Thuật Ngữ Giải Phẫu / Top 14 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 10/2023 # Top Trend | 2atlantic.edu.vn

Thuật Ngữ Giải Phẫu Anh Việt

Thống kê lượt truy cập

Số người đang online:10

Tổng số người online:376233

gà đông tảo hưng yên

Thuật ngữ giải phẫu Anh Việt Nhà xuất bản : NXB Y HọcGiá bìa : 99.000 VNĐGiá bán : 99.000 VNĐĐặt mua “Giải phẫu” trong y học là một môn học rất quan trọng trong y học. Các bậc tiền bối ngành y đã nói rằng, y học bắt đầu từ giải phẫu và thực sự có giải phẫu bác sĩ mới trở thành người bác sĩ giỏi, vì chỉ có hiểu hết được cấu tạo của cơ thể con người thật cặn kẽ mới tránh được những sai lầm đáng tiếc. Từ trước đến nay, môn giải phẫu vẫn là một trong những môn phải nói là khó nhất trong quá trình học tập của các y sinh vì trong cơ thể con người có nhiều hệ cơ quan khác nhau và mỗi hệ cơ quan đó lại có rất nhiều bộ phận cấu thành từ xương, cơ, khớp đến mạch máu, thần kinh … và mỗi bộ phận đó đều có những tên riêng đặc trưng cho cơ quan đó. Và để thống nhất, người ta đưa ra những thuật ngữ để miêu tả và chỉ dẫn chi tiết về những bộ phận đó. Các tài liệu giảng dạy về giải phẫu hầu hết được tham khảo từ những tài liệu nước ngoài, chủ yếu bằng tiếng Anh và chỉ có ở nước ngoài (khoa học phương Tây), nơi có quan điểm là cấu trúc quyết định chức năng, nhiệm vụ và điều kiện tìm hiểu thuận lợi của các nhà khoa học không dựa vào khuôn phép mới có được hình ảnh đầy đủ hoàn chỉnh về cấu trúc cơ thể con người. Về vấn đề thuật ngữ giải phẫu, cũng đã có một vài cuốn sách viết về vấn đề này, nhưng cuốn Thuật ngữ giải phẫu Anh Việt của PGS. TS. Nguyễn Văn Huy, Trưởng Bộ môn giải phẫu học thuộc Trường Đại học Y Hà Nội là cuốn sách được coi là cập nhật các kiến thức mới nhất, đầy đủ nhất có thể thoả mãn việc tìm hiểu của đông đảo bạn đọc về cơ thể của con người.

* Các tin cùng chuyên mục

Chuyên mục sách y học Thông tin giỏ hàng

Hiện tại trong giỏ hàng của bạn đang có : 0 Sản phẩm

Hỗ trợ trực tuyến

Điện thoại: (04)-37367559

Thuật Ngữ Giải Phẫu Hệ Thần Kinh Và Ứng Dụng Ct

Published on

Thuật ngữ giải phẫu hệ thần kinh và ứng dụng CT

1. Thuật ngữ giải phẫu hệ thần kinh và ứng dụng CT Người soạn: Nguyễn Quốc Huy Cần Thơ, ngày 19 tháng 11 năm 2023 Group CNKTYK

2. Nội dung * Xương sọ (skull) * Đường khớp (suture) * Màng não (meninges) * Khoang dịch não tủy (CSF space) * Nhu mô não và thùy não (brain parenchyma and lobe) * Cấu trúc chất xám (grey matter structure) * Cấu trúc chất trắng (white matter structure) * Hố sau (Posterior fossa) * Vùng mạch máu não (cerebral vascular territories * Cấu trúc calci hóa (calcified structure)

3. xương * Frontal: X. trán * Parietal: X. đỉnh * Occipital: X. chẩm * Ehtmoid: X. sàng * Sphenoid: X. bướm * Temporal: X. thái dương

4. Đường khớp (suture) Thóp (fontanelle) * Coronal: khớp vành * Sagittal: khớp dọc * Lambdoi: khớp lam đa * Squamosal: khớp trai

6. Hố (fossa) * Hố sọ trước * Hố sọ giữa * Hố sọ sau * PF: hố yên

7. Xoang (sinus) * Ethmoid sinus: xoang sàng * Sphenoid sinus: xoang bướm – Thông với mũi * Mastoid cell: xoang chũm – Thông với tai giữa

9. Xoang (sinus) frontal sinus: xoang trán Người có người ko

10. Xoang (sinus) * Maxillary: xoang hàm

11. Màng não (Meninges) * Dura mater: màng cứng – Gắn chặt với lớp trong xương sọ * Arachnoid mater: màng nhện – Gắn chặt với màng cứng * Subarachnoid space: khoang dưới nhện * Pia mater: màng nuôi – Gắn với não * Falx cerebri: liềm đại não – Là hàng rào ngăn xâm nhiễm * Tentorium cerebelli: lều tiểu não – Ngăn cách tiểu với đại

12. Màng não (meninges)

13. Lều tiểu não (tentorium cerebelli). Ngăn cách tiểu với đại petrous: xương đá

14. Xuất huyết khoang dưới nhện hoặc tụ máu dưới màng cứng thì tăng đậm độ lều tiểu não

15. Falx cerebri: liềm đại não. Là hàng rào ngăn xâm nhiễm

16. Liềm não bản chất là màng não (màng cứng) chạy dọc giữa não chia làm 2 bán cầu đại não * Xảy ra hiệu ứng choán chỗ (mass effect) khi có tác nhân gây bệnh

17. Mass effect

18. Khoang dịch não tủy (CSF space) * Sulci: rãnh, chứa CSF * Fissure: khe * Basal cistern: bể đáy * Gyrus: hồi – Là nếp gấp não – Giữa hồi là rãnh

19. Sulcus: rãnh and Gyrus: hồi

21. Ventricular: não thất là khoang nằm sâu trong não chứa CSF. Chứa đám rối mạch mạc (choroid plexus) tiết CSF và luôn bị calci hóa ở người lớn

22. BÊN thông với 3 bằng lỗ của Monro (foramen of Monro). Basal cistern: bể đáy

23. BÊN thông với 3 bằng lỗ của Monro (foramen of Monro). Basal cistern: bể đáy

24. Não 4: ở hố não sau, giữa thân não và tiểu não. Thông với não 3 bởi ống sylvius

25. Nhu mô não và thùy não * Chất xám: thân neuron * Chất trắng: sợi trục

27. Rãnh trung tâm: chia trán với đỉnh

28. Cấu trúc chất xám * Cortex: vỏ * Insula: thùy đảo * Basal ganglia: hạch nền * Thalamus: đồi thị

29. Vỏ chất xám: Cortical grey matter

30. Thùy đảo: insula. Ở phía trong khe sylvian. Không xác định được Insula là dấu hiệu sớm nhồi máu cấp đm não giữa

33. Genu of corpus callosum: gối của thể trai splenium: lồi trai

34. Corpus callosum: thể trai genu: gối Splenium lồi

35. Vành tia * Phía trên bao trong là vành tia * Nối với vành tia bên cạnh bởi thể trai * Khối u 1 bên não có thể di căn sang bên bởi thể trai

36. Hố sau (Posterior fossa) * Cerebellum: tiểu não * Brain stem: thân não * Tentorium cerebelli: lều tiểu não – Ngăn cách tiểu với đại

37. Cerebrum: thân não tentorium: lều tiểu não cerebellum: tiểu não mid brain: não giữa medulla oblongata: hành não

38. Vùng mạch máu (Cerebral vascular territories) * Anterior cerebral arteries: đm não trước * Middle cerebral arteries : đm não giữa * Posterior cerebral arteries : đm não sau

39. Trên não thất bên

41. Tiểu não: cấp máu bởi đm đốt sống – thân nền (vertebrobasilar artery)

42. Cấu trúc bị calci hóa (bình thường) * Choroid plexus: đám rối mạch mạc * Pineal gland: tuyến tùng * Basal ganglia: hạch nền * Falx: liềm đại não

