Thuật Ngữ Là Từ Gì / Top 10 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | 2atlantic.edu.vn

Thuật Ngữ Từ Hán Việt Là Gì

1. Quá trình tiếp xúc giữa tiếng Việt và tiếng Hán:

Các nhà nghiên cứu tiếng Việt ngày nay ai cũng nhắc đến những từ Việt gốc Hán, nhưng những định nghĩa và giới thuyết về lớp từ này vẫn chưa phải đã hoàn toàn được thống nhất. Lúc đầu nhiều người cho rằng từ Việt gốc Hán chỉ bao gồm các từ Hán-Việt.

Một thực tế mà ai cũng phải thừa nhận là giữa người Việt và người Hán đã có sự tiếp xúc về văn hóa và ngôn ngữ từ lâu đời, từ khoảng hai ngàn năm trước.Do đó, nhìn chung, từ Việt gốc Hán là một hiện tượng đa dạng và phức tạp. Có thể phân các giai đoạn tiếp nhận ấy ra làm hai thời kì lớn:

a/- Giai đoạn trước đời Ðường:

Ngay từ đầu công nguyên, từ khi có sự đô hộ phương bắc, tiếng Hán đã được sử dụng ở Giao Châu với tư cách một sinh ngữ. Người Hán muốn đồng hóa tiếng nói của dân tộc Việt, nhưng tiếng Việt đã có một cơ sở vững vàng từ trước, đến giai đoạn này nó vẫn tiếp tục được kế thừa và tồn tại. Vì vậy, tuy trải qua hàng ngàn năm, người Việt chỉ tiếp nhận lẻ tẻ một số từ Hán thường dùng để lấp đầy vào chỗ thiếu hụt trong tiếng Việt như: buồng, buồn, muộn, mây, muỗi, đục, đuốc…Những từ được tiếp nhận giai đoạn này được gọi là những từ tiền Hán- Việt hay từ Hán cổ.

b/-Giai đoạn từ đời Ðường trở về sau:

Vào khoảng đời Ðường, người Hán đã mở nhiều trường học ở Giao Châu, các thư tịch Hán thuộc đủ các loại được truyền bá rộng rãi. Trước đó, một số thiền sư ấn Ðộ và người Hán cũng truyền giáo ở Giao Châu, một số kinh phật đã được dịch sang chữ Hán cũng được truyền sang Giao Châu.Qua thư tịch, lớp từ văn hóa biểu thị những khái niệm trưù tượng của các phái Nho, Phật, Lão trong tiếng Hán đã được được người Việt vay mượn có tính chất đồng loạt, hệ thống kèm theo sự cải biến về mặt ngữ âm và ý nghĩa để lấp đầy vào khoảng thiếu hụt trong ngôn ngữ của mình.Những từ tiếp nhận ở giai đoạn này được gọi là từ Hán-Việt .

Sau khi âm Hán-Việt đã được hình thành, trong tiếng Việt vẫn diễn ra sự biến đổi ngữ âm. Những biến đổi này có thể tác động vào một bộ phận từ Hán-Việt, nhất là những từ thuộc phạm vi sinh hoạt hằng ngày, làm cho những từ này mang những nét mới về ngữ âm, ngữ nghĩa, phong cách, khác với những từ Hán-Việt trước đây. Những từ này được gọi là từ Hán-Việt Việt hoá.

Như vậy kết hợp tiêu chí thời gian hình thành với tiêu chí hình thức ngữ âm và phong cách có thể phân những từ gốc Hán ra làm ba loại: Từ tiền Hán-Việt, từ Hán-Việt, từ Hán-Việt Việt hóa.

3.2.Tình hình vay mượn từ tiền Hán-Việt.

Từ tiền Hán-Việt là những từ gốc Hán được dân tộc ta tiếp nhận từ trước đời Ðường.

Từ đời Hán cho đến đời Ðường, tiếng Hán đã trải qua hai giai đoạn lớn (Thời kì âm Hán thượng cổ và thời kì âm Hán trung cổ), do đó ngữ âm của tiếng Hán biến đổi và phát triển khá nhiều. Sự biến đổi này có tác động lớn lao đến hệ thống ngữ âm từ gốc Hán trong tiếng Việt, bởi vì những từ Hán – Việt cổ đọc theo âm Hán Thượng cổ, những từ Hán – Việt lại dựa vào âm Hán trung cổ. Dựa vào thành quả nghiên cứu về âm Hán Thượng cổ, đối chiếu với những từ gốc Hán ở Việt Nam, những người có vốn Hán ngữ có thể xác định được những từ nào thuộc về lớp từ Hán-Việt cổ.

Về mặt ngữ âm, có thể hình dung lại quá trình biến đổi từ âm Hán Thượng cổ sang âm Hán-Việt cổ như sau: Trước thế kỉ thứ X trong hệ thống âm đầu tiếng Việt còn chưa có âm hữu thanh, vì vậy âm Hán-Việt cổ lúc đầu cũng mang âm đầu vô thanh, về sau chúng mới hữu thanh hóa. Như vậy những từ có âm đầu hữu thanh trong tiếng Việt ở thời kì ban đầu này chính là những từ gốc Hán.

Xét về mặt nội dung và phong cách, các từ Hán-Việt cổ do du nhập vào tiếng Việt từ rất sớm, tuyệt đại là những từ đơn âm tiết có đầy đủ hai mặt hình ảnh âm thanh và ý nghĩa, nên đã được Việt hoá rất sâu, có khả năng vận hành độc lập trong tiếng Việt và có một vị trí không khác gì những từ gốc Môn-Khme và gốc Tày-Thái trong tiếng Việt, vì vậy cho nên trong thực tế lâu nay nó vẫn được coi là những từ Việt. Theo quan điểm đồng đại, dựa vào chức năng và giá trị sử dụng, nhiều tác giả xem chúng là từ thuần Việt.

3.3. Từ Hán-Việt.

Từ Hán-Việt là những từ gốc Hán đời Ðường-Tống được biến đổi theo quy luật ngữ âm tiếng Việt. Do thông qua con đường sách vở là chủ yếu, những từ Hán-Việt được hình thành một cách có hệ thống, biểu đạt những khái niệm cần thiết cho việc giao tế lúc đó, nhất là trong ngôn ngữ viết. Xét về mặt nội dung, có thể thấy từ Hán Việt được sử dụng để biểu đạt những khái niệm thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau như chính trị, kinh tế, khoa học, tôn giáo, v.v… Ví dụ:

– Chính trị: hoàng thượng, thượng, thượng đế, chế độ, chiếm đoạt, xung đột, chính thống, triều đình, …

– Văn hóa: khoa cử, văn chương, giảng giải, hiền triết,…

– Giáo dục: tú tài, cử nhăn, tiến sĩ, trạng nguyên, thám hoa,…

– Tôn giáo: Phật, nát bàn, hòa thượng, giáng thế, thiên đường,…

– Quân sự: chiến trường, giáp trận, xung đột, chỉ huy, ác chiến,.

