Thuật Ngữ Là Gì Ví Dụ / Top 10 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | 2atlantic.edu.vn

Thuật Ngữ Là Gì? Nêu Ví Dụ (Văn 9)

Thuật ngữ là gì? nêu ví dụ (Văn 9)

Thuật ngữ là gì

Khái niệm thuật ngữ được đề cập khá rõ ràng, cụ thể ở trong sách giáo khoa ngữ văn 9 đó là: các từ vựng biểu thị các khái niệm trong một số lĩnh vực như khoa học, công nghệ. Thuật ngữ đặc thù riêng và không thể thiếu trong lĩnh vực khoa học, công nghệ.

Thuật ngữ có nhiều đặc điểm riêng mà học sinh cần nắm.

– Thuật ngữ ít được sử dụng, chúng cũng không có tính phổ biến.

– Mỗi thuật ngữ chỉ biểu thị cho 1 khái niệm và mỗi khái niệm chỉ diễn tả cho 1 thuật ngữ.

– Các thuật ngữ không bị thay đổi ở các ngôn ngữ khác nhau, có nghĩa là thuật ngữ mang tính quốc tế.

– Không như các từ khác, thuật ngữ không mang sắc thái biểu cảm.

Các thuật ngữ đều có những quy tắc riêng đảm bảo sự chính xác, duy nhất trong các ngành nghề khoa học, công nghệ.

– Tính chính xác: 1 thuật ngữ sẽ biểu thị cho 1 khái niệm duy nhất, vì vậy sẽ không có sự đồng âm, nhiều nghĩa.

– Tính quốc tế: các thuật ngữ có thể sử dụng ở bất kì đâu trên thế giới, đơn giản vì thuật ngữ có tính quốc tế.

– Tính hệ thống:

+ Nội dung: 1 thuật ngữ tương ứng với 1 khái niệm, chúng còn có quan hệ với thuật ngữ khác.

+ Hình thức:

Học sinh có thể tìm thêm nhiều hơn các ví dụ về thuật ngữ trong sách giáo khoa, sách tham khảo. Một vài ví dụ như sau:

Hoán dụ được định nghĩa là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác, giữa chúng có mối quan hệ hoặc có điểm tương đồng với nhau với mục đích giúp cho sự biểu đạt, diễn tả cảm xúc tốt hơn.

Axit là các hợp chất hóa học có thể hòa tan trong nước, axit có đặc trưng bởi vị chua, viết công thức tổng quát là HxA.

Số thực bao gồm tập hợp các số vô tỉ với tập hợp số hữu tỉ.

Xentimét là đơn vị đo khoảng cách thường dùng, 1 xentimet bằng 1/100 mét.

Xentimet là thuật ngữ toán học.

Điệp Ngữ Là Gì? Tác Dụng Và Lấy Ví Dụ Điệp Ngữ

Trong thơ ca, văn chương muốn làm nổi bật nội dung và nghệ thuật cần các biện pháp tu từ, trong đó điệp ngữ thường xuyên sử dụng. Vậy điệp ngữ là gì, tác dụng, cách sử dụng như thế nào, các dẫn chứng điệp ngữ trong một số ví dụ và các tác phẩm văn học. Tất cả kiến thức sẽ có trong bài viết ngày hôm nay.

Điệp ngữ là một biện pháp nghệ thuật mà ở đó việc tác giả lặp đi lặp lại một từ, một cụm từ hay cả một câu với dụng ý cụ thể để tăng tính biểu cảm cho đoạn văn, đoạn thơ.

Việc lặp một từ người ta hay gọi là điệp từ, lặp các cụm hay câu gọi là điệp ngữ. Người ta còn có cách lặp lại một dạng câu (câu hỏi, câu nghi vấn, câu cầu khiến, cảm thán…) nhiều lần trong cùng đoạn văn, đoạn thơ thì gọi là điệp cấu trúc câu (điệp cấu trúc cú pháp).

Ví dụ:

+ ” Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng

Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim

Thấy sao trời và đột ngột cánh chim

Như sa, như ùa vào buồng lái”

(Bài thơ về tiểu đội xe không kính – Phạm Tiến Duật)

Trong khổ thơ trên tác giả điệp từ “nhìn thấy” 2 lần nhấn mạnh hành động nhắc tới trong câu.

+ “Rồi sớm rồi chiều, lại bếp lửa bà nhen,

Một ngọn lửa, lòng bà luôn ủ sẵn,

Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng…”

(Bếp lửa – Bằng Việt)

Cụm từ “Một ngọn lửa” được tác giả lặp lại 2 lần trong khổ thơ có tác dụng gợi nhắc về hình ảnh bếp lửa của bà.

