Thuật Ngữ Họ Ngôn Ngữ (Ngữ Hệ Ngữ Tộc) Có Nghĩa Là / Top 11 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | 2atlantic.edu.vn

Ssl: Đặc Điểm Kỹ Thuật Ngữ Nghĩa Ngôn Ngữ

SSL có nghĩa là gì? SSL là viết tắt của Đặc điểm kỹ thuật ngữ nghĩa ngôn ngữ. Nếu bạn đang truy cập phiên bản không phải tiếng Anh của chúng tôi và muốn xem phiên bản tiếng Anh của Đặc điểm kỹ thuật ngữ nghĩa ngôn ngữ, vui lòng cuộn xuống dưới cùng và bạn sẽ thấy ý nghĩa của Đặc điểm kỹ thuật ngữ nghĩa ngôn ngữ trong ngôn ngữ tiếng Anh. Hãy nhớ rằng chữ viết tắt của SSL được sử dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp như ngân hàng, máy tính, giáo dục, tài chính, cơ quan và sức khỏe. Ngoài SSL, Đặc điểm kỹ thuật ngữ nghĩa ngôn ngữ có thể ngắn cho các từ viết tắt khác.

SSL = Đặc điểm kỹ thuật ngữ nghĩa ngôn ngữ

Tìm kiếm định nghĩa chung của SSL? SSL có nghĩa là Đặc điểm kỹ thuật ngữ nghĩa ngôn ngữ. Chúng tôi tự hào để liệt kê các từ viết tắt của SSL trong cơ sở dữ liệu lớn nhất của chữ viết tắt và tắt từ. Hình ảnh sau đây Hiển thị một trong các định nghĩa của SSL bằng tiếng Anh: Đặc điểm kỹ thuật ngữ nghĩa ngôn ngữ. Bạn có thể tải về các tập tin hình ảnh để in hoặc gửi cho bạn bè của bạn qua email, Facebook, Twitter, hoặc TikTok.

Như đã đề cập ở trên, SSL được sử dụng như một từ viết tắt trong tin nhắn văn bản để đại diện cho Đặc điểm kỹ thuật ngữ nghĩa ngôn ngữ. Trang này là tất cả về từ viết tắt của SSL và ý nghĩa của nó là Đặc điểm kỹ thuật ngữ nghĩa ngôn ngữ. Xin lưu ý rằng Đặc điểm kỹ thuật ngữ nghĩa ngôn ngữ không phải là ý nghĩa duy chỉ của SSL. Có thể có nhiều hơn một định nghĩa của SSL, vì vậy hãy kiểm tra nó trên từ điển của chúng tôi cho tất cả các ý nghĩa của SSL từng cái một.

Ý nghĩa khác của SSL

Bên cạnh Đặc điểm kỹ thuật ngữ nghĩa ngôn ngữ, SSL có ý nghĩa khác. Chúng được liệt kê ở bên trái bên dưới. Xin vui lòng di chuyển xuống và nhấp chuột để xem mỗi người trong số họ. Đối với tất cả ý nghĩa của SSL, vui lòng nhấp vào “thêm “. Nếu bạn đang truy cập phiên bản tiếng Anh của chúng tôi, và muốn xem định nghĩa của Đặc điểm kỹ thuật ngữ nghĩa ngôn ngữ bằng các ngôn ngữ khác, vui lòng nhấp vào trình đơn ngôn ngữ ở phía dưới bên phải. Bạn sẽ thấy ý nghĩa của Đặc điểm kỹ thuật ngữ nghĩa ngôn ngữ bằng nhiều ngôn ngữ khác như tiếng ả Rập, Đan Mạch, Hà Lan, Hindi, Nhật bản, Hàn Quốc, Hy Lạp, ý, Việt Nam, v.v.

Phong Cách Ngôn Ngữ Nghệ Thuật

Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật

I. Khái niệm ngôn ngữ nghệ thuật

Ngôn ngữ nghệ thuật (ngôn ngữ văn chương, ngôn ngữ văn học) là ngôn ngữ gợi tình, gợi cảm được dùng trong văn thơ, được chia thành ba loại:

– Ngôn ngữ tự sự

– Ngôn ngữ thơ

– Ngôn ngữ sân khấu.

