Thuật Ngữ Hack Là Gì / Top 13 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | 2atlantic.edu.vn

Thuật Ngữ Đồng Hồ: Hack

Hacking Second là gì? Hacking Second hay Hack, Hacking là một chức năng phụ thường gặp trong bộ máy cơ có tác dụng dừng kim giây khi điều chỉnh thời gian trên đồng hồ đeo tay . Điều này giúp chúng ta có thể đạt được độ chính xác tính bằng giây khi thiết lập đồng hồ.

Thuật Ngữ Đồng Hồ: Hack – Hacking – Hacking Second Là Gì?

Hacking Second còn gọi Hack, Hacking, Stop Second hay Dừng Kim Giây là một cơ chế trong máy cơ khí có tác dụng ngăn cản hoạt động của Kim Giây mỗi khi ta rút núm chỉnh (chốt) đồng hồ đến vị trí điều chỉnh thời gian. Và kết quả của điều này là ta có thể đối chiếu với thiết bị khác và thiết lập được thời gian đúng đến số giây.

● Cho phép cả ba kim giờ, phút, giây đều ngừng lại, hacking second là một trong những biện pháp cho phép đồng hồ có được khả năng hoạt động chính xác tốt hơn bình thường mà không tốn nhiều thời gian-công sức khi điều chỉnh (vì đã loại bỏ sai số từ bước điều chỉnh).

● Tất nhiên, máy đồng hồ không có Hacking Second thì vẫn có thể điều chỉnh được chính xác nhưng mất thời gian-công sức hơn do kim giây vẫn chạy khi rút núm chỉnh thời gian, buộc chúng ta phải canh chừng, đối chiếu chi li hơn một ít, giây sau khi chỉnh cũng không chính xác được như Hacking Second.

Các Thương Hiệu Thụy Sỹ Luôn Có Cơ Chế Hacking Second

Phiên bản Mido M005.417.11.031.00 kim chỉ đỏ tone màu nổi bật trên mặt số đen size 42mm kiểu dáng 6 kim phong cách thể thao nam tính đi kèm tính năng đo thời gian Chronograph.

Mẫu Rado R30934162 phiên bản tone màu đen nam tính trên nền mặt số size 38mm, chi tiết vạch số mạ bạc được tạo dáng mỏng trẻ trung trước mặt kính Sapphire.

“Cơ chế Hacking Second trên đồng hồ sẽ được kích hoạt khi ta rút núm chính ra vị trí chỉnh thời gian. Thường là nấc 1 với đồng hồ không lịch và nấc 2 với đồng hồ có lịch (nấc 0 là vị trí núm chỉnh đóng chặt). Sau khi rút, kim giây sẽ ngừng ngay lập tức”

Làm Thế Nào Chế Tạo Chân Kính Của Đồng Hồ? Chân Kính Trong Đồng Hồ Làm Bằng Gì?

Nguồn Gốc Và Cách Hoạt Động Của Cơ Chế Hacking Second Trên Đồng Hồ

“Khi rút núm chỉnh đến vị trí chỉnh thời gian, đồng hồ có Hacking Second sẽ ngừng hoàn toàn ba kim giờ, phút giây. Trong khi đó, đồng hồ không có Hacking Second sẽ chỉ dừng hai kim giờ, phút còn kim giây vẫn chạy bình thường”

✦ Cơ chế Hacking Second bắt đầu phổ biến vào đầu thế kỷ 20, đặc biệt là trên đồng hồ quân sự do chúng cho phép binh lính có thể “đồng bộ đồng hồ” để thống nhất thời gian gian tính từng giây trong các nhiệm vụ.

✦ Thời đại Hacking Second cũng chứng kiến sự phát triển các loại máy đo thời gian và chạy đua tăng cường độ chính xác của máy đồng hồ giữa các hãng, do đó, cơ chế này đã trở thành một phần quan trọng trong việc thử nghiệm và điều chỉnh thời gian cho máy đồng hồ.

✦ Hầu hết cơ chế Hacking Second hoạt động bằng cách: khi rút núm chính, một bộ phận Bánh Răng sẽ ăn khớp với bánh răng của Bánh Lắc và chặn đứng dao động của nó, từ đó ngừng lại các chuyển động của Bánh Răng liên kết với kim giây.

