cho website. Bởi chỉ khi có một thứ hạng tốt trên bảng kết quả tìm kiếm và website có một uy tín nhất định, website mới có khả năng có một lượng truy cập tìm kiếm tự nhiên lớn.

Vì vậy, việc quan tâm đến thuật ngữ này và thúc đẩy sự tăng trưởng của Organic Traffic là điều mà bất cứ nhà đầu tư SEO nào cũng cần chú trọng.

About The Author

Tu DA

Đào Tú – Tú DA – SEO Wizard – admin Đầu tư SEO – chúng tôi – Nghiên cứu viên Google Analytics – Google

Thuật Ngữ Từ Hán Việt Là Gì

1. Quá trình tiếp xúc giữa tiếng Việt và tiếng Hán:

Các nhà nghiên cứu tiếng Việt ngày nay ai cũng nhắc đến những từ Việt gốc Hán, nhưng những định nghĩa và giới thuyết về lớp từ này vẫn chưa phải đã hoàn toàn được thống nhất. Lúc đầu nhiều người cho rằng từ Việt gốc Hán chỉ bao gồm các từ Hán-Việt.

Một thực tế mà ai cũng phải thừa nhận là giữa người Việt và người Hán đã có sự tiếp xúc về văn hóa và ngôn ngữ từ lâu đời, từ khoảng hai ngàn năm trước.Do đó, nhìn chung, từ Việt gốc Hán là một hiện tượng đa dạng và phức tạp. Có thể phân các giai đoạn tiếp nhận ấy ra làm hai thời kì lớn:

a/- Giai đoạn trước đời Ðường:

Ngay từ đầu công nguyên, từ khi có sự đô hộ phương bắc, tiếng Hán đã được sử dụng ở Giao Châu với tư cách một sinh ngữ. Người Hán muốn đồng hóa tiếng nói của dân tộc Việt, nhưng tiếng Việt đã có một cơ sở vững vàng từ trước, đến giai đoạn này nó vẫn tiếp tục được kế thừa và tồn tại. Vì vậy, tuy trải qua hàng ngàn năm, người Việt chỉ tiếp nhận lẻ tẻ một số từ Hán thường dùng để lấp đầy vào chỗ thiếu hụt trong tiếng Việt như: buồng, buồn, muộn, mây, muỗi, đục, đuốc…Những từ được tiếp nhận giai đoạn này được gọi là những từ tiền Hán- Việt hay từ Hán cổ.

b/-Giai đoạn từ đời Ðường trở về sau:

Vào khoảng đời Ðường, người Hán đã mở nhiều trường học ở Giao Châu, các thư tịch Hán thuộc đủ các loại được truyền bá rộng rãi. Trước đó, một số thiền sư ấn Ðộ và người Hán cũng truyền giáo ở Giao Châu, một số kinh phật đã được dịch sang chữ Hán cũng được truyền sang Giao Châu.Qua thư tịch, lớp từ văn hóa biểu thị những khái niệm trưù tượng của các phái Nho, Phật, Lão trong tiếng Hán đã được được người Việt vay mượn có tính chất đồng loạt, hệ thống kèm theo sự cải biến về mặt ngữ âm và ý nghĩa để lấp đầy vào khoảng thiếu hụt trong ngôn ngữ của mình.Những từ tiếp nhận ở giai đoạn này được gọi là từ Hán-Việt .

Sau khi âm Hán-Việt đã được hình thành, trong tiếng Việt vẫn diễn ra sự biến đổi ngữ âm. Những biến đổi này có thể tác động vào một bộ phận từ Hán-Việt, nhất là những từ thuộc phạm vi sinh hoạt hằng ngày, làm cho những từ này mang những nét mới về ngữ âm, ngữ nghĩa, phong cách, khác với những từ Hán-Việt trước đây. Những từ này được gọi là từ Hán-Việt Việt hoá.

Như vậy kết hợp tiêu chí thời gian hình thành với tiêu chí hình thức ngữ âm và phong cách có thể phân những từ gốc Hán ra làm ba loại: Từ tiền Hán-Việt, từ Hán-Việt, từ Hán-Việt Việt hóa.

3.2.Tình hình vay mượn từ tiền Hán-Việt.

Từ tiền Hán-Việt là những từ gốc Hán được dân tộc ta tiếp nhận từ trước đời Ðường.

