Thuật Ngữ Gsp Là Gì / Top 13 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | 2atlantic.edu.vn

Kho Gsp Là Gì? Điều Kiện Bảo Quản Thuốc Trong Kho Gsp

Kho GSP là gì? Điều kiện bảo quản thuốc trong kho GSP như thế nào để phù hợp cho việc bảo quản và vận chuyển nguyên liệu, đảm bảo cho thành phẩm thuốc đạt chất lượng khi đến tay người tiêu dùng theo đúng tiêu chuẩn GSP, các quy trình thao tác chuẩn trong kho gsp. Ở bài viết trước INTECH đã đi sâu về tiêu chuẩn GSP, bài viết này INTECH tiếp tục nói riêng về điều kiện bảo quản thuốc trong kho GSP.

INTECH là chuyên gia trong xây dựng phòng sạch, nhà máy sản xuất dược phẩm, thuốc thú ý nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào hãy liên hệ với chúng tôi.

1. Giới thiệu về GSP, GSP là gì?

GSP là thuật ngữ viết tắt của cụm từ Tiếng Anh “Good Storage Practice”.

GSP (Good Storage Practice) là thực hành tốt bảo quản thuốc.

Định nghĩa: GSP – Thực hành tốt bảo quản thuốc là một phần của hệ thống đảm bảo chất lượng.

Bảo quản thuốc là thực hiện đầy đủ các yêu cầu, nguyên tắc theo tiêu chuẩn GSP góp phần bảo đảm chất lượng của các sản phẩm, làm cho sản phẩm ổn định trong quá trình lưu trữ.

2.1 Thiết kế kho GSP phù hợp

– Tiêu chuẩn của gsp

Thiết kế, xây dựng nhà kho, trang thiết bị sửa chữa và duy trì một cách có hệ thống để có thể bảo vệ thuốc hiệu quả.

Bao bì đóng gói phải tránh được các ảnh hưởng bất lợi từ môi trường xung quanh như: Sự thay đổi về nhiệt độ và độ ẩm, chất thải, mùi và các động vật, sâu bọ, côn trùng,…

Cần chú ý đến: Địa điểm, thiết kế, xây dựng để đáp ứng được yêu cầu về tiêu chuẩn kho GSP.

Tuân thủ các nguyên tắc về bảo quản, tiêu chuẩn của gsp, cung cấp hệ thống không khí sạch thông qua việc lấy mẫu thử nguyên liệu.

2.2 Điều kiện bảo quản trong kho GSP

– Những điều hiện, tiêu chuẩn kho gsp

+ Điều kiện ghi trên nhãn thuốc là các nguyên tắc về điều kiện bảo quản thuốc

+ Điều kiện bảo quản mức độ bình thường là bảo quản trong điều kiện khô, thoáng, nhiệt độ từ 15-25 độ C hoặc có thể thể tùy thuộc vào điều kiện khí hậu, nhiệt độ có thể lên tới 30 độ C, được quy định bởi Tổ chức Y tế thế giới.

+ Phải tránh các ánh sáng gay gắt trực tiếp, mùi từ bên ngoài vào cùng các dấu hiệu nhiễm khác.

Đối với trường hợp trên nhãn thuốc không ghi rõ điều kiện bảo quản thì phải bảo quản ở điều kiện bình thường ở nhiệt độ là 30 độ C và độ ẩm không vượt quá 70%.

Bên cạnh đó cần chú ý đến các điều kiện bảo quản đặc biệt khác như:

Kho lạnh: Nhiệt độ không được vượt quá 8 độ C

Tủ lạnh: Nhiệt độ trong khoảng 2-8 độ C

Kho đông lạnh: Nhiệt độ không vượt quá – 10 độ C.

kho mát: Nhiệt độ trong khoảng 8-15 độ C.

Kho nhiệt độ phòng: Nhiệt độ trong khoảng 15-25 độ C. Nhiệt độ có thể lên đến 30 độ C tùy trong từng khoảng thời gian.

Cần có sự đánh giá độ đồng điều về nhiệt độ và độ ẩm, phải đảm bảo điều kiện bảo quản, đảm bảo có sự đồng nhất về nhiệt độ và độ ẩm, việc đánh giá phải tuân thủ theo quy định chung của hướng dẫn.

* Tiêu chuẩn GSP trong nghành Dược.

+ Nhà xưởng và trang thiết bị: Có quy định về vị trí đặt nhà máy, thiết kế, loại nguyên liệu để xây dựng, phương tiện chế biến phải phù hợp với trình tự dây chuyền công nghệ, phân chia khu vực riêng lẻ không chồng chéo lẫn nhau

+ Kiểm soát vệ sinh nhà xưởng: Nhà xưởng, các thiết bị, dụng cụ luôn đạt tiêu chuẩn vệ sinh, hệ thống cấp- thoát nước, xử lý chất thải phải đảm bảo vệ sinh và đúng quy chuẩn

+ Kiểm soát quá trình chế biến: Kiểm soát chất lượng nguyên liệu đầu vào và kiểm soát chất lượng trong quá trình sản xuất để đảm bảo chất lượng sản phẩm đầu ra

+ Kiểm soát con người: Bao gồm các yêu cầu về sức khỏe người lao động, đào tạo và giáo dục nhân viên

+ Kiểm soát khâu bảo quản, phân phối sản phẩm: Bảo đảm sản phẩm không bị lây nhiễm các tác nhân lý, hóa, sinh làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm

2.3 Trang bị các thiết bị, dụng cụ phù hợp

Trang bị đầy đủ các phương tiện, thiết bị phù hợp để đảm bảo các điều kiện bảo quản: quạt thông gió, hệ thống điều hòa không khí, xe vận chuyển, xe nâng, nhiệt kế, ẩm kế,…

Đối với kho bảo quản thuốc thì có các yêu cầu về bảo quản đặc biệt như:

Cần thực hiện các biện pháp đặc biệt đối với việc bảo quản các chất độc, chất nhạy cảm với ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm,.. các chất có hoạt tính cao và các chất nguy hiểm như: các chất lỏng, chất rắn cháy, nổ, các khí nén, các chất gây nghiện và các chất tương tự có tính chất độc tính cao, các vật liệu phóng xạ, thuốc từ cây cỏ,…

Phải có các điều kiện bảo quản đặc biệt đối với thuốc, bảo quản ở các khu vực riêng biệt được xây thiết kế, xây dựng và trang bị thích hợp và đầy đủ chức năng. Đảm bảo các điều kiện bảo quản theo yêu cầu và quy định của pháp luật.

Đối với những chất lỏng hoặc rắn dễ gây cháy nổ, các khí nén, vật liệu phóng xạ,.. phải được bảo quản trong kho được thiết kế và xây dựng theo tiêu chuẩn riêng cho việc bảo quản các sản phẩm cháy nổ theo đúng quy định của pháp luật.