(Một số ít bộ máy lại được thiết kế sao cho tăng ma sát ở kim giờ đồng hồ có thể được chế tạo bằng cách gây áp lực trên núm chỉnh, tăng ma sát ở kim giờ để không còn năng lượng đi đến Bánh Lắc, Kim Giây nhưng điều này được xem là có hại cho cốt máy và nên tránh)

Một trong những sản phẩm đồng hồ cơ ăn khách nhất hiện nay:

✦ Nếu một bộ máy không có cơ chế Hacking Second, ngoài việc căn thời gian khi nó đang hoạt động để điều chỉnh thì còn có thể chờ đến khi máy hết sạch năng lượng rồi vặn dây/lắc máy ngay đúng thời điểm thích hợp. Tất nhiên, cả hai đều khó mà đúng chính xác như Hacking Second được.

Tranh Cãi Về Hacking Second Trên Đồng Hồ

✦ Theo MODERATOR MICHAEL FRIEDBERG của diễn đàn IWC thì Philippe Stern, người đứng đầu Patek Philippe đã cho biết tất cả đồng hồ Patek đều sẽ không có cơ chế dừng kim giây Hacking Second. Chủ tịch Patek Philippe cho biết các thợ đồng hồ trong công ty đã nói với ông rằng bất ngờ dừng lại Dao Động cân bằng là không tốt cho một chiếc đồng hồ.

✦ Nhưng theo cũng theo thành viên này, hầu hết các thương hiệu đồng hồ hiện nay đều đều trang bị cơ chế Hacking Second và các sản phẩm này đều hoạt động tốt và chính xác trong nhiều năm. Vì vậy, MICHAEL FRIEDBERG cho rằng Hacking Second không phải là điều tuyệt vời nhất cho đồng hồ nhưng cũng cũng không gây ra nhiều thiệt hại.

Hacking Second Có Trên Đồng Hồ Thạch Anh Hay Không

✦ Đồng hồ thạch anh vốn có độ chính xác cao hơn đồng hồ cơ rất nhiều. Về cơ bản thì chúng không có hacking second nhưng nhiều mẫu sẽ được trang bị chức năng tiết kiệm năng lượng khi rút núm chỉnh ra nấc tối đa. Chức năng này sẽ khiến cho kim giây dừng chuyển động để tiết kiệm năng lượng nhưng không phải là ngừng hoạt động.

☑ Với công dụng hữu ích của mình, việc cơ chế Hacking Second được xem là một chức năng phụ phổ biến và có mặt trong phần lớn đồng hồ cơ hiện nay là điều không thể chối cãi. Hầu hết người tiêu dùng hiện đại đều mong muốn chiếc đồng hồ của mình nó.

☑ Hacking Second cùng Lên Dây Thủ Công cũng đang dần trở thành chuẩn chung cho một chiếc đồng hồ Automatic hoàn hảo. Trước đây là ông lớn ETA, nhiều năm gần đây Seiko (ví dụ như các máy 4Rxx), Orient (ví dụ như Cal. F6724 trên Bambino Gen2) cũng đều đã tham gia mạnh mẽ vào việc trang bị cho đồng hồ của mình hai chức năng phụ vừa hiện đại vừa tiện lợi cho người dùng này.

“Mảnh ghép 3 cơ chế trong bộ máy cần để khiến một chiếc đồng hồ cơ khí trở nên hoàn hảo trong cuộc sống hiện đại thường ngày: tự động lên dây (Automatic), lên dây thủ công (Hand Winding), dừng kim giây (Hacking Second)”

Bài viết này có hữu ích cho Bạn không ?

Thuật Ngữ Là Gì? Tìm Về Hiểu Về Thuật Ngữ Là Gì?

1 – 1. Thuật ngữ là gì?

“Thuật ngữ” là “những từ ngữ biểu thị khái niệm khoa học công nghệ”, chủ yếu để dùng trong các văn bản khoa học công nghệ.

2 – 2. Đặc điểm của thuật ngữ là gì?