Ngôn ngữ nghệ thuật chủ yếu thực hiện chức năng thẩm mĩ: biểu hiện cái đẹp và khơi gợi nuôi dưỡng cảm xúc thẩm mĩ nơi người đọc, người nghe.

II. Đặc trưng của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật

1. Tính hình tượng

Để tạo ra hình tượng ngôn ngữ, người viết thường dùng rất nhiều phép tu từ: so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, nói quá, nói giảm, nói tránh…

Ngôn ngữ nghệ thuật có tính đa nghĩa và hàm súc.

2. Tính truyền cảm

Tính truyền cảm trong ngôn ngữ nghệ thuật thể hiện ở chỗ làm cho người nghe (đọc) cùng vui, buồn, yêu thích như chính người nói (viết). Sức mạnh của ngôn ngữ nghệ thuật là tạo ra sự hòa đồng, giao cảm, cuốn hút, gợi cảm xúc về vẻ đẹp vô hình mà tưởng như hiển hiện trước mắt.

3. Tính cá thể hóa

Ngôn ngữ nghệ thuật khi sử dụng có khả năng thể hiện một giọng riêng, một phong cách riêng. Giọng thơ Tố Hữu không giống giọng thơ Chế Lan Viên, giọng thơ Xuân Diệu, giọng thơ Huy Cận. Sự khác nhau về ngôn ngữ làở cách dùng từ, cách đặt câu và ở hình ảnh, bắt nguồn từ cá tính sáng tạo của người viết.

Tính cá thể hóa còn biểu lộ ở vẻ riêng trong lời nói của từng nhân vật trong tác phẩm nghệ thuật; ở nét riêng trong cách diễn đạt từng sự việc, từng hình ảnh, từng tình huống trong tác phẩm.

LUYỆN TẬP

Bài tập 1

Để tạo ra tính hình tượng của ngôn ngữ nghệ thuật có các phép tu từ thường được sử dụng như: so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ, nói quá, nói giảm, nói tránh.

Ví dụ: “Cầu cong như chiếc lược ngà. Sông dài mái tóc cung nga buônghờ” (phép so sánh),

hay “Rơm bọc tôi như kén bọc tằm

Tôi thao thức trong hương mật ong của lúa Trong hơi ấm hơn nhiều chăn đệm Của những cọng rơm xơ xác, gầy gò”.

(Nguyễn Duy)

(nhiều phép tu từ).

Bài tập 2

Trong ba đặc trưng (tính hình tượng, tính truyền cảm, tính cá thể hóa) đặc trưng tính hình tượng chính là đặc trưng tiêu biểu, bởi vì đây chính là phương tiện và cũng là mục đích sáng tạo nghệ thuật. Hơn nữa, trong hình tượng ngôn ngữ đã có những yếu tố gây cảm xúc và truyền cảm. Sau này, cách chọn lọc từ ngữ, sử dụng câu để xây dựng hình tượng nghệ thuật thể hiện cá tính sáng tạo nghệ thuật.

Bài tập 3

a. Từ canh cánh.

b. Từ vãi (dòng 3), từ giết (dòng 4).

Bài tập 4

Có thể thấy nét riêng của ba đoạn thơ đó ở các phương diện: hình tượng, cảm xúc và ngôn ngữ.

– Hình tượng: Thơ Nguyễn Khuyến: bầu trời bao la, trong xanh, tĩnh lặng, nhẹ nhàng. Thơ Lưu Trọng Lư: âm thanh xào xạc của lá vàng lúc chuyển mùa. Thơ Nguyễn Đình Thi: sức hồi sinh của dân tộc trong mùa thu.

– Cảm xúc: Nguyễn Khuyến trong sáng, tĩnh lặng; Lưu Trọng Lư bâng khuâng với sự thay đổi nhẹ nhàng; Nguyễn Đình Thi cảm nhận sự hồi sinh của dân tộc trong mùa thu đất nước.

– Từ ngữ: Nguyễn Khuyến: chỉ mức độ về khoảng cách, màu sắc, trạng thái hoạt động; Lưu Trọng Lư: âm thanh gợi cảm xúc; Nguyễn Đình Thi: miêu tả trực tiếp hình ảnh và cảm xúc.