Cách xa đối với kho và khu vực nhà ở, Kho được trang bị đèn chống cháy nổ và thông thoáng, sạch sẽ, đảm bảo vệ sinh. Có các công tắc điện được đặt bên ngoài kho.

Cần phải được bảo quản trong các bao bì kín, tại các khu vực riêng kín, để tránh mùi hấp thu vào các thuốc khác đối với các loại thuốc, hóa chất có mùi như các loại tinh dầu, amoniac, cồn thuốc,…

Phải có các điều kiện về bảo quản có kiểm soát chặt chẽ về nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng đối với thuốc thì những điều kiện đó phảiđược theo dõi, giám sát, duy trì liên tục và được điều chỉnh thích hợp khi cần thiết

Nguyên tắc, tiêu chuẩn thực hành tốt bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc:

Thực hành tốt bảo quản thuốc – Good Storage Practices (viết tắt : GSP) Theo nguyên tắc “Thực hành tốt bảo quản thuốc” (Ban hành kèm theo Quyết định số:2701/2001/QĐ-BYT ngày 29 tháng 6 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ Y tế). GSP là các biện pháp đặc biệt, phù hợp cho việc bảo quản và vận chuyển nguyên liệu, sản phẩm ở tất cả các giai đoạn sản xuất, bảo quản, tồn trữ, vận chuyển và phân phối thuốc để đảm bảo cho thành phẩm thuốc có chất lượng đã định khi đến tay người tiêu dùng. Theo tài liệu: Good Distribution Practices for pharmaceutical products. (40th report,2006) của chức y tế thế giới (WHO) ban hành thì GSP được định nghĩa: “Good Storage Practices are that part of quality assurance that ensures that the quality of pharmaceutical products is maintained by means of adequate control throughout the storage thereof.” GSP đưa ra các nguyên tắc cơ bản, các hướng dẫn chung về “Thực hành tốt bảo quản thuốc”, với 7 điều khoản và 115 yêu cầu. Tuy nhiên, các nguyên tắc, hướng dẫn này có thể được điều chỉnh để đáp ứng các yêu cầu cụ thể riêng biệt, nhưng vẫn đảm bảo thuốc có chất lượng đã định. Như vậy, “Thực hành tốt bảo quản thuốc” là một phần của Hệ thống đảm bảo chất lượng. Việc thực hiện đầy đủ việc bảo quản thuốc theo đúng các nguyên tắc, tiêu chuẩn GSP góp phần đảm bảo chất lượng của các sản phẩm dược phẩm, giúp sản phẩm được ổn định trong suốt quá trình lưu trữ. GSP áp dụng cho các nhà sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, buôn bán, tồn trữ thuốc

3.1 Các tiêu chuẩn về tổ chức và quản lý:

Mỗi cơ sở cần có cơ cấu tổ chức đầy đủ, được thể hiện cụ thể bằng sơ đồ tổ chức.

Sơ đồ tổ chức phải mô tả rõ ràng trách nhiệm, quyền hạn và quan hệ của tất cả các bộ phận.

Phải có bản mô tả công việc xác định rõ nhiệm vụ và trách nhiệm của từng nhân viên.

3.2 Các tiêu chuẩn về nhân sự

Tất cả nhân viên phải được đào tạo, cập nhập và thực hành tốt bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc, các quy định luật pháp, các quy trình thực hiện và quy định về an toàn phù hợp với vị trí công việc. Nhân viên phải được đào tạo ban đầu trước khi bắt đầu tham gia hoạt động bảo quản và phải tiếp tục được đào tạo cập nhập hàng năm phù hợp với công việc được phân công.

Tất cả nhân viên phải được đào tạo và tuân thủ quy định giữ vệ sinh chung và vệ sinh cá nhân.

3.3 Các tiêu chuẩn về nhà xưởng, trang thiết bị

Ý nghĩa của kho đạt gsp: Kho phải được xây dựng ở nơi cao ráo, an toàn, phải có hệ thống cống rãnh thoát nước, để đảm bảo thuốc, nguyên liệu làm thuốc tránh được ảnh hưởng của nước ngầm, mưa lớn và lũ lụt.

Nhà kho phải được thiết kế, xây dựng, trang bị, sửa chữa và bảo trì một cách hệ thống sao cho có thể bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc tránh được các ảnh hưởng bất lợi có thể có như: sự thay đổi nhiệt độ và độ ẩm, chất thải và mùi, các động vật sâu bọ, công trùng và không ảnh hưởng tới chất lượng thuốc, nguyên liệu làm thuốc.

Kho bảo quản phải có diện tích đủ rộng.

Cách sắp xếp hàng hóa trong kho gsp: Các khu vực của kho phải có biểu hiện chỉ rõ công năng của từng khu vực, phải có diện tích và thể tích phù hợp, đủ không gian để cho phép việc phân loại, sắp xếp hàng hóa theo các chủng loại thuốc và nguyên liệu khác nhau.

3.4 Tiêu chuẩn về bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc

Thuốc, nguyên liệu làm thuốc phải được bảo quản trong điều kiện đảm bảo duy trì chất lượng và theo đúng quy định của pháp luật.

Thuốc và nguyên liệu làm thuốc phải được sắp xếp trên giá, kệ, tấm kê panel và được bảo quản ở vị trí cao hơn sàn nhà. Các bao, thùng thuốc, nguyên liệu làm thuốc có thể xếp chồng lên nhau nhưng phải đảm bảo không có nguy cơ đổ vỡ, hoặc gây hại tới bao, thùng thuốc bên dưới.

Bao bì thuốc phải được giữ nguyên vẹn trong suốt quá trình bảo quản. Không dùng lẫn lộn bao bì đóng gói của loại này cho loại khác.

Các khu vực giao, nhận hàng phải đảm bảo bảo vệ thuốc, nguyên liệu làm thuốc tránh khỏi tác động trực tiếp của thời tiết.

Phải có biện pháp an ninh, bảo đảm không thất thoát thuốc, nguyên liệu làm thuốc phải kiểm soát đặc biệt.

Các thuốc và nguyên liệu làm thuốc có mùi cần được bảo quản trong bao bì kín, tại khu vực riêng, tránh để mùi hấp thụ vào các thuốc, nguyên liệu làm thuốc khác.

Các thuốc nhạy cảm với ánh sáng phải được bảo quản trong bao bì kín, tránh ánh sáng, trong buồng kín hoặc trong phòng tối.

Các thuốc dễ bay hơi và các thuốc nhạy cảm với độ ẩm phải được bảo quản tại kho lạnh, bao bì đóng kín. Các chất hút ẩm mạnh phải được bảo quản trong điều kiện khô, bao bì bằng thủy tinh hoặc nhựa đóng kín. Nếu có thể thì nút phải được phủ paraffin.