Đặc điểm thứ nhất: Khác với từ ngữ phổ thông, mỗi thuật ngữ thuộc một lĩnh vực khoa học công nghệ chỉ biểu thị một khái niệm và ngược lại mỗi khái niệm trong lĩnh vực đó chỉ được biểu hiện bằng một thuật ngữ.

Đặc điểm thứ hai: Khác với từ ngữ phổ thông, thuật ngữ không có tính biểu cảm.

3 – 3 . Cách định nghĩa từ ngữ

a. Cách thứ nhất (dùng trong sách báo đại chúng):

Giải thích bằng các đặc tính bên ngoài, dựa trên nhận thức cảm tính hoặc những khái niệm phổ thông (ai cũng có thể hiểu được).

b. Cách thứ hai (dùng trong các văn bản khoa học công nghệ):

Giải thích thông qua các kết quả nghiên cứu bằng phương pháp khoa học và dựa trên những khái niệm khoa học.

4 – 4. Sử dụng thuật ngữ là gì?

Muốn thống nhất việc dùng thuật ngữ và hiểu cho chính xác thì phải có định nghĩa hoặc giải thích thuật ngữ trong lĩnh vực khoa học công nghệ tương ứng và có lưu ý đến văn cảnh sử dụng thích hợp.

Trong văn bản bên ngoài lĩnh vực, nếu việc dùng một thuật ngữ có thể gây nhập nhằng (vì có nghĩa khác ở lĩnh vực khác) thì phải chú thích, ít nhất cũng cần lưu ý bằng cách in nghiêng hoặc đặt vào ngoặc kép.

Thuật ngữ không được biểu hiện những sắc thái xúc cảm gây mâu thuẫn về giới tính, sắc tộc, tôn giáo, chính trị, giai cấp, địa vị, tuổi tác.

Khác với từ ngữ văn chương, việc công nhận thuật ngữ cần có cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và ban hành.

5 – 5. Cách đặt tên thuật ngữ là gì?

Sử dụng từ ngữ có sẵn trong từ điển nhưng được định nghĩa lại cho phù hợp lĩnh vực của thuật ngữ.

Để nguyên: trong trường hợp thuật ngữ đã được dùng phổ biến hoặc không gây hiểu nhầm.

Phiên âm: trong trường hợp từ nước ngoài được phiên âm và dùng phổ biến hoặc từ mới nhưng khó phát âm đúng.

Dùng từ có âm mới hoặc chữ mới hoặc hoàn toàn mới cả âm và chữ.

Dùng cụm từ có một bộ phận mới hoặc hoàn toàn mới.

Hình 2: Cách đặt tên thuật ngữ là gì?

6 – 6. Tiêu chí chọn thuật ngữ là gì?

Được đại đa số dùng quen (dù không chính xác).

Lưu ý:

phổ biến không đồng nhất với đại chúng

không phải ai cũng biết một ngoại ngữ

không phải nhà khoa học nào cũng biết nhiều ngoại ngữ

Hình 3: Tiêu chí chọn thuật ngữ là gì?

Kết Luận: Muốn thống nhất việc dùng thuật ngữ và hiểu cho chính xác thì phải có định nghĩa hoặc giải thích thuật ngữ trong lĩnh vực khoa học công nghệ tương ứng và có lưu ý đến văn cảnh sử dụng thích hợp. Trong văn bản bên ngoài lĩnh vực, nếu việc dùng một thuật ngữ có thể gây nhập nhằng (vì có nghĩa khác ở lĩnh vực khác) thì phải chú thích, ít nhất cũng cần lưu ý bằng cách in nghiêng hoặc đặt vào ngoặc kép.

Thuật Ngữ Ota Là Gì?

Trong ngành khách sạn nói riêng và du lịch nói chung, OTA viết tắt của Online Travel Agent là một thuật ngữ khá phổ biến. Vậy bạn có biết OTA là gì? OTA dùng để làm gì? Tại sao lại cần OTA?

Thuật ngữ OTA là gì?