43. Đám rối mạch mạc ở người lớn luôn bị calci hóa

44. Tuyến tùng: sau não thất 3, thường xuyên bị calci hóa

45. Calci hóa hạch nền thường xuyên ở người trẻ

46. Calci hóa ở liềm đại não dễ nhầm lẫn với nhồi máu cấp khi xem ở cửa sổ não

47. Nguồn * https://www.radiologymasterclass.co.uk/tutoria ls/ct/ct_brain_anatomy/ct_brain_anatomy_skul l * https://www.radiologymasterclass.co.uk/tutoria ls/ct/ct_acute_brain/ct_brain_ventricles_sulci

48. Chấn thương não * Chấn thương sọ và da đầu (skull and scalp injury) * Thể tích não (brain volume) * Thiếu máu cục bộ mạn tính (chronic ischaemia) * Thiếu máu cục bộ cấp tính (acute ischaemia) * Xuất huyết ngoài trục (extra-axial haemorrhage * Xuất huyết não (intracerebral haemorrhage /ICH) * Khối u trong não (intracranial masses) * Hiệu ứng choán chỗ (mass effect)

49. Chấn thương sọ và da đầu (skull and scalp injury) * Nứt sọ và tụ máu dưới da đầu

50. Phân biệt nứt và đường khớp * Khớp: lởm chởm * Nứt: thẳng

51. Phân biệt nứt và đường khớp * Nứt: xương ko liên tục * Khớp: xương liên tục

52. Nứt xương * Nứt và tụ máu ngoài màng cứng

53. Chấn thương nền sọ, máu trong xoang bướm

54. Thể tích não (brain volume) * Cần xem tuổi * Não thất lớn khi già * Não thất nhỏ – khi còn trẻ – Mất trí – Nghiện rượu

55. Thể tích não * Nhìn rãnh để đánh giá

57. Não úng thủy * Đặc điểm – Não thất to – Chất trắng tiền não thất giảm đậm độ – Rãnh nhỏ

58. Thể tích não: Bệnh alzheimer * Mất trí * Ảnh hưởng tới thùy thái dương

59. Bệnh Alzheimer * Đặc điểm – Giảm thể tích thùy thái dương – Lớn não thất bên

60. Thể tích não: phù não * Đặc điểm – Ko phân biệt được chất trắng – xám – Não thất và rãnh nhỏ

61. Thiếu máu cục bộ mạn: chronic ischaemia * Bệnh mạch máu nhỏ – Chất trắng giảm đậm độ * Eitology – Smoking – Diabetes – Hypertention

62. Thiếu máu cục bộ mạn

63. Nhồi máu ổ khuyết: LACUNAR INFARCTS * Mô não bị hoại tử mềm ra và bị mục, để lại những xoang nhỏ

64. Vùng nhồi máu cũ * Vùng giảm đậm độ phân rõ giới hạn

65. Thiếu máu cục bộ cấp: acute ischaemia * Loại trừ xuất huyết não nếu nghi ngờ nhồi máu * Hyperdensive sign * Insular ribbon

66. Vùng nhồi máu cấp: ACUTE TERRITORIAL INFARCT

67. Hyperdense artery sign: thấy cục máu đông trong đm não giữa

68. Insular ribbon sign: ko nhận biết được thùy đảo

69. Xuất huyết ngoài trục: EXTRA- AXIAL HEMORRHAGE * EXTRADURAL HEMATOMA: tụ máu ngoài màng cứng * SUBDURAL HEMATOMA: tụ máu dưới màng cứng * SUBARACHNOID HEMATOMA: tụ máu dưới nhện

71. Hình lồi cầu Giới hạn bởi các đường khớp

73. Subdural haematoma * Hình liềm * Tăng đậm độ * Ko chạy qua các rãnh * Hiệu ứng choán chỗ ở các rãnh

74. Subarachnoid haemorrhage: xuất huyết dưới nhện * Chấn thương hoặc phình mạch (aneurysm) * Thông với não thất 4 nên có thể vào CSF space: khe (fissure), rãnh (sulci), bể đáy(basal ganglia), não thất (ventricules)

75. Xuất huyết dưới nhện

76. Xuất huyết dưới nhện: chỉ có dấu hiệu máu trong não thất

77. Xuất huyết dưới nhện: máu trong rãnh não

78. INTRACEREBRAL HEMORRHAGE (ICH): xuất huyết nội sọ * Tự phát hoặc chấn thương * Đậm độ cao (máu) được bọc bởi đậm độ thấp (phù) * Tiền sử tăng huyết áp * Vào viện vì đột ngột yếu một bên

79. Xuất huyết nội sọ

80. Xuất huyết nội sọ + xuất huyết dưới nhện * Máu được bọc bởi phù (ICH) * Tăng đậm độ ở các khe (xuất huyết dưới nhện)

81. U nội sọ * Trong trục (trong não) * Ngoài trục (ngoài não)

82. Tổn thương trong trục * Thông thường nhất * Tăng sinh và ác tính hơn là lành * U thần kinh đệm (Glioma) và di căn não (cerebral metastases)

83. Glioma: u thần kinh đệm (ko cản quang) * Đặc điểm ls như nhồi máu não cấp * Tiền sử đau đầu khi nằm (posture headache) * Khối giảm động độ ko đồng dạng * Hiệu ứng choán chỗ

84. Glioma (có cản quang) * Giảm đậm độ: hoại tử * Tăng đậm độ: phù * Khối u không đồng dạng : ring enhancement * Abscesses não giống Glioma

85. Di căn não: trước và sau cản quang * Nhiều tổn thương ko đồng dạng: ring enhancing

86. Tổn thương ngoài trục * U màng não thường lành, bọc bởi phù * Đặc điểm: – Hình tròn – Calci hóa trung tâm – Tăng đậm độ

87. U màng não (sau cản quang) * Khối u tăng sáng do cản quang * Phù não lân cận * Tiếp xúc liềm não

89. Chèn ép rãnh

90. Xuất huyết nội sọ bọc bởi phù * Hiệu ứng choán chỗ: chèn rãnh và 1 phần não thất

91. Khối u nội sọ * Chèn – Rãnh – Não thất bên * Đường giữa bị lệch

92. Choán chỗ đối bên phải tụ máu dưới màng cứng trái * Chèn ép – Rãnh trái – Não thất trái * Đường giữa lệch phải * rãnh, não thất bên phải cũng bị chèn ép

Giải Thích Các Thuật Ngữ Trong Kết Quả Giải Phẫu Bệnh Đối Với Ung Thư Vú

Bài viết được viết bởi chúng tôi Nguyễn Văn Khánh – Bác sĩ Giải phẫu bệnh, Khoa Xét nghiệm – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City.

Ung thư biểu mô hay ung thư biểu mô tuyến là gì?

Ung thư biểu mô là thuật ngữ để mô tả một ung thư bắt nguồn từ các tế bào lót hoặc che phủ các cơ quan trong trong cơ thể. Ung thư biểu mô tuyến vú là ung thư bắt nguồn từ các tế bào biểu mô lót các nang và ống tuyến vú. Hầu hết các ung thư vú là ung thư biểu mô. Các ung thư biểu mô bắt nguồn từ mô tuyến được gọi là ung thư biểu mô tuyến.

Ung thư biểu mô xâm nhập là gì?

Ung thư biểu mô xâm nhập có nghĩa là không còn là tiền ung thư (ung thư biểu mô tại chỗ) nữa mà là một ung thư thật sự rồi.

Mô tuyến vú bình thường được cấu tạo từ các ống dẫn sữa (ống) và các túi tiết sữa (tiểu thùy). Khi các tế bào lót các ống hoặc các tiểu thùy biến đổi thành tế bào ung thư và các tế bào ung thư này phát triển còn giới hạn trong các ống hoặc các tiểu thùy, không phá vỡ và xâm nhập vào mô xung quanh thì được gọi là Ung thư biểu mô tại chỗ.

