Thuật Ngữ Forex / Top 9 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | 2atlantic.edu.vn

Bảng Chú Giải Thuật Ngữ Forex

Aussie (AUD) – từ lóng để chỉ đồng đô la Úc.

Báo giá lại (Requote) – một thông báo trên nền tảng giao dịch về thay đổi giá trong quá trình đặt lệnh. Quý vị có thể chấp nhận mức giá mới hoặc hủy bỏ việc thực hiện lệnh. Báo giá lại có thể xuất hiện ở các tài khoản áp dụng Khớp lệnh tức thì.

Báo giá phi thị trường – một báo giá đáp ứng với các điều kiện sau đây:

có sự xuất hiện của chênh lệch giá đáng kể;

sự trở lại của giá trong một thời gian ngắn về mức ban đầu với sự hình thành chênh lệch giá;

thiếu vắng sự biến động giá nhanh trước khi xuất hiện báo giá này;

thiếu vắng các thông tin kinh tế quan trọng, gây ảnh hưởng đáng kể đến tỷ giá của công cụ tài chính, tại thời điểm xuất hiện báo giá này.

Biến động giá (Slippage) – khối lượng biến động thị trường từ thời điểm đặt lệnh cho đến khi thực hiện lệnh. Đó là trường hợp khi các lệnh khớp ở một mức giá tốt hơn/tệ hơn so với mức giá chỉ định trong lệnh. Ví dụ, điều này có thể xảy ra trong giai đoạn biến động thị trường cao.

Lệnh chờ (xử lý) – một lệnh mua hoặc bán các công cụ tài chính trong tương lai, khi giá đạt đến mức chỉ định trong lệnh.

Lệnh chốt lời (Take profit) – một loại lệnh chờ có tác dụng cố định (chốt) lợi nhuận trong khi giao dịch.

Lệnh (vị thế) – chỉ thị của khách hàng về việc thực hiện giao dịch với một tỷ giá cụ thể (mua hoặc bán một đồng tiền này lấy đồng tiền khác). Sau khi lệnh được mở, nó phải được đóng để cố định khoản lãi hay lỗ.

Lệnh cắt lỗ (Stop loss) – một loại lệnh chờ có tác dụng giới hạn số tiền lỗ trong khi giao dịch.

Lợi nhuận – sự tăng trưởng dương về số dư, thu được từ hoạt động đầu tư hoặc giao dịch, sau khi đã trừ đi mọi chi phí.

Lot – một lượng các đơn vị hoặc một tổng các tài sản được dùng để thực hiện giao dịch một công cụ nhất định (đối với các cặp ngoại tệ, một lot Forex tiêu chuẩn là 100.000 đơn vị của tiền tệ gốc).

Mở lệnh (vị thế) – quá trình mua hoặc bán khối lượng nhất định các công cụ tài chính, để kiếm lợi nhuận khi có những thay đổi trong các báo giá theo chiều hướng thuận lợi. Để cố định kết quả giao dịch quý vị cần phải đóng lệnh.

Mức giá trần mong đợi (Resistance level) – thuật ngữ phân tích kỹ thuật, xác định mức giá mà người tham gia thị trường thường bắt đầu bán.

Mức hỗ trợ (Support level) – thuật ngữ phân tích kỹ thuật, xác định mức giá mà người tham gia thị trường thường bắt đầu mua.

Mức ký quỹ (Margin) – bảo đảm cần thiết để thực hiện giao dịch với sự hỗ trợ của đòn bẩy. Ví dụ, nếu đòn bẩy là 1:100 và khối lượng lệnh là 10.000 USD thì số tiền ký quỹ phải là 100 USD.

Phần mềm giao dịch tự động (Expert Advisor) – một hệ thống (tập lệnh) tự động, có chức năng thực hiện giao dịch mà không cần sự tham gia của thương nhân dựa trên các thuật toán đặt ra trước.

Phân tích cơ bản – một loại phân tích thị trường, trong đó dự báo được dựa trên các tin tức của thị trường tài chính; phân tích các thông tin kinh tế và chính trị để dự đoán biến động của thị trường.

Phân tích kỹ thuật (phân tích biểu đồ) – một loại phân tích thị trường, đưa ra dự báo dựa trên dữ kiện rằng thị trường có đặc tính “ghi nhớ” và những thay đổi trong tương lai sẽ bị ảnh hưởng bởi các hình thái của nó trong quá khứ.

