Thuật Ngữ Fan Kpop / Top 15 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | 2atlantic.edu.vn

14 Thuật Ngữ Tiếng Anh Mà Fan Kpop Phải Biết

Bên cạnh những thuật ngữ riêng bằng tiếng Hàn còn có những thuật ngữ tiếng Anh chỉ dành cho Kpop mà bạn có thể chưa bao giờ biết.

Dưới dây là những từ tiếng Anh mà bạn thường hay thấy khi đề cập đến thần tượng hay âm nhạc Kpop. Bạn sẽ dễ dàng nhận ra được sự dễ thương khi sử dụng chúng. Đây cũng là một trong những từ khóa mà fan Kpop thường dùng trên các trang mạng xã hội.

1. Fighting (Hwaiting) – Cố lên!

Câu này các fan Kpop sẽ thường xuyên được nghe trên các show truyền hình thực tế cũng như những câu chuyện xung quanh của thần tượng. Đây không phải là từ để cổ vũ trong những cuộc cạnh tranh mà là từ dùng động viên ai đó để họ có tinh thần thực hiện công việc của mình. Các fan Kpop có thể thấy các thần tượng dùng “hwaiting” khi chuẩn bị ra sân khấu hay cổ vũ cho những đồng nghiệp khác của mình.

2. Selca (tạm gọi là “tự sướng”)

Vào năm 2013, khi từ “selfie” được sử dụng khá phổ biến và rộng rãi ở Mỹ thì tại Hàn Quốc, người ta đã sử dụng từ “selca” từ những năm trước đó. “Selca” là sự kết hợp giữa 2 từ “self” và “camera”. Đây là một trong những hành động tự chụp hình chính mình mà không cần người khác cầm máy hoặc có thể chụp hình thông qua tấm gương. Và các thần tượng vẫn hay “tự sướng” để ghi lại những khoảnh khắc của riêng mình.

Khoảnh khắc “selca” củaTaeyeon

3. Healing (Thư giãn)

Mọi người thường biết đến “Healing” là một từ tiếng Anh với ý nghĩa hàn gắn, chữa bệnh, chữa lành vết thương. Nhưng với các fan Kpop, “healing” lại có ý nghĩa là thư giãn và giải tỏa trạng thái căng thẳng. Trong làng giải trí Hàn Quốc, có một chương trình mang tên là Healing Camp, là một talkshow mà các nghệ sỹ có thể bày tỏ mọi suy nghĩ và giải tỏa những căng thẳng trong suốt quá trình hoạt động nghệ thuật của mình.

4. All-kill (tạm dịch là “càn quét”)

Đây là từ rất quan trọng cho tất cả các fan của Kpop, diễn tả một ca khúc vừa ra mắt đã đứng đầu tất cả các bảng xếp hạng lớn nhỏ trên các trang nhạc trực tuyến trong thời gian ngắn.

6. Bagel girl

Bagel được viết tắt giữa từ Babyface – Glamour girl, tạm hiểu là những khuôn mặt ngây thơ, dễ thương nhưng lại có một dáng người cực chuẩn bao gồm các yêu tố gợi cảm, quyến rũ cùng đường cong nóng bỏng. Từ ngữ này có thể dùng cho số ít trường hợp của các mỹ nam của Hàn khi rất nhiều thần tượng sở hữu một thân hình rắn chắc nhưng lại có một gương mặt “siêu baby”.

Shin Si Kyung và Shin Min Ah

7. Chocolate abs

Đây là từ ngữ thường được dành cho những thần tượng sở hữu một cơ bụng rắn chắc và đen bóng như những thanh sô-cô-la. Thường các mỹ nam luôn khiến fan nữ mê mẩn vì có được cơ bụng tuyệt đẹp như thế này. Bên cạnh đó, các mỹ nhân nữ cũng không ít người có được cơ bụng đáng mơ ước.

8. Eye smile (Mắt cười)

Mắt cười là một trong những biểu hiệu siêu dễ thương của các thần tượng Hàn. Có thể giải thích mắt cười một cách đơn giản nhất là khi cười thì hai mắt sẽ híp lại như những nhân vật hoạt hình. Điều đó khiến những người sở hữu “mắt cười” càng đáng yêu hơn trong mắt fan hâm mộ.

Tiffany (SNSD)

10. MR Removed

MR được viết tắt của từ Music Record. “MR Removed” được hiểu là một bài hát đã được tách bỏ các tiếng ồn xung quanh và kể cả nhạc đệm chỉ còn để lại giọng hát của nghệ sỹ. Bằng cách này các fan có thể đánh giá được rõ ràng hơn giọng hát thực sự của thần tượng thay vì nghe cùng với nhạc.

12. SNS

SNS được viết tắt của từ Social Networking Services, được hiểu là phương tiện truyền thông xã hội. Khi các fan đề cập đến SNS tức là họ đang nói đến việc sử dụng những trang mạng xã hội nổi tiếng như Twitter, Instagram, Weibo…

13. Fancam

Đây là từ mà fan Kpop thường xuyên dùng trong các buổi biểu diễn hoặc những sự kiện có thần tượng tham gia. Fancam nghĩa là những đoạn video được thực hiện bởi fan hâm mộ chứ không phải từ một công ty sự kiện hay một nhà đài nào cả. Và những đoạn video này các fan có thể giữ lại làm bí mật cho riêng mình.

14. Visual (tạm dịch là gương mặt của nhóm)

Visual trong tiếng Anh được hiểu là thị giác. Đối với fan Kpop, visual là một gương mặt nổi bật bởi họ sở hữu một nét đẹp mà khi nhìn vào ai cũng phải chú ý đến. Gương mặt visual không nhất thiết họ là những người tài giỏi của nhóm mà chỉ đơn giản họ tạo cho người khác cảm giác bắt mắt khi nhìn vào một nhóm. Ban đầu, khi một nhóm nhạc ra mắt, bạn có thể không biết được đó là nhóm nào. Nhưng mỗi nhóm đều chọn ra một thành viên làm hình ảnh trung tâm của nhóm để khi nhìn vào người đó bạn sẽ nhớ được tên của nhóm.

Naeun là hình ảnh trung tâm của A Pink

15. Bias

Bias được các fan Kpop hiểu đơn giản là bạn sẽ thiên vị một thành viên nào đó trong một nhóm nhạc.

17. Comeback

Đây là từ ngữ khó giải thích. Có thể hiểu đơn giản “comeback” là khi một nghệ sỹ quay trở lại sân khấu và quảng bá ca khúc mới nằm trong album mới của mình. Khi đó bạn có thể nhìn thấy thần tượng của mình biểu diễn trên sâu khấu nhiều hơn và có thể thấy họ hiện diện trong các show truyền hình thực tế. Trong tháng 3 này có sự trở lại của hai nhóm nhạc đình đám là SNSD và 2NE1.

19. Molca (fusion)!

Molca được kết hợp giữa từ “Mollae” và “Camera”. Mollae được hiểu là làm một điều gì đó một cách bí mật. Đây là từ ngữ được dùng trong các show truyền hình thực tế. Khi họ đặt một máy camera ẩn và “lừa” các thần tượng đến mức làm cho họ phải bật khóc và ngạc nhiên về điều đó.

Một đoạn “camera ẩn” trong chương trình Shinhwa Broacast năm 2013 đã khiến Yoona (SNSD) bật khóc

fancam là gì visual là gì trong kpop sns là viết tắt của từ gì abs là gì trong kpop screen time là gì kpop army selca day là gì

Top 5 nghệ sĩ Hàn Quốc được tìm kiếm nhiều nhất youtube trên toàn cầu và Hàn Quốc. Những nghệ sĩ, nhóm nhạc có lượng fan lớn trên thế giới:

Otp Là Gì Trong Kpop? Thuật Ngữ Thông Dụng Mà Fan Kpop Ruột Cần Biết!

OTP là gì trong Kpop?

Đi tìm hiểu OTP là gì Kpop? OTP là những ký tự viết tắt của từ One True Pairing. Đây được hiểu là sự kết hợp giữa các thành viên của nhóm Kpop mà các fan yêu thích. Từ này hiện nay thường được dùng rất nhiều trong cộng đồng fan yêu nhạc Kpop.

Theo đó, bên canh hiểu rõ OTP là gì trong Kpop? OT là từ viết tắt của từ One True. Các fan thường dùng từ OT đi kèm với số lượng thành viên nhóm nhạc nào đó. Có ý nghĩa để nhằm thể hiện sự yêu thích của những thành viên trong nhóm nhạc đó.

Ví dụ từ OT7 nhằm thể hiện sự quan tâm, yêu mến của fan dành cho cả 7 thành viên của nhóm BTS. Nhóm chỉ thực sự hoàn hảo khi có đủ cả 7 người, không thêm hay bớt đi một ai.

Theo đó, cách dùng OT như sau: Ở cùng 1 nhóm nhạc thần tượng của hàn quốc có 8 người, nếu như fan thích cả 8 thành viên đó, thì sẽ gọi theo cấu trúc: Tên nhóm + OT8.

Trong trường hợp fan không thành 1 thành viên nào đó còn lại của nhóm, thì OT sẽ sử dụng như sau: OT + số thành viên còn lại + tên thành viên mà bạn không thích.

Một số ví dụ về OT trong Kpop Với nhóm nhạc BTS

OT7 chính là từ được dùng để chỉ nhóm nhạc BTS. Cộng đồng fan BTS đang nổi lên tranh cãi về OT6 Jungkook và OT6 Bash Jungkook. Điều này có nghĩa là thích 6 người trong nhóm trừ Jungkook. Các fan này chỉ muốn nhóm BTS có 6 thành viên và muốn loại bỏ Jungkook.

Với nhóm nhạc EXO

Gà cưng nhà SM là một trong những nhóm nhạc phải đối mặt với vấn nạn OT dữ dội nhất với 3 nhánh như sau:

– EXO OT12: Gồm đầy đủ các thành viên như hồi mới ra mắt.

– EXO OT9: bao gồm 9 thành viên.

– EXO OT8: gồm có 8 thành viên đều là người Hàn Quốc.

Nhóm SNSD

SNSD được chia làm 2 hai phe:

– SNSD OT9: với đầy đủ các thành viên như hồi mới ra mắt

– SNSD OT8: Đội hình 8 thành viên, bởi Jessica đã rời nhóm.

Nhóm T-ara

– T-ara OT6: Ủng hộ đội hình cả 6 thành viên như ban đầu

– T-ara OT4: Ủng hộ 4 thành viên, không cần sự có mặt của Boram, Soyeon.

Một số thuật ngữ khác thường được fan kpop sử dụng hiện nay

Bên cạnh đi tìm lời giải đáp cho câu hỏi OTP là gì trong Kpop? Là fan Kpop ruột không thể bỏ qua một số thuật ngữ thông dụng hiện nay:

Daebak

Fan kpop sử dụng từ daebak có nghĩa thật tuyệt vời, ngạc nhiên, giống như “Wow”.

Omo

Omo là từ viết tắt của omona, nhằm để biểu hiện sự ngạc nhiên.

Bagel girl

Là từ được dùng để chỉ những người có khuôn mặt dễ thương, ngây thơ, nhưng lại sở hữu body gợi cảm, nóng bỏng và vô cùng quyến rũ.

Ulzzang/momzzang

Ulzzang là từ dùng để chỉ người có dung mạo thu hút. Còn từ momzzang nhằm để chỉ những người có thân hình đẹp.

Comeback

Từ này thường được dùng để chỉ những người nghệ sĩ sẽ xuất hiện trở lại sau một thời gian dài vắng bóng trên sân khấu. Họ quay lại để quảng bá cho những ca khúc, album mới của mình.

Netizen

Đây là từ dùng để chỉ cộng đồng mạng.

Fancam

Là đoạn video do fan quay lại khi thần tượng của mình đang biểu diễn. Các đoạn fancam này sẽ được fan giữ lại hoặc chia sẻ trên mạng xã hội.

Maknae Là Gì? Những Thuật Ngữ Khác Mà Fan Kpop Phải Biết

Maknae là gì là thắc mắc của một số bạn bắt đầu tham gia vào một cộng đồng, group Kpop. Bên cạnh maknae là gì, một số thuật ngữ khác cũng khiến bạn bị lớ ngớ. Hãy cùng tham hiểu bài viết này để biết được những thuật ngữ mà một fan Kpop phải biết nhé!

Maknae chính là thuật ngữ chỉ thành viên nhỏ tuổi nhất (em út) trong nhóm. Nếu em út trong nhóm là người nổi bật, có tài năng và có công lao lớn đưa hình ảnh nhóm đến với công chúng sẽ được gọi là golden maknae. Chẳng hạn như golden maknae của nhóm EXO là Oh Sehun, của BigBang là Seungri, của BTS là Jungkook…

Một vài Maknae nổi bật của Kpop

Shim Chang Min (DBSK)

Seungri (Big Bang)

Taemin (Shinee)

Sung Jong(Infinite)

Zelo (B.A.P)

Những thuật ngữ khác fan Kpop phải biết

Trong Kpop, OT được viết tắt của từ One True. OT thường được sử dụng đi kèm với số lượng thành viên nhóm nhạc. Ví dụ:

OT7: Fandom A.R.M.Y của nhóm BTS, mang ý nghĩa là quan tâm, yêu thương, ủng hộ cả 7 thành viên, nhóm chỉ hoàn hảo khi có đủ 7 người mà không thiếu hoặc thêm ai.

OT13 hoặc OT15: Fans của Super Junior, có nghĩa là ủng hộ 13 thành viên ban đầu của nhóm, sau này thêm 2 thành viên mới là ủng họp cả 15 thành viên.

Ngoài ra, OTP là viết tắt của Only True Pairing. Được hiểu là sự kết hợp giữa những thành viên của nhóm Kpop mà bạn yêu thích. Chẳng hạn OTP của tôi là Bnior, đó là sự kết hợp giữ JB và Junior.

Aegyo được sử dụng khi có các hành động đáng yêu, siêu dễ thương, ngây thơ, trong sáng khiến người đối diện không kiềm lòng.

Cụ thể như nhiều ngôi sao Kpop cover bài hát Gwiyomi với các động tác dễ thương khiến các fan, trẻ em thốt lên “Aegyo”.

Deabak có nghĩa là đại thành công, đại thắng, thật tuyệt vời. Tuy nhiên, fan Kpop sử dụng Deabak khi muốn bộc lộ sự ngạc nhiên giống như “Wow”.

Deabak cũng được sử dụng để động viên một người tiếp tục theo đuổi giấc mơ của mình.

Hardship được sử dụng khi gán ghép 2 đối tượng nhiệt tình, có niềm tin 2 người này thật sự có tình cảm. Đồng thời, 2 người này cũng là cặp đôi mà bạn quan tâm nhiều nhất trong vô vàn cặp đôi khác mà bạn gán ghép.

Sasaeng chỉ những người hâm mộ phát cuồng vì thần tượng của mình. Các sasaeng fan sẽ không ngần ngại mà làm những việc điên rồ như theo dõi thần tượng cả ngày, bắt bố mẹ bỏ ra một số tiền lớn để tham gia concept của thần tượng.

Stan là một trong những cấp độ fan hâm mộ Kpop. Bao gồm: Fan hâm mộ bình thường, Stan và sau cùng là Sasaeng fan. Stan chính là người hâm mộ thực thụ luôn theo dõi, ủng hộ thần tượng của mình.

Omo là từ viết tắt của omona, có ý nghĩa giống như từ “Oh”, biểu hiện sự ngạc nhiên.

Được viết đầy đủ là Babyface Glamour Girl và được dùng chỉ người có khuôn mặt dễ thương, ngây thơ nhưng body gợi cảm, đường cong nóng bỏng, quyến rũ.

Ulzzang được kết hợp từ “ul”(mặt) và “zzang”(nhất). Đây là từ được sử dụng chỉ người có dung mạo vô cùng thu hút.

Từ momzzang cũng là sự kết hợp bởi từ “mom”(thân hình – body) và “zzang”. Momzzangdùng sử dụng để chỉ người có thân hình đẹp.

Dùng miêu tả người phụ nữ có dáng chuẩn, đường cong hình chữ S.

Chocolate abs được các fan sử dụng dành cho những thần tượng nam có cơ bụng rắn chắc, đen bóng như chocolate.

Được sử dụng cho những người thành đạt, giàu có. Chaebol dùng nhiều trong phim Hàn Quốc, nam chính là một người thành đạt, giàu có yêu một cô nàng lọ lem xinh đẹp, đáng yêu.

Sangnamja chỉ những chàng trai cơ bắp cuồn cuộn, hình thể đẹp, manly tuyệt đối.

Minnat được dùng khi các idol khoe mặt mộc không trang điểm.

Được kết hợp giữa từ “Self” và “camera”, được hiểu giống như “Selfie”. Có nghĩa selca được dùng chỉ hành động chụp ảnh tự sướng bằng máy ảnh, điện thoại…

Các fan Kpop sử dụng eye smile khi thần tượng cười có biểu hiện đáng yêu. Ví dụ như đôi mắt híp lại khi cười trông như nhân vật anime khiến họ đáng yêu hơn.

All-kill chính là càn quét. Trong Kpop, all-kill được dùng khi một ca khúc mới ra mắt nhưng đánh bại được các đối thủ leo lên top 1 trên bảng xếp hạng trong thời gian ngắn.

Là các động tác vũ đạo sexy do thần tượng thực hiện, trông vô cùng thu hút.

CF được viết đầy đủ là “commercial film”. Đây là những phim quảng cáo.

Bài hát của thần tượng giành được chiến thắng trên 3 chương trình âm nhạc: Mcountdown(của Mnet vào thứ 5), MusicBank(của KBS vào thứ 6) và Inkigayo(của SBS vào chủ nhật). Hoặc bài hát được giành chiến thắng liên tục trong 3 tuần liền trong cùng một chương trình. Khi đó, các fan sẽ dùng từ Triple Crown.

Chính là thành viên bạn yêu thích nhất trong nhóm nhạc và đối xử đặc biệt hơn so với thành viên khác. Thần tượng bạn yêu thích nhất trong Kpop được gọi là Ultimate bias.

Là từ dùng để chỉ một nghệ sĩ sau một thời gian ít hoạt động quay trở lại sân khấu và quảng bá ca khúc, album mới của mình.

Là từ được các fan Kpop dùng cho thần tượng có gương mặt ngây thơ hơn tuổi thật. Điển hình là Jang Na Ra.

Trước những điều gây khó chịu hoặc khó tin, fan Kpop sẽ sử dụng từ Cheongmal.

Sajaeki chỉ sự gian lận của công ty quản lý nhóm nhạc khi họ ma vị trí cao trên bảng xếp hạng hoặc tự mua album để tăng doanh thu ảo.

Molca được liên kết từ “Mollae” và từ “Camera”, được hiểu là làm một điều gì đó bí mật. Các chương trình thực tế thường sử dụng từ này.

SNS được viết đầy đủ là Social Networking Services. Đây là phương tiện truyền thông xã hội như Facebook, Twitter, Instagram…

MR Removed được viết đầy đủ là Music Record Removed. Từ này chỉ một bài hát chỉ có giọng của ca sĩ, đã được loại bỏ tiếng ồn xung quanh và nhạc đệm. Các bài hát dạng này sẽ dễ dàng đánh giá được giọng hát của thần tượng.

Là từ chỉ cộng đồng mạng, được kết hợp bởi 2 từ “Net” và “Citizen”.

Đây là đoạn video do fan hâm mộ quay lại thần tượng đang biểu diễn từ các sự kiện hoặc buổi biểu diễn. Các đoạn fancam được fan giữ lại hoặc chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội.

Như vậy, qua những thông tin trên chắc hẳn bạn biết được Maknae là gì. Đồng thời biết thêm được những thuật ngữ khác mà fan Kpop thường sử dụng. Hi vọng rằng thông tin này giúp bạn dễ dàng tiếp cận hơn với cộng đồng fan Kpop.

>> Có thể bạn chưa biết: Nhạc acoustic là gì?

Kpop Là Gì? Fan Kpop Là Gì? Giải Đáp Thắc Mắc Về Dòng Nhạc Kpop

Số lượt đọc bài viết: 4.949

Những năm gần đây Kpop trở nên vô cùng phổ biến tại tất cả các quốc gia trên thế giới và mang lại cho Hàn Quốc nguồn ngoại tệ khổng lồ. Vậy Kpop là gì, nó đã phát triển ra sao để đến được ngày hôm nay. Hãy cùng DINHNGHIA.VN tìm kiếm câu trả lời nhé!

Kpop là viết tắt của từ tiếng anh Korean pop, tức là nhạc pop xuất xứ từ Hàn Quốc. Là một thể loại âm nhạc có nguồn gốc từ Hàn Quốc và đặc trưng bởi rất nhiều các yếu tố nghe nhìn trực quan.

Sự phổ biến của Kpop ngày nay phần lớn là bắt nguồn của sự nổi lên của làn sóng Hallyu (làn sóng Hàn Quốc) từ những năm 2000 – 2009

Âm nhạc Hàn Quốc bắt đầu xuất hiện từ những năm 80 của thế kỷ 19, khi một nhà truyền đạo người Mỹ có tên Henry Appenzelle bắt đầu dạy những bài hát dân ca của Mỹ và Anh được viết lại bằng tiếng Hàn trong một trường học tại Hàn Quốc.

Ví dụ như ” Oh my Darling, Clementine ” là một trong những bản nhạc Kpop đầu tiên xuất hiện theo cách này.

Sau năm 1945, với sự xuất hiện ngày càng nhiều của quân đội Mỹ thì văn hóa Hàn Quốc ngày càng bị ảnh hưởng đậm nét bởi văn hóa của nước Mỹ và văn hóa các nước phương Tây.

Đến những năm 60 của thế kỷ XX, với sự xuất hiện của nhiều ban nhạc rock, pop thì dòng nhạc này dần dần được nhiều người đón nhận.

Sang đến những năm 70 – 80, phong cách nhạc Kpop trở nên nhẹ nhàng hơn. Kênh truyền hình địa phương MBC bắt đầu tổ chức những cuộc thi về âm nhạc cho sinh viên các trường đại học – đây chính là tiền thân của các đại nhạc hội thường niên được tổ chức hiện nay.

Vào giai đoạn những năm 90, các nghệ sĩ Kpop đón nhận nhiều dòng nhạc mới từ các quốc gia phương Tây như hiphop, jazz, nhạc điện tử… Rất nhiều công ty giải trí lớn được thành lập và đến nay vẫn giữ vững vị thế của mình, đó chính là 3 “ông lớn” – Big3: SM Entertainment, YG và . Cùng với đó là sự xuất hiện của những nhóm nhạc Kpop thế hệ đầu tiên như H.O.T, Shinhwa, G.O.D…

Bước sang thế kỷ XX, sau khi những nhóm nhạc cực nổi tiếng từ những năm 90 lần lượt tan rã, Kpop rơi vào tình trạng thoái trào. Tuy nhiên, sau màn ra mắt vô cùng thành công của nhóm nhạc huyền thoại TVXQ vào năm 2003, một lần nữa thị trường Kpop đã tái sinh.

Chính sự tái sinh của Kpop đã khiến làn sóng Hàn đang có dấu hiệu hạ nhiệt lại dâng cao hơn bao giờ hết. Bên cạnh TVXQ cũng có rất nhiều ca sĩ solo thành công như BoA, Bi Rain,… Theo sau đó là rất nhiều nhóm nhạc nổi tiếng như Super Junior , BIGBANG, INFINTE, BEAST, T-Ara…

Đến nay, Kpop vẫn đang đón nhận những thành công trên phạm vi toàn thế giới với sự phát triển của các nhóm nhạc thế hệ thứ 3 như GOT7, BTS, BTOB, Twice, Black Pink,…

Fan Kpop là tên gọi chung của những người hâm mộ âm nhạc Hàn Quốc, hay cụ thể hơn là các nhóm nhạc Hàn Quốc.

Fan của mỗi nhóm đều có tên gọi khác nhau, màu sắc biểu tượng và lightsticks thiết kế riêng biệt.

Ví dụ fan của nhóm nhạc Super Junior có tên gọi là E.L.F (Ever Lasting Friend – Tình bạn vĩnh cửu) với màu sắc biểu tượng là xanh sapphire. Fan của nhóm nhạc GOT7 có tên gọi là IGOT7 hay Ahgase (chim non) và màu sắc chính thức là màu xanh lá cây…

Nhưng cho dù phân biệt riêng thế nào, họ đều có một điểm chung chính là có niềm yêu thích với âm nhạc cũng như văn hóa Hàn Quốc. Họ thích sưu tầm những đồ vật có liên quan đến thần tượng, luôn ủng hộ thần tượng… và hơn hết, họ coi thần tượng như một tấm gương tốt để phấn đấu và sống tốt hơn. Đây chính là ý nghĩa lớn nhất của việc hâm mộ một người.

Bên cạnh những mặt tích cực thì cũng vẫn luôn có một số thành phần mang đến cho xã hội những cái nhìn không mấy thiện cảm về fan Kpop, đặc biệt là những người lớn tuổi.

Những nhóm nhạc Kpop nổi tiếng ở Hàn Quốc

H.O.T ( High-five of Teenagers) là nhóm nhạc được ra mắt vào năm 1996 dưới sự quản lý của SM Entertainment với 5 thành viên. H.O.T xứng đáng được nhắc đến như nhóm nhạc xuất sắc nhất trong thế hệ đầu tiên của idol Kpop.

Nhắc tới H.O.T là nhắc tới những cái đầu tiên. Họ là nhóm nhạc đầu tiên nhận được 7 giải daesang trong 1 năm, nhóm nhạc đầu tiên có fanclub được lập tại Trung Quốc và cũng là những người đầu tiên mở ra ra một loại hình văn hóa mới – văn hóa fandom.

Sau khi tan rã vào năm 2001 trong sự tiếc nuối hàng nghìn người hâm mộ. Sau 17 năm tan rã, vào năm 2018, H.O.T đã có màn tái hợp vô cùng ấn tượng trong chương trình Infinity Challenge của đài MBC. Chính điều này đã nhen nhóm lên trong lòng người hâm mộ Kpop sự tái hợp của nhiều nhóm nhạc thần tượng đình đám khác trong tương lai không xa.

Được ra mắt vào mùa Giáng sinh năm 2003, “Những vị thần đến từ phương Đông” – TVXQ (hay DBSK) đã làm nóng lại thị trường Kpop gần như đóng băng. 5 chàng trai hoàn hảo về tài năng, ngoại hình cũng như nhân cách đã làm rung động con tim hàng triệu người hâm mộ trên khắp thế giới.

Năm 2005, họ bắt đầu tấn công thị trường Nhật Bản – thị trường âm nhạc lớn thứ 2 thế giới chỉ sau Mỹ, mở đường cho làn sóng Hàn đi vào đất nước này. Trải qua bao thăng trầm, sóng gió trong sự nghiệp, sau 15 năm hoạt động, họ vẫn giữ vững vị thế của mình là những ông hoàng của Kpop.

Vào tháng 6 năm 2018 vừa qua, họ đã lần thứ 2 đặt chân đến Nissan – thánh địa mà chỉ những huyền thoại Jpop mới có thể bước vào.

BTS (Bangtan Boys) là nhóm nhạc gồm 7 thành viên được ra mắt vào năm 2013 dưới sự quản lý của công ty chủ quản Big Hit Ent. Dù chỉ mới ra mắt được thời gian ngắn nhưng với tài năng và sự nỗ lực của mình, BTS đã đạt được những thành tích vang dội.

Nếu TVXQ thu hút fan với vẻ ngoài nam tính và mạnh mẽ thì phong cách của BTS lại liên tục thay đổi với nhiều hình tượng khác nhau, đáp ứng nhu cầu đa dạng của giới trẻ.

Với những sản phẩm âm nhạc chất lượng của mình thì BTS đang có những bước tiến vững chắc trên con đường sự nghiệp, trở thành nhóm nhạc tiêu biểu trong thế hệ idol thứ 3 của Kpop.

Như vậy, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu Kpop là gì và những bước tiến của nó rồi phải không. Hy vọng bạn đã có thời gian vui vẻ cùng DINHNGHIA.VN hẹn gặp lại ở những chủ đề thú vị khác nhé!

Please follow and like us: