Các thuật ngữ chỉ người
Tính riêng các thuật ngữ chỉ người thôi, thì manga là gì và những con người “sống” trong nó ra sao với những tính cách muôn hình vạn trạng thế nào đã khiến cho không ít người mới “nhập môn” phải điên đầu.
Bài viết sẽ không đề cập đến các thuật ngữ đã quá quen thuộc như shounen (con trai), shoujo (con gái), mà thay vào đó là những từ nghe qua có vẻ lạ lẫm như: Bishounen (美少年) là từ để chỉ mấy anh chàng đẹp trai, đẹp trai kiểu này thì theo quan niệm của người Nhật là nét đẹp phi giới tính.
Ngược lại với Bishounen (美少年) thì sẽ có Bishoujo (美少女), tức là những cô gái có vẻ đẹp hấp dẫn (theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng).
Về độ tuổi thì chúng ta có thuật ngữ mà ai mới biết đến manga là gì cũng sẽ hơi “bối rối”, bởi các nhân vật trẻ có Chunibyo (hội chứng tuổi teen, hoang tưởng tuổi dậy thì) thường sẽ có xu hướng hành động khó hiểu.
Các nhân vật có hội chứng Chunibyo thường là người bình thường, rất bình thường thôi nhưng lại luôn nghĩ mình là một nhân vật có sức mạnh tưởng tượng như ác quỷ, ma cà rồng, phù thủy, chiến binh hoặc một người có huyết thống đặc biệt (huyết thống hoàng gia chẳng hạn).
Tuyến nhân vật Chunibyo thường có cách ứng xử lạ lùng, cách ăn mặc thường theo phong cách Gothic và thỉnh thoảng có quấn vài miếng băng gạc máu me để “hợp” với “nhân vật tưởng tượng” mà họ muốn hóa thân thành.
Nói về con gái thì ai mới “nếm trải” thế giới muôn màu của manga là gì hẳn sẽ mê mệt với những cô gái dễ thương dễ mến – những cô gái này thường được gọi bằng một thuật ngữ Dojikko (ドジっ子, “ngốc nghếch”). Một cô gái Dojikko thường có xu hướng ngốc nghếch, vụng về nhưng lại rất đáng yêu. Sự vụng về của họ sẽ ít nhiều làm tổn thương người khác hoặc chính bản thân họ.
Theo mạch nói về tính cách, thì trong tiếng Nhật có một thuật ngữ “Deres”, xuất phát từ “deredere”: ý chỉ việc đang đắm chìm trong tình yêu. Khi kết hợp “deres” với những từ ngữ khác, người Nhật sẽ có được hàng loạt các từ mới để miêu tả tính cách nhân vật: tsundere, kuudere, dandere, và yandere.
Hoặc như các Waifu – vợ tưởng tượng – của các anh thanh niên đam mê anime, manga và thường xuyên tự nhân các nhân vật 2D là vợ của mình, từ này được xuất phát từ Azumanga Daioh.
Trong không gian gia đình, còn có một dạng nhân vật đó là các Hikikomori, những nhân vật này thường có tính nết tương tự như các Otaku, nhưng họ sống khép kín hơn hẳn. Họ từ chối rời khỏi nhà dù dưới bất cứ sức ép nào. Hội chứng này để hiểu thì đó là một câu chuyện dài, nhưng để hiểu nhanh thì có thể xét ở các nét tương đồng với hội chứng sợ đám đông.
Kemonomimi chỉ những nhân vật sở hữu các đặc điểm của động vật như tai hoặc đuôi. Người Nhật rất thích những thứ dễ thương, như tai mèo, đuôi mèo, tai cáo… nên chẳng lạ gì khi họ “gán” những đôi tai xinh xắn đó lên đầu của các nhân vật nam, hoặc nữ đẹp trai, xinh gái để… tăng sức sát thương cho người xem.
Nekomimi cũng là một “nhánh nhỏ” của Kemonomimi, cụ thể thì các nhân vật sẽ có tai mèo và đuôi mèo, phần còn lại là cơ thể người. Những nhân vật này cũng tự nhiên sở hữu các đặc trưng tính cách như mèo. Trong tiếng anh thì thuật ngữ này được gọi là “Catgirl”.
Thuật ngữ chỉ thể loại
Thuật ngữ manga là gì và các thể loại phát triển cùng với sự phát triển của nền công nghiệp truyện tranh Nhật Bản nhiều năm qua nói chung không quá “xa lạ”, quanh đi quẩn lại là những thuật ngữ quen thuộc.
