Thuật Ngữ Hiv Dương Tính Có Nghĩa Là Gì / Top 10 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | 2atlantic.edu.vn

Kết Quả Hiv Dương Tính Có Ý Nghĩa Gì?

Kết quả HIV dương tính có ý nghĩa gì?

Kết quả HIV dương tính có ý nghĩa gì (Positive) nghĩa là bạn đã bị nhiễm HIV. Trường hợp kết quả dương tính đúng với thực tế người bệnh đã nhiễm HIV gọi là dương tính thật sự. Một số trường hợp kết quả dương tính giả nghĩa là bạn không bị nhiễm HIV.

1. Xét nghiệm HIV dương tính

Xét nghiệm chẩn đoán nhiễm HIV có mục đích sau:

Xét nghiệm tìm kháng nguyên của virus. Kháng nguyên là một phần cấu tạo nên virus.

Xét nghiệm tìm kháng thể kháng virus HIV. Khi cơ thể phát hiện kháng nguyên của virus thì sẽ hình thành kháng thể kháng lại virus HIV.

Có thể xét nghiệm cả 2 loại kháng nguyên và kháng thể.

Xét nghiệm tìm kháng nguyên của virus

2. Kết quả xét nghiệm HIV dương tính

2.1 Xét nghiệm HIV âm tính

Sau khi tiến hành xét nghiệm HIV nếu kết quả trả về là âm tính (Negative), điều này có nghĩa là người xét nghiệm không bị nhiễm bệnh. Trường hợp này gọi là âm tính thật sự.

Tuy nhiên có những trường hợp kết quả âm tính nhưng không đúng với thực tế gọi là âm tính giả. Nghĩa là trường hợp này người xét nghiệm đã bị nhiễm HIV nhưng xét nghiệm lại cho kết quả âm tính.

Trường hợp này có thể xảy ra khi:

Do làm xét nghiệm trong thời gian cửa sổ. Lúc này cơ thể chưa kịp sản xuất kháng thể, nên xét nghiệm không phát hiện được kháng thể. Chính vì vậy cho kết quả âm tính giả.

Một số rất ít các trường hợp là do sai sót trong quá làm xét nghiệm.

Khi nghi ngờ hoặc không yên tâm với kết quả xét nghiệm thì nên kiểm tra lại một lần sau khoảng 1-3 tháng để cho kết quả chính xác.

2.2 Xét nghiệm HIV dương tính

Cũng như kết quả âm tính, HIV dương tính cũng có 2 trường hợp là HIV dương tính thật sự và dương tính giả.

Sau khi xét nghiệm tra về với kết quả xét nghiệm dương tính (Positive) điều này có nghĩa là bạn đã bị nhiễm HIV. Với trường hợp kết quả dương tính đúng với thực tế người bệnh đã nhiễm HIV gọi là dương tính thật sự.

Một số ít trường hợp cho kết quả dương tính giả. Nghĩa là thực tế bạn không bị nhiễm HIV nhưng kết quả trả về lại là dương tính.

Có thể gặp trường hợp này do nguyên nhân:

Do việc nhầm lẫn trong quá trình xét nghiệm.

Do người làm xét nghiệm đang mắc các bệnh như xơ gan, suy gan, lao…. hoặc dụng một số loại thuốc ảnh hưởng tới khả năng nhận diện kháng thể khi xét nghiệm.

Để có một kết quả chính xác bạn nên chọn cơ sở xét nghiệm uy tín hay làm lại xét nghiệm khi nghi ngờ kết quả, để có một kết quả chính xác. Giúp bạn định hướng các bước cần làm tiếp theo.

3. Khi có kết quả xét nghiệm HIV dương tính?

Khi nhân được kết quả HIV dương tính người bệnh nên nhanh chóng thoát khỏi tư tưởng tiêu cực và quyết định sống chung với căn bệnh của mình

Khi nhân được kết quả HIV dương tính, người bệnh không khỏi hoang mang, lo lắng. Tuy nhiên việc hoang mang lo lắng không thể thay đổi được thực tế, người bệnh nên nhanh chóng thoát khỏi tư tưởng tiêu cực và quyết định sống chung với căn bệnh của mình.

Những việc bạn nên làm sau khi nhận kết quả dương tính với HIV

Bạn không nên quá lo lắng và hãy đến ngay các cơ sở y tế uy tín để được tư vấn và điều trị sớm nhất.

Dùng thuốc để điều trị HIV đúng cách, đều đặn mỗi ngày.

Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục để phòng tránh lây bệnh cho bạn tình và bảo vệ bản thân khỏi những bệnh lây truyền qua đường tình dục.