Khi các tế bào ung thư phát triển và phá vỡ các ống hoặc các tiểu thùy, thì lúc đó được gọi là Ung thư biểu mô xâm nhập. Trong ung thư biểu mô xâm nhập, các tế bào u có thể đã di căn sang các bộ phận khác của cơ thể bạn.

Ung thư biểu mô ống xâm nhập, ung thư biểu mô tiểu thùy xâm nhập, ung thư biểu mô có đặc điểm ống và tiểu thùy có nghĩa là gì?

Ung thư biểu mô tuyến vú được chia làm hai loại chính là: ung thư biểu mô ống xâm nhập và ung thư biểu mô tiểu thùy xâm nhập. Trong trường hợp, khối u có thể có cả hai đặc điểm ống và tiểu thùy thì được gọi là hỗn hợp ung thư biểu mô ống và tiểu thùy. Thuật ngữ khác của ung thư biểu mô xâm nhập là ung thư biểu mô tuyến vú xâm nhập típ không đặc biệt, là loại hay gặp nhất của ung thư biểu mô ống xâm nhập.

Cả ung thư biểu mô ống xâm nhập và ung thư biểu mô tiểu thùy xâm nhập đều bắt nguồn từ các tế bào lót các ống và các tiểu thùy. Nhìn chung, ung thư biểu mô tiểu thùy và ung thư biểu mô ống xâm nhập được điều trị khác nhau.

Kết quả giải phẫu bệnh có đề cập tới E-cadherin thì nó có nghĩa là gì?

E-cadherin là một xét nghiệm mà bác sĩ giải phẫu bệnh sử dụng để phân biệt một khối u là ống hay tiểu thùy. E-cadherin dương tính với các ung thư ống và âm tính với các ung thư tiểu thùy.

Ung thư biểu mô biệt hóa rõ, biệt hóa vừa hoặc kém biệt hóa có nghĩa là gì?

Khi quan sát dưới kính hiển vi, các bác sĩ giải phẫu bệnh có thể thấy một số đặc điểm giúp dự đoán sự phát triển và di căn của các tế bào ung thư. Các đặc điểm này bao gồm sự sắp xếp của các tế bào trong mối liên hệ với các tế bào khác, chúng có hình thành các ống hay không (cấu trúc tuyến), chúng giống tế bào tuyến vú bình thường hay không (độ nhân) và có bao nhiêu tế bào ung thư đang trong quá trình phân chia (số nhân chia). Các đặc điểm này được kết hợp với nhau để xác định mức độ biệt hóa của ung thư.

Ung thư biểu mô biệt hóa rõ là ung thư gồm các tế bào gần giống với tế bào bình thường, không phát triển nhanh và sắp xếp trong các ống nhỏ hình thành ung thư thể ống và các dây trong ung thư thể tiểu thùy. Các ung thư này có xu hướng phát triển, di căn chậm và có tiên lượng tốt.

Ung thư biểu mô kém biệt hóa là các ung thư gồm các tế bào không giống tế bào bình thường, có xu hướng phát triển và di căn nhanh hơn, tiên lượng xấu.

Ung thư biểu mô biệt hóa vừa là các ung thư có các đặc điểm và tiên lượng trung gian giữa hai loại ung thư trên.

Độ mô học hoặc độ Nottingham là gì?

Các độ này tương tự với những gì được đề cập trong độ biệt hóa ở trên. Các đặc điểm được ghi nhận gồm sự hình thành cấu trúc tuyến, độ nhân và chỉ số nhân chia. Sau đó chúng được cộng lại với nhau và cho ra độ mô học hay độ Nottingham.

Nếu có 3-5 điểm, thì ung thư được xếp là độ 1 (biệt hóa rõ).

Nếu có 6 hoặc 7 điểm, thì ung thư được xếp là độ 2 (biệt hóa vừa).

Nếu có 8 hoặc 9 điểm, thì ung thư được xếp là độ 3 (kém biệt hóa).

Ung thư biểu mô típ ống nhỏ, típ nhầy, típ mặt sàng hoặc có đặc điểm vi nhú có nghĩa là gì?

Các ung thư này là các típ khác nhau của ung thư biểu mô ống xâm nhập mà được xác định dưới kính hiển vi bởi bác sĩ giải phẫu bệnh.

Các ung thư biểu mô típ ống nhỏ, nhầy và mặt sàng là các típ đặc biệt của ung thư biệt hóa rõ. Chúng thường có tiên lượng tốt hơn ung thư biểu mô tuyến vú xâm nhập típ không đặc biệt.

Ung thư biểu mô típ vi nhú là một típ của ung thư biểu mô tuyến vú xâm nhập và có tiên lượng xấu.

Nếu bạn bị một trong các típ ung thư này, thì bác sỹ điều trị của bạn sẽ khuyên bạn các phương pháp điều trị khác nhau.

Bởi một số khối u có thể chứa nhiều típ khác nhau nên phẫu thuật cắt toàn bộ u là cần thiết để xác định bạn bị típ gì. Chỉ sinh thiết kim là không đủ thông tin cho hướng dẫn điều trị.

D2-40 và CD34 là các xét nghiệm đặc biệt mà bác sĩ giải phẫu bệnh có thể sử dụng để xác định các loại xâm nhập mạch này. Các xét nghiệm này không cần thiết trong các trường hợp đã xâm nhập rõ ràng.

Kích thước khối u có ý nghĩa gì?

Nếu toàn bộ khối u hoặc vùng ung thư được phẫu thuật, bác sĩ giải phẫu bệnh sẽ cho biết vùng ung thư đó lớn bao nhiêu bằng cách đo chiều dài nhất của nó (đường kính lớn nhất), hoặc đo dưới kính hiển vi, hoặc đo khi xét nghiệm đại thể (bằng mắt thường). Kích thước của khối u trong tuyến vú là một phần để xác định giai đoạn của ung thư, có ý nghĩa tiên lượng và điều trị.

Sinh thiết lõi chỉ lấy vào một phần của khối u nên trong kết quả giải phẫu bệnh cho sinh thiết lõi sẽ không cung cấp kích thước khối u. Sau khi được phẫu thuật (cắt vú bảo tồn hoặc cắt toàn bộ tuyến vú) thì kích thước khối u sẽ được đo chính xác hơn.

Giai đoạn u có ý nghĩa gì?

Giai đoạn ung thư là một phép đo về mức độ xâm lấn và di căn của nó. Hệ thống giai đoạn chuẩn cho ung thư vú được sử dụng là giai đoạn TNM:

T đại diện cho u chính (u nguyên phát)

N đại diện cho sự di căn đến các hạch lympho gần

M đại diện cho di căn (lan đến các bộ phận xa khác của cơ thể)

Nếu giai đoạn u dựa trên mẫu bệnh phẩm phẫu thuật và được bác sĩ giải phẫu bệnh đánh giá, thì chữ p (cho giải phẫu bệnh) được đặt ở trước các chữ T và N.

Phân loại T (T0, Tis, T1, T2, T3, hoặc T4) được dựa trên kích thước của khối u và khối u có xâm lấn tới da phủ tuyến vú hoặc xâm lấn tới thành ngực dưới tuyến vú hay không. Số T càng cao thì có nghĩa là khối u càng lớn và/hoặc u xâm lấn rộng ra các mô gần vú. (Tis là ung thư biểu mô tại chỗ). Vì vậy phải lấy toàn bộ khối u để đánh giá phân loại T, thông tin này là không được đề cập trên các mẫu sinh thiết lõi.

Phân loại N (N0, N1, N2 hoặc N3) cho biết ung thư đã di căn tới hạch lympho gần tuyến vú hay chưa và có bao nhiêu hạch đã bị ung thư di căn. Chữ số sau N càng cao thì cho biết càng có nhiều hạch lympho đã bị ung thư di căn. Nếu không có hạch lympho được lấy ra để kiểm tra, thì được phân loại là NX, chữ X được sử dụng có nghĩa là không có sẵn các thông tin để đánh giá.