Từ đời Hán cho đến đời Ðường, tiếng Hán đã trải qua hai giai đoạn lớn (Thời kì âm Hán thượng cổ và thời kì âm Hán trung cổ), do đó ngữ âm của tiếng Hán biến đổi và phát triển khá nhiều. Sự biến đổi này có tác động lớn lao đến hệ thống ngữ âm từ gốc Hán trong tiếng Việt, bởi vì những từ Hán – Việt cổ đọc theo âm Hán Thượng cổ, những từ Hán – Việt lại dựa vào âm Hán trung cổ. Dựa vào thành quả nghiên cứu về âm Hán Thượng cổ, đối chiếu với những từ gốc Hán ở Việt Nam, những người có vốn Hán ngữ có thể xác định được những từ nào thuộc về lớp từ Hán-Việt cổ.

Về mặt ngữ âm, có thể hình dung lại quá trình biến đổi từ âm Hán Thượng cổ sang âm Hán-Việt cổ như sau: Trước thế kỉ thứ X trong hệ thống âm đầu tiếng Việt còn chưa có âm hữu thanh, vì vậy âm Hán-Việt cổ lúc đầu cũng mang âm đầu vô thanh, về sau chúng mới hữu thanh hóa. Như vậy những từ có âm đầu hữu thanh trong tiếng Việt ở thời kì ban đầu này chính là những từ gốc Hán.

Xét về mặt nội dung và phong cách, các từ Hán-Việt cổ do du nhập vào tiếng Việt từ rất sớm, tuyệt đại là những từ đơn âm tiết có đầy đủ hai mặt hình ảnh âm thanh và ý nghĩa, nên đã được Việt hoá rất sâu, có khả năng vận hành độc lập trong tiếng Việt và có một vị trí không khác gì những từ gốc Môn-Khme và gốc Tày-Thái trong tiếng Việt, vì vậy cho nên trong thực tế lâu nay nó vẫn được coi là những từ Việt. Theo quan điểm đồng đại, dựa vào chức năng và giá trị sử dụng, nhiều tác giả xem chúng là từ thuần Việt.

3.3. Từ Hán-Việt.

Từ Hán-Việt là những từ gốc Hán đời Ðường-Tống được biến đổi theo quy luật ngữ âm tiếng Việt. Do thông qua con đường sách vở là chủ yếu, những từ Hán-Việt được hình thành một cách có hệ thống, biểu đạt những khái niệm cần thiết cho việc giao tế lúc đó, nhất là trong ngôn ngữ viết. Xét về mặt nội dung, có thể thấy từ Hán Việt được sử dụng để biểu đạt những khái niệm thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau như chính trị, kinh tế, khoa học, tôn giáo, v.v… Ví dụ:

– Chính trị: hoàng thượng, thượng, thượng đế, chế độ, chiếm đoạt, xung đột, chính thống, triều đình, …

– Văn hóa: khoa cử, văn chương, giảng giải, hiền triết,…

– Giáo dục: tú tài, cử nhăn, tiến sĩ, trạng nguyên, thám hoa,…

– Tôn giáo: Phật, nát bàn, hòa thượng, giáng thế, thiên đường,…

– Quân sự: chiến trường, giáp trận, xung đột, chỉ huy, ác chiến,.

– Tư pháp: Nguyên cáo, bị cáo, xử lí, tố cáo, án sát, ân xá,…

– Y học: thương tích, thương hàn, chướng khí, tiêm nhiễm,…

– Kinh tế: thương mại, thương khách, công nghiệp, thương nghiệp,…

Về mặt ngữ âm, có thể miêu tả quá trình hình thành ra âm Hán-Việt thành mấy điểm sau:

Về mặt phụ âm đầu: Trong tiếng Hán Trung cổ ở các thế kỉ VIII, IX có tất cả 41 âm đầu, trong đó có nhiều âm hữu thanh và âm tắc-xát, trong khi đó ở tiếng Việt thế kỉ X chỉ có 20 âm đầu, lại không có âm hữu thanh và âm tắc-xát, do đó, ở bước đầu tiên, các âm hữu thanh trong tiếng Hán phải chuyển thành âm vô thanh trong Hán-Việt và các âm đầu tắc-xát Hán phải chuyển thành tắc hay xát trong Hán-Việt. Kết quả là 41 âm đầu trong tiếng Hán Trung cổ nhập lại thành 20 âm đầu trong cách đọc Hán-Việt buổi đầu. Ðể bù lại và giữ thế cân bằng sẽ có sự bổ sung về thanh điệu. Các âm đầu vô thanh Hán sang vô thanh Hán-Việt sẽ có các thanh điệu bổng. Các âm đầu hữu thanh Hán sang vô thanh Hán-Việt sẽ có các thanh điệu trầm. Ngoài ra, trong nội bộ tiếng Việt cũng diễn ra sự biến đổi ngữ âm. Một số âm đầu vô thanh lại hữu thanh hóa, một số âm đầu khác được xát hóa hoặc tắc hóa: p > b; t > đ; s > t ; kj.>gi. Cuối cùng là ta có diện mạo hệ thống âm đầu từ Hán-Việt như ngày nay.

