Thuật Ngữ Bida / Top 13 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 10/2023 # Top Trend | 2atlantic.edu.vn

Thuật Ngữ Server Và Thuật Ngữ Client

Bài viết giới thiệu 2 khái niệm Server và Client trong lập trình. Ngoài ra 2 khái niệm này cũng là khái niệm chung cho các lĩnh vực khác và có ý nghĩa tương tự.

Ngữ nghĩa của Server và Client

Từ tiếng Anh dịch sang tiếng Việt có thể hiểu:

Server là 1 thành phần cung cấp dịch vụ.

Client thừa hưởng các dịch vụ này.

Server và Client đề cập trong bài này

Khi nhận được 1 yêu cầu thì thành phần yêu cầu sẽ là Client. Trong lập trình 1 hàm cần sử dụng 1 hàm khác như yêu cầu 1 hàm trả về tổng của 2 số nguyên:

void sum(int a, int b) { int c = a + b; std::cout << c; }

/* int main() { sum(5, 10); } */

Yêu cầu hàm cần tính tổng 2 số, khi sử dụng hàm không nhận được kết quả này, sum(int, int) là 1 “server” nhưng cung cấp dịch vụ chưa ổn do không trả về kết quả, Client trong trường hợp này là nơi gọi hàm sum(int, int) trong hàm main() không lấy được kết quả từ hàm sum().

Đoạn code trên nên được điều chỉnh lại để server cung cấp dịch vụ đúng đắn hơn:

int sum(int a, int b) { int c = a + b; return c; } Các ví dụ khác về server và client Trong lập trình hướng đối tượng, xét ví dụ kế thừa kiểu public /* SERVER CODE */ class Community { private: int att1; protected: int att2; public: void Share() { } }; /* KẾ THỪA KIỂU PUBLIC */ class Stdio: public Community { private: int att3; public: void ShareArticle() { } }; /* CLIENT CODE int main() { Stdio obj; } */

class Community là server code của class Stdio.

class Stdio là server code của khai báo Stdio obj trong hàm main().

Các số chẵn trong một mảng

void GetEvenIntegerList(int* integerList, int n) { for (int i = 0; i < n; n++) { if (integerList[i] % 2 == 0) { std::cout << integerList[i]; } } }

Server code này đã không thỏa mãn lắm chức năng Server, các Client không thể sử dụng được dịch vụ này, cụ thể là không nhận được danh sách số chẵn như mong đợi. Cải tiến lại như sau:

void GetEvenIntegersList(int* integerList, int n, int*& eIntegerList, int &m) { m = 0; for (int i = 0; i < n; i++) { if (integerList[i] % 2 == 0) { m++; } } if (m == 0) return; int* eIntegerList = new int[m]; int k = 0; for (int i = 0; i < n; i++) { if (integerList[i] % 2 == 0) { eIntegerList[k++] = integerList[i]; } } }

Hiện thực đúng đắn một Server sẽ đòi hỏi nhiều kỹ năng hơn, lâu dài sẽ tạo nên một khả năng “đóng gói” sản phẩm, dịch vụ mà người dùng hoặc client nói riêng chỉ cần “plug-and-play”. Không chỉ tiện lợi, tăng độ tin cậy cho sản phẩm mà còn tăng uy tín cho người hiện thực.

Thuật Toán, Ngôn Ngữ Thuật Toán

Khái niệm thuật toán: là một hệ thống nhất chặt chẽ và rõ ràng các quy tắc nhằm xác định một dãy các thao tác thực hiện trên các đối tượng, bảo đảm sau một số hữu hạn bước sẽ đạt tới mục tiêu đã được định trước.

Ví dụ:

Thuật toán E: (Xác định ước chung lớn nhất của 2 số nguyên dương A và B)

B1:Nhập A và B.

B2: Gán m=A và gán n=B

B3: Chia m cho n (phép chia nguyên). Số dư tìm được là R

B4: Nếu R=0 thì chuyển tới bước 6

Nếu R≠0 thì chuyển xuống bước 5

B5: Gán m=n, n=R. quay về thực hiện bước 3

B6: thông báo kết quả UCLN (A,B) = n và kết thúc.