Nếu bạn tình có HIV âm tính, nên khuyến khích bạn xem xét việc dùng thuốc hàng ngày để phòng ngừa HIV.

Khi bị nhiễm HIV thường đồng nghĩa với nguy cơ nhiễm cùng các bệnh lý lây qua đường tình dục tăng lên, nên thường xuyên tầm soát và điều trị sớm.

Giấy Xét Nghiệm Hiv Dương Tính

Thông qua việc thực hiện các kỹ thuật chuyên môn, xét nghiệm HIV sẽ giúp phát hiện virus HIV (Human Immuno-deficiency Virus) trong mẫu máu, mẫu dịch sinh học của cơ thể người. Đây được coi là cách duy nhất biết người bệnh có bị nhiễm HIV hay không. Thông thường xét nghiệm HIV gồm 2 loại:

Loại 1 nhằm tìm ra kháng thể kháng HIV.

Loại 2 nhằm tìm ra chính virus HIV trong máu người bệnh.

Các chuyên gia cho biết, loại xét nghiệm tìm kháng thể kháng HIV trong máu, bao gồm cả test nhanh, Elisa, Western Blot… được áp dụng phổ biến trong việc phát hiện bệnh. Còn xét nghiệm PCR nhằm tìm ra virus HIV thường chỉ áp dụng trong chẩn đoán nhiễm HIV sớm cho trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm HIV.

Xét nghiệm HIV là việc làm cần thiết và bắt buộc đối với những người để xảy ra hành vi nguy cơ lây nhiễm và nghi ngờ mình bị nhiễm HIV. Vậy khi nào cần thực hiện loại xét nghiệm này?

Những người có quan hệ tình dục không an toàn với đối tượng bị nhiễm HIV.

Sử dụng chung kim tiêm có máu với đối tượng nghi ngờ bị nhiễm HIV.

Tiếp xúc trực tiếp với vết thương hở có chứa máu của người bệnh.

Trẻ nhỏ có mẹ bị nhiễm HIV.

Như vậy, có thể thấy, virus HIV rất dễ lây nhiễm từ người này sang người khác thông qua nhiều con đường khác nhau. Hiện tại, y học vẫn chưa tìm ra phương thuốc giúp loại bỏ tận gốc virus HIV nên người bệnh một khi đã nhiễm sẽ phải chung sống với nó cả đời. HIV/AIDS là căn bệnh thế kỷ với những biến chứng nguy hiểm nếu không được phát hiện sớm và có phương án hỗ trợ điều trị giúp giảm thiểu tối đa mọi biểu hiện của bệnh. Chính bởi vậy, việc xét nghiệm HIV là rất cần thiết.

Giấy xét nghiệm HIV dương tính nghĩa là gì?

Âm tính và dương tính là thuật ngữ dùng để chỉ kết quả chẩn đoán bệnh sau khi đã thực hiện các xét nghiệm cần thiết của công việc thăm khám. Theo đó, âm tính có nghĩa là “không”, còn dương tính là “có”. Nếu giấy xét nghiệm HIV dương tính có nghĩa, bạn đã bị nhiễm HIV, các bác sĩ đã tìm ra kháng thể HIV trong máu của bạn.

Tùy vào điều kiện cụ thể, chức năng của từng cơ sở y tế mà họ có thể cung cấp mô hình xét nghiệm sàng lọc (một xét nghiệm) hay xét nghiệm khẳng định (3 xét nghiệm). Bạn cần lưu ý rằng, chỉ có một số cơ sở y tế mới có chức năng cung cấp xét nghiệm khẳng định, các cơ sở y tế khác thường chỉ cung cấp xét nghiệm sàng lọc, nếu có nghi ngờ trên kết quả xét nghiệm này, họ sẽ chuyển mẫu máu sang cơ sở y tế trong hệ thống để làm xét nghiệm khẳng định.

Như vậy, nếu giấy xét nghiệm HIV dương tính với trên kết quả chỉ có một dòng (tương ứng với một loại xét nghiệm) thì vẫn chưa thể khẳng định chắc chắn, mà bạn cần làm lại xét nghiệm khẳng định ở các cơ sở y tế chuyên khoa chất lượng cao. Ngược lại, nếu giấy xét nghiệm HIV dương tính tương ứng với 3 loại xét nghiệm và đều cho cùng kết quả dương tính thì đã có thể khẳng định chẩn đoán “nhiễm HIV”. Lúc này, người bệnh không cần thực hiện lại xét nghiệm lần 2 nữa.