Về phần vần, cũng có những biến đổi đều đặn từ âm Hán Trung cổ sang âm Hán-Việt.

Chọn hệ thống ngữ âm Hán -Việt làm trung điểm để khảo sát hệ thống ngữ âm của những từ vay mượn gốc Hán ở các thời kì, có thể thấy đặc điểm ngữ âm của những từ vay mượn ở hai thời kì này như sau:

THV HV THV HV

Thông qua cứ liệu thống kê trên, ta có thể rút ra một số đặc điểm ngữ âm của hai thời kì này:

-Có sự đối lập giữa âm hữu thanh và âm vô thanh giữa hai thời kì. Cụ thể:

+ Sự dối lập giữà / b / và / f /

Thí dụ: buồng – phòng; buông – phóng; bùa – phù.

+Sự đối lập giữa / m / và / v /.

Thí dụ: mùa -vụ; múa- vũ; muộn- vãn.

+Sự đối lập giữa / d/ và / tr /.

Thí dụ: đục -trọc , đuổi -truy ; đúng -trúng.

+Sự đối lập giữa / ia / và / i /.

Thí dụ: bia- bi ; lìa- li ; bìa- bì.

+ Sự đối lập giữa / ô / và / a / khi không đứng sau / / i / ngắn.

Thí dụ : nôm, nồm – nam, nộp- nạp, hộp – hạp.

+ Sự đối lập của /ă/ ngắn và /i/ khi đứng trước /ng/ và /k/ .

Thí dụ: tanh- tinh ; sanh – sinh.

+ Sự đối lập giữa / e / và / a / hay / ie /.

Thí dụ: kén- kiển ; quen- quán ; khoe- khoa ; phen- phiên; sen -liên.

+ Sự đối lập giữa / o / và / wo /.

Thí dụ: hòn- hoàn.

+ Sự đối lập giữa / ua / và / u /.

Thí dụ: chúa – chủ ; múa- vũ .

+ Sự đối lập giữa / ưa / và / ư /.

Thí dụ: lừa – lư ; chứa – trữ ; tựa – tự.

+ Sự đối lập giữa / ơ / , / ai / , / ơi / , / âi / và / i /.

Thí dụ: cờ- kì; thơ- thi ; mày- mi ; dời -di; vây – vi.

Vay mượn là một hiện tượng tất yếu trong quá trình giao lưu văn hóa, kinh tế giữa các dân tộc. Có một điều đáng nói là thái độ tích cực, chủ động của người Việt trong quá trình tiếp thu những từ ngữ của tiếng nước ngoài. Những từ ngữ gốc Hán khi đi vào tiếng Việt chẳng những biến đổi it nhiều về hình thức ngữ âm như vừa nêu mà còn có những cải biến về mặt ý nghĩa. ý nghĩa có thể được biến đổi theo nhiều hướng.

– Mở rộng ý nghĩa của từ Hán. Thí dụ:

Từ khám trong tiếng Hán có một nghĩa xem xét, khi đi vào tiếng Việt nó thêm nhiều nghĩa mới như xét, lục, khám, soát.

Từ thủ trong tiếng Hán có 2 nghĩa: 1/. Phần trên cơ thể của người (thủ cấp). 2/. Ðứng trước hết (thủ khoa, thủ lĩnh). Sang tiếng Việt, ngoài hai nghĩa trên, phát sinh thêm một nghĩa mới là phần trên của cơ thể gia súc ( thủ lợn, thủ bò).

– Thu hẹp nghĩa của từ Hán. Việc thu hẹp nghĩa có thể diễn ra dưới nhiều hình thức.

a). Giảm bớt các nghĩa được sử dụng trong tiếng Hán. Thí dụ:

Trong tiếng Hán từ nhất có mười hai nghĩa, khi đi vào tiếng Việt nó chỉ được sử dụng có hai nghĩa : số thứ tự và đều hay cùng.