Ba nét riêng của ba phong cách thơ:

Mai Thu

Khái Niệm Ngôn Ngữ Nghệ Thuật Ngôn Từ

Để lý giải cho mình câu hỏi ấy, xin hãy tự đặt ra một nhiệm vụ tầm thường thế này. Chúng ta hãy lựa chọn các văn bản sau đây: nhóm I: tranh của Delacroix, trường ca của Byron, giao hưởng của Berlioz; nhóm II: trường ca của Mickiewicz, kịch dương cầm của Chopin; nhóm III: các văn bản thơ của Derzavin, quần thể kiến trúc của Bazenov. Bây giờ thử đặt ra mục đích hệt như nhiều công trình nghiên cứu khác nhau về lịch sử văn hoá vẫn thường làm: quy các văn bản về những biến thể của một loại hình bất biến nào đó để trình bầy chúng theo nội bộ mỗi nhóm như một văn bản. Loại hình bất biến với nhóm thứ nhất sẽ là “chủ nghĩa lãng mạn Tây Âu”, với nhóm thứ hai: “chủ nghĩa lãng mạn Ba Lan”, với nhóm thứ ba: “tiền lãng mạn chủ nghĩa Nga”. Tất nhiên, cũng có thể đặt ra nhiệm vụ miêu tả cả 3 nhóm như một văn bản duy nhất bằng cách vận dụng mô hình trừu tượng của cái bất biến ở cấp độ thứ hai.

Nếu đặt cho mình nhiệm vụ như vậy, thì dĩ nhiên chúng ta buộc phải lựa chọn một hệ thống giao tiếp nào đó, tức là chọn một “ngôn ngữ”, trước tiên là dành cho từng hệ thống, và sau đó là đồng thời dành cho cả ba hệ thống nói trên. Chúng ta giả định việc miêu tả các hệ thống ấy được tiến hành bằng tiếng Nga. Hiển nhiên là trong trường hợp này, tiếng Nga sẽ có chức năng như một siêu ngữ được sử dụng để miêu tả (tạm gác sang một bên sự sai lệch của việc miêu tả như vậy, bởi vì dưới sự tác động của siêu ngôn ngữ, đối tượng tất yếu sẽ bị mô hình hoá), nhưng bản thân cái “ngôn ngữ lãng mạn chủ nghĩa” được miêu tả (hay bất kỳ một loại ngôn ngữ chuyên ngành nào đó tương ứng với ba nhóm đã nói ở trên) không thể đồng nhất với một loại ngôn ngữ tự nhiên nào, vì nó sẽ được dùng để miêu tả các văn bản phi lời. Tuy nhiên, mô hình ngôn ngữ lãng mạn chủ nghĩa mà ta có được bằng cách trên sẽ được ứng dụng vào các tác phẩm văn học và ở một cấp độ nào đó, nó có thể mô tả hệ thống cấu trúc của chúng (ở cấp độ chung cho cả các văn bản ngôn từ và văn bản phi ngôn từ).

Nhưng cần phải xét xem những cấu trúc được tạo ra bên trong các tổ chức nghệ thuật ngôn từ và không thể mã hoá bằng ngôn ngữ của các nghệ thuật phi lời có quan hệ thế nào với ngôn ngữ tự nhiên?

Văn học nghệ thuật nói bằng một ngôn ngữ đặc biệt, loại ngôn ngữ được kiến tạo chồng lên bên trên ngôn ngữ tự nhiên như một hệ thống thứ sinh. Vì thế, người ta xem nó là hệ thống mô hình hoá thứ cấp. Dĩ nhiên, văn học không phải là hệ thống mô hình hoá thứ cấp duy nhất, và nếu dừng lại để nghiên cứu nó theo hướng này, chúng ta sẽ đi trệch ra ngoài nhiệm vụ trực tiếp của mình.

Nói văn học có ngôn ngữ riêng, không trùng với ngôn ngữ tự nhiên, dẫu được kiến tạo trên ngôn ngữ ấy, tức là nói văn học có một hệ thống ký hiệu riêng, chỉ thuộc về nó và những quy tắc tổ chức các ký hiệu ấy để chuyển tải những thông tin đặc biệt, những thông tin không thể chuyển tải bằng các phương tiện khác. Xin thử chứng minh.