Thời điểm xét nghiệm HIV cho kết quả chính xác

Vậy khi nào thực hiện xét nghiệm HIV là chính xác nhất? Có rất nhiều người khi nghi ngờ mình bị lây nhiễm virus đã muốn đi xét nghiệm ngay để phát hiện bệnh sớm, thế nhưng điều này hoàn toàn phản khoa học.

Các chuyên gia khuyên rằng, giai đoạn xét nghiệm HIV thích hợp nhất là từ 3 – 6 tháng, người bệnh nên làm xét nghiệm 2 lần, lần 1 là 3 tháng sau khi xảy ra hành vi nguy cơ, lần 2 là 3 tháng sau lần xét nghiệm đầu. Dù nôn nóng như thế nào thì kết quả xét nghiệm phải ở tháng thứ 3 trở đi mới cho kết quả chính xác.

Điều quan trọng hơn nữa là bạn cần tới đúng địa chỉ uy tín để thực hiện xét nghiệm HIV, tránh những sai sót đáng tiếc. Phòng khám Đa khoa 52 Nguyễn Trãi từ lâu đã trở thành cơ sở y tế chuyên khoa được nhiều người bệnh tin tưởng lựa chọn. Tại đây, đội ngũ y bác sĩ giỏi chuyên môn giàu kinh nghiệm sẽ trực tiếp làm xét nghiệm HIV cho bạn, và cho kết quả chính xác chỉ sau 1h đồng hồ, bạn không phải chờ đợi lâu. Mọi thông tin của bạn cũng được bảo mật tuyệt đối. Mẫu xét nghiệm được xử lý 100% tại phòng lab của phòng khám Đa khoa 52 Nguyễn Trãi với các thiết bị xét nghiệm hiện đại được nhập khẩu nước ngoài, theo đúng tiêu chuẩn quốc tế nên bạn có thể hoàn toàn yên tâm tin tưởng.

Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ số điện thoại: 01659565252 – 016.56.56. 5252 hoặc cổng chát trực tuyến tại cổng website của phòng khám Đa khoa 52 Nguyễn Trãi.

Địa chỉ phòng khám: Số 52 Nguyễn Trãi, P. Thượng Đình, Q. Thanh Xuân, Hà Nội.

Bác sĩ Phùng Thanh Vân

Bác sĩ Phùng Thanh Vân chuyên khoa ngoại, chuyên khoa Phụ-Sản cấp I; Bác sĩ chuyên khoa Y-xã hội học cấp I, bác sĩ chuyên khoa Da liễu, bác sĩ Đa khoa (nội-ngoại-sản -nhi). Bác sĩ Phùng Thanh Vân đã có hơn 40 năm kinh nghiệm trong việc khám, chẩn đoán và điều trị gồm: – Các bệnh lây truyền qua đường tình dục như: Bệnh lậu, giang mai, sùi mào gà, herpes sinh dục, mụn cóc sinh dục… – Bệnh nam khoa: Xuất tinh sớm, suy giảm chức năng sinh dục, rối loạn cương dương, các bệnh về bao quy đầu, tinh hoàn, các bệnh về tuyến tiền liệt… – Chẩn đoán và điều trị vô sinh ở nam giới, có rất nhiều bệnh nhân đã được chữa trị và có thể sinh con một cách tự nhiên. – Bác sĩ Phùng Thanh Vân còn là một trong những bác sĩ phẫu thuật, mổ nội soi và vi phẫu các bệnh lý hệ tiết niệu sinh dục nam có tay nghề cao.

Hiv Là Gì? Những Ý Nghĩa Của Hiv

Blog chúng tôi giải đáp ý nghĩa HIV là gì

Nhiễm HIV là bệnh nhiễm virus suy giảm miễn dịch ở người (HIV). Vi-rút này tấn công hệ thống miễn dịch và phá hủy các tế bào bạch cầu gọi là tế bào lympho. Những người bị nhiễm HIV gọi là dương tính với HIV (HIV +). Tuy nhiên, xét nghiệm máu của bạn có thể âm tính nếu bạn xét nghiệm quá sớm sau khi bị nhiễm. Sau nhiều tháng hoặc nhiều năm nhiễm HIV, bạn sẽ phát triển hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (AIDS).

Có hơn 30 triệu người bị nhiễm HIV trên toàn thế giới. HIV có thể gặp ở mọi độ tuổi, chủng tộc, giới tính, xu hướng tình dục. Bạn có thể hạn chế khả năng mắc bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin.