Pip – đơn vị thể hiện thay đổi giá của công cụ tài chính (0.00001). Ví dụ, nếu giá thay đổi từ 1.30000 lên 1.30001, đồng nghĩa thay đổi 1 pip. Vui lòng lưu ý rằng điểm (point) và pip là các đơn vị khác nhau, lưu ý rằng 1 điểm (point) = 10 pip

Scalping (Chiến lược giao dịch nhanh) – một chiến lược giao dịch, trong đó một thương nhân thực hiện một số lượng lớn các lệnh trong một thời gian ngắn (thậm chí trong một vài giây) và cố định lợi nhuận trong vài pip.

Số dư – tổng các khoản tiền trong tài khoản giao dịch sau khi kết thúc giao dịch cuối cùng trong khoảng thời gian thời gian nhất định.

Swap – chi phí chuyển giao vị thế giao dịch mở qua đêm. Khoản tiền có thể được trừ hoặc thêm vào tài khoản.

Swissy (СHF) – từ lóng chỉ đồng franc Thụy Sĩ.

Xu hướng – khuynh hướng chuyển động một chiều có thể dễ dàng nhận biết của thị trường (tăng, giảm, ổn định).

Vị trí bán (Short) – vị trí bán. Lợi nhuận của nó tăng khi giá thị trường giảm.

Vị trí mua (Long) – vị trí mua. Lợi nhuận của nó tăng khi giá thị trường tăng.

Những Thuật Ngữ Thường Dùng Trong Forex

Bất kỳ 1 ngành nghề nào cũng có những ngôn ngữ riêng mà chúng ta quen gọi là thuật ngữ. Forex cũng không ngoại lệ! Cũng có những thuật ngữ mà chỉ người từng tiếp xúc với forex mới có thể hiểu được. Hôm nay, Kienthucforex giới thiệu cho các bạn, đặc biệt những bạn mới tham gia vào thị trường forex, các thuật ngữ sơ đẳng nhất để khi bạn lắng nghe 1 ai đó nói chuyện bạn cũng hiểu được họ đang đề cập tới vấn đề gì.

Long hoặc Short (Buy hoặc Sell)

Thuật ngữ Buy hoặc Sell có lẽ đã quá quen thuộc với bạn rồi đúng không? Trong ngôn ngữ tiếng Anh giao tiếp hàng ngày ai cũng hiểu Long nghĩa là Dài còn Short nghĩa là Ngắn. Tuy nhiên, trong giao dịch forex, Long còn có nghĩa là Buy, Short còn có nghĩa là Sell.

Chính vì là thuật ngữ trong ngành nên đôi khi bạn để ý, nhiều bạn không chơi forex nhưng lại tham gia dịch các bài viết thuộc lĩnh vực này, nên thường hay dịch Long Position là “vị thế dài” hoặc “short position” là “vị thế ngắn” nhưng thực tế đây là “vị thế Mua” hoặc “vị thế Bán.”

Là điểm để bạn bắt đầu thực hiện 1 giao dịch cho cả 2 trường hợp BUY và SELL. Tìm được 1 điểm vào lệnh đẹp là điều cực kỳ quan trọng giúp giảm thiểu rủi ro cho lệnh của bạn rất nhiều và đây cũng chính là mấu chốt quyết định bạn lợi nhuận bạn thu về hay số tiền bạn mất khi giao dịch thua lỗ. Các bạn có thể tham khảo bài viết sau để hiểu hơn về cách vào lệnh.

Các vùng vào lệnh tránh được rủi ro nhất

Cặp tiền tệ chính

Trong forex, sẽ giao dịch theo các cặp tiền tệ chứ không giao dịch từng đồng tiền riêng lẻ. Chính vì thế người ta hay dùng từ “cặp” thay vì “đồng”. Cặp tiền tệ chính là các cặp có chứa USD và rất phổ biến trong giới đầu tư như: EUR/USD, GBP/USD, USD/JPY, USD/CHF, AUD/USD…

