Thuật Ngữ B2B Là Gì / Top 15 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | 2atlantic.edu.vn

B&Amp;B Là Gì? Bạn Biết Gì Về Thuật Ngữ “B&Amp;B” Trong Khách Sạn?

B&B là gì?

B&B là viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Bed & Breakfast”, có nghĩa loại hình dịch vụ lưu trú chỉ bao gồm giường ngủ và bữa sáng. Nơi cung cấp dịch vụ này thường là những cơ sở lưu trú nhỏ: nhà nghỉ, homestay… chỉ cung cấp cho khách chỗ nghỉ qua đêm kèm theo bữa sáng và thường không cung cấp thêm các bữa ăn khác. Tuy nhiên, những khách sạn lớn hiện nay cũng cung cấp loại hình dịch vụ này.

Thông thường, mô hình B&B là nhà riêng với ít hơn 10 phòng ngủ có sẵn, được sử dụng nhằm mục đích thương mại. Một phòng B&B thường ghép 5-10 giường (giường đơn), tùy theo số lượng khách mà quản lý sẽ bố trí và sắp xếp.

Tuy là kinh doanh dịch vụ lưu trú giá rẻ, B&B lại là loại hình đang rất được ưa chuộng bởi khách du lịch “bụi”, dân phượt… vì giá cả thường rẻ hơn rất nhiều so với những khách sạn thông thường.

Hơn nữa, việc sử dụng dịch vụ lưu trú B&B đơn giản giúp họ có nhiều thời gian để tận hưởng, khám phá và trải nghiệm địa điểm mình đến.

Những điều cần biết về loại hình B&B hiện nay

B&B là dịch vụ lưu trú quy mô nhỏ, không giống những khách sạn chuyên nghiệp 3-5 sao nên những quy định chung dành cho loại hình này vẫn chưa có, khách hàng lẫn chủ đầu tư khó có thể kiểm soát, nên bạn cần lưu ý những thông tin sau đây:

Có thể mặc cả giá

Mặc dù giá dành cho loại hình B&B đã rất rẻ nhưng khách hàng vẫn có thể mặc cả về giá khi gọi điện, gửi mail hoặc trao đổi trực tiếp. Tuy nhiên, quyền quyết định vẫn thuộc về người quản lý.

Vấn đề phòng tắm

Nhiều khách hàng đặt ra dấu chấm hỏi về phòng tắm khi lựa chọn dịch vụ lưu trú B&B. Hầu hết các B&B hiện nay đều bố trí phòng tắm riêng cho khách ở chung một phòng. Tuy nhiên, một số phòng B&B vẫn chưa trang bị và yêu cầu khách dùng chung phòng tắm tập thể. Do đó, khách hàng khi đặt phòng cần hỏi rõ vấn đề này.

Gõ cửa trước khi vào phòng

Trường hợp phòng B&B của bạn phải chia sẻ với một người khác, hãy nhớ luôn lịch sự gõ cửa trước khi vào phòng để đảm bảo tôn trọng sự riêng tư của họ.

Tôn trọng giờ giấc

Mặc dù B&B là loại dịch vụ lưu trú quy mô nhỏ nhưng vẫn có quy định nhất định về giờ giấc (B&B giờ ăn sáng thường rất sớm, từ 6h hoặc 7h sáng) hay thời gian check-in, check-out … nên bạn phải hết sức tuân thủ.

Bán Hàng B2B Là Gì

B2B có thể coi là một thuật ngữ chuyên ngành. Vậy chính xác thì ý nghĩa của b2b là gì ? Đồng thời những kỹ năng cần thiết để có thể bán hàng cho thị trường B2B hiệu quả.

1. Mô hình bán hàng b2b là gì ?

B2B là gì – cụm từ viết tắt của “Business to Business” ám chỉ hình thức kinh doanh giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp.

B2B ra đời và được rất nhiều doanh nghiệp ưu chuộng bởi giao dịch giữa các doanh nghiệp mang lại lợi ích đa dạng và hiệu quả hơn.

Có thể nói, B2B là hình thức kinh doanh khá quan trọng và đóng vai trò to lớn trong việc tăng doanh thu cũng như khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Để có được điều đó, doanh nghiệp cần chuẩn bị kỹ càng chiến lược B2B Marketing .

