Thuật Ngữ Tiếng Anh Chuyên Ngành Kinh Tế

Thuật ngữ tiếng anh chuyên ngành kinh tế

Lợi thế tuyệt đối

2. Absolute income hypothesis

Giả thuyết thu nhập tuyệt đối

3. Absolute monopoly

Độc quyền tuyệt đối

4. Absolute scarcity

Khan hiếm tuyệt đối

5. Accelerated depreciation

Khấu hao nhanh, khấu hao gia tốc

6. Accelerating inflation

Lạm phát gia tốc

7. Accommodating monetary policy

Chính sách tiền tệ điều tiết

8. Accommodation transaction

Giao dịch điều tiết

9. Active balance

Dư ngạch

10. Authorized capital

Vốn điều lệ

11. Balance of trade

Cán cân thương mại

12. Balance of payments

Cán cân thanh toán

13. Bear market

Thị trường đầu cơ hạ giá

14. Break-even point

Điểm hòa vốn

15. Bull market

Thị trường đầu cơ tăng giá

16. Capital flight

Di chuyển vốn

17. Capitalism

Kinh tế thị trường tự do/Chủ nghĩa tư bản

18. Cash flow

Lưu kim (Nguồn tiền vào)

19. Centrally planned economy

Nền kinh tế kế hoạch tập trung

20. Commodity

Hàng hóa

21. Currency devaluation

Phá giá tiền tệ

22. Currency depreciation

Giảm giá tiền tệ

23. Debtor nation

Nước thiếu nợ

24. Drawing account

Cán cân vãng lai

25. Economic bubble

Bong bóng kinh tế

26. Economies of scale

Lợi ích kinh tế nhờ quy mô

27. Galloping inflation

Lạm phát phi mã

28. General grant

Trợ cấp chung

29. Gross domestic product

Tổng sản phẩm quốc dân

30. Gross national income

Tổng thu nhập quốc dân

31. Gross national product

Tổng sản phẩm quốc dân

32. Import quota

Hạn ngạch nhập khẩu

33. Import restriction

Hạn chế nhập khẩu

34. Import tariff

Thuế quan nhập khẩu

35. Inflation

Lạm phát

36. Insider trading

Giao dịch nội bộ

37. Invested capital

Vốn đầu tư

38. invisible hand

Bàn tay vô hình

39. Issued capital

Vốn phát hành

40. Net income/net profit

Thu nhập ròng/Lãi ròng

41. Opportunity cost

Chi phí cơ hội

42. Option

Quyền chọn

43. Paper profit

Lãi lý thuyết

44. permanent income

Thu nhập thường xuyên

45. Poison pill

Chiến thuật thuốc độc

46. Short sale

Bán khống

47. Underground economy

Nền kinh tế ngầm

48. Venture capital

Vốn mạo hiểm

49. White knight

Hiệp sĩ trắng

50. Working capital

Vốn lưu động

5

/

5

(

1

bình chọn

)

Tầm Quan Trọng Của Các Thuật Ngữ Kinh Tế

Bài viết của ông Nguyễn Ngọc Bích Từ sự sai lầm ngữ nghĩa đến sai lầm hiện thực (DNSGCT 377) đã cho độc giả một phân tích rất có giá trị về sự tách biệt giữa hai khái niệm quản lý và quản trị doanh nghiệp. Ở đây chúng ta đang tạm dùng chữ “quản lý” thay cho “management” và “quản trị” thay cho “administration”. Hai khái niệm này cho thấy rõ hai phân tầng riêng biệt trong quá trình điều hành doanh nghiệp. Tại tầng 1, ta chỉ có thể giải quyết các vấn đề thuộc về “management”, trong khi tại tầng 2, ta phải đối mặt với các vấn đề thuộc về “aministration” được ông Bích dịch là tầng Kỷ Cương, và dẫn chiếu đến khái niệm “corporate governance”.