Một số loại vắc xin dễ hỏng do đông băng phải đặc biệt được chú ý trong quá trình sắp xếp, bảo quản.

Phải chuyển các thuốc, nguyên liệu làm thuốc bị vỡ, hỏng ra khỏi kho bảo quản và để tách riêng.

– Độ ẩm đạt chuẩn trong kho gsp, thế nào là một kho thuốc đạt chuẩn gsp

+ Bảo quản thuốc tốt cần chuẩn bị và sử dụng các trang thiết bị phù hợp. Các thiết bị phù hợp như: hệ thống điều hòa không khí, nhiệt kế đo nhiệt độ, ẩm kế để đo độ ẩm tại kho…

+ Kho bảo quản cần lắp đặt các loại đèn chống nổ. Hệ công tắc điện phải đặt ở ngoài.

+ Đối với những thuốc được bảo quản tại các kho có yêu cầu về nhiệt độ, ánh sáng thì cần phải được theo dõi, duy trì và điều chỉnh lúc cần thiết.

+ Công tác xây dựng và thiết kế nơi bảo quản thuốc cần phù hợp và tuân theo các nguyên tắc về bảo quản.Theo Tổ chức Y tế thế giới thì nơi bảo quản thuốc cần đáp ứng đủ các điều kiện như sau:

+ Bảo quản ở nhiệt độ bình thường là ở thời tiết khô, thoáng, nhiệt độ giao động trong khoảng từ 15-25 độ C, không có mùi và lẫn các thứ khác, tránh ánh nắng trực tiếp, độ ẩm không khí tối đa là 70%.

+ Nếu thuốc bảo quản tại kho lạnh thì nhiệt độ tối thiểu là dưới 8 độ C+ Bảo quản thuốc ở kho đông lạnh thì nhiệt độ không được vượt phép quá -10 độ C+ Bảo quản thuốc tại kho mát thì nhiệt độ thích hợp là khoảng 8-15 độ

3.5 Tiêu chuẩn về nhập hàng

Khi nhận thuốc, nguyên liệu làm thuốc, mỗi chuyến hàng cần được kiểm tra so với lệnh/đơn mua hàng, phải được xác nhận tình trạng vật lý của từng thùng hàng.

Mỗi chuyến hàng phải được kiểm tra về tính đồng nhất của ác thùng thuốc, nguyên liệu làm thuốc theo từng lô thuốc, nguyên liệu làm thuốc.

Mỗi thùng thuốc, nguyên liệu làm thuốc phải được kiểm tra cẩn thận về khả năng bị nhiễm bẩn, nhiễm tạp, bị can thiệp, bị hư hỏng và phải được thực hiện việc cách ly để tiếp tục điều tra nếu có nghi ngờ về các khả năng này.

Thuốc và nguyên liệu làm thuốc phải được biệt trữ. Phải duy trì việc phân tách theo lô trong suốt quá trình biệt trữ và bảo quản sau đó.

Thuốc, nguyên liệu làm thuốc phải được trì tình trạng cách ly cho đến khi có quyết định chính thức về việc chấp nhận hay loại bỏ.

3.6 Các tiêu chuẩn về xuất hàng và vận chuyển

Việc xuất và vận chuyển thuốc, nguyên liệu làm thuốc chỉ được tiến hành sau khi nhận được lệnh xuất hàng. Việc tiếp nhận lệnh xuất hàng và việc xuất hàng phải được ghi chép vào hồ sơ.

Chỉ được xuất, cấp phát các thuốc, nguyên liệu làm thuốc đạt tiêu chuẩn chất lượng, còn trong hạn sử dụng.

Các thuốc, nguyên liệu làm thuốc đang trong quá trình biệt trữ phải được người chịu trách nhiệm về chất lượng cho phép mới được xuất kho.

Cơ sở có quyền nhập khẩu thuốc, nguyên liệu làm thuốc nhưng không được thực hiện quyền phân phối tại Việt Nam chỉ được xuất hàng và giao hàng cho cơ sở bán buôn thuốc, nguyên liệu làm thuốc tại kho bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc của cơ sở.

Cơ sở bảo quản phải tiến hành kiểm soát điều kiện bảo quản trong quá trình vận chuyển thuốc, nguyên liệu làm thuốc theo đúng điều kiện bảo quản ghi trên nhãn thuốc.

Việc vận chuyển phải đảm bảo tính toàn vẹn của thuốc, nguyên liệu làm thuốc và điều kiện bảo quản được duy trì.

3.7 Các tiêu chuẩn về hàng trả về

Thuốc, nguyên liệu làm thuốc trả về, bao gồm cả thuốc, nguyên liệu làm thuốc bị thu hồi, phải được xử lý theo quy trình đã được phê duyệt và lưu hồ sơ.

Tất cả thuốc, nguyên liệu làm thuốc trả về phải được bảo quản trong khu vực biệt trữ và chỉ được đưa trở lại khu bảo quản thường sau khi được sự phê duyệt bởi người có thẩm quyền căn cứ trên các đánh giá thoả đáng về chất lượng, đảm bảo an toàn cho người sử dụng.

Bất cứ lô thuốc, nguyên liệu làm thuốc nào khi tái cấp phát phải được nhận dạng và ghi hồ sơ.

Tất cả các thuốc, nguyên liệu làm thuốc trả về, sau khi được bộ phận bảo đảm chất lượng đánh giá là không đảm bảo chất lượng, không đảm bảo an toàn cho người sử dụng phải được xử lý theo qui định của pháp luật.

3.8 Tiêu chuẩn về các sản phẩm bị thu hồi

Phải có quy trình thu hồi từ thị trường một cách kịp thời và hiệu quả đối với thuốc, nguyên liệu làm thuốc khi phát hiện có lỗi hoặc nghi ngờ có lỗi hoặc bị giả mạo, và có người được giao trách nhiệm thu hồi.

Tất cả các thuốc, nguyên liệu bị thu hồi phải được bảo quản ở khu vực bảo đảm an ninh, đáp ứng điều kiện bảo quản của hàng hóa và cách ly để chờ các hoạt động xử lý tiếp theo.

Các điều kiện bảo quản đặc biệt đối với thuốc, nguyên liệu làm thuốc bị thu hồi phải được duy trì trong suốt quá trình bảo quản và chờ vận chuyển cho đến khi có quyết định cuối cùng về việc xử lý sản phẩm bị nghi ngờ.

Tất cả các hồ sơ, sổ sách phải sẵn sàng để cung cấp cho người chịu trách nhiệm đối với việc thu hồi.