Có thể có các triệu chứng và dấu hiệu khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Liên hệ cho bác sĩ nếu bạn có dấu hiệu nhiễm trùng (sốt, phát ban, ho, tiêu chảy, tổn thương da). Gọi cho bác sĩ của bạn ngay lập tức hay đi đến phòng cấp cứu nếu bạn bị nhức đầu, sốt, ho, tiêu chảy nặng hoặc nôn mửa, đau bụng nặng hơn, sợ ánh sáng. Nên nói với bác sĩ các triệu chứng của bạn nếu bạn đang có thai hoặc dự định có thai.

HIV thường được lây nhiễm từ bạn tình qua hoạt động tình dục (khác hoặc cùng giới tính), sử dụng chung kim tiêm với người bị nhiễm HIV. Bệnh cũng có thể được truyền từ mẹ sang thai nhi. Bệnh không thể bị lây nhiễm qua tiếp xúc thông thường như nắm tay.

Bạn có nguy cơ cao nhiễm HIV nếu:

Quan hệ tình dục không an toàn: nghĩa là không sử dụng bao cao su khi quan hệ. Quan hệ tình dục đường hậu môn có nguy cơ cao hơn đường âm đạo. Nguy cơ càng tăng nếu quan hệ tình dục thường xuyên và với nhiều người.

Có bệnh lây truyền qua đường tình dục khác: những bệnh này tạo vết loét ở cơ quan sinh dục và là ngõ vào cho HIV.

Nghiện ma túy: những người này thường dùng chung bơm và kim tiêm, làm họ phơi nhiễm với máu của người khác.

Chưa cắt bao quy đầu: tăng nguy cơ nhiễm HIV khi quan hệ tình dục đồng giới.

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Quá trình điều trị phụ thuộc vào giai đoạn của bệnh. Bác sĩ sẽ kê toa thuốc tăng cường miễn dịch và chống lại virus. Bạn cần xét nghiệm máu thường xuyên để xem các loại thuốc có tác dụng như thế nào. Nhiễm HIV cần phải dùng thuốc suốt đời.

Bạn vẫn có thể sinh hoạt bình thường nhưng nhớ lưu ý chế độ nghỉ ngơi và ăn uống. Chuyên gia dinh dưỡng sẽ giúp lên kế hoạch chế độ ăn uống lành mạnh cho bạn nếu bạn bị chán ăn tâm lý lẫn chán ăn do bệnh.

Bạn nên tránh tiếp xúc với bệnh truyền nhiễm khác.

Để tránh lây truyền HIV cho người khác, bạn cần sử dụng bao cao su khi quan hệ và không được hiến máu hoặc tinh trùng.

Các bác sĩ có thể chẩn đoán sơ bộ dựa trên tiền sử bệnh và khám thực thể, và xét nghiệm máu. Những xét nghiệm cần để chẩn đoán bệnh:

Đếm CD4: CD4 là loại bạch cầu bị HIV tấn công và tiêu diệt. Người khỏe mạnh thường có CD4 từ 500 tới hơn 1000. Ngay cả khi không có triệu chứng, nhiễm HIV sẽ diễn tiến sang AIDS khi CD4 dưới 200.

Số lượng virus: những người có số lượng virus cao trong cơ thể sẽ mắc bệnh nặng hơn.

Kháng thuốc: tìm xem chủng HIV mà bạn mắc có kháng với loại thuốc nào không.

Trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ thực hiện những xét nghiệm để chẩn đoán biến chứng: lao, viêm gan, nhiễm Toxoplasma, bệnh lây truyền qua đường tình dục, tổn thương gan, thận, nhiễm trùng tiểu. Bạn có thể kiểm soát tình trạng bệnh của mình nếu bạn lưu ý vài điều sau:

Nghe theo hướng dẫn của bác sĩ, không được tự ý uống thuốc không được chỉ định hoặc tự ý bỏ thuốc trong toa được kê cho bạn.

Quan hệ tình dục an toàn, sử dụng bao cao su khi quan hệ.

Nói cho bạn đời của bạn về việc bị nhiễm HIV để họ đi kiểm tra.

Hạn chế tiếp xúc với người mắc bệnh truyền nhiễm.

Có chế độ ăn uống lành mạnh, ngủ và tập thể dục đầy đủ.

Thuật Ngữ Bảo Hiểm Là Gì? Ý Nghĩa Những Thuật Ngữ Có Thể Bạn Chưa Biết

Là CTBH được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam. CTBH có các quyền và nghĩa vụ được nêu trong Hợp đồng bảo hiểm và bị ràng buộc bởi các điểu khoản của Hợp đồng bảo hiểm.

2. Người được bảo hiểm

Là cá nhân có tính mạng hoặc tình trạng sức khỏe được bảo hiểm theo Hợp đồng bảo hiểm/Giấy chứng nhận bảo hiểm. Người được bảo hiểm đã hoàn thành việc kê khai trong Giấy yêu cầu bảo hiểm và hiệu lực bảo hiểm đã được xác nhận.