Phân loại M (M0, M1) thường được dựa trên kết quả của xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh, và không phải là một phần trong báo cáo giải phẫu bệnh. Trong một kết quả giải phẫu bệnh, phân loại M thường được bỏ hoặc được phân loại là MX (một lần nữa chữ X nghĩa là không có sẵn thông tin để đánh giá).

Khi các phân loại T, N và M được xác định. Các thông tin này được kết hợp với nhau để đưa ra một giai đoạn tổng thể của ung thư. Các giai đoạn được thể hiện bằng các chữ số La Mã bắt đầu từ giai đoạn I (giai đoạn sớm nhất) tới giai đoạn IV (giai đoạn muộn nhất). Ung thư không xâm nhập (ung thư biểu mô tại chỗ) được gọi là giai đoạn 0.

Hạch lympho được đề cập trong kết quả giải phẫu bệnh của bạn là gì?

Nếu ung thư vú di căn, đầu tiên nó thường tới các hạch lympho gần vú nằm dưới cánh tay (được gọi là hạch nách). Nếu bạn có bất kỳ hạch nào lớn dưới cánh tay (được phát hiện khi khám lâm sàng hoặc với một phương pháp chẩn đoán hình ảnh như siêu âm hoặc chụp nhũ ảnh), chúng có thể được sinh thiết cùng thời điểm sinh thiết khối u vú của bạn. Bác sĩ sẽ sử dụng một cái kim để lấy mẫu tế bào từ hạch lympho. Các tế bào sẽ được kiểm tra để xem chúng có chứa tế bào ung thư hay không. Nếu có tế bào ung thư thì là loại ung thư biểu mô ống hay ung thư biểu mô tiểu thùy.

Trong khi phẫu thuật để điều trị ung thư vú, các hạch lympho dưới cánh tay nếu có cũng được lấy ra. Các hạch lympho này sẽ được xét nghiệm dưới kính hiển vi để xem chúng có chứa các tế bào ung thư hay không. Kết quả phải được báo cáo có bao nhiêu hạch lympho được lấy ra và có bao nhiêu hạch trong số chúng có tế bào ung thư (ví dụ, 2/15 hạch lympho có ung thư di căn).

Hạch gác là gì?

Hạch gác là hạch đầu tiên gần vú mà có khả năng chứa tế bào ung thư nhất khi chúng di căn. Bác sĩ phẫu thuật sẽ tìm và lấy hạch gác khi phẫu thuật cắt khối u vú. Việc kiểm tra hạch gác là cách kiểm tra sự di căn của ung thư tới các hạch dưới cánh tay mà không phải lấy quá nhiều chúng.

Nếu không có tế bào ung thư trong hạch gác, thì có rất ít khả năng ung thư đã di căn sang các hạch lympho khác, vì vậy không cần phải lấy thêm hạch lympho nữa.

Các tế bào u đơn độc trong một hạch lympho là gì?

Điều này có nghĩa là chỉ có rải rác các tế bào ung thư trong hạch lympho được tìm thấy bằng xét nghiệm vi thể thường quy hoặc bằng các xét nghiệm đặc biệt khác. Có các tế bào u đơn độc không làm ảnh hưởng tới giai đoạn u hoặc thay đổi kế hoạch điều trị của bạn.

Kết quả pN0(i+) có nghĩa là gì?

Điều này có nghĩa là các tế bào u đơn độc được tìm thấy trong hạch lympho bằng các phương pháp nhuộm đặc biệt.

Các xét nghiệm đặc biệt như Cytokeratin, CK5/6, p63, SMA là gì?

Đây là các xét nghiệm đặc biệt mà bác sĩ giải phẫu bệnh sử dụng giúp chẩn đoán ung thư vú xâm nhập hoặc xác định ung thư di căn trong các hạch lympho. Không phải tất cả các trường hợp đều cần làm các xét nghiệm này. Kết quả giải phẫu bệnh của bạn có đề cập đến các xét nghiệm này hay không đều không ảnh hưởng đến độ chính xác trong chẩn đoán.

Vôi hóa hay vi vôi hóa là gì?

Vi vôi hóa hay vôi hóa là sự lắng đọng các khoáng chất có thể có trong cả các tổn thương tuyến vú không phải ung thư và các tổn thương ung thư. Chúng có thể thấy trên cả phim chụp nhũ ảnh hoặc dưới kính hiển vi. Vì một số vôi hóa được thấy trong các vùng chứa ung thư, nên sự hiện diện của chúng trên phim chụp nhũ ảnh là dấu hiệu chỉ điểm để sinh thiết vào vùng này.

Sau đó, bác sĩ giải phẫu bệnh quan sát mẫu mô được lấy ra và chắc chắn rằng mẫu đó có chứa vôi hóa. Nếu có vôi hóa, bác sĩ hiểu rằng mẫu sinh thiết đã lấy đúng vào vùng tổn thương (chính là các vùng bất thường có chứa vôi hóa trên nhũ ảnh).

Vi vôi hóa và vôi hóa chỉ quan trọng vì đôi khi chúng được thấy trong các vùng có chứa ung thư. Khi chúng được tìm thấy đơn độc (không có các biến đổi đáng lo ngại trong các ống hoặc tiểu thùy), thì chúng không quan trọng.

Ngoài ung thư, trong kết quả giải phẫu bệnh nếu có thêm các tổn thương quá sản ống không điển hình, quá sản tiểu thùy không điển hình, ung thư biểu mô ống tại chỗ, ung thư biểu mô nội ống, ung thư biểu mô tiểu thùy tại chỗ, thì chúng có nghĩa là gì?

Đây là các thuật ngữ để chỉ các biến đổi không điển hình hoặc tiền ung thư có thể thấy trên sinh thiết nhưng nó không nghiêm trọng như là ung thư xâm nhập. Nếu thấy chúng cùng với ung thư xâm nhập thì chúng thường không quan trọng.

Tuy nhiên, chúng có thể cần phải được phẫu thuật lấy bỏ hoàn toàn như là một phần của quá trình điều trị. Nếu chúng được thấy trên các sinh thiết mở hoặc chúng ở gần diện cắt phẫu thuật thì có thể phải phẫu thuật tiếp để lấy bỏ nhiều mô hơn.

Thụ thể estrogen (ER) hoặc thụ thể progesterone (PR) có nghĩa là gì?

Thụ thể là các protein có trên các tế bào có thể gắn với một số chất lưu thông trong máu, ví dụ như các hormone. Tế bào tuyến vú bình thường và một số tế bào ung thư vú có các thụ thể gắn với các hormone estrogen và progesterone. Hai hormone này thường thúc đẩy sự phát triển của các tế bào ung thư vú.

Một bước quan trọng trong việc đánh giá ung thư vú là xét nghiệm một phần ung thư được lấy ra trong quá trình sinh thiết (hoặc phẫu thuật) để xem chúng có các thụ thể estrogen và progesteron hay không. Các tế bào ung thư có thể chứa một trong hai thụ thể hoặc chứa cả hai hoặc không chứa thụ thể nào.

Các ung thư vú có chứa các thụ thể estrogen thường được gọi là ung thư ER-dương tính (hoặc ER+), trong khi các ung thư chứa các thụ thể progesterone được gọi là ung thư PR-dương tính (hoặc PR+). Phụ nữ bị ung thư dương tính với thụ thể nội tiết thì có xu hướng tiên lượng tốt hơn và có nhiều khả năng đáp ứng với liệu pháp điều trị hormon hơn với các phụ nữ bị ung thư vú mà không có các thụ thể này.

Tất cả các ung thư vú và tiền ung thư vú nên được xét nghiệm với các thụ thể hormon này, ngoại trừ ung thư biểu mô tiểu thùy tại chỗ.