1. Cơ sở xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh dịch vụ bảo quản thuốc và nguyên liệu làm thuốc bao gồm cơ sở xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh dịch vụ bảo quản dược liệu, vị thuốc cổ truyền).2. Cơ sở đầu mối bảo quản thuốc của chương trình y tế quốc gia, của các lực lượng vũ trang nhân dân; cơ sở bảo quản vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia tuyến trung ương, tuyến khu vực và tuyến tỉnh.3. Kho bảo quản thuốc của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ sở tiêm chủng, cơ sở bảo quản vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia tuyến huyện.4. Kho bảo quản dược liệu, vị thuốc cổ truyền của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.5. Cơ sở có quyền nhập khẩu nhưng không được thực hiện quyền phân phối thuốc, nguyên liệu làm thuốc tại Việt Nam.6. Cơ sở bảo quản áp dụng tài liệu GSP cập nhật trong thời hạn 12 tháng đối với trường hợp có yêu cầu thay đổi về nhà kho bảo quản, thiết bị phục vụ việc bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc hoặc 06 tháng đối với cập nhật khác, tính từ thời điểm tài liệu cập nhật được công bố trên Cổng Thông tin điện tử của Bộ Y tế và Trang Thông tin điện tử của Cục Quản lý Dược, Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền.

Nhà thuốc có cần đạt chuẩn gsp không?, gsp trong ngành dược có quan trọng không. Chắc chắn là có. Đó là những nguyên tắc bắt buộc cho 1 nhà thuốc. Các tiêu chuẩn này bao gồm các biện pháp phù hợp cho việc bảo quản và vận chuyển nguyên liệu, sản phẩm ở tất cả các giai đoạn sản xuất, bảo quản, tồn trữ, vận chuyển và phân phối thuốc để đảm bảo cho các thành phẩm thuốc có chất lượng đến tay người dùng. Vì vậy, trước khi đi vào hoạt động, các đơn vị cần phải làm thủ tục xin giấy chứng nhận gsp.

5. Hồ sơ làm căn cứ để đánh giá theo tiêu chuẩn GSP

– Hồ sơ làm căn cứ để đánh giá đáp ứng GSP đối với cơ sở bảo quản là hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược (được nộp khi đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược, cơ sở bảo quản không phải nộp thêm hồ sơ này) theo quy định tại Điều 38 của Luật dược, quy định tại Điều 32 Nghị định số 54/2017/NĐ-CP ngày 08 tháng 05 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật dược (sau đây được gọi tắt là Nghị định số 54/2017/NĐ-CP). Đối với cơ sở bảo quản thuốc phải kiểm soát đặc biệt, thực hiện theo quy định tại Điều 38 của Luật dược và Điều 49 Nghị định số 54/2017/NĐ-CP;

Tài liệu kỹ thuật về cơ sở bảo quản được trình bày theo hướng dẫn về hồ sơ tổng thể hoặc hồ sơ tổng thể được cập nhật trong trường hợp bổ sung phạm vi hoạt động.

– Trường hợp cơ sở kinh doanh dược đề nghị cấp Giấy chứng nhận GSP cùng với Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược, cơ sở bảo quản ghi rõ nội dung này trong Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược.

7: Quy trình thao tác chuẩn gsp

1. Ban hành nguyên tắc, tiêu chuẩn Thực hành tốt bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc quy định trên cơ sở tài liệu hướng dẫn của Tổ chức Y tế thế giới và các tài liệu cập nhật được quy định.

2. Ban hành nguyên tắc, tiêu chuẩn Thực hành tốt bảo quản dược liệu, vị thuốc cổ truyền quy định.

3. Ban hành nguyên tắc, tiêu chuẩn Thực hành tốt bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc đối với cơ sở có hoạt động dược không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược với phạm vi bảo quản thuốc, trừ cơ sở quy định.

4. Ban hành nguyên tắc, tiêu chuẩn Thực hành tốt bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quy định.

Gsp Là Gì? Tiêu Chuẩn Gsp Ứng Dụng Trong Ngành Dược

GSP là gì? Good Storage Practice được hiểu là tiêu chuẩn thực hành tốt, riêng với ngành dược thì GSP được gọi là Thực hành tốt bảo quản thuốc. Các tiêu chuẩn này bao gồm các biện pháp phù hợp cho việc bảo quản và vận chuyển nguyên liệu, sản phẩm ở tất cả các giai đoạn sản xuất, bảo quản, tồn trữ, vận chuyển và phân phối thuốc để đảm bảo cho các thành phẩm thuốc có chất lượng đến tay người dùng.

GSP đưa ra các nguyên tắc cơ bản, các hướng dẫn về thực hành tốt bảo quản thuốc với 7 điều và 115 yêu cầu. Tuy nhiên, các nguyên tắc, hướng dẫn này có thể được điều chỉnh để đáp ứng các yêu cầu cụ thể riêng biệt, nhưng vẫn đảm bảo thuốc có chất lượng đã định.

Điều kiện để đạt tiêu chuẩn GSP là gì?

Theo quyết định số 2701/2201/QĐ BYT vào ngày 29/01 /2001 ban hành nguyên tắc thực hành bảo quản thuốc thì GSP được áp dụng cho các nhà máy sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, buôn bán, tồn trữ thuốc. Bảo quản thuốc là việc cất trữ an toàn các thuốc, bao bì đóng gói, bao gồm cả việc đưa vào sử dụng và duy trì đầy đủ các hệ thống hồ sơ tài liệu phù hợp, kể cả các giấy tờ biên nhận và phiếu xuất.

Các cán bộ chủ chốt của kho, thủ kho cần có hiểu biết về dược, về nghiệp vụ bảo quản, phương pháp bảo quản và quản lý theo dõi sổ sách quản lý xuất nhập, chất lượng thuốc.Thủ kho phải thường xuyên được đào tạo cập nhật những quy định mới của nhà nước về bảo quản, quản lý thuốc, các phương pháp, tiến bộ khoa học kỹ thuật được áp dụng trong bảo quản thuốc.

Bảo quản thuốc tốt cần chuẩn bị và sử dụng các trang thiết bị phù hợp. Các thiết bị phù hợp như: hệ thống điều hòa không khí, nhiệt kế đo nhiệt độ, ẩm kế để đo độ ẩm tại kho…

Kho bảo quản cần lắp đặt các loại đèn chống nổ. Hệ công tắc điện phải đặt ở ngoài.

Đối với những thuốc được bảo quản tại các kho có yêu cầu về nhiệt độ, ánh sáng thì cần phải được theo dõi, duy trì và điều chỉnh lúc cần thiết.

Công tác xây dựng và thiết kế nơi bảo quản thuốc cần phù hợp và tuân theo các nguyên tắc về bảo quản.Theo Tổ chức Y tế thế giới thì nơi bảo quản thuốc cần đáp ứng đủ các điều kiện như sau:

Bảo quản ở nhiệt độ bình thường là ở thời tiết khô, thoáng, nhiệt độ giao động trong khoảng từ 15-25 độ C, không có mùi và lẫn các thứ khác, tránh ánh nắng trực tiếp, độ ẩm không khí tối đa là 70%.