OTA viết tắt của Online Travel Agent là một thuật ngữ được dịch sang tiếng Việt là đại lý du lịch trực tuyến, bán các sản phẩm dịch vụ du lịch đơn lẻ hoặc các gói dịch vụ như: phòng khách sạn, tour du lịch, vé máy bay, vé xe … cho các đơn vị cung cấp dịch vụ. Các giao dịch mua bán, được đặt qua các đại lý (qua các website, ứng dụng trung gian) và hình thức thanh toán có thể là thanh toán qua cho đơn vị trung gian hoặc trực tiếp nhà cung cấp dịch vụ khi sử dụng dịch vụ.

Nhà cung cấp dịch vụ phải trả phần hoa hồng cho đơn vị trung gian khi khách hàng đặt dịch vụ qua đặt qua các đại lý (qua các website, ứng dụng trung gian). Thông thường khi khách hàng mua gói dịch vụ như cả khách sạn và vé máy bay sẽ rẻ hơn nếu mua lẻ khách sạn + mua lẻ vé máy bay trên cùng một trang web hoặc ứng dụng trung gian (đại lý).

Mô hình OTA đã rất phát triển trên thế giới với những tên tuổi lớn như: chúng tôi chúng tôi , AirBNB, Traveloka,… Ở Việt Nam, các trang như: chudu24, mytour, chúng tôi chúng tôi Abay.vn… chính là các mô hình OTA tại Việt Nam.

Tại sao lại sử dụng OTA?

Theo thống kê đến năm 2016 trên thế giới có khoảng 3.5 tỷ người dùng internet. Theo số liệu báo cáo từ tổ chức We Are Social, tính đến tháng 01 năm 2018, dân số Việt Nam có 96.02 triệu người với tỉ lệ đô thị hóa là 35%. Báo cáo này cũng cho biết, tổng số người dùng Internet ở quốc gia hình chữ S vào tháng 01/2018 là 64 triệu người.

Việc triển khai 3G, 4G và các thiết bị di động ngày càng rẻ và được phổ cập giúp số lượng người tiếp cận và sử dụng internet ngày càng gia tăng. Và việc tìm kiếm thông tin trên internet là xu hướng tất yếu được hầu hết mọi người sử dụng internet quan tâm.

Tham gia vào các kênh OTA sẽ giúp gia tăng đáng kể cơ hội tiếp cận khách hàng trên khắp thế giới, không phân biệt khoảng cách. Mặc dù mỗi doanh nghiệp đều website riêng nhưng các doanh nghiệp như khách sạn vẫn cần hợp tác với các OTA. Bởi các đại lý du lịch trực tuyến là một kênh marketing hiệu quả cho khách sạn. Sự hiện diện tên khách sạn trên nhiều website như vậy sẽ tạo được ấn tượng về mặt thương hiệu và người dùng cũng sẽ dễ dàng đặt phòng hơn. Khách sạn cũng không bỏ ra nhiều chi phí để marketing online vì các OTA sẽ thực hiện việc này.

Những ưu điểm khi sử dụng kênh bán dịch vụ trực tuyến OTA

– Các trang quản trị OTA thường có phần thống kê khách truy cập giúp nhà quản lý có thể theo dõi, thống kê khách và đưa ra các chiến lược giá phù hợp hay từng thị trường mục tiêu.

Hạn chế khi sử dụng kênh bán dịch vụ trực tuyến OTA

– Người đăng ký, sử dụng phải biết hoặc đã được đào tạo thì mới có thể đăng ký, sử dụng được. – Người bán phải trả phần hoa hồng cho đối tác làm giảm doanh thu/lợi nhuận, tăng thêm chi phí của doanh nghiệp.

Các Thuật Ngữ Mới Manga Là Gì

Các thuật ngữ chỉ người

Tính riêng các thuật ngữ chỉ người thôi, thì manga là gì và những con người “sống” trong nó ra sao với những tính cách muôn hình vạn trạng thế nào đã khiến cho không ít người mới “nhập môn” phải điên đầu. 

Bài viết sẽ không đề cập đến các thuật ngữ đã quá quen thuộc như shounen (con trai), shoujo (con gái), mà thay vào đó là những từ nghe qua có vẻ lạ lẫm như: Bishounen (美少年) là từ để chỉ mấy anh chàng đẹp trai, đẹp trai kiểu này thì theo quan niệm của người Nhật là nét đẹp phi giới tính. 

