Thuật Ngữ Game Moba / Top 7 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | 2atlantic.edu.vn

Game Moba Là Gì? Các Thuật Ngữ Hay Sử Dụng Trong Game Moba

Game MOBA là một trong những thể loại phổ biến và được yêu thích hàng đầu cả ở Việt Nam và trên toàn thế giới hiện nay.

GAME MOBA là gì?

MOBA là cụm từ viết tắt của Multiplayer Online Battle Arena. Đây là thể loại game chiến trường trực tuyến với sự tham gia của nhiều người chơi, với mục đích là tiêu diệt và phá hủy kiến trúc của đối phương. Game MOBA không chỉ đề cao kỹ năng cá nhân, mà chiến thuật cùng sự khôn ngoan, phối hợp ăn ý giữa các thành viên trong đội cũng là mấu chốt để cả team cùng đi đến chiến thắng. Chính điều này đã tạo nên sức hút không thể chối từ cho thể loại này.

Các game MOBA nổi tiếng hiện nay có thể kể đến Liên Minh Huyền Thoại, DOTA, Smite trên nền tảng PC hay Mobile Legends, Liên Quân Mobile cho di động.

Các thuật ngữ hay sử dụng trong game MOBA

ACE

Đây là cụm từ chỉ trạng thái quét sạch toàn bộ đội hình đối phương. Trong một số game như Liên Minh Huyền Thoại, mỗi khi bạn hạ gục hết team địch màn hình sẽ hiển thị ACE.

Cooldown

Chỉ thời gian hồi chiêu thức của các tướng

Combat

Combat là từ chỉ trận giao tranh với sự tham gia của nhiều thành viên 2 team với mục đích giành mục tiêu, giành tiền vàng,…và mang đến sự thay đổi cục diện lớn cho trận đấu. 

Feed

Đây là từ dùng để chỉ nói đến kỹ năng chơi còn non tay nên bị mất nhiều mạng vô nghĩa và tạo ra lợi thế lớn cho team địch.

Gank

Đảo đường, để hỗ trợ hoặc kêu gọi đồng đội cùng tấn công bất ngờ kẻ địch.

Jungle

Đây là từ sử dụng cho các vị tướng đi rừng với mục đích chính là kiếm tiền và thăng cấp càng nhanh càng tốt trong giai đoạn đầu game. Các tướng đi rừng sẽ có sức mạnh rất lớn vào nửa sau ván đấu khi đã có đủ đồ và level cần thiết.

Meta

Meta là viết tắt của Most Efficient Tactics Available để chỉ những lối đánh, chiến thuật trong phiên bản hiện tại của game. Việc điều chỉnh các tướng từ phía nhà sản xuất và thông hiểu meta ảnh hưởng rất lớn tới việc chọn tướng hay đi đường của người chơi trong game MOBA.

Outplay

Lật ngược tình thế từ thua thành thắng.

Support

Đây là những vị tướng có vai trò rất quan trọng trong team. Dù không thường xuyên ăn mạng hay sở hữu sát thương lớn nhưng nhiệm vụ của support là đi kèm bảo vệ, buff máu hoặc buff các hiệu ứng cường hóa cho đồng đội.

Tank

Tank (tanker) là những vị tướng nổi bất với lượng máu, giáp dày với nhiệm vụ chủ yếu là thu hút sát thương từ đối thủ để đồng đội dễ dàng hành động hơn.

Ulti

Đây là từ viết tắt của Ultimate chỉ kỹ năng cuối của các vị tướng trong game MOBA. Ulti thường là kỹ năng mạnh nhất và có khả năng xoay chuyển cục diện của mỗi pha giao tranh cũng như thế trận.

MUA VÀ NẠP THẺ GAME MOBA

Các Thuật Ngữ Thông Dụng Trong Game

Xin chào các Kiện Tướng,

Trong phần 1 và phần 2, chúng ta đã làm quen với những thuật ngữ hết sức cơ bản trong Liên Quân Mobile. Và sang tới phần 3 này, Hội Đồng Liên Quân sẽ tiếp tục giới thiệu cho các bạn những thuật ngữ khác cũng rất thông dụng.

Trong bản đồ Miền Đất Hứa có tổng cộng là 3 đường cơ bản chưa kể khu vực Rừng, và đường quan trọng nhất chính là Đường Giữa (viết tắt là mid). Khu vực này giống như trục xương sống của bản đồ và là con đường ngắn nhất dẫn đến nhà chính đối phương. Ở meta thời điểm hiện tại, Đường Giữa thường là nơi ngự trị của các vị tướng Pháp Sư.