3. Người yêu cầu bảo hiểm

Là người đại diện như bố/mẹ cho những người phụ thuộc là con dưới 18 tuổihoặc vợ/chồng, con của người được bảo hiểm trên 18 tuổi đứng ra yêu cầu và ký kết Hợp đồng bảo hiểm với CTBH và đóng phí bảo hiểm.

4. Người phụ thuộc

Là con của Người được bảo hiểm theo luật pháp có độ tuổi từ 15 ngày tuổi đến 18 tuổi hoặc 24 tuổi nếu đang theo học các khóa học dài hạn và chưa kết hôn, kể từ ngày có hiệu lực bảo hiểm hoặc ngày tái tục bảo hiểm tiếp theo. Tất cả những người phụ thuộc phải có tên trong Danh sách yêu cầu được bảo hiểm.

5. Người thụ hưởng

Là cá nhân, hoặc nhóm cá nhân được người yêu cầu bảo hiểm / người được bảo hiểmchỉ định nhận toàn bộ hoặc một phần các quyền lợi bảo hiểm của Hợp đồng bảo hiểm này. Người thụ hưởng được ghi tên trong Giấy yêu cầu bảo hiểm, Giấy yêu cầu trả tiền bảo hiểm và trong Giấy chứng nhận bảo hiểm /Hợp đồng bảo hiểm. Trường hợp không có chỉ định người thụ hưởng CTBH sẽ giải quyết theo các quy định về Thừa kế của Bộ Luật Dân sự.

6. Tuổi được bảo hiểm

Là tuổi của Người được bảo hiểm vào ngày có hiệu lực của Hợp đồng bảo hiểm tính theo lần sinh nhật liền trước ngày Hợp đồng có hiệu lực.

7. Hợp đồng bảo hiểm

Là hợp đồng được ký kết giữa CTBH và Người được bảo hiểm, theo đó Người được bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm, CTBH cung cấp dịch vụ bảo hiểm như được liệt kê trong Quy tắc bảo hiểm. Giấy yêu cầu bảo hiểm/Quy tắc bảo hiểm/Giấy chứng nhận bảo hiểm /phụ lục hợp đồng là một bộ phận không tách rời của Hợp đồng bảo hiểm.

8. Bảng quyền lợi bảo hiểm

Bảng quyền lợi bảo hiểm cung cấp các thông tin tóm tắt về quyền lợi bảo hiểm. Bảng quyền lợi bảo hiểm được cấp cùng và là bộ phận không tách rời của Hợp đồng bảo hiểm.

9. Tổng hạn Mức Quyền lợi bảo hiểm/Số tiền bảo hiểm

Là hạn mức quyền lợi bảo hiểm của CTBH đối với Người được bảo hiểm trong suốt thời hạn bảo hiểm. Hạn mức này được quy định trong Giấy chứng nhận bảo hiểm hoặc Bảng quyền lợi bảo hiểm đính kèm Quy tắc này.

10. Giới hạn phụ

Là giới hạn bồi thường tối đa cho mỗi hạng mục được quy định chi tiết trong Bảng quyền lợi bảo hiểm. Trong mọi trường hợp, tổng số tiền bồi thường các giới hạn phụ chi tiết không vượt quá Tổng hạn mức quyền lợi bảo hiểm.

11. Ngày hiệu lực bảo hiểm

Bảo hiểm có hiệu lực từ 00h:01 sáng ngày bắt đầu bảo hiểm lần đầu tiên hoặc ngày tái tục của Hợp đồng bảo hiểm và được kết thúc vào 23h:59 ngày hết hạn bảo hiểm được ghi trên Giấy chứng nhận bảo hiểm hoặc Hợp đồng bảo hiểm.Hiệu lực bảo hiểm chỉ được coi là liên tục trong trường hợp Người được bảo hiểm thực hiện tái tục Hợp đồng vào ngày hoặc trước ngày hết hạn hiệu lực của Hợp đồng cũ.

12.Thời hạn bảo hiểm

Thời hạn bảo hiểm được quy định cụ thể trong Hợp đồng bảo hiểm hoặc Giấy chứng nhận bảo hiểm. Thời hạn bảo hiểm là một (01)năm, không chấp nhận các trường hợp tham gia ngắn hạn hoặc bổ sung quyền lợi giữa kỳ.

16. Thương tật thân thể

Thương tật thân thể gây ra trực tiếp bởi tai nạn trong thời hạn bảo hiểm dẫn đến Người được bảo hiểm bị thương tật.