Kết quả ER và PR được báo cáo riêng và được báo cáo như sau:

Âm tính, dương tính yếu, dương tính

Tỷ lệ phần trăm dương tính

Tỷ lệ phần trăm dương tính cho dù là mức độ dương tính yếu, vừa hoặc mạnh.

HER2/neu hoặc HER2 là gì?

Một số ung thư vú có quá nhiều protein thúc đẩy phát triển được gọi là HER2/neu (thường được gọi tắt là HER2). Gen HER2/neu điều khiển các tế bào để tạo ra protein này. Các u với mức độ HER2/neu tăng được gọi là HER2-dương tính.

Các tế bào trong ung thư vú HER2-dương tính có quá nhiều các bản sao của gen HER2/neu, kết quả dẫn đến số lượng protein HER2 tăng hơn mức bình thường. Các ung thư này có xu hướng phát triển và di căn nhanh hơn các ung thư vú khác.

Tất cả các chẩn đoán ung thư vú mới nên được làm xét nghiệm với HER2, bởi vì những phụ nữ bị ung thư vú có HER2-dương tính thì có nhiều khả năng có lợi cho điều trị với các thuốc nhắm trúng đích protein HER2, ví dụ như thuốc trastuzumab (Herceptin), lapatinib (Tykerb), pertuzumab (Perjeta) và T-DM1 (Kadcyla).

Mẫu sinh thiết hoặc phẫu thuật thường được xét nghiệm theo một trong hai cách:

Hóa mô miễn dịch: Trong xét nghiệm này, các kháng thể đặc biệt sẽ gắn vào các protein HER2 hiện diện trong mẫu bệnh phẩm, làm cho các tế bào thay đổi màu sắc nếu chúng có nhiều bản sao. Biến đổi màu sắc này có thể được quan sát dưới kính hiển vi. Kết quả được báo cáo là 0, 1+, 2+ hoặc 3+.

Lai huỳnh quang tại chỗ (FISH): Xét nghiệm này sử dụng các đoạn DNA huỳnh quang gắn vào các bản sao của gen HER2/neu trong các tế bào, sau đó có thể được đếm dưới kính hiển vi đặc biệt.

Nhiều chuyên gia ung thư vú nghĩ rằng FISH chính xác hơn hóa mô miễn dịch. Tuy nhiên, xét nghiệm này có giá thành đắt hơn và thời gian làm xét nghiệm lâu hơn. Thường hóa mô miễn dịch là xét nghiệm được sử dụng đầu tiên:

Nếu kết quả là 0 hoặc 1+, thì ung thư được xem là HER2-âm tính. Những phụ nữ có khối u HER2-âm tính thì không có chỉ định điều trị với các thuốc nhắm trúng đích HER2 (như trastuzumab).

Nếu kết quả là 3+, là ung thư HER2-dương tính, vì vậy người bệnh có thể có lợi từ phương pháp điều trị bằng các thuốc nhắm trúng đích HER2.

Nếu kết quả là 2+, thì tình trạng HER2 của khối u là không rõ ràng. Điều này có nghĩa là cần làm thêm xét nghiệm FISH để làm rõ thêm kết quả HER2.

Một loại xét nghiệm mới, được gọi là lai tại chỗ nhiễm sắc thể (chromogenic in situ hybridization-CISH), xét nghiệm được thực hiện tương tự giống FISH, bằng cách sử dụng các mồi DNA nhỏ để đếm số lượng các gen HER2/neu trong các tế bào ung thư vú và không cần dùng kính hiển vi đặc biệt, xét nghiệm này có thể rẻ hơn FISH. Hiện nay, xét nghiệm này không được sử dụng nhiều bằng hóa mô miễn dịch và FISH.

Diện cắt phẫu thuật hoặc màu mực được đề cập trong kết quả là gì?

Khi toàn bộ khối u được lấy ra, các cạnh ngoài (hoặc là các diện cắt phẫu thuật) của mẫu bệnh phẩm được nhuộm với mực, mỗi một diện cắt khác nhau được nhuộm bằng một màu mực khác nhau. Bác sĩ giải phẫu bệnh phân tích các tiêu bản của khối u dưới kính hiển vi để đánh giá xem khoảng cách từ các tế bào u tới mực đánh dấu (các mép hoặc các diện cắt của mẫu bệnh phẩm).

Nếu các tế bào ung thư chạm vào màu mực (còn gọi là diện cắt dương tính), điều đó có nghĩa là tế bào ung thư chưa được cắt bỏ hết và phẫu thuật thêm hoặc các điều trị khác có thể cần thiết.

Đôi khi, tất cả ung thư xâm nhập đã được cắt bỏ, nhưng có thể còn các tổn thương tiền ung thư hoặc các tổn thương nghiêm trọng khác trên hoặc gần diện cắt, ví dụ như ung thư biểu mô ống tại chỗ hoặc ung thư biểu mô tiểu thùy tại chỗ.

Nếu kết quả giải phẫu bệnh của bạn cho thấy diện cắt phẫu thuật dương tính, thì bác sĩ điều trị sẽ nói chuyện với bạn xem điều trị như thế nào tiếp theo là tốt nhất.