Tôi muốn được đi sâu hơn nữa vào khái niệm “governance”, một khái niệm hiện chưa được tiếng Việt biết đến vì… quá mới. Việc dịch lại nó theo nghĩa “quản trị” hay “quản lý” đều không diễn tả được nội hàm của thuật ngữ. Trong trường hợp bắt buộc phải sử dụng, cần phải có một hình thức dẫn chiếu khác để người đọc có thể hiểu được cốt lõi của vấn đề. Tôi lựa chọn cách tiếp cận kinh tế học, bởi thuật ngữ đã bắt rễ sâu vào trong nhiều khái niệm kinh tế.

Bản chất của Governance

Thuật ngữ Governance trong tiếng Anh la một biến thể của government, chỉ hành động to govern mà chúng ta vẫn hiểu trong tiếng Việt là “cai trị”, “chỉ huy”, hoặc “lãnh đạo”. Government có một nghĩa để chỉ chính phủ, trong bối cảnh mô tả bộ máy nhà nước. Nó còn có một nghĩa khác là hành động lãnh đạo, mặc dù nghĩa này rất ít được sử dụng. Còn governance tuy cùng mang nghĩa lãnh đạo, nhưng không có cùng nội hàm. Khác biệt ở đâu? Government là sự lãnh đạo trong một tổ chức mà vai trò và nhiệm vụ của mỗi thành viên được phân định rõ ràng. Nói cách khác, government chỉ có thể áp dụng được trên những tổ chức có cấu trúc kim tự tháp, nghĩa là có một người quyết định tuyệt đối. Đó là mô hình của chính phủ với người đứng đầu là thủ tướng, dưới đó là các bộ, các sở, các vụ… Trong một doanh nghiệp, đó là tổng giám đốc, giám đốc, phụ trách các đơn vị… Đặc điểm của cơ cấu mang tính hành chính này là nó được xây dựng trên mệnh lệnh thông qua các mối quan hệ chiều dọc.

Phương Tây đã sớm phải đối mặt với những cơ cấu quản lý không phải kim tự tháp. Điển hình nhất là các tổ chức chính trị, quốc hội hoạt động trên nền tảng thỏa hiệp giữa các đảng, do đó để thông qua quyết định, sẽ có ít nhất là hai luồng ý kiến, hai trung tâm ra quyết định. Đối với các doanh nghiệp, tình hình tương tự cũng hoàn toàn có thể xảy ra. Ví dụ như khi hai doanh nghiệp khác nhau muốn hợp tác trên một hạng mục nhất định. Cần thiết phải có một hình thức tổ chức linh động, cho phép mỗi bên có thể nhượng bộ, có thể đạt hiệu quả kinh tế, nhưng vẫn giữ được quyền tự quyết về phía mình. Nếu không giữ được quyền tự quyết ở mức tối thiểu, có nghĩa la doanh nghiệp đã hoàn toàn bị nuốt chửng bằng một quá trình sáp nhập.

Cùng với quá trình phát triển của xã hội dân sự, thuật ngữ governance dần được gắn liền với các mô hình quản trị mà tổ chức ra quyết định phải tham khảo những ý kiến đến từ bên ngoài. Trong một số vấn đề, các doanh nghiệp không thể tự mình ra quyết ịnh mà phải tham khảo ý kiến dối tác do bị ràng buộc bởi nhiều điều khoản hợp đồng. Corporate governance là một trường hợp đặc biệt, tại đó hội đồng quản trị (phần administration) tham khảo tổ chức quản lý công ty (phần management) và của những cổ đông không nằm trong hội đồng quản trị để ra quyết định. Việc này đưa lại một kết quả hết sức quan trọng là nó đảm bảo quyền lợi của cả những người không có quyền và nghĩa vụ quyết định, nhưng có quyền lợi trực tiếp bị ảnh hưởng bởi những quyết định này: những nhân viên công ty, những cổ đông không có mặt trong hội đồng quản trị…

Cần xem lại các thuật ngữ kinh tế

Trong trường hợp các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) tại Việt Nam, việc đưa khái niệm này vào áp dụng trong điều kiện hiện nay dường như chưa thích hợp. Ngay đến bây giờ, trong nhận thức của chúng ta cũng chưa phân định rõ ràng đâu là ranh giới giữa tính hành chính và hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp. Người quản lý DNNN vẫn chưa biết quản trị minh bạch với tư cách là đại diện doanh nghiệp, tức là độc lập với các quyền lợi và quyền lực do vai trò hành chính của DNNN đem lại. Ngay tron một doanh nghiệp thông thường, việc phân định chuyện này tại Việt Nam cũng đã gặp khó khăn, huống hồ là trong DNNN. Vì vậy, việc áp dụng khái niệm governance cần phải được xem xét một cách kỹ lưỡng, nếu không sẽ dẫn tới những sự lãng phí lớn khác: những chi phí giao dịch khổng lồ mà người làm quản trị không tính tới – do chưa có thói quen, hoặc do không phải chịu trách nhiệm.