Tuy nhiên, sức sáng tạo của các mangaka là vô hạn, nên việc xuất hiện các thuật ngữ mới về thể loại cũng chẳng phải chuyện quá khó. Ví dụ như ABO: trước đây các nhân vật thường sẽ chia thành nam, nữ, gay hoặc les với các thể loại truyện về các đối tượng này như shounen, shoujo, yaoi hay yuri, thì giờ đây còn có ABO.
ABO là thuật ngữ chỉ thể loại truyện mà các nhân vật trong đó sở hữu một “dạng” giới tính khác, con người khi này về cơ bản chia thành nam hay nữ không quan trọng, quan trọng là Alpha, Beta hay Omega. Alpha được hiểu là “phái mạnh”, chuyên “gieo giống” và tương phối của Alpha là Omega chuyên “thụ giống”. Beta có thể sống thoải mái giữa các Omega và cả Alpha, tuy nhiên họ cũng có thể chuyển đổi thành Alpha hoặc Omega trong một số trường hợp đặc biệt.
Về mặt “sản xuất” nói chung thì manga cũng có nhiều loại như truyện về các ngành nghề chuyên môn, đào sâu các chi tiết của chỉ dân trong nghề mới hiểu như Expertise. Truyện về các cô gái, chàng trai sở hữu đặc điểm hình thể của động vật sẽ được gọi là Kemono – đây là thể loại mà người lần đầu biết manga là gì sẽ phải há hốc với khả năng nhân hóa đỉnh cao của người Nhật.
Ở “thế giới khác”, ngoài thuật ngữ quen thuộc là Isekai, thì Post-Apocalyptic cũng là một thể loại được khá nhiều người yêu thích. Kết thúc chính là bắt đầu, thể loại Hậu tận thế Post-Apocalyptic có thể sẽ là các câu chuyện nói về thế giới sau khi nhân loại bị diệt vong, hoặc là sẽ chỉ sót lại vài người cuối cùng, hoặc là vài người được dịch chuyển sang một thế giới khác, vùng đất khác, nói chung ở thể loại này thì cuộc sống của con người rất “bất thường” với nhiều chi tiết sáng tạo thú vị.
Các thuật ngữ chung thường gặp
Comiket cũng là một từ mà hẳn là bạn sẽ dễ dàng bắt gặp nhưng lại ít ai nói cho bạn biết ý nghĩa của từ đó là gì, bởi về cơ bản thì từ này là một từ quá nổi tiếng, dù bạn mới “nhập môn” đi nữa thì dân otaku nói chung cũng sẽ cho rằng “sao mà không biết cho được”. Cụ thể, Comiket là từ viết tắt của Comics Market, là hội chợ truyện tranh lớn nhất thế giới, được tổ chức 6 tháng 1 lần ở Tokyo.
Tương tự, Owari (おわり, オワリ, 終わり, 終) là “kết thúc” và Tsuzuku (つづく) là “còn tiếp” trong tiếng Nhật.
Và cuối cùng, nếu bạn thắc mắc về một vài thuật ngữ dễ gây rạo rực cho các anh thanh niên đam mê ngắm gái 2D manga là gì!? Thì đã có Enjo kousai (援助交際), đây là thuật ngữ được dùng để nói về hiện tượng các nữ sinh quan hệ tình dục với các người đàn ông lớn tuổi để kiếm tiền, đã có một thời kỳ mà các mối quan hệ thế này được pháp luật thừa nhận.
Tiếp theo là Futanari, các nhân vật Futanari thường có vẻ ngoài xinh xắn, người nhìn người yêu hoa thấy hoa thẹn, bằng tất cả ngọt ngào và đáng yêu, các nhân vật được xây dựng kiểu này thường đốn tim cả nam và nữ, tuy nhiên, các bạn ấy lại là nam và có bộ phận sinh dục nam hẳn hoi.
Tóm lại, thông qua bài viết này độc giả đam mê truyện tranh và anime đã có thể dễ dàng nắm bắt được ý nghĩa của các thuật ngữ manga là gì mà mình đang vướng mắc, để có thể dễ dàng “bắt trend” cùng đồng đội và hiểu các ẩn ý có thể sẽ xuất hiện trong các tác phẩm mà bạn đang theo dõi.