Thuật Ngữ Framework Là Gì / Top 12 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | 2atlantic.edu.vn

Framework Là Gì? Giải Thích Thuật Ngữ Trong Ngành Lập Trình Viên

Nếu như bạn là người trong ngành thì sẽ bắt gặp thuật ngữ chuyên môn này trong rất nhiều tài liệu và nó thực sự mang lại những sự tiện lợi cho lập trình viên trong công việc. Nhưng trong các tài liệu đó lại không nói rõ cho người đọc được biết chi tiết hơn rằng Framework hay .Net Framework là gì. Nếu bạn không nắm bắt được ý nghĩa của công cụ này thì thì sẽ gặp khá nhiều khó khăn khi làm dự án trong giai đoạn mới vào ngành.

Ở bài viết ngày hôm nay, chúng tôi sẽ giải thích chi tiết, rõ ràng hơn cho bạn đọc về thắc mắc Framework là gì, NET Framework dùng để làm gì.

Định nghĩa thuật ngữ Framework

Vào thẳng vấn đề, bạn có thể hình dung nếu như xây bất kỳ ngôi nhà nào mà chúng ta bắt đầu từ viên gạch đặt nền móng đầu tiên thì sẽ thi công rất lâu. Mọi chuyện sẽ rút ngắn thời gian và dễ dàng hơn khi có một bộ khung với nhiều nền tảng được làm sẵn. Bạn chỉ việc dựa vào đó để xây dựng nên đúng kiểu dáng thiết kế như mình mong muốn.

Chính vì thế, theo định nghĩa chuẩn của ngành thì Framework là một tổ hợp giao diện lập trình ứng dụng (Application Programming Interface) đi kèm một thư viện chia sẻ code mà người phát triển có thể sử dụng sẵn khi làm các ứng dụng để không phải tốn công viết code từ đầu. Hay nói cách khách dễ hiểu hơn, Framework có vai trò như một bộ khung cung cấp cho người dùng những chức năng đã được cài đặt sẵn để tiết kiệm thời gian phát triển ứng dụng.

Framework sẽ cung cấp những kiểu mẫu sẵn cùng cách thư viện đi kèm, bên cạnh đó còn có trình biên dịch để hợp lý hóa khi tạo nên phần mềm mới. Người dùng sẽ làm quen và với kinh nghiệm qua thời gian thì sẽ nắm rõ được với dự án nào thì phải sử dụng Framework nào phù hợp. Với lập trình viên thì việc hiểu rõ Framework là gì vô cùng cần thiết và đây quả thực là một kỹ năng cực kỳ quan trọng.

Phân tích ưu điểm và nhược điểm khi sử dụng Framework 

Qua những dự án mà người ta thực hiện về việc phát triển web hay phát triển ứng dụng, chúng ta đã có được những nhận định chính xác về vấn đề có nên sử dụng Framework hay không. Người lập trình viên cần nắm rõ được những lợi ích đi kèm với hậu quả khi sử dụng công cụ này.

Nếu như bạn là một coder chuyên sâu thì chắc chắn sẽ hiểu rõ rằng mình sẽ có 3 lựa chọn chủ yếu khi gặp một vấn đề nhất định trong việc làm ứng dụng hay web. Đó chính là sử dụng thư viện được cung cấp sẵn, sử dụng Framework  và cuối cùng là tự xây dựng lại từ đầu để đáp ứng được những yêu cầu của dự án thực hiện.

Trước hết, việc dùng Framework sẽ thực sự mang đến cho bạn một số nhược điểm. Khi sử dụng những mã nguồn được cung cấp sẵn, bạn sẽ rơi vào thế bị động. Tiếp theo, chắc chắn rồi, việc dùng sẵn sẽ hạn chế đi phần nào sự sáng tạo và kỹ năng viết code của bạn. Sự tiện lợi luôn đi kèm với những nhược điểm. Muốn lên tay thì phải dựa vào kinh nghiệm, sự kiên trì chứ không phải công cụ hỗ trợ. Cho nên, trước khi trở thành senior thì chúng tôi khuyến khích bạn không nên dựa vào Framework.