Nói như vậy không có nghĩa là bào chữa cho các DNNN. Không có sư phân định rạch ròi giữa vai trò hành chính và vai trò doanh nghiệp, giữa tính nhà nước và tính thị trường là một nguyên nhân khiến các DNNN không có tính cạnh tranh. Tuy nhiên đây chắc chắn không phải là yếu tố duy nhất, cũng không phải yếu tố chính gây nên các thảm họa kinh tế như Vinashin. Thủ phạm chính cho các thảm họa này nằm tại các cá nhân và ở cơ cấu quản lý nhà nước dung túng sự vô trách nhiệm của các cá nhân. Sự nhân định rạch ròi các khái niệm chỉ có thể giúp hạn chế những thiệt hại ở mức độ nhất định.

Xin được mở ngoặc để nói thêm về việc dịch thuật các thuật ngữ của khoa học kinh tế và quản trị. Do thiếu vắng các công trình nghiên cứu, và chuẩn hóa giảng dạy nên chúng ta dường như bị tụt hậu khái niệm so với thế giới ở một khoảng cách lớn. Bài viết của ông Vũ Thành Tự Anh đăng trên mạng web Tuần Việt Nam gần đây về khái niệm nợ công và nợ chính phủ là một bằng chứng khác cho thấy tiếng Việt thiếu một cơ sở thống nhất về các khái niệm này. Đây chắc chắn không phải một trường hợp cá biệt.

Một thực tế là nếu thiếu cơ sở ngôn ngữ về các khái niệm khoa học cơ bản, chúng ta sẽ bị tụt hậu, gặp phải rủi ro. Còn thiếu cơ sở ngôn ngữ về các khái niệm luật pháp và kinh tế thì chúng ta phải đối mặt với các thiệt hại vật chất nặng nề cho mỗi cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp, do mất rất nhiều thời gian để có thể thống nhất và hiểu đối tượng ký kết trong hợp đồng. Thiệt hại lớn nhất là trong các mối quan hệ quốc tế khi ta muốn bảo vệ quyền lợi trước đối tác nước ngoài bằng các khái niệm dịch từ tiếng Việt nhưng hóa ra lại tự làm cho mình hớ to, do ngữ nghĩa dẫn chiếu tới cách hiểu quốc tế lại hoàn toàn khác, Ngôn ngữ, nhìn từ góc độ kinh tế định chế, chính là một dạng định chế đặc biệt liên kết những con người cùng nằm trong một cộng đồng.

Chuẩn hóa ngôn ngữ là một biện pháp làm giảm chi phí giao dịch giữa người với người. Chúng làm cho quá trình hiểu nhau, xích lại gần nhau được thuận lợi hơn, ít chịu “ma sát” hơn. Tại Pháp, Viện hàn lâm – Académie – là nơi các nhà ngôn ngữ, nhà văn, nhà triết học cùng nhau làm việc với các nhà khoa học chuyên môn để quyết định thống nhất việc sử dụng ngôn ngữ như thế nào, để đưa các từ mới vào trong từ điển. Tại Việt Nam, liệu chúng ta có thể có một cấu trúc tương đương, để “hiện đại hóa” tiếng Việt? Có lẽ đã đến lúc chúng ta cần nhìn nhận lại vai trò các nhà văn, nhà triết học, nhà ngôn ngữ học còn hiếm hoi của đất nước. Và đến lúc chính thức trao cho họ cái sứ mệnh thiêng liêng là gìn giữ ngôn ngữ tiếng Việt?