– Tư pháp: Nguyên cáo, bị cáo, xử lí, tố cáo, án sát, ân xá,…

– Y học: thương tích, thương hàn, chướng khí, tiêm nhiễm,…

– Kinh tế: thương mại, thương khách, công nghiệp, thương nghiệp,…

Về mặt ngữ âm, có thể miêu tả quá trình hình thành ra âm Hán-Việt thành mấy điểm sau:

Về mặt phụ âm đầu: Trong tiếng Hán Trung cổ ở các thế kỉ VIII, IX có tất cả 41 âm đầu, trong đó có nhiều âm hữu thanh và âm tắc-xát, trong khi đó ở tiếng Việt thế kỉ X chỉ có 20 âm đầu, lại không có âm hữu thanh và âm tắc-xát, do đó, ở bước đầu tiên, các âm hữu thanh trong tiếng Hán phải chuyển thành âm vô thanh trong Hán-Việt và các âm đầu tắc-xát Hán phải chuyển thành tắc hay xát trong Hán-Việt. Kết quả là 41 âm đầu trong tiếng Hán Trung cổ nhập lại thành 20 âm đầu trong cách đọc Hán-Việt buổi đầu. Ðể bù lại và giữ thế cân bằng sẽ có sự bổ sung về thanh điệu. Các âm đầu vô thanh Hán sang vô thanh Hán-Việt sẽ có các thanh điệu bổng. Các âm đầu hữu thanh Hán sang vô thanh Hán-Việt sẽ có các thanh điệu trầm. Ngoài ra, trong nội bộ tiếng Việt cũng diễn ra sự biến đổi ngữ âm. Một số âm đầu vô thanh lại hữu thanh hóa, một số âm đầu khác được xát hóa hoặc tắc hóa: p > b; t > đ; s > t ; kj.>gi. Cuối cùng là ta có diện mạo hệ thống âm đầu từ Hán-Việt như ngày nay.

Về phần vần, cũng có những biến đổi đều đặn từ âm Hán Trung cổ sang âm Hán-Việt.

Chọn hệ thống ngữ âm Hán -Việt làm trung điểm để khảo sát hệ thống ngữ âm của những từ vay mượn gốc Hán ở các thời kì, có thể thấy đặc điểm ngữ âm của những từ vay mượn ở hai thời kì này như sau:

THV HV THV HV

Thông qua cứ liệu thống kê trên, ta có thể rút ra một số đặc điểm ngữ âm của hai thời kì này:

-Có sự đối lập giữa âm hữu thanh và âm vô thanh giữa hai thời kì. Cụ thể:

+ Sự dối lập giữà / b / và / f /

Thí dụ: buồng – phòng; buông – phóng; bùa – phù.

+Sự đối lập giữa / m / và / v /.

Thí dụ: mùa -vụ; múa- vũ; muộn- vãn.

+Sự đối lập giữa / d/ và / tr /.

Thí dụ: đục -trọc , đuổi -truy ; đúng -trúng.

+Sự đối lập giữa / ia / và / i /.

Thí dụ: bia- bi ; lìa- li ; bìa- bì.

+ Sự đối lập giữa / ô / và / a / khi không đứng sau / / i / ngắn.

Thí dụ : nôm, nồm – nam, nộp- nạp, hộp – hạp.

+ Sự đối lập của /ă/ ngắn và /i/ khi đứng trước /ng/ và /k/ .

Thí dụ: tanh- tinh ; sanh – sinh.

+ Sự đối lập giữa / e / và / a / hay / ie /.

Thí dụ: kén- kiển ; quen- quán ; khoe- khoa ; phen- phiên; sen -liên.

+ Sự đối lập giữa / o / và / wo /.

Thí dụ: hòn- hoàn.

+ Sự đối lập giữa / ua / và / u /.

Thí dụ: chúa – chủ ; múa- vũ .

+ Sự đối lập giữa / ưa / và / ư /.

Thí dụ: lừa – lư ; chứa – trữ ; tựa – tự.

+ Sự đối lập giữa / ơ / , / ai / , / ơi / , / âi / và / i /.

Thí dụ: cờ- kì; thơ- thi ; mày- mi ; dời -di; vây – vi.

Vay mượn là một hiện tượng tất yếu trong quá trình giao lưu văn hóa, kinh tế giữa các dân tộc. Có một điều đáng nói là thái độ tích cực, chủ động của người Việt trong quá trình tiếp thu những từ ngữ của tiếng nước ngoài. Những từ ngữ gốc Hán khi đi vào tiếng Việt chẳng những biến đổi it nhiều về hình thức ngữ âm như vừa nêu mà còn có những cải biến về mặt ý nghĩa. ý nghĩa có thể được biến đổi theo nhiều hướng.

– Mở rộng ý nghĩa của từ Hán. Thí dụ:

Từ khám trong tiếng Hán có một nghĩa xem xét, khi đi vào tiếng Việt nó thêm nhiều nghĩa mới như xét, lục, khám, soát.

Từ thủ trong tiếng Hán có 2 nghĩa: 1/. Phần trên cơ thể của người (thủ cấp). 2/. Ðứng trước hết (thủ khoa, thủ lĩnh). Sang tiếng Việt, ngoài hai nghĩa trên, phát sinh thêm một nghĩa mới là phần trên của cơ thể gia súc ( thủ lợn, thủ bò).

– Thu hẹp nghĩa của từ Hán. Việc thu hẹp nghĩa có thể diễn ra dưới nhiều hình thức.

a). Giảm bớt các nghĩa được sử dụng trong tiếng Hán. Thí dụ:

Trong tiếng Hán từ nhất có mười hai nghĩa, khi đi vào tiếng Việt nó chỉ được sử dụng có hai nghĩa : số thứ tự và đều hay cùng.

Từ phong trào trong tiếng Hán có ba nghĩa: 1- Hướng gió và cữ thủy triều. 2- Gió lốc, gió xoáy giữa biển khơi.3- Sự việc diễn ra sôi nổi trong một thời kì nhất định. Khi đi vào tiếng Việt , chỉ có nghĩa 3- được giữ lại.

b). Chỉ bảo lưu nghĩa của một trong hai thành tố của từ được sử dụng trong tiếng Hán. Thí dụ:

Ðột ngột trong tiếng Hán có nghĩa là cao chót vót, cao ngất một mình, trong đó đột có nghĩa là bất chợt, ngột có nghĩa là cao mà phẳng. Trong tiếng Việt, chỉ có nghĩa của đột được giữ lại để chỉ sự bất ngờ, không có dấu hiệu gì báo trước.

c). Chỉ sử dụng nghĩa của tiếng Hán theo nghĩa hẹp. Thí dụ:

Tiêu hóa trong tiếng Hán có nghĩa là tiêu tan vật chất hóa ra chất khác. Thí dụ như chất đặc nấu chảy ra chất lỏng…Nói chung, có thể dùng cho mọi quá trình biến đổi của vật chất. Trong tiếng Việt, tiêu hóa chỉ được sử dụng để chỉ quá trình biến thức ăn thành chất nuôi dưỡng cơ thể của người và động vật.