17. Thương tật bộ phận vĩnh viễn

Là các thương tật được liệt kê trong bảng tỷ lệ thương tật hoặc các tổn thương thân thể do tai nạn gây ra làm cho Người được bảo hiểm vĩnh viễn mất đi một phần khả năng lao động do hậu quả của việc bị cắt, mất hoặc mất khả năng sử dụng hoặc liệt một phần cơ thể mà với điều kiện y học hiện tại không có khả năng khắc phục và kéo dài trong vòng 52 tuần liên tục.

18. Thương tật/tàn tật toàn bộ vĩnh viễn

Là thương tật/tàn tật làm cho Người được bảo hiểm bị cản trở hoàn toàn khi tham gia vào công việc của người đó hay bị mất hoàn toàn khả năng lao động trong bất kỳ loại lao động nào, kéo dài 104 tuần liên tục và không hy vọng vào sự tiến triển của thương tật/tàn tật đó

19. Ốm đau, bệnh tật

Là tình trạng cơ thể có dấu hiệu của một bệnh lý khác với tình trạng sức khỏe bình thườngđược biểu hiện bằng các triệu chứng hay hội chứng có chẩn đoán của Bác sỹ.

20. Bệnh/thương tật có sẵn

Là bệnh hoặc thương tật có từ trước ngày bắt đầu được nhận bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm và là bệnh/thương tật mà Người được bảo hiểm:

Đã phải điều trị trong vòng 03 năm gần đây.

Là bất cứ tình trạng sức khỏe đã được chẩn đoán; triệu chứng bệnh/thương tật đã xảy ra/xuất hiện trước ngày ký hợp đồng mà Người được bảo hiểm đã biết hoặc ý thức được cho dù Người được bảo hiểm có thực sự khám, điều trị hay không.

21. Bệnh đặc biệt

Những bệnh sau đây được hiểu là bệnh đặc biệt:

1. Bệnh hệ thần kinh

2. Bệnh hệ hô hấp

Bệnh suy phổi, tràn khí phổi.

3. Bệnh hệ tuần hoàn

Bệnh tim, tăng/cao huyết áp, tăng áp lực động mạch vô căn, các bệnh mạch máu não/đột quỵ và các hậu quả/dichứngcủa bệnh này.

4. Bệnh hệ tiêu hóa

Viêm gan A,B,C, xơ gan, suy gan,sỏi mật

5. Bệnh hệ tiết niệu

Bệnh của cầu thận, ống thận, sỏi thận và niệu quản,sỏi đường tiết niệu dưới, suy thận

6. Bệnh hệ nội tiết

Rối loạn tuyến giáp, đái tháo đườngvà nội tiết tuyến tụy, tuyến thượng thận, hôn mê, rối loạn các tuyến nội tiết khác.

7. Bệnh khối U

Khối U/bướu lành tính các loại.

8. Bệnh của máu

9. Bệnh của da và mô liên kết

Bệnh Lupus ban đỏ, xơ cứng bì toàn thân, xơ cứng rải rác, xơ cứng biểu bì tiến triển/cột bên teo cơ, loạn dưỡng cơ và biến chứng của các bệnh này, Penphygus, vẩy nến, mề đay dị ứng mãn (có điều trị bằng kháng nguyên của nước ngoài).

23. Bệnh di truyền

Là bất kỳ bệnh nào xuất hiện ở những người có cùng huyết thống hay sự chuyển những bệnh lý của bố,mẹ cho con cái thông qua gen của bố,mẹ và/hoặc được truyền từ đời này sang đời khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác trong những người có cùng huyết thống. Việc xác định bệnh di truyền phải do bác sỹ thực hiện.

24. Bệnh bẩm sinh

Là bất kỳ bệnh nào được hình thành trên thai nhi trong quá trình mang thai của người mẹ dưới tác động của yếu tố môi trường lên sự phát triển của thai nhi và có thể được cơ quan y tế mô tả dưới nhiều tên gọi khác nhau như “bệnh bẩm sinh, dị tật bẩm sinh, khuyết tật bẩm sinh và bất thường của Nhiễm sắc thể”. Việc xác định tình trạng bệnh bẩm sinh phải do bác sỹ thực hiện.

25. Dịch vụ vận chuyển cấp cứu

Là việc sử dụng xe cứu thương hoặc phương tiện vận chuyển khác (không phải là dịch vụ vận chuyển bằng đường hàng không)trong trường hợp Người được bảo hiểm trong tình trạng ốm đau/tai nạn nguy kịch ảnh hưởng đến tính mạng buộc phải đưa người bệnh đến bệnh viện/phòng khám gần nhất hoặc từ bệnh viện này đến bệnh viện khác.