Bài viết tham khảo nguồn: Hiệp hội ung thư Hoa Kỳ

Hình Thái Giải Phẫu Học Thực Vật

1HÌNH THÁI – GIẢI PHẪU HỌC THỰC VẬTCHƯƠNG 3. CƠ QUAN SINH DƯỠNG Tiết 9 – 10: 2.1. RỄMỤC TIÊU CƠ QUAN SINH DƯỠNG– Nêu được định nghĩa rễ– Phân tích được hình thái cấu tạo giải phẫu rễ – Nêu được các kiểu cấu tạo chuyển tiếp từ rễ lên thân– Nêu được các dạng biến dạng của rễ– Rèn luyện thao tác tư duy qua phân tích, so sánh cấu tạo, hình thái giữa cây 2 lá mầm và cây một lá mầm– Vận dụng vào giảng dạy phần SH 6MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHÍNH CƠ QUAN SINH DƯỠNG1. Tóm tắt các kiến thức về hình thái và cấu tạo rễ trong một sơ đồ.2. Chứng minh rễ là cơ quan có cấu tạo thích nghi cao với chức năng hấp thụ nước và ion khoáng, neo giữ cây vào đất và dự trữ chất hữu cơ.3. So sánh cấu tạo sơ cấp và cấu tạo thứ cấp của rễ.4. So sánh cấu tạo của rễ cây một lá mầm và rễ cây hai lá mầm.2. Cơ quan sinh dưỡng2.1. Rễ2.1.1. Định nghĩa Rễ là một bộ phận cơ quan sinh dưỡng của cây, thường mọc dưới đất. Chức năng chủ yếu của rễ là hút nước, các ion khoáng. Rễ néo chặt cây vào đất. Một số rễ còn làm chức năng dự trữ chất dinh dưỡng cho cây. Rễ có thể mang chồi nhưng không bao giờ mang lá.CƠ QUAN SINH DƯỠNG2.1. Rễ2.1.1. Định nghĩa2.1.2. Hình thái rễ Cấu tạo của rễ rất đa dạng, phù hợp với các chức năng sinh lý, thích nghi với các môi trường sống khác nhau nơi cây sinh trưởng và phát triển.CƠ QUAN SINH DƯỠNG2.1. Rễ2.1.1. Định nghĩa2.1.2. Hình thái rễ Rễ thường có hình trụ, đầu hơi nhọn, phân nhánh mang nhiều rễ con, lông hút, làm tăng diện tích tiếp xúc với môi trường.CƠ QUAN SINH DƯỠNG2.1. Rễ2.1.1. Định nghĩa2.1.2. Hình thái rễ Trong cấu tạo của một rễ gồm nhiều miền khác nhau.2.1. Rễ2.1.1. Định nghĩa2.1.2. Hình thái rễ2.1.2.1. Các kiểu rễ Có hai kiểu rễ chính: Rễ cọc và rễ chùm. Rễ cọc đặc trưng cho các cây thuộc lớp hai lá mầm, gồm rễ chính và các rễ bên. Rễ chính phát triển từ rễ mầm trong phôi, đâm thẳng xuống đất. Rễ chính còn gọi là rễ cấp 1, phân nhánh thành những rễ bên gọi là rễ cấp 2, từ rễ cấp 2 lại phân thành rễ cấp 3. Sự hình thành các rễ bên theo thứ tự hướng ngọn nghĩa là rễ non nhất phát sinh ở gần đỉnh ngọn, đẩy các rễ già về phía gốc rễ. Tất cả những rễ trên tạo thành hệ rễ trụ. CƠ QUAN SINH DƯỠNG2.1. Rễ2.1.1. Định nghĩa2.1.2. Hình thái rễ2.1.2.1. Các kiểu rễ2.1.2.1.1. Rễ cọc (rễ trụ)CƠ QUAN SINH DƯỠNG2.1. Rễ2.1.1. Định nghĩa2.1.2. Hình thái rễ2.1.2.1. Các kiểu rễ2.1.2.1.1. Rễ cọc (rễ trụ)Một số cây có rễ cọcCƠ QUAN SINH DƯỠNG2.1. Rễ2.1.1. Định nghĩa2.1.2. Hình thái rễ2.1.2.1. Các kiểu rễ2.1.2.1.1. Rễ cọc (rễ trụ) Những cây gỗ sống lâu năm, có rễ chính rất lớn với nhiều rễ bên (rễ cấp 2,3,4…) đâm sâu và lan rộng xuống đất. Chúng có khả năng sinh trưởng thứ cấp, đảm nhận chức năng dẫn truyền, dự trữ và chống đỡ cho cây.CƠ QUAN SINH DƯỠNG2.1. Rễ2.1.1. Định nghĩa2.1.2. Hình thái rễ2.1.2.1. Các kiểu rễ2.1.2.1.1. Rễ cọc (rễ trụ)2.1.2.1.2. Rễ chùm Rễ chùm đặc trưng cho các cây trong lớp một lá mầm.CƠ QUAN SINH DƯỠNG2.1. Rễ2.1.1. Định nghĩa2.1.2. Hình thái rễ2.1.2.1. Các kiểu rễ2.1.2.1.1. Rễ cọc (rễ trụ)2.1.2.1.2. Rễ chùm Rễ chùm không có rễ chính, gồm nhiều rễ con có hình dạng, kích thước tương đối đồng đều, không có khả năng sinh trưởng thứ cấp, cùng phát sinh từ gốc thân sau khi rễ mầm chết sớm. Tất cả tạo thành hệ rễ chùm. Những cây có rễ chùm tuy không có một rễ chính đâm sâu xuống đất nhưng lại có rất nhiều rễ con mọc lan trên tầng trên của đất, giúp cây vừa bám chặt vào đất, vừa hấp thụ được các chất dinh dưỡng.CƠ QUAN SINH DƯỠNG2.1. Rễ2.1.1. Định nghĩa2.1.2. Hình thái rễ2.1.2.1. Các kiểu rễ2.1.2.1.1. Rễ cọc (rễ trụ)2.1.2.1.2. Rễ chùmMỘT SỐ CÂY CÓ RỄ CHÙMCƠ QUAN SINH DƯỠNG2.1. Rễ2.1.1. Định nghĩa2.1.2. Hình thái rễ2.1.2.1. Các kiểu rễ2.1.2.2. Các miền của rễ Rễ cây gồm có 4 miền, mỗi miền đảm nhận các chức năng sinh lý khác nhau.CƠ QUAN SINH DƯỠNGCƠ QUAN SINH DƯỠNG2.1. Rễ2.1.1. Định nghĩa2.1.2. Hình thái rễ2.1.2.1. Các kiểu rễ2.1.2.2. Các miền của rễ2.1.2.2.1. Miền chóp rễ Miền chóp rễ có màu sẫm hơn các miền khác, gồm các tế bào có vách ngoài hóa nhầy che chở cho mô phân sinh tận cùng của rễ khỏi bị hư hại và xây xát khi rễ cây đâm vào đất. Thực vật thủy sinh (bèo tấm, bèo tây) có bao đầu rễ thay cho chóp rễ chính thức.CƠ QUAN SINH DƯỠNG2.1. Rễ2.1.1. Định nghĩa2.1.2. Hình thái rễ2.1.2.1. Các kiểu rễ2.1.2.2. Các miền của rễ2.1.2.2.2. Miền sinh trưởng Nằm ngay trên chóp rễ, là nhóm tế bào mô phân sinh, phân chia liên tục làm cho rễ dài ra. Khi miền sinh trưởng bị gãy thì rễ không dài ra nữa, tại đó mọc ra nhiều rễ con. Có thể làm thí nghiệm dùng mực đánh dấu rễ mầm để xác định vị trí miền sinh trưởng. Sau một thời gian ngắn, nơi nào khoảng cách giữa hai vạch mực xa nhau thì đó là miền sinh trưởng.CƠ QUAN SINH DƯỠNG2.1. Rễ2.1.1. Định nghĩa2.1.2. Hình thái rễ2.1.2.1. Các kiểu rễ2.1.2.2. Các miền của rễ2.1.2.2.3. Miền hút (miền hấp thụ, miền lông hút) Miền hút là miền quan trọng nhất của rễ, có chức năng hút nước và các ion khoáng, miền hút có độ dài không đổi đối với mỗi loài. Miền hút mang nhiều lông hút, sống và hoạt động trong một thời gian nhất định, sau đó già, chết rồi rụng đi. Miền hút ngày càng chuyển dần về phía chóp rễ làm cho các lông hút mới xuất hiện được tiếp xúc với vùng đất mới.CƠ QUAN SINH DƯỠNG2.1. Rễ2.1.1. Định nghĩa2.1.2. Hình thái rễ2.1.2.1. Các kiểu rễ2.1.2.2. Các miền của rễ2.1.2.2.4. Miền trưởng thành (miền bần, miền phân nhánh) Miền trưởng thành có lớp tế bào biểu bì bao ngoài hóa bần, trong trụ có các mạch dẫn làm chức năng dẫn truyền.CƠ QUAN SINH DƯỠNG2.1. Rễ2.1.1. Định nghĩa2.1.2. Hình thái rễ2.1.3. Biến dạng của rễ Trong thực tế, rễ không chỉ thực hiện chức năng hút nước và các ion khoáng, ở một số cây rễ còn có các chức năng khác làm cho hình dạng, cấu tạo của rễ thay đổi, biến dạng đi. Có 7 loại rễ biến dạng: – Rễ củ – Rễ móc (rễ bám) – Rễ thở – Rễ giác mút – Rễ chống – Rễ cột – Rễ khí sinhCƠ QUAN SINH DƯỠNG2.1. Rễ2.1.4. Cấu tạo giải phẫu của rễ Muốn quan sát cấu tạo giải phẫu của rễ, người ta làm tiêu bản hiển vi lát cắt ngang và lát cắt dọc qua các miền của rễ, nhuộm kép rồi quan sát trên kính hiển vi.CƠ QUAN SINH DƯỠNG2.1. Rễ2.1.4. Cấu tạo giải phẫu của rễ2.1.4.1. Chóp rễ Chóp rễ là phần tận cùng của rễ. Phù hợp với chức năng bảo vệ mô phân sinh ngọn, các tế bào ở phía ngòai thường có vách hóa nhầy, hóa bần có tác dụng giảm bớt ma sát khi rễ đâm vào đất.CƠ QUAN SINH DƯỠNG2.1. Rễ2.1.4. Cấu tạo giải phẫu của rễ2.1.4.1. Chóp rễ Mô phân sinh ngọn của rễ có khả năng phân chia theo cả hai phía: phía trục và phía đối diện. Về phía trục chúng tạo thành các mô phân sinh sơ cấp, về phía đối diện tạo thành chóp rễ.CƠ QUAN SINH DƯỠNG2.1. Rễ2.1.4. Cấu tạo giải phẫu của rễ2.1.4.1. Chóp rễ2.1.4.2. Miền sinh trưởng Tiếp nối miền chóp rễ là miền sinh trưởng. Mô phân sinh ngọn rễ nằm trong miền sinh trưởng, phân hóa cho ra ba loại mô phân sinh sơ cấp của rễ: – Ngoài cùng là tầng sinh bì (mô nguyên bì): cho ra biểu bì của rễ. – Giữa là tầng sinh vỏ (mô phân sinh cơ bản): sinh ra các tế bào của vỏ sơ cấp và vỏ trong. – Trong cùng là tầng sinh trụ (mô trước phát sinh): cho ra trụ giữa chứa mô dẫn, tầng phát sinh và vỏ trụ. Mô phân sinh ngọn rễChóp rễBiểu bì Vỏ vàvỏ trong Trụ giữa chứa mô dẫn Tầng sinh trụ Vỏ trụTầng sinh bì Tầng sinh vỏ Mô trước phát sinhCƠ QUAN SINH DƯỠNG2.1. Rễ2.1.4. Cấu tạo giải phẫu của rễ2.1.4.3. Cấu tạo sơ cấp của rễ (miền