– Chuyển sang nghĩa hoàn toàn mới. Thí dụ:

Từ ngoại ô trong tiếng Hán có nghĩa là cái bờ thành nhỏ đắp bằng đất để ngăn trộm cướp. Trong tiếng Việt ngoại ô chỉ khu vực bên ngoài thành phố.

Phương phi trong tiếng Hán có nghĩa là hoa cỏ thơm tho; trong tiếng Việt có nghĩa là béo tốt.

Khôi ngô trong tiếng Hán có nghĩa là cao to; trong tiếngViệt có nghĩa là mặt mũi sáng sủa, dễ coi.

Bồi hồi trong tiếng Hán có nghĩa là đi đi lại lại; trong tiếng Việt có nghĩa là trạng thái tâm lí bồn chồn, xúc động.

Kĩ lưỡng trong tiếng Hán có nghĩa là khéo léo, trong tiếng Việt có nghĩa là cẩn thận.

Ðáo để trong tiếng Hán có nghĩa là đến đáy, trong tiếng Việt có nghĩa là quá quắt trong đối xử, không chịu ở thế kém đối với bất cứ ai.

– Thay đổi sắc thái biểu cảm. Thí dụ:

Trong tiếng Hán , từ thủ đoạn có nghĩa là tài lược, mưu cơ. Trong tiếng Việt thủ đoạn mang nghĩa xấu, tương đương với cách thức lừa bịp. Phụ nữ, nhi đồng trong tiếng Hán mang sắc thái trung tính, sang tiếng Việt nó diễn đạt khái niệm mang sắc thái dương tính .

Sự thay đổi sắc thái biểu cảm có thể gắn liền với sự thay đổi các nét nghĩa trong ý nghĩa biểu niệm. Thí dụ:

Tiểu tâm trong tiếng Hán có nghĩa là cẩn thận, chú ý ( sắc thái dương tính). Trong tiếng Việt có nghĩa là lòng dạ nhỏ mọn, hẹp hòi (sắc thái âm tính).

Lợi dụng trong tiếng Hán có nghĩa là đồ vật tiện dùng hay sử dụng đồ vật sao cho có lợi (trung tính). Trong tiếng Việt có nghĩa là dựa vào điều kiện thuận lợi nào đó để mưu cầu quyền lợi riêng không chính đáng ( sắc thái âm tính)

Về mặt phong cách, từ tiền Hán-Việt do được du nhập sớm nên hầu hết có nội dung biểu đạt những khái niệm cụ thể và được Việt hoá rất sâu ( như: buồng, bình, đục, đuốc mây, mùa, mù, đúng,…). Từ Hán-Việt do được du nhập muộn hơn, khi tiếng Việt đã có những từ biểu thị các sự vật cụ thể thuộc nền văn minh vật chất, cho nên phần lớn chúng được sử dụng để biểu thị những khái niệm trừu tượng thuộc lớp từ văn hóa và được Việt hóa chưa sâu. Trong tiếng Việt chúng mất khả năng sử dụng độc lập, chỉ được sử dụng với tư cách như những yếu tố cấu tạo từ. So sánh từ cỏ và thảo, miệng và khẩu, mặt và nhan…có thể thấy rõ điều đó. Do đó, để hiểu được từ Hán-Việt , người Việt thường đặt nó vào trong các chùm quan hệ. Thí dụ:

Thảo > thảo mộc, thu thảo, thảo đường, thảo khấu, thảo dã,…

Hòa > hòa hiếu, hòa bình, bất hòa, hòa hoãn, hiền hoà,…

Về mặt cấu tạo, từ đa tiết Hán-Việt do phần lớn là mượn từ tiếng Hán nên được cấu tạo theo ngữ pháp Hán. Trong các kết cấu chính phụ, yếu tố phụ bao giờ cũng được đặt trước. Thí dụ:

+ Ðịnh tố + danh từ. Thí dụ : chính phủ, thủ pháp, thiên tử. thủy điện, ngoại quốc, độc giả, …

+ Bổ tố + động từ. Thí dụ: cưỡng đoạt, độc lập, độc tấu, bi quan, ngoại lai, lạm dụng, kí sinh,…

Một số lớn từ Hán-Việt cũng được cấu tạo theo kết cấu đẳng lập.Thí dụ:

+Danh từ +danh từ. Thí dụ: mô phạm, quy củ, nhân dân, phụ nữ, thư tịch, quốc gia,…

+Tính từ +tính từ. Thí dụ: hạnh phúc, phú quý, khổ sở, cơ hàn, phong phú, trang nghiêm thích hợp,…

+Ðộng từ +động từ . Thí dụ: tiếp nhận, tàn sát, chiến đấu, thương vong, đả phá, giáo dưỡng,…

Có điều cần chú ý là những từ Hán-Việt kiểu này ít có thể đảo vị trí giữa các yếu tố như những từ thuần Việt .

Ngoài ra trên cơ sở những yếu tố Hán-Việt này, hàng loạt những từ mới sau đó đã được tạo ra. Người Việt có thể kết hợp yếu tố Hán-Việt với yếu tố thuần Việt để tạo ra từ mới. Thí dụ: binh lính, cướp đoạt, đói khổ, súng trường, kẻ địch, tàu hoả,…

3.4. Từ Hán Việt hóa.

Từ Hán Việt Việt hóa là những từ được hình thành trên cơ sở sự biến đổi về mặt ngữ âm, ngữ nghĩa và phong cách của những từ Hán-Việt. So với những từ Hán-Việt, những từ Hán Việt Việt hóa mang ý nghĩa cụ thể hơn. So sánh: can và gan, đình và dừng , hoạvà vẽ.

Có thể nhận thấy sự biến đổi ngữ âm từ âm Hán-Việt sang âm Hán-Việt Việt hoá như sau:

Biến đổi k > g

Biến đổi đ > d.

Biến đổi b > v.

Biến đổi h, w > v .

Biến đổi s > th .

– Về phần vần.

Những nguyên âm hẹp có khuynh hướng chuyển sang các nguyên âm rộng. Cụ thể, âm /i/ > /e/ , /iê/ > /ê/ , /ê/ > /e/ ,…

Chú ý: Từ Hán-Việt cổ và từ Hán Việt Việt hóa được hình thành từ hai điểm xuất phát khác nhau và ở vào hai thời điểm khác nhau nên không thể có hiện tượng một từ Hán vừa có âm Hán-Việt cổ, lại vừa có âm Hán-Việt Việt hóa. Như vậy là ở Việt Nam, chỉ xảy ra hiện tượng song tồn giữa a/. Từ Hán-Việt cổ và từ Hán-Việt. b/. Từ Hán-Việt và Hán-Việt Việt hóa.

Các từ Hán-Việt cổ và từ Hán Việt Việt hóa có đặc điểm chung là đã được Việt hóa hoàn toàn về các mặt ngữ âm, ngữ nghĩa và phong cách, giống với từ gốc bản địa, chúng có thể hoạt động độc lập trong việc cấu tạo từ và câu. Chính vì vậy có tác giả xếp chúng vào cùng một loại từ gốc Hán không đọc theo âm Hán-Việt hay từ thuần Việt.