Nếu thuốc bảo quản tại kho lạnh thì nhiệt độ tối thiểu là dưới 8 độ C

Bảo quản thuốc ở kho đông lạnh thì nhiệt độ không được vượt phép quá -10 độ C

Bảo quản thuốc tại kho mát thì nhiệt độ thích hợp là khoảng 8-15 độ

Thuốc, nguyên liệu cần được bảo quản trong các điều kiện đảm bảo được chất lượng của chúng. Thuốc, nguyên liệu cần được luân chuyển để cho những lô nhận trước hoặc có hạn dùng trước sẽ đem sử dụng trước. Nguyên tắc nhập trước – xuất trước (FIFO- First In /First Out) hoặc hết hạn trước – xuất trước (FEFO- First Expired/ First Out) cần phải được thực hiện.

Tùy theo tính chất và điều kiện bảo quản của sản phẩm, phải quy định chương trình kiểm tra, đánh giá định kỳ hoặc đột xuất để xác định chất lượng sản phẩm. Phải có hệ thống sổ sách, các quy trình thao tác chuẩn đảm bảo cho công tác bảo quản, kiểm soát, theo dõi việc xuất, nhập và chất lượng thuốc.

Tất cả các thuốc đã xuất ra khỏi kho, bị trả về phải được bảo quản tại khu biệt trữ. Các thuốc này chỉ được đưa trở lại kho thuốc để lưu thông, phân phối, sử dụng sau khi bộ phận bảo đảm chất lượng đánh giá là thuốc đạt tiêu chuẩn chất lượng và đảm bảo an toàn cho người sử dụng. Nếu thuốc không đảm bảo chất lượng thì không được đưa vào sử dụng.

Khi vận chuyển hàng bằng cách gửi hàng, việc cấp phát và xếp hàng lên phương tiện vận chuyển chỉ được thực hiện sau khi có lệnh xuất hàng bằng văn bản. Đối với những thuốc đặc biệt, thuốc độc… cần phải duy trì các điều kiện cần thiết, tuân thủ đúng quy định.

Tiêu chuẩn xuất xứ cộng gộp GSP là gì?

Ví dụ: quá trình dệt sợi theo hệ thống cộng gộp có thể là:

– Phần đầu của quá trình dệt có thể tiến hành tại một nước A được hưởng.

– Phần sau của quá trình dệt có thể tiến hành tại một nước được hưởng khác và vải sẽ được cộng gộp từ hai quá trình trên để tính mức độ thoả mãn được hưởng GSP. Theo các quy định của EU, sự cộng gộp được quy định trên cơ sở một khu vực địa lý.

Có hai chính sách về cộng gộp: Cộng gộp toàn thể và cộng gộp từng phần.

– Chính sách cộng gộp toàn thể coi tất cả các nước được hưởng như là một khu vực kinh tế, tất cả giá trị gia tăng hoặc quá trình gia công trong khu vực có thể được cộng gộp với nhau để thoả mãn các qui định về xuất xứ đối với sản phẩm xuất khẩu sang một nhóm nước như: úc, Niudilân, Canada, Nga và các nước Đông âu.

– Chính sách cộng gộp từng phần quy định trên một số khu vực địa lý. Chẳng hạn, ba khối kinh tế theo khu vực địa lý của các nước được hưởng, được sử dụng chế độ cộng gộp của EU là: Hiệp hội các nước Đông Nam á (ASEAN – Brunei, Indonesia, Malaysia, Philippine, Việt nam…); thị trường trung Trung Mỹ (CACM – Costa Rica, Goatêmala, El Salvador, Honduras, Panama và Nicaragua) và khối Andean (thỏa thuận Cartagena-Bolivia, Colombia, Ecuador, Peru và Venezuela)..

Các nước được hưởng trong cùng một khối kinh tế, khu vực muốn được áp dụng các quy định về xuất xứ cộng gộp phải thông báo trước cho nước cho hưởng ưu đãi và những biện pháp sẽ được khối tiến hành để đảm bảo thực hiện các quy định về xuất xứ cộng gộp và chỉ được áp dụng khi thông báo được chấp nhận. Nước xuất khẩu sau cùng có trách nhiệm bảo đảm rằng nguyên phụ liệu cộng gộp thực tế có xuất xứ theo quy định về xuất xứ GSP của nước hàng đến.

Ví dụ: EU quy định bơ ca cao (hạng mục 1804) phải được sản xuất từ hạt ca cao và tiến trình sản xuất phải được tiến hành tại một nước được hưởng. áp dụng về quy định cộng gộp, nước được hưởng A có thể trồng cacao và cung cấp chúng cho nước được hưởng B để chế thành bơ. Bơ chế biến ra sẽ được hưởng GSP của EU nếu hai nước được hưởng A và B này đều là thành viên trong cùng một khối nước nêu trên. Nước xuất xứ của hàng hóa sẽ là nước có phần trị giá hàng hóa cao hơn nước kia.

Quy định cộng gộp này cũng cho phép việc vận chuyển qua các nước thành viên khác của cùng một khối mà không bị vi phạm quy định về vận tải.

Như vậy, theo quy định của EU, giấy chứng nhận xuất xứ form A cho sản phẩm hưởng ưu đãi theo quy định cộng gộp được cấp trên cơ sở những giấy chứng nhận xuất xứ form A đã được cấp từ trước tại các nước thành viên cho các nguyên phụ liệu và hoặc các bộ phận xuất xứ.

Tiêu chuẩn xuất xứ nước bảo trợ GSP là gì?

Một số nước như EU, úc, Canada, Nhật bản, Niudilân, Nga và các nước Đông âu áp dụng quy định cho phép sản phẩm (nguyên phụ liệu, các bộ phận) sản xuất tại nước này khi cung cấp cho một nước được hưởng và được sử dụng tại nước đó trong quá trình gia công sản xuất, được coi là có xuất xứ của nước được hưởng để xem sản phẩm cuối cùng có đủ điều kiện hưởng ưu đãi GSP không. Riêng Nhật bản, quy định này không áp dụng đối với một số sản phẩm nên khi xuất hàng sang Nhật bản cần nghiên cưú rõ danh sách những mặt hàng nào được và không được áp dụng.

Ví dụ: Colômbia xuất khẩu dây điện sang Canada, nguyên vật liệu sử dụng gồm thép của Mỹ (20% giá xuất xưởng), cao su của Malaisia (30%) và 50% là trị giá nguyên phụ liệu và lao động của Colômbia. Dây điện sẽ không đủ điều kiện để được hưởng GSP vì thành phần nhập khẩu vượt quá 40%. Tuy nhiên nếu dùng thép nhập của Canada thì sẽ đủ điều kiện để hưởng GSP theo quy định về phần trị giá của nước cho hưởng vì lúc đó thành phần nhập khẩu chỉ còn 30% giá xuất xưởng.

Điều kiện gửi hàng của GSP là gì?