Các Thuật Ngữ Tiếng Anh Thường Dùng Trong Lĩnh Vực Kinh Tế

1. Các thuật ngữ kinh tế thường dùng (A-B)

Nhiều thuật ngữ cần được điều chỉnh cho phù hợp với các nền kinh tế và thông lệ tại các quốc gia khác nhau:

Các thuật ngữ kinh tế thường dùng (A-B)Accounts payable – Nợ phải trả. Khoản nợ của một doanh nghiệp cần phải thanh toán sớm, thường là trong vòng 1 năm.

Accounts receivable – Khoản thu. Khoản doanh nghiệp được nhận từ khách hàng cho hàng hóa bán ra hoặc dịch vụ cung cấp.

Antitrust laws – Luật chống độc quyền. Luật bảo vệ cạnh tranh bằng cách không cho phép các thông lệ độc quyền hoặc chống cạnh tranh.

2. Các thuật ngữ kinh tế thường dùng (I-O)

Inflation – Lạm phát. Tăng giá hàng hóa và dịch vụ. Nói chung, giả định về kinh tế là sức mua giảm đi vì có thừa tiền mặt lưu thông, thường là do hậu quả của việc chính phủ chi tiêu quá nhiều.

Initial Public Offering (IPO) – Phát hành công khai lần đầu (chứng khoán). Lần đầu tiên một công ty chào bán cổ phiếu cho công chúng. Còn gọi là “going public”.

Insider trading – Giao dịch nội bộ. Giao dịch cổ phiếu trong nội bộ công ty một cách bất hợp pháp dựa trên những thông tin không công bố.

Institutional investor – Pháp đoàn đầu tư. Một tổ chức đầu tư tài sản riêng hoặc những tài sản do các tổ chức khác uỷ thác nắm giữ. Những nhà đầu tư như vậy thường là các quỹ hưu trí, các công ty bảo hiểm, ngân hàng và các trường đại học.

3. Các thuật ngữ kinh tế thường dùng (P-W)

Paper profit – Lãi lý thuyết. Khoản lãi chưa có thực trong một khoản đầu tư. Khoản lãi này được tính toán dựa trên so sánh giá thị trường hiện tại với chi phí của nhà đầu tư.

Poison pill – Chiến thuật thuốc độc. Một thủ thuật để chống trả việc mua lại quyền kiểm soát công ty, được đưa ra để làm cho việc mua lại công ty trở nên quá tốn kém.

Price-earnings ratio – Tỷ suất thị giá-doanh lợi. Giá của một cổ phiếu chia cho lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu trong thời gian 12 tháng. Ví dụ một cổ phiếu bán với giá 60$/cổ phiếu và lợi nhuận 6$/cổ phiếu sẽ được bán với tỷ suất thị giá-doanh lợi 10/1. Tỷ suất thị giá-doanh lợi cao khiến các nhà đầu tư tin tưởng rằng lợi nhuận của công ty trong tương lai sẽ cao hơn nhiều.

Prime rate – Lãi suất ưu đãi. Lãi suất cơ bản mà các ngân hàng thương mại áp dụng cho một loạt khoản cho vay lớn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cũng như cho cá nhân.

Privatization – Tư nhân hóa. Nói chung nghĩa là việc chuyển sở hữu công ty từ các nhà đầu tư công cộng sang các nhà đầu tư tư nhân. Tư nhân hóa thường gắn liền với tái cơ cấu kinh tế trong đó các doanh nghiệp nhà nước được bán cho khu vực tư nhân.

Revenue – Thu nhập. Toàn bộ số tiền mà một doanh nghiệp hoặc chính quyền thu được trong một khoảng thời gian nhất định.

Short sale – Bán khống. Bán một lượng cổ phiếu tạm vay, không thuộc quyền sở hữu của mình với hy vọng kiếm lời bằng cách mua một lượng cổ phiếu tương đương sau đó với giá thấp hơn để thay thế.

Stock (shares) – Cổ phiếu. Các đơn vị của một công ty đại diện cho một phần sở hữu. Mua các phần này sẽ có quyền như các chủ sở hữu và có thể có thu nhập thông qua cổ tức. Có thể mua hoặc bán cổ phiếu mà không ảnh hưởng đến hoạt động của một công ty. Tại thị trường chứng khoán, giá cổ phiếu do người mua và người bán cổ phiếu đó ấn định.