Tóm lại, những từ gốc Hán trong tiếng Việt chiếm số lượng rất lớn và giữ vai trò quan trọng trong việc biểu đạt tư tưởng, tình cảm của người Việt. Tuy nhiên cần chú ý sử dụng đúng chỗ, đúng lúc mới có thể phát huy được tác dụng to lớn của chúng.

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Từ Điển Thuật Ngữ Bóng Rổ

A

Air ball (động từ & danh từ): bắn/ném gió (ném bóng trượt kém đến mức bóng ko chạm vành rổ).[/size]

Alley-oop (động từ & danh từ): chuyền-úp (1 người chuyền bóng cho đồng đội sút bóng ghi điểm trên không)… ko thì dùng từ việt hóa alê úp cũng được

Assist (động từ & danh từ): (đường chuyền/pha/cú) thiết kế; đường chuyền quyết định (cho đồng đội ghi điểm)

B

Backboard or board (danh từ): bảng (gắn sau rổ)

Back court (danh từ): (nửa/phần) sân nhà (ngược lại với front court: sân đối phương)

Bank shot (danh từ và động từ): (cú) ném/bắn/sút dựa bảng

Basket (danh từ): 1. (cái) rổ 2. ghi điểm (make the basket)

Bench (danh từ): 1. băng ghế dự bị 2. những cầu thủ dự bị

Block (danh từ, động từ): (ngăn) chặn/cản phá (bóng) (block the shot: chặn bóng ko cho ghi điểm). cũng như blockshot

Blocking foul: lỗi cản người (chẳng hạn di chuyển vào đường dắt bóng của đội bạn)

Bounce pass (danh từ & độngt từ): chuyền bật đất (kiểu chuyền vào trong an toàn và hiệu quả nhất đấy)

Boxing out (động từ): quây (rổ) (bên phòng ngự dùng người chắn bên tấn công ko cho áp sát rổ để bù bóng (cướp bóng bật bảng)

Buzzer (dt): tiếng còi hết hiệp (beat the buzzer, at the buzzer)

C

Charge (danh từ, cũng như charging foul): lỗi đâm người (khi cầu thủ bên tấn công lao vào cầu thủ đội bạn đang đứng yên (2 chân chạm đất).

The defender set his feet and drew a charging foul from the forward: câu lỗi đâm người từ trung phong đội bạn.

Charity stripe (danh từ, lóng): cũng như free-throw line: vạch bắn phạt (vạch 1 điểm)

Corner (danh từ): góc sân (thường là khu vực ngoài vạch 3 điểm)

Cross-over (danh từ): cú đổi tay rê bóng (~ dribble, move)

D

Dead ball (danh từ): bóng chết (dead ball foul: lỗi xảy ra khi bóng không còn trong cuộc).

Double dribble (dt): lỗi dẫn bóng, hai bóng (dẫn bóng lần 2 sau khi đã cầm bóng bằng hai tay)

Double foul (danh từ): lỗi kép, lỗi đôi (cầu thủ 2 đội phạm lỗi cùng một lúc)

Double-team (động từ): 2 kẹp 1

Downtown (danh từ, lóng): khu vực ngoài vạch 3 điểm

Dribble (dt & đt): (pha/cú) dẫn/dẳt/rê (bóng)

Drive (đt): dắt bóng lên rổ (drive to the basket)

Drill (dt): 1. bài tập, luyện tập (passing drill: bài tập chuyện bóng); 2. (đt, lóng): ghi điểm rất ngọt (“he just drilled it from downtown” – anh ta “khoan” quả bóng vào rổ từ ngoài vạch 3 điểm)

Dunk (đt, dt): (pha, cú) (nhảy) úp rổ

Ngoài học bóng rổ để tăng chiều cao ra nếu bạn nào muốn tăng cường thể lực hãy tham gia học bóng đá tại Trung Tâm Thể Thao Tuổi Trẻ. Đây là trung tâm đào tạo bóng rổ và bóng đá tại Hà Nội

E

Ejection (dt), eject (đt): đuổi khỏi sân

Elbow (dt): cánh khuỷu (hai đầu của vạch 1 điểm)

F

Fade-away (dt): (cú/pha) ném/bắn ngả người (về phía sau): nghĩa đen: ném khi hình bóng cái rổ xa mờ dần. (kiểu bắn này rất khó trúng nhưng cũng rất khó cản phá).

Fake (dt & đt): lừa/gạt/(giả) vờ (fake the shot: vờ ngắm bắn – cũng như pump-fake)

Fast break (dt): phản công nhanh

Field goal (dt): ghi điểm (ko từ vạch ném phạt)

Follow-up (dt): ghi điểm sau một cú bắn trượt, bù bóng

Forward (dt): trung phong (small forward: cầu thủ chơi vị trí số 3, power forward: cầu thủ chơi vị trí số 4).

Four-point play (dt): pha 4 điểm (ném 3 điểm vào và bị phạm lỗi trong khi bắn, được thưởng thêm 1 quả ném phạt). (he couldn’t finish the four-point play: anh ta ném phạt trượt sau khi ghi 3 điểm và bị phạm lỗi)

Flagrant foul (dt): lỗi cố ý (lỗi trắng trợn). chẳng hạn cố tình gây chấn thương cho cầu thủ đội bạn (cũng như intentional foul)

Free-throw (dt): ném/bắn phạt, ném/bắn 1 điểm

Front court (dt): phần/nửa sân đối phương

Full-court (tt): toàn/cả sân. to apply full court pressure – áp dụng chiến thuật pressing toàn sân.

G

Goaltending (dt): bóng đang rơi xuống rổ/trên vành rổ (khi bên phòng ngự chặn phá bóng). Bên tấn công sẽ được thưởng điểm dựa vào vị trí ném bóng. phân biệt với blockshot – chặn bóng khi bóng đang bay lên.

Guard (dt): hậu vệ, cầu thủ chơi vị trí số 1, 2, và (trong vài trường hợp) 3. (point guard: hậu vệ dẫn bóng (vị trí số 1), shooting guard: hậu vệ sút bóng (vị trí số 2)).

Guard (đt): kèm

H

Half-court (tt): nửa sân.

Hook shot: (ném) móc bóng (ném vòng qua đầu khi lưng đối mặt với rổ)

I

Intentional foul (dt): lỗi cố ý (lỗi phi thể thao)

J

Jump ball (dt): 1. (pha) tung bóng (để bắt đầu hoặc bắt đầu lại trận đấu). Trọng tài tung bóng cho 2 cầu thủ của hai đội nhảy lên tranh chấp (ở giữa sân hoặc ở vạch 1 điểm). Bóng phải lên đến điểm cao nhất rồi thì cầu thủ mới được chạm vào bóng. 2. (jump ball situation): trường hợp khi cả hai cầu thủ của hai đội cùng hai tay ôm bóng, hoặc bóng ra khỏi sân sau khi chạm cả hai bên cùng một lúc. Quyền kiểm soát bóng sẽ được quyết định bởi “possession arrow” hoặc một pha tung bóng.