Có thể dễ dàng chia tách các ký hiệu, tức là dễ dàng chia tách những đơn vị văn bản ổn định, bất biến, và các quy tắc tổ chức ngữ đoạn trong ngôn ngữ tự nhiên. Ký hiệu được chia tách rõ rệt thành các bình diện nội dung và biểu hiện, quan hệ giữa chúng là quan hệ tự do, không ràng buộc lẫn nhau, là quan hệ chịu sự ước định của lịch sử. Trong văn bản nghệ thuật ngôn từ, các ký hiệu không chỉ có ranh giới khác, mà bản thân khái niệm ký hiệu cũng rất khác.

Chúng tôi đã từng viết, rằng ký hiệu trong nghệ thuật có đặc tính hình tượng, tạo hình, chứ không mang tính ước lệ giống như trong ngôn ngữ. Luận điểm hoàn toàn hiển nhiên với các nghệ thuật tạo hình này khi vận vào nghệ thuật ngôn từ sẽ kéo theo hàng loạt kết luận quan trọng. Các ký hiệu tạo hình được kiến tạo theo nguyên tắc ràng buộc lẫn nhau giữa biểu hiện và nội dung. Do đó rất khó phân định các bình diện nội dung và biểu hiện theo ý nghĩa thông thường của ngôn ngữ học cấu trúc. Ký hiệu mô hình hoá nội dung của nó. Thay vì phân định ngữ nghĩa rạch ròi, ở đây chỉ có sự bện kết phức tạp: yếu tố ngữ đoạn ở cấp độ này trong trình tự thứ bậc của văn bản hoá ra lại là yếu tố ngữ nghĩa ở cấp độ khác.

Nhưng ở đây cũng cần nhớ, rằng chính những yếu tố ngữ đoạn trong ngôn ngữ tự nhiên luôn vạch ra ranh giới của các ký hiệu và chia tách văn bản thành các đơn vị ngữ nghĩa. Xoá bỏ cặp đối lập “ngữ nghĩa – cú pháp” sẽ làm mờ ranh giới của ký hiệu. Nói: tất cả các yếu tố của văn bản thực chất đều là các yếu tố ngữ nghĩa – cũng tức là nói: trong trường hợp này, khái niệm văn bản đồng nhất với khái niệm ký hiệu.

Ở một phương diện nào đó, vấn đề đúng là như vậy: văn bản là một ký hiệu toàn vẹn, và trong đó, tất cả các ký hiệu riêng lẻ của văn bản bằng ngôn ngữ chung đều quy về cấp độ các yếu tố của ký hiệu. Bởi vậy, mỗi một văn bản nghệ thuật là một ký hiệu cấu trúc độc nhất vô nhị, ad hoc[1] của một nội dung đặc biệt. Thoạt nghe, điều này có vẻ như mâu thuẫn với luận điểm ai cũng biết, theo đó, chỉ những yếu tố thường xuyên lặp lại tạo thành một tập hợp khép kín nào đó mới có khả năng truyền đạt thông tin. Nhưng mâu thuẫn ở đây chỉ mang tính bề ngoài. Thứ nhất, như chúng tôi đã chỉ ra, cấu trúc ngẫu nhiên của mô hình do nhà văn sáng tạo ra được áp đặt cho người đọc như ngôn ngữ nhận thức của anh ta. Tính ngẫu nhiên được thay thế bằng tính phổ quát. Nhưng vấn đề không chỉ có vậy. Ký hiệu “độc nhất vô nhị” hoá ra là ký hiệu được “tập hợp” từ những yếu tố mang tính loại hình và ở một cấp độ nào đó nó vẫn được đọc theo những quy tắc truyền thống, quen thuộc. Mọi tác phẩm cách tân đều được xây dựng bằng chất liệu truyền thống. Nếu văn bản không lưu giữ cho ký ức những cấu trúc truyền thống, thí sự cách tân của nó sẽ không được tiếp nhận.

Văn bản tạo ra một ký hiệu cũng chính là một văn bản (trình tự các ký hiệu) được viết bằng một ngôn ngữ tự nhiên nào đó và nhờ thế mà nó vẫn duy trì được sự phân bố thành các từ – ký hiệu của hệ thống ngôn ngữ chung. Cho nên mới nẩy sinh hiện tượng mang tính đặc thù của riêng nghệ thuật, theo đó, cùng một văn bản, nếu áp vào những bộ mã khác nhau, nó sẽ rã ra thành những ký hiệu theo một cách khác nhau.