+ “Ðế quốc Mỹ nhất định phải cút khỏi nước ta. Tổ quốc ta nhất định sẽ thống nhất. Ðồng bào Nam Bắc nhất định sẽ sum họp một nhà”

(Hồ Chí Minh)

Trong câu văn trên sử dụng biện pháp lặp cấu trúc câu vừa tạo tính nhạc cho câu vừa thể hiện sự quyết tâm của nhân dân trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ.

Điệp nối tiếp là kiểu điệp mà các từ ngữ, cụm từ được lặp lại đứng nối tiếp nhau trong câu. Tác dụng thường là để tạo sự mới mẻ, tăng tiến, liền mạch.

Ví dụ:

“Anh đã tìm em rất lâu, rất lâu

Thương em, thương em, thương em biết mấy”

(Phạm Tiến Duật)

Hai câu thơ trên có phép điệp nối: “rất lâu” lặp 2 lần trong câu 1 và “thương em” lặp 3 lần liên tiếp trong câu 2. Với việc sử dụng phép lặp nối tạo sự da diết như tăng lên gấp bội, nỗi nhớ nhung tác giả đối với nhân vật “em”.

Điệp ngắt quãng là các từ ngữ lặp giãn cách nhau, có thể là cách nhau trong một câu văn hoặc cách nhau trong hai, ba câu thơ của một khổ thơ.

Ví dụ:

+ ” Ta làm con chim hót

Ta làm một cành hoa

Ta nhập vào hòa ca

Một nốt trầm xao xuyến”.

(Mùa xuân nho nhỏ – Thanh Hải)

Trong khổ thơ trên điệp từ “ta” được lặp lại 3 lần ở đầu mỗi câu thơ cho thấy khát khao của nhân vật “ta” được hòa mình làm mọi điều trong cuộc sống.

+ ” Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người. Tre, anh hùng lao động! Tre, anh hùng chiến đấu!

(Cây tre Việt Nam – Thép Mới)

Điệp từ “Tre” được lặp lại nhiều lần ở đầu mỗi câu văn và “giữ” lặp lại 4 lần trong cùng một câu. Đây là phép điệp ngắt quãng có tác dụng nhấn mạnh vào chủ thể và hành động kiên cường, bất khuất của người anh hùng “tre”.

Điệp vòng (điệp chuyển tiếp)

Điệp vòng được hiểu là các từ ngữ, cụm từ ở cuối câu văn, câu thơ trước được lặp lại ở đầu câu văn. Câu thơ sau tạo sự chuyển tiếp, gây cảm xúc dạt dào cho người đọc, người nghe.

Ví dụ:

“Khói Tiêu Tương cách Hàm Dương

Cây Hàm Dương cách Tiêu Tương mấy trùng.

Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy

Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu.

Ngàn dâu xanh ngắt một màu,

Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?

(Chinh Phụ ngâm – Đặng Trần Côn, Đoàn Thị Điểm)

“Thấy” và “ngàn dâu” là hai từ ngữ được lặp lại ở đầu câu sau tạo sự chuyển tiếp, trùng trùng, điệp điệp như ngút ngàn không chỉ của màu xanh của dâu. Đây còn là sự trải dài nỗi nhớ chồng của người chinh phụ.

Điệp ngữ được sử dụng câu thơ, văn thường có tác dụng nhấn mạnh vào một sự vật, sự việc nào đó hoặc việc lặp lại có chủ đích nhấn mạnh tâm tư, tình cảm, nỗi lòng của nhân vật được nhắc tới trong câu.

Ví dụ:

” Một bếp lửa chờn vờn sương sớmMột bếp lửa ấp iu nồng đượm Cháu thương bà biết mấy nắng mưa!”

(Bếp lửa – Bằng Việt)

Trong khổ thơ trên “Một bếp lửa” được lặp lại 2 lần ở đầu mỗi câu thơ có tác dụng nhấn mạnh hình ảnh bếp lửa trong trí nhớ của người cháu. Từ đó thể hiện tình cảm là nỗi nhớ nhung da diết về “bếp”, về bà dấu yêu.

Điệp ngữ còn có tác dụng liệt kê các sự vật, sự việc được nói tới trong câu làm sáng tỏ ý nghĩa, tính chất của sự vật, sự việc.

Ví dụ:

“Hạt gạo làng ta

Có vị phù sa

Của sông Kinh Thầy

Có hương sen thơm

Trong hồ nước đầy

Có lời mẹ hát….