Nếu như nói về lý thuyết thì những ai mới bắt đầu sẽ cảm thấy việc mình tự đặt nền móng theo cách của mình ngay từ đầu sẽ có chút gì đó hứng khởi và đúng đắn hơn. Nhưng trên thực tế thì nó lại khiến cho bạn mất quá nhiều thời gian để viết cũng như sửa những đoạn code của mình. Chắc chắn rằng việc bạn tự viết sẽ mang lại thế chủ động cho người lập trình nhưng nếu như thiếu kinh nghiệm sẽ dẫn đến một số vấn đề lớn phát sinh. Chính vì thế cho nên khi bạn chưa phải là một nhà phát triển dày dạn thì việc tự xây dựng sẽ khó có thể là một hướng đi thực sự chính xác. Đây là lý do mà bạn nên dùng Framework.

Giới thiệu về thư viện mã nguồn lập trình (shared library)

Bạn đã từng nghe về thư viện lập trình hay là thư viện chia sẻ mã nguồn chưa. Chắc hẳn phải một vài lần rồi chứ? Ngay sau đây, chúng tôi sẽ cùng bạn tìm hiểu chi tiết về thư viện mã nguồn lập trình và khi nào nên dùng thư viện, khi nào nên dùng Framework. 

Bạn có thể hiểu rằng Framework chính là những thư viện nhỏ tập hợp lại với nhau. Nhưng trên thực tế thì cách thức để người dùng tiếp cận Framework và thư viện lại có những sự khác biệt cơ bản. Chúng ta sẽ cùng làm rõ vấn đề này như sau:

Trong cuộc sống thì ai cũng biết thư viện chính là nơi để mọi người đến đọc cách, mượn sách và số lượng sách lưu trữ ở đây là khổng lồ. Trong ngành công nghệ thông tin thì thư viện lập trình hay còn gọi là shared library chính là tập hợp các đối tượng, chức năng và cả tiện ích cho từng ngôn ngữ lập trình. Bên cạnh đó, nó sẽ giúp cho lập trình viên rất lớn trong việc giải quyết những vấn đề khó khăn gặp phải khi phát triển phần mềm. Đặc điểm chính của shared library mà bạn cần nắm rõ đó chính là khả năng tái sử dụng, chia sẻ và mở rộng.

Khi làm dự án nào đó, người ta sẽ tạo các thư viện khi xuất hiện những tác vụ, vấn đề phát sinh liên tục, tần suất cao. Gặp trường hợp này thi nhà phát triển hay các lập trình viên sẽ phải đóng gói giải pháp của mình thành package và sử dụng những giao thức quen thuộc như github, npm, composer để chia sẻ nó.

Cụ thể hơn, những thư viện sẽ cung cấp cho người dùng một cổng kết nối thông qua các API, như vậy thì lập trình viên sẽ dễ dàng hơn trong việc giải quyết vấn đề gặp phải. Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng, khi người dùng lựa chọn shared library thì mã nguồn của bạn sử dụng thư viện, ngược lại, khi bạn chọn Framework thì Framework sẽ sử dụng mã nguồn của bạn. Đây cũng chính là lời giải đáp cho thắc mắc thư viện lập trình là gì và khi nào thì sử dụng thư viện, khi nào thì sử dụng Framework.

Giải đáp thắc mắc .NET Framework là gì?

Lại một thuật ngữ mới nữa cho những người mới bắt đầu, đây là một khái niệm mà khá nhiều người đang gặp sự nhầm lẫn về bản chất của nó. Như chúng tôi đã đề cập ở trên thì Framework là tập hợp API và một thư viện chia sẻ. Với .NET Framework thì người ta sẽ gọi thư viện chia sẻ này là Framework class library. Một đặc điểm chính đó là các bit của code chứa trong thư viện chia sẻ có thể được gọi bất cứ lúc nào để thực hiện các chức năng khác nhau.

Vậy thì những thuật ngữ như .NET Framework 4.0 là gì? .NET Framework 3.5 là gì? Chúng ta sẽ tìm hiểu chi tiết hơn ở phần ngay sau đây:

Trên thực tế thì khái niệm về nền tảng .NET Framework không có gì quá phức tạp, bạn sẽ dễ dàng nắm bắt được những thông tin cần thiết nhất kể cả chưa tường tận về code. Lập trình viên là những người phát triển phần mềm dựa trên ngôn ngữ lập trình. Mỗi ngôn ngữ sẽ có một ưu nhược điểm riêng nhưng chúng có chung đặc điểm đó là bị giới hạn khả năng. Cụ thể hơn, những ngôn ngữ lập trình thông thường quá sơ sài để làm được những yêu cầu thực sự phức tạp.

Nếu như bạn muốn hiển thị những thông tin, hình ảnh lên màn hình máy tính thì chắc chắn bạn sẽ cần đến những lệnh cơ bản nhất, tuy nhiên, nó sẽ khiến cho bạn khá tốn công sức. Chính vì thế, nền tảng .NET Framework ra đời để giúp bạn thực hiện vấn đề này một cách đơn giản hơn rất nhiều.

Nhìn chung, cơ bản của .NET Framework chính là những mẫu mã nguồn đã được các chuyên gia lập trình sẵn. Những nhà phát triển hoàn toàn có thể sử dụng bộ mã nguồn này để phát triển ứng dụng và sản phẩm của mình nhanh chóng, tiện lợi và tiết kiệm đáng kể thời gian, công sức. Một ví dụ để bạn đọc dễ hình dung hơn như sau, nếu như trước đây, bạn sẽ phải tự viết những dòng code để hiển thị một cửa sổ lên màn hình thì bây giờ, tất cả giai đoạn chuẩn bị đã có .NET Framework lo. Người dùng chỉ việc mở cửa sổ lên và làm việc, tùy chọn trong bảng menu…Chính vì nó đã làm hết việc của bạn cho nên tiến độ của dự án sẽ được đẩy cao lên rất nhiều.

Ưu nhược điểm của .NET Framework

Một ví dụ cụ thể để bạn hiểu rõ hơn đó chính là Windows store. Chỉ cần sự hỗ trợ của .NET Framework thì nhà phát triển sẽ không cần tự viết tất cả những dòng lệnh để ứng dụng đúng chuẩn universal Windows platform nữa. Rõ ràng rằng sự hiệu quả đã được khẳng định khi lập trình viên sử dụng nền tảng này vào dự án.

Tuy nhiên, bên cạnh vấn đề .NET Framework dùng để làm gì thì nó vẫn còn những tồn tại tất yếu xảy ra. Làm việc với. NET Framework thì sẽ có những yêu cầu riêng biệt. Đầu tiên sẽ là người dùng bắt buộc phải cài đặt Microsoft .NET Framework để có thể chạy được thành công các ứng dụng, phần mềm trên máy tính cá nhân mà họ làm việc. 

Framework Là Gì? Top Các Framework Phổ Biến Hiện Nay

Framework là gì? 

Framework (khung phần mềm) là một bộ khung hay thư viện lập trình được xây dựng lên từ những đoạn code viết sẵn. Với mục đích tối giản công sức phát triển ứng dụng bằng cách cung cấp các tính năng đặc biệt như API, các mô hình hay một số những yếu tố khác và các kiểu mẫu thiết kế phù hợp với ứng dụng.

Bizfly Website – Dịch vụ thiết kế website chuyên nghiệp, uy tín theo yêu cầu cho mọi lĩnh vực ngành nghề giúp doanh nghiệp đột phá x3 doanh thu, tiết kiệm 50% chi phí

Ưu, nhược điểm của Framework 

Framework được xem là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng giúp xây dựng nên rất nhiều các phần mềm và ứng dụng phổ biến hiện nay. Chúng sở hữu những ưu điểm nổi bật sau đây.

Framework có sẵn các tính năng chung cho các phần mềm, ứng dụng, hỗ trợ người lập trình xây dựng website. Ví dụ như các tính năng đăng ký, đăng nhập, quản lý người dùng,…đều là những tính năng không thể thiếu trong các trang web thương mại điện tử.

Giúp tiết kiệm được tối đa thời gian, công sức cho các lập trình viên khi phát triển các phần mềm, ứng dụng.

Dễ dàng bảo trì, xử lý, khắc phục các sự cố ứng dụng hay quá trình vận hành của trang web nhờ việc kế thừa các tính năng, cấu trúc đã được tiêu chuẩn hoá.

Người dùng có thể tùy ý phát triển, mở rộng các tính năng mới dựa trên những gì mà Framework đã cung cấp sao cho phù hợp và tuân thủ theo một số những tiêu chuẩn nhất định.

Bên cạnh những những ưu điểm nổi bật kể trên, Framework cũng tồn tại những mặt hạn chế nhất định như: 

Mất nhiều thời gian và công sức trong việc học cách làm chủ Framework.

Các ứng dụng, phần mềm sử dụng Framework đều có kích thước rất lớn và nặng. Nó có thể nặng lên tới hàng trăm Mb code mặc dù chưa chứa bất kỳ nội dung nào.

Các lập trình viên phải tuân thủ mọi quy tắc của Framework khi viết code.

Vì Framework có kích thước quá lớn nên nó không phù hợp cho việc phát triển các ứng dụng quá nhỏ.

Sự khác nhau giữa Framework và CMS 

Để giúp bạn có thể hiểu rõ hơn Framework là gì, Bizfly sẽ tiến hành so sánh sự khác nhau giữa Framework và CMS trong thông tin phía dưới.

CMS

CMS (Content Management System) là một hệ thống quản trị nội dung điều khiển các hoạt động và nội dung hiển thị trên website.

CMS là một ứng dụng, phần mềm mà người dùng có thể sử dụng được ngay mà không cần phải thực hiện code các dòng lệnh phức tạp.

CMS được xây dựng dựa trên nền tảng Framework.

Framework

Framework cung cấp API, thư viện cho các lập trình viên để họ xây dựng các ứng dụng, phần mềm.

Framework được xem như là một tập hợp các API hay thư viện, hỗ trợ xây dựng các ứng dụng, phần mềm.

Thông thường, các CMS được xây dựng và phát triển dựa trên nền tảng của một Framework. 

Khám phá ưu đãi MUA 1 TẶNG 1 khi sử dụng dịch vụ thiết kế website của Bizfly NGAY HÔM NAY

XEM THÊM TẠI ĐÂY

Một vài framework phổ biến hiện nay 

Hiện nay có rất nhiều Framework được ra đời nhằm hỗ trợ, phục vụ các lập trình viên có thể xây dựng trang web một cách hiệu quả và nhanh chóng.

Ruby on Rails

Angular JS

Bootstrap

Spring

Cake PHP

Laravel

Apache Spark

Xamarin.

Đây là 8 Framework được sử dụng phổ biến nhất hiện nay với những tính năng và ưu điểm nổi bật. Mang lại lợi ích vô cùng to lớn trong việc hỗ trợ xây dựng các phần mềm, ứng dụng đúng chuẩn, mạnh mẽ và linh hoạt.

Các tính năng cơ bản của Framework web 

Framework có hàng nghìn những tính năng cơ bản và chuyên biệt, nhưng trong bài viết này, Bizfly sẽ đưa ra những tính năng cơ bản quan trọng nhất của Framework web trong việc hỗ trợ web sau.

Thư viện là những đoạn mã được xây dựng sẵn cho một chức năng nào đó mà bạn có thể tái sử dụng mà không cần code lại. Một số tool giúp quản lý thư viện như NPM, Composer,..

Quá trình thiết kế và xây dựng giao diện được đơn giản hoá.

Tăng hiệu suất, mở rộng các chức năng và cung cấp các thư viện sẵn có để các nhà phát triển không cần phải làm lại từ đầu.

Giảm hoặc loại bỏ các nhiệm vụ trùng lặp.

Thông qua sự trừu tượng, các ứng dụng hoạt động được linh hoạt hơn.

Hỗ trợ sử dụng các công nghệ mới, phức tạp trở nên dễ dàng và đơn giản hơn.

Các thành phần riêng biệt, đối tượng liên kết với nhau thành một hệ thống hữu ích.

Dễ dàng kiểm tra và gỡ lỗi mã code ngay cả khi bạn không tham gia trong dự án đó.

Các Framework tốt cho phát triển mobile App 

React Native: Lập trình viên có thể sử dụng một bộ mã duy nhất cho cả hai nền tảng là IOS và Android.

Flutter: Được các nhà lập trình viên trên toàn thế giới sử dụng với khả năng tạo ra các native chất lượng cao trong khoảng thời gian ngắn trên nền tảng IOS và Android.

Xamarin: Điểm khác biệt của Xamarin so với các  Framework khác chính là tính năng native access và trải nghiệm native.

Phonegap: Xây dựng các ứng dụng, phần mềm bằng HTML, CSS và Javascript, và khả năng của thiết bị qua API, phonegap giúp các lập trình viên dễ dàng tạo ra những phần mềm và ứng dụng nổi trội. 

Có thể nói, với sự phát triển của thời đại công nghệ số cũng như sự đa dạng về các thiết bị di động hiện nay, Framework ra đời là điều tất yếu. Framework chính là một công cụ đắc lực hỗ trợ các lập trình viên một cách tối đa trong việc xây dựng web, ứng dụng và phần mềm. Với những thông tin trên, bạn đã hiểu rõ được Framework là gì và những tính năng cơ bản mà nó mang lại. 

Bizfly Website - Dịch vụ thiết kế website chuyên nghiệp, uy tín theo yêu cầu

Địa chỉ: 85 Vũ Trọng Phụng, Thanh Xuân, Thanh Xuân Trung, Hà Nội.

Hotline: 1900 63 64 65

Website: https://bizfly.vn/giai-phap/bizfly-website.html

Framework Là Gì? Sự Khác Biệt Giữa Framework Và Library

Trong lập trình ứng dụng nói chung và lập trình web nói riêng, khái niệm framework được nhắc đến rất nhiều bởi nó đang là một xu hướng phát triển các ứng dụng hiện nay. Framework là gì? nếu bạn có câu trả lời chính xác tức là bạn đã nắm bắt được cách thức xây dựng ứng dụng tiên tiến nhất.

Framework là gì?

Lợi ích của việc sử dụng framework

Framework xây dựng sẵn các tính năng chung, ví dụ dự án web nào cũng có cần có phần quản lý người dùng như đăng ký, đăng nhập, tích hợp mạng xã hội, kết nối cơ sở dữ liệu…

Sử dụng framework giảm thiểu tối đa thời gian và công sức phát triển ứng dụng.

Cho phép ứng dụng kế thừa một cấu trúc được chuẩn hóa, đảm bảo dễ dàng trong vận hành và bảo trì sau này.

Bên cạnh đó sử dụng framework cũng có một số nhược điểm:

Bạn phải mất nhiều thời gian để học và làm chủ một framework.

Kích cỡ ứng dụng khi sử dụng framework là rất lớn, một website có thể lên đến hàng vài trăm MB code khi chưa có bất kỳ nội dung nào.

Cần viết code tuân thủ theo các tiêu chuẩn chung mà framework đặt ra.

Không thích hợp với các ứng dụng quá nhỏ, ví dụ bạn tạo ra một ứng dụng nhỏ hiển thị kết quả World cup 2018 chẳng hạn, việc áp dụng cả một framework vào là không cần thiết, thay vào đó bạn tự viết code sẽ nhanh hơn.

Sự khác biệt giữa framework và library

Library – Thư viện lập trình có thể bạn đã biết, trước đây khi các framework còn là một cái gì đó mới mẻ, hoặc phải trả tiền để có được những framework do các công ty có uy tín phát triển thì các thư viện lập trình nhỏ lẻ vẫn được dân mạng truyền tay nhau. Mỗi lập trình viên đều có một thư mục local trên máy tính chứa hàng trăm các thư viện nhỏ khác nhau phục vụ cho các dự án. Từ khoảng 2010 trở lại đây, phong trào framework phát triển cực kỳ mạnh mẽ, đặc biệt và web framework. Các framework là một tập các thư viện lập trình, kết hợp với nhiều các công cụ khác tiện lợi như bộ biên dịch, phiên dịch, các công cụ dòng lệnh… nó tạo thành bộ khung cho tất cả các ứng dụng web.

Như vậy có thể nói framework thiên về quản lý luồng điều khiển còn library thiên về tạo hành vi.

Các dạng framework phổ biến

CSS framework: Bootstrap, Bulma…

Javascript framework: chúng tôi React, Angular…

PHP framework: Laravel, Symfony, CodeIgniter..

Lời kết

CÁC BÀI VIẾT KHÁC

#1 Conceptual Framework Là Gì?

I. Khung khái niệm (Conceptual framework) là gì?

Khung khái niệm hiểu đơn giản là một khung mẫu chung đầy đủ nhất về các số liệu và nguyên liệu kế toán cần có để tham khảo trong quá trình lập báo cáo tài chính cho một công ty, doanh nghiệp đang làm việc. Và nó sẽ nguyên tắc, chuẩn mực và quy trình chung để đo lường, phân tích tình hình tài chính cho bất cứ các doanh nghiệp khác nhau.

II. Mục tiêu của khung khái niệm (Conceptual framework)

Mục tiêu chủ yếu của khung khái niệm sẽ mang đến nhiều lợi ích to lớn cho các kiểm toán viên, doanh nghiệp nhìn nhận rõ tình hình tài chính của đơn vị mình. Cụ thể như:

Khung khái niệm hỗ trợ người dùng phát triển IFRS (International Financial Reporting Standards) đầy đủ hơn trong tương lai. Bên cạnh đó nó được coi là chuẩn mực các đánh giá và thiết lập ra các khái niệm cơ sở chung.

Khung khái niệm sẽ giúp hài hòa các quy định, chuẩn mực kế toán cho kiểm toán viên nhằm giảm thiểu các cách hạch toán kế toán khác dài dòng và rắc rối.

Hỗ trợ người lập báo cáo tài chính dựa vào mẫu khung đó để phát triển toàn diện IFRS, trong đó gồm việc xử lý các giao dịch kế toán chưa được đưa vào chuẩn mực chung kế toán.

III. Vai trò của khung khái niệm trong hệ thống chuẩn mực kế toán

Khung khái niệm đóng vai trò là công cụ để IASB phát triển các tiêu chuẩn. Nó không ghi đè các yêu cầu của từng IFRS. Một số công ty có thể sử dụng Khung làm tài liệu tham khảo để lựa chọn các chính sách kế toán của họ trong trường hợp không có các yêu cầu IFRS cụ thể.

IV. Nội dung của khung khái niệm

Nội dung chủ yếu của khung khái niệm sẽ góp phần hỗ trợ xây dựng khung sườn cho các loại báo cáo tài chính. Từ đó, những người thực hiện sẽ dựa vào khung khái niệm để phát triển các chính sách kế toán nhất quán phù hợp với lĩnh vực của doanh nghiệp bạn. Nhằm đưa ra một báo cáo tài chính chuẩn, hỗ trợ tất cả các bộ phận khác hiểu và giải thích IFRS.

1. Xác định mục tiêu của các báo cáo tài chính

Là tổng hợp và trình bày một cách tổng quát, toàn diện nhất tình hình tài sản, nguồn vốn, công nợ và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong một kỳ kế toán. Bên cạnh đó cung cấp các thông tin về tài chính giúp bạn đánh giá được tình hình và kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Từ đó, quý công ty sẽ có những dự án, kế hoạch đầu tư phù hợp với tình hình tài chính của doanh nghiệp mình.

2. Xác định đối tượng sử dụng báo cáo tài chính

Việc làm báo cáo tài chính sẽ có ý nghĩa quan trọng cho doanh nghiệp cũng như các đối tác bên ngoài.

 mỗi một người sẽ quan tâm đến báo cáo tài chính ở các phương diện khác nhau. Và mục tiêu chính là để đáp ứng được nhu cầu của người xem để đưa ra các quyết định phù hợp.

Có thể kể đến nhà quản lý, nhà đầu tư cho vay vốn, khách hàng, nhân viên công ty,..

3. Đặc điểm định tính của các thông tin tài chính hữu ích

Sẽ được chia ra làm 2 đặc tính khác nhau:

– Đặc tính cơ bản(Fundamental characteristics)

– Đặc tính bổ sung cao cấp hơn (Enhancing characteristics)

Bổ sung đầy đủ các đặc điểm hữu ích cần thiết khi làm báo cáo tài chính đảm bảo báo cáo đầy đủ nhất các nội dung tài chính của doanh nghiệp qua các kỳ quyết toán. Nó sẽ đảm bảo có đầy đủ tính kịp thời, tính dễ hiểu, tính trung lập và được kiểm chứng chính xác.

4. Các yếu tố trong báo cáo tài chính

Phải thể hiện rõ ràng được tình hình tài chính của công ty như tài sản, vốn ban đầu, dư nợ vay,.. 

cụ thể: Tài sản = Nợ phải trả + Vốn chủ sở hữu

và kết quả kinh doanh của công ty như doanh thu, các thu nhập khác, chi phí.

Cụ thể: Kết quả = Doanh thu + Thu nhập khác – Chi phí

Từ đó, có thể nhìn vào báo cáo tài chính để biết được công ty năm qua có tăng trưởng và phát triển đi lên không để đưa ra phương án mới thúc đẩy doanh nghiệp phát triển hơn nữa.

5. Phương pháp đo lường các yếu tố báo cáo tài chính

Nó sẽ được thể hiện qua các phương diện sau

Giá gốc(Historical cost) là tài sản được tính theo số tiền mà doanh nghiệp đã trả để mua được tài sản vào thời điểm đầu tiên kinh doanh

Giá hiện hành(Current cost) là giá thị trường bán gần đây của một tài sản

Giá trị hiện tại (Present value)Là giá trị hiện tại của một khoản tiền hoặc dòng tiền trong tương lai với tỉ lệ chiết khấu xác định.

Để từ đó đưa ra được các con số chính xác trong báo cáo tài chính giúp người kinh doanh nắm được tình hình của doanh nghiệp mình.

Có thể bạn muốn xem: #1 Chứng Chỉ ACCA Là Gì? Học Chứng Chỉ ACCA Để Làm Gì?