Có một quá trình đầy mâu thuẫn diễn ra đồng thời với sự chuyển hoá của các ký hiệu ngôn ngữ chung thành các yếu tố của một ký hiệu nghệ thuật. Được đặt vào cùng dẫy với một số lặp lại theo sự điều chỉnh, các yếu tố ký hiệu trong hệ thống ngôn ngữ tự nhiên – các âm vị, hình vị – được ngữ nghĩa hoá và trở thành các ký hiệu. Bởi vậy, cùng một văn bản, người ta vừa có thể đọc như một chuỗi ký hiệu được tổ chức theo quy tắc của ngôn ngữ tự nhiên, vừa có thể đọc như một trình tự các ký hiệu tương đối lớn hơn so với sự chia tách văn bản thành các từ, cho tới tận biến văn bản thành một ký hiệu duy nhất, lại cũng vừa có thể đọc như một chuỗi các ký hiệu được tổ chức theo kiểu đặc biệt, tương đối nhỏ hơn so với từ, cho tới tận âm vị.

Sẽ sai lầm nếu nghĩ rằng, sự hợp nhất các ranh giới của ký hiệu với ranh giới của văn bản sẽ xoá bỏ vấn đề cấu trúc ngữ đoạn. Văn bản được khảo sát theo cách ấy có thể tách ra thành các ký hiệu và được tổ chức phù hợp về mặt ngữ đoạn. Nhưng cái đó sẽ không phải là tổ chức ngữ đoạn của chuỗi dây chuyền, mà là tổ chức ngữ đoạn của thứ bậc: các ký hiệu sẽ gắn kết với nhau giống như những con búp bê – Matryoshka, con này được đặt trong lòng con kia.

Kiểu tổ chức ngữ đoạn như vậy hoàn toàn mang tính thực tế đối với việc tổ chức văn bản nghệ thuật, và nếu nó tỏ ra xa lạ với nhà ngôn ngữ học thì nhà lịch sử học lại dễ dàng tìm thấy sự lặp lại của nó ví như trong cấu trúc thế giới được nhìn bằng đôi mắt của thời trung đại.

Với nhà tư tưởng thời trung đại, thế giới không phải là tổng thể các bản chất, mà là bản chất, không phải là câu văn, mà là một từ. Nhưng từ ấy được cấu tạo bằng những từ riêng lẻ theo trật tự đẳng cấp, tựa như từ này đặt trong từ kia. Chân lý không nằm ở sự tích luỹ số lượng, mà ở sự đào sâu (không cần đọc nhiều sách, tức là nhiều từ, mà chỉ cần chăm chú vào một từ, không tích luỹ tri thức mới, mà chỉ luận bàn tri thức cũ).

Từ những gì đã nói có thể rút ra, dù có cơ sở ở ngôn ngữ tự nhiên, nhưng nghệ thuật ngôn từ chỉ dựa vào đó để cải tạo nó thành ngôn ngữ của mình, ngôn ngữ thứ sinh, ngôn ngữ nghệ thuật. Mà bản thân ngôn ngữ nghệ thuật là một trật tự đẳng cấp phức tạp của nhiều ngôn ngữ có quan hệ tương tác với nhau, nhưng không giống nhau. Đây là lý do giải thích vì sao với một văn bản nghệ thuật bao giờ cũng tồn tại rất nhiều cách đọc. Đó cũng chính là cơ sở tạo nên sự bão hoà ý nghĩa nghệ thuật mà không một một thứ ngôn ngữ phi nghệ thuật nào khác có thể đạt được. Nghệ thuật là phương thức lưu trữ và chuyển tải thông tin được nén chặt và tiết kiệm nhất. Nhưng nghệ thuật cũng sở đắc những phương tiện khác rất đáng được các chuyên gia – điều khiển học, và sau đó, các kỹ sư – thiết kế quan tâm.