K

Kick ball: lỗi (dùng chân) đá bóng

M

Man-to-man (tt): chiến thuật một kèm một

MVP (“Most Valuable Player”) (dt) danh hiệu cầu thủ xuất sắc nhất

N

NBA National Basketball Association (dt) – Hiệp hội bóng rổ nhà nghề Mỹ

O

Offense (dt): tấn công

One-on-one (tt): một đối/chọi một

Overhead pass (dt): chuyền bóng khi bóng ở trên đầu

Overtime (dt): hiệp phụ (thường kéo dài 5′)

P

(the) paint: vùng dưới rổ (thường được tô màu khác với màu sân). vùng từ đường biên sau rổ đến vạch 1 điểm.

Pivot (đt): xoay (người) (với một chân trụ giữ nguyên ko thay đổi vị trí)

Possession (dt): (sự) kiểm soát bóng. Possession arrow (mũi tên trên bàn trọng tài bàn chỉ đội nào sẽ được kiểm soát bóng sau một pha “jump ball”)

Post (đt, dt): khu vực dưới bảng (sát rổ). play post up: thiết lập vị trí dưới bảng

R

Rebound (đt, dt (cũng như board)): (bắt bóng bật) bảng

S

Slam (cũng như slam dunk, dunk) (dt): úp rổ

Steal (đt, dt): cướp/đoạt bóng

Swing man (dt): cầu thủ có thể chơi cả hai vị trí số 2 và 3 (hậu vệ và trung phong).

T

Technical foul (dt, cũng như technical): lỗi kỹ thuật (cãi nhau với trọng tài, chửi bậy, dọa dẫm cầu thủ đội bạn, có quá nhiều người trong sân, chậm đưa bóng vào cuộc, đánh đu trên rổ quá lâu, xin nghỉ hội ý khi không còn lần nghỉ nào nữa v.v.). Flagrant foul & intentional foul  cũng được xếp vào lỗi kỹ thuật. Cầu thủ có 2 lỗi kỹ thuật sẽ bị đuổi khỏi sân

Throw-in (dt): ném biên

Time-out (dt): nghỉ hội ý

Tip in (dt): típ bóng (ghi điểm) – sau khi bóng đập bảng/vành rổ bật ra

Travel (đt, dt): lỗi chạy bước

Triple threat position: tư thế tối ưu (khi nhận bóng: có thể ném, chuyền, và dẫn bóng)

Turnover (đt, dt): mất bóng, mất quyền kiểm soát bóng (do chuyền bóng cho đối phương (giveaway), bị cướp (steal), bóng ra ngoài biên (out of bound), cản (block), chạy bước (travel), hai bóng, lỗi đâm người, v.v…).

Z

Zone (dt, cũng như playing zone): chiến thuật phòng ngự khu vực

Từ điển thuật ngữ bóng rổ còn rất nhiều từ đang đợi các bạn thêm vào….

Share this:

Twitter

Facebook

Like this:

Like

Loading…

Related

Giày Sneaker Là Gì? Giải Mã Thuật Ngữ Thường Được Dùng Từ A

Giày Sneaker là gì?

Sneaker (cũng có thể gọi là giày điền kinh, giày tennis, giày tập gym, giày thể thao, giày chạy hoặc giày tập) là giày được thiết kế & sản xuất nhằm phục vụ người dùng cho hoạt động thể thao. Tuy nhiên do tính thân thiện & độ thẩm mỹ được cải thiện dần theo nhu cầu nên người ta bắt đầu mang sneaker chỉ để dạo phố, đi chơi & du lịch.

Các loại giày Sneaker

Cùng với sự phát triển của công nghệ thì Sneaker cũng có sự vượt bậc về thiết kế, kiểu dáng, màu sắc & sự tiện dụng. Vì thế mà sneaker có rất nhiều loại khác nhau. Ví dụ như:

Giày cổ cao che kín vùng mắt cá chân.

Giày cổ thấp hoặc kiểu oxford không che vùng mắt cá chân.

Sneaker cổ trung lai giữa kiểu cổ cao và cổ thấp.

Sneaker dài đến tận vùng bắp chân.

Một loại giày slip-on kiểu thấp cổ/oxford không che kín mắt cá chân và cũng không có dây buộc.

Giày CVO (Circular Vamp Oxford) cổ thấp giống như loại cổ thấp tuy nhiên còn có thêm hai miếng vải ở giữa đính khoảng 4 đến 5 lỗ để xỏ dây.

Giày CVO (Circular Vamp Oxford) cổ cao giống như loại cổ cao tuy nhiên có thêm hai miếng vải ở giữa.

Low Top – Cổ thấp

Sneaker Low-Top là những đôi có chiều cao của đôi giày không qua mắt cá chân của bạn. Được thiết kế dáng nhìn giống như các loại dép thông thường vậy. Đây có thể là loại giày bạn sẽ thấy vào hàng ngày vì dường như ai cũng mang chúng.

Ưu điểm: trọng lượng khá là nhẹ, thoải mái và thon gọn. Việc tháo cởi & mang vào thật sự dễ dàng khi sử dụng.

Nhược điểm: rất khó phối đồ nếu bạn không có thẩm mỹ về thời trang.

Các thương hiệu giày loại Low-Top thường thấy là Vans, Stan Smith, Converse, Air Force 1 Low, Adidas Superstar,…

Mid Top – Cổ bình thường

Nếu Low-Top thuộc loại cổ thấp (nằm dưới mắt cá chân) thì đến loại này được thiết kế cao hơn 1 tí so với phiên bản tiền nhiệm. Tuloshop thì thấy bản cao như vậy sẽ thích hợp với trang phục quần dài hơn.

Thương hiệu giày kiểu Mid-Top: Nike Af1, Giuseppe Zanotti Mid-top, Nike Air Presto, Adidas Stan Smith Mid, Buscemi Mid-top,…

High Top – Cổ Cao

Nhược điểm: do thiết kế cao nên sẽ khá thô và nặng hơn so với 2 loại kia. Thường phù hợp cho mùa đông hơn mùa hè.

Thương hiệu huyền thoại gắn liền với High-Top hầu như các bạn trẻ ai cũng biết đó là Jordan. Đặc biệt phải kể đến là bản 1’s, 3’s, 4’s và 11’s. (1’s và 11’s là High-top. 3’s và 4’s là Low-top). Ngoài ra cũng phải kể đến thương hiệu nổi tiếng về High-Top như Converse, Rick Owen, Dior, …

Những thương hiệu nổi tiếng về dòng giày Sneaker

Nike

Nike có thể nói là người tiên phong & đứng đầu về dòng giày Sneaker này khi mở đường cho sự tiến bộ cải thiện từ thiết kế, mẫu mã, nguyên liệu & màu sắc phù hợp với đa số người tiêu dùng. Không những trong lĩnh vực giày sneaker mà Nike còn thành công ngoài mong đợi với các loại giày khác như giày bóng đá, giày bóng rổ,…

Hiện tại vẫn chưa có thương hiệu nào có thể đánh bại loại giày bóng rổ của thương hiệu Nike.