Ngược lại với Bishounen (美少年) thì sẽ có Bishoujo (美少女), tức là những cô gái có vẻ đẹp hấp dẫn (theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng).

Về độ tuổi thì chúng ta có thuật ngữ mà ai mới biết đến manga là gì cũng sẽ hơi “bối rối”, bởi các nhân vật trẻ có Chunibyo (hội chứng tuổi teen, hoang tưởng tuổi dậy thì) thường sẽ có xu hướng hành động khó hiểu. 

Các nhân vật có hội chứng Chunibyo thường là người bình thường, rất bình thường thôi nhưng lại luôn nghĩ mình là một nhân vật có sức mạnh tưởng tượng như ác quỷ, ma cà rồng, phù thủy, chiến binh hoặc một người có huyết thống đặc biệt (huyết thống hoàng gia chẳng hạn). 

Tuyến nhân vật Chunibyo thường có cách ứng xử lạ lùng, cách ăn mặc thường theo phong cách Gothic và thỉnh thoảng có quấn vài miếng băng gạc máu me để “hợp” với “nhân vật tưởng tượng” mà họ muốn hóa thân thành.

Nói về con gái thì ai mới “nếm trải” thế giới muôn màu của manga là gì hẳn sẽ mê mệt với những cô gái dễ thương dễ mến – những cô gái này thường được gọi bằng một thuật ngữ Dojikko (ドジっ子, “ngốc nghếch”). Một cô gái Dojikko thường có xu hướng ngốc nghếch, vụng về nhưng lại rất đáng yêu. Sự vụng về của họ sẽ ít nhiều làm tổn thương người khác hoặc chính bản thân họ. 

Theo mạch nói về tính cách, thì trong tiếng Nhật có một thuật ngữ “Deres”, xuất phát từ “deredere”: ý chỉ việc đang đắm chìm trong tình yêu. Khi kết hợp “deres” với những từ ngữ khác, người Nhật sẽ có được hàng loạt các từ mới để miêu tả tính cách nhân vật: tsundere, kuudere, dandere, và yandere.

Hoặc như các Waifu – vợ tưởng tượng – của các anh thanh niên đam mê anime, manga và thường xuyên tự nhân các nhân vật 2D là vợ của mình, từ này được xuất phát từ Azumanga Daioh.

Trong không gian gia đình, còn có một dạng nhân vật đó là các Hikikomori, những nhân vật này thường có tính nết tương tự như các Otaku, nhưng họ sống khép kín hơn hẳn. Họ từ chối rời khỏi nhà dù dưới bất cứ sức ép nào. Hội chứng này để hiểu thì đó là một câu chuyện dài, nhưng để hiểu nhanh thì có thể xét ở các nét tương đồng với hội chứng sợ đám đông.

Kemonomimi chỉ những nhân vật sở hữu các đặc điểm của động vật như tai hoặc đuôi. Người Nhật rất thích những thứ dễ thương, như tai mèo, đuôi mèo, tai cáo… nên chẳng lạ gì khi họ “gán” những đôi tai xinh xắn đó lên đầu của các nhân vật nam, hoặc nữ đẹp trai, xinh gái để… tăng sức sát thương cho người xem.

Nekomimi cũng là một “nhánh nhỏ” của Kemonomimi, cụ thể thì các nhân vật sẽ có tai mèo và đuôi mèo, phần còn lại là cơ thể người. Những nhân vật này cũng tự nhiên sở hữu các đặc trưng tính cách như mèo. Trong tiếng anh thì thuật ngữ này được gọi là “Catgirl”. 

Thuật ngữ chỉ thể loại

Thuật ngữ manga là gì và các thể loại phát triển cùng với sự phát triển của nền công nghiệp truyện tranh Nhật Bản nhiều năm qua nói chung không quá “xa lạ”, quanh đi quẩn lại là những thuật ngữ quen thuộc. 