hút, miền hấp thụ)2.1.4.3.1. Biểu bì Biểu bì của rễ thường gồm một lớp tế bào có vách mỏng, xếp sát nhau. Tế bào thường không có tầng cuticun phủ bên ngoài. Trên biểu bì có các lông hút.CƠ QUAN SINH DƯỠNG2.1. Rễ2.1.4. Cấu tạo giải phẫu của rễ2.1.4.3. Cấu tạo sơ cấp của rễ (miền hút, miền hấp thụ)2.1.4.3.1. Biểu bì Lông hút là tế bào biểu bì trên miền hút của rễ kéo dài ra, được hình thành như sau:CƠ QUAN SINH DƯỠNG2.1. Rễ2.1.4. Cấu tạo giải phẫu của rễ2.1.4.3. Cấu tạo sơ cấp của rễ (miền hút, miền hấp thụ)2.1.4.3.1. Biểu bì2.1.4.3.2. Vỏ sơ cấp (vỏ cấp 1) Vỏ sơ cấp của rễ do tầng sinh vỏ của mô phân sinh ngọn rễ sinh ra, gồm các tế bào có vách mỏng bằng cellulose, cấu tạo tương đối đồng đều.CƠ QUAN SINH DƯỠNG2.1. Rễ2.1.4. Cấu tạo giải phẫu của rễ2.1.4.3. Cấu tạo sơ cấp của rễ (miền hút, miền hấp thụ)2.1.4.3.1. Biểu bì2.1.4.3.2. Vỏ sơ cấp (vỏ cấp 1)Cấu tạo vỏ sơ cấp gồm: – Vỏ ngoài (ngoại bì) – Mô mềm vỏ – Vỏ trong (nội bì)2.1. Rễ2.1.4. Cấu tạo giải phẫu của rễ2.1.4.3. Cấu tạo sơ cấp của rễ (miền hút, miền hấp thụ)2.1.4.3.1. Biểu bì2.1.4.3.2. Vỏ sơ cấp (vỏ cấp 1) – Vỏ ngoài (ngoại bì): Gồm một lớp hay nhiều lớp tế bào nằm dưới biểu bì. Vỏ ngoài có chức năng như là một mô che chở nên vách tế bào có thể hóa bần (subêrin) hoặc hóa gỗ ít nhiều.CƠ QUAN SINH DƯỠNG2.1. Rễ2.1.4. Cấu tạo giải phẫu của rễ2.1.4.3. Cấu tạo sơ cấp của rễ (miền hút, miền hấp thụ)2.1.4.3.1. Biểu bì2.1.4.3.2. Vỏ sơ cấp (vỏ cấp 1) – Mô mềm vỏ: Gồm các tế bào có vách mỏng bằng cellulose sắp xếp đồng đều thành dãy xuyên tâm hay thành vòng. Tế bào thường chứa chất dự trữ, không chứa diệp lục, chỉ ở rễ khí sinh như phong lan tế bào mới có diệp lục.CƠ QUAN SINH DƯỠNG2.1. Rễ2.1.4. Cấu tạo giải phẫu của rễ2.1.4.3. Cấu tạo sơ cấp của rễ (miền hút, miền hấp thụ)2.1.4.3.1. Biểu bì2.1.4.3.2. Vỏ sơ cấp (vỏ cấp 1) Ở các cây thủy sinh, mô mềm vỏ ở phía ngoài có các khoảng gian bào lớn làm chức năng trao đổi khí. CƠ QUAN SINH DƯỠNG2.1. Rễ2.1.4. Cấu tạo giải phẫu của rễ2.1.4.3. Cấu tạo sơ cấp của rễ (miền hút, miền hấp thụ)2.1.4.3.1. Biểu bì2.1.4.3.2. Vỏ sơ cấp (vỏ cấp 1) – Vỏ trong (nội bì): là lớp trong cùng của vỏ sơ cấp. Chức năng chính của vỏ trong là làm giảm bớt sự xâm nhập của nước vào trụ giữa. Chức năng này được thực hiện nhờ đai caspari.CƠ QUAN SINH DƯỠNG2.1. Rễ2.1.4. Cấu tạo giải phẫu của rễ2.1.4.3. Cấu tạo sơ cấp của rễ (miền hút, miền hấp thụ)2.1.4.3.1. Biểu bì2.1.4.3.2. Vỏ sơ cấp (vỏ cấp 1) Đối với cây hai lá mầm, đai caspari là một khung hóa bần tại các vách xuyên tâm của tế bào vỏ trong; còn đối với cây một lá mầm, khung hóa bần có hình chữ U do vách tế bào vỏ trong dày lên đáng kể ở cả ba phía.CƠ QUAN SINH DƯỠNG2.1. Rễ2.1.4. Cấu tạo giải phẫu của rễ2.1.4.3. Cấu tạo sơ cấp của rễ (miền hút, miền hấp thụ)2.1.4.3.1. Biểu bì2.1.4.3.2. Vỏ sơ cấp (vỏ cấp 1) Như vậy, nhờ có đai caspari mà nước và các ion khoáng do lông hút hút vào rễ, qua phần mô mềm, chỉ được dẫn vào theo một chiều nhất định. Đối với những cây một lá mầm, có đai caspari hình chữ U, xen giữa các tế bào có khung hóa bần là những tế bào hút với vách mỏng bằng cellulose. Chúng thức hiện chức năng dẫn các chất hút từ ngoài vào. CƠ QUAN SINH DƯỠNG2.1. Rễ2.1.4. Cấu tạo giải phẫu của rễ2.1.4.3. Cấu tạo sơ cấp của rễ (miền hút, miền hấp thụ)2.1.4.3.1. Biểu bì2.1.4.3.2. Vỏ sơ cấp (vỏ cấp 1)2.1.4.3.3. Trụ giữa (trung trụ) Trụ giữa (trung trụ) nằm ở trung tâm của rễ, gồm có: vỏ trụ và hệ thống dẫn (gỗ và libe). – Vỏ trụ: Nằm phía ngoài cùng của trụ giữa, ngay sát vỏ trong, gồm các tế bào có vách mỏng xếp luân phiên với các tế bào vỏ trong. – Hệ thống dẫn: gồm các bó gỗ và bó libe riêng biệt, xếp xen kẽ nhau, nằm dưới vỏ trụ xếp thành vòng quanh trụ giữa. CƠ QUAN SINH DƯỠNG2.1. Rễ2.1.4. Cấu tạo giải phẫu của rễ2.1.4.3. Cấu tạo sơ cấp của rễ (miền hút, miền hấp thụ)2.1.4.4. Cấu tạo thứ cấp của rễ CƠ QUAN SINH DƯỠNG Cấu tạo thứ cấp của rễ chỉ có ở các cây hạt trần và các cây hai lá mầm sống lâu năm. Khi trên thân những lá đầu tiên xuất hiện thì ở rễ xuất hiện cấu tạo thứ cấp. 2.1. Rễ2.1.4. Cấu tạo giải phẫu của rễ2.1.4.3. Cấu tạo sơ cấp của rễ (miền hút, miền hấp thụ)2.1.4.4. Cấu tạo thứ cấp của rễ CƠ QUAN SINH DƯỠNG Cấu tạo thứ cấp của rễ do sự hoạt động của hai tầng phát sinh: Tầng sinh vỏ và tầng sinh trụ. – Tầng sinh vỏ sinh ra phía ngoài một lớp bần và phía trong một lớp tế bào vỏ lục. Sự hoạt động của lớp bần làm cho nội bì và vỏ sơ cấp bị chết đi, bong ra. Lớp chu bì được hình thành và thay thế vào vị trí đó. Tầng sinh vỏ chỉ hoạt động một thời gian rồi ngừng, sau đó xuất hiện một tầng sinh vỏ khác và cứ thế lặp lại. Tập hợp tất cả các mô nằm bên ngoài tầng sinh vỏ mới xuất hiện tạo thành thụ bì.2.1. Rễ2.1.4. Cấu tạo giải phẫu của rễ2.1.4.3. Cấu tạo sơ cấp của rễ (miền hút, miền hấp thụ)2.1.4.4. Cấu tạo thứ cấp của rễ CƠ QUAN SINH DƯỠNG – Tầng sinh trụ (mô phân sinh bên, mô phân sinh thứ cấp). Một số tế bào có vách mỏng bằng cellulose, nằm giữa bó libe và gỗ sơ cấp bắt đầu phân chia tạo nên một dải tế bào có khả năng phân sinh. Các tế bào này dài ra, phân chia theo hướng tiếp tuyến về hai phía của libe sơ cấp, rồi nối với tế bào phân sinh của vỏ trụ tạo thành một vòng phát sinh liên tục. Lúc đầu tầng sinh trụ có dạng lượn sóng, sau đó tròn dần lại.2.1. Rễ2.1.4. Cấu tạo giải phẫu của rễ2.1.4.3. Cấu tạo sơ cấp của rễ (miền hút, miền hấp thụ)2.1.4.4. Cấu tạo thứ cấp của rễ CƠ QUAN SINH DƯỠNG Tầng sinh trụ hoạt động hình thành nên libe thứ cấp ở phía ngoài và gỗ thứ cấp ở phía trong. Nó còn sinh ra các tia ruột thứ cấp gồm các tế bào có vách mỏng bằng cellulose làm chức năng trao đổi chất và trao đổi khí giữa mô mềm ruột với các tổ chức bên ngoài.2.1. Rễ2.1.4. Cấu tạo giải phẫu của rễ2.1.4.3. Cấu tạo sơ cấp của rễ (miền hút, miền hấp thụ)2.1.4.4. Cấu tạo thứ cấp của rễ CƠ QUAN SINH DƯỠNG Quan sát từ ngoài vào trong vi phẫu cắt ngang miền trưởng thành, cấu tạo thứ cấp của rễ gồm: – Vỏ thứ cấp là toàn bộ phần tách ra khỏi gỗ, có giới hạn trong cùng là tầng sinh trụ. Thành phần chủ yếu của vỏ thứ cấp là libe thứ cấp. Các tế bào mô mềm libe có kích thước lớn, tích lũy tinh bột, tinh thể. Ngoài ra, trong libe thứ cấp còn có các sợi. Do sự hoạt động của tầng sinh vỏ mà bên ngoài rễ xuất hiện lớp chu bì hay thụ bì, còn bên trong là lớp vỏ lục.2.1. Rễ2.1.4. Cấu tạo giải phẫu của rễ2.1.4.3. Cấu tạo sơ cấp của rễ (miền hút, miền hấp thụ)2.1.4.4. Cấu tạo thứ cấp của rễ CƠ QUAN SINH DƯỠNG – Gỗ thứ cấp: gồm các yếu tố mạch, quản bào (yếu tố dẫn), sợi gỗ và mô mềm gỗ. Các mô mềm gỗ chứa nhiều chất dự trữ, phát triển nhiều hơn các mạch dẫn. Trong rễ thứ cấp chủ yếu là gỗ thứ cấp, nó thực hiện chức năng dẫn truyền, chống đỡ và dự trữ các chất dinh dưỡng.2.1. Rễ2.1.4. Cấu tạo giải phẫu của rễ2.1.4.3. Cấu tạo sơ cấp của rễ (miền hút, miền hấp thụ)2.1.4.4. Cấu tạo thứ cấp của rễ2.1.4.5. Rễ bên (rễ con) CƠ QUAN SINH DƯỠNG Rễ bên được sinh ra từ vỏ trụ trong miền trưởng thành: Một số tế bào vỏ trụ (nơi sinh ra rễ bên) phân chia nhiều lần, tạo thành một mầm rễ bên. Mầm này tiếp tục phân chia tạo ra các tế bào khởi sinh rễ bên. Mầm rễ bên phát triển, đẩy một số tế bào nội bì ra ngoài. Các tế bào này tạo thành một cái mũ, bảo vệ đầu rễ bên cho đến khi xuyên qua vỏ ra ngoài. Khi đó mũ bong đi, rễ bên hình thành chóp rễ và lông hút. Các tế bào vỏ trụ phân hóa thành các yếu tố dẫn, nối trực tiếp với các yếu tố dẫn của rễ chính. Rễ phụ cũng có nguồn gốc như rễ bên.