26. Điều trị cấp cứu

Là việc điều trị khẩn cấp tại cơ sở y tế trong vòng 24h sau khi có tai nạn hoặc triệu chứng ốm đau/bệnh tật có thể nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe cần thiết phải điều trị khẩn cấp tại phòng cấp cứu và hồ sơ có dấu xác nhận cấp cứu của cơ sở y tế.

Trường hợp điều trị tại phòng cấp cứu chỉ vì lý do ngoài giờ phục vụ của phòng khám/bệnh viện thì được coi là điều trị ngoại trú.

27. Bệnh viện

Là một cơ sở khám và điều trị bệnh hợp pháp được nhà nước công nhận và:

Có khả năng và phương tiện chẩn đoán bệnh, điều trị và phẫu thuật.

Có điều kiện thuận lợi cho việc điều trị nội trú, ngoại trú và có hệ thống theo dõi sức khoẻ hàng ngày cho các bệnh nhân điều trị nội trú, ngoại trú.

Không phải là nơi để an dưỡng phục hồi sức khỏe hoặc là một nơi đặc biệt chỉ có mục đích duy nhất là phục vụ cho người già, dưỡng lão hoặc giúp đỡ cai nghiện rượu, thuốc phiện, ma tuý hoặc để điều trị rối loạn tâm thần, điều trị bệnh phong hoặc là nơi điều trị suối khoáng, xông hơi, massage.

28. Bệnh viện công lập

Bệnh viện công lập là tổ chức do Cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập và quản lý theo quy định của pháp luật, có tư cách pháp nhân, con dấu, tài khoản và tổ chức bộ máy kế toán theo quy định của pháp luật về kế toán để thực hiện nhiệm vụ cung cấp dịch vụ công hoặc phục vụ quản lý nhà nước trong các lĩnh vực chuyên môn khám chữa bệnh.

30. Hệ thống bảo lãnh viện phí

Là hệ thống các cơ sở y tế có ký kết thỏa thuận cung cấp dịch vụ bảo lãnh với CTBH. Người được bảo hiểm khi khám và điều trị tại những cơ sở này sẽ được CTBH bảo lãnh thanh toán các chi phí phát sinh thuộc phạm vi bảo hiểm và theo hạn mức quy định trong Hợp đồng/Giấy chứng nhận bảo hiểm. Người được bảo hiểm phải tự chi trả cho những chi phí vượt quá Mức trách nhiệm đã tham gia trong Quy tắc bảo hiểm tại thời điểm điều trị.

31. Nằm viện

Là việc bệnh nhân phải lưu trú tại bệnh viện ít nhất là 24 giờ để điều trị. Trong trường hợp bệnh viện không cấp được Giấy nhập viện hoặc xuất viện, hồ sơ y tế hoặc hóa đơn thanh toán thể hiện rõ thời gian điều trị sẽ được coi như chứng từ thay thế. Đơn vị ngày nằm viện được tính bằng 24h và theo đơn vị giường nằm trong Giấy ra/xuất viện hoặc trong chứng từ viện phí chi tiết.Việc điều trị nội trú chỉ được chấp nhận khi bệnh nhân được thực hiện điều trị tại một bệnh viện như định nghĩa, không phải là phòng khám hay cơ sở điều trị ngoại trú.

36. Trợ cấp bệnh viện công

Là khoản tiền trợ cấp trong trường hợp Người được bảo hiểm nằm viện điều trị nội trú do ốm bệnh, tai nạn tại các bệnh viện công lập.

37. Điều trị y tế

Là việc phẫu thuật, điều trị hoặc chữa trịtheo chỉ định của bác sỹ với mục đích duy nhất là chữa trị hoặc làm giảm nhẹ tình trạng bệnh tật/thương tật.

38. Điều trị phục hồi chức năng

Là phương pháp điều trị nhằm mục đích khôi phục lại tình trạng bình thường và/hay chức năng sau tổn thương cấp tính hoặc do bệnh kể từ khi người bệnh được bác sĩ chỉ định chuyển sang điều trị tại chuyên khoa phục hồi chức năng.

Phẫu thuật bao gồm 02 loại:

Phẫu thuật nội trú: là hình thức bệnh nhân sau phẫu thuật cần phải lưu trú tại bệnh viện ít nhất 24h.

Phẫu thuật ngoại trú: là hình thức bệnh nhân sau phẫu thuật chỉ lưu trú tại bệnh viện dưới 24h.