Các đặc trưng:

A. Tính dừng: sau một hữu hạn bước, thuật toán phải dừng. Trong ví dụ trên, thuật toán E chắc chắn sẽ dừng sau hữu hạn bước, vì dãy số dư R là các số nguyên dương giảm dần, và như vậy nhất định phải tiến về 0.

Chú ý do đặc điểm của thao tác điều khiển “thực hiện bước thứ k” cho nên mặc dù số bước mô tả trong thuật toán có thể là hữu hạn , nhưng tính dừng của thuật toán vẫn chưa được đảm bảo.

B. Tính xác định: ở mỗi bước của thuật toán, các thao tác phải hết sức rõ ràng, không được gây nên sự nhập nhằng, lẫn lộn, tùy tiện, có thể hiểu thế nào cũng được. Nói rõ hơn, nếu trong cùng 1 điều kiện, hai bộ xử lý khác nhau cùng thực hiện 1 bước của thuật toán phải cho những kết quả như nhau.

C. Tính hiệu quả: Trước hết, thuật toán cần phải đúng đắn, nghĩa là sau khi đưa dữ liệu vào, thuật toán phải hoạt động và sau quá trình thực hiện phải đưa ra kết quả như ý muốn.

D. Tính phổ dụng: thuật toán có thể giải bất kì một bài toán nào trong các bài toán đang xét. Cụ thể là thuật toán có thể có các đầu vào là các bộ dữ liệu khác nhau trong 1 miền xác định, nhưng luôn phải dẫn đến kết quả mong muốn.

E. Các yếu tố vào ra: đối với 1 thuật toán, có thể có nhiều đại lượng được đưa vào cũng như nhiều đại lượng sẽ được đưa ra. Các đại lượng được đưa vào hoặc ra được gọi là dữ liệu hoặc ra. Tập hợp các bộ dữ liệu mà thuật toán có thể áp dụng để dẫn tới kết quả gọi là miền xác định của thuật toán. Sau khi dùng thuật toán tùy theo chức năng mà thuật toán đảm nhiệm chúng ta thu được một số dữ liệu xác định

Ngôn ngữ thuật toán: Một ngôn ngữ được dùng để mô tả thuật toán được gọi là ngôn ngữ thuật toán. Thuật toán thường được dùng để mô tả bằng một dãy các lệnh. Bộ xử lý sẽ thực hiện các lệnh đó theo một trật tự nhất định cho đến khi gặp lệnh dừng thì kết thúc.

A. Ngôn ngữ liệt kê từng bước

Đây là cách dùng ngôn ngữ thông thường liệt kê theo từng bước phải làm của thuật toán.

– ví dụ giải phương trình bậc 2: ax” + bx +c = 0 (với a khác 0)

B1: Nhập a,b,c;

B2: Nếu a=0 quay về bước 1, nếu a khác 0 tính Δ=b”-4ac;

B3: Nếu Δ<0, kết luận phương trình vô nghiệm và sang bước 6;

B4: Nếu Δ=0, kết luận phương trình có nghiệm kép, tính theo công thức: x1=x2=-b/2a và sang bước 6;

Bước 6: kết thúc.

B. Ngôn ngữ sơ đồ khối:

Một trong các ngôn ngữ thuật toán có tính trực quan cao, và dễ cho chúng ta nhìn thấy rõ toàn cảnh của quá trình xử lý của thuật toán được tạo lập từ các yếu tố cơ bản sau đây:

– khối thao tác: hình chữ nhật, ghi lệnh cần thực hiện. có 1 mũi tên vào và 1 tên ra (ví dụ a:=a-b, i:=i-1)

– khối điều kiện: hình thoi,ghi điều kiện cần kiểm tra, 1 vào và 2 ra (Đ và S)

-Các mũi tên

– Khối bắt đầu thuật toán: hình elip có chữ B

– khối kết thúc thuật toán: hình elip. K

– khối nối tiếp: hình tròn, ghi số nguyên dương hoặc chữ cái

C. Ngôn ngữ lập trình:

Một thuật toán được mô tả dưới 1 ngôn ngữ cụ thể nào đó mà có 1 máy tính hiểu được, được gọi là 1 chương trình. Một ngôn ngữ thuật toán mà máy tính hiểu được, được gọi là ngôn ngữ lập trình.