Tuy nhiên, sức sáng tạo của các mangaka là vô hạn, nên việc xuất hiện các thuật ngữ mới về thể loại cũng chẳng phải chuyện quá khó. Ví dụ như ABO: trước đây các nhân vật thường sẽ chia thành nam, nữ, gay hoặc les với các thể loại truyện về các đối tượng này như shounen, shoujo, yaoi hay yuri, thì giờ đây còn có ABO. 

ABO là thuật ngữ chỉ thể loại truyện mà các nhân vật trong đó sở hữu một “dạng” giới tính khác, con người khi này về cơ bản chia thành nam hay nữ không quan trọng, quan trọng là Alpha, Beta hay Omega. Alpha được hiểu là “phái mạnh”, chuyên “gieo giống” và tương phối của Alpha là Omega chuyên “thụ giống”. Beta có thể sống thoải mái giữa các Omega và cả Alpha, tuy nhiên họ cũng có thể chuyển đổi thành Alpha hoặc Omega trong một số trường hợp đặc biệt.

Về mặt “sản xuất” nói chung thì manga cũng có nhiều loại như truyện về các ngành nghề chuyên môn, đào sâu các chi tiết của chỉ dân trong nghề mới hiểu như Expertise. Truyện về các cô gái, chàng trai sở hữu đặc điểm hình thể của động vật sẽ được gọi là Kemono – đây là thể loại mà người lần đầu biết manga là gì sẽ phải há hốc với khả năng nhân hóa đỉnh cao của người Nhật.

Ở “thế giới khác”, ngoài thuật ngữ quen thuộc là Isekai, thì Post-Apocalyptic cũng là một thể loại được khá nhiều người yêu thích. Kết thúc chính là bắt đầu, thể loại Hậu tận thế Post-Apocalyptic có thể sẽ là các câu chuyện nói về thế giới sau khi nhân loại bị diệt vong, hoặc là sẽ chỉ sót lại vài người cuối cùng, hoặc là vài người được dịch chuyển sang một thế giới khác, vùng đất khác, nói chung ở thể loại này thì cuộc sống của con người rất “bất thường” với nhiều chi tiết sáng tạo thú vị.

Các thuật ngữ chung thường gặp

Comiket cũng là một từ mà hẳn là bạn sẽ dễ dàng bắt gặp nhưng lại ít ai nói cho bạn biết ý nghĩa của từ đó là gì, bởi về cơ bản thì từ này là một từ quá nổi tiếng, dù bạn mới “nhập môn” đi nữa thì dân otaku nói chung cũng sẽ cho rằng “sao mà không biết cho được”. Cụ thể, Comiket là từ viết tắt của Comics Market, là hội chợ truyện tranh lớn nhất thế giới, được tổ chức 6 tháng 1 lần ở Tokyo. 

Tương tự, Owari (おわり, オワリ, 終わり, 終) là “kết thúc” và Tsuzuku (つづく) là “còn tiếp” trong tiếng Nhật.

Và cuối cùng, nếu bạn thắc mắc về một vài thuật ngữ dễ gây rạo rực cho các anh thanh niên đam mê ngắm gái 2D manga là gì!? Thì đã có Enjo kousai (援助交際), đây là thuật ngữ được dùng để nói về hiện tượng các nữ sinh quan hệ tình dục với các người đàn ông lớn tuổi để kiếm tiền, đã có một thời kỳ mà các mối quan hệ thế này được pháp luật thừa nhận.

Tiếp theo là Futanari, các nhân vật Futanari thường có vẻ ngoài xinh xắn, người nhìn người yêu hoa thấy hoa thẹn, bằng tất cả ngọt ngào và đáng yêu, các nhân vật được xây dựng kiểu này thường đốn tim cả nam và nữ, tuy nhiên, các bạn ấy lại là nam và có bộ phận sinh dục nam hẳn hoi.

Tóm lại, thông qua bài viết này độc giả đam mê truyện tranh và anime đã có thể dễ dàng nắm bắt được ý nghĩa của các thuật ngữ manga là gì mà mình đang vướng mắc, để có thể dễ dàng “bắt trend” cùng đồng đội và hiểu các ẩn ý có thể sẽ xuất hiện trong các tác phẩm mà bạn đang theo dõi.