Có khả năng cô đặc một lượng thông tin khổng lồ trên một “mặt bằng” văn bản không lớn (thử so sánh một truyện ngắn của Sekhov với một cuốn sách giáo khoa tâm lý học), văn bản nghệ thuật còn có thêm một đặc điểm: nó cung cấp cho người đọc khác nhau những thông tin khác nhau tuỷ theo mức độ hiểu biết của từng người, nó còn trao cho người đọc cái ngôn ngữ để khi sử dụng có thể lĩnh hội được phần tri thức tiếp theo ở những lần đọc lại. Nó hành xử như một cơ thể sống động nào đó tồn tại trong quan hệ đối thoại với người đọc, huấn luyện cho người đọc ấy.

Có thể đạt được điều trên bằng những phương tiện gì? Câu hỏi ấy không chỉ khiến nhà nhân văn học phải ngẫm nghĩ. Chỉ cần hình dung có một cơ cấu nào đó được kiến tạo theo kiểu tương tự như thế để chuyển tải thông tin khoa học cũng đủ để hiểu rằng, việc khám phá bản chất của nghệ thuật như một hệ thống giao tiếp có thể tạo ra bước ngoặt trong phương pháp lưu trữ và chuyển tải thông tin./

Người dịch: Lã Nguyên

Nguồn:Лотман Ю.М. Cтруктура художественного текста

Giao Tiếp Phi Ngôn Ngữ Là Gì? Loại Ngôn Ngữ Có Sức Mạnh Đặc Biệt

Việc làm Quản lý điều hành

1. Khái niệm giao tiếp phi ngôn ngữ là gì?

Khái niệm giao tiếp phi ngôn ngữ là gì?

Giao tiếp phi ngôn ngữ là quá trình gửi và nhận tin nhắn mà không sử dụng từ ngữ, nói hoặc viết. Cũng được gọi là ngôn ngữ thủ công. Tương tự như cách in nghiêng nhấn mạnh ngôn ngữ viết, hành vi phi ngôn ngữ có thể nhấn mạnh các phần của thông điệp bằng lời nói.

Thuật ngữ giao tiếp phi ngôn ngữ được giới thiệu vào năm 1956 bởi nhà tâm thần học Jurgen Ruesch và tác giả Weldon Kees trong cuốn sách “Giao tiếp phi ngôn ngữ: Ghi chú về nhận thức trực quan về quan hệ con người”.

Thông điệp phi ngôn ngữ đã được công nhận trong nhiều thế kỷ là một khía cạnh quan trọng của giao tiếp. Chẳng hạn, trong “Sự tiến bộ của việc học” (1605), Francis Bacon đã quan sát thấy rằng “các dòng dõi của cơ thể tiết lộ sự sắp đặt và khuynh hướng của tâm trí nói chung, nhưng các chuyển động của diện mạo và các bộ phận thì làm. tiết lộ sự hài hước hiện tại và trạng thái của tâm trí và ý chí. ”

1.2. Vai trò truyền thông của phi ngôn ngữ

“Giống như phần còn lại của chúng tôi, những người theo dõi an ninh sân bay muốn nghĩ rằng họ có thể đọc ngôn ngữ cơ thể. Cục Quản lý An ninh Giao thông đã chi khoảng 1 tỷ đô la để đào tạo hàng ngàn ‘nhân viên phát hiện hành vi’ để tìm kiếm biểu cảm trên khuôn mặt và những manh mối phi ngôn ngữ khác có thể nhận dạng những kẻ khủng bố.

“Nhưng các nhà phê bình nói rằng không có bằng chứng nào cho thấy những nỗ lực này đã ngăn chặn một kẻ khủng bố duy nhất hoặc hoàn thành vượt quá hàng chục ngàn hành khách mỗi năm. TSA dường như đã rơi vào một hình thức tự lừa dối kinh điển: niềm tin rằng bạn có thể đọc được những lời nói dối ‘tâm trí bằng cách xem cơ thể của họ.