Stock exchange – Thị trường chứng khoán. Nơi giá cổ phiếu được người mua và người bán cổ phiếu ấn định.

Underground economy – Nền kinh tế ngầm. Một bộ phận không được tính đến của nền kinh tế bao gồm cả hoạt động hợp pháp và bất hợp pháp. Hầu hết các giao dịch là bằng cách chuyển đổi hàng hóa hoặc thanh toán tiền mặt để tránh thuế hoặc tránh bị các cơ quan thi hành pháp luật phát hiện.

Venture capital – Vốn mạo hiểm. Khoản tài chính cần thiết để bắt đầu một doanh nghiệp, thông thường là các doanh nghiệp mới nhiều rủi ro. Đổi lại vốn, nhà đầu tư được sở hữu một phần doanh nghiệp này. Vốn mạo hiểm càng rủi ro thì càng có khả năng thu lợi lớn.

White knight – Hiệp sĩ trắng. Người cứu một công ty đang bị nguy cơ mua quyền kiểm soát bởi một công ty khác.

4. Các thuật ngữ kinh tế thường dùng (C-D)

Capital gain – Lợi nhuận vốn. Chênh lệch giữa giá mua và giá bán một cái gì đó được mua như là khoản đầu tư – ví dụ như bất động sản hoặc cổ phiếu.

Capital flight – Di chuyển vốn. Sự di chuyển của một khoản tiền lớn từ quốc gia này sang quốc gia khác để tránh biến động chính trị hoặc kinh tế hoặc để kiếm lợi từ các khoản đầu tư với lợi nhuận cao.

Capitalism – Kinh tế thị trường tự do/Chủ nghĩa tư bản. Một hệ thống kinh tế dựa trên giả định rằng thị trường quyết định lượng hàng hóa sản xuất ra cũng như giá của các hàng hóa này. Trung tâm của nền kinh tế thị trường tự do là sở hữu cá nhân về tư liệu sản xuất và tài sản, và sự tham gia tối thiểu của chính phủ. Một nền kinh tế thị trường tự do hoàn toàn không tồn tại mà nói chung được pha trộn, với sự can dự đến chừng mực nào đó của chính phủ.

5. Các thuật ngữ kinh tế thường dùng (E-H)

Earnings per share – Lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu. Lợi nhuận ròng sau thuế được chia cho số lượng các cổ phần thường.

Equity – Vốn cổ phần Khi sử dụng với ý nghĩa tài chính, vốn cổ phần có nghĩa là giá trị của tài sản đang nắm giữ trừ đi số nợ. Vốn cổ phần của một cổ đông trong một công ty là giá trị cổ phiếu mà anh ta đang giữ. Vốn cổ phần của một người sở hữu nhà là chênh lệch giữa giá trị của căn nhà và giá trị thế chấp chưa thanh toán.

Exchange rate – Tỷ giá hối đoái. Tỷ giá đổi một loại tiền tệ này lấy một loại tiền tệ khác.

Financial market – Thị trường tài chính. Các thị trường đề đổi vốn và tín dụng, ví dụ như các thị trường chứng khoán, thị trường trái phiếu, thị trường hối đoái và thị trường hàng hóa.

Liên hệ sử dụng dịch vụ dịch thuật:

Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi: CÔNG TY LUẬT TNHH MINH KHUÊ

Gửi thư tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ qua Email: [email protected]

Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!

Các câu hỏi thường gặp Câu hỏi: Dịch thuật có mục đích gì?

Trả lời:

Mục đích của dịch thuật là diễn đạt lại ý tưởng, ngôn ngữ với độ chính xác tối đa. Người dịch thuật phải truyền tải thông tin 1 cách trung thực, không tự ý sửa đổi ý tưởng của người khác.

Câu hỏi: Dịch thuật có mấy hình thức?

Trả lời:

Dịch thuật có 2 hình thức là dịch thuật nói và dịch thuật viết. Hay còn gọi là biên dịch và phiên dịch.

Câu hỏi: Hoạt động biên dịch là gì?

Trả lời:

Biên dịch là chuyển thể văn bản viết từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác mà không làm thay đổi ý nghĩa.