Cấu Trúc Giải Phẫu Xương Bình Thường

1. Mô xương

Là mô liên kết gồm có các tế bào xương (cốt bào), chất gian bào vôi hóa, những sợi keo và một số chất vô định hình giàu Mucopolysaccharis. Mô xương là một mô sống luôn luôn thay đổi dưới sự ảnh hưởng của các tế bào tạo xương  (osteoblast) và các tế bào hủy xương (osteoclast).

Cấu trúc giải phẫu xương bình thường 2. Cấu trúc xương

Ta có mô xương xốp, mô xương đặc phân bố khác nhau tùy theo xương dài xương ngắn xương dẹp:

2.1. Xương dài

Gồm có 3 phần: 2 đầu xương phình to ra gọi là hành xương (metaphyses) chủ yếu là mô xương xốp.Thân xương (diaphyse) có hình ống dài, gồm mô xương đặc và ống tủy. Sụn liên hợp thấy ở tuổi thanh thiếu niên,  cốt hóa hoàn toàn ở người trưởng thành.

Cấu trúc vi thể của sụn liên hợp 2.2. Xương ngắn và xương dẹp

Xương ngắn và xương dẹp tạo bởi xương xôp có vỏ xương đặc bao bọc bên ngoài.

2.3. Màng xương

Màng xương là màng liên kết bao quanh xương, thường không thấy được trên phim X quang, có thể thấy được trên Siêu âm và Cộng hưởng từ.

2.4. Hình ảnh X quang

Màng xương và sụn khớp không cản quang. Thân xương có hình ống thường chạy dọc theo trục của chi, mô xương đặc rất dày, rất cản quang. Đầu xương và điểm cốt hóa (epiphyse) được cấu tạo bởi mô xốp có độ cản quang thấp hơn mô xương đặc giới hạn ngoài là vỏ mỏng, chính vùng này ta có thể phân biệt các thớ xương được phân bố theo đường chịu lực (ligne de force) để đảm nhận chức năng cơ học tạo ra.

Hình ảnh X quang xương tóm lại được phân thành 2 nhóm cấu trúc có cản quang hay không cản quang, từ đó ta có thể giải thích dễ dàng các dấu hiệu cơ bản.

Hình ảnh X quang xương, khớp: xương cản quang; màng xường; sụn liên hợp; sụn khớp không cản quang