“Hầu hết mọi người nghĩ rằng những kẻ nói dối tự bỏ đi bằng cách đảo mắt hoặc làm những cử chỉ lo lắng, và nhiều nhân viên thực thi pháp luật đã được đào tạo để tìm kiếm những câu chuyện cụ thể, như nhìn lên theo một cách nhất định. Nhưng trong các thí nghiệm khoa học, mọi người làm một công việc tệ hại. về những kẻ nói dối phát hiện. Các nhân viên thực thi pháp luật và các chuyên gia được cho là không giỏi về điều đó hơn người thường mặc dù họ tự tin hơn vào khả năng của mình. ” (John Tierney, “Tại sân bay, một đức tin sai lầm trong ngôn ngữ cơ thể.” Thời báo New York, ngày 23 tháng 3 năm 2014 )

Việc làm Quan hệ đối ngoại

2. Các loại giao tiếp phi ngôn ngữ

Judee Burgoon (1994) đã xác định bảy kích thước không lời khác nhau:

Chuyển động cơ thể bao gồm biểu cảm trên khuôn mặt và giao tiếp bằng mắt. Ngôn ngữ cơ thể được xem là một loại ngôn ngữ kì diệu có sức biểu đạt gợi cảm cho lời nói của con người. Trong cuộc sống chúng ta có thể thấy người ta thường xuyên sử dụng ngôn ngữ cơ thể. Đặc biệt là trong thuyết trình, diễn thuyết, ngôn ngữ cơ thể giúp cho bài nói trở nên thêm thuyết phục và thu hút người nghe hơn. Những cử chỉ lên xuống của tay mô tả cho một sự chuyển động nào được kể đến trong bài thuyết trình sẽ gợi cảm hơn là một câu nói suông. Chính vì vậy không phải tự nhiên mà người muốn học thuyết trình phải học phong thái, cách di chuyển trước khi cả học nói, phát triển nội dung. Không những thế ngôn ngữ cơ thể còn là một phương pháp quan trọng góp phần vào việc dạy nói cho trẻ và hình thành nhận thức về thế giới xung quanh. Khuôn mặt là một trong những những bộ phận chiếm tỉ lệ cao nhất về biểu lộ ngôn ngữ cơ thể. Những cái chau mày, nhăn nhó, nhíu mày, tròn mắt lần lượt biểu hiện cho các cảm xúc nghi ngờ, khó chịu, đắn đo, ngạc nhiên, …

2.2. Giọng nói hoặc ngôn ngữ bao gồm âm lượng, tỷ lệ, cao độ và âm sắc;

Cùng với giọng nói và cử chỉ là ngoại hình. Không phải ngẫu nhiên chúng ta có sự phân biệt giữa các loại trang phục trong tùy trường hợp và không phải ngẫu nhiên các chính trị lại luôn xuất hiện với ngoại hình chau chuốt và lịch sự. Bởi lẽ ngoại hình góp phần thúc đẩy cho sự tiếp nhận thông tin nói đối với người ngữ, ngoại hình cũng là một loại phi ngôn ngữ. Ngoại hình sáng sủa cho càng nâng cao chất lượng và độ tin cậy của thông tin người nói. Nói một cách hài hước đa cấp ở Việt Nam – một hành vi lừa đảo lại luôn là nhóm đối tượng chú trọng về ngoại hình nhất. Ngoại hình của họ là chất xúc tác cho sự hấp dẫn của lời nói của họ. Cách thể hiện ngoại ngữ cũng là một loại tín hiệu cho người tiếp nhận, ví dụ khi bạn mặc một cây đen ( kết hợp với gương mặt rầu rĩ ) cho phép người đối diện hiểu là bạn đi dự một đám tang. Hay khi nhìn thấy những loại trang phục đỏ ta nghĩ ngay đến những ngày lễ Tết. Bên cạnh đó ngoại hình cá nhân còn thể hiện vị trí cũng như đẳng cấp của bạn, giá trị lời nói cũng từ đó mà tăng lên hay giảm xuống. Mặc dù mang tính hơi tiêu cực nhưng nó lại đúng trong thế giới hiện đại này.

Giọng nói hoặc ngôn ngữ bao gồm âm lượng, tỷ lệ, cao độ và âm sắc;

Ngoài ba hình thức trên thì phi ngôn ngữ còn có những kiểu biểu hiện khác như:

“Dấu hiệu hoặc biểu tượng bao gồm tất cả những cử chỉ thay thế từ, số và dấu chấm câu. Chúng có thể thay đổi từ cử chỉ đơn âm của ngón tay cái nổi bật của người đi xe đạp đến các hệ thống phức tạp như Ngôn ngữ ký hiệu của người Mỹ đối với người điếc có tín hiệu không lời nói trực tiếp Tuy nhiên, cần nhấn mạnh rằng các dấu hiệu và biểu tượng là đặc trưng văn hóa. Ngón tay cái và ngón trỏ dùng để thể hiện ‘A-Okay’ ở Hoa Kỳ giả định một cách giải thích xúc phạm và xúc phạm ở một số nước Mỹ Latinh. ” (Wallace V. Schmidt và cộng sự, Giao tiếp toàn cầu: Truyền thông đa văn hóa và kinh doanh quốc tế. Sage, 2007)