Adidas

Adidas luôn được xem là sự lựa chọn hàng đầu đối với người tiêu dùng Việt Nam về sự tiện dụng & thiết kế bắt mắt của nó. Hiện tại thì hãng giày Adidas đã phân phối khắp cả thế giới & ở đâu chúng ta cũng có thể bắt gặp các Adidas Store nằm rải rác khắp các tỉnh & siêu thị.

Các thương hiệu con đã mang về lợi nhuận không nhỏ cho Adidas phải kể đến là Yeezy, Ultra Boost, Stan Smith, Alphabounce, Prophere,…

Balenciaga

Sneaker Balenciaga chiếm được cảm tình của các bạn trẻ trên toàn thế giới nhờ thiết kế đơn giản mà độc lạ trong đó. Vừa mang chất cổ điển lại có sự tinh tế hiện đại trong từng đường nét.

Balenciaga có 3 đứa con “tinh thần” của mình là Speed Trainer, Triple S & Track.

Những thuật ngữ thường thấy trong cấu trúc giày sneaker

Upper

Ý chỉ toàn bộ phần thân trên của giày thể thao (trừ phần đế). Bao gồm cả vật liệu sử dụng, thiết kế của giày, màu sắc,… Khi nói đến upper, có thể hiểu người nói muốn nói đến tính thẩm mỹ và vẻ đẹp của giày sneaker.

Aglets

Là phần đầu mút dây giày, thường được gia công bằng các chất liệu như nhựa, carbon fiber…

Eyelet

Tongue

Là lưỡi gà của giày thể thao. Có tác dụng che chắn phần bị hở của đôi giày. Đồng thời giảm sự ma sát của chân với dây giày, giúp người dùng cảm nhận được sự êm ái.

Socklining hay Sock Liner

Là miếng lót giày. Có vai trò khử mùi chân, tăng khả năng êm ái khi sử dụng. Bộ phận này có thể dễ dàng thay thế mà không làm ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của sản phẩm.

Sole

Có nghĩa là đế giày. Nguồn gốc của cách gọi này xuất phát từ từ solea – trong tiếng Latin nó có nghĩa là “Đất và mặt đất”. Đế giày nằm ở dưới cùng của đôi giày, tiếp xúc trực tiếp với mặt đất nên cách hiểu này là đúng nghĩa nhất. Thường thì phần đế giày sẽ được sử dụng các chất liệu như PVC, cao su, da,… Nó có thể chỉ có một lớp hoặc kết hợp với nhiều lớp và chia thành nhiều phần như insole, midsole, outsole,… Trong đó:

Insole – đế trong

Nằm ngay dưới bàn chân, cách một lớp dưới giày. Nó có tác dụng điều chỉnh hình dáng đôi giày, đem lại sự thoải mái cho người dùng.

Midsole – đế giữa

Nằm giữa insole và outsole. Đóng vai trò như chất hấp thu chất động trong giày thể thao.

Outsole – đế ngoài

Lớp tiếp xúc trực tiếp với mặt đất. Thường được kết hợp thêm chất liệu cao su để tăng tính ma sát cũng như độ bền của giày thể thao. Thường thì những thương hiệu giày nổi tiếng như Adidas, Nike,… sẽ chia sole thành nhiều phần.

Foxing

Là miếng đệm được đắp lên giày, nó đóng vai trò gia cố và tăng tính thẩm mỹ cho đôi giày. Trên thực tế thì nó giúp kết cấu của đôi giày trông cứng cáp và chắc chắn hơn.

Vamp

Là thân giày trước của sneaker. Có thể tính từ phía sau mũi giày đến xung quanh eyelet, tongue cho đến gần phần quarter.

Ngoài ra thì có một số từ điển thưởng thấy khác khi nói đến cấu tạo của giày sneaker như:

Toe – múi giày

Cushion – bộ đệm êm bên trong giày

Material – chất liệu làm nên đôi giày

Toe box – phần da trên mũi giày

Heel – gót giày

Wedge – phần lót trong của gót giày

Traction – vân đế

Tonal – những đôi giày thể thao có thiết kế đơn sắc,…

Boost

Công nghệ độc quyền của Ông Lớn Adidas do công ty hóa chất BASF tạo ra. Nó là một loại đến giữa, có khả năng đàn hồi lớn, hoàn trả năng lượng và hiệu suất cho người dùng. Khi tác động một lực vào giày, giày sẽ trả lại một lực tác động tương tự. Từ đó giúp người dùng dù di chuyển, chạy nhảy, đi lại nhiều cũng không quá mệt mỏi, mất sức.

Flyknit

Công nghệ được áp dụng cho phần upper giày của Nike, có thể nhắc đến vài công nghệ tiêu biểu khác như Nike free, Lunarlon, Flywirt… Các sợi vải được đan một cách chuẩn xác, đem lại độ đàn hồi về mềm mại cho giày thể thao. Cụ thể:

Lunarlon

Bộ đêm nhẹ và êm ái nhất của Nike: Được kết hợp giữa nhựa EVA và Nitrile Rubber (cao su buna-N). Ưu điểm của nó là lực tác động được trải đều khắp bề mặt đế giày thay vì tập trung tại một chỗ gây cảm giác nặng nề.

Nike free

Cảm nhận rõ nét hơn khi chạy. Bạn sẽ thấy bản thân như đang di chuyển trên không bởi chất liệu cực dẻo, ôm sát từ đầu ngón chân đến gót chân. Tuy nhiên nó chỉ được ứng dụng cho dòng giày chạy bộ chứ không dùng cho các bộ môn thể thao khác.

Hyperfuse

Là 3 lớp kết dính với nhau nhờ nhiệt độ cao, gồm: da synthetic – tổng hợp , lớp lưới và cuối cùng là lớp TPU. Mỗi lớp đều đảm bảo vai trò khác nhau.

Flywirt

Là các sợi vải có độ đàn hồi cao được bố trí ở hai bên thân giày, giúp phần upper ôm sát vào bàn chân, giữ con toàn cho người dùng khi tham gia các hoạt động mạnh như chạy độ, đánh bóng rổ, đá bóng,..

Ortholite

Là một thương hiệu lót giày khá nổi tiếng, được nhiều hãng lớn lựa chọn, có thể kể đến như Nike, Adidas, Vans, Converse,… Nhờ khả năng thoáng khí, chống mùi hôi – vi khuẩn và hỗ trợ đệm chân êm ái.

Climachill

Công nghệ này thường được tìm thấy trong quần áo thể thao và cả giày chạy bộ. Loại bỏ cảm giác nặng nề, oi bức,.. khi nhiệt độ cơ thể tăng cao. Nhờ tích hợp vải dệt kim với titan và hạt cầu nhôm làm mát 3D.

3M – Reflective Material

Vật liệu phản quang. Một trong những công nghệ có sức hút hiện nay, được nhiều Ông Lớn trong làng giày thể thao lựa chọn để “nâng tầm” sản phẩm của mình.

Light Responsive Technology

Là công nghệ phản quang đa sắc được Adidas sử dụng trên 3 đôi sneaker XENO: Superstar, ZX Flux, Attitude.