CRM – quản trị quan hệ khách hàng là một công cụ đắc lực trong việc hỗ trợ chiến lược B2B Marketing. Nó sẽ giúp bạn làm điều đó một cách đơn giản (gửi Email Marketing, SMS tự động,Tự động lưu trữ dữ liệu khách hàng…)

Truy cập theo đường dẫn để tìm hiểu chi tiết thông tin về phần mềm CRM tại: https://crmviet.vn hoặc:

2. Các mô hình bán hàng B2B thường gặp

Căn cứ theo tính chất hoạt động, các doanh nghiệp B2B có thể được chia làm 4 loại sau:

2.1 Mô hình B2B chủ yếu là bên MUA

Trong 4 loại thì đây là dạng thường ít gặp nhất. Bởi hầu hết doanh nghiệp hiện nay là muốn bán sản phẩm của mình đến đối tác.

Tuy nhiên vẫn còn một ít doanh nghiệp kinh doanh B2B theo hình thức này. Đơn vị kinh doanh sẽ đóng vai trò chủ đạo và nhập các nguồn hàng cũng như sản phẩm từ các bên thứ ba. Thậm trí còn có cả trang web về các nhu cầu cần mua và các đơn vị bán khác sẽ truy cập vào báo giá cũng như phân phối sản phẩm.

2.2 Mô hình bán hàng B2B chủ yếu là bên BÁN

Loại hình thứ này sẽ thường gặp hơn và đang rất phổ biến tại thị trường B2B Việt nam. Một doanh nghiệp sở hữu một trang thương mại điện tử chính và cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cho đơn vị thứ ba như: doanh nghiệp, bán buôn, bán lẻ,…

Mô hình này có thể cung cấp sản phẩm với số lượng lớn.

2.3 Mô hình bán hàng B2B trung gian

Có thể giải thích là như vậy: ” hai doanh nghiệp trao đổi sản phẩm và dịch vụ mua bán với nhau qua một sàn giao dịch thương mại điện tử trung gian ”

2.4 Mô hình bán hàng B2B hợp tác thương mại

Loại hình này tương tự với bán hàng B2B trung gian nhưng mang tính chất tập trung và thuộc quyền sở hữu của nhiều đơn vị.

Kinh doanh bán hàng B2B dưới dạng mô hình thương mại hợp tác thường được hiện thị dưới dạng các sản giao dịch điện tử:

3. Kỹ năng bán hàng B2B cần thiết

Đối với thị trường B2B hay còn được gọi là bán hàng cho tổ chức. Nhân viên bán hàng được coi là một kênh marketing truyền thông hiệu quả.

Người có kỹ năng bán hàng B2B giỏi thường thiết lập và duy trì các mối quan hệ cá nhân tốt.

Các chuyên gia khuyến cáo rằng ” người bán hàng trong lĩnh vực B2B, hãy cố gắng thiết lập quan hệ cá nhân trước khi nói chuyện bán hàng ”

Tạo mối quan hệ với khách hàng thông qua nghệ thuật giao tiếp hiệu quả.

Chăm sóc khách hàng B2B với hội thảo của chúng tôi:

Ngoài yếu tố tạo quan hệ bán hàng, nhân viên kinh doanh cần có một số kỹ năng sau:

So sánh sản phẩm – dịch vụ của mình với các công ty khác xem mình hơn họ ở những điểm gì ?

Phân loại khách hàng từ các số liệu đã thu thập được và chia họ thành nhiều nhóm dựa trên nhu cầu. Hãy thẳng tay loại bỏ những nhóm khách hàng mà nhu cầu của họ bạn không thể nào đáp ứng được, hoặc cố gắng cũng không bằng được đối thủ. (Bạn có thể tham khảo hỗ trợ các nhân viên sale B2B ).

Trong số những khách hàng còn lại, lọc nhóm khách hàng nào có nhu cầu phù hợp với điểm mạnh của bạn.

Tìm hiểu thật kỹ các khách hàng này, xem ai là người có quyết định mua hàng? Họ quan tâm đến sản phẩm của bạn như thế nào ?

Chuẩn bị nội dung sẽ trình bày khi gặp họ. Nội dung trình bày của bạn phải bao gồm những thông tin nhằm xóa tan đi những suy nghĩ tiêu cực không đúng về công ty của bạn.

Sau khi tiếp xúc xong, tiếp tục theo dõi, quan tâm để giải quyết những vướng mắc nhằm sớm đếm quyết định ký kết hợp đồng.

Nếu sản phẩm – dịch vụ của bạn so với các công ty khác không có sự chênh lệch rõ ràng, hãy tăng gía trị lên bằng các dịch vụ cộng thêm (bảo hành, hoàn trả,…)

Sales B2B đang ngày càng phát triển thịnh hành tại thị trường Việt Nam. Đó là một cơ hội cũng như là một thách thức với các doanh nghiệp. Đó là những thông tin cần thiết về bán hàng B2B là gì mà bạn cần biết.

Quản lý thông tin khách hàng để bán hàng B2B hiệu quả hơn với phần mềm CRM. sẽ giúp bạn thu thập, quản lý và phân tích thông tin khách hàng để nâng cao hiệu quả kinh doanh.

Định Nghĩa B2/B / Xếp Hạng B2/B Là Gì?

Khái niệm thuật ngữ

Đây thường là xếp hạng cao nhất được chỉ định cho một chứng khoán cấp độ không đầu tư hay một nhà vận chuyển cấp độ không đầu tư. Xếp hạng này biểu thị rằng chứng khoán hoặc nhà vận chuyển không đủ uy tín để được coi là một khoản đầu tư, và do đó được coi là đầu cơ. Các nhà đầu tư hoặc chủ chính sách đang chấp nhận một mức độ rủi ro cao hơn với những thực thể này.

Giải thích

Xếp hạng được chỉ định bởi các cơ quan xếp hạng khác nhau chủ yếu dựa trên uy tín tín dụng của công ty bảo hiểm hoặc nhà phát hành. Do đó, đánh giá này có thể được hiểu là thước đo trực tiếp của xác suất vỡ nợ. Tuy nhiên, sự ổn định tín dụng và sự ưu tiên trong thanh toán cũng được tính vào xếp hạng.

B2B Là Gì? Tổng Quan Mô Hình Kinh Doanh B2B Tại Việt Nam

Khái niệm thuật ngữ B2B

B2B là tên gọi viết tắt của cụm từ “Business to Business”. Đây là hình thức kinh doanh, buôn bán giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp. Mô hình kinh doanh chủ yếu xuất hiện trong lĩnh vực thương mại điện tử, trên các kênh thương mại điện tử là chính. Một số trường hợp giao dịch phức tạp sẽ được diễn ra ngoài thực tế dựa trên hợp đồng, báo giá mua bán sản phẩm và thỏa thuận trực tiếp của các bên.

Hình thức kinh doanh này được nhiều doanh nghiệp lựa chọn bởi ưu điểm lớn là mang lại nhiều lợi ích, có hiệu quả cao, hiệu suất làm việc và độ tin cậy cao hơn. Với sự phát triển của kinh tế thương mại, doanh nghiệp ngày càng sử dụng phương thức giao tiếp bằng mô hình B2B hơn. Mà biểu hiện cụ thể của nó chính là sự rầm rộ của các website thương mại ra đời ngày một nhiều.

Theo thống kê trong 2 năm trở lại đây, tỷ lệ website lấy người dùng làm trọng tâm không tăng. Trong khi đó, tỷ lệ website hướng tới các đơn vị tổ chức, doanh nghiệp lại tăng nhiều, từ 75,4% lên tới 84,8% và dự kiến sẽ tăng liên tục trong thời gian tới.

Không chỉ là một hình thức kinh doanh hiệu quả, mô hình kinh doanh B2B còn đem tới nhiều lợi ích quan trọng cho cá nhân các doanh nghiệp và cả sự phát triển của nền kinh tế nói chung.

Vai trò của mô hình kinh doanh B2B

Khác hẳn với các mô hình kinh doanh khác, B2B có một quy trình mua hàng riêng biệt. Nó giúp tiết kiệm thời gian, chi phí, đem tới nhiều cơ hội hợp tác khác nhau cho các doanh nghiệp hơn.

Bởi mỗi doanh nghiệp trong nền kinh tế đều là một mắt xích nhỏ trong cả hệ thống nền kinh tế. Hợp tác với doanh nghiệp này sẽ có nhiều cơ hội hợp tác với nhiều đơn vị doanh nghiệp khác cùng lĩnh vực và các lĩnh vực bổ trợ. Nhất là khi bạn tạo được độ uy tín nhất định đối với những đối tác của bạn.

Không chỉ vậy, việc giao dịch doanh nghiệp với doanh nghiệp giúp loại bỏ những yếu tố cảm xúc chủ quan bởi nó mang lợi ích của tập thể và có yếu tố logic cao hơn. Chính vì vậy mà hiệu quả hợp tác kinh doanh cũng cao hơn.

Bởi vậy, khi khách hàng của bạn là những doanh nghiệp, hãy bỏ qua yếu tố cảm xúc, chú trọng vào tính logic, tập trung vào đặc điểm, chức năng của sản phẩm. Nhất là bộ phận giao dịch trực tiếp.

4 mô hình kinh doanh B2B phổ biến hiện nay

Dựa vào bản chất kinh doanh và hình thức hoạt động thì người ta chia mô hình kinh doanh B2B thành 4 loại chính sau đây:

Mô hình B2B trung gian

B2B trung gian là dạng mô hình giao dịch, trao đổi giữa doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác qua một sàn thương mại điện tử trung gian. Đây được xem là mô hình phổ biến nhất hiện nay.

Bạn có thể bắt gặp một số trang web là sàn thương mại điện tử như Lazada, Hotdeal, Cungmua, Muachung,… Tại các trang này, các doanh nghiệp có nhu cầu bán sẽ gửi sản phẩm lên trang thương mại điện tử. Người mua sẽ chọn lọc, đánh hàng dưới những quyền lợi nhất định theo quy định và tiêu chuẩn mua bán trên sàn.

Mô hình B2B thiên bên mua

B2B thiên về bên mua thường ít gặp hơn bởi hiện nay hầu như các doanh nghiệp đều muốn bán sản phẩm của mình ra thị trường. Nhưng ở nước ngoài, doanh nghiệp B2B thiên bên mua lại khá phát triển.

Ở mô hình kinh doanh B2B loại hình này, đơn vị doanh nghiệp sẽ đóng vai trò chủ đạo, nhập hàng từ bên đơn vị thứ 3 để báo giá cũng như phân phối sản phẩm tới khách hàng của mình.

Mô hình B2B thiên bên bán

Ngược lại với mô hình B2B thiên mua, những đơn vị sử dụng loại hình thiên bên bán thường gặp hơn và cũng khá phổ biến trong nền kinh tế hiện nay. Với mô hình này, một doanh nghiệp sẽ sở hữu trang thương mại điện tử và cung cấp các hàng hóa, dịch vụ tới đơn vị thứ 3. Đơn vị thứ 3 này có thể là cá nhân, người bán buôn, bán lẻ hoặc nhà sản xuất. Thông thường, mô hình B2B thiên bên bán sẽ phân phối với số lượng lớn.

Mô hình B2B thương mại hợp tác

Mô hình kinh doanh B2B loại cuối cùng mà Mona Media giới thiệu là loại hình thương mại hợp tác. Nó cũng tương tự như mô hình B2B trung gian, nhưng có tính tập trung và thuộc quyền sở hữu bởi nhiều đơn vị hơn.

Mô hình này thường được hiển thị dưới dạng sàn giao dịch điện tử như: Chợ trên mạng (net marketplaces), Chợ điện tử (e-marketplaces), Sàn giao dịch Internet (Internet exchanges), Thị trường điện tử (e-markets), Trung tâm trao đổi (exchange hubs), Cộng đồng thương mại (trading communities), Sàn giao dịch thương mại (trading exchanges).

Tổng quan về mô hình kinh doanh B2B tại Việt Nam

Với sự phát triển và hội nhập kinh tế, Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế, có sự phát triển mạnh mẽ hình thức kinh doanh B2B. Các doanh nghiệp tại Việt Nam đã tiến hành xây dựng website riêng, tham gia vào các sàn thương mại điện tử để tiếp cận gần hơn với khách hàng của mình.

Có thể nhắc đến một số sàn nổi bật như: Zalora, Hotdeal, Cungmua, Tiki, Foody, Lazada,…

Với nhiều hình thức bán hàng độc đáo, hấp dẫn cùng nhiều chương trình ưu đãi thú vị, doanh nghiệp nhanh chóng tiếp cận và nhận được ưu ái từ khách hàng. Tuy nhiên, do còn khá mới mẻ nên mô hình kinh doanh B2B vẫn còn phát triển ở quy mô nhỏ, lẻ, chưa phát huy được hết những ưu điểm cũng như tiềm năng của các mô hình B2B.

Bên cạnh đó, một số điểm khiến cho mô hình B2B có những trở ngại để phát triển như:

Truyền thông còn yếu

Giao diện web, cơ sở hạ tầng kỹ thuật còn lạc hậu, chưa có được sự thân thiện và tính năng hấp dẫn tăng trải nghiệm người dùng.

Tương tác giữa khách hàng và doanh nghiệp còn yếu, nhất là ở khâu xử lý phản hồi của khách hàng.

Thiếu tính minh bạch trong việc bảo vệ quyền lợi khách hàng,…

Dù còn khá nhiều hạn chế, nhưng không thể phủ nhận rằng mô hình kinh doanh B2B là hình thức quan trọng góp phần vào sự phát triển của nền kinh tế. Trong tương lai, B2B sẽ ngày càng được ưa chuộng tại Việt Nam.