Top – Đường Kinh Kong

Để thuận tiện cho việc trải nghiệm game thì trong Liên Quân Mobile tồn tại cơ chế đối xứng, nghĩa là bạn luôn ở đội phía dưới khi bước vào trận. Nhưng trên thực tế, các mục tiêu lớn là Rồng Hắc Ám và Kinh Kong sẽ liên tục xoay chiều ở hai bên cánh tùy thuộc vào đội mà bạn được xếp. Do vậy, Top sẽ được viết tắt cho đường có Kinh Kong, chứ không phải là đường nằm ở phía trên bản đồ. Và khu vực này thông thường sẽ được đảm nhiệm bởi các vị tướng Đỡ Đòn

Tương tự với định nghĩa Top, Bot cũng không phụ thuộc vào hướng trên bản đồ mà phụ thuộc vào mục tiêu lớn mà đường đó có, cụ thể ở đây là Rồng Hắc Ám. Với giá trị về mặt kinh tế bao gồm tiền và kinh nghiệm, Rồng Hắc Ám tỏ ra cực kỳ quan trọng trong giai đoạn đầu game. Do đó, Xạ Thủ và Trợ Thủ thông thường sẽ đảm nhiệm vai trò trấn giữ khu vực này.

Mid và Miss là hai khái niệm khác nhau nhưng thường bị nhầm lẫn do cách phát âm giống nhau. Miss có hai nghĩa chính, thứ nhất là biến mất. Thông thường tín hiệu này sẽ được ra hiệu bằng dấu “?” trên bản đồ hoặc câu Chat Lẹ “Kẻ địch biến mất”. Còn nghĩa thứ hai nghĩa là trượt, thường để nói về việc tung các kỹ năng định hướng không chính xác, ví dụ như Xích Ma Quái của Grakk, Vụ Nổ Vàng của Gildur…

53 Thuật Ngữ Trong Game Nhập Vai Bạn Cần Biết

Trong bài viết này mình sẽ tổng hợp tất cả các thuật ngữ trong game nhập vai trực tuyến nhiều người chơi ( hay gọi là MMORPG viết tắc của Massive Multi Online Role Playing Game )

#1. GM viết tắc của “game master”

Ý nghĩa : là các nhân vật trong game do NPH tạo ra để hỗ trợ người chơi.

#2. NPC viết tắc của “Non Player Character ”

Ý nghĩa : nhân vật được điều khiển bởi máy, hỗ trợ tương tác với người chơi.

#3. Sv viết tắc của “Server”

Ý nghĩa : Là máy chủ của nhà phát hành (NPH). Thông thường các game nhập vai sẽ có nhiều server để giảm tải số lượng người chơi quá nhiều gây giật lag.

Ý nghĩa : phiên bản game mà người chơi sử dụng.

#5. Dis viết tắc của “DisConnect ”

Ý nghĩa : Mất kết nối tới máy chủ.

Ý nghĩa : là hiện giựt ,thậm chí bị “treo”, không thể làm gì được. Thường gặp ở những game có đồ họa cao, đường truyền yếu, server yếu, nhiều người đăng nhập cùng 1 lúc.

Ý nghĩa : là sửa các lỗi phát sinh trong game.

#8. Char viết tắc của “Character”

Ý nghĩa : nhân vật chơi.

Ý nghĩa: tài khoản của người thể chơi.

Ý nghĩa: mật khẩu của người chơi.

Ý nghĩa: sự kiện trong game.

#12. Exp viết tắc của “experience”

Ý nghĩa : điểm kinh nghiệm, có thể là nhận được khi giết quái vật hay làm nhiệm vụ. Muốn lên cấp(level) thì cần có Epx .

#13. Lv hay lvl viết tắc của “level”

Ý nghĩa: Cấp nhân vật trong game

#15. mil viết tắc của” million”

Ý nghĩa : triệu.

#16. Mob viết tắc của “Monster”

Ý nghĩa : quái vật ( quái để đánh làm nhiệm vụ hoặc để train )

#17. G viết tắc của “Guild”

Ý nghĩa : bang hội – nơi bạn sẽ được hỗ trợ từ nhiều người chơi khác

#18. GW viết tắc của “Guild War”

Ý nghĩa: cuộc chiến giữa các bang hội với nhau.

Ý nghĩa: Liên minhcủa các Guild.

Ý nghĩa: Lập tổ đội để đi đánh quái, săn boss hoặc làm nhiệm vụ.

Ý nghĩa : chỗ trống , vị trí.

Ý nghĩa : Có thể là trận chiến1vs1 hoặc thích chơi riêng một mình không cần đội hay bang gì cả.

Ý nghĩa : kĩ năng, tuyệt chiêu cho từng môn phái.

Ý nghĩa : các món đồ như : quần áo, vũ khí, trang suất mà bạn trang bị cho nhân vật.

Ý nghĩa : là những dòng chỉ số của item. OP càng nhiều chứng tỏ item đó càng mạnh.

#27. Tank/Tanker

Ý nghĩa : Chỉ những phái máu trâu, chuyên đỡ đòn cho party khi chiến đấu. Vd: Thiếu Lâm, Cái Bang…

#28. Nuke/Nuker

Ý nghĩa : Chỉ phái có sát thương cao, tầm đánh xa, thường là pháp thuật, nhưng máu rất ít, dễ chết. Vd: Võ Đang, Tiêu Dao…

#29. Buff/Buffer

Ý nghĩa : Chỉ phái chuyên hỗ trợ cho party như buff máu, mana, hồi sinh, buff sức tấn công, sức thủ…Vd: Nga My

Ý nghĩa : Chỉ phái có kết hợp nhiều đặc tính với nhau nhưng không chuyên biệt. Vd: Phái Thiên Long

#31. Pm viết tắc của “Private Message”

Ý nghĩa: tin nhắn cá nhân.

#32. Noob = Newbie

Ý nghĩa : Thành viên mới.

#33. Pro viết tắc của “professional”

Ý nghĩa : Chỉ người chơi có đẳng cấp cao.

Ý nghĩa : Quái đại ca, có skill khủng, hạ gụt được có thể cho đồ ngoan

Ý nghĩa : bản đồ.

#37. Dam viết tắc của “Damage”

Ý nghĩa : sát thương gây lên mục tiêu.

# 38. Def viết tắc của “Denfende”

Ý nghĩa : phòng thủ.

Ý nghĩa : mục tiêu cần bắt.

Ý nghĩa : các chiêu thức đánh trúng mục tiêu liên tục.

#41. Crit viết tắc của “Critical”

Ý nghĩa : đòn đánh gây sát thương trí mạng.

Ý nghĩa : khả năng hồi phục, delay time là thời gian hồi lại máu hay mana.

Ý nghĩa : chiêu thức giúp tăng cường cho bản thân và đồng đội như sát thương, máu, tốc độ đánh, máu.

Ý nghĩa: Chiêu thức có thể giảm sức mạnh quân địch.

#45. AOE viết tắc của “Area Of Effect”

Ý nghĩa : Chiêu thức tấn công diện rộng.

Ý nghĩa : nhử quái, dụ quái.

#47. Rs viết tắc của “reset”

Ý nghĩa : trở về trạng thái ban đầu.

Ý nghĩa : (Xây dựng) cộng điểm, mặc đồ cho nhân vật theo một chiến thuật

#49. Pvp viết tắc của “player verus player”

Ý nghĩa : trận chiến 1 chọi 1

# 50. Hit and run

Ý nghĩa : ra đòn và bỏ chạy (đây được xem một chiến thuật trong game đối kháng).

#51. PvM viết tắc của “Player Versus Monster”

Ý nghĩa : đánh quái vật.

#52. Pk viết tắc của “player killing”

Ý nghĩa : đồ sát giữa những người chơi. Tìm hiểu thêm: Tại đây

#53. KS viết tắc của “Kill Stealing”

Ý nghĩa : Ai đó tranh cướp quái vật, hay bãi luyện của bạn. Thuật ngữ này thông dụng hơn trong game Moba.

101 Thuật Ngữ Game Và Ý Nghĩa “Thật Sự” – Kỳ 2

Thuật ngữ game – Trong kỳ trước, Vietgame.asia đã giới thiệu đến các bạn độc giả nửa đầu trong cuốn “bí kíp” về thuật ngữ game được cóp nhặt từ hàng trăm năm… à ừm, chính xác là kể từ khi ngành công nghiệp game bắt đầu nở rộ rồi “đẻ” ra cả nghìn thuật ngữ game để cho người “ngoại đạo” thấy rằng video game nó… phức tạp như đồng hồ Thụy Sĩ vậy.

Hy vọng các bạn sẽ có những giây phút thoải mái sau khi đọc qua loạt bài viết “vớ vẩn, vô tích sự và phí thời gian” này.