40. Cấy ghép nội tạng

Là việc phẫu thuật để cấy ghép các cơ quan như tim, phổi, gan, tuyến tụy, thận, bao gồm cả tủy xương cho Ngườiđược bảo hiểm tiến hành tại một bệnh viện bởi một bác sỹ có bằng cấp được phép thực hiện loại phẫu thuật này. Các chi phí mua cơ quan cấy ghép và toàn bộ các chi phí phát sinh cho người hiến bộ phận cơ thể không được bảo hiểm theo Quy tắc bảo hiểm này.

41. Bác sỹ

Là người được cấp giấy phép hành nghề hợp pháp, được luật pháp nước sở tại công nhận và bác sỹ đó đang điều trị, hành nghề trong phạm vi Giấy phép được cấp và trong phạm vi chuyên ngành đào tạo của mình, loại trừ những bác sỹ chính là Người được bảo hiểm, hay vợ (chồng), bố mẹ, bố mẹ vợ/chồng hoặc con của Người được bảo hiểm. Một bác sỹ có thể là một bác sỹ chuyên khoa hay cố vấn y tế.

Các loại thuốc bổ và vitamin này được sự chỉ định của Bác sỹ điều trị.

Hỗ trợ cho việc điều trị bệnh/tai nạn.

Trong toa thuốc phải có thuốc điều trị đi kèm

43. Các bộ phận/thiết bị y tế hỗ trợ điều trị.

Là các bộ phận/thiết bị/dụng cụ y tế:

Các dụng cụ chỉnh hình mang tính chất thẩm mỹ khác.

46. Vật lý trị liệu

Là phương pháp phòng và chữa bệnh bằng cách sử dụng các tác nhân vật lí tự nhiên hay nhân tạo như: nước, không khí, nhiệt độ, khí hậu, độ cao, điện, tia X, tia cực tím, tia hồng ngoại, siêu âm, các chất đồng vị phóng xạ, xoa bóp, thể dục – thể thao, đi bộ, dưỡng sinh… Quy tắc bảo hiểm này không bảo hiểm các chi phí nhằm mục đích thư giãn, massage, spa, sửa dáng đi.

47. Vật tư tiêu hao, vật tư thay thế thông thường

Là vật tư được sử dụng một lần hoặc nhiều lần nhằm mục đích hỗ trợ cho điều trị và khám chữa bệnh, không lắp đặt vĩnh viễn trong cơ thể, ngoại trừ các trường hợp các vật tư này tự tiêu trong cơ thể hoặc lẽ ra có thể lấy ra khỏi cơ thể mà không ảnh hưởng đến chức năng hoạt động của cơ thể nhưng do cơ thể không đào thải nên không cần thiết phải lấy ra.

48. Điều trị ngoại trú

Là việc điều trị y tế tại một cơ sở y tế/bệnh viện/phòng khámnhư định nghĩa nhưng không nhập viện điều trị nội trú.

Các trường hợp điều trị trong ngày, phẫu thuật/tiểu phẫu/nội soi chẩn đoán bệnh trong ngày được giải quyết theo quyền lợi điều trị ngoại trú.

49. Lần khám/điều trị

Là một lần người bệnh được bác sỹ thăm khám lâm sàng, thực hiện các xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnhhay các thủ thuật thăm dò khác và /hoặc sử dụng thuốc điều trị theo chỉ định của bác sỹ tại cùng một cơ sở y tế hợp pháp nhằm mục đích chẩn đoán bệnh/thương tật và điều trị.

Trường hợp nhiều bác sỹ chuyên khoa cùng hội chẩn trước một người bệnh theo quy chế bệnh viện thì chỉ được tính là một lần khám /điều trị.

Trường hợp người bệnh khám một chuyên khoa nhiều lần trong ngày thì chỉ tính là một lần khám/điều trị.

Trường hợp người bệnh phải khám nhiều chuyên khoa khác dù có chỉ định của bác sỹ trong cùng một cơ sở y tế, trong một ngày thì vẫn chỉ tính là một lần khám/điều trị.

50. Đồng chi trả

Đồng chi trả là số tiền theo tỷ lệ mà Công ty bảo hiểm, Người được bảo hiểm cùng chi trả khi phát sinh chi phí thuộc phạm vi bảo hiểm của Quy tắc bảo hiểm. Đồng chi trả được tính theo tỷ lệ phần trăm (%) trên tổng số tiền chi phí phát sinh thuộc phạm vi bảo hiểm hoặc trên các mức giới hạn phụ của quyền lợi ngoại trú (hoặc nội trú) tùy theo mức nào thấp hơn thì được áp dụng.Giới hạn chi phí được bảo hiểm sau khi đồng chi trả tối đa bằng giới hạn của mục quyền lợi trong Bảng quyền lợi bảo hiểm.