Có bão tháng bẩy

Có mưa tháng ba”

(Hạt gạo làng ta – Trần Đăng Khoa)

Điệp từ “có” lặp lại 5 lần tạo sự liệt kê làm nổi bật tinh túy làm nên hạt gạo đó là vị phù sa, hương sen, lời mẹ hát, bão tháng bảy, mưa tháng ba. Từ đó cảm nhận vất vả, nhọc nhằn hậu phương khi làm ra lương thực cung cấp cho tiền tuyến.

Các từ ngữ lặp lại tác dụng khẳng định điều tất yếu, niềm tin tác giả vào sự việc sẽ xảy ra.

Ví dụ:

“Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn tám mươi năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phía Đồng minh chống phát xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do! Dân tộc đó phải được độc lập”.

(Tuyên ngôn độc lập – Hồ Chí Minh)

“Dân tộc đó phải” được lặp lại 2 lần là sự khẳng định điều chắc chắn, tất yếu “phải được độc lập” của dân tộc kiên cường, bất khuất.

Điệp ngữ trong thơ ca và phân tích

+ ” Không có kính không phải vì xe không có kính

Bom giật, bom rung kính vỡ đi rồi

Ung dung buồng lái ta ngồi,

(Bài thơ về tiểu đội xe không kính – Phạm Tiến Duật)

– Trong khổ thơ trên cụm từ “không có kính” lặp lại 2 lần trong cùng câu thơ thứ nhất có tác dụng nhấn mạnh vào sự thiếu thốn phương tiện vận chuyển – chiếc ô tô.

Câu thơ cuối từ “nhìn” lặp 3 lần nhấn mạnh hành động chủ thể nhắc tới – người lái xe.

Với việc sử dụng phép điệp trong hai câu thơ đầu và cuối tạo sự liền mạch, mở đầu và kết thúc cho khổ thơ.Phép điệp thứ nhất “không có kính” cuộc chiến tranh chống Mỹ ác liệt thiếu thốn, vất vả thì phép điệp thứ hai hành động “nhìn” lại cho thấy lạc quan, yêu đời như không có chuyện gì và rất thờ ơ với sự thiếu thốn đó.

+ “Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối,

Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?

Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn,

Ta lặng ngắm giang san ta đổi mới?

Đâu những bình minh cây xanh nắng gội,

Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?

Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng.

Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt,

Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?

– Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?”

(Nhớ rừng – Thế Lữ)

– Khổ thơ điệp từ “đâu” và “ta” lặp lại 4 lần trong đầu mỗi cặp câu tạo thành kết cấu “nào – ta”.

Việc sử dụng phép lặp này có tác dụng liệt kê các việc “hổ” đã làm tạo thành một thời oanh liệt của quá khứ. Dụng ý nhấn mạnh nỗi niềm hoài cổ dĩ vãng đã qua, thời vàng son chúa tể sơn lâm nay đã không còn.

Điệp ngữ biện pháp tu từ đi sâu vào văn chương, thơ ca làm sống dậy tình cảm của chủ thể trữ tình. Hiểu được dụng ý nghệ thuật mà mỗi phép tu từ mang lại chúng ta mới hiểu hết được những cái hay và ý nghĩa tác giả gửi gắm.

Qua bài viết này giúp hiểu được khái niệm điệp ngữ là gì, tác dụng, cách dùng hiệu quả. Đặc biệt là khi chúng ta vận dụng vào viết văn hay phân tích một tác phẩm nghệ thuật.

Khởi Ngữ Là Gì, Tác Dụng Và Nêu Ví Dụ Dễ Hiểu (Ngữ Văn 9)

Tìm hiểu nhanh về thành phần câu đó là khởi ngữ. Bài học thuật ngữ này nằm trong chương trình SGK Văn 9 Tập 2. Các em sẽ hiểu hơn về khái niệm, tác dụng và các dạng bài tập về khởi ngữ. Lưu ý hướng dẫn chúng tôi chỉ mang tính tham khảo.

Khái niệm khởi ngữ

Trong sách giáo khoa đã nêu rõ khái niệm khởi ngữ là thành phần thường đứng trước chủ ngữ của câu, thường nêu rõ vấn đề được nói đến trong câu.

Đứng trước khởi ngữ thông thường sẽ có một số từ như đối với, về…

Thực hành đặt câu khởi ngữ sau đó chuyển thành câu không có khởi ngữ.

– Về các môn tự nhiên, Nam là người học rất giỏi.

“Về các môn tự nhiên” là khởi ngữ, Nam là chủ ngữ.

– Đối với chúng tôi, điều này thật bất ngờ.

“Đối với chúng tôi” là khởi ngữ.