50 Thuật Ngữ Và Cụm Động Từ Tiếng Anh Chuyên Ngành Kinh Tế

Để bắt kip sự tăng trưởng của toàn thế giới, nền kinh tế của nước nhà không chỉ phát triển về mặt số lượng mà còn phải thể hiện ở chất lượng thông qua các công cuộc hợp tác và giao thương với rất nhiều quốc gia trên toàn thế giới. Chính vì lẽ này mà việc sử dụng tiếng anh trong trao đổi, đàm phán, soạn thảo và ký kết hợp đồng … đã trở thành một nhu cầu vô cùng tất yếu. Để hỗ trợ các doanh nhân trên con đường hội nhập, aroma chúng tôi xin cung cấp các bài học về thuật ngữ, từ vựng tiếng anh kinh tế cần thiết nhất, mời đọc giả theo dõi phía dưới.

– The openness of the economy: sự mở cửa của nền kinh tế

– Home/ Foreign market : thị trường trong nước/ ngoài nước

– Circulation and distribution of commodity : lưu thông phân phối hàng hoá

– Rate of economic growth: tốc độ tăng trưởng kinh tế

– Financial policies : chính sách tài chính

– Average annual growth: tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm

– Capital accumulation: sự tích luỹ tư bản

– International economic aid : viện trợ kinh tế quốc tế

– Economic blockade : bao vây kinh tế

– Effective longer-run solution : giải pháp lâu dài hữu hiệu

– Indicator of economic welfare: chỉ tiêu phúc lợi kinh tế

– Distribution of income: phân phối thu nhập

– Transnational corporations : Các công ty siêu quốc gia

– Real national income: thu nhập quốc dân thực tế

– National economy : kinh tế quốc dân

– Per capita income: thu nhập bình quân đầu người

– National firms : các công ty quốc gia

– Gross National Product (GNP): Tổng sản phẩm qdân

– Customs barrier : hàng rào thuế quan

– Gross Domestic Product (GDP): tổng sản phẩm quốc nội

– Supply and demand: cung và cầu

– Foreign currency : ngoại tệ

– Potential demand: nhu cầu tiềm tàng

– Monetary activities : hoạt động tiền tệ

– : việc giá cả tăng vọt

– Mode of payment : phuơng thức thanh toán

– Effective demand: nhu cầu thực tế

– moderate price : giá cả phải chăng

II. Các cụm động từ thông dụng nhất trong tiếng anh chuyên ngành kinh tế

– Chịu, gánh, bị (chi phí, tổn thất, trách nhiệm…)

– To apply for a plan (v) : Làm đơn xin vay.

– To incur risk (v): Chịu rủi ro

– To loan for someone (v): Cho ai vay.

– To incur punishment (v): Chịu phạt

– To incur expenses (v): Chịu phí tổn, chịu chi phí

– To incur Liabilities (v): Chịu trách nhiệm

– To incur a penalty (v): Chịu phạt

– To raise a loan = To secure a loan (v): Vay nợ.

– To incur losses (v): Chịu tổn thất

Aroma hi vọng các bạn sẽ là các doanh nhân thành công trên sự nghiệp với khả năng làm chủ bản thân, kiến thức và tài kinh doanh của mình. Với bài viết thuật ngữ và cụm động từ tiếng anh chuyên ngành kinh tế cần thiết nhất này, hy vọng sẽ giúp các bạn củng cố kiến thức của mình một cách tốt nhất!

Thuật Ngữ Quan Hệ Quốc Tế

THUẬT NGỮ QUAN HỆ QUỐC TẾ

130.000 VNĐ 145.000 VNĐ

(Tiết kiệm được:

15.000 VNĐ

)

Tên Nhà Cung Cấp NXB Chính Trị Quốc Gia-Sự Thật TP.HCM Tác giả Đào Minh Hồng Lê Hồng Hiệp NXB NXB Chính Trị Quốc Gia Năm XB 2023 Trọng lượng (gr) 420 Kích thước 16 x 24 Số trang 416 Hình thức Bìa Mềm Ngôn ngữ Sách tiếng Việt +

– Thêm vào giỏ hàng

Mô tả