Ngày nay, khi tìm kiếm việc làm, bạn sẽ được nghe và nhắc nhiều về CV như một yêu cầu tất yếu của các nhà tuyển dụng. Tuy nhiên, thuật ngữ không phải ai cũng biết rõ. Vì sao chúng lại có ý nghĩa đến vậy trong quá trình tuyển dụng cũng như ứng tuyển tại một công ty? Bài viết hôm nay,CV là gì Viết Bài Xuyên Việt sẽ cung cấp đến bạn trọn bộ những thông tin cần biết và dễ hiểu nhất về CV. Còn chờ gì nữa, cùng khám phá ngay nào!
CV là thuật ngữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh thông dụng “Curriculum Vitae”, nghĩa là sơ yếu lý lịch của một cá nhân. Đây giống như một bản tóm tắt ngắn toàn bộ những thông tin về người xin việc như: trình độ học vấn, kinh nghiệm làm việc, các kỹ năng sẵn có hay sở thích,… Từ đó, dựa vào bản tóm tắt này, nhà tuyển dụng sẽ có thể đánh giá năng lực của bạn xem có phù hợp với vị trí mà công ty đang cần tuyển dụng hay không?
CV thường được viết rất ngắn nhưng phải súc tích và đầy đủ thông tin cần thiết. Nó không phải là tờ khai lý lịch tự thuật thông thường mà chứa đựng nhiều nội dung nhiều nội dung quan trọng nhằm thể hiện được bản thân mình theo cách đặc biệt, nổi trội nhất.
Cấu trúc của một CV hoàn chỉnh
Thông tin cá nhân: Đây là phần giới thiệu ngắn gọn về bản thân bạn như: Họ tên, ngày tháng năm sinh, địa chỉ sinh sống, quê quán, số điện thoại hay Email liên lạc về sau.
Trình độ học vấn: Phần này bạn có thể liệt kê những cấp học từ trung cấp, cao đẳng, đại học hoặc cao học mà bạn đã trải qua. Ngoài ra, bạn cũng có thể thêm vào các khóa học nghiệp vụ chuyên môn nếu có.
Kỹ năng bản thân bạn sở hữu: Bạn có thể tìm hiểu trước xem vị trí công việc mình đang ứng tuyển cần kỹ năng gì. Sau đó, bạn bổ sung vào CV những kỹ năng đó để có cơ hội gây ấn tượng với nhà tuyển dụng hơn. Chẳng hạn như: kỹ năng giao tiếp, thuyết trình, kỹ năng đánh máy, kỹ năng làm việc nhóm,…
Mục tiêu trong tương lai: Phần này thể hiện ước muốn của bạn trong công việc, đó có thể là kế hoạch ngắn hạn hoặc dài hạn trong tương lai. Nội dung càng rõ ràng càng thể hiện bạn là người có cầu tiến, có kế hoạch trong cuộc sống dễ gây ấn tượng với nhà tuyển dụng.
Các chứng nhận và giải thường nếu có: Các chứng chỉ có thể kể như bằng cấp tiếng Anh, bằng vi tính,…
BẠN NÊN BIẾT: 10 trang tuyển dụng uy tín tại Việt Nam hiện nay
Tầm quan trọng của CV đối với quá trình tuyển dụng
CV được xem là công cụ biểu hiện cá nhân hiệu quả nhất
CV thể hiện chính xác, nhanh nhất bạn có phù hợp với vị trí công việc
Những thông tin mà bạn viết trong CV rất quan trọng, chúng có thể thể hiện được sự phù hợp của bạn đối với công việc mà mình muốn ứng tuyển. Tùy vào ngành nghề, lĩnh vực mà bạn ứng tuyển, bạn có thể vận dụng khả năng sáng tạo của mình mà trình bày sao cho thật hợp lý, khéo léo.
Chẳng hạn, bạn đang ứng tuyển vào công việc báo chí, thì văn phong, giọng điệu có thể giúp nhà tuyển dụng đánh giá bạn ngay. Hoặc, khi bạn nộp CV cho vị trí kế toán, việc trình bày CV sạch sẽ, gọn gàng, quyết đoán, tỉ mỉ sẽ là ưu thế rất lớn.
THAM KHẢO THÊM:
Hạn chế được những thủ tục rườm rà, không quan trọng
Có CV với đầy đủ mọi thông tin về bản thân rồi, các giấy tờ khác sẽ không còn quan trọng. Việc phỏng vấn, tuyển dụng cũng được thúc đẩy nhanh chóng, hiệu quả hơn. Sau khi được nhận việc, bạn mới phải quan tâm đến các giấy tờ kèm theo để nộp cho công ty theo đúng quy trình pháp luật. Bởi, khi phỏng vấn, nhà tuyển dụng chú trọng nhất là phần kinh nghiệm, năng lực của bạn chứ không phải đi kiểm tra giấy tờ.
Giữa hàng ngàn chiếc CV gửi về, điều bạn cần làm là phải xây dựng sao cho CV của mình thật ấn tượng, nổi bật. Làm điều đó như thế nào?
Đầu tiên, bạn hãy trình bày CV thật rõ ràng, sạch đẹp, không rối mắt, quá sặc sỡ.
Hãy chú trọng đến những từ khóa ảnh hưởng đến vị trí công việc mà bạn ứng tuyển.
Nội dung CV ngắn gọn, súc tích, không quá dài hay rườm rà, không đáng có.
Dùng từ ngữ, văn phong đúng mực, không quá khoa trương, to tát và dài dòng lan man.
Đặc biệt, bạn nên tránh sai lỗi chính tả, đây là lỗi thiếu tôn trọng nhà tuyển dụng.
XEM NGAY: Dịch vụ xây dựng thương hiệu cá nhân trên Internet
Hoặc bạn có thể tạo một CV trực tuyến bằng cách xây dựng cho mình một website cá nhân và chia sẻ các lĩnh vực mà bạn đã và đang xây dựng trong quá trình tích lũy kinh nghiệm làm việc.