Những thuật ngữ, tên viết tắt về sneaker thường sử dụng

Replica

Có thể hiểu cụm từ này một cách chuẩn nhất là hàng nhái (nhưng chưa chắc là hàng giả). Trên thế giới, replica đôi khi còn được hiểu là hàng hóa có giá thành giảm do sự thay đổi trong chất liệu, mẫu mã,… của các thương hiệu lớn. Nhưng ở Việt Nam, khi nhắc đến replica thì đó là mặt hàng “làm lại”, với chất lượng và tính thẩm mỹ vượt trội, gần giống hàng auth đến 95% – 98%.

Fake

Là hàng giả, hàng nhái các thương hiệu nổi tiếng. Có giá thành rẻ do chất lượng kém bền.

SF hay Super Fake

Cũng là hàng nhái nhưng so với hàng fake thì chất lượng hơn, khó nhận biết bằng mắt thường.

Hype

Được hiểu như CƠN SỐT. Khi một mẫu giày sneaker nào đó dùng cụm từ này có nghĩa là sản phẩm đang rất được yêu thích hiện nay và nhận được những phản hồi, đánh giá cao từ người sử dụng.

LE

Là từ viết tắt của Limited Edition – sản phẩm được sản xuất với số lượng giới hạn.

OG hay Original

Nghĩa là nguyên bản, bản gốc, lần đầu được ra mắt.

OG retro

Dòng sneaker được tái bản giống hệt bản OG.

Abs Workout Là Gì – Từ Điển Thuật Ngữ Chuyên Ngành Thể Hình

Abs workout là gì?

Abs workout hay cụ thể hơn Abdominal workout là một loại hình tập luyện sức mạnh tác động tập trung vào việc phát triển cơ bụng (abs) trở nên săn chắc và rõ nét hơn.

Đang xem: Abs workout là gì

Theo đó, vùng bụng bao gồm 4 nhóm cơ lần lượt là:

– Rectus abdominis

– External obliques

– Internal obliques

– Transversus abdominis

Những lợi ích của abs workout là gì?

Khi nói đến abs workout, nhiều người đơn thuần nghĩ rằng nó là cách để chúng ta sở hữu được cơ bụng 6 múi săn chắc, hấp dẫn. Điều đó đúng nhưng chưa đủ. Nhưng lợi ích của việc tập abs workout còn nhiều hơn thế.

Việc tập luyện cơ bụng thường xuyên sẽ đem lại rất nhiều thay đổi tích cực không chỉ về mặt thẩm mỹ. Mà còn là về mặt sức khỏe thể chất. Cụ thể, những lợi ích không nên bỏ qua của abs workout bao gồm:

– Giúp hình thành cơ bụng 6 múi săn chắc, khoẻ khoắn.

– Cải thiện tư thế cùng sự ổn định, hạn chế tình trạng ngã hay trượt khi đi lại.

– Giảm thiểu tình trạng đau lưng dưới, giúp cơ lưng và cột sống linh hoạt, dẻo dai hơn.

– Cải thiện hiệu suất tập luyện, cung cấp sức mạnh giúp tập khỏe hơn, dai sức hơn.

– Nâng cao khả năng chịu trọng lượng, đặc biệt là trong quá trình tập các bài tập với tạ.

– Hỗ trợ hệ hô hấp, cụ thể là trong hoạt động hít thở cùng các phản xạ tự nhiên của cơ thể như ho hay hắt hơi.

– GIúp việc đẩy khí, đào thải chất thải ra khỏi cơ thể dễ dàng và thuận lợi hơn.

Top 10 bài tập abs workout phổ biến

Có rất nhiều bài tập abs workout khác nhau dành cho cả nam giới lẫn nữ giới giúp bạn sớm sở hữu một vùng bụng phẳng lỳ với từng múi cơ rõ ràng.

Trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi sẽ chỉ tập trung vào giới thiệu 10 bài tập abs workout phổ biến nhất dành cho người mới bắt đầu. Các bài tập này hầu như không cần đến dụng cụ nên bạn có thể tự tập luyện tại nhà, tại phòng gym hay bất cứ địa điểm nào thuận tiện.

Abs workout #1: Plank

Tư thế chuẩn bị:

– Nằm úp người trên thảm tập, 2 đầu gối quỳ dưới mặt đất sao cho khoảng cách rộng bằng vai.

– Còn 2 tay để song song, rộng bằng vai và chống vuông góc với sàn nhà.

Thực hiện:

– Nhấc 2 đầu gối rời khỏi mặt sàn với tay cùng các đầu ngón chân làm trụ.

– Siết chặt cơ bụng và giữ cho phần từ vai và lưng tới hông và gót chân tạo thành một đường thẳng.

– Hít thở đều và giữ nguyên tư thế này tối thiểu 10 giây với người mới bắt đầu. Rồi dần tăng thời lượng thực hiện bài tập.

– Cố gắng duy trì tư thế plank càng lâu càng tốt đến ngưỡng thất bại thì trở lại tư thế chuẩn bị ban đầu.

Abs workout #2: Side Plank

Tư thế chuẩn bị:

– Nằm nghiêng người sang bên trái, cẳng tay trái đặt trên sàn sao cho tạo thành góc vuông so với thân người còn khuỷu tay nằm ở ngay dưới vai.

– Tay phải đặt lên hông hoặc hướng thẳng lên trời.

– Chân phải đặt chồng lên chân trái. Cả 2 chân đều phải duỗi thẳng.

Thực hiện:

– Từ từ nâng phần hông rời khỏi sàn nhà sao cho từ vai tới chân đều tạo thành 1 đường thẳng.

– Duy trì tư thế này tối thiểu 20 – 30 giây rồi hạ người về tư thế chuẩn bị ban đầu.

– Đổi sang tay phải là thực hiện bài tập tuần tự theo các bước như trên.

Abs workout #3: Crunch

Tư thế chuẩn bị:

– Nằm thẳng trên mặt sàn với đầu cùng lưng và hông vẫn áp sát mặt sàn.

– Chống 2 chân lên một cách thoải mái. 2 tay giơ thẳng về phía trước mặt.

Thực hiện:

– Hít sâu và từ từ nâng đầu và vai rời khỏi mặt sàn với phần lưng và hông vẫn áp sát vào mặt sàn.

– Dừng lại 1 nhịp rồi thở ra và chậm rãi hạ người trở lại tư thế chuẩn bị ban đầu.

Abs workout #4: Reverse Crunch

Tư thế chuẩn bị:

– Bắt đầu với tư thế nằm ngửa người trên mặt sàn với 2 chân duỗi thẳng.

– 2 tay đặt dọc theo phần thân và lòng bàn tay úp xuống.

Thực hiện:

– Hít sâu rồi nâng 2 chân lên cao rồi gập chân lại lại sao cho đầu gối hướng về cơ thể và song song với sàn nhà còn tay vẫn giữ cố định.

– Dừng lại 1 nhịp rồi hạ chân xuống về tư thế chuẩn bị ban đầu nhưng không để chân chạm vào sàn nhà và lặp lại bài tập theo số lần đặt ra.