EUR/USD Euro- đôla Mỹ

USD/JPY Đôla Mỹ – Yên Nhật

GBP/USD Bảng Anh – đôla Mỹ

USD/CHF Đôla Mỹ – Frăng Thụy sỹ

AUD/USD Đôla Úc – đôla Mỹ

USD/CAD Đôla Mỹ – đôla Canada

NZD/USD Đôla New Zealand – đôla Mỹ

EUR/JPY Euro – Yên Nhật

EUR/GBP Euro – Bảng Anh

GBP/CHF Bảng Anh – Frăng Thụy sỹ

EUR/AUD Euro – đôla Úc

Cặp tiền tệ chéo

Là các cặp tiền tệ không chứa đồng USD nhưng vẫn được rất nhiều nhà đầu tư giao dịch. Các cặp tiền tệ chéo phổ biến nhất bao gồm đồng Euro, Yên Nhật và đồng Bảng Anh như: EUR/GBP, EUR/JPY, GBP/JPY, EUR/AUD vv.

Cặp tiền tệ ngoại lai

Là sự kết hợp giữa một loại tiền tệ chính cùng 1 đồng tiền của một nền kinh tế mới nổi như Brazil, Mexico, Ấn Độ v.v. Cặp tiền tệ ngoại lai thường ít khi được giao dịch trên thị trường ngoại hối vì tính thanh khoản thấp.

Spread (phí chênh lệch, phí giao dịch)

Khoảng chênh lệch giữa giá BID và giá ASK (bạn nhìn trong bất cứ tài khoản giao dịch nào cũng thấy 2 loại giá này, giá ask luôn đứng sau giá Bid) được gọi là phí chênh lệch. Đây chính là phí sàn thu từ các trader để thực hiện các lệnh giao dịch.

Ví dụ cặp EURUSD có giá là 1.1160/1.1161 thì phí spread sẽ là 1.1161 – 1.1160 = 1 pip

Lot là khối lượng giao dịch tiền tệ trong thị trường forex. Một lot chuẩn tương đương 100.000 đơn vị tiền tệ cơ bản/đơn vị tiền tệ trong tài khoản của bạn. Tức là nếu bạn muốn giao dịch EUR/USD, bạn sẽ cần $100.000.

Ngoài lot chuẩn tương đương 100.000 đơn vị giao dịch, còn có lot mini (tương đương 10.000) và lot micro (tương đương 1.000 đơn vị).

Ví dụ cặp GBPUSD được sàn báo giá 1.8812/1.8815 thì giá Bid là 1.8812 hay khi bạn muốn bán cặp tiền này thì thị trường sẽ mua lại ở mức giá 1.8812.

Là mức giá mà thị trường chào bán cho bạn, hay là giá bạn sẽ phải mua khi muốn thực hiện 1 lệnh BUY. Giá này là giá đứng sau trong báo giá

Ví dụ cặp EURUSD được sàn báo giá là 1.2812/15 thì giá Ask là 1.2815 hay khi bạn muốn thực hiện 1 lệnh BUY bạn sẽ phải chấp nhận giá 1.2815 để lệnh được khớp.

Phí commision là gì

Đây là phí hoa hồng được sàn thu trên mỗi Lot giao dịch, các dạng tài khoản ECN sẽ hay có phí này. Phí com ở các sàn thường dao động từ 7$-10$, ngoại trừ Exness có phí com là 20$.

Đòn bẩy là gì

Đòn bẩy là tiền sàn cho bạn vay để thực hiện lệnh giao dịch, theo các mức “bẩy” khác nhau như 100:1 hay 1000:1.

Pump và Dump hay Bull market/ Bear Market

Đây là các thuật ngữ chỉ xu hướng giá đi trong thị trường giao dịch forex. Khi nói giá DUMP hay Bear Market nghĩa là thị trường GIẢM, ngược lại DUMP hay Bull Market nghĩa là thị trường TĂNG

Tài khoản demo

Là tài khoản sàn cung cấp để cho trader mới vào nghề tập luyện chơi thử, nhằm làm quen với thị trường. Cấu trúc của tài khoản demo giống hệt như tài khoản thật, chỉ khác một điều là bạn không thể rút được tiền ra mà thôi!

Ngân hàng trung ương

Là nơi duy nhất có quyền quyết định nâng hạ lãi suất tiền tệ. Mỗi quốc gia đều có các ngân hàng trung ương khác nhau, và việc nâng giảm lãi suất sẽ do các ngân hàng đảm nhiệm để chống lạm phạm hoặc giúp cho cán cân kinh tế được ổn định. Chình từ động thái này sẽ gây ảnh hưởng rất lớn tới giá trị của đồng tiền đó.

FED ngân hàng trung ương Mỹ có thể xem là ngân hàng nổi tiếng nhất vì mỗi 1 quyết định của FED không chỉ ảnh hưởng tới USD mà còn tới rất nhiều các vấn đề khác. Nên vào những ngày FED thông báo lãi suất, thị trường thường cực kỳ biến động.

Những Thuật Ngữ Cơ Bản Trong Forex: Thanh Khoản Là Gì?

Thanh khoản là gì? Nó là một thuật ngữ quan trọng mà bất cứ nhà đầu tư nào cũng cần phải nắm rõ ý nghĩa của nó. Bởi vì, nó ảnh hưởng trực tiếp các lệnh giao dịch của bạn.

Nếu bạn thắc mắc rằng thanh khoản là gì? Thì nó chính là mức độ giao dịch mua hoặc bán các tài sản hay cổ phiếu của bạn được thực hiện một cách nhanh chóng mà không gây ảnh hưởng đến giá của tài sản. Hoặc có thể gọi đây là khả năng quy đổi giá trị sản phẩm sang tiền mặt của một tài sản hay cổ phiếu trong thị trường Forex, tính thanh khoản càng cao thì càng có lợi cho giao dịch của nhà đấu tư.

Hiểu theo một cách đơn giản, sản phẩm có tính thanh khoản cao là khi có nhiều người lựa chọn giao dịch sản phẩm đó. Lúc này, lệnh vào hoặc thoát giao dịch của bạn sẽ được thực thị một cách nhanh chóng ngay tại mức giá mà bạn mong muốn.

Thị trường Forex được xem là thị trường có tính thanh khoản cao nhất trong các kệnh đầu tư tài chính hiện nay nhờ vào ưu thế là thị trường phi tập trung có quy mô giao dịch rộng khắp thế giới, hoạt động liên tục 24/5 và các nhà đầu tư có thể dễ dàng tham gia giao dịch qua mạng internet.

Điều này đã giúp thị trường Forex thu hút được một khối lượng giao dịch khổng lồ mỗi ngày, vượt mặt cả thị trường chứng khoán. Thế nên các giao dịch trong thị trường này có tốc độ khớp lệnh rất nhanh chóng, đặc biệt là đối với nhóm sản phẩm các cặp tiền ngoại hối.

Nhà cung cấp thanh khoản là gì?

Trong thị trường Forex, các giao dịch của nhà đầu tư sẽ được thực hiện thông qua sàn giao dịch ngoại hối. Và thị trường này không chỉ có một sàn giao dịch duy nhất, mà có rất nhiều sàn giao dịch khác nhau cho phép nhà đầu tư được lựa chọn. Tùy vào nhà cung cấp thanh khoản của mỗi sàn mà tính thanh khoản của các sàn cũng sẽ khác nhau.

Nhà cung cấp thanh khoản ở đây là các nhà tổ chức giao dịch có khối lượng lớn trên thị trường Forex có thể kể đến như: các quỹ đầu tư tài chính, tổ chức tín dụng, ngân hàng, quỹ phòng hộ,…Các nhà cung cấp thanh khoản này đóng vai trò bảo đảm tính ổn định về mặc giá cả và song song đó họ có thể vào vai một nhà giao dịch đối ứng với các lệnh của các nhà đầu tư trên thị trường.

Tính thanh khoản cao chính là một trong những tiêu chí lựa chọn sàn giao dịch của các nhà đầu tư, các sàn hợp tác với các nhà cung cấp thanh thanh khoản lớn trên thị trường sẽ tạo nên sức hút đối với các nhà đầu tư. Bởi vì các giao dịch của họ sẽ được thực thi nhanh chóng với mức giá tốt nhất.

Xét về các nhà cung cấp thanh khoản tốt nhất hiện nay, chúng ta có thể kể đến như là: Citibank, HSBC, Bank of America, Deutsche Bank, JPMorgan Chase,…

Tính thanh khoản trong thị trường càng cao thì sẽ mang đến cho nhà đầu tư càng nhiều sự thuận lợi trong quá trình thực hiện giao dịch. Có thể kể đến như:

Tính thanh khoản cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến mức phí spread mà nhà đầu tư phải trả cho giao dịch của mình. Khi có nhiều người cùng tham gia giao dịch sẽ khiến người bán phải tung ra mức giá cạnh tranh và người mua sẽ có được mức giá kỳ vọng, nó khiến cho mức phí spread thấp đi và nhà đầu tư có thể tiết kiệm được chi phí cho giao dịch.

Thị trường có một lượng giao dịch lớn khổng lồ thì rất khó cho các “cá mập” có đủ khả năng để đưa ra các khối lượng giao dịch lớn hơn nhằm thực hiện hành vi thao túng thị trường.

Lượng người mua và người bán lớn sẽ giúp bạn dễ dàng tìm được đối tác giao dịch và lệnh được thực thị một cách nhanh chóng.

Những rủi ro nhà đầu tư gặp phải khi thị trường có tính thanh khoản thấp

Một trong những lời khuyên mà các nhà đầu tư giàu kinh nghiệm luôn đưa ra đó chính là tránh giao dịch khi thị trường có tính thanh khoản thấp. Bởi vì, nó tiềm ẩn rất nhiều rủi ro khiến bạn nhanh chóng đốt cháy tài khoản của mình.

Khi thị trường có tính thanh khoản thấp, lệnh giao dịch của bạn sẽ rất khó được thực thi vì số lượng người mua và người bán chênh lệnh khiến bạn khó tìm được đối tác trao đổi. Lúc này, dù sản phẩm của bạn đang lời thì bạn cũng khó mà có thể thực hiện chốt lời và thu lợi nhuận về. Còn với trường hợp lệnh giao dịch của bạn đang lỗ thì chắc chắc mọi thứ sẽ còn tồi tệ hơn thế nữa. Và tình huống cháy tài khoản là điều khó tránh khỏi.

Đồng thời, tính thanh khoản thấp cũng là lúc bạn phải trả các mức phí giao dịch rất cao, đặc biệt là trong trường hợp bạn giữ lệnh qua đêm. Tốc độ đốt cháy tài khoản của bạn sẽ càng được đẩy nhanh bởi các khoản phí tăng cao.

Vậy có bao giờ thị trường xảy ra tình trạng mất thanh khoản hay không?

Câu trả lời là có! Tình huống này hiếm khi xảy ra, nhưng hậu quả mà nó để lại vô cùng nặng nề, ảnh hưởng đến cả nhà đầu tư, sàn giao dịch, nhà cung cấp thanh khoản,…

Để ví dụ cho tình huống này có thể kể đến sự kiện thị trường dầu thô bị mất thanh khoản vào rạng sáng ngày 21/4/2020 (Theo giờ Việt Nam), khi mà giá sản phẩm dầu thô WTI hợp đồng tương lai giao trong tháng 5 bị tuột giá không phanh xuống mức -37,63 USD/thùng và có thời điểm chạm mức – 40,32 USD/thùng. Phũ lên thị trường dầu thô một màu đen u ám vô cùng.

Đây được xem là sự kiện chưa từng có tiền lệ trong lịch sử ngành dầu thô và nguyên nhân dẫn tới sự việc tồi tệ này là do ảnh hưởng mạnh mẽ của đại dịch toàn cầu COVID-19 tác động xấu đến các nền kinh tế trên thế giới kể cả các ông lớn như Mỹ, EU,…khiến lượng tiêu thụ dầu thô trên thế giới bị giảm mạnh. Điều này làm cho các công ty năng lượng không còn đủ khả năng dự trữ, dẫn đến các nhà đầu tư phải bán tháo và thậm chí họ còn phải trả thêm tiền để đẩy bớt sản phẩm đang nắm giữ vì dầu không còn nơi nào để tiêu thụ.

Vào thời điểm đó, thị trường liên ngân hàng buộc phải đóng cửa giao dịch đối với sản phẩm dầu thô trong vài giờ nhầm ngăn chặn lại sự bán tháo. Các loại phí giao dịch đối với sản phẩm này tại tất cả các sàn giao dịch Forex cũng tăng cao, vì sự mất cân bằng trầm trọng giữa bên mua và bên bán này. Một số sàn giao dịch đang áp dụng chương trình phí thấp hay miễn phí spread và swap cho khách hàng cũng buộc phải thực hiện thu phí lại . Dẫn đến việc các nhà đầu tư đang mở lệnh giao dịch bị ảnh hưởng nặng nề, hàng loạt nhà đầu tư rơi vào tình trạng cháy tài khoản.

Những thời điểm tính thanh khoản thấp cần tránh tham gia giao dịch

Giao dịch trong những thời điểm thị trường có tính thanh khoản thấp là một sự mạo hiểm lớn đối với các nhà đầu tư. Để giảm thiểu rủi ro trong giao dịch bạn có thể tránh giao dịch trong các thời điểm sau:

Vào giờ ra tin, các tin tức quan trọng như: lãi suất của các ngân hàng Trung ương, lạm phát, chỉ số GDP,…tác động lớn đến tình hình thị trường và sẽ tạo nên những biến động nhanh và mạnh mà không một cá nhân hay tổ chức nào trong thị trường Forex có thể dự đoán chính xác được.

Vào thời điểm mở lại phiên giao dịch vào ngày thứ 2 đầu tuần và khi đóng giao dịch vào ngày thứ 6 cuối tuần.

Vào thời điểm chuyển giao ngày giao dịch cũ sang nhà giao dịch mới hay còn gọi là Rollover (23:55 – 00.05 EET).

Vào các ngày lễ như Giáng sinh, kỳ nghỉ quốc tế,…

Ngoài ra, các nhà đầu tư cũng cần tránh giao dịch các sản phẩm có tính thanh khoản thấp, ít người giao dịch như các cặp tiền hiếm hay các cặp tiền lạ.

Các nhà đầu tư cần trang bị cho bản thân từ những kiến thức căn bản nhất, khả năng quản lý vốn và một tinh thần tỉnh táo trong giao dịch. Đồng thời, bạn cũng cần cập nhật những tin tức ảnh hưởng đến thị trường để có thể lựa chọn thời điểm giao dịch thích hợp nhất, giảm rủi ro cho nguồn vốn của mình.

Các Khái Niệm &Amp; Thuật Ngữ Cơ Bản Trong Đầu Tư Forex

Sự khác nhau giữa những cặp tiền?

Bid, Ask, Spread là gì?

Pip, point là gì?

Lot (lô, volume, size) là gì?

Đòn bẩy (leverage) là gì?

Mua khống và bán khống là gì?

Balance và Equity, Swap là gì?

Margin, Free Margin, Margin level, Margin call, Stop out là gì?

Buy limit, Buy Stop, Sell limit, Sell stop là gì?

Các khái niệm 3,4, và 5 là những khái niệm quan trọng mà bạn cần nắm chắc để tính toán được lãi/lỗ khi giao dịch.

1. Sự khác nhau giữa những cặp tiền?

Có 3 loại cặp tiền tệ được giao dịch trong forex

Cặp tỷ giá chính (Major) – những cặp có đồng USD trong đó là những cặp tiền được lựa chọn giao dịch nhiều nhất.

Các cặp tỷ giá chéo (Cross) – có khối lượng giao dịch trên toàn thị trường trung bình, đ ộ thanh khoản trung bình, đ ộ chênh lệch tỷ giá trung bình, độ rủi ro trung bình.

Các cặp tỷ giá yếu (Exotics) – có khối lượng giao dịch trên toàn thị trường cực ít, độ thanh khoản kém, ít được nhà đầu tư lựa chọn giao dịch.

Những quy định trong 1 cặp tiền

Đồng tiền yết giá (base currency) ở phía trước

Đồng tiền định giá (Quote Currency hay có thể gọi là Counter Currency) ở phía sau.

Base/Quote gọi là tỷ giá hối đoái Tỷ giá hối đoán được tính theo đơn vị của đồng tiền định giá (tức là đồng tiền ở phía sau trong cặp tiền tệ).

Tỷ giá hối đoán Euro/Đô-la EUR USD là 1.1254 USD

Ở đây hiểu là 1 đồng Euro có giá trị tương đương với 1.1254 đồng USD.

Euro là đồng yết giá (base currency) và luôn bằng 1 đơn vị.

Còn đô la là đồng định giá (quote currency).

Khi 1 đơn vị đồng yết giá đổi ra đồng định giá cho con số lớn hơn, có nghĩa là đồng tiền yết giá đã tăng giá trị, c òn khi con số đó giảm xuống, đồng yết giá đã giảm giá trị.

2. Bid, Ask, Spread là gì?

BID (sell by market – bán ra thị trường): the price a buyer is willing to pay for a stock – là giá mà sàn giao dịch (thị trường) chấp nhận mua từ bạn, tức là bạn sẽ bán cho sàn với mức giá đó khi muốn mở hoặc đóng lệnh. Bạn sẽ kỳ vọng bán ra giá cao.

ASK (buy by Market – mua vào từ thị trường): the price a seller is willing to sell their shares – là giá mà sàn (thị trường) chấp nhận bán ra cho bạn, tức là bạn đang mua từ sàn khi đặt lệnh mở hoặc đóng. Bạn sẽ kỳ vọng mua vào với giá thấp.

Hiểu đơn giản, bạn luôn phải mua giá cao (hơn) và chỉ bán được với giá thấp (hơn) trong một thời điểm vào thị trường. Giá Bid < giá Ask như hình bên trên.

SPREAD là chênh lệch giữa ASK và BID. SPREAD = ASK – BID (tức là giá mua vào từ thị trường – giá bán ra thị trường).

Ở các cặp tiền thì giá Bid là giá ở phía trước, còn giá Ask là giá ở phía sau.

Giá Ask luôn cao hơn giá Bid (giá ở phía sau cao hơn giá ở phía trước).

Nên chọn sàn nào có spread thấp thì nó sẽ ít rủi ro, tốt hơn cho người chơi.

Nếu bạn mua và bán ngay, thì Spread càng nhỏ, số tiền lỗ bạn phải chịu càng ít.

3. Pip, Points là gì?

Pip và Points là đơn vị đo lường thể hiện sự thay đổi giá trị của 1 cặp tiền tệ.

1 Pip = 10 Points

Pip, point được dùng để tính toán lãi lỗ được bao nhiêu khi giao dịch để nhà đầu tư có thể quản trị vốn cho tốt.

Giá BID (bán) có tỷ giá hối đoái là $1.35361. Thì nó có giá trị pip là 6 pip (tức 61 points).

Giá ASK (mua) có tỷ giá hối đoái là $1.35371. Thì nó có giá trị pip là 7 pip (tức 71 points).

Như vậy, SPREAD = 7 – 6 = 1 pip. Chênh lệch lãi/lỗ khi giao dịch với cặp tiền GBP/USD ở thời điểm này là 1 pip.

Ở giá BID (bán) có giá trị pip là 1 pip (tức 19 points).

Ở giá ASK (mua) có giá trị pip là 2 pip (tức 29 points).

Như vậy, SPREAD = 2 – 1 = 1 pip. Chênh lệch lãi/lỗ khi giao dịch với cặp tiền GBP/USD ở thời điểm này là 1 pip.

Lot (Lô, Volume, Size) là đơn vị đo khối lượng tiền tệ khi nhà đầu tư mua/bán trong thị trường Forex này.

Kích thước lot

1 Lot (tiêu chuẩn) = 100,000 đơn vị đồng tiền yết giá (base Currency – đồng tiền đứng ở phía trước)

Có 3 loại kích thước lot được dùng để giao dịch gồm: Standard lot, Mini lot, và Micro lot

Trong đó:

1 Lot (Standard lot) = 100,000 đơn vị đồng tiền yết giá

1 Mini Lot = 0.1 Lot = 10,000 đơn vị đồng tiền yết giá

1 Micro Lot = 0.01 Lot = 1,000 đơn vị đồng tiền yết giá

Với cặp tiền EUR/USD

1 Lot = 100,000 Euro

1 Mini Lot = 10,000 Euro

1 Micro Lot = 1,000 Euro

Cách tính lãi/lỗ trong một lệnh giao dịch forex

Tính lãi/lỗ trong một lệnh giao dịch forex bằng cách:

Mua bằng đồng tiền yết giá (đồng tiền phía trước), và tính lãi/lỗ bằng đồng tiền định giá (đồng tiền phía sau)

Tiền lãi/lỗ trên một lệnh = 100,000 x số lot đặt mua x số pip thắng/thua (đơn vị là đồng tiền định giá – ở phía sau cặp tiền)

Với cặp EUR/USD: Mua bằng đồng EUR, và tính lãi/lỗ bằng đồng USD.

Đ òn bẩy giao dịch là công cụ giúp nhà đầu tư chỉ cần ứng trước một số tiền nhỏ, nhưng có thể nhận được/ hoặc bị mất đi một số tiền lớn gấp n lần (1:n là tỷ lệ đòn bẩy) sau mỗi lệnh mua/bán hoàn thành.

Một cách dễ hiểu; nếu bạn muốn giao dịch cặp tiền EUR/USD với số tiền trị giá 1000 USD (tương đương với 0.01 lot), cùng đòn bẩy tỷ lệ 1:100, bạn sẽ chỉ cần ứng (ký quỹ – margin) cho sàn trước 10 USD, phần còn lại, sàn cho bạn vay để giao dịch khống trước.

Đòn bẩy càng cao thì nguy hiểm càng lớn. Bạn thắng thì bạn nhận được rất nhiều, còn bạn thua thì bạn có thể mất trắng.

Lòng tham khi trader dùng đòn bẩy quá cao chính là một trong những nguyên nhân khiến nhiều người bị cháy tài khoản.

6. Mua khống, bán khống là gì ?

Ở 1 thời điểm, bạn sẽ dựa vào phán đoán xu hướng của thị trường để chọn vị thế mua, hoặc vị thế bán. Nếu xu hướng thị trường diễn ra theo như bạn mong đợi thì bạn sẽ có lãi, và ngược lại, nếu bạn đoán sai xu hướng thị trường thì bạn sẽ phải chịu lỗ.

Mua khống tức là bạn đặt lệnh để mua lên, khi bạn dự đoán xu hướng là giá sẽ tăng thì bạn mua. Còn khi bạn dự đoán xu hướng giá sẽ giảm, thì bạn bán ra.

Bán khống tức là bạn dự đoán xu hướng thị trường là sẽ giảm giá, thì bạn bán ra, sau đó, khi thị trường đi xuống thật, bạn sẽ mua lại, và bạn trả tiền lại cho sàn. Như vậy, bạn sẽ lời một khoản chênh lệch.

7. Balance và Equity, Swap là gì ?

Balance: là giá trị tài khoản của bạn trước khi giao dịch, tức là số tiền bạn có trong tài khoản trước khi giao dịch.

Equity: là giá trị tài khoản ước tính sau khi đã cộng trừ các khoản lãi/lỗ của giao dịch.

Nếu đóng tất cả các vị thế mua, bán thì Balance và Equity sẽ bằng nhau.

Swap: là phí giữ lệnh qua đêm, tính theo số lượng lot mà bạn đặt. Ví dụ: bạn mua/bán trong ngày hôm nay, nhưng bạn thấy ngày mai thì xu hướng giá có thể tăng tiếp, bạn không muốn ngày mai phải mua lại, thì bạn giữ nguyên lệnh đó, không đóng lệnh, như vậy, lệnh của bạn sẽ được giữ qua đêm. Sàn Forex sẽ tính phí giữ lệnh qua đêm này (Swap). Mức phí này khá nhỏ, không đáng kể, nên nếu bạn muốn, hãy cứ dùng nó.

8. Margin call, Margin level, Stop out là gì ?

Margin level: Là chỉ số đo sức khỏe tài khoản của bạn. Margin level = Equity/Balance. Chỉ số này càng cao thì tài khoản của bạn càng khỏe.

Margin call: là mức giá trị tài khoản tối thiểu mà bạn có thể tiếp tục sử dụng. Tùy từng loại tài khoản, tùy từng sàn giao dịch, khi bạn đăng ký, sàn forex sẽ thông báo cụ thể cho bạn mức Margin call, để bạn có thể đưa ra lựa chọn hoặc nạp thêm tiền để chống cháy tài khoản, hoặc đóng các lệnh để giảm số tiền đã ký quỹ (margin).

Stop out (mức ngưng giao dịch): Sau khi margin level xuống bằng margin call, sàn forex sẽ có thông báo kêu gọi bạn nạp thêm tiền để duy trì lệnh đang lỗ. Hoặc đóng các lệnh mà bạn cho rằng không còn cơ hội có lãi được nữa. Nếu bạn không làm theo yêu cầu của margin call, và tài khoản tiếp tục lỗ, margin level xuống bằng với mức stop out – mức ngưng giao dịch thì sàn forex sẽ tự động đóng các lệnh ít sinh lời nhất để giải phóng ký quỹ trong tài khoản của bạn.

9. Buy limit, Buy Stop, Sell limit, Sell stop là gì?