51. LEVEL

Cấp độ, thuật ngữ game này được áp dụng trong rất nhiều thứ, từ chỉ số của nhân vật hoặc vũ khí, cho đến việc mở khóa cái “camo” hình Hello Kitty cho khẩu súng M16A4 của bạn.

52. LUDOLOGY

Những nghiên cứu, luận thuyết về video game. Đơn giản chỉ là cách miêu tả hào nhoáng về việc “tám” trên trời dưới biển về game.

53. MICROTRANSACTIONS

Giao dịch mua vật phẩm ảo trong game bằng tiền thật. Tựa game nào mà được xác nhận rằng sẽ có Microtransaction trước khi ra mắt thì sẽ nhận được tràng gạch đá khổng lồ của cộng đồng, hoàn toàn trái ngược với định nghĩa “micro”.

54. MANA

Là thuật ngữ game chỉ năng lượng giới hạn số lần thực hiện phép thuật, là thứ duy nhất “nerf” các nhân vật pháp sư trong game.

55. MATCHMAKING

Hệ thống tự động dò tìm phòng chơi, lúc thì kết nối rất nhanh, lúc thì pha cà phê xong vẫn thấy mình trơ trọi ngoài phòng chờ. Liệu hệ thống này hoàn toàn tự động hay được điều khiển bởi một đàn rùa hoàn toàn là một ẩn số.

56. MIDDLEWARE

Những phần mềm làm nhiệm vụ “cầu nối” giữa hệ điều hành hoặc cơ sở dữ liệu và các ứng dụng, ví dụ như mấy cái giới thiệu Havok engine hay NVIDIA và AMD mỗi khi bạn bắt đầu game, khiến cho người dùng thỉnh thoảng… phát khùng vì game không cho bỏ qua mấy đoạn giới thiệu “ảo lòi” này.

57. MOB

Trong tiếng Anh tức là đám đông, vì một lý do nào đấy mà thuật ngữ game này có nghĩa là một (chỉ một) địch thủ trong video game.

58. MOBA

Multiplayer Online Battle Arena – Game chiến thuật đối kháng chơi mạng, thường hay phân ra hai luồng sóng, một bên luôn chế nhạo bên kia vì không thể “deny” được (“deny” cũng lại là một thuật ngữ game MOBA mà khi Google cũng không cho ra kết quả thỏa đáng).

59. MOUSELOOK

Dùng chuột để nhìn xung quanh mình và xả đạn trong lúc di chuyển. Nghe qua thì có vẻ thuật ngữ game này là điều mà trẻ con lên 3 cũng làm được, cho đến khi bạn xem phụ huynh làm thử.

60. MULTIPLE ENDINGS

Các kết cục khác nhau, là thứ mà đa số người chơi sẽ xem trên Youtube sau khi hoàn thành game.

Mob: Trong tiếng Anh tức là đám đông, vì một lý do nào đấy mà thuật ngữ game này có nghĩa là một (chỉ một) địch thủ trong video game

61. MMORPG

62. MYST

Tựa game phiêu lưu nhấn-trỏ chuột kinh điển ra mắt vào năm 1993, là cú “hit” bất ngờ (và cũng đầy mỉa mai) của ngành công nghiệp game.

63. NERF

Vũ khí hoặc nhân vật của bạn giờ sẽ “hoạt động như hạch”, trong khi đấy của người khác thì vẫn mạnh một cách bất hợp lý (xem thuật ngữ game “overpowered“). Ở Việt Nam thì phát âm là “nép” hoặc “nớp”.

64. NOOB

Là thuật ngữ game chỉ những người luôn nhận phải gạch đá từ đồng đội khi luôn bị “gank” và đứng bét trên bảng xếp hạng, nhưng ít người biết rằng họ đang giữ cấp bậc Global Elite trong một game khác.

65. NPC

Non-playable characters, là những nhân vật thỉnh thoảng để lạc mất thú cưng và nhờ vả bạn đi tìm hộ. Thỉnh thoảng lại bán phế liệu cho bạn với giá cắt cổ.

66. NVIDIA

67. OPEN-WORLD

Thế giới mở, thật ra chỉ đơn giản là ném bạn vô một cái “hộp cát” (sandbox) bự hơn bình thường.

68. OVERPOWERED (OP)

Mạnh quá đáng, là mấy cái thứ mới đá đít bạn (xem thuật ngữ game “nerf“).

69. PERMADEATH

Cơ chế “chết là hết”, xuất hiện trong rất nhiều tựa game phổ biến, song ít ai nhận ra.

70. PERSISTENT WORLD

Thế giới trong game sẽ tiếp tục “hoạt động” cho dù người chơi có tham gia hay không, thật ra chả thay đổi gì nhiều lắm trừ phi người chơi bỏ game vài năm rồi quay lại.

71. PIXELBITCHING/PIXELHUNTING

Dò con trỏ chuột khắp màn hình để tìm một mẩu “pixel” tý tẹo để giải đố trong game phiêu lưu nhấn-trỏ chuột, là lối thiết kế kinh điển được phát minh từ quyển sách “Hướng Dẫn Thiết Kế Game Theo Phong Cách Đ*t M* Người Chơi”.

72. PORT

Bản chuyển thể, nếu đi đôi với những từ “Assassin’s Creed Unity” hoặc “Batman: Arkham Knight” và “tốt” sẽ khiến cho cả đống người cười phá lên.

73. PROCEDURAL GENERATION

Là thuật ngữ game ám chỉ nghệ thuật chế tạo thế giới game ngẫu nhiên bằng thuật toán thay vì thiết kế bằng tay, đảm bảo giá trị chơi lại cao đến mức con cháu bạn có thể tiếp tục phần chơi của bạn.

74. PvE

Players vs. Environments, nơi người chơi hợp tác chống lại các sinh vật không trả lời “mục đích xuống Trái Đất” là gì.

Procedural Generation: Là thuật ngữ game ám chỉ nghệ thuật chế tạo thế giới game ngẫu nhiên bằng thuật toán thay vì thiết kế bằng tay, đảm bảo giá trị chơi lại cao đến mức con cháu bạn có thể tiếp tục phần chơi của bạn

75. PvP

76. QUEST

77. QUICK TIME EVENT

Một thuật ngữ game dùng để chỉ cơ chế game trong đó người chơi trải nghiệm những phân đoạn gay cấn, đậm chất điện ảnh, nhưng thay vì chứng kiến những gì đang diễn ra trên màn hình thì lại chờ xem nút bấm nào hiện ra để mình nhấn vào.

78. REPLAY VALUE

Giá trị chơi lại, là thứ mà ai cũng khen về một tựa game nào đó, nhưng thực chất phá đảo xong thì cũng bỏ xó.

79. RETRO GAMING

Chơi lại các tựa game cổ điển. Nhớ cái game bạn từng bỏ vài tháng để cày nát bét hồi còn “trẻ trâu” chứ? Giờ bạn sẽ thoát game sau 5 phút vì lối điều khiển như hạch.

80. ROCKETJUMPING

Là thuật ngữ game được phát minh bởi Quake, trong đó người chơi chĩa khẩu súng phóng lựu dưới chân và bắn khiến cho nhân vật bay lên chín tầng mây, trông giống như một gã… xì hơi ra trái hỏa tiễn nhưng thực chất lại là một kỹ thuật di chuyển quý báu.

81. ROGUELIKE

Một thể loại game mà ngày nay chả có có điểm gì tương đồng với tựa game “Rogue” kinh điển ngoài cơ chế permadeath và độ khó như có ai đấy cố tình đấm vào mặt bạn.

82. ROMANCE

Những lời đối thoại chân thành giữa hai linh hồn (thỉnh thoảng không phân biệt giới tính) gắn kết với nhau thông qua một loạt câu hỏi và trả lời, nếu trả lời sai thì cứ quay lại điểm lưu gần nhất rồi chọn câu trả lời đúng, chả có gì phải xoắn (ước gì ngoài đời cũng vậy).

83. RPG

Game nhập vai, là thể loại game khiến người chơi hớp hồn bị vào những thế giới tuyệt đẹp và đầy mộng ảo, có điểm chung là hay có nhện, yêu tinh tai nhọn (elves) và những nhân vật nữ với bộ giáp thiếu tính thiết thực. Thỉnh thoảng diễn ra ngoài vũ trụ.

84. SIMULATOR

Game mô phỏng, nghe qua thì các hoạt động như lái xe tải, thực hiện nghĩa vụ quân sự hay quản lý công viên giải trí khá là buồn tẻ, song những trò chơi dựa trên những hoạt động này cực kỳ gây nghiện và hấp dẫn một bộ phận đông đảo người hâm mộ.

85. SEASON PASS

Trong lúc thuyết phục bạn rằng trò chơi abcxyz rất hay và đáng tiền, nhà phát triển sẽ sờ ví bạn thêm chút nữa.

86. SLI

Scalable Link Interface, công nghệ giúp người dùng kết hợp hai card đồ họa của NVIDIA trên một hệ thống PC và khiến khổ chủ “khóc thét” khi nhìn vào hóa đơn tiền điện mỗi tháng.

87. SLIDING BLOCK PUZZLE

Game xếp hình khối, là cái game mà có lẽ bạn từng “chọt chọt” trên điện thoại hồi học cấp 2 mà ai cũng ghét, nhưng đều cố phá đảo để ganh đua với nhau.

88. SPEEDRUN

Nghệ thuật sử dụng “kiến thức” về game và “glitch” của game để hoàn thành một trò chơi trong thời gian ngắn nhất. Bao gồm việc nhấn nút nhảy vào đúng tích tắc thứ 13 của giây 37 hay leo lên cây cột đánh số 6 trong 9 giây kể từ khi xuất phát.

89. SMURF

Là thuật ngữ game chỉ những người chơi có kỹ năng “bá đạo” tìm cách xuống hàng ngũ “gà công nghiệp” để hưởng niềm vui “bán hành”. Người cùng đội rất hoan nghênh, địch thủ thì không thể làm gì hơn ngoài việc nhấn nút “Report” và… chửi.

Wallhack: Là thuật ngữ game ám chỉ một kiểu ăn gian cho phép người chơi nhìn thấy địch thủ xuyên vật thể trong game, là công cụ chơi trốn tìm khá hiệu quả

90. STEALTH MISSION

Những nhiệm vụ bí mật vớ vẩn buộc người chơi phải lê mông đằng sau vật chắn và không để bị phát hiện, trong khi mình đang có trên tay một khẩu súng máy có thể càn quét cả một quốc gia.

91. STRATEGY

Những chiến thuật mang tầm “vĩ mô” được đưa ra trước thực chiến. Nghe qua thì thuật ngữ game này rất cao cả và có cái gì đấy rất chi là “lớn lao”, cho đến khi đồng đội nói vào mic “YOLO” và bắt đầu xông pha vào chiến trường với một con dao nhựa.

92. SURVIVAL HORROR

Game kinh dị – sinh tồn, ngoại trừ game của Frictional Games thì chả có game nào dán mác này thật sự đáng sợ cả.

93. TACTIC

Chiến thuật tự phát trong khi chơi, ví dụ như 4 mạng cầm AWP để hạ tên nào xấu số chạy qua cửa mid ở Dust 2, hay ném bom lửa Molotov vào trái C4 để “nướng” 3 tên địch cố gỡ bom.

94. THEORYCRAFTING

Việc phân tích số liệu giúp tạo nên các chiến thuật hoàn hảo nhất cho người chơi bắt nguồn từ StarCraft.

Có lẽ là thứ duy nhất gắn kết toán học và video game, và dĩ nhiên như thường lệ, chả ai quan tâm.

95. TOUCHSCREEN

Màn hình cảm ứng, hay còn gọi là “bộ sưu tập vân tay và mồ hôi” miễn phí.

96. TWINKING

Hành động “thả” vật dụng hàng xịn cho các nhân vật có cấp bậc thấp hơn, thật ra chủ yếu dùng để khoe khoang.

97. VIETGAME.ASIA

E hèm, đây là đơn vị mang đến cho các bạn bài viết ngớ ngẩn này!

98. WASD

Nếu như bạn nhìn vào bàn phím của một ai đó bị mờ nét chữ ở bốn phím này, thì 140% rằng chủ nhân của nó chơi game rất nhiều (hoặc là bàn phím dởm).

99. WALLHACK

Là thuật ngữ game ám chỉ một kiểu ăn gian cho phép người chơi nhìn thấy địch thủ xuyên vật thể trong game, là công cụ chơi trốn tìm khá hiệu quả.

100. ZOMBIE

Trước đây là những con quái vật khiến người chơi sợ hãi, ngày nay là “bia tập bắn” cho các xạ thủ.

101. ZONING

Kỹ thuật thường thấy trong game đối kháng trong đó người chơi giữ khoảng cách với địch thủ.

Những ai “bá đạo” kỹ thuật này cũng giống như khi bạn theo đuổi một cô nàng nào đó vậy, nếu bạn đứng ở ngoài nhìn vào thì không sao, lại gần rồi chạm vào thì đừng thắc mắc vì sao mình lại cắm hàm răng xuống đất vài giây sau đó.

BÀI VIẾT THAM KHẢO THÔNG TIN TỪ PCGAMER

BÀI MỚI NHẤT