Abs workout #5: Sit up

Tư thế chuẩn bị:

– Nằm ngửa người với lòng bàn chân đặt trên sàn nhà.

– 2 tay để sau đầu hoặc cạnh đầu (gần mang tai) với cùi chỏ khép vào trong.

Thực hiện:

– Hít vào rồi đưa người rời khỏi sàn nhà bằng cách cuộn vai lên nhưng lưng dưới vẫn phải cố định.

– Siết chặt cơ bụng và dừng lại 1 nhịp trước khi thở ra và hạ người về tư thế chuẩn bị ban đầu.

Abs workout #6: Leg Raise

Tư thế chuẩn bị:

– Nằm ngửa, thẳng lưng trên sàn nhà với 2 chân duỗi thẳng.

– 2 tay duỗi thẳng và đặt dọc với thân người, lòng bàn tay úp xuống dưới.

Thực hiện:

– Hít vào, siết chặt bụng và nâng 2 chân lên càng cao càng tốt. Lý tưởng nhất là khi chân tạo thành 1 góc vuông với phần thân trên của cơ thể.

– Duy trì tư thế này 1 nhịp rồi đưa chân trở về tư thế chuẩn bị ban đầu nhưng không để 2 chân chạm sàn.

– Lặp lại bài tập này tới khi đạt được số lần đã đặt ra.

Abs workout #7: Hanging Leg Raise

Tư thế chuẩn bị:

– Dùng 2 tay nắm lấy xà đơn sao cho 2 tay mở rộng bằng hoặc hơn vai 1 chút.

– Người duỗi thẳng với 2 chân khép chặt.

Thực hiện:

– Thở ra và dùng tay kéo người lên để treo lên thanh xà.

– 2 chân nâng lên sao cho tạo thành góc vuông với thân trên và song song với mặt sàn.

– Dừng lại 1 nhịp ở tư thế này.

– Từ từ hít vào và hạ chân xuống về tư thế chuẩn bị ban đầu.

Abs workout #8: V-Up

Tư thế chuẩn bị:

– Nằm thẳng lưng trên mặt sàn.

– 2 chân duỗi thẳng còn 2 tay duỗi thẳng qua đầu.

Thực hiện:

– Nâng người và 2 chân lên sao cho chân cùng thân trên tạo thành hình chữ V.

– Phần mông giữ cố định áp sát vào sàn nhà, bụng siết chặt trong toàn bộ quá trình thực hiện.

– Duy trì tư thế này 1 – 3s rồi hạ chân và thân người về tư thế chuẩn bị ban đầu.

Abs workout #9: Russian Twist

Tư thế chuẩn bị:

– Ngồi trên mặt sàn với 2 đầu gối hơi gập lên, chân phải đặt lên chân trái sao cho gót chân trái chạm sàn còn mũi chân hướng lên trên.

– Hơi nghiêng thân người về phía sau. 2 tay đan vào nhau và duỗi thẳng về phía trước người tại vị trí ngang với bả vai.

Thực hiện:

– Giữ mông cố định, siết chặt cơ bụng rồi vặn người và 2 tay sang phải còn 2 đầu gối vặn theo hướng ngược lại.

– Trở lại tư thế chuẩn bị ban đầu rồi lặp lại các bước kể trên cho bên trái.

Abs workout #10: Mountain Climber

Tư thế chuẩn bị:

– Bắt đầu với tư thế nằm sấp, 2 tay chống dưới sàn nhà với khoảng cách rộng bằng vai và song song với nhau.

– Chân duỗi thẳng, trụ bằng các đầu ngón chân.

– Vai, hông cùng mắt cá chân điều chỉnh sao cho tạo thành 1 đường thẳng.

Thực hiện:

– Siết chặt cơ bụng rồi kéo chân phải về phía trước sao cho càng sát ngực càng tốt.

– Đưa chân phải trở về rồi kéo chân phải về phía trước tương tự như vậy.

– Lặp lại liên tục động tác này luân phiên giữa 2 bên chân càng nhanh càng tốt trong khoảng 20 – 30 giây.

Một số sai lầm phổ biến khi tập abs workout

Phát triển một cơ bụng săn chắc với 6 múi rõ nét là mục tiêu chính của không ít người. Nhưng mục tiêu đó có thể bị cản trở nếu như bạn mắc phải một số sai lầm sau đây:

– Không tập trung vào việc giảm mỡ toàn thân khiến cơ bụng khó có thể lộ rõ được.

– Không áp dụng các bài tập cô lập cho cơ bụng khiến bạn lâu thấy hiệu quả hơn.

– Chỉ tập trung vào các bài tập cô lập cho cơ bụng khiến cơ thể phát triển thiếu cân đối và làm giảm hiệu suất tập luyện tổng thể.

– Tập luyện với mức kháng lực thấp sẽ chỉ tăng sức bền cho cơ bụng chứ không tạo ra hiệu quả về mặt thị giác (cơ bụng 6 múi).

– Tập luyện với tần suất thưa thớt khiến bạn lâu thấy sự thay đổi ở cơ bụng. Hoặc tập với tần suất quá dày đặc có thể gây chấn thương và làm ảnh hưởng tới sức khỏe cũng như hiệu suất tập luyện.

– Cho rằng chỉ cần tập cơ bụng trước rectus abdominis) là đủ mà bỏ quên đi các nhóm cơ khác ở bụng, đặc biệt là cơ xiên (obliques) và cơ ngang bụng (transverse abdominus).

– Không dùng đúng cơ bắp khi thực hiện các bài tập abs workout. Ví dụ như cần sử dụng cơ bụng nhưng bạn lại dùng lực của cơ hông sẽ làm bài tập tác động sai vị trí và làm giảm hiệu quả ở cơ bụng.

Lời khuyên

Không riêng gì tập abs workout, khi mới bắt đầu áp dụng một hình thức tập luyện nào mới, sai lầm là không thể tránh khỏi. Điều quan trọng là bạn cần phải nhận ra được lỗi sai của bản thân và biết cách điều chỉnh lại để đảm bảo việc tập luyện là an toàn và hiệu quả.

Thêm vào đó, để việc tập abs workout thêm phần hiệu quả, bạn cần ghi nhớ những điều sau:

– Tập luyện với cường độ 3 – 4 buổi/tuần.

– Kết hợp với các bài tập cardio để đốt mỡ cùng các bài tập sức mạnh tác động đến các nhóm cơ khác nhau.

– Thay đổi hình thức tập luyện và độ khó của các bài tập để đảm bảo cơ bụng luôn được tác động một cách hiệu quả nhất.

– Có một chế độ dinh dưỡng khoa học với nhiều đạm hơn. Có thể sử dụng whey như một giải pháp cung cấp protein nhanh chóng và hiệu quả để cơ bụng được phát triển tối ưu.

– Sinh hoạt lành mạnh, tránh xa rượu bia, thuốc lá cùng chất kích thích.

– Ngủ và nghỉ ngơi đúng và đủ giấc.

– Nên dành thời gian cho cơ bụng được nghỉ ngơi để phát triển thay vì ép bản thân tập abs workout liên tục cả tuần.