Từ phong trào trong tiếng Hán có ba nghĩa: 1- Hướng gió và cữ thủy triều. 2- Gió lốc, gió xoáy giữa biển khơi.3- Sự việc diễn ra sôi nổi trong một thời kì nhất định. Khi đi vào tiếng Việt , chỉ có nghĩa 3- được giữ lại.

b). Chỉ bảo lưu nghĩa của một trong hai thành tố của từ được sử dụng trong tiếng Hán. Thí dụ:

Ðột ngột trong tiếng Hán có nghĩa là cao chót vót, cao ngất một mình, trong đó đột có nghĩa là bất chợt, ngột có nghĩa là cao mà phẳng. Trong tiếng Việt, chỉ có nghĩa của đột được giữ lại để chỉ sự bất ngờ, không có dấu hiệu gì báo trước.

c). Chỉ sử dụng nghĩa của tiếng Hán theo nghĩa hẹp. Thí dụ:

Tiêu hóa trong tiếng Hán có nghĩa là tiêu tan vật chất hóa ra chất khác. Thí dụ như chất đặc nấu chảy ra chất lỏng…Nói chung, có thể dùng cho mọi quá trình biến đổi của vật chất. Trong tiếng Việt, tiêu hóa chỉ được sử dụng để chỉ quá trình biến thức ăn thành chất nuôi dưỡng cơ thể của người và động vật.

– Chuyển sang nghĩa hoàn toàn mới. Thí dụ:

Từ ngoại ô trong tiếng Hán có nghĩa là cái bờ thành nhỏ đắp bằng đất để ngăn trộm cướp. Trong tiếng Việt ngoại ô chỉ khu vực bên ngoài thành phố.

Phương phi trong tiếng Hán có nghĩa là hoa cỏ thơm tho; trong tiếng Việt có nghĩa là béo tốt.

Khôi ngô trong tiếng Hán có nghĩa là cao to; trong tiếngViệt có nghĩa là mặt mũi sáng sủa, dễ coi.

Bồi hồi trong tiếng Hán có nghĩa là đi đi lại lại; trong tiếng Việt có nghĩa là trạng thái tâm lí bồn chồn, xúc động.

Kĩ lưỡng trong tiếng Hán có nghĩa là khéo léo, trong tiếng Việt có nghĩa là cẩn thận.

Ðáo để trong tiếng Hán có nghĩa là đến đáy, trong tiếng Việt có nghĩa là quá quắt trong đối xử, không chịu ở thế kém đối với bất cứ ai.

– Thay đổi sắc thái biểu cảm. Thí dụ:

Trong tiếng Hán , từ thủ đoạn có nghĩa là tài lược, mưu cơ. Trong tiếng Việt thủ đoạn mang nghĩa xấu, tương đương với cách thức lừa bịp. Phụ nữ, nhi đồng trong tiếng Hán mang sắc thái trung tính, sang tiếng Việt nó diễn đạt khái niệm mang sắc thái dương tính .

Sự thay đổi sắc thái biểu cảm có thể gắn liền với sự thay đổi các nét nghĩa trong ý nghĩa biểu niệm. Thí dụ:

Tiểu tâm trong tiếng Hán có nghĩa là cẩn thận, chú ý ( sắc thái dương tính). Trong tiếng Việt có nghĩa là lòng dạ nhỏ mọn, hẹp hòi (sắc thái âm tính).

Lợi dụng trong tiếng Hán có nghĩa là đồ vật tiện dùng hay sử dụng đồ vật sao cho có lợi (trung tính). Trong tiếng Việt có nghĩa là dựa vào điều kiện thuận lợi nào đó để mưu cầu quyền lợi riêng không chính đáng ( sắc thái âm tính)

Về mặt phong cách, từ tiền Hán-Việt do được du nhập sớm nên hầu hết có nội dung biểu đạt những khái niệm cụ thể và được Việt hoá rất sâu ( như: buồng, bình, đục, đuốc mây, mùa, mù, đúng,…). Từ Hán-Việt do được du nhập muộn hơn, khi tiếng Việt đã có những từ biểu thị các sự vật cụ thể thuộc nền văn minh vật chất, cho nên phần lớn chúng được sử dụng để biểu thị những khái niệm trừu tượng thuộc lớp từ văn hóa và được Việt hóa chưa sâu. Trong tiếng Việt chúng mất khả năng sử dụng độc lập, chỉ được sử dụng với tư cách như những yếu tố cấu tạo từ. So sánh từ cỏ và thảo, miệng và khẩu, mặt và nhan…có thể thấy rõ điều đó. Do đó, để hiểu được từ Hán-Việt , người Việt thường đặt nó vào trong các chùm quan hệ. Thí dụ:

Thảo > thảo mộc, thu thảo, thảo đường, thảo khấu, thảo dã,…

Hòa > hòa hiếu, hòa bình, bất hòa, hòa hoãn, hiền hoà,…

Về mặt cấu tạo, từ đa tiết Hán-Việt do phần lớn là mượn từ tiếng Hán nên được cấu tạo theo ngữ pháp Hán. Trong các kết cấu chính phụ, yếu tố phụ bao giờ cũng được đặt trước. Thí dụ:

+ Ðịnh tố + danh từ. Thí dụ : chính phủ, thủ pháp, thiên tử. thủy điện, ngoại quốc, độc giả, …

+ Bổ tố + động từ. Thí dụ: cưỡng đoạt, độc lập, độc tấu, bi quan, ngoại lai, lạm dụng, kí sinh,…

Một số lớn từ Hán-Việt cũng được cấu tạo theo kết cấu đẳng lập.Thí dụ:

+Danh từ +danh từ. Thí dụ: mô phạm, quy củ, nhân dân, phụ nữ, thư tịch, quốc gia,…

+Tính từ +tính từ. Thí dụ: hạnh phúc, phú quý, khổ sở, cơ hàn, phong phú, trang nghiêm thích hợp,…

+Ðộng từ +động từ . Thí dụ: tiếp nhận, tàn sát, chiến đấu, thương vong, đả phá, giáo dưỡng,…

Có điều cần chú ý là những từ Hán-Việt kiểu này ít có thể đảo vị trí giữa các yếu tố như những từ thuần Việt .

Ngoài ra trên cơ sở những yếu tố Hán-Việt này, hàng loạt những từ mới sau đó đã được tạo ra. Người Việt có thể kết hợp yếu tố Hán-Việt với yếu tố thuần Việt để tạo ra từ mới. Thí dụ: binh lính, cướp đoạt, đói khổ, súng trường, kẻ địch, tàu hoả,…

3.4. Từ Hán Việt hóa.

Từ Hán Việt Việt hóa là những từ được hình thành trên cơ sở sự biến đổi về mặt ngữ âm, ngữ nghĩa và phong cách của những từ Hán-Việt. So với những từ Hán-Việt, những từ Hán Việt Việt hóa mang ý nghĩa cụ thể hơn. So sánh: can và gan, đình và dừng , hoạvà vẽ.

Có thể nhận thấy sự biến đổi ngữ âm từ âm Hán-Việt sang âm Hán-Việt Việt hoá như sau:

Biến đổi k > g

Biến đổi đ > d.

Biến đổi b > v.

Biến đổi h, w > v .

Biến đổi s > th .

– Về phần vần.

Những nguyên âm hẹp có khuynh hướng chuyển sang các nguyên âm rộng. Cụ thể, âm /i/ > /e/ , /iê/ > /ê/ , /ê/ > /e/ ,…

Chú ý: Từ Hán-Việt cổ và từ Hán Việt Việt hóa được hình thành từ hai điểm xuất phát khác nhau và ở vào hai thời điểm khác nhau nên không thể có hiện tượng một từ Hán vừa có âm Hán-Việt cổ, lại vừa có âm Hán-Việt Việt hóa. Như vậy là ở Việt Nam, chỉ xảy ra hiện tượng song tồn giữa a/. Từ Hán-Việt cổ và từ Hán-Việt. b/. Từ Hán-Việt và Hán-Việt Việt hóa.

Các từ Hán-Việt cổ và từ Hán Việt Việt hóa có đặc điểm chung là đã được Việt hóa hoàn toàn về các mặt ngữ âm, ngữ nghĩa và phong cách, giống với từ gốc bản địa, chúng có thể hoạt động độc lập trong việc cấu tạo từ và câu. Chính vì vậy có tác giả xếp chúng vào cùng một loại từ gốc Hán không đọc theo âm Hán-Việt hay từ thuần Việt.

Tóm lại, những từ gốc Hán trong tiếng Việt chiếm số lượng rất lớn và giữ vai trò quan trọng trong việc biểu đạt tư tưởng, tình cảm của người Việt. Tuy nhiên cần chú ý sử dụng đúng chỗ, đúng lúc mới có thể phát huy được tác dụng to lớn của chúng.

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn