Thuật Ngữ E Commerce / Top 12 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | 2atlantic.edu.vn

Các Thuật Ngữ Thông Dụng Trong Ecommerce Bạn Nên Biết

#

2-factor Authentication (a.k.a. 2FA): Xác thực 2 yếu tố, hay còn được viết tắt là 2FA (Two-factor authentication), sẽ bổ sung một bước vào thủ tục đăng nhập của bạn. Nếu không có 2FA, việc đăng nhập của bạn chỉ đơn thuần là nhập Username và Password – thứ duy nhất bảo mật cho tài khoản của bạn. Do đó việc thêm một lớp bảo vệ nữa về lí thuyết sẽ làm cho tài khoản của bạn trở nên an toàn hơn

301 Redirect (Chuyển hướng 301): thường được hiểu như việc di rời vĩnh viễn (moved permanently). Nó trả về mã lỗi 301 trong phần header nhằm thông báo cho máy tìm kiếm hay trình duyệt, máy chủ rằng trang web hiện tại đã được chuyển rời tới địa chỉ mới

404 Error (a.k.a. Page Not Found): Lỗi 404 được hiển thị khi ai đó truy cập URL trang web không tồn tại. Trang này thường cho người dùng biết rằng trang họ đang tìm kiếm không thể tìm thấy.

A

A/B Testing: Đây còn được gọi là kiểm tra đối chiếu giữa hai phiên bản của một trang web để xác định phiên bản hoạt động tốt hơn. Trong đó, bạn sẽ cho hiển thị hai phiên bản A và B để một nhóm khách hàng truy cập cũng một lúc.

Abandoned Carts (Giỏ hàng bị rớt/Rớt đơn hàng): Điều này xảy ra khi khách hàng bỏ sản phẩm vào giỏ hàng nhưng không tiến hành mua hàng hoặc không hoàn tất bước thanh toán để xác nhận mua hàng.

Affiliate Marketing (Tiếp thị liên kết ): Hình thức marketing mà doanh nghiệp sẽ chi trả cho đối tác thực hiện các chiến lược tiếp thị dựa trên số lượt truy cập, số lượt mua, các hành vi của người mua trên website… mà đối tác nỗ lực mang lại.

Affiliate (Đối tác liên kết): Website có thể điều hướng và chuyển đổi lưu lượng truy cập sang website của doanh nghiệp và được trả hoa hồng theo thỏa thuận affiliate program.

Analytics: Một cách thu thập thông tin về cách người dùng truy cập và tương tác với một trang web cá nhân hoặc công ty, video, ứng dụng và trang web truyền thông xã hội. Trí thông minh này cung cấp dữ liệu để giúp đưa ra các quyết định tiếp thị và kinh doanh sáng suốt.

Application Programming Interface – API (Giao diện lập trình ứng dụng): API là một giao thức được tạo ra để cho phép các giải pháp trực tuyến khác kết nối qua một giao diện đơn giản. API thường được sử dụng để kết nối hoặc tích hợp các hệ thống, dịch vụ.

Authorization: Một chức năng chỉ định quyền truy cập hoặc quyền sử dụng của người dùng. Điều này có thể được chỉnh sửa nội dung trang web, cho phép mua sản phẩm, truy cập nội dung cụ thể, v.v.

Average Order Value (Giá trị đơn hàng trung bình): thuật ngữ ecommerce chỉ giá trị trung bình mà một khách hàng chi trả khi mua sắm tại website. Chỉ số giá trị đơn hàng trung bình = Tổng doanh thu trong kỳ/tổng số đơn hàng trong kỳ.

Average Time on Site (Thời gian truy cập trung bình): Đây là một chỉ số trong báo cáo phân tích website bằng Google Analytics. Nó đo lường thời gian (tính bằng phút hoặc giây) truy cập trung bình của một khách hàng trên trang web của bạn.

B

Back Link (a.k.a. Inbound Link): Là liên kết (link) trỏ tới website của bạn từ một website khác. Trang web có nhiều backlink có xu hướng có thứ hạng tốt hơn trên công cụ tìm kiếm, bao gồm cả Google.

Bandwidth (Băng thông): Tốc độ truyền dữ liệu, được đo bằng bit trên giây, thông qua mạng. Lưu lượng truy cập mạng cao hơn dẫn đến việc sử dụng băng thông cao hơn.

Billing Address (Địa chỉ thanh toán): Địa chỉ được liên kết với một phương thức thanh toán, chẳng hạn như thẻ tín dụng, để xác minh thông tin thanh toán.

Big Data: thuật ngữ ecommerce chỉ một lượng lớn thông tin khách hàng được thu thập thông qua thương mại điện tử. Xu hướng doanh nghiệp khai thác và sử dụng Big Data để ra quyết định ngày càng tăng.

B2B (Business to Business – Doanh nghiệp đến doanh nghiệp): Là hình thức kinh doanh mà đối tượng khách hàng chủ yếu của doanh nghiệp là các doanh nghiệp khác. Mô hình B2B phổ biến là các doanh nghiệp tìm kiếm những công ty chuyên cung ứng nguồn nguyên liệu, nguồn hàng cho quy trình sản xuất, kinh doanh của họ.

B2C (Business to Customer – Doanh nghiệp đến người tiêu dùng): Là hình thức kinh doanh mà đối tượng khách hàng chủ yếu của doanh nghiệp là người tiêu dùng, tiêu thụ các sản phẩm/dịch vụ của họ.

Bounce Rate (Tỉ lệ thoát): Tỷ lệ những người truy cập một trang web, sau đó thoát ra mà không thao tác gì thêm hay nhấp vào bất cứ mục hoặc trang nào khác.

Browser (trình duyệt): thuật ngữ ecommerce chỉ phần mềm được sử dụng để xem một trang web. Các trình duyệt phổ biến hơn là Chrome, Firefox, Internet Explorer, Safari và Opera.

Browser Compatibility (tính tương thích trình duyệt): Khả năng của một trang web hoặc ứng dụng dựa trên web để xem và hoạt động chính xác trên các trình duyệt khác nhau có sẵn trên thị trường.

Bundle (Gói sản phẩm): Một vài sản phẩm được khuyến mãi hoặc nhiều sản phẩm lẻ được kết hợp với nhau thành một gói sản phẩm. Phương pháp thường được dùng trong những thị trường cạnh tranh không hoàn hảo.

Business Manager: thuật ngữ ecommerce để chỉ quản lý doanh nghiệp

Budget: Ngân sách chi tiêu

C

Cache/Caching (Bộ nhớ): Dữ liệu tạm thời của một bộ lưu trữ máy tính giúp các trang web tải nhanh hơn. Để xóa bộ nhớ cache, bạn cần tải lại trang web để cập nhật những thay đổi mới trong quá trình phát triển trang web.

Cancellation: thuật ngữ ecommerce để chỉ yêu cầu hủy giao dịch. Giao dịch này phải là giao dịch chưa được xử lý, tức là chưa thực hiện việc chuyển tiền

Cart Abandonment Rate (Tỉ lệ rớt đơn hàng): Tỉ lệ giỏ hàng bị rớt so với số lượng đơn đặt hàng thành công.

Captured amount: Tổng số tiền đã được chấp nhận thanh toán trong một giao dịch

Checkout (Thủ tục thanh toán): thuật ngữ ecommerce để xác định quá trình hoàn tất giao dịch mua từ cửa hàng trực tuyến.

Chargeback: thuật ngữ ecommerce chỉ giao dịch đòi bồi hoàn. Giao dịch này được phát sinh từ chủ thẻ và thông báo đến đơn vị chấp nhận thẻ thông qua ngân hàng thanh toán hoặc cổng thanh toán. Có nhiều lý do dẫn tới một giao dịch đòi bồi hoàn nhưng đa phần là lý do chủ thẻ khiếu nại không thực hiện giao dịch

Conversion (Chuyển đổi): Xảy ra với online marketing nhằm chuyển đổi một người dùng truy cập website bán hàng thành một khách hàng mua hàng thành công hoặc mục tiêu chuyển đổi khác.

Conversion Rate – CR (Tỉ lệ chuyển đổi): Tỉ lệ chuyển đổi thành công so với số lượng khách truy cập trang web của bạn.

Conversion Rate Optimization (CRO): Tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi là quá trình có hệ thống để tăng tỷ lệ khách truy cập trang web có hành động mong muốn – bằng cách điền vào biểu mẫu, trở thành khách hàng hoặc bằng cách khác

Cookies: Một phần dữ liệu nhỏ được gửi từ trang web và lưu trữ trong trình duyệt web của người dùng.

Content Management System – CMS (Hệ thống quản trị nội dung): Là một ứng dụng máy tính hỗ trợ tạo và cập nhật nội dung số bằng giao diện đơn giản. Một số nền tảng CMS phổ biến bao gồm WordPress, Drupla, Joomla.

Customer Relationship Management – CRM (Quản trí mối quan hệ khách hàng): Một giải pháp phần mềm đặc biệt giúp đồng bộ hóa và tự động hóa các mối quan hệ khách hàng của doanh nghiệp.

Customer Lifetime Value – CLV (Giá trị trọn đời): Phép ước tính và dự báo về lợi mà một khách hàng mang lại cho doanh nghiệp suốt hành trình phát triển.

D

DDoS (Denial of Service): tấn công từ chốiphục vụ, khi host server bị tấn công dồn dập bởi các lệnh, làm tràn khảnăng xử lý nên tạm ngưng hoạt động làm cho website bị ngưng hoạt độngtrong thời gian đó.

Digital Signature: chữ ký điện tử, là một dãy ký tự được mã hóa có tác dụng chứng thực.

Distributor (Nhà phân phối): Trung gian giữa nhà sản xuất và nhà bán lẻ.

Digital Goods: Thuật ngữ được đặt cho các sản phẩm kỹ thuật số có thể tải xuống, như âm nhạc, sách điện tử, video, phần mềm, v.v.

Dispute (Khiếu nại):là khiếu nại cho một giao dịch từ phía người mua hàng. Khiếu nại thườngdẫn đến hậu quả là xuất hiện giao dịch đòi bồi hoàn. Một khiếu nại cóthể xuất hiện bởi các lý do như bị lợi dụng thông tin thẻ, giao dịchlỗi…

DNS (a.k.a. Domain Name Service, Domain Name Server): Máy chủ DNS chuyển đổi địa chỉ IP thành tên miền. Đó là kết nối giữa tên miền và các tệp trang web được lưu trữ trên máy chủ.

Domain (Tên miền): Địa chỉ gốc cho một trang web

Drop-ship: Phương thức quản lý chuỗi cung ứng mà nhà bán lẻ không sở hữu hàng hóa, nhà cung cấp/nhà sản xuất/nhà bán buôn sẽ phụ trách xử lý đơn hàng, giao sản phẩm đến người mua dưới thông tin nhà bán lẻ.

E

Ecommerce: Thương mại điện tử. Những giao dịch thương mại được thực hiện trong môi trường internet.

Email Marketing: Là việc sử dụng email để tiếp thị trực tiếp các sản phẩm thương mại. Điều này cũng bao gồm việc gửi bản tin và chương trình khuyến mãi cho khách hàng hiện tại hoặc tiềm năng.

F

Fulfillment: Tiến trình lấy hàng, đóng gói, xử lý và giao hàng.

Fraud prevention: Chương trình quản lý rủi ro của dịch vụ thanh toán để giảm những thiệt hại do giao dịch giả mạo gây ra

H

HTML (Ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản)

Một loại ngôn ngữ lập trình được tạo riêng để hiển thị các trang web và ứng dụng trong trình duyệt web.

Homepage (Trang chủ website): Trang chủ là trang web đầu tiên mà khách truy cập thường thấy khi họ truy cập trực tiếp vào trang web của bạn. Ví dụ: chúng tôi Vì vậy, trang chủ thường nhận được thêm sự tập trung và chú ý để đảm bảo khách truy cập được hướng đến các sản phẩm hoặc thông tin họ tìm kiếm.

High Risk Business: Doanh nghiệp có quá nhiều rủi ro dẫn đến việc bị từ chối sử dụng một số dịch vụ từ các đối tác.

HTTP (HyperText Transfer Protocol): HTTP là giao thức được sử dụng để liên lạc dữ liệu cho World Wide Web. Các nút của siêu văn bản có cấu trúc (một trang web) được kết nối với nhau bằng các siêu liên kết (các liên kết kết nối một trang web với một trang web khác).

HTTPS: Tương tự như HTTP, ngoại trừ giao tiếp dữ liệu qua kết nối được mã hóa an toàn. Ngày nay, việc sử dụng https trong các shop bán hàng trực tuyến hoặc các trang web có sử dụng chức năng thanh toán là điều gần như bắt buộc.

I

Inventory (Hàng tồn kho): Hàng tồn kho bao gồm sản phẩm, vật liệu thô, hàng hóa đang trong quá trình sản xuất, thành phẩm…để đưa vào tiêu thụ.

Integration (Tích hợp hệ thống): Là quá trình kết nối website bán hàng trực tuyến đến hệ thống thanh toán trực tuyến hoặc một ứng dụng bên thứ ba. Một số đơn vị có thể yêu cầu những phương thức tích hợp riêng để phù hợp với hệ thống bán hàng trực tuyến

L

Landing Pages (Trang đích): Một trang của website được khách truy cập bằng cách nhấp vào một liên kết trên một trang web khác.

Logistics: Công việc/dịch vụ/ngành làm nhiệm vụ quản lý sản phẩm và các tài nguyên khác, đảm bảo đưa sản phẩm từ điểm lưu trữ hàng hóa đến điểm tiêu thụ. Trong thương mại điện tử, logistics là quá trình lấy hàng từ người bán, xử lý đơn hàng và giao hàng cho người mua.

M

Manufacturer (Nhà sản xuất): Doanh nghiệp tạo ra sản phẩm để tiêu thụ.

Manufacturer’s Suggested Retail Price (MSRP) – Giá đề nghị của nhà sản xuất: Mức giá mà nhà sản xuất giới thiệu với người mua, có thể chênh lệch với mức giá thực tế của nhà bán lẻ.

Margins (Lợi nhuận biên): Chênh lệch giữa mức giá thành (bao gồm giá nhập và các chi phí khác) và mức giá bán lẻ thực tế trên thị trường.

M-commerce (Thương mại di dộng): Thương mại điện tử được phát triển trên nền tảng di động. Đây là xu hướng nổi bật trong thị trường thương mại điện tử Đông Nam Á.

Merchant: Là tổ chức sử dụng phương thức thanh toán trực tuyến để bán hàng hóa và dịch vụ

Multi-channel retailing (Bán hàng trên nhiều kênh): Sản phẩm được phân phối từ 2 kênh bán lẻ trở lên, bao gồm cửa hàng trực tuyến, gian hàng thương mại điện tử,…

N

Net Profit (Lợi nhuận ròng): Khoản thu nhập có được sau khi trừ hết các chi phí và thuế.

Niche: Thị trường ngách

O

Open rate: Tỷ lệ mở đề cập đến tỷ lệ người nhận bản tin đã mở bản tin. Con số này thường khó lấy chính xác vì có những hạn chế về dữ liệu nào có thể được gửi lại cho người gửi ban đầu.

Order Tracking (Theo dõi đơn hàng): Thông tin hành trình, cập nhật từ lúc hoàn tất đặt hàng đến giao hàng được theo dõi thông qua mã vận đơn, số theo dõi được cung cấp khi hoàn tất giao dịch đặt hàng.

Outsource (Thuê ngoài): Quá trình sử dụng dịch vụ của đơn vị khác hoặc bên thứ 3 để hoàn tất công việc mà không sử dụng nguồn lực nội bộ.

P

Payment Gateways (Cổng thanh toán): Ứng dụng/nền tảng tạo ra môi trường thanh toán an toàn, đảm bảo cho các giao dịch trực tuyến.

POD (Print On Demand): In ấn theo yêu cầu

POD fulfillment: Là đơn vị nhận In, đóng gói và giao hàng các sản phẩm về POD.

Point of Sale (a.k.a. P.O.S.): Điểm bán hàng là thời gian và địa điểm nơi giao dịch bán lẻ hoàn tất.

Product (Sản phẩm): Một sản phẩm là một mặt hàng được bán. Đây có thể là một sản phẩm vật lý hoặc hàng hóa kỹ thuật số, chẳng hạn như ebook.

Physical Product (Sản phẩm vật lý): là những sản phẩm sử dụng ở đời thật (chẳng hạn như áo thun, mũ, giày….) được bán trên các cửa hàng trực tuyến.

R

Responsive (Đáp ứng màn hình): Trang web cho phép người dùng xem và thao tác dễ dàng trên tất cả các loại màn hình với kích thước khác nhau.

Retailer (Nhà bán lẻ): Người bán sản phẩm trực tiếp cho người tiêu dùng cuối cùng.

Refund (Hoàn tiền): Là yêu cầu giao dịch hoàn tiền cho ngân hàng thanh toán. Mục đích của giao dịch hoàn tiền là trả lại một phần hay toàn bộ số tiền đã trả khi mua hàng hóa và dịch vụ cho người mua hàng.

Return (Hoàn trả hàng): Là người mua phải hoàn trả lại hàng hóa đã mua tới kho người bán nếu họ không hài lòng SP và yêu cầu refund

Recurring payment: Là một giao dịch hay yêu cầu thanh toán được lặp lại từ lần giao dịch đầu tiên. Ví dụ, giao dịch đăng ký thanh toán hàng tuần, hàng tháng.

Redirect (Chuyển hướng): Là chuyển hướng người dùng sang trang sang một trang đích hoặc trang thanh toán khi họ nhấp vào liên kết.

Risk: Rủi ro

S

Search Engine Optimization (SEO) – Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm: Quá trình tối ưu trang web để thân thiện với robot của công cụ tìm kiếm.

Shipping (Giao hàng): Quá trình vận chuyển sản phẩm từ nhà bán lẻ đến khách hàng

Shopping cart: Là một module của phần mềm cho phép thực hiện các bước đặt hàng trực tuyến. Các bước thực hiện thông thường là: Chọn hàng hóa, dịch vụ; xem lại đơn hàng; điền thông tin người mua hàng; thanh toán.

Social Media (Truyền thông xã hội): Một thuật ngữ ecommerce được đặt cho các dịch vụ mạng xã hội, chẳng hạn như Facebook, Twitter, Instagram, Google+, v.v.

SKU (Stock-keeping Unit): Là một mã nhận dạng sản phẩm hay còn gọi là đơn vị phân loại hàng hóa tồn kho bằng cách phân loại hàng hóa giống nhau về hình dạng, chức năng… dựa trên một chuỗi các kí tự gồm số và/hoặc chữ. Hay đơn giản là MÃ HÀNG HÓA

SSL (Secure Socket Layer): Một công nghệ bảo mật tiêu chuẩn được sử dụng để thiết lập một liên kết riêng, được mã hóa khi truyền dữ liệu giữa máy chủ web và trình duyệt.

T

Traffic (Lưu lượng truy cập): thuật ngữ ecommerce về số lượng truy cập trên trang web. Có paid traffic (Lưu lượng truy cập trả tiền) và Free Traffic (là lưu lượng truy cập miễn phí)

Transaction (Giao dịch): Là hành động được thực hiện giữa chủ thẻ và người bán hàng dẫn tới các hoạt động tài chính được thực hiện giữa người mua hàng và người bán hàng

Transaction ID (Mã giao dịch): Là dấu hiệu nhận biết một giao dịch và được chuyển cho cổng thanh toán để xử lý. Các mã giao dịch này là duy nhất cho một tổ chức bán hàng.

U

UI (User Interface) – Giao diện người dùng: Các phương tiện giúp người dùng và hệ thống máy tính tương tác với nhau.

UX (User Experience) – Trải nghiệm người dùng: Toàn bộ trải nghiệm người dùng khi sử dụng hệ thống, dịch vụ, tính năng cụ thể của webite.

V

Verified by Visa: Là chương trình của Visa, được thiết kế cho các giao dịch trực tuyến. VbV xác thực chủ thẻ khi thực hiện các giao dịch trực tuyến qua mạng lưới ngân hàng phát hành. VbV bản vệ và giảm thiểu những thiệt hại gây ra bởi các khiếu nại khi xuất hiện các giao dịch giả mạo

W

Web hosting: thuật ngữ ecommerce về nơi lưu trữ dữ liệu trang web thương mại điện tử. Hosting cho phép người dùng truy cập thông tin cần thiết trên website.

Dhl Ecommerce Giới Thiệu Dịch Vụ Dhl Parcel Metro Same Day Tại Việt Nam

Thông cáo Báo chí: Thành phố Hồ Chí Minh 05/30/2018

Dịch vụ giao hàng trong đô thị mới của DHL sẽ cung cấp nhà bán lẻ trực tuyến Việt Nam các giải pháp giao hàng trong ngày nhanh chóng và linh hoạt

Với dịch vụ giao hàng trong ngày, khách hàng có thể theo dõi quá trình vận chuyển, bổ sung các yêu cầu đặc biệt hoặc thay đổi lịch giao hàng thông qua nền tảng công nghệ DHL

DHL eCommerce, một bộ phận của tập đoàn Deutsche Post DHL, hôm nay công bố ra mắt dịch vụ vân chuyển DHL Parcel Metro Same Day tại hai thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội. Theo đó, thông qua dịch vụ mới này của DHL, các nhà bán lẻ trực tuyến tại Việt Nam có thể cung cấp dịch vụ giao hàng trong ngày cho khách hàng tại cả hai thành phố, giúp họ theo dõi đơn hàng theo thời gian thực và thay đổi lịch trình giao hàng được phát triển trên nền tảng công nghệ của DHL. Ứng dụng khái niệm “giao hàng linh hoạt”, dịch vụ DHL mới có khả năng tiếp cận với nhiều hình thức vận chuyển khác nhau nhằm giúp việc giao hàng của các nhà bán lẻ diễn ra nhanh chóng và linh hoạt, đảm bảo hoàn thành trong ngày với chi phí hợp lý.

“Theo dự báo, thành phố Hồ Chí Minh sẽ trở thành nền kinh tế tăng trưởng nhanh thứ hai tại Châu Á với mức tăng trưởng hằng năm lên đến 8% vào năm 2021, do đó đối với chúng tôi, Việt Nam vẫn luôn được xem là thị trường đầy tiềm năng. Hơn nữa, với khoảng 30% dân số tại Việt Nam được dự đoán sẽ chuyển sang mua sắm trực tuyến vào năm 2020 cho thấy nhu cầu giao hàng của ngành thương mại điện tử sẽ tăng lên đáng kế trong thời gian tới”, ông Charles Brewer, Tổng Giám đốc điều hành DHL eCommerce chia sẻ.

“Trên thế giới, nhu cầu vận chuyển trong ngày được kỳ vọng tăng 43% tính đến năm 2015 và chiếm 22% thị phần vận chuyển B2C nội địa trên vào lúc đó. Trong bối cảnh giao thông tắc nghẽn nghiêm trọng, cơ sở hạ tầng bị đánh thuế cao và chi phí tăng lên, song song với lượng đơn hàng thương mại điện tử tiếp tục tăng trưởng mạnh thì người tiêu dùng vẫn trông đợi vào dịch vụ giao hàng nhanh chóng và chuyển phát trong ngày. Theo đó, dịch vụ vận chuyển trong ngày DHL Parcel Metro Same Day ra đời nhằm đảm bảo sản phẩm được giao thành công đến tay người mua, đồng thời cung cấp cho các nhà bán lẻ dịch vụ nhanh chóng, linh hoạt, rõ ràng và đáng tin cậy để xây dựng lòng tin của người tiêu dùng”, ông Brewer cho biết thêm.

Dịch vụ DHL Parcel Metro Same Day được thêm vào nhóm các dịch vụ chuyển phát nhanh nội địa hiện đang được công ty DHL eCommerce Việt Nam triển khai tại thị trường Việt Nam thông qua nguồn lực giao hàng sẵn có bao gồm đội xe tải, xe máy, các tuyến vận chuyển hàng không và đường bộ kết nối các trạm trung chuyển để chuyển phát tại thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và những thị trường chính khác. Cùng với mạng lưới hơn 250 điểm dịch vụ của DHL, DHL eCommerce cung cấp các địa điểm nhận hàng và trả hàng thuận lợi cho người bán và người mua trên khắp cả nước. Đồng thời, DHL eCommerce sẽ cung cấp các dịch vụ hoàn tất đơn hàng (fulfillment service) cùng với DHL Parcel Metro Same Day nhằm cung cấp đến nhà bán lẻ các giải pháp thương mại điện tử được nội địa hóa, cho phép lưu trữ hàng hóa tại những địa điểm gần với khách hàng và phân phối hàng hóa nhanh hơn, hiệu quả hơn cho họ.

Thị trường thương mại điện tử Việt Nam đang phát triển với tỷ lệ 32% CAGR trong giai đoạn từ 2018-2022, theo Euromonitor, và người tiêu dùng – đặc biệt là người tiêu dùng tại thành thị và thế hệ Millennial (thế hệ sinh từ năm 1980 đến 1998) – có nhu cầu ngày càng cao về dịch vụ giao hàng ngay và trong ngày cho các đơn hàng trực tuyến. Để mang lại trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng, không chỉ dựa vào các dịch vụ giao hàng nhanh chóng và đáng tin cậy, các nhà bán lẻ còn phải xây dựng trải nghiệm số hoá đồng nhất, thể hiện nét đặc thù của thương hiệu nhằm giúp khách hàng hoàn toàn tự tin khi đặt hàng. Giao diện lập trình ứng dụng (API) và các thiết kế tùy chỉnh của DHL Parcel Metro Same Day sẽ giúp các nhà bán lẻ trực tuyến dễ dàng mang đến trải nghiệm giao hàng liền mạch và xây dựng được lòng tin ở khách hàng”, ông Thomas Harris, Giám đốc điều hành DHL eCommerce Việt Nam, cho biết.

Dịch vụ DHL Parcel Metro Same Day còn giúp nhà bán lẻ trực tuyến quảng bá thương hiệu thông qua dịch vụ giao hàng với khả năng theo dõi đơn hàng theo thời gian thực và thay đổi lịch trình giao hàng thông qua nền tảng số hóa có khả năng tùy chỉnh toàn diện của DHL. Nền tảng số sử dụng công cụ điều phối và định tuyến mạnh mẽ để giảm thiểu chi phí và gia tăng hiệu suất hoạt động, đồng thời tích hợp nhiều phương thức giao hàng khác nhau – bao gồm xe máy, xe đạp, đi bộ, xe tải và xe ô tô để có thể tối đa hóa tốc độ vận chuyển trong tình trạng đô thị thường xuyên tắc nghẽn giao thông.

Thuộc tập đoàn Deutsche Post DHL, DHL eCommerce ra đời vào 2014 nhằm hỗ trợ mục tiêu tập trung phát triển của Tập đoàn về các giải pháp hậu cần trong thương mại điện tử. Cùng với các bộ phận khác như DHL Express, DHL Supply Chain và DHL Global Forwarding và chi nhánh Blue Dart Express tại Ấn Độ, tập đoàn cung cấp các giải pháp đầu-cuối cho các nhà bán lẻ trực tuyến. Cụ thể bao gồm dịch vụ vận chuyển xuyên biên giới của DHL Express và các giải pháp có chi phí hợp lý của DHL eCommerce; các giải pháp hoàn tất đơn hàng (fulfillment) thực hiện thông qua DHL eCommerce và DHL Supply Chain; và các giải pháp vận tải hàng không/đường biển/đường bộ/đường sắt của DHL Global Forwarding.

Để biết thêm thông tin về dịch vụ DHL Parcel Metro Same Day tại Việt Nam, vui lòng truy cập www.dhl.com/ParcelMetro-Vietnam

Thuật Toán, Ngôn Ngữ Thuật Toán

Khái niệm thuật toán: là một hệ thống nhất chặt chẽ và rõ ràng các quy tắc nhằm xác định một dãy các thao tác thực hiện trên các đối tượng, bảo đảm sau một số hữu hạn bước sẽ đạt tới mục tiêu đã được định trước.

Ví dụ:

Thuật toán E: (Xác định ước chung lớn nhất của 2 số nguyên dương A và B)

B1:Nhập A và B.

B2: Gán m=A và gán n=B

B3: Chia m cho n (phép chia nguyên). Số dư tìm được là R

B4: Nếu R=0 thì chuyển tới bước 6

Nếu R≠0 thì chuyển xuống bước 5

B5: Gán m=n, n=R. quay về thực hiện bước 3

B6: thông báo kết quả UCLN (A,B) = n và kết thúc.

Các đặc trưng:

A. Tính dừng: sau một hữu hạn bước, thuật toán phải dừng. Trong ví dụ trên, thuật toán E chắc chắn sẽ dừng sau hữu hạn bước, vì dãy số dư R là các số nguyên dương giảm dần, và như vậy nhất định phải tiến về 0.

Chú ý do đặc điểm của thao tác điều khiển “thực hiện bước thứ k” cho nên mặc dù số bước mô tả trong thuật toán có thể là hữu hạn , nhưng tính dừng của thuật toán vẫn chưa được đảm bảo.

B. Tính xác định: ở mỗi bước của thuật toán, các thao tác phải hết sức rõ ràng, không được gây nên sự nhập nhằng, lẫn lộn, tùy tiện, có thể hiểu thế nào cũng được. Nói rõ hơn, nếu trong cùng 1 điều kiện, hai bộ xử lý khác nhau cùng thực hiện 1 bước của thuật toán phải cho những kết quả như nhau.

C. Tính hiệu quả: Trước hết, thuật toán cần phải đúng đắn, nghĩa là sau khi đưa dữ liệu vào, thuật toán phải hoạt động và sau quá trình thực hiện phải đưa ra kết quả như ý muốn.

D. Tính phổ dụng: thuật toán có thể giải bất kì một bài toán nào trong các bài toán đang xét. Cụ thể là thuật toán có thể có các đầu vào là các bộ dữ liệu khác nhau trong 1 miền xác định, nhưng luôn phải dẫn đến kết quả mong muốn.

E. Các yếu tố vào ra: đối với 1 thuật toán, có thể có nhiều đại lượng được đưa vào cũng như nhiều đại lượng sẽ được đưa ra. Các đại lượng được đưa vào hoặc ra được gọi là dữ liệu hoặc ra. Tập hợp các bộ dữ liệu mà thuật toán có thể áp dụng để dẫn tới kết quả gọi là miền xác định của thuật toán. Sau khi dùng thuật toán tùy theo chức năng mà thuật toán đảm nhiệm chúng ta thu được một số dữ liệu xác định

Ngôn ngữ thuật toán: Một ngôn ngữ được dùng để mô tả thuật toán được gọi là ngôn ngữ thuật toán. Thuật toán thường được dùng để mô tả bằng một dãy các lệnh. Bộ xử lý sẽ thực hiện các lệnh đó theo một trật tự nhất định cho đến khi gặp lệnh dừng thì kết thúc.

A. Ngôn ngữ liệt kê từng bước

Đây là cách dùng ngôn ngữ thông thường liệt kê theo từng bước phải làm của thuật toán.

– ví dụ giải phương trình bậc 2: ax” + bx +c = 0 (với a khác 0)

B1: Nhập a,b,c;

B2: Nếu a=0 quay về bước 1, nếu a khác 0 tính Δ=b”-4ac;

B3: Nếu Δ<0, kết luận phương trình vô nghiệm và sang bước 6;

B4: Nếu Δ=0, kết luận phương trình có nghiệm kép, tính theo công thức: x1=x2=-b/2a và sang bước 6;

Bước 6: kết thúc.

B. Ngôn ngữ sơ đồ khối:

Một trong các ngôn ngữ thuật toán có tính trực quan cao, và dễ cho chúng ta nhìn thấy rõ toàn cảnh của quá trình xử lý của thuật toán được tạo lập từ các yếu tố cơ bản sau đây:

– khối thao tác: hình chữ nhật, ghi lệnh cần thực hiện. có 1 mũi tên vào và 1 tên ra (ví dụ a:=a-b, i:=i-1)

– khối điều kiện: hình thoi,ghi điều kiện cần kiểm tra, 1 vào và 2 ra (Đ và S)

-Các mũi tên

– Khối bắt đầu thuật toán: hình elip có chữ B

– khối kết thúc thuật toán: hình elip. K

– khối nối tiếp: hình tròn, ghi số nguyên dương hoặc chữ cái

C. Ngôn ngữ lập trình:

Một thuật toán được mô tả dưới 1 ngôn ngữ cụ thể nào đó mà có 1 máy tính hiểu được, được gọi là 1 chương trình. Một ngôn ngữ thuật toán mà máy tính hiểu được, được gọi là ngôn ngữ lập trình.

Share this:

Twitter

Facebook

Like this:

Số lượt thích

Đang tải…

Thuật Ngữ Trong Rap – Những Thuật Ngữ Rapper Nhất Định Phải Biết

1.

    

Một số thuật ngữ trong Rap

Flow: là cách mà một rapper thể hiện sáng tác của mình nhằm biến những lyrics trở thành một “giai điệu” riêng biệt. Các rapper sẽ sử dụng những kĩ thuật về việc nhả chữ, nhấn nhá và flow nhịp sao cho đoạn rap đi theo một nhịp điệu nhất định, liền mạch và mượt mà.

Fastflow: Là thuật ngữ chỉ những Rapper đi theo xu hướng rap nhanh hoặc rất nhanh. Fastflow đòi hỏi người Rapper phải có kĩ năng cực tốt trong cách phát âm cũng như ghi nhớ Lyrics.

Skill Lyric: nói về kĩ năng viết lời của một Rapper. Lyric trong Rap đóng một vai trò cực kì lớn để truyền tải nội dung, thông điệp và cảm xúc. Do đó, các sản phẩm sỡ hữu lyric tốt sẽ luôn được đảm bảo về mặt nội dung, truyền tải tốt thông điệp và lôi kéo được sự đồng cảm và chú ý từ khán giả.

Metaphor (Ẩn dụ): là kĩ năng để tăng độ “mean”. Tức là, thay vì sử dụng từ ngữ “thô và thật”, thì Rapper sẽ khéo léo đưa các phép ẩn dụ vào lyric bài hát để không mang lại cảm giác thô tục nhưng vẫn đảm bảo được tính “điệu nghệ”.

“… Anh làm rất nhiều thứ, để đồng tiền trong ví chật

Người ta không quý con ong mà người ta chỉ quý mật …”

~ Trích “Hai triệu năm” – Đen Vâu ~

Multi Rhymes – Vần đa âm: Đây là hình thức Rapper sử dụng những từ ngữ đơn hoặc đôi cùng vần. Ví dụ, vần đơn như yêu – kiêu, thương – vương, tay – bay, … vần đôi: tương lai – sương mai, yêu thương – tơ vương, … Việc gieo vần trong lyric mang đến cảm giác liền mạch, liên kết giữa các câu rap khiến người nghe không bị tụt mood.

“… Long lanh lấp lánh kiêu sa

Long bào châu báu thêu hoa

Xưng hùng xưng bá ngai vàng chói loá

Nơi trần gian chốn xa hoa …”

~ Trích “Phiêu lưu ký” – Dế Choắt ~

Bar: có thể hiểu đơn giản là một câu. Độ dài của 1 bar tuỳ thuộc vào các Rapper cũng như tính chất bài hát, sẽ có bar rất dài và cũng có bar rất ngắn.

Wordplay: Hay còn gọi là kĩ thuật chơi chữ trong Rap. Thường các rapper sẽ sử dụng từ ngữ đồng âm để bày tỏ nội dung của một vấn đề khác. Tuy nhiên không phải Rapper nào cũng có thể chơi chữ một cách khéo léo để không khiến người nghe bị “xoắn não”.

“… Ơ hay đang vui mà nhỉ

Nàng muốn đi chơi mà nhỉ

Không có áo mưa nên đành thôi lại phải về nhà nghỉ …”

~ Trích “Tình hình thời tiết” – Tlinh x AK49 x Hà Quốc Hoàng ~

Offbeat: là thuật ngữ chỉ phần trình diễn có flow nhịp sai lệch hoàn toàn so với phần Beat. Có thể hiểu nôm na là do Rapper bị mất kiểm soát, dẫn đến phần rap không ăn nhập với nhạc.

Freestyle: có hiểu đơn giản giống như “xuất khẩu thành thơ”. Đối với một bản Rap thông thường, các nghệ sĩ phải chuẩn bị kĩ lưỡng về lyric, beat, flow, … Thì với Freestyle, đây là một “con Beat” được phát ngẫu nhiên, và Rapper phải ứng biến để flow trên nền nhạc đó. Freestyle là một hình thức giúp khẳng định thực lực và tài năng của một Rapper chân chính.

Beef: Chỉ mâu thuẫn xảy ra giữa hai hoặc nhiều người, từ đó dẫn đến những cuộc cãi vã, ẩu đả, … Tương tự, trong Rap, khi các Rapper có Beef với nhau, họ sẽ có những màn tranh cãi bằng Rap Diss.

Diss: Là việc Rapper sử dụng lyric trên nền nhạc với mục đích công kích vào một đối tượng nào đó. Do đó, lyric trong Rap Diss thường xuất hiện khá nhiều những câu chữ gai góc, thậm chí có phần tục tĩu.

Punchline: được hiểu như là một câu chốt mang tính đả kích, những vẫn đảm bảo được việc gây cười hoặc khiến khán giả phải “wow” lên đầy kinh ngạc. Để đạt được hiệu quả tốt, Rapper cần có kĩ năng tốt trong việc sử dụng lối chơi chữ hay ẩn dụ, …

2.

    

Một số từ lóng trong âm nhạc/nhạc rap

Beef/ Rap Battle: cuộc tranh tài giữa các ca sĩ bằng nhạc.

Ft/ Feat./ Featuring: Hợp tác hát chung.

Dizz/ Diss: Dùng nhạc và lyrics nhằm công kích đối thủ.

Rep/ Reply: trả lời bài Diss của đối thủ.

Midside: ám chỉ cộng đồng Underground khu vực miền Trung.

Eastside: ám chỉ cộng đồng Underground khu vực phía Đông.

Westside: ám chỉ cộng đồng Underground khu vực phía Tây.

Southside: ám chỉ cộng đồng Underground khu vực phía Nam.

Northside: ám chỉ cộng đồng Underground khu vực phía Bắc.

3.

    

Một số thuật ngữ Rap thông dụng khác

G: là từ viết tắt của những chữ “Guy, Girl, Gangsta, God”.

Toy: Ý chỉ những thành viên vớ vẩn hoặc gà trong Hip Hop nhưng không phải vì mới tập, và không phải được gọi mà bị gọi.

Rookie: Ý chỉ những thành viên mới tham gia thị trường nhạc Rap. Các Rookie vẫn còn có khả năng phát triển được.

Writer: có nghĩa là Graffiti Artist, và cũng là người viết lời nhạc Hip hop.

Homie: Viết tắt của chữ Homeboy, có nghĩa là bạn bè cực thân cận, đồng đội, có thể thân đến mức sẵn sàng hy sinh vì nhau.

Crew: tên gọi khác của team, đội.

Bboy: Nam nhảy Breakdance.

Bgirl: Nữ nhảy Breakdance.

Popper: Là từ gọi chung cho người nhảy popping. Là một thể loại vũ điệu đường phố dựa trên kĩ thuật làm co và thả lỏng thật nhanh để tạo những cú “giật” trên cơ thể.

MC – Master of Ceremonies: Trong thời kì khai sinh của Hip Hop, MC thường là người được giới thiệu và khuấy động không khí trong những Block Parties. Sau đó, những người này phát triển thành các Rapper.

4.

    

Các thể loại nghệ thuật trong Hip hop đường phố

Rap: Được hiểu như việc đọc hoặc nói những câu từ theo nhịp điệu, vần điệu. Là một phần không thể thiếu trong văn hoá Hip hop, Rap có thể được thể hiện trên nền nhạc hoặc hát “chay”, được coi như sự giao thoa giữa nói và hát. Rap Việt được khai sinh từ năm 1997. Trải qua nhiều năm phát triển, Rap ngày càng phổ biến và được nhiều khán giả Việt đón nhận.

Dubstep: là một nhánh của nhạc Dance điện tử (EDM), ra đời từ những năm 1990 ở Anh. Khác với Trance, House, … thể loại nhạc này khiến người nghe cực kì hưng phấn nhờ phần bass và drum rất “nặng đô”. Một bản Dubstep thường chia làm 4 phần (Intro – Bass drop – mid-section – outro), trong đó, điểm nổi bật và đặc trưng nhất nằm ở phần Bass drop. Đây là dòng nhạc cực phù hợp dành cho những người có cá tính mạnh mẽ. Tại Việt Nam, Dubstep được khán giá biết đến rộng rãi với ca khúc “Trắng đen” của ca sĩ Mỹ Tâm. Tuy đoạn nhạc này sau đó dính phải lùm xùm đạo nhạc, nhưng cũng đã tạo nên khởi đầu mới cho dòng nhạc này tại nước ta. Hiện tại, Dubstep đã không còn xa lạ tại Vpop. Đã có rất nhiều ca khúc Việt pha trộn Dubstep, hay đậm chất Dubstep được khán giả cực kì yêu thích.

Dubstep – một nhánh của dòng nhạc EDM

Hip hop: ra đời từ những năm 1970 trong cộng đồng người Mỹ Phi trẻ tại khu Bronx, New York. Khi nói đến Hip hop, người ta thường nhắc nhiều hơn đến văn hoá Hip hop, bao gồm Rap, DJ, Breakdance và Graffiti. Tại Việt Nam, Hip hop du nhập từ đầu thập niên 90 qua các điệu nhảy Breakdance. Trải qua nhiều năm phát triển, văn hoá Hip hop đã trở thành một phần không thể thiếu đối với người Việt, đặc biệt là giới trẻ.

Mumble Rap: Đặc điểm của Mumble Rap là sở hữu nội dung lyrics không rõ ràng và không được chú trọng. Nội dung thường xoay quanh thuốc phiện, tiệc tùng, tiền, trang sức, gái, … Các artist thường xuyên sử dụng “aye flow” khi Rap Mumble Rap. Đôi khi Mumble Rap còn pha trộn giai điệu Pop và áp dụng nhiều hiệu ứng Vocal, Mixing, …