Share this:

Twitter

Facebook

Like this:

Số lượt thích

Đang tải…

Thuật Ngữ Trong Game

1 Creep Từ chỉ quân lính trong trò chơi. 2 Farm Từ chỉ việc người chơi ” chăm chỉ” đi kiếm tiền Vàng (thông qua tiêu diệt creep). để lấy gold. Một người được gọi là “đang farm” khi họ hoàn toàn tập trung vào công việc đó. 3 Focus Tập trung vào một mục tiêu cần phải tấn công. 4 Lane Đường đi, lộ trình tiến quân. 5 Mid Viết tắt của từ “lane middle”, là con đường trung tâm dẫn thẳng tới phe đối phương. 6 Top Viết tắt của từ “lane top “, là con đường phía trên dẫn tới phe đối phương. 7 Bot Viết tắt của từ “lane bottom”, là con đường phía bên dưới dẫn tới phe đối phương. 8 Rừng Là các vị trí xen giữa các lane, nơi xuất hiện các neutral creep (gọi nôm na là creep rừng). 9 Harass Có thể hiểu là việc gây áp lực lên đối phương bằng cách tấn công tướng đi trên cùng lane. Về cơ bản harass là chiến thuật quấy rối đối phương ngăn không cho họ farm một cách thoải mái. 10 Juke Là động tác giả khiến cho đối phương khó lòng phán đoán được nước đi của bạn. Thường dùng để trốn thoát khi bị truy đuổi. 11 Pull Mô tả việc quây dụ lính đối phương cho đồng đội cùng đánh. 12 Spam Tức spam skill, dùng 1 skill lặp đi lặp lại nhiều lần. 13 Boss Quái vật/ lính trùm có sức mạnh hơn các loại thông thường. Đánh hạ được Boss, người chơi sẽ nhận được nhiều phần thưởng hậu hĩnh. 14 Roshan Chỉ Boss trong bản đồ thi đấu. 15 Gank Hành động một mình hoặc cùng vài đồng đội bao vây, tập kích anh hùng đơn thân phe địch. 16 B Viết tắt của “back”. Khi đồng đội nói “b” tức là hãy rời khỏi đó hoặc lùi về ngay. 17 TP Viết tắt từ teleport. Sử dụng vật phẩm di chuyển tức thì đến chỗ cần giúp đỡ. 18 Def Phòng thủ 19 Miss

Ám chỉ việc mất dấu một tướng nào đó trên bản đồ. Cẩn thận! Bạn hoặc đồng đội sắp bị tập kích.

20 Skill Chiêu thức, kỹ năng của mỗi nhân vật. Dùng để tấn công đối phương hoặc hỗ trợ đồng đội. 21 Damage Gây sát thương đối phương. 22 Nuke Hoặc nuker. Chỉ việc dùng skill để gây damage lên đối phương. 23 Ult Chiêu thức cuối cùng của tướng (thường rất mạnh hoặc có tác dụng đặc biệt). 24 oom Viết tắt của từ “our of mana”, tức hết mana. 25 Cd Viết tắt từ “cooldown”. Chỉ thời gian mà bạn phải chờ để sử dụng tiếp skill mà bạn vừa dùng xong trước đó. 26 Str Strength – Sức mạnh 27 Int Intelligence – Trí lực. 28 Agi Agility – Nhanh nhẹn. 29 lh Viết tắt từ last-hit, dứt điểm creep để nhận được tiền. 30 Phá trụ Khi binh tuyến phe mình chưa đến tháp phòng thủ phe địch, hành động tấn công tháp phòng thủ gọi là Dota. 31 Giữ trụ Đang trong game, khi đối phương anh hùng âm mưu tiến hành dota, tháp bị tập kích sẽ nhận 1 buff gần như vô địch. 32 Dứt điểm Khi lượng HP sau cùng của 1 đơn vị (Dã quái hoặc Phe địch) kết thúc bởi anh hùng phe ta, thì gọi là Dứt điểm, có thể được thưởng tiền. 33 Deny (Tự hủy) Khi lượng HP sau cùng của 1 đơn vị Thường (hoặc Kiến trúc) phe ta kết thúc bởi anh hùng phe ta, thì gọi là Tự hủy, mục đích để Tướng phe địch đạt được kinh nghiệm hoặc tiền 34 Combat Khi có rất nhiều anh hùng cùng lúc tham gia 1 trận chiến, phối hợp lẫn nhau. 35 DPS Viết tắt của Damage Per Second, tức sát thương gây ra trong mỗi giây. DPS là một khái niệm phản ánh hiệu quả của việc xây dựng hệ thống skill và vật phẩm. Anh hùng DPS thuộc anh hùng có bất kỳ thuộc tính nào, kỹ năng của họ có thể tăng tấn công, tốc độ tấn công…, trong lúc đấu, DPS thường mạnh vào giai đoạn giữa và sau, giai đoạn đầu sẽ hơi yếu. 36 Phụ trợ Bao gồm các khả năng trị liệu, khống chế, đặc kỹ… Trong 1 trận đoàn chiến, tướng có khả năng phụ trợ sẽ giúp ích cho đồng đội đồng thời bản thân cũng trở nên mạnh hơn. 37 Công phá Tiêu diệt sạch 1 loạt binh lực phe địch (kể cả phá trụ), giúp binh tuyến phe ta tiến lên, chiến thuật này sử dụng khi giải vây căn cứ hoặc thần tốc tiến lên. 38 Cản lính Khi không muốn binh tuyến phe ta tiến lên, sử dụng các cách ngăn cản binh sĩ ta tiến lên phía trước, gọi là Kéo Tuyến, Kéo Tuyến có thể làm cho chiến tuyến duy trì dưới Tiễn Tháp, để nhận được nhiều ưu thế hơn, đồng thời có thể ngăn cản anh hùng phe địch thăng cấp, chứng minh sự trưởng thành của bản thân. 39 Kéo lính rừng Kéo lính rừng trung lập về binh tuyến, là hành vi làm cho tiểu binh bị lôi cuốn mà đi tấn công, gọi là Kéo lính rừng, Kéo lính rừng là 1 phương pháp cản lính rất hiệu quả, đồng thời có thể bảo chứng sự trưởng thành của anh hùng trong tình huống bị áp chế. 40 Feed Feed ám chỉ những người chết quá nhiều tạo cơ hội cho đối phương nhận thêm kinh nghiệm và tiên.

Thuật Ngữ Dịch Thuật Chuyên Ngành Marketing

Dịch thuật chuyên ngành marketing

Advertising:

Aesthetically attractive:

Hấp dẫn về mặt thẩm mỹ

Brand acceptability:

Chấp nhận nhãn hiệu

Brand awareness:

Nhận thức nhãn hiệu

Brand loyalty:

Trung thành với nhãn hiệu

Brand recognition

Nhận diện thương hiệu

Break-even analysis:

Phân tích hòa vốn

Break-even point:

Điểm hòa vốn

By-product pricing:

Định giá sản phẩm thứ cấp

Cash discount:

Giảm giá vì trả tiền mặt

Cash rebate:

Phiếu giảm giá

Channel level:

Cấp kênh

Channel management:

Quản trị kênh phân phối

Communication channel:

Kênh truyền thông

Cross elasticity:

Co giãn chéo

Customer-segment pricing:

Định giá theo phân khúc khách hàng

Demographic environment:

Yếu tố nhân khẩu học

Direct marketing:

Tiếp thị trực tiếp

Discriminatory pricing:

Định giá phân biệt

Distribution channel:

Kênh phân phối

Door-to-door sales:

Bán hàng tận nhà

Essence of marketing:

Bản chất marketing

Exclusive distribution:

Phân phối độc quyền

Geographic pricing:

Định giá theo vị trí địa lý

Going-rate pricing:

Định giá theo giá thị trường

Group pricing:

Định giá theo nhóm

List price:

Giá niêm yết

Location pricing:

Định giá theo vị trí và không gian mua

Loss-leader pricing

Định giá lỗ để kéo khách

Market coverage:

Mức độ che phủ thị trường

Marketing channel:

Kênh tiếp thị

Marketing concept:

Quan điểm tiếp thị

Marketing intelligence:

Tình báo tiếp thị

Marketing mix:

Marketing hỗn hợp

Market segmentation

Phân khúc thị trường

Market share:

Thị phần

Market research:

Nghiên cứu tiếp thị

Mass marketing:

Tiếp thị đại trà

Positioning:

Định vị

Product-building pricing:

Định giá trọn gói

Product life cycle:

Vòng đời sản phẩm

Product-variety marketing:

Tiếp thị đa dạng hóa sản phẩm

Quantity discount:

Giảm giá cho số lượng mua lớn

Relationship marketing:

Tiếp thị dựa trên quan hệ

Sales concept:

Quan điểm trọng bán hàng

Sales promotion:

Khuyến mãi

Seasonal discount:

Giảm giá theo mùa

Segmentation:

Phân khúc thị trường

Target market:

Thị trường mục tiêu

Target-return pricing:

Định giá theo lợi nhuận mục tiêu

Timing pricing:

Định giá theo thời điểm mua

Trademark:

Nhãn hiệu đăng kí

Two-part pricing:

Định giá hai phần

Value pricing:

Định giá theo giá trị

0

/

5

(

0

bình chọn

)

Thuật Ngữ Trong Rap – Những Thuật Ngữ Rapper Nhất Định Phải Biết

1.

    

Một số thuật ngữ trong Rap

Flow: là cách mà một rapper thể hiện sáng tác của mình nhằm biến những lyrics trở thành một “giai điệu” riêng biệt. Các rapper sẽ sử dụng những kĩ thuật về việc nhả chữ, nhấn nhá và flow nhịp sao cho đoạn rap đi theo một nhịp điệu nhất định, liền mạch và mượt mà.

Fastflow: Là thuật ngữ chỉ những Rapper đi theo xu hướng rap nhanh hoặc rất nhanh. Fastflow đòi hỏi người Rapper phải có kĩ năng cực tốt trong cách phát âm cũng như ghi nhớ Lyrics.

Skill Lyric: nói về kĩ năng viết lời của một Rapper. Lyric trong Rap đóng một vai trò cực kì lớn để truyền tải nội dung, thông điệp và cảm xúc. Do đó, các sản phẩm sỡ hữu lyric tốt sẽ luôn được đảm bảo về mặt nội dung, truyền tải tốt thông điệp và lôi kéo được sự đồng cảm và chú ý từ khán giả.

Metaphor (Ẩn dụ): là kĩ năng để tăng độ “mean”. Tức là, thay vì sử dụng từ ngữ “thô và thật”, thì Rapper sẽ khéo léo đưa các phép ẩn dụ vào lyric bài hát để không mang lại cảm giác thô tục nhưng vẫn đảm bảo được tính “điệu nghệ”.

“… Anh làm rất nhiều thứ, để đồng tiền trong ví chật

Người ta không quý con ong mà người ta chỉ quý mật …”

~ Trích “Hai triệu năm” – Đen Vâu ~

Multi Rhymes – Vần đa âm: Đây là hình thức Rapper sử dụng những từ ngữ đơn hoặc đôi cùng vần. Ví dụ, vần đơn như yêu – kiêu, thương – vương, tay – bay, … vần đôi: tương lai – sương mai, yêu thương – tơ vương, … Việc gieo vần trong lyric mang đến cảm giác liền mạch, liên kết giữa các câu rap khiến người nghe không bị tụt mood.

“… Long lanh lấp lánh kiêu sa

Long bào châu báu thêu hoa

Xưng hùng xưng bá ngai vàng chói loá

Nơi trần gian chốn xa hoa …”

~ Trích “Phiêu lưu ký” – Dế Choắt ~

Bar: có thể hiểu đơn giản là một câu. Độ dài của 1 bar tuỳ thuộc vào các Rapper cũng như tính chất bài hát, sẽ có bar rất dài và cũng có bar rất ngắn.

Wordplay: Hay còn gọi là kĩ thuật chơi chữ trong Rap. Thường các rapper sẽ sử dụng từ ngữ đồng âm để bày tỏ nội dung của một vấn đề khác. Tuy nhiên không phải Rapper nào cũng có thể chơi chữ một cách khéo léo để không khiến người nghe bị “xoắn não”.

“… Ơ hay đang vui mà nhỉ

Nàng muốn đi chơi mà nhỉ

Không có áo mưa nên đành thôi lại phải về nhà nghỉ …”

~ Trích “Tình hình thời tiết” – Tlinh x AK49 x Hà Quốc Hoàng ~

Offbeat: là thuật ngữ chỉ phần trình diễn có flow nhịp sai lệch hoàn toàn so với phần Beat. Có thể hiểu nôm na là do Rapper bị mất kiểm soát, dẫn đến phần rap không ăn nhập với nhạc.

Freestyle: có hiểu đơn giản giống như “xuất khẩu thành thơ”. Đối với một bản Rap thông thường, các nghệ sĩ phải chuẩn bị kĩ lưỡng về lyric, beat, flow, … Thì với Freestyle, đây là một “con Beat” được phát ngẫu nhiên, và Rapper phải ứng biến để flow trên nền nhạc đó. Freestyle là một hình thức giúp khẳng định thực lực và tài năng của một Rapper chân chính.

Beef: Chỉ mâu thuẫn xảy ra giữa hai hoặc nhiều người, từ đó dẫn đến những cuộc cãi vã, ẩu đả, … Tương tự, trong Rap, khi các Rapper có Beef với nhau, họ sẽ có những màn tranh cãi bằng Rap Diss.

Diss: Là việc Rapper sử dụng lyric trên nền nhạc với mục đích công kích vào một đối tượng nào đó. Do đó, lyric trong Rap Diss thường xuất hiện khá nhiều những câu chữ gai góc, thậm chí có phần tục tĩu.

Punchline: được hiểu như là một câu chốt mang tính đả kích, những vẫn đảm bảo được việc gây cười hoặc khiến khán giả phải “wow” lên đầy kinh ngạc. Để đạt được hiệu quả tốt, Rapper cần có kĩ năng tốt trong việc sử dụng lối chơi chữ hay ẩn dụ, …

2.

    

Một số từ lóng trong âm nhạc/nhạc rap

Beef/ Rap Battle: cuộc tranh tài giữa các ca sĩ bằng nhạc.

Ft/ Feat./ Featuring: Hợp tác hát chung.

Dizz/ Diss: Dùng nhạc và lyrics nhằm công kích đối thủ.

Rep/ Reply: trả lời bài Diss của đối thủ.

Midside: ám chỉ cộng đồng Underground khu vực miền Trung.

Eastside: ám chỉ cộng đồng Underground khu vực phía Đông.

Westside: ám chỉ cộng đồng Underground khu vực phía Tây.

Southside: ám chỉ cộng đồng Underground khu vực phía Nam.

Northside: ám chỉ cộng đồng Underground khu vực phía Bắc.

3.

    

Một số thuật ngữ Rap thông dụng khác

G: là từ viết tắt của những chữ “Guy, Girl, Gangsta, God”.

Toy: Ý chỉ những thành viên vớ vẩn hoặc gà trong Hip Hop nhưng không phải vì mới tập, và không phải được gọi mà bị gọi.

Rookie: Ý chỉ những thành viên mới tham gia thị trường nhạc Rap. Các Rookie vẫn còn có khả năng phát triển được.

Writer: có nghĩa là Graffiti Artist, và cũng là người viết lời nhạc Hip hop.

Homie: Viết tắt của chữ Homeboy, có nghĩa là bạn bè cực thân cận, đồng đội, có thể thân đến mức sẵn sàng hy sinh vì nhau.

Crew: tên gọi khác của team, đội.

Bboy: Nam nhảy Breakdance.

Bgirl: Nữ nhảy Breakdance.

Popper: Là từ gọi chung cho người nhảy popping. Là một thể loại vũ điệu đường phố dựa trên kĩ thuật làm co và thả lỏng thật nhanh để tạo những cú “giật” trên cơ thể.

MC – Master of Ceremonies: Trong thời kì khai sinh của Hip Hop, MC thường là người được giới thiệu và khuấy động không khí trong những Block Parties. Sau đó, những người này phát triển thành các Rapper.

4.

    

Các thể loại nghệ thuật trong Hip hop đường phố

Rap: Được hiểu như việc đọc hoặc nói những câu từ theo nhịp điệu, vần điệu. Là một phần không thể thiếu trong văn hoá Hip hop, Rap có thể được thể hiện trên nền nhạc hoặc hát “chay”, được coi như sự giao thoa giữa nói và hát. Rap Việt được khai sinh từ năm 1997. Trải qua nhiều năm phát triển, Rap ngày càng phổ biến và được nhiều khán giả Việt đón nhận.

Dubstep: là một nhánh của nhạc Dance điện tử (EDM), ra đời từ những năm 1990 ở Anh. Khác với Trance, House, … thể loại nhạc này khiến người nghe cực kì hưng phấn nhờ phần bass và drum rất “nặng đô”. Một bản Dubstep thường chia làm 4 phần (Intro – Bass drop – mid-section – outro), trong đó, điểm nổi bật và đặc trưng nhất nằm ở phần Bass drop. Đây là dòng nhạc cực phù hợp dành cho những người có cá tính mạnh mẽ. Tại Việt Nam, Dubstep được khán giá biết đến rộng rãi với ca khúc “Trắng đen” của ca sĩ Mỹ Tâm. Tuy đoạn nhạc này sau đó dính phải lùm xùm đạo nhạc, nhưng cũng đã tạo nên khởi đầu mới cho dòng nhạc này tại nước ta. Hiện tại, Dubstep đã không còn xa lạ tại Vpop. Đã có rất nhiều ca khúc Việt pha trộn Dubstep, hay đậm chất Dubstep được khán giả cực kì yêu thích.

Dubstep – một nhánh của dòng nhạc EDM

Hip hop: ra đời từ những năm 1970 trong cộng đồng người Mỹ Phi trẻ tại khu Bronx, New York. Khi nói đến Hip hop, người ta thường nhắc nhiều hơn đến văn hoá Hip hop, bao gồm Rap, DJ, Breakdance và Graffiti. Tại Việt Nam, Hip hop du nhập từ đầu thập niên 90 qua các điệu nhảy Breakdance. Trải qua nhiều năm phát triển, văn hoá Hip hop đã trở thành một phần không thể thiếu đối với người Việt, đặc biệt là giới trẻ.

Mumble Rap: Đặc điểm của Mumble Rap là sở hữu nội dung lyrics không rõ ràng và không được chú trọng. Nội dung thường xoay quanh thuốc phiện, tiệc tùng, tiền, trang sức, gái, … Các artist thường xuyên sử dụng “aye flow” khi Rap Mumble Rap. Đôi khi Mumble Rap còn pha trộn giai điệu Pop và áp dụng nhiều hiệu ứng Vocal, Mixing, …