Ngoại trừ Úc, các nước cho hưởng khác đều quy định rằng hàng hoá có xuất xứ phải được vận chuyển trực tiếp từ nước xuất khẩu được hưởng ưu đãi đến nước cho hưởng (nơi giao hàng). Mục đích của quy định này là để cho Cơ quan Hải quan của nước cho hưởng tin rằng hàng được nhập khẩu chính là hàng được xuất khẩu từ nước được hưởng, nghĩa là chúng không bị sửa đổi, thay thế hay gia công chế biến thêm hoặc bị đưa ra lưu thông buôn bán tại các nước thứ ba.

Các điều kiện mà các nước EU, úc, Canada, Nhật bản, Niudilân, Nga áp dụng chung như sau:

– Hàng hoá được vận chuyển không qua lãnh thổ của một nước nào khác

– Hàng hoá được vận chuyển qua lãnh thổ của nước khác với nước xuất khẩu được hưởng và có thể được chuyển tải hay lưu kho tại các nước đó, bảo đảm rằng các hàng hoá đó được nằm dưới sự giám sát của Hải quan nước quá cảnh hay lưu kho, không được lưu thông buôn bán hay sử dụng, không được gia công chế biến. Ngoài ra ở một số nước như EU có một số quy định thêm như sau:

Do EU là một Liên minh Hải quan, hàng hóa được vận chuyển thẳng từ một nước được hưởng ưu đãi tới EU được coi là thỏa mãn quy định về vận tải khi chúng tới một trạm hải quan bất kỳ của EU. Về hàng hóa, sau khi vào lãnh thổ một quốc gia thành viên bất kỳ, có thể được lưu hành buôn bán rồi lại được chuyển tới một quốc gia thành viên khác mà không mất quyền được hưởng ưu đãi GSP.

Hàng hoá có thể được vận chuyển qua bất kỳ nước thành viên nào và sau đó lại được tái xuất khẩu một phần hay tất cả tới một nước thành viên khác.

Bằng chứng, chứng từ GSP là gì?

Để được hưởng chế độ ưu đãi GSP phải có bằng chứng, chứng từ nhất định về xuất xứ và vận tải. Các nước cho hưởng cũng quy định những chứng từ cần thiết cho những lô hàng có giá trị nhỏ, bao gồm cả hàng gửi theo đường bưu điện. Bảo đảm ràng hàng hóa nằm dưới sự giám sát của Hải quan của nước chuyển tải hay lưu kho và không được mang ra sử dụng trong gia đình hay bị gia công chế biến thêm.

GIỚI THIỆU CÔNG TY PHỤ GIA THỰC PHẨM LUÂN KHA

Luân Kha là công ty phân phối chuyên nghiệp, cung cấp hương liệu, phụ gia thực phẩm đặc thù trong lĩnh vực thực phẩm: giò chả, xúc xích, mì sợi, bánh, kẹo, nước giải khát… Là đại diện phân phối của những nhà sản xuất uy tín trên thế giới, Chúng tôi cung cấp những sản phẩm chất lượng, phù hợp với yêu cầu nhằm giúp khách hàng tối ưu hóa hiệu suất sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm.

Xuất phát từ khát vọng thịnh vượng, niềm đam mê kinh doanh và định hướng khách hàng làm trọng tâm, Luân Kha luôn tiên phong trong việc tìm kiếm, cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ, cũng như chia sẽ thông tin các công nghệ tiên tiến, thông qua đó đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng.

Với phương châm “Phát triển của chúng tôi đồng hành cùng với thành công của Khách hàng”, Luân Kha khẳng định mình là một trong những thương hiệu dẫn đầu về phụ gia, hương liệu thực phẩm đáng tin cậy đến các doanh nghiệp.

7/132 Liên Khu 5-6, P. Bình Hưng Hòa B, Q. Bình Tân, TPHCM Mobile: 0917 93 2727 Email: chanhluan@luankha.com Web: https://luankha.com

Thuật Ngữ Erp Là Gì?

E: Enterprise (Doanh Nghiệp)

Đây chính là đích đến thật sự của ERP. ERP cố gắng tích hợp tất cả các phòng ban và toàn bộ chức năng của công ty vào chung một hệ thống máy tính duy nhất mà có thể đáp ứng tất cả các nhu cầu quản lý khác nhau của từng phòng ban.

Chẳng hạn, về khâu Nhận đơn hàng. Thông thường, khi một khách hàng nào đó đặt hàng, đơn hàng đó thường đi theo một lộ trình dài trên mặt giấy tờ. Nào là nhận thông tin, lưu trữ, xử lý thông tin qua các hệ thống máy tính khác nhau của từng bộ phận lòng vòng trong công ty. Cách làm đó thường gây ra trễ hẹn giao hàng cho khách và thiệt hại nhiều đến đơn hàng. Vì bạn có thể hiểu rằng không một ai trong công ty có thể biết rõ tình trạng của đơn hàng vào thời điểm quy định như thế nào? Bởi vì chẳng có cách nào cho bộ phận Tài chính, chẳng hạn, cập nhật vào hệ thống máy tính của bộ phận Kho để xem mặt hàng đó đã gửi hay chưa. “Anh phải gọi cho Kho hỏi thử xem!”– là một điệp khúc kêu ca quen thuộc từ phía khách hàng.

Như vậy, ERP là gì? Đó là sự kết hợp toàn bộ các hệ thống riêng lẻ vào chung một chương trình phần mềm tích hợp, chạy trên một cơ sở dữ liệu để các bộ phận có thể dễ dàng chia sẻ thông tin và tương tác với nhau. Việc tích hợp này sẽ mang lại nhiều lợi ích nếu các công ty biết thiết lập phần mềm một cách đúng đắn.

Chức năng của ERP là gì? Nó loại bỏ các hệ thống máy tính riêng lẻ ở bộ phận Tài chính, Nhân sự, Sản xuất và Kho,và thay thế chúng bằng một chương trình phần mềm hợp nhất phân chia theo các phân hệ phần mềm khác nhau xấp xỉ gần đúng với các hệ thống riêng lẻ cũ. Tài chính, Sản xuất và Kho vẫn sẽ có phần mềm riêng của họ ngoại trừ giờ đây phần mềm sẽ được nối kết lại để nhân viên ở bộ phận Tài chính có thể nhìn vào phần mềm của Kho để xem đơn hàng đã xuất chưa. Hầu hết các nhà cung cấp phần mềm ERP linh động trong việc cài đặt một số phân hệ theo yêu cầu, ngoại trừ việc mua toàn bộ. Ví dụ, một số công ty chỉ cài đặt một phân hệ Tài chính hay quản lý Nhân sự và các chức năng còn lại sẽ triển khai sau.

R: Resource (Tài Nguyên)

Trong kinh tế, resource là nguồn lực (tài chính, nhân lực, công nghệ). Tuy nhiên, trong ERP, resource có nghĩa là tài nguyên (TN). Trong CNTT, tài nguyên là bất kỳ PM, phần cứng hay dữ liệu thuộc hệ thống mà có thể truy cập và sử dụng được. Ứng dụng ERP vào quản trị DN đòi hỏi DN phải biến nguồn lực (NL) thành tài nguyên (TN). Cụ thể là:

Phải làm cho mọi bộ phận của đơn vị đều có khả năng khai thác NL phục vụ cho DN.

Phải hoạch định và xây dựng lịch trình khai thác NL của các bộ phận có sự phối hợp nhịp nhàng.

Phải thiết lập được các quy trình khai thác đạt hiệu quả cao nhất.

Phải luôn cập nhật thông tin tình trạng NL DN một cách chính xác, kịp thời.

Muốn biến NL thành TN, DN phải trải qua một thời kỳ ‘lột xác’, thay đổi văn hóa kinh doanh trong và ngoài DN, đòi hỏi sự hợp tác chặt chẽ giữa DN và nhà tư vấn. Đây là giai đoạn ‘chuẩn hóa dữ liệu’. Giai đoạn này quyết định thành bại của việc triển khai hệ thống ERP, chiếm phần lớn chi phí đầu tư cho ERP.

P: Planning (Hoạch Định)

Planning là khái niệm quen thuộc trong quản trị kinh doanh. Điều cần quan tâm ở đây là hệ ERP hỗ trợ DN lên kế hoạch ra sao? Trước hết, ERP tính toán và dự báo các khả năng sẽ phát sinh trong quá trình điều hành sản xuất kinh doanh của DN. Chẳng hạn, ERP giúp nhà máy tính chính xác kế hoạch cung ứng nguyên vật liệu (NVL) cho mỗi đơn hàng dựa trên tổng nhu cầu NVL, tiến độ, năng suất, khả năng cung ứng… Cách này cho phép DN có đủ vật tư sản xuất nhưng vẫn không để lượng tồn kho quá lớn gây đọng vốn. ERP còn hỗ trợ lên kế hoạch trước các nội dung công việc, nghiệp vụ cần trong sản xuất kinh doanh. Chẳng hạn, hoạch định chính sách giá, chiết khấu, các kiểu mua hàng giúp tính toán ra phương án mua nguyên liệu, tính được mô hình sản xuất tối ưu… Cách này giảm thiểu sai sót trong xử lý nghiệp vụ.

ERP – Hệ Thống Hoạch Định Tài Nguyên Doanh Nghiệp Tổng Thể

Phúc Gia® – Đơn Vị Hàng Đầu Cung Cấp Các Dịch Vụ Hải Quan:

CÂU HỎI THƯỜNG GẶP:

Tại Sao Với Giá Dịch Vụ Ở Phân Khúc Cao, Phúc Gia® Vẫn Được Các Doanh Nghiệp Lựa Chọn Là Đơn Vị Tin Cậy Hàng Đầu Với Các Dịch Vụ Hải Quan?

Đây cũng là băn khoăn của nhiều khách hàng trước khi lựa chọn Phúc Gia® là đơn vị cung cấp các Dịch vụ Hải quan.

Trong hơn 5 năm qua Phúc Gia® đã phục vụ hơn 500 Doanh nghiệp lớn nhỏ trong Nước và Quốc tế, hơn 90% trong các Doanh nghiệp đã sử dụng các Dịch vụ Hải quan của Phúc Gia® đều nhận xét rằng chất lượng Dịch vụ xứng đáng với số tiền họ bỏ ra.

Khách hàng nhận xét rằng: “Với mức giá Doanh nghiệp phải bỏ ra khi sử dụng các Dịch vụ Hải quan của Phúc Gia® là RẺ hơn nhiều so với chi phí và khoảng thời gian Doanh nghiệp tự tìm hiểu để hoàn thành các công việc như: Tự mang sản phẩm đi thử nghiệm; Tự tìm hiểu để soạn hồ sơ; Tự làm việc với các bộ ban ngành để hoàn chỉnh hồ sơ; Tự làm giấy phép Thông quan…”

Phúc Gia® cam kết tối ưu hóa thời gian, tâm trí, sức lực và tiền bạc trong quá trình Thông Quan hàng hóa cũng như GIẢM THIỂU RỦI RO trong quá trình cấp giấy phép!

BÀI VIẾT LIÊN QUAN ĐẾN DỊCH VỤ LOGISTICS PHÚC GIA®:

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ: CÔNG TY CỔ PHẦN LIÊN MINH PHÚC GIA (PGU – Nhấn vào đây để xem thông tin Cty) Phone: 02477796696/ 0982996696 Email: info@phucgia.com.vn “Liên Minh Phúc Gia – Vì cuộc sống tiện nghi” Chúng tôi mong muốn mang lại nhiều “GIÁ TRỊ TỐT NHẤT” cho bạn!

5

/

5

(

1

bình chọn

)

Các Thuật Ngữ Mới Manga Là Gì

Các thuật ngữ chỉ người

Tính riêng các thuật ngữ chỉ người thôi, thì manga là gì và những con người “sống” trong nó ra sao với những tính cách muôn hình vạn trạng thế nào đã khiến cho không ít người mới “nhập môn” phải điên đầu. 

Bài viết sẽ không đề cập đến các thuật ngữ đã quá quen thuộc như shounen (con trai), shoujo (con gái), mà thay vào đó là những từ nghe qua có vẻ lạ lẫm như: Bishounen (美少年) là từ để chỉ mấy anh chàng đẹp trai, đẹp trai kiểu này thì theo quan niệm của người Nhật là nét đẹp phi giới tính. 

Ngược lại với Bishounen (美少年) thì sẽ có Bishoujo (美少女), tức là những cô gái có vẻ đẹp hấp dẫn (theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng).

Về độ tuổi thì chúng ta có thuật ngữ mà ai mới biết đến manga là gì cũng sẽ hơi “bối rối”, bởi các nhân vật trẻ có Chunibyo (hội chứng tuổi teen, hoang tưởng tuổi dậy thì) thường sẽ có xu hướng hành động khó hiểu. 

Các nhân vật có hội chứng Chunibyo thường là người bình thường, rất bình thường thôi nhưng lại luôn nghĩ mình là một nhân vật có sức mạnh tưởng tượng như ác quỷ, ma cà rồng, phù thủy, chiến binh hoặc một người có huyết thống đặc biệt (huyết thống hoàng gia chẳng hạn). 

Tuyến nhân vật Chunibyo thường có cách ứng xử lạ lùng, cách ăn mặc thường theo phong cách Gothic và thỉnh thoảng có quấn vài miếng băng gạc máu me để “hợp” với “nhân vật tưởng tượng” mà họ muốn hóa thân thành.

Nói về con gái thì ai mới “nếm trải” thế giới muôn màu của manga là gì hẳn sẽ mê mệt với những cô gái dễ thương dễ mến – những cô gái này thường được gọi bằng một thuật ngữ Dojikko (ドジっ子, “ngốc nghếch”). Một cô gái Dojikko thường có xu hướng ngốc nghếch, vụng về nhưng lại rất đáng yêu. Sự vụng về của họ sẽ ít nhiều làm tổn thương người khác hoặc chính bản thân họ. 

Theo mạch nói về tính cách, thì trong tiếng Nhật có một thuật ngữ “Deres”, xuất phát từ “deredere”: ý chỉ việc đang đắm chìm trong tình yêu. Khi kết hợp “deres” với những từ ngữ khác, người Nhật sẽ có được hàng loạt các từ mới để miêu tả tính cách nhân vật: tsundere, kuudere, dandere, và yandere.

Hoặc như các Waifu – vợ tưởng tượng – của các anh thanh niên đam mê anime, manga và thường xuyên tự nhân các nhân vật 2D là vợ của mình, từ này được xuất phát từ Azumanga Daioh.

Trong không gian gia đình, còn có một dạng nhân vật đó là các Hikikomori, những nhân vật này thường có tính nết tương tự như các Otaku, nhưng họ sống khép kín hơn hẳn. Họ từ chối rời khỏi nhà dù dưới bất cứ sức ép nào. Hội chứng này để hiểu thì đó là một câu chuyện dài, nhưng để hiểu nhanh thì có thể xét ở các nét tương đồng với hội chứng sợ đám đông.

Kemonomimi chỉ những nhân vật sở hữu các đặc điểm của động vật như tai hoặc đuôi. Người Nhật rất thích những thứ dễ thương, như tai mèo, đuôi mèo, tai cáo… nên chẳng lạ gì khi họ “gán” những đôi tai xinh xắn đó lên đầu của các nhân vật nam, hoặc nữ đẹp trai, xinh gái để… tăng sức sát thương cho người xem.

Nekomimi cũng là một “nhánh nhỏ” của Kemonomimi, cụ thể thì các nhân vật sẽ có tai mèo và đuôi mèo, phần còn lại là cơ thể người. Những nhân vật này cũng tự nhiên sở hữu các đặc trưng tính cách như mèo. Trong tiếng anh thì thuật ngữ này được gọi là “Catgirl”. 

Thuật ngữ chỉ thể loại

Thuật ngữ manga là gì và các thể loại phát triển cùng với sự phát triển của nền công nghiệp truyện tranh Nhật Bản nhiều năm qua nói chung không quá “xa lạ”, quanh đi quẩn lại là những thuật ngữ quen thuộc. 

Tuy nhiên, sức sáng tạo của các mangaka là vô hạn, nên việc xuất hiện các thuật ngữ mới về thể loại cũng chẳng phải chuyện quá khó. Ví dụ như ABO: trước đây các nhân vật thường sẽ chia thành nam, nữ, gay hoặc les với các thể loại truyện về các đối tượng này như shounen, shoujo, yaoi hay yuri, thì giờ đây còn có ABO. 

ABO là thuật ngữ chỉ thể loại truyện mà các nhân vật trong đó sở hữu một “dạng” giới tính khác, con người khi này về cơ bản chia thành nam hay nữ không quan trọng, quan trọng là Alpha, Beta hay Omega. Alpha được hiểu là “phái mạnh”, chuyên “gieo giống” và tương phối của Alpha là Omega chuyên “thụ giống”. Beta có thể sống thoải mái giữa các Omega và cả Alpha, tuy nhiên họ cũng có thể chuyển đổi thành Alpha hoặc Omega trong một số trường hợp đặc biệt.

Về mặt “sản xuất” nói chung thì manga cũng có nhiều loại như truyện về các ngành nghề chuyên môn, đào sâu các chi tiết của chỉ dân trong nghề mới hiểu như Expertise. Truyện về các cô gái, chàng trai sở hữu đặc điểm hình thể của động vật sẽ được gọi là Kemono – đây là thể loại mà người lần đầu biết manga là gì sẽ phải há hốc với khả năng nhân hóa đỉnh cao của người Nhật.

Ở “thế giới khác”, ngoài thuật ngữ quen thuộc là Isekai, thì Post-Apocalyptic cũng là một thể loại được khá nhiều người yêu thích. Kết thúc chính là bắt đầu, thể loại Hậu tận thế Post-Apocalyptic có thể sẽ là các câu chuyện nói về thế giới sau khi nhân loại bị diệt vong, hoặc là sẽ chỉ sót lại vài người cuối cùng, hoặc là vài người được dịch chuyển sang một thế giới khác, vùng đất khác, nói chung ở thể loại này thì cuộc sống của con người rất “bất thường” với nhiều chi tiết sáng tạo thú vị.

Các thuật ngữ chung thường gặp

Comiket cũng là một từ mà hẳn là bạn sẽ dễ dàng bắt gặp nhưng lại ít ai nói cho bạn biết ý nghĩa của từ đó là gì, bởi về cơ bản thì từ này là một từ quá nổi tiếng, dù bạn mới “nhập môn” đi nữa thì dân otaku nói chung cũng sẽ cho rằng “sao mà không biết cho được”. Cụ thể, Comiket là từ viết tắt của Comics Market, là hội chợ truyện tranh lớn nhất thế giới, được tổ chức 6 tháng 1 lần ở Tokyo. 

Tương tự, Owari (おわり, オワリ, 終わり, 終) là “kết thúc” và Tsuzuku (つづく) là “còn tiếp” trong tiếng Nhật.

Và cuối cùng, nếu bạn thắc mắc về một vài thuật ngữ dễ gây rạo rực cho các anh thanh niên đam mê ngắm gái 2D manga là gì!? Thì đã có Enjo kousai (援助交際), đây là thuật ngữ được dùng để nói về hiện tượng các nữ sinh quan hệ tình dục với các người đàn ông lớn tuổi để kiếm tiền, đã có một thời kỳ mà các mối quan hệ thế này được pháp luật thừa nhận.

Tiếp theo là Futanari, các nhân vật Futanari thường có vẻ ngoài xinh xắn, người nhìn người yêu hoa thấy hoa thẹn, bằng tất cả ngọt ngào và đáng yêu, các nhân vật được xây dựng kiểu này thường đốn tim cả nam và nữ, tuy nhiên, các bạn ấy lại là nam và có bộ phận sinh dục nam hẳn hoi.

Tóm lại, thông qua bài viết này độc giả đam mê truyện tranh và anime đã có thể dễ dàng nắm bắt được ý nghĩa của các thuật ngữ manga là gì mà mình đang vướng mắc, để có thể dễ dàng “bắt trend” cùng đồng đội và hiểu các ẩn ý có thể sẽ xuất hiện trong các tác phẩm mà bạn đang theo dõi.