Việc làm Nhân viên kinh doanh

3. Cách để phi ngôn ngữ ảnh hưởng đến diễn ngôn bằng lời nói

3.1. Sử dụng tín hiệu phi ngôn ngữ

Đầu tiên, chúng ta có thể sử dụng tín hiệu phi ngôn ngữ để nhấn mạnh lời nói của mình. Tất cả những người nói giỏi đều biết cách thực hiện điều này bằng cử chỉ mạnh mẽ, thay đổi âm lượng giọng nói hoặc tốc độ nói, tạm dừng có chủ ý, v.v.

3.2. Kết hợp phi ngôn ngữ và nói

Thứ hai, hành vi phi ngôn từ của chúng ta có thể lặp lại những gì chúng ta nói. Chúng ta có thể nói đồng ý với ai đó trong khi gật đầu. ..

3.3. Thay thế lời nói bằng tín hiệu phi ngôn ngữ

Thứ ba, tín hiệu phi ngôn ngữ có thể thay thế cho lời nói. Thông thường, không cần thiết phải nói nhiều thứ. Một cử chỉ đơn giản có thể đủ (ví dụ, lắc đầu để nói không, sử dụng dấu hiệu ngón tay cái để nói ‘Công việc tốt ,’ Vân vân.). . . .

3.4. Điều chỉnh lời nói bằng tín hiệu phi ngôn ngữ

Thứ tư, chúng ta có thể sử dụng tín hiệu phi ngôn ngữ để điều chỉnh lời nói. Được gọi là tín hiệu rẽ, những cử chỉ và cách phát âm này giúp chúng ta có thể thay thế vai trò đàm thoại của việc nói và nghe.

3.5. Sự trái lập của lời nói và tín hiệu

Thứ năm, thông điệp không lời đôi khi mâu thuẫn với những gì chúng ta nói.

Một người bạn nói với chúng tôi rằng cô ấy đã có một khoảng thời gian tuyệt vời ở bãi biển, nhưng chúng tôi không chắc vì giọng nói của cô ấy phẳng và khuôn mặt thiếu cảm xúc …

Sự trái lập của lời nói và tín hiệu

3.6. Làm rõ hơn thái độ lời nói bằng tín hiệu phi ngôn ngữ

Cuối cùng, chúng ta có thể sử dụng tín hiệu phi ngôn ngữ để bổ sung cho nội dung bằng lời của tin nhắn của mình … Buồn bã có thể có nghĩa là chúng ta cảm thấy tức giận, chán nản, thất vọng hoặc chỉ một chút ngoài lề. “Tín hiệu phi ngôn ngữ có thể giúp làm rõ những từ chúng ta sử dụng và tiết lộ bản chất thực sự của cảm xúc của chúng tôi” (Martin S. Remland, Giao tiếp phi ngôn ngữ trong cuộc sống hàng ngày, tái bản lần thứ 2 Houghton Mifflin, 2004)

Phi ngôn ngữ được áp dụng trong cuộc sống rất nhiều. Từ khi chữ viết ra đời thì phi ngôn ngữ đã được sử dụng, phi ngôn ngữ xóa bỏ mọi rào cảo cản về tiếng nói và ngôn ngữ trên thế giới. Mọi lời nói được hỗ trợ thể hiện bởi phi ngôn ngữ đều đạt được tính thẩm mỹ và sự biểu cảm tối đa. Phi ngôn ngữ còn là một công cụ giúp nâng giá trị bản thân mỗi con người thông qua cách nói cuốn hút. Hi vọng rằng bài viết này của chúng tôi đã giúp bạn hiểu thêm phần nào về giao tiếp phi ngôn ngữ. Từ đó các bạn có thể áp dụng và sử dụng trong đời sống của mình bao gồm :giao tiếp sinh hoạt, công việc, học tập hay thậm chí là công cụ giúp xây dựng mối quan hệ ở bên ngoài xã hội.