Dấu hiệu nhận biết khởi ngữ

Cũng như các loại từ khác, khởi ngữ có một số dấu hiệu nhận biết riêng. Điều này rất quan trọng khi học sinh làm các bài tập xác định khởi ngữ trong câu.

– Có quan hệ từ phía trước khởi ngữ trong câu.

– Đứng trước khởi ngữ thông thường sẽ có một số từ đặc trưng như về, với, còn, đối với…

– Có thể thêm trợ từ “thì” vào phía sau khởi ngữ

Viết đoạn văn có sử dụng khởi ngữ:

Với tôi mùa thu là mùa đẹp nhất trong năm, đặc biệt là tháng 9 tựu trường chúng tôi được gặp lại bạn bè sau những tháng hè xa cách. Thời tiết mùa thu thật đẹp, nắng không quá gắt mà dịu nhẹ, thỉnh thoảng có những cơn gió nhẹ man mát của mùa thu. Cây cối ngả sang màu vàng úa, các loài động vật như chim chóc, ong bướm cũng trở nên thưa thớt. Về con người họ vẫn học tập và làm việc bất kể thời gian nào trong năm.

Một số cách giải bài tập SGK

Câu 1

Theo thứ tự trong sách giáo khoa sẽ có các lời giải sau đây:

a) “Điều này” là khởi ngữ.

b) “Đối với chúng mình” là khởi ngữ.

c) “Một mình” là khởi ngữ.

d) “Làm khí tượng” và “Đối với cháu” câu (e) cũng là khởi ngữ.

Câu 2

a) Từ “làm bài” làm nhiệm vụ vị ngữ.

b) Từ “hiểu”, “giải” cũng làm vai trò là vị ngữ trong câu.

Câu 3: Viết lại câu đưa phần in đậm thành khởi ngữ.

– Làm bài, anh ấy thật cẩn thận

– Hiểu thì tôi hiểu rồi, nhưng giải thì tôi chưa giải được.

+ Các thành phần biệt lập

Thông Tin Là Gì ? Cho Ví Dụ.

Thông tin là sự phản ánh sự vật, sự việc, hiện tượng của thế giới khách quan và các hoạt động của con người trong đời sống xã hội. Điều cơ bản là con người thông qua việc cảm nhận thông tin làm tăng hiểu biết cho mình và tiến hành những hoạt động có ích cho cộng đồng.

Thông tin được lưu trữ trên nhiều dạng vật liệu khác nhau như được khắc trên đá, được ghi lại trên giấy, trên bìa, trên băng từ, đĩa từ… Ngày nay, thuật ngữ “thông tin” (information) được sử dụng khá phổ biến. Thông tin chính là tất cả những gì mang lại hiểu biết cho con người. Con người luôn có nhu cầu thu thập thông tin bằng nhiều cách khác nhau: đọc báo, nghe đài, xem truyền hình, giao tiếp với người khác…Thông tin làm tăng hiểu biết của con người, là ngườn gốc của nhận thức và là cơ sở của quyết định

Môi trường vận động thông tin là môi trường truyền tin, nó bao gồm các kênh liên lạc tự nhiên hoặc nhân tạo như sóng âm, tia sáng, dây dẫn, sóng âm thanh, sóng hình… Kênh liên lạc thường nối các thiết bị của máy móc với nhau hay nối với con người. Con người có hình thức liên lạc tự nhiên và cao cấp là tiếng nói, từ đó nghĩ ra chữ viết. Ngày nay nhiều công cụ phổ biến thông tin đã xuất hiện: bút viết, máy in, điện tín, điện thoại, phát thanh, truyền hình, phim ảnh v.v.

Về nguyên tắc, thì bất kỳ cấu trúc vật chất nào hoặc bất kỳ dòng năng lượng nào cũng có thể mang thông tin. Các vật có thể mang thông tin được gọi là giá mang tin (support). Thông tin luôn mang một ý nghĩa xác định nhưng hình thức thể hiện của thông tin thì rõ ràng mang tính quy ước. Chẳng hạn ký hiệu “V” trong hệ đếm La Mã mang ý nghĩa là 5 đơn vị nhưng trong hệ thống chữ La tinh nó mang nghĩa là chữ cái V. Trong máy tính điện tử, nhóm 8 chữ số 01000001 nếu là số sẽ thể hiện số 65, còn nếu là chữ sẽ là chữ “A”

Có nhiều cách phân loại thông tin. Chúng ta quan tâm đến cách phân loại dựa vào đặc tính liên tục hay rời rạc của tín hiệu vật lý. Tương ứng, thông tin sẽ được thành chia thành thông tin liên tục và thông tin rời rạc.